Quốc hội Việt Nam nghe ý kiến về bản hiến pháp sửa đổi
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 tại Hà Nội, ngày 21/10/2013.
Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ Sáu hôm 21/10 với các trọng tâm, theo giới phân tích, là thảo luận về bản hiến pháp sửa đổi và luật đất đai.
Một nhà quan sát, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, cho VOA Việt Ngữ biết rằng kỳ họp này ‘sẽ kéo dài hơn bình thường và xét về mặt nội dung, đây là một kỳ họp quan trọng’.
“Tại kỳ họp này, các đại biểu quốc hội sẽ bàn thảo và cho ý kiến lần cuối cùng và biểu quyết thông qua bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam. Nếu như chúng ta có một bản hiến pháp ưng ý, một bản hiến pháp đảm bảo quyển dân chủ cho người dân, có một cơ cấu bộ máy nhà nước hợp lý, thì chúng ta có cơ hội để có thể phát triển mạnh hơn nhằm tiến kịp với các nước trên thế giới. Thứ hai nữa là tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ bàn thảo và cho ý kiến lần cuối cùng về biểu quyết thông qua một đạo luật sửa đổi mà người dân rất là trông đợi, đó là luật đất đai. Ở Việt Nam, 70% thậm chí trên 70% các vụ khiếu kiện, nhất là các vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp ở Việt Nam hiện nay là liên quan tới lĩnh vực đất đai."
Tin trong nước loan đi cho biết, trong ngày làm việc thứ hai hôm nay, Quốc hội Việt Nam đã nghe báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của người dân về vấn đề sửa đổi hiến pháp năm 1992.
Theo ông Thuyết, thời gian qua, bản hiến pháp được đưa về cơ sở và các tổ dân phố để lấy ý kiến, chứ không phải trưng cầu ý dân.
Cựu đại biểu quốc hội này cho rằng việc lấy ý kiến của người dân về bản hiến pháp ‘mang tính hình thức’.
“Thứ nhất, người dân người ta không có điều kiện người ta nghiên cứu nhiều. Thứ hai nữa là những vấn đề lớn mình cũng phải nêu lên để người dân cho ý kiến, và cũng phải có sự tiếp thu. Thế nhưng mà phần lớn các ý kiến phản ảnh lên trên tôi không biết là phản ánh ý kiến người dân trung thực đến đâu nhưng mà nó cũng có vẻ xuôi chiều. Tiếp thu của ủy ban sửa đổi hiến pháp cũng không nhiều."
Theo báo chí trong nước, hôm 22/10, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều 4 của dự thảo vì ‘đa số ý kiến tán thành’.
Hồi đầu năm nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.
Phát biểu của ông Trọng được đưa ra sau khi hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín ở trong nước gửi bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp lên quốc hội, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như đòi thay đổi hiến pháp nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Ngoài việc đề cập tới các điểm chính nêu ra tại phiên khai mạc Quốc hội, báo chí trong nước còn dẫn lời các đại biểu cho biết họ ‘bất ngờ’ và cảm thấy ‘đáng tiếc’ vì Quốc hội không dành một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phiên khai mạc.
Tuy nhiên, theo ông Thuyết, Quốc hội Việt Nam ‘chưa có thông lệ về những chuyện như là mặc niệm hay để tang’.
“Nhưng mà thực sự ra đối với một người tầm cỡ như là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà trong đám tang của ông, thì sự tiếc thương của người dân, sự bày tỏ tình cảm của người dân cho thấy đó là một người được toàn dân kính trọng. Nếu như quốc hội có thể dành một phút mặc niệm vào phiên khai mạc chính thức thì theo tôi cũng là xứng đáng vì không phải nhiều người được dân kính trọng như thế”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hôm 4/10, và sau đó đã được án táng tại quê nhà Quảng Bình trong sự tiếc thương của rất nhiều người dân Việt Nam.
Sau khi hồi hưu, ông từng nhiều lần lên tiếng đối với các vấn đề nổi cộm của đất nước, trong đó có dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Ông cũng từng đề nghị không phá hội trường Ba Đình lịch sử nơi từng diễn ra các phiên họp quốc hội.
Các đề nghị đó của ông đã không được chính quyền chấp nhận.
Nguồn: Voa
Lời kêu gọi này từ trang DLB được Post vào chổ không đúng, vì e rằng không còn kịp thời gian tính. Mong trang chủ thứ lỗi.
Trang chủ Lý Tưởng Người Việt cũng nên hạ độ nền màu đen của phần comment để đọc giả dẽ đọc hơn. Thành thật cảm ơn
Một người Việt, từ Việt Nam
>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Cảm ơn bạn trẻ đã làm Video clip.
Hình ảnh cuộc đời của một gia đình Việt Nam bé nhỏ, hiền hòa miền nam đã làm người già cũng khóc.
Kẻ thù ghê gớm của những tên lãnh đạo đảng cướp cộng sản là gia đình bé nhỏ này đây!
Đất nước bị giặc Tàu cộng sản xâm lăng, Tạ Phong Tầng, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy…tuổi trẻ mới lớn, phụ nử, mẹ già Việt Nam chống giặc. “Làm trai cho đáng nên trai. Lấy đạo nghĩa thắng hung tàn. Lấy trí nhân thay cường bạo” là lời mẹ dạy con…
Trong khi người già, các quan lớn cộng sản phải diệt tất cả những người yêu nước, bất cứ ai chống giặc!
Khi loài quỷ đỏ làm người, người nước Việt thân lưu đày, nước mất, nhà tan
Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, những người trai nước Việt
Hình ảnh mẹ Kim Liên là hình ảnh tiêu biểu của mẹ Việt Nam!
Nhật Uy, Nguyên Kha và mẹ Kim Liên là hỉnh ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ dưới thời đại dịch cộng sản.
Cái chết của một người như ông Vỏ Nguyên Giáp, đồng bào miền bắc đã làm thành cuộc biểu tình khổng lồ chống chế độ bán nước cộng sản.
Phiên tòa cộng sản "xử" người thanh niên yêu nước và gia đình yêu nước của mẹ Kim Liên xứng đáng nhiều lần hơn để đồng bào toàn miền nam đứng dậy để bão vệ người yêu nước Việt Nam.
Lên tiếng bão vệ Nhật Uy, Nguyên Kha và mẹ Kim Liên hôm nay, hay người tù bất khuất Trương Văn Sương, linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, Trần Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tầng, Đổ Thị Minh Hạnh…hôm qua, hiện nay, hay bất cứ người Việt Nam ái quốc nào bị giặc bắt mai đây…là bão vệ biểu tượng yêu nước của người nước Việt, là bão vệ tổ quốc Việt Nam chống giặc thù xâm lược, bão vệ tổ quốc, bão vệ người yêu nước là bão vệ chính mình.
Người Việt chúng ta sống để làm gì khi giặc cướp nước mà mình đứng yên không chống lại?
Chúng ta sống để làm gì khi giặc tấn công tiêu diệt người yêu nước của mình mà mình không vùng lên cùng nhau bão vệ?
Đạo nghĩa để làm gì khi chi thể đứt lìa mà lòng mình không hề lay động, xót đau?
Hãy đứng dậy, toàn thể đồng bào miền nam.
Người Long An không thể để người Long An ngang nhiên bị giặc bắt.
Đồng bào Bình Điền, Chợ Đệm, Thủ Thừa, Mỹ Tho, Gò Công, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiến Tường, Kiến Phong, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Tri Tôn, Rach Giá …
Đồng bào Sóc Trăng, Bạc Liêu Cà Mau, Chương Thiện…Đồng bào mười sáu tỉnh miền Tây, đồng bào Sài Gòn Chợ Lớn, Gia Định, đồng bào Đồng Nai miền Đông, Bà Rịa Vũng Tàu, đồng bào Bình Dương, Phước Long, An Lộc, đồng bào Túc Trung, Gia Kiệm, Hố Nai, Định Quán, Phương Lâm, đồng bào miền trung, miền bắc, hãy đứng hết dậy vì phiên tòa cộng sản xử người ái quốc Việt Nam, gia đình Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha.
Sau Hà Nội, Long An phải là nơi đồng bào miền nam, đồng bào toán quốc nói với lũ bán nước và giặc Tàu xâm lược:
- THÀ CHẾT! NGƯỜI NƯỚC VIỆT QUYẾT KHÔNG LÀM NÔ LỆ CHO BẤT CỨ AI!
Giặc Tàu cộng sản xâm lăng, những “phiên tòa” cộng sản xử người yêu nước ở Sài Gòn, Hà Nội, Long An…đã lâm cảnh nô lệ rồi toàn dân nước Việt!
Phải đứng dậy! Toàn dân Việt Nam đứng hết dậy!
- CẲ NƯỚC PHẢI MỘT LÒNG BÃO VỆ NGƯỜI YÊU NƯỚC VIỆT NAM!
PS:
Trước mặt, lặn lội bắc nam nuôi hai con tù tội. Ngày vất vả, đêm thương con chốn lao tù không ngủ được vì lòng dạ muối xát kim châm…Mẹ Kim Liên sụp đổ, hai con còn lại biết lấy ai thương nhớ?
Giúp mẹ Kim Liên là bổn phận của mọi người Việt Nam chúng ta trong giờ phút đau buồn này của người mẹ Việt Nam đau khổ.
Rất mong bà con, anh chị em xa gần, người trong nước, người ngoài nước, mỗi người hãy mở rộng lòng mình, mỗi người giúp một bàn tay để mẹ Kim Liên sống qua cơn hoạn nạn hầu còn sức tàn theo đuổi bóng hình con.
Mong mẹ Kim Liên hãy sớm lập một địa chỉ để bà con, anh chị em trong nước, ngoài nước những tấm lòng vàng sẽ có nơi để thương gữi chút ít quà tặng mẹ dùng làm phương tiện lặn lội đường xa.
Quý bạn đọc ai có đọc được những dòng này xin cố gắng nhắn đến mẹ Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha
Ai có đọc được những dòng này, xin tiếp sức phổ biến với đồng bào Việt Nam ngoài nước.
Khắp thế giới, đồng bào Việt Nam chúng ta cần khẩn cấp lập nên quỹ bão trợ những gia đình yêu nước Việt Nam trong nước để giúp đỡ cho bất cứ ai lâm cảnh ngộ này như Nhật Uy, Nguyên Kha hiện nay, như Nguyễn Thanh Hải, Điếu Cày, Vi Đức Hồi… trước đây, và không biết sẽ còn bao nhiêu nạn nhân của cộng sản bán nước nữa mai đây.
Rất mong những người như luật sư Cao Quang Ánh, l/s Trần Thái Văn, l/s Nguyễn Hữu Nghĩa, l/s Trịnh Hội, và anh Nguyễn Đình Thắng, T/S, chủ tịch hội Cứu Trợ Thuyền Nhân hãy cùng nhau lên tiếng kêu gọi để đồng bào ngoài nước góp sức xây dựng nên một quỹ cứu trợ dành riêng cho mục đích này. Đây là phần cứu trợ không thể không có cho đồng bào Việt Nam đau khổ trong nước trong giai đoạn nước mất. nhà tan, cả nước đang chìm vào thảm họa mất nước. Mỗi người chúng ta xin hãy cùng nhau góp một bàn tay.
Rất cảm ơn.
Hướng về Việt Nam