Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
by LTSA
VIỆT NAM (TT) - Phúc trình của một tổ chức quốc tế vừa công bố nói rằng số gia đình nghèo và khoảng cách giàu-nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam tăng vọt đáng kể trong 3 năm qua.
Theo báo Tuổi Trẻ, phúc trình của nhóm nghiên cứu kinh tế của trường Ðại Học Copenhagen (Ðan Mạch) công bố ngày 6 tháng 7 nói rằng tỉ lệ gia đình nghèo tăng rõ rệt tại một số tỉnh trong nước như Long An, Khánh Hòa, Ðiện Biên...
Ðặc biệt, tỉ lệ gia đình nông dân Việt Nam không có đất canh tác trong toàn quốc lên tới 6%. Tại tỉnh Ðắc Lắc, tỉ lệ này là 9%; Long An: 9.45; Ðắc Nông: 5.8% và riêng tại Khánh Hòa, tỉ lệ này lên tới 18.4%.
Phúc trình cũng cho biết, bữa ăn của người dân ở vùng nông thôn Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn, chỉ lèo tèo vài ba món mỗi ngày và chỉ cốt ăn để sống, ăn chiếu lệ, có gì ăn nấy. Câu kết luận về cái gọi là “phẩm chất bữa ăn” tại các gia đình nông thôn Việt Nam được ghi rằng “sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn giảm rõ rệt.”
Phúc trình này của chuyên viên trường Ðại Học Copenhegen còn nói thêm: “Nông dân Việt Nam hiện nay phải làm đủ mọi việc để mưu sinh và vì đầu tắt mặt tối chạy theo cuộc sống nên nông dân Việt Nam không còn cơ hội cải thiện qui mô sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi tức và vì thế nên đã nghèo lại nghèo hơn.”
Mặt khác, phúc trình này cũng cho biết, khoảng cách giàu nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam ngày càng xa. Lợi tức thấp nhất là 42 triệu đồng/năm, tương đương với 2,100 Mỹ kim mỗi gia đình nông dân ở Lai Châu trong khi ở Long An có gia đình nông dân thu được khoản lợi tức lên tới 114 triệu đồng/năm, tương đương với 5,700 Mỹ kim.
Ông Lưu Ðức Khải, trưởng ban Chính Sách Phát Triển Nông Thôn, thành viên nhóm nghiên cứu cũng cho rằng nông dân sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp trong khi lợi tức của họ từ nông nghiệp bị giảm mạnh, chắc chắn rằng họ sẽ bị đẩy đến con đường bần cùng hóa một ngày không xa.
Phúc trình nói trên hoàn tất sau cuộc khảo sát hoàn cảnh sống của nông dân tại 12 tỉnh Việt Nam. (PL)
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
by LTSA
Tuần qua, hầu hết các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều loan tin về cuộc biểu tình lần thứ 5 tại Việt Nam.
Hãng tin Reuters thì đi clip không dài nhưng rõ ràng về cuộc biểu tình của khoảng 100 người dân Hà Nội phản đối Trung Quốc, đặc biệt có hình vẽ một con bò mang hai chữ “China” thè lưỡi liếm vùng Biển Đông đã bị cái kéo cắt ngang lưỡi.
Hãng tin VOA cũng nói có khoảng 100 người tụ tập Chủ Nhựt 3 tháng 7 tuần hành trên đường phố Hà Nội, hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN” và mang biểu ngữ như “TQ nói một đàng, làm một nẽo”.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ 5 liên tiếp của dân chúng tại Hà Nội mà không bị lực lượng cảnh sát trấn áp, mặc dù chuyện biểu tình như thế là “xưa nay hiếm thấy” ở VN.
Các nhà quan sát quốc tế đặc biệt chú ý một buổi hội thảo bí mật ở TQ do Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn của VN sang thảo luận với các đối tác TQ, nhưng nội dung chi tiết thì không hề được phía TQ lẫn VN công bố.
Hãng tin chính thức của VN trích ại lời tuyên bố của Đại sứ TQ tại VN là ông Sun Gaoxiang. Ông Đại sứ TQ nói: “TQ xem trọng tình bằng hữu truyền thống với VN và quyết tâm cùng với phái đoàn VN củng cố đoàn kết, hợp tác và tương trợ nhau.”
Web site của Global Post đăng ảnh một thanh niên cầm ảnh ông Hồ Cẩm Đào, với miệng ông ta nói “Hoà Bình” nhưng các khẩu đại bác của chiến hạm TQ thì lại nã đạn. Phía dưới có hàng chữ tiếng Anh là “peace in speech, violence action” (miệng thì đàm, tay thì đánh)
Phái viên Global Post nhận thấy “hai trận hải chiến năm 1974 và 1988 giữa TQ với HQ và VNCH với HQ/CSVN đã được nhắc tới, làm thôi thúc tình cảm quốc gia đôi bên, vì thế nếu có đụng độ nó sẽ leo thang chớ không giảm.”
Báo này nhận định là hiện nay TQ cần phân định rõ ràng biên giới lãnh hải của họ và nhất là làm sao để các tuyên bố này phù hợp với Hiệp ước về biển của LHQ.
Trong tháng 7, ASEAN sẽ có diễn đàn hội nghị vùng (Regional Forum). Đây là cơ hội bằng vàng cho các bên thực hiện các bước cụ thể để thi hành công ước DOC (Declaration of Conduct), tức là Luật hành xử trên Biển do TQ và ASEANđã ký kết. (theo Trường Giang, nguồn: Reuters, VOA và Global Post).
*
Sử viết:
“Việc triều Lý đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm khiến Tống giận hết sức. Tháng năm Bính Thìn (1076) quân Tống lên đường Nam chinh.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Lý, Tống đã xảy ra bên bờ sông Như Nguyệt. Tống thua trận này chết hơn 1.000 người.
Để phấn khởi tinh thần quân đội, Lý Thường Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý là 2làm 4 câu thơ, cho người lén vào đền Trương Hát bên sông thét ra:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhân định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đăng hành khan thủ bại hư”
(Nước Nam là của Vua Nam ở
Rành rành đã định bởi số trời!
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời).
Bốn câu thơ đã làm nức lòng quân sĩ. Những đoàn quân Chiêm Thành và Chân Lạp cũng bị cản đường nên không giúp gì được cho quân Tống. Lý triều e đánh lâu bất lợi vì nước ta quân ít, của hiếm , theo đuổi một cuộc trường chinh ắt bất lợi nên liền cử sứ bộ sang điều đình hoãn chiến.
Nhận xét về giai đoạn lịch sử hào hùng này, sử gia Phạm Văn Sơn có nhận xét:
“Viết đến đây chúng tôi có cảm tưởng rằng việc ngoại giao của nhà Lý bấy giờ rất khéo léo và rất rành về mặt tâm lý. Lý triều đã áp dụng chính sách đòi dần để tình thế hai nước vừa xung đột bớt găng….”
*
Chỉ so sánh với giai đoạn lịch sử hào hùng của Việt Nam đời nhà Lý chúng ta cảm thấy vô cùng hổ thẹn với cách hành xử của Đảng và Nhà Nước CSVN hiện nay.
Người dân “đã chưa hỏi tội” BUÔN DÂN, BÁN NƯỚC CỦA HỌ, khởi đi từ tên đại ma đầu Hồ Chí Minh đã vì âm mưu áp đặt chủ nghĩa cộng sản ác ôn côn đồ cho đất nước VN mà đã cam tâm cùng Phạm Văn Đồng gửi thư công nhận bản tuyên bố về lãnh hải của TC.
Nay, TC đã ra giọng lớn lối bằng cách chiếm đất, lấn biển, cắt cáp các tàu Bình Minh 2, Viking 2.
Bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng, tài sản, gia đình, tương lai… vì biết những đòn thù mà bọn Công an chó chết của Đảng và Nhà Nước CSVN sẽ dùng để đối xử với họ, tất cả những sinh viên học sinh, trí thức… đã 5 lần liên tiếp tổ chức biểu tình. Nhiều người đã bị bắt, bị còng, bị đánh bị hành hạ như những con vật CHỈ VÌ LÒNG YÊU NƯỚC.
Trong khi đó bọn lãnh đạo của Đảng CSVN lại quỳ gối bò sang chầu hầu Thiên triều để xin chỉ thị – như tên Thứ Trưởng Ngoại giao VC Hồ Xuân Sơn đã làm.
Chuyện khôi hài là hình như bọn cỏ đuôi chó thời nào cũng có. Trong khi Đảng và Nhà Nước CSVN có những Thứ Trưởng Ngoại giao “đi bằng đầu gối”, thì ở trong nước lại có tên “giáo sư cỏ đuôi chó”Nguyễn Thế Sự vốn là giáo sư Trưởng khoa tiếng Trung trường Đại học Hà Nội lại “nổ sảng” trên báo Phượng Hoàng (Hong Kong) về chuyện “Phái phản động khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung” như sau:
“Nói đến việc thanh niên VN đã biểu tình gần Đại sứ quán TQ, ông Nguyễn Thế Sự nói:
“Đây đều là do nhóm Phái phản động của VN gây ra. VN cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt hải ngoại, ví dụ như đảng Việt Tân ở Pháp (!?). Bọn họ rất ghét đảng CSVN hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt-Trung.
Như hiện nay quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng, họ nhảy vào kích động thanh niên VN làm loạn…”
Tại sao ở VN hiện nay lại có loại giáo sư “ăn đàng sóng, nói đàng gió” như cái anh giáo sư Đại học Nguyễn Thế Sự chó chết này?
Các vị giáo sư ở trong nước, có cơ hội nên “dạy dỗ” lại cái thằng giáo sư cỏ đuôi chó này kẽo nó làm nhục cả cái nền giáo dục xã hội chủ nghĩa! Giaó sư là dạy học sao lại đi kiêm luôn cái nghề “chỉ điểm”, mà lại chỉ điểm bậy bạ chả ra làm sao cả: Đảng Việt Tân nào tổ chức biểu tình khiêu khích mối quan hệ Việt-Trung?
(Con bà nó! Mày không nói đâu có ai nói mày câm, hả con rùa đen?)
Về việc làm tồi tệ của ông Thứ Trưởng “đi bằng đầu gối” Hồ Xuân Sơn, blogger Nguyễn Hữu Quý có cảm khái như sau:
“Vừa rồi
Nhân Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Bọn Trung Hoa lộng ngôn hăm dọa
Ép triều đình sớm đàm phán Biển Đông
Trắng đen mịt mờ ít ai biết cho không?
Họ Hồ vừa rồi làm gì nơi phương Bắc?
Lịch sử còn kia, nào Trần Ích Tắc
Nhục nhã triều đình Lê Chiêu Thống cầu vinh
Nước Việt hôm nay lẽ nào lầm lỡ?
Mấy nghìn năm đâu hổ thẹn với ông cha”.
*
“Trong tháng 7, ASEAN sẽ có diễn đàn Hội nghị vùng (Regional Forum). Đây là cơ hội bằng vàng cho các bên thực hiện các bước cụ thể để thi hành công ước DOC (Declaration of Conduct), tức là Luật Hành Xử Trên Biển do TQ và ASEAN đã ký kết”.
Với cách hành xử ngoại giao “đi bằng đầu gối” của Thứ Trưởng Ngọại Giao VC Hồ Xuân Sơn đối với TC vừa qua; không ai tin rằng Đảng và Nhà Nước CSVN CÓ THỂ ĐỨNG THẲNG NGƯỜI để nói chuyện phải quấy với TC về “Luật Hành Xử Trên Biển” (DOC) mà nước này đã ký kết với ASEAN.
Thời đại Hồ Chí Minh là quả là thời đại của những nhà cầm quyền “đi bằng đầu gối”!
LÃO MÓC
by LTSA
Trong “lịch sử đảng” và trong trường đảng của nhà nước CHXHCNVN tất nhiên họ cũng sẽ đề cập đến Công hàm bán nước của ông Phạm văn Đồng về việc thừa nhận Hoàng sa – Trường Sa là của giặc Tầu đã ký ngày 14 tháng 09 năm 1958 theo lệnh ông HCM , Ban tuyên giáo (gian) sẽ nói với thành phần ưu tú của đảng đó là sự linh động khôn ngoan tài tình của đảng ta trong phong trào chống Mỹ cứu (cướp phá) nước để được TC viện trợ lẫn vay mượn lương thực và vũ khí , khi hòa bình ‘Thống nhất đất nước’ ta sẽ lấy (xin) lại chứ không mất đi đâu cả . Cuối cùng mất hay không mất biển đảo thì đã thấy rõ và cũng chính “đ/c của đ/c” công bố sự thật về hành động bán nước của ông PVĐ khi có gì đó không bằng lòng về thái độ của cộng sản Hà nội . TC từng dạy CSVN một bài học và máu người VN đã đổ , bao thây người ngã xuống để bảo vệ vùng tuyến đầu phía Bắc nhưng máu của lãnh đạo và đám con cháu thì vẫn còn đủ 3/4 trong cơ thể vì đã có những người yêu nước (lầm) sẵn sàng chết để đảng quang vinh giùm họ. Hy vọng bài học thứ hai lớn hơn bài học thứ nhất theo lời Tướng giặc Tầu đe dọa như báo chí đã đưa tin sẽ không phải dùng đến súng đạn mà chỉ cần Công bố thêm một vài tài liệu bẩn CSVN đã ngầm thỏa thuận với giặc để bán đứng Việt Nam , nếu đúng vậy thì Nhân Dân VN rất sẵn sàng để học tiếp bài học quý giá này và xin hoan nghênh chứ không hề phản đối vì biết thêm một góc tối trong dòng lịch sử đảng CSVN . Tuy nhiên kẻ thù truyền kiếp của VN có thể gây áp lực với CSVN nhưng với người VN thì không , Tầng lớp trí thức tuổi trẻ VN họ không biết và cũng không thể đi bằng đầu gối như đảng cộng sản đã từng đi đêm để được lòn trôn giặc hầu mưu cầu danh lợi , bởi thế kẻ thù muốn dùng bọn lãnh đạo CSVN tự nguyện làm toi mọi cho Tầu để xâm chiếm lãnh hải đất đai của người VN là điều không thể , người VN sẽ đòi lại tất cả những gì mà đảng cộng sản đã âm thầm che dấu để dâng biển dâng đất cho kẻ thù . Tầu hay Ta đều phải đọc lại lịch sử để nhớ truyền thống chống ngoại xâm của Cha Ông người VN chưa hề khuất phục kẻ thù và cũng để nhớ VN đã từng dạy Cha ông giặc Tầu những bài học không nhỏ cho tính hán tộc bành trướng , ngày nay gọi là bá quyền bắc kinh . Các Sử gia yêu nước VN sẽ làm trách nhiệm của họ . Không gì có thể mua chuộc được vì họ hiểu rất rõ giòng máu VN đang chảy trong huyết quản là giòng máu bất khuất của Cha Ông họ truyền lại .
Thái độ của ông Thứ trưởng ngoại giao Hồ xuân Sơn là mờ ám và khiếp nhược nếu không muốn nói là hành động chống lại Dân Tộc trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước . Nhân sĩ trí thức đã kiến nghị yêu cầu nhà nước CHXHCNVN công khai nội dung cuộc họp vừa qua với giặc Tầu là việc làm sáng suốt và cần thiết để toàn dân được biết và có thái độ ứng xử thích hợp với giặc Tầu không cần thông qua đảng cộng sản vì nội dung tuyên bố của giặc Tầu trái ngược với thông tin mà báo chí đảng cộng sản đã đưa dẫn tới sự nghi ngờ giả dối của nhà cầm quyền cộng sản.
Về cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng cần xem lại tư cách cũng như khả năng lãnh đạo nhất là việc chống tham nhũng mà ông đã tuyên bố từ nhiệm kỳ trước . Sự việc tham nhũng trong nước ngày càng tăng mà đa số quan chức đương quyền luôn né tránh theo kiểu lập luận ngu dốt của ai đó từng tuyên bố : “kỷ luật hết lấy ai làm việc” hóa ra thành phần lãnh đạo chỉ là lũ sâu dân mọt nước . chỉ giỏi đàn áp dân lành và Trí thức yêu nước , với kẻ thù truyền kiếp phương bắc đảng chỉ là con chó nhỏ.
Sự trả thù hèn hạ đối với Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nói lên tính cách của những thằng đàn ông mạt hạng , Sẽ là sự xúc phạm nếu mang những tên lãnh đạo ăn hại đái nát để so sánh với Hà Vũ , chúng phải học đến kiếp sau (nếu còn được làm người) may ra mới đủ lý lẻ để kết tội ông . Cách hay nhất để rửa cho ai đó bớt hôi hám , bớt bẩn mặt với thiên hạ là trả tự do cho Ông Hà Vũ cùng tất cả tù chính trị vì Nhân dân biết họ là những người vô tội . Họ đã dại ? Vâng ! họ đã dại vì trót mang lòng yêu nước thương dân .
Vừa qua báo chí Úc công bố thêm chi tiết vụ tham nhũng hối lộ trong vụ in tiền Polymer có liên quan đến đại tá tình báo cộng sản tên Lương ngọc Anh trực thuộc Bộ công an và theo nhận định của nhật báo The Age thì Lương ngọc Anh là đàn em thân cận của ông Nguyễn tấn Dũng , Báo Úc cũng chỉ đích danh tên cựu Thống đống ngân hàng Lê đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Sencurency đã “mua chuộc” được bằng tiền hoa hồng , cũng nói thêm là Nhật báo The Age được cảnh sát Liên bang Úc xử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia về vụ hối lộ lớn nhất nước Úc từ trước đến nay và họ cũng nói nhà chức trách CSVN từ chối hợp tác hổ trợ phía Úc để lôi sự thật ra ánh sáng . Thái độ mập mờ của nhà nước CSVN đã nói lên nhiều điều để liên tưởng đến nhiều con cá mập chưa sa lưới pháp luật .
Ngày Ông TT Nguyễn tấn Dũng vội vàng ký lệnh “nghĩ hưu” cho tên ăn bẩn Lê đức Thúy nói lên ít nhiều tình “đồng đội” của TT vì dù sao sau 8 năm đương nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN của tên Lê đức Thúy thì trước đó NTD cũng đã kinh qua nghề này , nghề ăn bẩn trong Ngân hàng mà đám tép riu báo chí khó lòng moi móc kể cả khi biết rõ nếu không muốn vào “hộp” hay gặp tai nạn đã được đảng ta sắp xếp như cả gia đình nghệ sĩ Lưu quang Vũ .
Mới đây ông Tướng Triệu văn Đạt nói chuyện tham nhũng của quan chức cộng sản trong vụ in tiền Polymer là “chưa đủ chứng cứ” dù báo chí Úc đã nêu đích danh từng tên nhận hối lộ trong danh sách . mà làm sao đủ chứng cứ nếu ông Tướng Đạt vẫn muốn dán phao câu dính chặt vào chổ đang ngồi , sự hợp tác ù lì của CSVN với Úc trong nghi án trên là câu trả lời ai bao che cho ai ăn bẩn cho dù chúng cố tình dấu giếm .
Tên Huỳnh ngọc Sĩ đã lãnh án chung thân cho vụ CPI nhưng nếu so vụ CPI với POLYMER của tên ăn bẩn Lê đức Thúy thì vẫn là con bò gặm cỏ , lá chắn ô dù hay bao cao su trùm đầu cho tên Lê đức Thúy là ai công luận sẽ trả lời nay mai , điều đáng nói là vai trò chống tham nhũng của ông TT Nguyễn tấn Dũng , cái mà ông vào vai xuất sắc với “đồng đội” là không kỷ luật ai trong Vinashin vì chẳng lẻ ông kỷ luật ông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội dù là quốc hội bù nhìn nhưng với một số lão thành cách mạng và với toàn dân thì ông Nguyễn tấn Dũng là tên Thủ Tướng tồi chuyên ăn bẩn trên lưng đàn em nhưng biết chùi mép dù chưa được sạch lắm .
Đời tư của ông Nguyễn tấn Dũng không có gì đặc biệt và cũng chẳng cần đề cập , ông có là thằng con hoang của Tướng Nguyễn chí Thanh hay anh em cùng cha khác Mẹ với Tướng Nguyễn chí Vịnh (nếu có thật) điều đó không quan trọng , cái quan trọng là ông đã và đang làm TT đến nhiệm kỳ 2 mà đất nước vẫn nghèo đói như lời ông thú nhận thì nên từ chức nếu là người còn có lòng tự trọng . Sự giàu có không mua được bất tử cho bất cứ kẻ nào nhưng tên tuổi thì ngàn năm “sống mãi” trong lưu xú , Những kẻ ăn bẩn làm hại đất nước con cháu họ sẽ rước lấy sự khinh bỉ và tuổi nhục dẫu nhà chúng có chổ ngồi ỉa bằng vàng , cao lương mỹ vị đều có mùi tanh của máu người VN . Tiền của chúng là tiền tội ác , đồng tiền dơ bẩn , tiền bán nước của cha ông chúng để lại . Không có sự vui sướng nào có thể tồn tại trên nỗi đau kẻ khác .
nguoithathoc1959
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
by LTSA
QUỐC TẶC
Quốc tặc xưng chi bá với hùng ?
Chính ngươi bán nước lại chia sông
Rước voi đạp mộ, đau con đỏ
Lạy Mác thờ Mao, phí máu hồng !
Nay xác ngư dân chìm dưới biển
Xưa thây chiến sĩ rải trên đồng
Lưu manh, tàn ác, quân lừa bịp ...
Mà dám to mồm, dám kể công !!!
Ngô Minh Hằng
Viếng đền Kiếp Bạc
Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
Cũng bậc râu mày cũng kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên vung kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp phất cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng sắp thành công.
Hồ Chí Minh
by LTSA
Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (04/07/2011)
Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.
Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc. Từ năm 1956, Hải quân VNCH đã phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.
Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lý của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay thì phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc… Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn hòa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc còn bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành trình của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.
Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đã tham dự
trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
năm 1974
(HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)
Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ còn phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: “Đây là lãnh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh hải” của Trung Quốc, họ lì lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn hòa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố tình khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nhìn thấy rõ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang còn lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội hình hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội hình bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân.
Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đã nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội hình chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nhòm, tàu HQ-4 đã phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đã nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đã bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì đội hình người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội hình của VNCH, còn cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, tình hình hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay vòng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ còn một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi vòng chiến. Đây cũng là lý do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên bãi san hô để tránh bị chìm xuống biển. Tình trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đã tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ còn trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi chìm hẳn xuống lòng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung bình. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị chìm, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.
Hình ảnh chiếc trục lội hạm 389 của Trung Quốc
bị loại khỏi vòng chiến phải ủi vào bãi san hô để không bị chìm
Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN đã lên tiếng bác bỏ các thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay luôn do người Việt Nam quản lý.
Nhóm PV Biển Đông
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/daidoanket.vn/Tran-hai-chien-bao-ve-chu-quyen-Hoang-Sa-cua-Viet-Nam-nam-1974/6560560.epi
Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.
Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc. Từ năm 1956, Hải quân VNCH đã phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.
Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lý của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay thì phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc… Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn hòa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc còn bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành trình của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.
Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đã tham dự
trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
năm 1974
(HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)
Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ còn phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: “Đây là lãnh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh hải” của Trung Quốc, họ lì lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn hòa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố tình khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nhìn thấy rõ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang còn lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội hình hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội hình bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân.
Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đã nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội hình chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nhòm, tàu HQ-4 đã phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đã nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đã bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì đội hình người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội hình của VNCH, còn cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, tình hình hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay vòng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ còn một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi vòng chiến. Đây cũng là lý do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên bãi san hô để tránh bị chìm xuống biển. Tình trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đã tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ còn trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi chìm hẳn xuống lòng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung bình. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị chìm, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.
Hình ảnh chiếc trục lội hạm 389 của Trung Quốc
bị loại khỏi vòng chiến phải ủi vào bãi san hô để không bị chìm
Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN đã lên tiếng bác bỏ các thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay luôn do người Việt Nam quản lý.
Nhóm PV Biển Đông
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/daidoanket.vn/Tran-hai-chien-bao-ve-chu-quyen-Hoang-Sa-cua-Viet-Nam-nam-1974/6560560.epi
by LTSA
CHÚA CHIÊN LÀNH
sáng nay trời thanh thanh
Làn gío mát trong lành
Hoa nở rộ chung quanh
Chim líu lo trên cành
Hồi chuông đổ vang nhanh
Con dâng Chúa chân thành.
Cảm tạ Đấng Cao xanh
Ngài là Chúa Chiên Lành
Con chiên nhỏ lanh chanh
Lòng tin vẫn trung thành
Thơ ngây bước loanh quanh
Theo chân Đấng Nhân Lành
Lậy! Đấng rất Chí Thánh!
Ngài là Đấng Nhân Lành
Chủ vũ trụ cao xanh
Cuộc đời con chóng vánh
Như hoa nở tàn nhanh
Xin dâng Chúa lòng thành
Tạ ơn Ngài Chí Thánh!!!
Thanh Sơn
http://chaobuoisang-ts.blogspot.com/
by LTSA
SÀI GÒN (SGTT) - Ế ẩm kéo dài từ đầu năm nay, mới đây có thêm nhiều siêu thị cửa hàng “tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa” tại Sài Gòn.
Siêu thị đóng cửa, dẹp tiệm. (Hình: Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
Trung tâm kim khí điện máy Home One, quận Gò Vấp vắng hoe kể cả ngày cuối tuần. Một nhân viên làm việc ở tầng 3 trung tâm này than trong vòng nửa tiếng đồng hồ chỉ bán được một món giá 400,000 đồng tương đương với 20 Mỹ kim.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, hầu hết các cửa hàng, trung tâm kim khí điện máy và siêu thị ở các quận Gò Vấp, quận 3... đều lâm vào tình trạng buôn bán ế ẩm. Có nơi lèo tèo vài người khách chen lẫn với nhân viên bảo vệ.
Sáng ngày 2 tháng 7, tiệm bán hàng điện máy, điện lạnh của công ty Hoàng Linh ở đường Quang Trung, Gò Vấp đóng cửa, nghỉ bán mà không nêu lý do.
Sài Gòn Tiếp Thị cũng cho biết hệ thống kinh doanh hàng điện máy WonderBuy đã đóng cửa cách này vài tuần. Sắp tới, theo báo này, một công ty khác là Nhật Huy cũng đang chuẩn bị đóng cửa dẹp tiệm vì lỗ 2 tỉ đồng.
Một số nhà buôn sỉ các loại hàng điện máy, kỹ thuật số và công nghệ thông tin nói rằng mức tiêu thụ của người dân Sài Gòn trong tháng 7 này giảm mạnh so với tháng 3 năm nay.
Có nhiều nhóm hàng giảm tới 50%. Một người khác thì cho biết trước đây nhập hàng mỗi tháng một lần nhưng nay thì chỉ nhập hàng nhỏ giọt, khi nào hết mới mua thêm.
Giới thương gia tại Sài Gòn cho rằng tình trạng ế ẩm này trầm trọng từ tháng 4 kéo dài cho đến nay và sẽ còn dài dài cho tới tháng 8 mới có hy vọng chặn đứng được. (P.L.)
by LTSA
AN GIANG (VNE) - Tỉnh An Giang vừa khám phá thêm 44 cán bộ sử dụng văn bằng tốt nghiệp trung học giả, nâng tổng cộng số cán bộ xài bằng giả tại An Giang lên tới 140 người.
Bằng giả rất khó phân biệt với bằng thật. (Hình: VNExpress)
VNExpress cho biết, 96 cán bộ xài bằng giả bị phát giác đợt đầu tại huyện Thoại Sơn và An Phú.
Ðợt tổng kiểm tra được tiến hành hồi đầu năm 2011 cho thấy hầu hết các địa phương thuộc tỉnh An Giang đều có nạn cán bộ xài bằng giả. Ðợt thứ hai mới đây, người ta lại khám phá thêm 44 trường hợp khác tại huyện Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn...
Cũng theo VNExpress, con số cán bộ các địa phương xài bằng giả để giữ ghế bị khám phá ngày càng đông dần. Thế nhưng cho đến nay chỉ mới có 14 người bị kỷ luật còn số người còn lại thì chưa nghe nhắc đến.
Người ta cũng chưa quên hồi cuối năm ngoái, một đường dây mua bán bằng giả bị lộ tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy nạn cán bộ xài bằng giả tràn lan khắp nơi chứ không riêng một vùng nào.
Trong số người chủ mưu làm bằng giả có ông chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh xã Ninh Quới 2 ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu tên Ðỗ Hoàng Em.
Ông này từng thông báo công khai cho nhiều cán bộ cấp huyện ra giá 5 triệu đồng cho những ai cần bằng tốt nghiệp trung học. Ông Hoàng Em đã bán được gần 50 tấm bằng giả, mỗi tấm thu được khoảng 5 triệu đồng, tương đương 250 Mỹ kim. (P.L.)
Bằng giả rất khó phân biệt với bằng thật. (Hình: VNExpress)
VNExpress cho biết, 96 cán bộ xài bằng giả bị phát giác đợt đầu tại huyện Thoại Sơn và An Phú.
Ðợt tổng kiểm tra được tiến hành hồi đầu năm 2011 cho thấy hầu hết các địa phương thuộc tỉnh An Giang đều có nạn cán bộ xài bằng giả. Ðợt thứ hai mới đây, người ta lại khám phá thêm 44 trường hợp khác tại huyện Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn...
Cũng theo VNExpress, con số cán bộ các địa phương xài bằng giả để giữ ghế bị khám phá ngày càng đông dần. Thế nhưng cho đến nay chỉ mới có 14 người bị kỷ luật còn số người còn lại thì chưa nghe nhắc đến.
Người ta cũng chưa quên hồi cuối năm ngoái, một đường dây mua bán bằng giả bị lộ tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy nạn cán bộ xài bằng giả tràn lan khắp nơi chứ không riêng một vùng nào.
Trong số người chủ mưu làm bằng giả có ông chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh xã Ninh Quới 2 ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu tên Ðỗ Hoàng Em.
Ông này từng thông báo công khai cho nhiều cán bộ cấp huyện ra giá 5 triệu đồng cho những ai cần bằng tốt nghiệp trung học. Ông Hoàng Em đã bán được gần 50 tấm bằng giả, mỗi tấm thu được khoảng 5 triệu đồng, tương đương 250 Mỹ kim. (P.L.)
by LTSA
NINH THUẬN (DT) - Xác một con cá voi dài 10m, nặng gần 7 tấn trôi giạt vào vùng biển Cà Ná, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận được ông Trần Minh Vũ, cư dân làng chài Hải Chữ phát giác.
Ông Vũ lập tức bỏ chuyến đi biển, báo cho làng chài biết để cùng đưa xác cá voi lên bờ để chôn cất theo nghi lễ truyền thống.
Chiều ngày 3 tháng 7, lễ an táng con cá voi đã diễn ra tại làng chài Hải Chữ. Ngư dân Việt Nam tin rằng loài cá voi là hiện thân của “ông Nam Hải” thường cứu vớt họ mỗi khi gặp giông gió ở biển.
Vì vậy, mỗi khi “ông lụy,” ngư dân làm thủ tục an táng linh đình. Ba năm sau ngày chôn cất, ngư dân còn phải bốc mộ, đưa hài cốt cá voi về thờ tại Lăng Ông của làng chài Hải Chữ. (P.L.)
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
by LTSA
THÁI BÌNH (TT) - Tỉnh Thái Bình vừa có một bà mẹ trẻ nhất nước, sinh con khi mới 12 tuổi, đang học lớp 6, ngụ tại huyện Ðông Hưng.
Theo báo Tuổi Trẻ, bà mẹ trẻ này tên Ð.H.A. được người nhà đưa vào bệnh viện tỉnh Thái Bình để khám thai được 37 tuần tuổi.
Vì bộ phận sinh dục và khung chậu của em chưa phát triển đầy đủ cho nên bệnh viện tỉnh Thái Bình lập tức chuyển em đến bệnh viện phụ sản Hà Nội cuối tháng 6 để cứu chữa.
Các bác sĩ bệnh viện ở Hà Nội quyết định mổ bụng lấy ra một bé sơ sinh nặng 2.7kg.
Gia đình của bé A. cho biết mẹ của bé đi ngoại quốc làm thuê, gửi con cho bà ngoại nuôi dưỡng. Mới đây, mẹ ruột của em về Việt Nam thăm nhà phát giác cái bụng to tướng của con gái. Bà đưa bé A. đi khám bệnh mới tá hỏa tam tinh trước tin bé có thai.
Lời khai của bé cho biết cháu đã bị một ông hàng xóm 62 tuổi hiếp dâm gây nên hậu quả. Người ta đang lo cho “mẹ tròn con vuông” rồi mới tính tới chuyện... ông hàng xóm.
Bệnh viện phụ sản cho hay bé A. là sản phụ nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay. (P.L.)
by LTSA
Mái ấm Giêsu
Con sinh ra đời đã thấp hèn
Xã hội tràn đầy những bon chen
Cạm bẫy bủa giăng tràn khắp chốn
Bước giữa thế gian đục nước phèn
Tiền đâu đi học để sách đèn
Mẹ cha nghèo đói cũng ho hen
Ngơ ngác vào đời bàn tay trắng
Biết tránh sao đây khỏi chốn hèn
Tuổi xuân đánh mất bởi lời khen
Đồng tiền dìm con xuống kiếp hèn
Nhiều đêm đẫm lệ, mặc, vàng trắng
Lắm ngày buồn chán, phó, đỏ đen
Lỡ bước sa chân ngã xuống đời
Rơi vào trụy lạc những cuộc chơi
Nhiều đêm tỉnh giấc buồn vô tận
Lắm kẻ khinh khi chẳng tiếc lời.
Thói đời là thế đó Chúa ơi!
Tranh nhau kết án, tự thay Trời
Người ta bảo con là tội lỗi
Còn họ là những kẻ tuyệt vời
Chúa ơi! Xin Ngài hãy! đi qua
Con cũng muốn làm Madalena
Ôm bình bạch ngọc hôn chân Chúa
Để xin ơn lành Ngài thứ tha
Ngài giải thoát con cách vuông tròn
Xin ơn cứu độ đến nhà con
Hồn con rung lên vì thống hối
Tình Chúa chẳng để con mỏi mòn.
Tạ ơn Mái Ấm của Giêsu
Giải thoát cho con khổi kiếp mù
Đưa vào ánh sáng của Thiên Chúa
Gởi đến đời con những Nữ Tu
Con đã được Ngài thương thanh tẩy
Phép rửa sạch trong hồn ngất ngây
Làm con Giáo Hội, làm con Chúa
Hồn con đã được Chúa đong đầy.
Thanh Sơn
http://chaobuoisang-ts.blogspot.com/
Mến tặng em: Trần Ngọc Diễm My và các em cùng cảnh ngộ tại
(Mái Ấm Giêsu Mai Hoa Sài Gòn)
Gởi Bài Viết
Thông Báo
Mời ghé thăm
Bài Cũ
-
►
2013
(1888)
- ► 11/10 - 11/17 (1)
- ► 10/27 - 11/03 (76)
- ► 10/20 - 10/27 (238)
- ► 10/13 - 10/20 (104)
- ► 10/06 - 10/13 (1)
- ► 09/29 - 10/06 (1)
- ► 09/22 - 09/29 (14)
- ► 09/15 - 09/22 (27)
- ► 09/08 - 09/15 (61)
- ► 09/01 - 09/08 (30)
- ► 08/25 - 09/01 (69)
- ► 08/18 - 08/25 (50)
- ► 08/11 - 08/18 (50)
- ► 08/04 - 08/11 (66)
- ► 07/28 - 08/04 (137)
- ► 07/21 - 07/28 (53)
- ► 07/14 - 07/21 (61)
- ► 07/07 - 07/14 (86)
- ► 06/30 - 07/07 (90)
- ► 06/23 - 06/30 (91)
- ► 06/16 - 06/23 (58)
- ► 06/09 - 06/16 (69)
- ► 06/02 - 06/09 (36)
- ► 05/26 - 06/02 (60)
- ► 05/19 - 05/26 (93)
- ► 05/12 - 05/19 (63)
- ► 05/05 - 05/12 (38)
- ► 04/28 - 05/05 (7)
- ► 04/21 - 04/28 (13)
- ► 04/14 - 04/21 (17)
- ► 04/07 - 04/14 (7)
- ► 03/31 - 04/07 (7)
- ► 03/24 - 03/31 (13)
- ► 03/17 - 03/24 (10)
- ► 03/10 - 03/17 (13)
- ► 03/03 - 03/10 (17)
- ► 02/24 - 03/03 (8)
- ► 02/17 - 02/24 (8)
- ► 02/10 - 02/17 (1)
- ► 02/03 - 02/10 (9)
- ► 01/27 - 02/03 (4)
- ► 01/20 - 01/27 (13)
- ► 01/13 - 01/20 (7)
- ► 01/06 - 01/13 (11)
-
►
2012
(1373)
- ► 12/30 - 01/06 (7)
- ► 12/23 - 12/30 (5)
- ► 12/16 - 12/23 (19)
- ► 12/09 - 12/16 (15)
- ► 12/02 - 12/09 (15)
- ► 11/25 - 12/02 (31)
- ► 11/18 - 11/25 (16)
- ► 11/11 - 11/18 (17)
- ► 11/04 - 11/11 (15)
- ► 10/28 - 11/04 (33)
- ► 10/21 - 10/28 (47)
- ► 10/14 - 10/21 (80)
- ► 10/07 - 10/14 (65)
- ► 09/30 - 10/07 (80)
- ► 09/23 - 09/30 (119)
- ► 09/16 - 09/23 (151)
- ► 09/09 - 09/16 (163)
- ► 09/02 - 09/09 (48)
- ► 08/26 - 09/02 (205)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (8)
- ► 08/05 - 08/12 (9)
- ► 07/29 - 08/05 (6)
- ► 07/22 - 07/29 (4)
- ► 07/15 - 07/22 (7)
- ► 07/08 - 07/15 (9)
- ► 07/01 - 07/08 (8)
- ► 06/24 - 07/01 (1)
- ► 06/17 - 06/24 (15)
- ► 06/10 - 06/17 (15)
- ► 06/03 - 06/10 (5)
- ► 05/27 - 06/03 (29)
- ► 05/20 - 05/27 (8)
- ► 05/13 - 05/20 (6)
- ► 05/06 - 05/13 (3)
- ► 04/29 - 05/06 (16)
- ► 04/22 - 04/29 (5)
- ► 04/15 - 04/22 (8)
- ► 04/08 - 04/15 (4)
- ► 04/01 - 04/08 (4)
- ► 03/18 - 03/25 (8)
- ► 03/11 - 03/18 (5)
- ► 03/04 - 03/11 (4)
- ► 02/26 - 03/04 (6)
- ► 02/19 - 02/26 (22)
- ► 02/12 - 02/19 (3)
- ► 01/08 - 01/15 (11)
- ► 01/01 - 01/08 (1)
-
▼
2011
(293)
- ► 12/25 - 01/01 (4)
- ► 12/18 - 12/25 (5)
- ► 12/11 - 12/18 (5)
- ► 12/04 - 12/11 (7)
- ► 11/27 - 12/04 (4)
- ► 11/20 - 11/27 (3)
- ► 11/13 - 11/20 (4)
- ► 11/06 - 11/13 (6)
- ► 10/30 - 11/06 (1)
- ► 10/23 - 10/30 (2)
- ► 10/16 - 10/23 (3)
- ► 10/02 - 10/09 (1)
- ► 09/18 - 09/25 (1)
- ► 09/11 - 09/18 (3)
- ► 09/04 - 09/11 (3)
- ► 08/28 - 09/04 (4)
- ► 08/21 - 08/28 (3)
- ► 08/14 - 08/21 (1)
- ► 08/07 - 08/14 (4)
- ► 07/17 - 07/24 (8)
- ► 07/10 - 07/17 (10)
-
▼
07/03 - 07/10
(11)
- Người nghèo ở nông thôn VN tăng vọt
- THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH: THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG NGƯỜI CẦM...
- ĐIỂM MẶT THỦ TƯỚNG !
- QUỐC TẶC - Ngô Minh Hằng
- “Đường lưỡi bò” phi lý
- CHÚA CHIÊN LÀNH - Thanh Sơn
- Buôn bán ế ẩm, hàng loạt siêu thị dẹp tiệm
- Thêm 44 cán bộ ở An Giang xài bằng giả
- Cá voi 7 tấn chết giạt vào biển Ninh Thuận
- Bà mẹ trẻ nhất Việt Nam mới 12 tuổi
- Mái ấm Giêsu - Thanh Sơn
- ► 06/26 - 07/03 (7)
- ► 06/19 - 06/26 (7)
- ► 06/12 - 06/19 (14)
- ► 06/05 - 06/12 (6)
- ► 05/29 - 06/05 (17)
- ► 05/22 - 05/29 (9)
- ► 05/15 - 05/22 (20)
- ► 05/08 - 05/15 (24)
- ► 05/01 - 05/08 (11)
- ► 04/24 - 05/01 (15)
- ► 04/17 - 04/24 (4)
- ► 04/10 - 04/17 (8)
- ► 04/03 - 04/10 (4)
- ► 03/27 - 04/03 (4)
- ► 03/20 - 03/27 (2)
- ► 03/13 - 03/20 (2)
- ► 02/27 - 03/06 (3)
- ► 02/20 - 02/27 (3)
- ► 02/13 - 02/20 (6)
- ► 02/06 - 02/13 (6)
- ► 01/30 - 02/06 (5)
- ► 01/23 - 01/30 (15)
- ► 01/16 - 01/23 (3)
- ► 01/09 - 01/16 (5)