Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

abVietNamHinhChuSHANOI -- Ông Nguyễn Bá Thanh vừa lên nắm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, nghĩa là một chức vụ kiểm tra và săn bắt tham nhũng trong Đảng CSVN -- dự kiến theo phe của Trương Tấn Sang là sẽ moi hồ sơ để chụp bắt tham nhũng cấp cao, hiểu là vây bắt đàn em ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng chưa nóng chỗ, thì lập tức Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất chiêu trước: moi hồ sơ tham nhũng nhà đất ở Đà Nẵng gần thập niên qua, nơi ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng nhiều năm.

Hồ sơ phe ông Dũng đưa ra là quy tội cho ông Nguyễn Bá Thanh "gây thất thu ngân sách" tới 163.2 triệu đôla.

Khi nói thất thu, có thể hiểu ngầm, hoặc là lãng phí; và hoặc là rút ruột tài chính, công quỹ...

Báo VietnamNet nói rằng: Gây thất thu hơn 3.400 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng bị kiểm điểm.

Báo VnExpress thì nói:

Lãnh đạo UBND Đà Nẵng bị kiểm điểm vì 'gây thất thu 3.400 tỷ'...

Không chỉ đích danh ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng khều nhẹ là đủ thấy gió lạnh căm hờn rồi.

Làm gì mà Nguyễn Bá Thanh ăn nổi 163.2 triệu đôla, nếu không chia cho các sếp lớn hơn? Nghĩa là, một loạt đàn anh bảo kê cho Nguyễn Bá Thanh cũng cơ nguy bị Nguyễn Tấn Dũng kéo ra sân đấu, đánh cho bầm dập bằng độc chiêu "kiểm tra tham nhũng."

Thông tấn VietnamNet viết, "ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng. Theo cơ quan này, việc quản lý sử dụng đất ở Đà Nẵng đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước hơn 3.400 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng."

Bản kiểm tra này quy tội cho Nguyễn Bá Thanh có vẻ như khó đỡ, vì có quá nhiều sai phạm chủ yếu về sử dụng đất và đấu thầu.

Bản tin VietnamNet ghi thêm, đọc thấy ngay ông Thành Ủy Nguyễn Bá Thanh bị kể tội nặng nhất:

"vì [lãnh đạo Đà Nẵng] đã "Chấp thuận với kiến nghị của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cho phép ghi thu, ghi chi số tiền chênh lệch 50.056.050.000 đồng giữa giá thu tiền sử dụng đất do UBND thành phố phê duyệt với giá bán đấu giá để đầu tư xây dựng bệnh viện ung thư như một khoản kinh phí ngân sách hỗ trợ. Đối với số tiền sử dụng đất đã giảm cho các hộ tái định cư là 446.229.756.243 đồng không truy thu về ngân sách để tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho các hộ bị giải tỏa phải di chuyển chỗ ở" - văn bản kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chấn chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các thông tin công khai liên quan đến đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, công trình đầu tư xây dựng và công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất…"

Chưa hết, không chỉ hù dọa và đòi kiểm điểm: bản tin VnExpress nói rằng ông Dũng đòi đưa ông Thanh cho Bộ Công An điều tra. Đặc biệt kể tên nhiều người thân và quen của tân Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh  đã rúc rỉa đất, thu lợi.

Bản tin VnExpress viết:

"Lãnh đạo UBND Đà Nẵng bị kiểm điểm vì 'gây thất thu 3.400 tỷ'

Theo Thanh tra Chính phủ, việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất... ở Đà Nẵng khiến ngân sách nhà nước thất thu hơn 3.400 tỷ đồng. Thủ tướng giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật...

Điển hình, nhờ chuyển nhượng đất cho các đối tác khác, Công ty TNHH Phúc Thiên Long thu lợi gần 500 tỷ đồng; bà Phạm Thị Đông mua khu đất hơn 34.000 m2 với giá 88 tỷ đồng nhưng sau đó qua tay một số người thì bán lại được hơn 600 tỷ đồng; Ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc bỏ túi gần 500 tỷ đồng nhờ mua khu đất 84 tỷ đồng ở cuối đường Phạm Văn Đồng..."

Bản tin BBC ghi rõ:

"Đây là cuộc thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 đến 2011, mà khi đó người nắm chức vụ này là ông Trần Văn Minh.

Mặc dù ông Thanh không bị nêu tên trong báo cáo ra ngày 17/1/2013, Thanh tra Chính phủ đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã chấp thuận, việc "kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) ...[vì] vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai" cũng như giảm giá đất, ký hợp đồng chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định...

Giai đoạn thanh tra từ 2003-2011 cũng là giai đoạn ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức bí thư thành ủy." (VB)

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

(Bài viết tặng 14 con khỉ đột trung ương đảng của tên Hồ bán Nước.)

Bùi Mẫn Hân
BuiManHan2Một câu hỏi cần phải hỏi về Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng vừa thực hiện xong việc luân chuyền ban lãnh đạo, là bài tập được dàn dựng một cách công phu này có giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trong boong tàu Titanic hay không. Lễ nhậm chức của ban lãnh đạo mới có thể chẳng có mấy ý nghĩa vì ngày tàn của Đảng cộng sản Trung Quốc vừa có thể dự đoán được, vừa có nhiều khả năng là sẽ xảy ra.

Nhiều nhà quan sát có thể cho rằng lời khẳng định đó là sai. Họ bảo rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng tỏ được sức sống của nó sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô vào năm 1991. Vậy thì tại sao hiện nay lại phải xem xét những dự báo về sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung Quốc một cách nghiêm túc?

Trong khi tương lai của Trung Quốc là điều không thể dự đoán được, nhưng có thể đánh giá được sự bền vững của chế độ hậu-toàn trị của nó với độ tin cậy nào đó. Trung Quốc có thể là một đất nước độc đáo về nhiều mặt, nhưng chế độ độc đảng khó mà là một ngoại lệ. Thực ra, chế độ chính trị của nước này cũng đang bị những lực tự hủy tấn công, đấy cũng là những lực lượng đã đưa các chế độ độc tài sang thế giới bên kia.

Trong số những khiếm khuyết của chế độ độc tài thì sự thoái hóa ở trên đỉnh kim tự tháp quyền lực, được thể hiện bởi những nhà lãnh đạo yếu kém chưa từng thấy, là hiện tượng ngày càng thể hiện rõ và không thể nào cứu chữa được. Bản chất đóng và không chấp nhận những nhân tố mới, theo mô hình kế vị, tức là tưởng thưởng cho lòng trung thành về mặt chính trị chứ không phải khả năng – cản trở, không cho nhiều người có tài leo lên những chức vụ cao trong chính phủ. Trên thực tế, những nhà cầm quyền độc tài thường ủng hộ những người kế nhiệm ít tài năng vì dễ lèo lái và kiểm soát khi họ bước trên đường tiến đến quyền lực.

Sự thoái hóa càng gia tăng khi chế độ độc tài bước vào giai đoạn già cỗi và quan liêu hơn. Khi các cá nhân leo lên những nấc thang cao hơn trong bộ máy quyền lực thì ô dù và tìm kiếm người bảo trợ là những tác nhân quan trọng nhất trong việc quyết định cơ hội thăng tiến của họ. Hậu quả là chế độ đó càng ngày càng trở nên sơ cứng khi họ lựa chọn các nhà lãnh đạo với những bản sơ yếu lý lịch sáng chói nhưng lại chẳng có mấy thành tích thực sự.

Căng thẳng chết người nhất của sự thoái hóa lãnh đạo là hiện tượng ăn thịt lẫn nhau đang ngày càng gia tăng trong giới tinh hoa chính trị. Triệu chứng dễ nhìn thấy nhất là nạn tham nhũng, nhưng nguyên nhân lại là bản chất của chế độ độc tài. Thường thì, những người cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên là những người có sự gắn bó mạnh mẽ về tư tưởng và tình cảm với một số lý tưởng nào đó, mặc dù đấy có thể là những lý tưởng sai lầm. Nhưng giới tinh hoa hậu cách mạng lại là những kẻ cơ hội, chẳng còn tin gì lý tưởng nữa. Và giống như những nhà đầu tư, họ tìm kiếm lợi nhuận, càng cao càng tốt.

Khi các thế hệ lãnh đạo trước dùng quyền lực kiếm tiền bất hợp pháp thì những kẻ kế nhiệm lại được thúc đẩy bằng động cơ vừa muốn cướp bóc thậm chí còn nhiều hơn, lại vừa sợ là đến lượt mình sẽ chẳng còn gì. Đấy là cơ chế thúc đẩy nạn tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay. Trên thực tế, có thể dễ dàng nhìn thấy hậu quả của sự thoái hóa lãnh đạo: kinh tế trì trệ và tốc độ phát triển thấp, căng thẳng xã hội gia tăng và mất niềm tin vào chính phủ.

Vấn đề là vì sao cả logic về sự tự hủy của chế độ độc tài lẫn những bằng chứng về hiệu năng kém của chế độ ở Trung Quốc vẫn không thuyết phục được phần lớn những nhà quan sát am tường rằng sự cáo chung của Đảng cộng sản Trung Quốc là một khả năng không thể nghi ngờ.

Rõ ràng đấy là do cách tư duy thông thường. Các chế độ cầm quyền lâu đời – thí dụ như chế độ Đảng cộng sản Liên Xô, của Shuharto ở Indonesia, của Hosni Mubarak ở Ai Cập – thường được cho là vững như bàn thạch, thậm chí ngay trước khi chúng sụp đổ người ta vẫn nghĩ như thế. Nhưng những người tin rằng Đảng cộng sản Trung Quốc có thể thách thức được cả cơ chế thoái hóa từ bên trong lẫn ghi nhận của lịch sử về những chế độ độc đảng đã sụp đổ có thể đọc Leon Trotsky, người đã từng biết một cái gì đó về những cuộc cách mạng. Trước khi sụp đổ, tất cả các chế độ độc tài đều được coi là bất khả chiến bại, Trotsky nhắc chúng ta như thế, nhưng sự cáo chung của chúng lại được coi là không thể tránh được ngay khi chúng bị lật đổ.

Lý do thứ hai là sợ tư duy về điều chưa biết. Chính quyền của Đảng cộng sản có thể không thể tồn tại mãi, nhưng thay vào đó – sự sụp đổ của nhà nước và sự hỗn loạn xã hội – có thể còn xấu hơn rất nhiều so với hiện trạng. Nhưng ghi nhận về những cuộc chuyển hóa dân chủ từ năm 1974 tới nay cho thấy rằng sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc có thể không phải là một tai họa.

Tác nhân quyết định là liệu nó có được giới tinh hoa cầm quyền khởi động và lãnh đạo, như đã từng xảy ra ở Đài Loan, Mexico, Brazil và Tây Ban Nha, hay không. Những cuộc chuyển hóa có lãnh đạo tạo ra những nền dân chủ ổn định hơn. Nếu một quá trình như thế diễn ra ở Trung Quốc thì Đảng cộng sản Trung Quốc có thể tự chuyển hóa thành đảng chính trị lớn, cạnh tranh với những đảng phái khác để giành quyền lực, như những đảng độc tài trước đây đã từng làm ở Đài Loan và Mexico.

Nhưng ngay cả khi sự chuyển hóa chế độ có xảy ra một cách hỗn loạn thì những chấn thương và lộn xộn diễn ra trong ngắn hạn cũng có thể tạo ra một hệ thống tốt đẹp hơn là chế độ độc tài, tham nhũng, hà khắc và trì trệ. Chế độ dân chủ mới của Indonesia có thể là chưa hoàn hảo, nhưng là chế độ thịnh vượng mặc dù ban đầu đã có viễn cảnh tồi tệ. Tương tự như thế, nước Nga của Putin, một chế độ độc tài lai ghép rất không hoàn hảo, nhưng vẫn là chỗ sống tốt hơn nhiều lần Liên Xô trước đây.
Nếu có một bài học cần phải học từ lịch sử của những cuộc chuyển hóa dân chủ trong suốt 38 năm qua thì đấy là: khi giới tinh hoa và xã hội vất bỏ chế độ độc tài, họ sẽ làm hết sức mình để cho hệ thống mới hoạt động. Nếu cuộc chuyển hóa như thế xảy ra ở Trung Quốc thì cũng không có lý do gì để nghĩ rằng quá trình và kết quả sẽ khác hoàn toàn.

Bùi Mẫn Hân 裴 敏欣là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú của của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ chưa từng thấy trong gần trăm năm lịch sử đảng: Vỡ đảng. Những dấu hiệu nào cho thấy nguy cơ đó?

Các nguyên nhân khách quan bao gồm: Sụp đổ kinh tế toàn diện, sản xuất đình trệ, nợ xấu có nguy cơ phá sản hàng lọat ngân hàng, Việt Nam có bán hết tài nguyên đất nước cũng không trả nổi nợ nước ngoài nhất là nợ anh hàng xóm "16 chữ vàng"; hàng trăm ngàn xí nghiệp đóng cửa đấy số người thất nghiệp mỗi ngày tăng lên hàng trăm ngàn, giá sinh họat tăng lên vùn vụt khiến đời sống đại đa số nhân dân vô cùng khó khăn; ngư dân không dám ra khơi vì sợ tàu hải giám Tàu phá phách, bắt cóc để đòi tiền chuộc, hàng hóa Tàu mỗi ngày đổ lậu vào đất Việt hàng trăm ngàn tấn đè bẹp hàng nội hóa; nạn xã hội đen hoành hành giữa thanh thiên bạch nhật ngày một phổ biến và lan rộng. Nói tóm lại, theo lời của một giáo sư đại học ở Hà Nội thì đời sống của người dân ngày một ngột ngạt về cả phương diện tinh thần lẫn vật chất. Ai cũng nhấp nhổm, những người có khả năng thì đưa con ra nước ngoài, tậu nhà, mở tài khoản để "cắm dùi", chờ khi con có quốc tịch Mỹ là cả nhà "ra đi có trật tự" (Orderly Departure Program), chẳng khác gì ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Các nguyên nhân chủ quan là khối ung thư ác tính kinh niên tiềm phục trong ý thức hệ hoang tưởng bị phá sản toàn bộ. Khủng hoảng ý thức hệ biến guồng máy chính quyền thành một hệ thống cai trị bất lực, thối nát. Nó không có khả năng tạo ra cuộc sống no đủ cho nhân dân, không có khả năng đưa đất nước vượt qua nghèo đói, lạc hậu, không có khả năng diệt trừ các tệ đoan xã hội, nhất là nó không có trí lực đương đầu với giặc ngọai xâm.

Hận thù giặc ngoài của nhân dân càng lên cao, chính quyền cáng ra sức đàn áp tiếng nói chống giặc. Thay vì đứng về phía quần chúng yêu nước, ông Nguyễn Tấn Dũng lại tăng cường guồng máy đàn áp, cuối năm 2012, và thăng 48 hàm cấp tướng công an, gắn lon đại tướng cho Trần Đại Quang, biến Việt Nam thành một quốc gia công an trị, vừa để trấn áp dân vừa để đối phó với thù trong, khiến xã hội phân hóa cùng cực. Số tướng tá trong ngành công an nhiều gấp ba lần số tướng tá trong quân đội: 180 tướng, 200 đại tá. Để tương xứng với số tướng tá to lớn như vậy chính quyến phải tăng cấp số công an lên bao nhiêu? Ngân sách dành cho công an lớn gấp bao nhiêu lần ngân sách dành cho giáo dục, cho y tế?

Không phải chỉ riêng nhân dân căm phẫn, cán bộ, đảng viên từ trung cấp trở xuống đều bất bình vì lợi quyền bị những kẻ quyền cao chức trọng thâu tóm hết. Hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp đảng viên mỗi ngày một lớn. Mặt khác, trong khi công an ngồi mát ăn bát vàng thì được đảng cưng chiều, bồng ẵm còn quân đội đổ máu đem sơn hà một mối cho đảng thì bị bạc đãi.

Dấu hiệu bất mãn trong hàng ngũ đảng đã tới mức báo động. Ngày 27/12, Tổng cục Chính trị Quân đội, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan trung ương đã tổ chức một cuộc hội thảo "chống tự diễn biến". PGS-Tiến sĩ Vũ Văn Phúc báo động nguy cơ "tự tan vỡ từ bên trong".

Hữu Thọ, nguyên trưởng ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương nói "Phải phân tích và đấu tranh với các biểu hiện tự chuyển hóa, tự diễn biến trong đội ngũ lãnh đạo" nhưng Hữu Thọ cũng biết giữ mồm, sợ phạm húy với 14 vị vua nên thòng thêm: "Chỉ có sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất của đảng mới có thể đưa đến sự suy sụp của đảng".

Chả lẽ Hữu Thọ không biết "suy thóai lãnh đạo ở cấp cao nhất" đã ở mức độ nào. Chả lẽ Hữu Thọ không biết "lãnh đạo ở cấp cao nhất" tham nhũng, xa hoa, như thế nào. Chả lẽ Hữu Thọ không biết cảnh "bốn vua" chia phe lập phái vạch trận tuyến một mất một còn ra sao.

Đến ngay Tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh II, cũng nhận ra rằng :"Lòng tin của đảng viên và người dân ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém". Không cần nêu đích danh, ai cũng biết tướng Hải Triều ám chỉ ai.

Hiện tượng bất mãn trong hàng ngũ đảng viên phải ở mức độ nào lãnh đạo đảng mới công khai hóa như vậy.  Nhưng không một "lãnh đạo đảng ở cấp cao nhất" nào nhận trách nhiệm mà trăm dâu đổ vào đầu tằm đảng viên cấp dưới, gắn cho họ cái nhãn "kẻ thù bên trong, nằm ẩn khuất ngay trong đội ngũ, trong chính mỗi con người" (lới Vũ Văn Phúc)

Đảng Cộng Sản Việt Nam có ở trên bờ vực tan vỡ hay không?

BL 130113 BGGuồng máy công an đồ sộ và tàn ác chỉ có khả năng đập tan được "diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch ở nước ngoài" nhưng không thể nào triệt hạ được "diễn biến hòa bình từ trong lòng đảng" vì ta không thể uống thuốc độc để trừ căn bệnh ung thư. Kêu gọi đảng viên giữ vững lòng tin với đảng trong khi lãnh đạo ở cấp cao nhất vừa bất lực, vừa mất đạo đức, ngày một tha hóa trong dục vọng quyền-tiền thì chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Một đảng cầm quyền mất lý tưởng phục vụ nhân dân, mất uy tín nơi đảng viên, mất tín nhiệm của nhân dân thì không có ly do tồn tại.

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vỡ, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Có điều nếu lãnh đạo đảng tỉnh ngộ ngay từ bây giờ, để diễn biến hòa bình thay thế chế độ độc tài bằng chế độ dân chủ thì dân tộc sớm thóat khỏi kiếp sống lầm than, tù đày, đất nước sẽ tránh được một cuộc cách mạng bạo lực bùng nổ ngay từ trong lòng đảng. Vì mọi chế độ độc tài đã chứa sẵn trong lòng nó cái mầm mống của tự diệt vong. Charles De Gaulle nói: "Độc tài là một cuộc phiêu lưu vĩ đại… sụp đổ trong khốn cùng và máu".

Lê Duy Nhân

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Ảnh bìa của bộ đĩa Asia 71

Các sản phẩm của Asia bị cấm bên trong lãnh thổ Việt Nam

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra lệnh tăng cường kiểm tra trên địa bàn thành phố để đảm bảo công chúng không thể tiếp cận được với sản phẩm mới nhất của hãng đĩa Asia có trụ sở tại Mỹ.

Đây là đĩa mang số hiệu 71 kỷ niệm 32 năm ngày thành lập của hãng đĩa này. Nội dung của Asia 71 là chương trình nhạc hội hồi cuối tháng 11 năm ngoái tại Long Beach Performing Art Centre ở tiểu bang California.

Điều đáng lưu ý là đĩa nhạc này chỉ mới được phát hành hôm thứ Sáu ngày 11/1 nhưng chính quyền thành phố đã chỉ thị hành động quyết liệt để ngăn chặt đĩa này từ hôm 10/1.

'Xử lý nghiêm'

Bản tin trên trang mạng của Ủy ban nhân dân thành phố cho biết hôm 10/1 rằng chính quyền 'vừa chỉ đạo các sở, ngành chức năng và ủy ban nhân dân các quận huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay phổ biến bộ đĩa Asia 71 có xuất xứ từ hải ngoại'.

Theo đó thì các quận huyện trên địa bàn thành phố được yêu cầu 'tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp in sang, tàng trữ và phát tán lưu hành bộ đĩa ca nhạc này'.

Như vậy với lệnh này, bộ đĩa mới nhất của hãng Asia trở thành 'hàng cấm' tại thành phố lớn nhất Việt Nam mà không ai được phép buôn bán, cất giữ hoặc xem.

Phản ứng sớm của chính quyền cho thấy họ đang rất lo ngại những tác động tiêu cực đối với chính quyền mà đĩa nhạc này có thể đem lại.

Nội dung chương trình Asia 71 là 23 tiết mục mà phần lớn là các liên khúc về tình yêu do các ca sỹ quen thuộc của trung tâm này biểu diễn. Các bản tình ca này hầu hết đều không liên quan gì đến chính trị.

Tuy nhiên, điểm nhấn của chương trình này là tiết mục số 21 – tiết mục đinh được Asia giới thiệu trong đoạn trailer quảng bá. Đó là ca khúc 'Triệu con tim' do nhạc sỹ Trúc Hồ, giám đốc điều hành của Trung tâm Asia, sáng tác.

Ca khúc này nhằm ủng hộ cho chiến dịch vận động chữ ký kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam với tên gọi 'Triệu con tim, triệu tiếng nói'.

Ca khúc này do dàn hợp ca, trong đó có cả nhạc sỹ Trúc Hồ cùng với các ca sỹ Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Đan Nguyên, Lâm Nhật Tiến, Nguyễn Hồng Nhung (ca sỹ từ Hà Nội mới gia nhập Asia), Lâm Thúy Vân, Y Phương, trình diễn cùng ca đoàn.

'Đừng thờ ơ'

Hình ảnh trên trailer cho thấy các ca sỹ trong đồng phục áo phông trắng có in hình trái tim và dòng chữ 'Triệu con tim, triệu tiếng nói'.

Đặc biệt, đoạn điệp khúc của bài hát này kêu gọi:

 

Nhạc sỹ Việt Khang

Hãng Asia từng phổ biến hai bài hát 'Việt Nam tôi đâu' và 'Anh là ai' của nhạc sỹ Việt Khang

 

"Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy biết đau nỗi đau người dân. Ải Nam Quan, Hoàng Trường Sa, 1.000 năm giặc phương Bắc quê hương mình rồi sẽ ra sao?"

"Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên. Đừng thờ ơ. Đừng làm ngơ. Triệu con tim cùng bước tới. Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng."

Hình ảnh trên trailer cho thấy các ca sỹ trình bày ca khúc này rất hùng hồn, rất nhiệt huyết trong tiếng vỗ tay giữ nhịp của các khán giả.

Khí thế hào hùng của bài hát có mục đích là thổi bùng lòng yêu nước và hành động ở mỗi người dân Việt Nam.

Được thành lập từ năm 1981, Asia bằng đầu ghi hình để phát hành video từ năm 1991 và cho đến nay đã cho ra đời video đến số 71.

Các sản phẩm của hãng Asia ít nhiều mang tính chính trị như ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa, tôn vinh những người lính, những tử sỹ của miền Nam Việt Nam, lên án chế độ cộng sản, nêu lên tình cảnh đất nước hiện nay và kêu gọi người dân đứng lên chống lại chính quyền.

Chủ đề chính trị

Trước đây, Asia từng có các chủ đề mang tính chính trị như: Lá thư từ chiến trường, Xuân thanh bình, Xuân chinh chiến, Xuân tha hương, Anh không chết đâu anh, Tình khúc sau cuộc chiến-Nhạc vàng 30 năm, Hành trình tìm tự do, Nhớ Sài Gòn...

Asia cũng là hãng đã dàn dựng hai bài hát 'Anh là ai', 'Việt Nam tôi đâu' của nhạc sỹ Việt Khang – người bị chính quyền trong nước 'kết tội tuyên truyền chống Nhà nước' với hai bài hát nói trên.

Các sản phẩm của Asia bị chính quyền trong nước dán mác 'phản động' nhưng vẫn có thể được tìm thấy ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các số Asia trước đây vẫn có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng băng đĩa ở thành phố Hồ Chí Minh nếu khách hàng có yêu cầu dù chỉ là đĩa sao chép lậu.

Tuy nhiên, ít khi nào chính quyền ra lệnh kiểm soát chặt chẽ một sản phẩm băng đĩa như đối với đĩa số 71 này.

Một người kinh doanh băng đĩa ở thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC với điều kiện giấu tên cho biết rằng hiện nay đĩa Asia 71 vẫn chưa có mặt ở thành phố.

Tuy nhiên cũng theo người này thì hiện nay ông nhận được rất nhiều lời đặt hàng từ các khách hàng vì 'Hàng chưa có mà báo đăng (chửi) quá trời'.

by Lý Tưởng Người Việt

KC1

 

Những cú tát để đời

 

 

Thật độc đáo ở một người nghệ sĩ

Đọc bản tin, tôi trân quí vô cùng

Kim Chi, người dám ngẩn mặt lên để nêu ra những cảm nhận chung

Nguyễn Tấn Dũng tên tội đồ, kẻ phá hoại làm bần cùng đất nước.

 

Bộ chính trị, trung ương đảng...loài đi ngược

Là những tên làm đất nước nghèo hèn

Là sâu

Là giòi

Là quà quạ

Là kênh kênh hút máu dân đen

Là đồ tể, hung hãn với dân nhưng hèn với giặc!

 

Là cướp của, hiếp lớp người trong tay không tất sắt

Là khóa mồm bịt mắt toàn dân

Là tham ô

Là lãng phí, gây nợ chuốc nần

Đi bằng đầu gối…dạ dạ vâng vâng hùa theo quân xâm lược

Là ngông nghênh

Là mê quyền uy chức tước

Là hôn quân, bán nước cầu vinh

Làm lãnh đạo cả nước mà để dân và cả thế giới đều khinh

Ai phản đối thì cho âm binh trấn áp

Biển đảo núi sông thì tự ý quì dâng cống nạp

Kinh tế, xã hội, độc lập, chủ quyền… thì bá láp ngu đần

Những tệ hại thì trút lên đầu dân vô tội

Bao che băng đảng, dở trò cha truyền con nối

Lừa mị nhân dân, gian dối lộng hành

Tiệc tùng tưng bừng…uống máu hôi tanh

Dân phản đối thì răng nanh nuốt chửng.

 

Ba mươi bảy năm…hận căm chịu đựng

Kim Chi thay người dân làm nhân chứng cho đời

Bộ chính trị, một đám dở hơi

Ý dân quyết là ý trời đã phán

 

Người nghệ sĩ cương trực giáng cái tát vào mặt Nguyễn Tấn Dũng và toàn đảng.

 

Nguyên Thạch

 

by Lý Tưởng Người Việt

SAIGON (VB) -- Gần đây, chiều chiều một số người đang đi xe qua cầu Kiệu (quận Phú Nhuận) đã chợt dừng luôn trên cầu hoặc ngay dốc cầu, chỉ để xem… câu cá.
Chuyện tưởng như rất bình thường nhưng một vị lớn tuổi đã cười, giải thích: "Lạ chớ, không biết là đã mấy chục năm rồi tôi mới thấy người ta ra câu cá ở con kênh này". Thì ra, ở bờ kè đường Trường Sa phía dưới đang có khoảng chục người lố nhố thả cần câu nhựa xuống dòng nước kênh. Đám trẻ con và vài người đi bộ tập thể dục giờ này ở khu công viên tại đây cũng dừng bước, tì vào lan can bờ kè, hiếu kỳ chờ dân câu giựt cá.

cau ca kenh Nhieu Loc
Câu cá ở Kênh Nhiêu Lộc.(Photo VB)

Công trình cải tạo môi trường hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè è ạch kéo dài 7 - 8 năm qua (như vớt rác, vét lòng kênh, lọc nước thải sinh hoạt trước khi cho đổ xuống kênh…), nay xem ra cũng có kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Hiện nay, tuy vào lúc nước triều xuống cạn nước kênh ít nhiều vẫn còn mùi hôi, và lúc triều lên như giờ này, nước kênh vẫn còn sẩm màu, nghĩa là chưa có được "con kênh xanh xanh" hẳn hòi, nhưng nhìn xuống nước sát bờ kè, có thể thấy được vài đàn cá nhỏ lội tung tăng. Còn hỏi thăm mấy thanh niên đang câu cá thì họ vui vẻ chỉ cho xem mấy chú cá trê, cá trê Phi và cá lóc đang quẩy mình trong thùng nhựa rộngcá.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cai trị đất nước, duy trì chế độ độc tài đảng trị, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đàn áp những người yêu nước, bất đồng chính kiến, u mê với "tình hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng",… thì Việt Nam sẽ mất nước vào tay Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Đó là một cảnh báo mà nếu tìm hiểu, theo dõi diễn biến quan hệ Việt- Trung từ xưa đến nay, biết rõ thực chất các việc đã làm của chính quyền Trung Quốc với các nước khác, chứng kiến sự khiếp nhược hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam,… thì thấy cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác.

 
Nhưng mất nước kiểu gì?
 
Bị sáp nhập vào để trở thành như Tây Tạng, Tân Cương, một tỉnh của Trung Quốc hay một "kiểu nào" khác?
 
Thử tưởng tượng Việt Nam là khu tự trị của Trung Quốc: Khẩu hiệu "thách thức" thời gian "Nước CHXHCN Việt Nam muôn năm" vốn phổ biến nay sẽ không còn. Ông Trọng sẽ từ tổng bí thư "tụt xuống" làm bí thư khu ủy. Ông Dũng đang từ địa vị một thủ tướng "xuất sắc nhất châu Á" (tuy rằng bịp) giờ chỉ còn là một lãnh đạo của khu. 14 ông trong BCT không còn là "vua tập thể" nữa nên "sơ sảy"có thể mất "ghế" thậm chí mất đầu. Các bộ trưởng mà thời phong kiến gọi là các quan thượng thư là các đại thần giờ đây là giám đốc hoặc hơn một chút là tổng giám đốc.
 
Và cứ như vậy, một loạt các loại cán bộ cao cấp vốn có truyền thống thích oai, sĩ diện hão bỗng dưng đều bị "bớt oai" đi một bậc.
 
Hẳn là có tới 99% là không muốn như vậy. Nhưng có cái họ còn không muốn hơn đó là: Quyền lực giảm kéo theo số đặc quyền đặc lợi cũng giảm.
 
Chẳng còn những khoản béo bở như "chia chác" vốn vay ODA bằng tham nhũng tương tự vụ PMU18 hay hưởng "hoa hồng" kếch sù trong hợp đồng kiểu vụ in tiền Polime với Úc. Không được bán rừng đầu nguồn, bán tài nguyên trực tiếp cho nước ngoài. Không được… Chẳng còn… Dẫn tới mất đi nhiều nguồn để gia tăng số tài sản của họ cùng người thân, phe cánh.
 
Với người dân Việt Nam thì việc không chấp nhận Bắc thuộc đã thành truyền thống từ hàng ngàn năm kể từ khi lập quốc. Truyền thống đó đã giúp dân tộc Việt Nam dù phải sống cạnh một người láng giềng xấu tính luôn tìm cách xâm lược và đồng hóa, vẫn đứng vững, tồn tại. Do vậy chủ trương của Trung Quốc biến Việt Nam thành như Tây Tạng hoặc Tân Cương sẽ gặp phải sức kháng cự rất quyết liệt của nhân dân và có thể của cả chính quyền hèn nhát, nhu nhược. Không còn cách nào khác Trung Quốc phải phát động cuộc chiến. Đây là vấn đề không đơn giản vì Việt Nam là một nước có chủ quyền, là thành viên của liên hiệp quốc khác với Tây Tạng, Tân Cương ít được biết tới như một quốc gia độc lập. Hơn nữa Trung Quốc đang nuôi giấc mộng trở thành một siêu cường dưới vỏ bọc "trỗi dậy hòa bình" và cũng chưa thực sự tới thời điểm lột bỏ.
 
Chiến tranh Trung - Việt sẽ làm chậm tốc độ phát triển của Trung Quốc, bùng phát các bất ổn tiềm tàng trong nước. Các vụ bạo động, biểu tình ở các khu tự trị Tây Tạng, Tân cương cũng như các nơi khác ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây đều là những mồi lửa cho "cách mạng Hoa Lài" chỉ chờ châm ngòi.
 
Cũng có thể (dù là rất ít khả năng xảy ra) chiến tranh Trung - Việt giúp chính quyền cộng sản tỉnh ngộ trở về với dân tộc xây dựng một thể chế tự do dân chủ. Với thể chế này Việt Nam sẽ trở nên rất khó thôn tính, đồng thời có một nước tự do dân chủ sát nách sẽ là mối đe dọa với chế độ độc tài độc đảng ở Trung Quốc. Rõ ràng, để biến Việt Nam thành khu tự trị chính quyền Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất "đắt" (vì có khi dẫn tới sự sụp đổ của cả một chế độ). Đồng thời phải loại bỏ một chính quyền mà từ năm 1992 ngày càng trở nên hèn hạ, khiếp nhược và hầu như đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của họ.
 
Năm 1999 họ muốn lãnh thổ rộng ra thì có ngay hiệp ước phân định biên giới công nhận hàng chục cây số vuông biên giới, các địa danh quen biết như Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm,… từng là của Việt Nam nay đã thuộc Trung Quốc.
 
Cách đây vài năm, để tiêu thụ hàng giá rẻ nhưng độc hại Trung Quốc chỉ cần lệnh cho báo chí nhà nước của Việt Nam không được nêu thông tin trên.
 
Sợ mất lòng Trung Quốc báo, chí "lề đảng" chỉ dám gọi những tàu của họ đã đâm chìm tàu của ngư dân là "tàu lạ", tấm bia kỷ niệm chiến thắng cầu Khánh Khê năm 1979 cũng bị đục bỏ đi bốn chữ "Trung Quốc xâm lược", những hy sinh mất mát của quân dân trong cuộc chiến biên giới đã cố tình bị lãng quên trong thông tin của "lề đảng".
 
Khi họ không thích ở Việt Nam có những cuộc biểu tình phản đối là lập tức công an Việt Nam trấn áp những cuộc biểu tình đó "chu đáo" hơn bất kỳ một cuộc nào khác. Những người bày tỏ lòng yêu nước mà có liên quan tới phản đối Trung Quốc dù dưới bất kỳ hình thức nào: từ biểu tình, mang khẩu hiệu, viết báo,... thậm chí chỉ là ngồi nhà tọa kháng đều bị nhà nước Việt Nam nếu không sách nhiễu thì cũng vu cho một tội nào đó để bắt cho kỳ hết.
 
Khai thác bauxite ở trong nước có hại cho môi trường bị người dân phản đối, Trung Quốc chuyển sang khai thác ở Tây Nguyên Việt Nam liền được chính quyền cộng sản đón nhận coi là "chủ trương lớn"để thực thi.
 
Thấy nhà nước Trung Quốc thường xuyên đàn áp, bắt bớ những người luyện tập Pháp luân công lãnh đạo cộng sản Hà Nội dù chưa rõ lợi hại cũng trù dập, sách nhiễu họ.
 
Thác Bản Giốc thuộc chủ quyền Việt Nam, nay một nửa thác đã rơi vào tay Trung Quốc
 
Những năm gần đây sau hàng loạt hành động xâm lấn công khai, vi phạm chủ quyền biển như: bắn giết, bắt bớ ngư dân, cắt cáp tàu thăm dò của tàu Bình Minh, Viking trên hải phận của Việt Nam,... làm tình hình biển Đông ngày thêm căng thẳng, Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ đàm phán song phương không đưa ra quốc tế. Việt Nam luôn đáp ứng bằng lập trường trước sau như một "đàm phán song phương, không muốn bên thứ ba xen vào".
 
Mẫn cán, cúc cung, trung thành vượt xa bất kỳ một chính quyền địa phương nào của Trung Quốc.
 
Thật tình cờ các câu thơ sau của nhà thơ quá cố Tường Vân đã mô tả rất đúng.
 
"Bảo ra đường
Ra đường
Bảo nằm gầm giường
Nằm gầm giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im..."
 
Đây là kiểu chính quyền mà Bắc Kinh rất muốn có ở một nước chư hầu thuộc vùng "đệm" vì nó phục vụ tốt nhất cho giấc mộng siêu cường của đại hán. Do vậy trước mắt họ chưa cần biến Việt Nam trở thành khu tự trị hay tỉnh của Trung Quốc.
 
Việc Trung Quốc ngang nhiên, trắng trợn, ngày càng leo thang các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ngoài mục đích độc chiếm Biển Đông còn có một mục đích khác nữa. Đó là thực hiện một trong những bước cuối cùng để kiểm tra sự "mẫn cán, dễ bảo" của chính quyền cộng sản Việt Nam. Tuy rằng đã có những phản đối trên diễn đàn ngoại giao, những cuộc tập trận gần bờ của hải quân, mua sắm thêm vũ khí, tàu ngầm, lãnh đạo cao cấp thăm viếng các nước làm ra vẻ tìm đồng minh làm đối trọng với Trung Quốc,... Nhưng tựu trung kết quả của "bài kiểm tra" đó vẫn là hết sức khả quan với cả "giám khảo" lẫn "thí sinh" :
 
Việt Nam vẫn kiên quyết: "giải quyết các bất đồng bằng đàm phán song phương không muốn một bên thứ ba xen vào, không để biển Đông ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt-Trung, duy trì mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện trên tinh thần hữu nghị "4 tốt, 16 chữ vàng".
 
Vẫn nhất trí "quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực" sau những lần hội đàm giữa các thứ trưởng ngoại giao.
 
Gần đây bất chấp viêc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), cho in hàng loạt "hộ chiếu lưỡi bò", lại một lần nữa cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh trên hải phận của Việt nam, ra lệnh lục soát khám xét tàu thuyền trên biển Đông, trong cuộc gặp gỡ với phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn khẳng định "không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
 
Đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước để làm vừa lòng Bắc Kinh.
 
Vừa qua đại tá Trần Đăng Thanh tuy không chính danh nhưng đã chính thức truyền đi thông điệp về thái độ với Trung Quốc của chính quyền cộng sản: "Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa".
 
Dễ dàng hình dung ra tương lai của Việt Nam sau khi "bài kiểm tra cuối cùng" hoàn tất.
 
Về lãnh thổ: Ngoài các vùng đất biên giới, các địa danh quen thuộc, quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa đã mất sẽ mất thêm Biển Đông, các đảo còn lại ở Trường Sa.
 
Về chính trị: Tiếp tục duy trì chế độ độc tài độc đảng dập khuôn theo mô hình của Trung Quốc với một chính quyền tay sai mẫn cán như đã nói ở trên.
 
Về kinh tế: Hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường bóp chết các ngành sản xuất hàng hóa trong nước. Tài nguyên bị Trung Quốc khai thác cạn kiệt. Việt Nam trở thành nơi để Trung Quốc xuất khẩu các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Các yết hầu kinh tế của quốc gia đều do Trung Quốc nắm giữ điều hành.
 
Về ngoại giao: Với Trung Quốc thì triệt để tuân theo tinh thần hữu nghị 4 tốt 16 chữ vàng, với các nước khác thì "Trung Quốc thế nào Việt Nam như thế". Phương châm này đã thể hiện ngay từ đại hội đảng 11 là 14 ủy viên bộ chính trị không có nhân vật nào làm bộ trưởng bộ ngoại giao.
 
Về an ninh quốc phòng: Xây dựng ngành công an, quân đội chủ yếu để đối phó với bạo động, biểu tình của dân, các phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ. Hợp tác chiến lược toàn diện với quân đội Trung Quốc chỉ nhằm mục đích khi các vụ nổi dậy, biểu tình trong nước mà công an, quân đội không đàn áp, dập tắt được sẽ nhờ quân đội Trung Quốc can thiệp.
 
Về xã hội: Người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam gây hỗn loạn, làm đảo lộn mọi sinh hoạt, tập quán của người Việt. Đại bộ phận người Việt bị chèn ép, bị bần cùng hóa trở thành công dân hạng hai ngay trên tổ quốc của mình.
 
Và khi Trung Quốc đã đạt được giấc mộng là siêu cường của mình thì việc sáp nhập Việt Nam thành khu tự trị hay một tỉnh chỉ còn là thủ tục.
 
Phải chăng đó cũng là một kiểu mất nước.
 
1/2013
 
 
Trần Hoàng Lan
danlambaovn.blogspot.com