Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011 by LTSA


Từng tự hào ‘kỷ lục thế giới’

HÀ NỘI 20-5 (VNE) - “Con đường gốm sứ” là một bức tường nghệ thuật trang trí với gốm sứ và màu sắc tốn rất nhiều tiền để trình diễn với khách khứa, thiên hạ, nay đang long tróc và trở thành nơi phóng uế tự nhiên của người đi đường.

Tháng 10 năm 2010, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” - công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được khánh thành và nhận kỷ lục Guinness thế giới. (Hình: VNEpress)



Nhà cầm quyền Hà Nội đã vận động tổ chức Guiness công nhận “Con đường gốm sứ” là kỷ lục thế giới. Nay, chỉ hơn nửa năm, dân chúng Hà Nội dùng cái tường nhiều màu mè diêm dúa này vào nhiều thứ việc khác nhau.

Thật ra ngay từ trước khi khánh thành hồi tháng 10 năm ngoái, ngày 9 tháng 10 năm 2010, báo An Ninh Thủ Ðô đã viết là “Hàng ngày đi dọc con đường gốm sứ ven sông Hồng tôi vẫn bắt gặp nhiều người tiểu tiện bừa bãi. Nhiều đoạn đê khi bức tranh gốm vừa hoàn thiện chưa lâu và đẹp, sạch sẽ là vậy mà không ít người thiếu ý thức đã thường xuyên ‘tưới’ bậy bạ khiến cho môi trường ở những nơi này thật khủng khiếp khi mùi xú uế bốc lên nồng nặc.”

Theo thời gian, chuyện này càng tệ hại thêm. Từ phóng uế, làm chỗ để hàng, chỗ bán nước, trong khi tranh gốm sứ thì long tróc loang lổ, lỗ chỗ.

Ngày 20 tháng 5 VNExpress có một ký sự hình ảnh với một vài chữ nói “Không chỉ xuất hiện những vết nứt kéo dài, bức tranh gốm lớn nhất thế giới mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn bị bong tróc và được vá víu tạm bợ, khiến nhiều họa tiết trở nên lem nhem”.


Người đi đường đứng tiểu tiện ngay ở “Con Ðường Gốm Sứ”. (Hình: VNExpress)


Ðó là bức tường, dưới chân tường thì như kể ở trên.

Theo VNExpress “Con đường gốm sứ” dài gần 4,000 mét, với tổng diện tích là khoảng 7,000 m2. Bức tranh do 20 nghệ sĩ Việt Nam, 15 nghệ sĩ quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân và thợ thủ công thực hiện, mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Ðậu, Phù Lãng, Bình Dương, Ðồng Nai, Vĩnh Long, Ninh Thuận...”

Tin không chính thức cho biết tốn kém lên tới 17 tỉ đồng. Nhiều người từng kêu sao không dùng số tiền này cứu trợ nạn nhân bão lụt xảy ra liên miên mỗi năm.

Còn ở khu vực chợ Long Biên, bức tranh gốm bị dùng làm kho hàng hóa... (Hình: VNExpress)



Vẫn theo VNExpress, mới đây nhất, UBND thành phố Hà Nội “đã ban hành quy định nghiêm cấm các hành vi xâm hại, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị tại khu vực công trình ‘Con đường gốm sứ’. Các cơ quan chức năng phải bảo vệ, tu bổ, thường xuyên dọn vệ sinh, chiếu sáng, làm sạch đẹp khu vực công trình.”

Nhưng lệnh chẳng ai nghe.
by LTSA

PARIS (PTTPGQT) - Nhà cầm quyền Việt Nam tại nhiều nơi đã ngang nhiên cấm chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tổ chức lễ Phật Ðản cũng như hành hung tín đồ, kể cả cụ già.

Ông Hoàn, dân phòng, người mặc áo trắng (giữa), hành hung Phật tử và đánh ngã thân mẫu Ðại Ðức Thích Từ Giáo. (Hình: IBIB)


Theo bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế trụ sở tại Paris, UBND phường Bình Hiên, Ðà Nẵng đã cấm Hòa Thượng Thích Thanh Quang tại chùa Giác Minh cử hành lễ Phật Ðản theo nghi thức truyền thống của GHPGVNTN. Tương tự, chùa An Cư thuộc quận Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng của Ðại Ðức Thích Thiện Phúc, hôm 17 tháng 5, ngày Rằm Phật Ðản cũng bị cấm.

Cả hai chùa bị công an canh gác cẩn mật, nội bất xuất ngoại bất nhập.

“Tất cả chư Tăng Ni, Phật tử sinh hoạt lâu nay ở chùa Giác Minh đều bị quản thúc tại gia trong ngày Phật Ðản. Công an bao vây quanh chùa đuổi đi hay bắt về đồn những ai tìm cách xông vào chùa dự lễ Phật Ðản, như trường hợp sư cô Thích Nữ Ðồng Tâm và nhiều huynh trưởng hay đoàn sinh Gia Ðình Phật Tử.” Bản tin của PTTPGQT viết. “Trong cuộc xô xát với công an cấm không cho Ðại Ðức Thích Thiện Phúc về chùa Giác Minh dự lễ, đại đức đã bất tỉnh và hiện nay không biết hoàn cảnh sức khỏe ra sao.”

Theo PTTPGQT, các cuộc đàn áp thường ngăn cấm chùa Giác Minh cử hành lễ Phật Ðản vẫn tiếp diễn trong năm nay. Chùa cũng là trụ sở của Ban Ðại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Nam-Ðà Nẵng và Tổng Vụ Thanh Niên, Viện Hóa Ðạo.

Trong khi đó, tại Quảng Trị, chùa Phước Huệ do Ðại Ðức Thích Từ Giáo trú trì cũng bị sách nhiễu sau ngày Phật Ðản.

Bản tin cho biết, vào lúc 15 giờ ngày 19 tháng 5, một nhóm gồm nhiều viên chức các cấp từ phường tới thành phố của thị trấn Ðông Hà cùng một nhóm người khác không rõ tên xâm nhập vào tận phòng khách của Tăng chúng.

“Sự xâm nhập ồn ào, vô trật tự đã biến nơi thanh tịnh trở thành hội trường vận động bầu cử. Tăng chúng cùng quý đạo hữu tìm cách giải thích và mời họ ra khỏi chùa trả lại sự tôn nghiêm nơi chư Tăng tu học. Thay vì chấp hành lời thỉnh cầu, nhóm người này lại dùng vũ lực và những lời thóa mạ chư Tăng. Ông Hoàn, dân phòng, đánh một cụ già làm công quả trong chùa ngã trên sân trước sự chứng kiến của đạo hữu Lê Văn Nhỏ và anh Nguyễn Tưởng cùng đông đảo bà con.

Bà cụ nạn nhân là mẹ của đại đức trụ trì.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp khốc liệt suốt nhiều chục năm qua. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, quyền viện trưởng Viện Tăng Thống kiêm viện trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN bị cô lập và quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Phú Nhuận. Tất cả khách thăm viếng, dù là các dân biểu nghị sĩ Tây phương cũng thường bị cản trở khi muốn thăm ngài, có thể cả hành hung.

Nhân dịp đại lễ Phật Ðản năm nay, HT Quảng Ðộ gửi bản thông điệp nói rằng: “Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Ðã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạo lực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Ðường Phật 2555 năm trước.”
by LTSA

Một công ty môi giới lấy chồng ngoại quốc của cộng sản Việt Nam tập trung 193 cô gái tại khách sạn Thái Bình ở Saigòn và bắt tất cả các cô này cởi trần truồng để cho khoảng chục ngưòi đàn ông nước Nam Hàn (xin chớ lầm với Bắc Hàn nơi dân chúng sống dưới chế độ cộng sản khổ như chó) xem kỹ thân thể của từng cô, và tuỳ theo sở thích mà họ chọn.

Đây là một hình thức đê tiện nhất mà chế độ cộng sản Việt Nam đã dung dưỡng đám thuộc cấp cùng những tên khốn kiếp vốn dựa vào cái đảng cộng sản bất nhân để mà tha hồ thao túng, bán đảo, bán biển như tên thủ tướng kinh niên vô tích sự Phạm Văn Đồng, và bây giờ lại bán con gái Việt Nam sang nước ngoài. Nói theo lối bình dân học vụ thô tục thì chúng đã bán “lồn” con gái Việt Nam cho người nước ngoài. Không biết tên Hồ tặc ở dưới âm phủ còn có nhớ câu y tuyên bố là “đánh thắng giặc Mỹ” thì y sẽ “xây dựng đất nước gấp mười ngày xưa” hay không? Thì ra đánh thắng “giặc Mỹ” và “Nguỵ” xong không phải để xây dựng gấp mười ngày xưa mà chỉ là màn giáo đầu trong công cuộc san bằng mọi chống đối nếu có thể để cho Hồ và bộ hạ của y tha hồ “múa gậy vườn hoang” trong công cuộc xây dựng một đội ngũ ăn cướp chuyên làm những chuyện hại dân, hại nước, chuyện bất lương, chuyện tán tận lương tâm, mà chuyện bán con gái Việt Nam ra nước ngoài chỉ là một trong muôn ngàn chuyện khốn nạn do đảng cộng sản Việt Nam gây ra.

Khổng Tử đã dậy là dùng tiếng thanh tao thay cho tiếng thô lỗ tục tằn, nhưng ở đây đối với bọn cộng sản Việt Nam, bọn sâu bọ này, bọn “lòng tong cá chốt”, bọn đại vô liêm sỉ, bọn bất nhân bất nghĩa, bọn dơ dáy nhất trong lịch sử dân tộc về hùa với chúng, thì thiết tưởng quý vị cũng thông cảm cho kẻ hèn này khi đã phải xử dụng loại ngôn ngữ hàng tôm hàng cá đối với chúng.
Những mong lấy được chồng Hàn
Nào ngờ cái số gian nan thế vầy
Bắt em cởi cả quần này
Để xem “nhất thốn thổ” đầy hay vơi

***

Những mong lấy được chồng Hàn
Ai ngờ chúng bắt cởi toang thế này
Để xem “của quý” mỏng dầy
Để xem “cá diếc” béo, gầy, nhỏ, to

***
Những mong lấy được chồng Hàn
Ai dè chúng bắt hở hang thế này
Đòi xem “của quý” mỏng dầy
Đòi xem cá diếc, béo, gầy, chàng xơi
Trời ơi, mắc cỡ quá thôi
Muốn chồng đành phải đem “phơi” cái “l”


Những mong lấy được chồng Hàn
Ai dè chúng bắt cởi toang thế này
Để xem vú với lồn này
Để xem “khách” thích cái dầy cái to
Để xem cái ốm cái no
Cái dài, cái ngắn, tròn vo, căng, mềm
Để xem mông, háng của em
Thằng nào nó thích chọn liền, còn không
Ở nhà mẹ ngóng cha trông
Mong con có được tấm chồng phương xa
Để mong có chút “đô la”
Giúp cho cha mẹ vượt qua khổ nàn
Nhưng mà sao quá gian nan
Gặp toàn những chuyện thế gian chẳng ngờ
Việt Nam độc lập, ơ hơ
Tự do, hạnh phúc, phơi “lờ” người xem
Bác ơi, Đảng ới, chúng em
Nhét cha đầu “Bác” vào trôn em này

*****

Thằng Hồ làm khổ dân ta
Nên bà tốc váy chửi cha thằng Hồ
Chưa xong! Còn đái ngập mồ
Cho xương nó thấm cái đồ thối khai
Độc lập mà phải ăn khoai
Bo bo sắn lát ăn hoài gẫy răng
Chỉ còn có nước mang thân
Sang Hàn làm vợ kiếm ăn nhờ “lồn!!”
Hồ ơi mày học thằng xồm
Hại dân, hại nước, lời đồn chẳng ngoa.
Mày sang đến tận nước Nga
Vác về thùng cứt “trây” nhà Việt Nam.
Mày thằng cẩu tặc Việt Gian
Độc Lập, Hạnh Phúc, bẽ bàng như ri!

Giang Hồ Nữ Quái.

Chú thích: Hàn tức là Hàn Quốc, Nam Hàn hay Đại Hàn, hay Nam Triều Tiên.
CÔ GÁI VIỆT TRẦN TRUỒNG CHO ĐÀN ÔNG NAM HÀN & TRUNG CỘNG TUYỂN VỢ
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011 by LTSA

Sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Tầu giữa tổng thống Hoakỳ Barack Obama và Hồ Cẩm Đào chủ tịch Tầucộng tại Hoa Thịnh Đốn từ 19 đến 21/01/2011, nhằm củng cố quan hệ Mỹ, Tầu vượt khỏi những ‘thăng trầm của chính trị’ thì pho tượng đức Khổng Tử cao 9.5m nặng 17 tấn được dựng trước Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Thiên An Môn Bắckinh vào đầu tháng Giêng năm nay, cho phù hợp với chủ trương ‘phát triển hài hòa’ của Hồ Cẩm Đào, bất ngờ đã biến mất trong đêm 22/04/2011. Kể từ năm 2004, Trungcộng đã mở cửa 300 Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Đối với quốc tế thì Trungcộng chứng tỏ, đây là lấy tinh thần ‘nhân ái trung dung’ của Khổng Tử để hóa giải chủ trương “kết hợp gữa Karl Marx và Tần Thủy Hoàng’ của Mao Trạch Đông. Trong hội nghị Bắc Đới Hà tháng 08/1958, họ Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể nói tới dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng”. Từ đó Trungcộng hết sức trung thành với chủ trương trên. Dù thời Đặng Tiểu Bình chủ trương đổi mới kinh tế, nhưng về chính trị vẫn không thay đổi.

Đối với người Trung Hoa thì Trungcộng chủ trương mị dân, đề cao tinh thần dân tộc độc tôn theo truyền thống của Đế Quốc Đại Hán, để cho dân chúng Trungghoa thỏa mãn tự ái dân tộc của các đấng ‘Con Trời’, quên đi cảnh đảng cộng sản Trunghoa cha truyền con nối, cấu kết với tư bản ngoại quốc, cỡi đầu, bóp cổ, bóc lột toàn dân. Vì khởi đi từ Hán Vũ Đế - 140-87 trước Tây Lịch, nhà Hán đã dùng Khổng Giáo làm phương tiện để truyền bá thuyết ‘chính danh: “Quân-thần, phụ-tử, phu-phụ” tạo thành nề nếp trật tự đẳng cấp xã hội và cơ chế tổ chức chính trị công quyền, mở rộng Đế Quốc Đại Hán, theo chế độ “quân chủ trung ương tập quyền” ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cõi Á Đông. Nay Hồ Cẩm Đào muốn dùng ảnh hưởng sẵn có đó của Khổng Giáo trong văn hóa Đông Phương, phối hợp với nền kinh tế đang lên, và sức mạnh quân sự hùng hậu để xây dựng ‘ thế bá chủ’ của Tầucộng trong khu vực Á Châu, đủ sức đương đầu, với hy vọng lấn vượt vị thế siêu cường Hoakỳ. Thế nhưng, ngày 22/07/2009 trước khi vào họp hội nghị Asean ở Tháilan, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton bỗng tuyên bố: “Hoakỳ đã trở lại châu Á, sẵn sàng tái tục và cũng cố quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”. Ngày 15/11/2009, tổng thống Mỹ Barack Obama gặp 10 nguyên thủ Assean, hai phía đã mở rộng và thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và Asean.

Từ đầu năm 2010 bang giao Mỹ, Tầu rẽ sang khúc ngoặt mới đầy sóng gió. Qua việc Mỹ quyết định tái tục bán vũ khi cho Đàiloan. Ngày 30/01/2010 bộ ngoại giao Mỹ ra thông báo: “Việc bán vũ khí sẽ góp phần cho an ninh và ổn định giữa Đàiloan và Trungquốc”. Lập tức Bắckinh phản pháo: “Sẽ ngưng trao đổi quốc phòng với Washington, xem xét lại việc hợp tác nhiều lãnh vực quan trọng, và cấm vận các công ty vũ khí của Mỹ”. Kể từ đó Trungcộng tăng cường hải lực nhằm thôn tính trọn biển Đông, đồng thời áp lực bọn Việtcộng tay sai Trungcộng phải trao quyền kiểm soát quân sự ở Hoàngsa, Trườngsa cho Trungcộng. Ngày 25/04/2010 Trungcộng bắt đầu tuần tra thường xuyên khu vực này. Hai quan chức Mỹ là Jeffrey Bader và James Steinberg giải thích: “Biển Đông nay là một trong các quan tâm chủ đạo về chủ quyền của Trungquốc bên cạch Tâytạng và Đàiloan”. Từ đấy Trungcộng mặc sức tung hoành, chiếm trên 80% diện tích vẽ thành hình ‘lưỡi bò’ trên biển Đông. An ninh không những toàn vùng Đông Nam Á lâm nguy, mà ngay an ninh của Nhậtbản cũng bị đe dọa. Ngày 05/06/2010, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố: “Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia chia sẻ nó, mà còn cho tất cả các nước quan tâm kinh tế, an ninh ở khu vực Châu Á Thái bình dương”. “Quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn chật với khu vực này”. “Nước Mỹ đang và sẽ luôn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”. Trong Diễn Đàn Hợp Tác An Ninh ASEAN họp tại Hànội ngày 23/07/2010, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Vì quyền lợi của quốc gia, Hoakỳ mong muốn thấy các quốc gia liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàngsa và Trườngsa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn hòa, tôn trọng các điều khỏan ghi trong công ước lãnh hải do LHQ soạn thảo”. Từ đấy các nước Á châu có khuynh hướng dựa vào Mỹ chống lại Tầu.

Trong khi đó, giới tài chánh quốc tế cố thổi nền kinh tế Trungquốc vượt lên trên Nhậtbản, và mới đây, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF công bố một dự báo đến năm 2016 sản lượng kinh tế Trungquốc sẽ vượt nước Mỹ. Đến như vậy thì giới lãnh đạo Trungcộng vốn thuộc truyền thống chính trị ‘mưu lược’ đệ tử của Tôn Tử với châm ngôn: “Biết người, biết mình”, phải hiễu rằng: Thế lực Tài Chánh Quốc Tế đang đẩy Trungquốc vào thế hứng chịu cuộc “Đại Chiến Thế Giới mới”, như giới tài phiệt quốc tế nhờ tay chính quyền Mỹ đã tiếp sức cho Hitler phục hồi kinh tế nước Đức năm 1933, đến năm 1939 Hitler phát động Đệ Nhị Thế Chiến. Mà trong thực chất và thực lực thì Trungcộng chỉ đủ sức hù doạ thiên hạ để được đứng ngang tầm với Mỹ mà thôi. Chính vì vậy, nên Trungcộng phải xuống nước. Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược giữa Hoakỳ và Trungquốc lần thứ 3 khai mạc ngày 09/05/2011, hồ sơ nhân quyền vẫn là mối bất hoà sâu đậm giữa 2 nước. Trong cuộc gặp giữa tổng thống Obama, hay cuộc họp với ngoại trưởng Clinton thì phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn và cố vấn Đới Bỉnh Quốc của Trungcộng dẫn đầu cũng bị phê bình mạnh mẽ về thái độ thiếu tôn trọng nhân quyền. Trên tờ The Atlantic bà Clinton tuyên bố: “Trungquốc đang tìm cách ngăn chặn lịch sử, một hành động vô ích của kẻ ngu xuẩn”. Thế nhưng Trungcộng lần đầu tiên đã cho một phái đoàn quân đội do tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, ngày 15/05/2011 chính thức viếng thăm Mỹ, họ sẽ tiếp xúc với hầu hết giới chức quốc phòng Mỹ, và thăm các căn cứ quân sự Hoakỳ. Với hy vọng ‘thể chế hoá’ quan hệ giữa 2 quân đội.

Xem ra 2 bên Mỹ và Tầu đang xích lại gần nhau hơn. Trong khi đó thì Trungcộng vẫn muốn nuốt cả Áchâu. Quyết liệt nắm chắc bọn cầm đầu Việtcộng, ép phải nhượng Hoàngsa, Trườngsa cho Tầu, phải để mặc cho Tầucộng tiêu diệt nguồn sống của dân tộc Việtnam. Cấm đánh cá ngoài biển, khai thác bauxit phá nát cao nguyên, thuê đất rừng phá hoại môi trường, xả chất thải làm chết sông Hồng, xây nhiều đập thượng nguồn để ngăn giòng nước Cửu Long làm chết vựa lúa đang xuất cảng gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Tràn người sang nhằm đồng hoá dân Việt…Trungcộng đang là động lực chia rẽ khối ASEAN. Chen chân vào gây xung đột giữa Ấnđộ và Pakistan. Phá vỡ thế liên hoàn giữa Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, NamHàn và ASEAN vốn có chủ trương Dân Chủ Hoá và phát triển toàn vùng, nhằm ngăn bành trướng Trungcộng. Để chống lại với chủ trương ‘nhượng bộ Mỹ nhằm phá chiến lược Mỹ của Trungcộng’ nêu trên, không thể làm khác hơn là phải có những biến cố ngoạn mục tại Áchâu, mà nơi đáng chọn đầu tiên không đâu khác vẫn là Việtnam. LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 17/05/2011.
by LTSA

LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC

P.O. Box 6005, Torrance, CA 90504, USA

187 The Horsley Drive, Fairfield, NSW 2165, AUSTRALIA

Website: www.lldtcntq.org – Email: vpll.llcq@gmail.com



THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 19 tháng 5 năm 2011

về

Trang Nhà của Đài Phát Thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Bị Phá Hoại



Ngay sau khi Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (ĐLSN) phát chương trình hôm nay, ngày 19 tháng 5 năm 2011 với chủ đề đặc biệt "Ngày sinh Hồ Chí Minh", trang nhà của Đài đã bị phá, không còn có thể truy cập để nghe buổi phát thanh qua Internet.

Trong buổi phát thanh này, sau phần tin tức thường lệ, Đài ĐLSN đã phát bài phỏng vấn Linh mục Nguyễn Hữu Lễ về cuốn phim tài liệu "Sự Thật về Hồ Chí Minh" trình bày ý nghĩa và tác dụng của cuốn phim trong việc giải bày các sự kiện lịch sử Việt Nam. Kết thúc là bài quan điểm "Huyền thoại và sự thật" nói lên tệ nạn sùng bái lãnh tụ trong các chế độ CS.

Ngay sau khi buổi phát thanh chấm dứt, vào lúc 10 giờ tối, giờ Việt Nam, tức 8 giờ sáng tại California, Hoa Kỳ, ngày 19 tháng 5, website của Đài tại địa chỉ http://www.radiodaploisongnui.org/ đã bị phá hoại, không thể vào để nghe các buổi phát thanh hoặc đọc các tài liệu.

Ban Kỹ Thuật của Đài đã cấp thời thiết lập và nối kết Đài vào các địa chỉ sau để thính giả có thể truy cập: http://www.radiodaploisongnui.com/, và http://www.lldtcntq.org/. Các buổi phát thanh của Đài cũng được website thân hữu Đối Thoại loan tải, địa chỉ http://www.webdoithoai.net/.

Đài ĐLSN do LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC (LLCQ) thực hiện, phát thanh mỗi đêm về Việt Nam, từ 9 giờ 30 đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam, tức 7 giờ 30 đến 8 giờ sáng cùng ngày tại Los Angeles, Hoa Kỳ, trên làn sóng trung bình (AM), tần số 1503 kí lô chu kỳ (kHz). Đài BBC Luân Đôn đã từng phát trên tần số này, nhưng đã ngưng hoạt động từ cuối tháng 3 năm nay. Buổi phát thanh đầu tiên của Đài được phát vào ngày Chúa Nhật, 15 tháng 5, 2011.

Nhân dịp này, LLCQ kêu gọi các cơ quan truyền thông, các hội đoàn, và quý thính giả giúp quảng bá Đài phát thanh ĐLSN để tiếng nói của Sự Thật được lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi khắp nơi .

Muốn biết thêm chi tiết về Đài, xin liên lạc ông Ngô Quốc Sĩ, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ, Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương, kiêm Giám đốc Đài phát thanh ĐLSN, địa chỉ: PO Box 612882, San Jose, CA 95161, USA, email: lienlac.dlsn@gmail.com, điện thoại: (408)663-9860.
by LTSA

HÀ NỘI (LÐ) - Sau cái chết của một phụ nữ nâng ngực mới đây, hầu hết thẩm mỹ viện tại Hà Nội gỡ bớt bảng quảng cáo treo dán đầy đường. Theo báo Lao Ðộng, đó là chiêu “rút vào hoạt động bí mật” của hàng chục cơ sở làm đẹp tại thành phố này.


Chỉ mấy ngày trước đó, các cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội chi chít những bảng quảng cáo “nâng ngực, hút mỡ bụng, mỡ đùi, căng da đùi, nâng mũi, nâng mông...” một cách công khai. Ðúng ra, họ chỉ được phép cắt mí mắt, xăm môi, xăm mí mắt.


Các bảng quảng cáo công khai này thu hút một số quý bà đến để làm đẹp mà không biết nguy hiểm đang chực chờ.


Ca tử vong mới đây nhất xảy ra tại phòng phẫu thuật thẩm mỹ ở đường GP, Hà Nội của Bác Sĩ Phạm Văn Ái hôm 30 tháng 4. Nạn nhân là một phụ nữ khỏe mạnh tên Bùi BL. Sau khi được cắt mi mắt, bà BL quyết định nâng ngực và chết vì bị sốc.


Cũng theo báo Lao Ðộng, để tránh cuộc bố ráp của chính quyền Hà Nội có thể diễn ra trong thời gian tới, tất cả các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ lập tức tháo gỡ bảng quảng cáo dán, dựng công khai trên lề đường. Có cơ sở gỡ bỏ cả trang web trên mạng. Thay vào đó, họ thành lập các “văn phòng cố vấn” cho quý bà muốn tìm hiểu về việc có nên giải phẫu “phức tạp hơn” như hút mỡ bụng, nâng ngực... hay không.


Báo Lao Ðộng cho rằng đó là thủ thuật tránh né để không bị phạm luật của các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ. Ðàng sau, nhân viên của họ vẫn mời mọc quý bà vào sâu bên trong cơ sở để phẫu thuật ngực, mũi...


Có cơ sở còn giải thích rằng họ gỡ bảng quảng cáo xuống để chuẩn bị “nâng cấp hoạt động cho hiện đại trở lại, chứ không dừng hoạt động giải phẫu thẩm mỹ cho những ai muốn làm đẹp ‘phức tạp.’”


Một vài cơ sở khác còn khoe có một danh sách bác sĩ có uy tín, tốt nghiệp các khoa thẩm mỹ thuộc các trường đại học ở Mỹ, Nam Hàn giúp quý bà “mở rộng vòng một, làm thon vòng hai” mà không hề gây đau đớn, cũng bảo đảm không biến chứng...”


Ðược biết các loại giải phẫu nâng ngực, hút mỡ bụng có giá từ 2,500 đến 4,000 Mỹ kim. Rất nhiều quý bà ở hải ngoại cho rằng đây là “giá hời” nên thi nhau về Việt Nam nâng ngực, sửa mũi, hút mỡ bụng, căng mông... Khổ nỗi, khách hàng không thể nào phân biệt được đâu là nơi an toàn, đâu là chỗ rủi ro.


Trong khi đó, cơ sở giải phẫu thẩm mỹ đầy dẫy, hoạt động hầu như công khai trước mũi chính quyền địa phương bất chấp nguy hiểm gây ra cho khách hàng. (PL)
by LTSA




Quả dừa nặng tới 9kg




Quả dừa này to gấp 3 - 4 lần so với những quả dừa bình thường, chứa trung bình 2,5 - 3,5 lít nước dừa.



Chủ nhân của quả dừa khổng lồ này là ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Xóm Chòi, xã Kế An, huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Theo ông Trung, đây là giống dừa Bị, cây dừa Bị này do cha mẹ ông trồng từ hơn 20 năm trước.

2. Củ khoai có hình dáng kì lạ ở Cà Mau




Không những có hình thù kỳ lạ, củ khoai này còn nặng tới... 25kg. Đã có rất nhiều người tới chiêm ngưỡng củ khoai độc đáo này và nhiều người đã liên tưởng nó đến vô số các hình dáng khác nhau ví dụ như là bàn tay hay thậm chí là bông sen mang tới điềm lành.

Thực chất đây chỉ là một củ khoai rất bình thường, do được trồng trong vùng đất giàu phân, thích nghi với loại cây có củ như khoai nên mới phát triển hơn mức bình thường mà thôi.

3. Quả đu đủ hình con thỏ ở Quảng Ngãi






Quả đu đủ này thuộc sở hữu của bác Nguyễn Vang (71 tuổi) ở thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. Đây chỉ là một trong số những quả đu đủ hình "con thỏ" trong lứa đầu tiên của cây đu đủ bác Vang mới trồng mà thôi.

Tuy nhiên, trong lứa đu đủ đó cũng có vài quả hình dạng bình thường. Từ khi biết tin về quả đu đủ lạ kì, rất nhiều người dân trong thôn và vùng lân cận đã rủ nhau đến xem quả đu đủ hình con thỏ này.

4. Buồng chuối kì lạ 200 nải, dài đến 3m






Cây chuối trên được ông Nguyễn Mai mua ở tính Bến Tre, được trồng khoảng tháng 3/2009 đến tháng 6/2010 thì bắt đầu trổ buồng.

Đến nay buồng chuối dài hơn 3m, có khoảng 200 nải, mỗi nải có từ 15 - 30 quả. Trong đó có gần 1/2 số nải có quả to bằng ngón chân cái, dài từ 7 - 10cm, số còn lại thì nhỏ bằng ngón tay trỏ. Do buồng quá dài và nặng nên ông Mai đã dùng tre chống ở xung quanh thân cho cây chuối khỏi ngã.

5. Củ khoai có hình đài sen






Sáng 22/4/2011, trong khi thu hoạch khoai, chị Phạm Thị Ngọc Anh (đường Tô Hiến Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã đào được của khoai có hình dáng giống một bông hoa sen.

6. Củ khoai hình bàn tay




Ông Đặng Văn Huấn trú tại xóm 2, xã Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), trong lúc làm vườn đã phát hiện củ khoai vạc có kích thước và trọng lượng lớn khổng lồ. Củ khoai nặng 11,5kg này nhìn rất giống hình bàn tay.

7. Bắp ngô trổ bông hình thù kỳ lạ




Bắp ngô có hình thù kỳ lạ này được phát hiện tại ruộng ngô của gia đình ông Đoàn Văn Thân ở Nghệ An. Thay vì kết hạt bình thường, bắp ngô này ra hạt có hình dạng rất kỳ lạ giống như những quả chuối, mỗi hạt dài khoảng 5 - 6cm, có màu xanh xám nhạt, xốp; các hạt còn lại trông nhỏ hơn một chút nhưng lại giống như những cây đang nhú mầm.

8. Cây đu đủ “treo” quả bằng dây




Cây đu đủ ở Quảng Nam này được trồng bình thường, tuy nhiên, khi lớn, nó chia làm 2 nhánh. Điều đặc biệt hơn là khi ra trái không gắn với thân mà vươn ra một dây dài từ 0,5 - 1m, lủng lẳng trái rất lạ mắt. Hiện cây đu đủ ra trái đều đặn, mỗi mùa hơn 100 trái và ra thường xuyên, trái chín và ngọt.
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011 by LTSA

Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ chỉ trích...

HANOI (VB) -- Đảng CSVN thú nhận rằng “suy thoái về đạo đức phẩm chất” đã lan rộng trong giới cán bộ đảng viên, kể cả trong cấp Trung ương, thiếu “năng lực, trình độ và phẩm chất,” và vì tiêu cực đã phổ biến, nên niềm tin của dân đốâi với Đảng CSVN “bị giảm sút nghiêm trọng,” trong khi đó, nội bộ Đảng CSVN “bị phân hoá, bè phái, cục bộ, quan liêu.”

Đặc biệt chú ý trong bài viết là lời đánh giá “chưa biết điều gì sẽ xảy ra đối với Đảng ta.”

Lời tiết lộ hiếm hoi này đăng trên báo Người Cao Tuổi, nằm trong bài bình luận nhan đề “Đảng ta đông mà không mạnh” của ông Nguyễn Đình Hương, được giới thiệu là “Nguyên Uỷ viên TW Đảng, Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.”

Bài viết của ông Hương trên tờ Người Cao Tuổi có những lời nói thẳng thắn về tình hình nội bộ Đảng CSVN, trích như sau:

“Đảng ta đông mà không mạnh

Đại hội Đảng lần thứ XI diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra nhiều vấn đề phức tạp, trong nước đã trải qua 25 năm đổi mới, tuy đạt được những thành tựu quan trọng đáng khích lệ, song còn nhiều thử thách phải vượt qua.

Công tác tổ chức và cán bộ đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, giữa tích cực và tiêu cực đang tác động đan xen, nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá đúng thực trạng tình hình nội bộ Đảng thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra đối với Đảng ta...(...)

Hiện nay, Đảng ta đang đứng trước 3 thử thách.

1.Tình hình suy thoái về đạo đức phẩm chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ngày càng sa sút nghiêm trọng, không chỉ là trường hợp cá biệt ở một địa phương, một ngành mà mang tính phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, cả địa phương và cả cấp Trung ương. Đảng ta đông mà không mạnh là như vậy.

2. Do tình hình tiêu cực trong nội bộ Đảng đang ngày càng diễn ra mang tính phổ biến, phức tạp, dẫn đến niềm tin của đảng viên chân chính và nhân dân đối với Đảng đang bị giảm sút nghiêm trọng.

3. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, kể cả trong đội ngũ cán bộ đương chức đang bị phân hoá, bè phái, cục bộ, quan liêu, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là: Do công tác sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ chủ chốt chưa được sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tổ chức cấp trên đề bạt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả đức và tài vào cấp ủy, giao trọng trách lớn trong bộ máy quản lí Nhà nước, nhưng không tương xứng về năng lực, trình độ và phẩm chất, nhân cách...(...)

Bài học từ thực tế của các Đại hội Đảng trước đây cho thấy, việc chọn lựa cán bộ tham gia vào cấp uỷ phải bảo đảm thực sự dân chủ, lắng nghe tiếng nói nhiều chiều, kể cả những ý kiến của quần chúng, của cán bộ lão thành, tránh tình cảm cá nhân, áp đặt để đưa cả con, cháu mình không đủ tiêu chuẩn vào cấp uỷ (đứng đầu ở địa phương, ở ngành Trung ương), hình thành một bộ phận cán bộ nhu nhược không dám đấu tranh, không có chính kiến, kiến thức kém, năng lực yếu, thiếu trí tuệ, nói nhiều làm ít, lợi dụng chức quyền để vụ lợi, làm giàu cho cá nhân, gia đình, cho vợ con mình...”(hết trích)

Cũng cần nhắc rằng, tuy từng nắm những chuưc vụ lớn trong Đảng, tiếng nói của ông Nguyễn Đình Hương không được lắng nghe bao nhiêu.

Trên tờ Tuần Việt Nam năm ngoáí, có ghi lời ông Hương bàn về việc nhân sự của Đại hội Đảng XI, và đòi hỏi phải bầu trực tiếp chức Tổng bí thư Đảng, hiểu ngầm là để khỏi xảy ra kiểu “móc nối, sắp xếp, chia phần,” nhưng kết quả là chẳng ai nghe lời ông.

Bản tin “Vua Hùng sợ ngày giỗ của mình và “đội ơn ông Nghị” ở... Hà Nội” lúc đó có ghi: “Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó ban tổ chức Trung ương có ý kiến về việc Đại hội bầu trực tiếp Tổng bí thư: Dân chủ, không áp đặt, không cơ cấu vùng miền. Đây có lẽ là phương án tối ưu và đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của nhân sự hiện nay.”
by LTSA

ừng Phật đản năm 2011 (Phật lịch 2555), vào tối 16-5, gần 30 chiếc xe hoa có chung chủ đề Phật giáo của một số chùa lớn, các ban đại diện Phật tử địa phương, hội từ thiện… thuộc các quận, huyện của Sài Gòn đã diễu hành trên các ngã đường của thành phố. Tất cả xe hoa tập trung tại công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp), lộ trình diễn hành là qua một số đại lộ và giải tán trước văn phòng Thành hội Phật giáo TP Sài Gòn (Tổ đình Ấn Quang - quận 10). Bằng nhiều kiểu khác nhau, các xe hoa đều được trang hoàng lộng lẫy. Tiếc là do xuất phát vào giờ cao điểm chiều tối, đoàn xe hoa, xe lân chỉ có thể di chuyển giữa dòng xe cộ dày như mắc cữi một cách chậm chạp, lựng khựng, khi đi khi dừng… nên đã xảy ra kẹt xe, ùn tắc lâu nhất là ở khu ngã tư Hoàng Minh Giám - Phổ Quang (gần cổng chùa Phổ Quang). (Photo VB)
by LTSA

San Jose (VietPress USA): Chùa Bảo Phước thuộc Văn Phòng II Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, sẽ tổ chức Đại Lễ Mừng Phật Đản 2635 và Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Ngôi Đại Hùng Bảo Điện Chùa Bảo Phước vào lúc 10:00am sáng Chủ Nhật 22-5-2011 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm Tân Mão) tại số 270 Senter Road, San Jose, CA 95111.

Thư Mời do Trụ Trì Thích Viên Dung ký gởi đến báo Chí, Truyền Thông, các Chư Phật Tử cùng đồng hương San Jose và Bắc california đã ghi rằng “Mỗi năm đến mùa sen nở là tất cả nhân loại chào đón kỷ niệm Đản Sanh của Đức Từ Phụ. Và đây là một dịp để chúng ta ôn lại những thành tựu đã qua và cố gắng cho những hy vọng mới”.

Theo chương trình đính kèm, sẽ có 2 ngày liên tiếp:

- Thứ Bảy 21-5-2011 (19 tháng 4 Tân mão):

7:00pm Khóa Lễ Cầu An.

8:00pm Lễ Cúng Chư Hương Linh.

8:45pm Dùng Tối.

-Chủ Nhật 22-5-2011 (20 tháng 4 Tân Mão):

10:00am Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Đại Hùng Bảo Điện.
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011 by LTSA

Trung Tá Lục Quân Phạm Phan Lang là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH

Người Việt hải ngoại, có lẽ ít ai được biết: Người phụ nữ Mỹ gốc Việt mang cấp bậc Trung Tá đầu tiên của Quân Lực Hoa Kỳ, là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH, di tản sang Mỹ cùng chồng và ba đứa con vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam : Trung Tá Lục Quân Lang Phan Phạm (đã nhận thông báo sẽ thăng cấp Đại Tá, trước khi xin về hưu).

Phạm Phan Lang sinh ra và cả một thời tuổi thơ sống cùng gia đình ở Nha Trang, theo học tại trường Nữ Trung Học và Võ Tánh. Nha Trang là thành phố biển thơ mộng, nơi có hai quân trường nổi tiếng: Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, với những chàng trai hào hoa theo nghiệp kiếm cung, chọn cuộc đời bay bổng và hải hành. Những chàng trai này đã một thời khốn khổ trái tim bởi bao nhiêu người đẹp của Nha Trang. Thời ấy, dường như những cặp tình nhân SVSQ Hải Quân và Nữ Sinh Trung Học Nha Trang là những đôi tình nhân làm đẹp phố phường nhất. Trong số đó có đôi uyên ương Phạm văn Diên và Phan Thị Lang. Ngày ấy Lang là một cô bé khá xinh, tính tình hiền dịu dễ thương, nên mới học Đệ lục là đã làm mê mệt chàng SVSQ họ Phạm. Cuộc tình kéo dài mãi đến khi Lang đậu xong tú tài 2 (năm1969) hai người mới làm đám cưới.

Anh Phạm văn Diên tốt nghiệp khóa 14 HQ (Đệ Nhị Kim Ngưu), trước ngày 30/4/75, mang cấp bậc Thiếu Tá và chỉ huy một chiến hạm PGM615 (loại nhỏ).
Vào nửa đêm 29.4.75, Thiếu Tá Diên đưa chiến hạm rời khỏi Việt Nam, mang theo vợ, 3 đứa con nhỏ, 1, 3 và 5 tuổi, cùng cha mẹ già trên tuổi 70 và cậu em vợ, đang theo học đại học Luật Khoa Sài Gòn. Ngoài gia đình, trên tàu còn có thủy thủ đoàn và khoảng hơn 150 người tị nạn khác. Chiến hạm của Thiếu Tá Diên vừa tham dự các cuộc hành quân tàn khốc cuối cùng tại Huế, Quảng Trị,Vùng I, chưa kịp sửa chữa, bảo trì, nên lúc ra khơi bị hư hỏng và nước tràn vào, nhưng may mắn đã được cứu bởi một tàu HQ khác mà Thiếu Tá Diên đã liên lạc được. Cũng trên chuyến đi này, gia đình bị mất hết tư trang, vàng bạc mang theo, nên lúc lên bờ chỉ còn hai bàn tay trắng.

Cũng như nhiều gia đình khác, thời gian đầu đến Mỹ rất vất vả, vợ chồng Thiếu Tá Diên phải làm đủ nghề để sống: thợ mộc,thợ hồ, rửa bát đĩa cho nhà hàng, tiệm ăn, dạy Anh ngữ cho trẻ em Việt Nam ở một trường Tiểu Học, nhổ cỏ trong những cánh đồng cà, hái trái cây, trông nom một trại gà với hơn 60.000 con. Với tính kiên nhẫn và nghị lực, cả hai vợ chồng và cậu em vừa làm vừa theo học chương trình đại học tại University of Maryland, Eastern Shore.
Đường Vào Binh Nghiệp

Năm 1980, chị Phạm Phan Lang đậu được cùng lúc hai bằng Cử nhân, trong đó có bằng Nutrition and Dietetics (Dinh Dưỡng Học). Muốn làm việc trong ngành này, cần phải qua một khóa Thực Tập Dinh Dưỡng ( Dietetic Internship). Chị Phạm Phan Lang đã nộp đơn xin thực tập ở một số trường đại học, trong đó có cả Chương Trình Thực Tập Dinh Dưỡng của Lục Quân Hoa Kỳ (US Army Dietetic Internship).

Lúc bấy giờ, chương trình Thực Tập Dinh Dưỡng của Army đòi hỏi khá nhiều điều kiện khó khăn: điểm trung bình tối thiểu là 3.5, phải là công dân Hoa Kỳ, phải dưới 30 tuổi, phải có ít nhất là 3 lá thư giới thiệu, cùng một số điều kiện khác. Trong số những điều kiện này, ít nhất có hai điều chị Phạm Phan Lang không có, đó là quốc tịch Hoa Kỳ và đã trên tuổi 30. Tuy nhiên, do trường hợp khá đặc biệt và có lẽ do thán phục nghị lực và khả năng của một người đàn bà tị nạn, cuối cùng chị đã được chấp nhận vào chương trình này. Đây là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt mà theo chị, mãi đến sau này, vị Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng của Army Dietetic Internship đã cho chị biết.

Mặc dù lúc ấy, chị Phạm Phan Lang cũng được nhận vào thực tập ở một số trường đại học khác, nhưng chị đã chọn Chương Trình Army này. Chị cho biết, chị chọn Army không phải vì chị yêu đời lính, hay “muốn đi lính”, mà chỉ vì những lý do rất đơn giản: chương trình thực tập rất tốt, nổi tiếng, dễ dàng tìm việc làm sau khi rời quân đội, cả gia đình được hưởng quyền lợi, và nhất là chỉ phải “đội mũ lính và mang lon” có 3 năm. Sau đó, nếu muốn, có thể xin giải ngũ. Đã có hơn một trăm đơn xin vào chương trình này, nhưng cuối cùng chị nằm trong số 10 người được chọn. Chị khiêm nhường cho là may mắn, nhưng tất nhiên điều quyết định vẫn là do khả năng, kết quả bao năm kiên nhẫn học hành của chị.

Chị Phạm Phan Lang bắt đầu binh nghiệp bằng cấp bậc Thiếu Úy. Hai tháng đầu tiên được thực tập quân sự tại quân trường Fort Sam Houston (FSH), San Antonio, Texas. Vì là ngành Quân Y, nên những thực tập quân sự rất nhẹ so với những binh chủng khác. Tuy nhiên, chị cũng phải tập bắn các loại súng, trèo đồi, lội suối, tập trận, hành quân, đọc bản đồ, sử dụng địa bàn một mình giữa rừng sâu.

Sau một năm thực tập Dinh Dưỡng tại Brooks Army Medical Center (BAMC), FSH, San Antonio, TX, chị tốt ngiệp, được thăng cấp Trung Úy và nhận nhiệm sở đầu tiên tại Moncrief Army Medical Activity, Fort Jackson, Columbia, SC. Và cũng tại đây một biến cố lớn đã xảy ra mang đến điều bất hạnh lớn lao nhất cho cuộc đời của chị sau này...

Columbia là thủ phủ của Tiểu Bang South Carolina, có khoảng 300-400 người Việt định cư lúc bấy giờ. Thời ấy người Việt sống rải rác trong thành phố Columbia và các thành phố phụ cận như Greenville, Charleston, Myrtle Beach, Charlotte, Atlanta... Mọi người đều cố gắng làm việc để hội nhập và thích nghi với đời sống mới, nên chẳng ai quen biết, tiếp xúc nhiều với ai. Vợ chồng anh chị Phạm văn Diên & Phạm Phan Lang đã cùng một số thân hữu tích cực vận động thành lập Hội Ái Hữu Người Việt đầu tiên ở Columbia, mở trường dạy Việt Ngữ, tổ chức những ngày lễ hội truyền thống như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v.., gây quỹ cứu trợ thuyền nhân, tranh đấu cho nhân quyền, tự do ở Việt Nam. Cựu Thiếu Tá Diên hoạt động rất hăng say (chị Phạm Phan Lang chỉ hỗ trợ tích cực sau lưng, vì Quân Đội Hoa Kỳ không cho phép quân nhân tham gia vào bất cứ hoạt động chính trị nào). Phu quân của chị, anh Diên, đi khắp các thành phố lân cận, giao kết bằng hữu, giúp thành lập các Hội Ái Hữu địa phương, nêu cao tinh thần chống Cộng…

Biến Cố Lớn Trong Đời

Hôm đó là ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, July 4, 1985. Lúc này chị Phạm Phan Lang đang ở trong Quân Đội Hoa Kỳ được gần 5 năm và mang cấp bậc Đại Úy. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển về lại BAMC, FSH, TX, chị dự định đây sẽ là nhiệm sở cuối cùng của chị. Sau khi chấm dứt quân vụ ở nhiệm sở này, chị sẽ xin giải ngũ. Mấy ngày trước Lễ July 4, gia đình anh chị rất bận rộn tham dự tiệc tùng do các bạn hữu ở Columbia và các thành phố lân cận tổ chức tiễn đưa, hơn nữa chị đang trong thời kỳ học thi tốt ngiệp Thạc sĩ (Master Degree), nên chị khá mệt mỏi. Nhưng vì nể lời mời của một người bạn, cựu Trung Tá HQ ở Charleston, SC, vợ chồng anh chị nhận lời tham dự một buổi tiệc picnic ở bờ biển Foley Beach, SC. Chỗ này cách Columbia, nơi gia đình anh chị ở, khoảng 3 giờ đồng hồ lái xe. Cùng với gia đình anh chị 5 người, còn có 4 gia đình khác. Tổng cộng có 5 cặp vợ chồng và 13 đứa trẻ con, tuổi từ 9-15. Lúc ấy trời còn sớm, khoảng 8 giờ sáng, trên biển không một bóng người, ngoại trừ họ. Và tại nơi đây tại nạn đã xảy ra.

Mười ba đứa trẻ con vừa thấy biển đã nao nức chạy ùa ra bơi lội. Nước bên bờ biển lúc ấy mới cao bằng đầu gối. Các ông bố cũng vội vàng theo mấy đứa nhỏ, vừa để trông chừng vừa sửa soạn mắc mồi câu cua. Đàn bà thì lê mê khiêng thức ăn, nước uống từ trên xe xuống. Bỗng có tiếng kêu cấp cứu từ biển vọng vào, chị hoảng hốt nhìn ra, thì hỡi ôi, 13 đứa trẻ đã bị sóng ngầm (undertow) cuốn ra xa, và mấy ông bố đang vội vàng bơi ra để cứu con. Chị Lang không biết bơi, nên vội vã chạy ngược vào bờ một quãng khá dài, kêu cứu. Nhưng trời còn sớm quá, và khu này vì nổi tiếng nguy hiểm sóng ngầm (sau này mọi người mới biết) nên chẳng có ai ra biển. Kêu cứu một lúc không được, chị vội chạy trở lại biển. Lúc ấy một vài đứa trẻ lớn tuổi hơn đã bơi vào hoặc được mấy ông bố đưa vào bờ. Đang lúc dáo dác tìm kiếm mấy đứa con, chị thấy một người đàn bà Mỹ, không biết ra biển lúc nào, đang hì hục kéo anh Diên, chồng chị, lên bờ. Hai mắt anh nhắm chặt, mặt tái nhợt, môi tím ngắt và dường như không còn thở nữa. Dù kinh hoàng, đớn đau và sợ hãi, nhưng với những kinh nghiệm và bình tĩnh của một người lính, chị đã cố gắng làm hô hấp nhân tạo cho anh, được một người bạn bác sĩ trong nhóm phụ giúp, nhưng phu quân của chị vẫn không hồi tỉnh. Khi đưa vào bệnh viện Charlerston, vị bác sĩ cấp cứu, sau khi khám và thử nghiệm EEG (electroencephalogram), đã buồn bã cho chị biết : “Ông nhà đã bị chìm xuống biển khá lâu, trên 10 phút, nên não bộ không còn làm việc nữa ( irreversible brain damage), xin chị đừng nuôi hy vọng”.

Một tháng sau, anh Diên đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viên quân sự nơi chị làm việc ở Fort Jackson, SC. Anh ra đi để cho đứa con gái út, lúc ấy 11 tuổi, và hai đứa bé nữa, 9 và 12 tuổi, được sống. Nếu chỉ muốn cứu một mình đứa con gái của mình, anh đã có thể làm được, nhưng anh không nỡ lòng bỏ cả bốn đứa bé đang cố bám víu vào nhau để khỏi bị sóng đánh trôi đi. Anh đã cố cầm cự đưa bốn đứa bé vào gần bờ, nhưng bị các em ôm chặt lấy anh, vì uống nước quá nhiều và sợ hãi đến cùng cực, không chịu buông tay chân anh ra. Cuối cùng, không chống chọi được, anh từ từ chìm xuống lòng biển trước đôi mắt đớn đau kinh hoàng của đứa con gái. Và vì không còn chỗ để bám víu, nên một đứa bé gái khác, 11 tuổi, bị sóng biển đánh dạt ra xa, mãi đến mấy tiếng đồng hồ sau mới tìm thấy xác.

Báo chí đã ca tụng, mọi người đều ngậm ngùi ngưỡng mộ anh như một anh hùng. Thượng Nghị Sĩ South Carolina lúc bấy giờ, ông Strom Thurmond, đã ban bằng tưởng thưởng. Nhưng tất cả những thứ ấy đều vô nghĩa đối với chị Lang, bởi chị đã mất vĩnh viễn người chồng yêu quí của chị, ba đứa con trong tuổi dại khờ của chị đã không còn người cha thương yêu gương mẫu. Không có điều gì có thể thay thế được.

Một khúc quanh trong binh nghiệp:

Chị đã xin hủy bỏ Lệnh Thuyên Chuyển về Texas và xin ở lại Fort Jackson thêm một năm nữa để có thể sớm hôm lui tới mộ chồng. Trong quân đội Hoa Kỳ, kể cả ngành Quân Y, thông thường thì cứ mỗi 3 năm, một Sĩ Quan được chuyển đến nhiệm sở mới. Chị được ở lại Fort Jackson đến 5 năm. Đây cũng là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt khác. Chị cũng bỏ ý định giã từ quân ngũ. Vì bây giờ, quân đội là nhà của chị, đã che chở và cưu mang chị, cho chị phương tiện tài chánh để nuôi các con ăn học nên người. Quân đội cũng đã rèn luyện chị trở thành một người có can đảm và nghị lực hơn để chống chọi với bao nhiêu thử thách của cuộc đời mà chị vừa mới trải qua cũng như đang chờ trước mặt.

Thời gian thấm thoát trôi qua, chị đã phục vụ trong ngành Quân Y Lục Quân Hoa Kỳ được 22 năm. Trong khoảng thời gian này chị đã thay đổi nhiệm sở 7 lần, Ngoài Fort Sam Houston, TX, và Fort Jackson, SC, chị đã đổi về các bệnh viện ở Fort Gordon,GA; Fort Huachuca,AZ; Fort Ord,CA; Madigan Army Medical Center, WA; Landstuhl Regional Medical Command, Germany; và cuối cùng là Tripler Army Medical Center ở Hawaii. Tại đây, công việc của chị là điều hành Phân Khoa Dinh Dưỡng (Director, Nutrition Care Division) với trên 100 nhân viên dưới quyền, vừa sĩ quan, hạ sĩ quan và dân sự. Ngoài ra, chị còn có nhiệm vụ Cố Vấn và Giám Sát những phần hành Dinh Dưỡng trong các đơn vị Lục Quân trú đóng ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản và Nam Hàn ( Nutrition Consultant, Pacific Region). Và cũng ở nhiệm sở này, năm 2002, chị Phạm Phan Lang nhận được Thông Báo sẽ thăng cấp Đại Tá. Thông thường thời gian từ lúc nhận Thông Báo đến lúc được thực sự “ gắn lon” cho cấp bậc Đại tá trong ngành Quân Y là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Đến lúc ấy chị đã làm việc tại nhiệm sở Hawaii được 3 năm, nên đã đến lúc phải thuyên chuyển đến một nhiệm sở mới, mà chị biết sẽ là Hoa Thịnh Đốn.

Trung tá Phạm Phan Lang không muốn phải về Hoa Thịnh Đốn, cũng chẳng muốn rời khỏi Hawaii. Bởi ở Hawaii có cây xoài, cây mít, cây mảng cầu, khế, ổi, nhãn lồng…Hawaii cũng có những hàng dừa xanh, biển ấm quanh năm và cư dân rất hiền hòa, hiếu khách. Hawaii đã cho chị sống lại với những hình ảnh yêu dấu của Nha Trang, nơi chôn nhau cắt rốn, cũng là nơi chị đã gặp, yêu và làm vợ người lính biển lãng mạn nhưng can đảm hào hùng Phạm văn Diên.
Cuối cùng chị đã không chọn cấp bậc đại tá, mà chọn Hawaii với biển ấm tình nồng, mang bóng dáng miền quê hương thùy dương cát trắng của chị..

Những Chuyện Bên Lề về Tuổi Thơ, Tình Yêu và Cuộc Đời của Cô Nữ Sinh Trường Nữ Trung Học và Võ Tánh Nha Trang.-

Phan Thị Lang chào đời vào một buổi sáng mùa thu năm 1950 tại thành phố Nha Trang. Cha mẹ và đặc biệt là bà nội rất đỗi vui mừng, vì đây là đứa con gái đầu tiên của gia đình và cũng là đứa cháu gái đầu tiên của giòng tộc họ Phan. Cha mẹ muốn đặt tên cho con gái mình là Linh Lan, tên một loài hoa mà ông bà rất thích, nhưng bà nội không chịu, vì bà tin rằng, đặt tên cho con gái bằng tên một loài hoa là không tốt, vì hoa sẽ “ sớm nở tối tàn”, cho nên bà nội bắt phải đổi tên Linh Lan thành Lang, để biến nghĩa thành cũ khoai… lang. Như vậy đời cô cháu gái sẽ tốt hơn.

Cha mẹ Lang sinh tất cả là 7 người con,nhưng mấy ông anh đầu đã mất đi trong chiến tranh loạn lạc, sau cùng chỉ còn lại ba anh em, người anh là Phan Ngọc Châu, cựu học sinh Võ Tánh ( 1B2/VT 63-64), rất chăm chỉ và học giỏi, sau này vào trường Sĩ Quan Thủ Đức và tử trận năm 1968 tại Bình Dương. Anh Phan Ngọc Châu có một chuyện tình thật buồn với một người đẹp ở trường Nữ Trung Học, quê cũng ở Vạn Giã, Hai người không lấy nhau được do một trắc trở về chuyện họ hàng. Anh Châu sống những ngày u buồn và khi chết đi đã mang theo mối u tình này xuống lòng huyệt mộ. Người em trai, Phan Hà, sau khi học xong ở Võ Tánh, theo vợ chồng Lang vào Sài gòn học luật, rồi cùng di tản sang Mỹ vào đêm 29.4.1975. Hiện Hà đang sống ở Columbia, SC.
Ba má Lang là người Vạn Giã. vào Nha Trang làm ăn sinh sống từ thuở thiếu thời, nối nghiệp xây cất của ông nội, rồi làm nghề thầu khoán. Sau này ông trở thành nhà thầu nổi tiếng ở Nha Trang, từng xây nhà cho các tướng Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính, và nhiều ngôi biệt thự sang trọng khác trên đường Biệt Thự, Duy Tân.

Cô bé Lang lớn lên trong sự cưng chiều của cả gia đình, nhất là bà nội, nên cô bé rất “hư”, nhõng nhẽo và lười học.Trong nhà, cô bé chỉ sợ có mỗi anh Châu, vì lúc nào anh ấy cũng trầm tĩnh, nghiêm nghị, ít nói và rất chăm học. Cô bé thường cố tình lẫn tránh, vì hễ mỗi lần bắt gặp cô em gái, là anh bắt phải học, một điều mà lúc còn ở tiểu học, cô bé thấy như là một cực hình.

Vì lười học, nên năm lớp Nhì ở trường tiểu học Sinh Trung, cô bé bị ở lại lớp. Cả một năm ở lại lớp Nhì ấy, cô bé thật ê chề và xấu hổ.Vì hễ có một đứa học trò nào lười biếng là cô giáo lại đem Lang ra làm ví dụ. Nhờ vậy mà từ đó, Lang quyết tâm học cho giỏi. Mùa hè đến, Lang theo anh Châu về quê nội ở Vạn Giã, để được ông anh dạy kèm cùng với mấy đứa con ông chú, bà cô, đặc biệt các môn toán đố, hình học..

Sau hè, trở lại trường, Lang được lên lớp Nhất.Và suốt cả năm lớp Nhất, tháng nào Lang cũng được lãnh Bảng Danh Dự, và cuối năm khi thi vào lớp Đệ Thất trường Nữ Trung Học, cô bé đậu hạng thứ 10 trong số rất đông thí sinh ở Nha Trang và từ các nơi khác về dự thí. Lang vào Đệ Thất năm 12 tuổi. Lên Đệ Tam chọn Ban C. Năm 1968, Lang đỗ Tú Tài I hạng Bình Thứ. Anh Châu từ chiến trường xa xôi, nghe tin, vội vã xin phép về thăm gia đình và chúc mừng cô em gái. Không ngờ đó lại là lần cuối cùng hai anh em nhìn thấy mặt nhau. Anh Châu đã tử trận đúng một tuần sau khi trở về đơn vị. Năm Đệ Nhất C, Lang phải chuyển sang học bên trường Võ Tánh, vì trường Nữ Trung Học không đủ lớp. Sau khi đậu Tú Tài II năm 1969, Lang là người đầu tiên trong đám bạn bè cùng lớp “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Anh Châu, người anh duy nhất và rất thương mến Lang, không còn nữa để dự đám cưới của em mình. Đó là sự mất mát và hụt hẫng to lớn của Lang trong ngày bước theo chồng.

Phạm Phan Lang

Lang gặp anh Diên, Phạm văn Diên, lần đầu tiên vào ngày mồng 6 Tết Âm Lịch, lúc Lang chỉ mới tròn 13 tuổi , đang học lớp Đệ Lục. Hôm đó là ngày Thứ Bảy, nên phố xá đầy dẫy những anh chàng SVSQ Hải Quân và Không Quân. Không hiểu sao lúc ấy Lang “không ưa” Hải Quân, nên khi bị hai anh chàng HQ đi kèm hai bên Lang và một cô bạn, trong lúc dạo phố mua hàng, tán tỉnh, Lang vừa sợ vừa mắc cỡ, vừa ghét nữa, nên không mở miệng nói một lời. Anh Diên đi bên cạnh, biết Lang sợ và e thẹn, nên ôn tồn nhỏ nhẹ gợi chuyện. Anh Diên nói tiếng Bắc, gọi Lang bằng “bé”. Theo Lang về gần đến nhà cô bạn cùng đi, cũng là một tiệm ăn, Diên đã hỏi Lang : “ Bé ơi, đường nào ra biển, hở bé”. Nghe hỏi, Lang bỗng phì cười. Hải Quân mà hỏi đường nào ra biển. Nào ai có biết, đó lại là câu nói định mệnh của đời Diên sau này.

Kể từ hôm ấy, cứ mỗi lần “đi bờ” là anh Diên đến ngồi ở quán của cô bạn, chờ bé Lang đạp xe đi qua. Vì quán ăn nằm ngay góc đường đến nhà Lang. Cứ như thế cho mãi đến năm 1965, anh Diên tốt nghiệp Khóa 14 HQ/ Đệ Nhị Kim Ngưu.

Một hôm, Diên ngỏ ý xin phép Lang được đến nhà thăm ba má và ông anh, làm cô bé Lang hoảng sợ đến muốn khóc, lắc đầu lia lịa, vì nghĩ tới sự nghiêm khắc của cha mẹ, đặc biệt là anh Châu của mình, nên bảo là “Anh mà tới nhà, chắc thế nào Lang cũng bị đòn, không được đâu!” Nghe nói thế, Diên chỉ âu yếm nhìn Lang mỉm cười và bảo là “bé đừng sợ”. Cuối tuần sau, Diên đến nhà thật, gặp ba má và anh Châu của Lang. Và chẳng biết làm thế nào mà Diên thuyết phục được ông anh khó tính của Lang, để được “chính thức” tới thăm gia đình Lang . Dù vậy, Diên cũng chỉ dám tới nhà mỗi tháng một lần và cũng hiếm khi được ngồi riêng để nói chuyện với Lang. Hôm trước ngày tốt nghiệp ra trường, Diên đến thăm để từ giã gia đình Lang. Sau khi nói chuyện với ba má và anh Châu, Diên xin phép được lên lầu để từ giã Lang. Lúc ấy cô bé đang ngồi đan áo trên sân thượng, dưới giàn nho đầy quả chín. Lần đầu tiên, Diên nắm lấy tay Lang, nhìn thật sâu vào mắt Lang, dịu dàng nói “Bé ơi, anh rất yêu bé và muốn cưới bé làm vợ, nhưng bé hãy còn nhỏ quá, nên anh phải đợi cho bé lớn lên. Ngày mai anh đi rồi, không biết bao giờ mới về thăm bé được, nhưng anh sẽ viết cho Bé mỗi ngày một lá thư. Bé ráng đợi anh nghe!”. Nói xong, Diên cúi xuống, nhẹ nhàng hôn lên đôi bàn tay run rẩy và ướt đẫm nước mắt của Lang.

Và chàng đã giữ đúng lời hứa, mỗi ngày một lá thư gởi về cho Lang đều đặn, và chờ Lang lớn lên. Họ đã làm đám cưới vào mùa Thu 1969, sau khi Lang đỗ Tú Tài II. Lúc ấy Lang vừa 19 và Diên đã 27 tuổi đời. Hành trang về nhà chồng của Lang, ngoài một số áo quần, còn lại là một vali chứa đầy những lá thư của Diên.

Hơn mười năm, sau ngày cả nhà di tản sang Mỹ, anh Diên mất đi trong một tai nạn bi thảm, để lại cho Lang ba đứa con dại tuổi chỉ từ 11 đến 15. Lang đã chọn ở lại quân đội để có điều kiện lo lắng cho các con. Sau này cả ba cháu đều thành đạt. Cô gái út, ngày rời Việt Nam vừa đúng 1 năm 1 tháng tuổi. Năm 11 tuổi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn của cha mình. Sau này được vào Stanford University, một đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam của trường. Sau khi đậu bằng Thạc sĩ ngành Kinh Tế/Phát Triển Điều Luật Quốc Tế (Economics/International Policy Development) năm 1997, cháu lấy thêm bằng Thạc Sĩ Quản Trị Thương Mại (Master of Business Administration) ở University of California at Berkeley (Haas School of Business). Hiện nay là Senior Product Marketing Manager của Google.

Năm 2002, sau khi chu toàn trách nhiệm của một người mẹ với các con, một sĩ quan cao cấp đối với Quân Lực Hoa kỳ, đúng một ngày sau khi về hưu, Phạm Phan Lang làm đám cưới với người chồng mới. Anh là môt người Mỹ, lớn hơn Lang 7 tuổi. Là một người hiền lành, thật thà và độ lương. Trước kia là một Sĩ Quan Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ. Rời quân ngũ, anh đi học lại và lấy bằng Ph.D rồi dạy tại trường University of Hawaii, và sau này đã làm việc cho US Navy/Submarine, Pearl Harbor Hawaii trong hơn 30 năm với chức vụ Oceanographer/Technical Director cho đến ngày về hưu, cách đây hai năm.
Phạm Phan Lang cùng chồng đang sống những ngày tháng êm đềm ở thành phố Kaneohe trên hòn đảo Oahu / Hawaii thần tiên. Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.

(Ghi chú của người viết : Khi liên lạc với Phạm Phan Lang để viết bài này, bất ngờ người viết nhận ra Lang chính là cô em gái của Phan Ngọc Châu, người bạn thân cùng quê Vạn Giã, cùng lớp ở trường Văn Hóa Nha Trang, trong những năm đầu trung học.Cứ mỗi mùa hè, người viết lại gặp hai anh em, dắt díu nhau về thăm quê nội. Khi ấy Lang mới chỉ học lớp Nhì, nhưng đã là một cô bé rất thông minh và thật xinh xắn dễ thương)

(viết theo lời tâm tình của Phạm Phan Lang)

Phạm Tín An Ninh
by LTSA

THANH HÓA (TH) - Tỉnh Thanh Hóa, hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011, đã tổ chức một cuộc “diễn tập phương án xử lý tình huống gây rối, gây bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin” qui mô.


Cuộc diễn tập quy mô này được cho là lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, nơi mà gần 1/4 triệu người ở các huyện dọc theo miền biển đến miền núi, hiện đang phải đối mặt với cái đói vì mùa màng thất bát và người nông dân mất đất.


Theo tin của báo Thanh Hóa, cuộc diễn tập được chỉ thị từ Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 13.


Tin cho hay, cuộc diễn tập có sự chứng kiến và “chỉ đạo: của Trung Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An Ðặng Văn Hiếu, Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng nhiều cơ quan và lực lượng khác nhau.


Không thấy báo Thanh Hóa mô tả chi tiết cuộc diễn tập nhưng các hình ảnh cho thấy các lực lượng cứu hỏa dập lửa, cảnh sát cơ động dàn hàng chống bạo loạn và có cả xe thiết giáp tham gia diễn tập.


Hồi cuối tháng 2, 2011, một cuộc diễn tập tương tự cũng được tổ chức tại thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận với 500 sĩ quan và binh lính tham gia.


Trước đó, một cuộc diễn tập qui mô có cả tàu, máy bay trực thăng với hơn một ngàn cán bộ nhiều ngành khác nhau tập luyện “chống khủng bố, giải cứu con tin” ngay ở sông Hồng, Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2010.



Cuộc tập luyện “chống gây rối, gây bạo loạn” ở Thanh Hóa được tiến hành chỉ ít ngày sau khi nhà cầm quyền Hà Nội giải quyết xong một vụ mà họ gọi là “tụ tập trái phép” ở Mường Nhé tỉnh Ðiện Biên với số lượng người tham dự có thể từ hơn 5 ngàn đến hơn 8 ngàn người.

Theo một số nguồn tin không chính thức, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải điều động một lực lượng quân sự nhiều hơn một trung đoàn có cả chiến xa và trực thăng yểm trợ để đối phó với cuộc biểu tình người Hmong.

Cùng với cuộc diễn tập “chống gây rối, gây bạo loạn” nhằm đối phó với dân, báo Thanh Hóa hôm Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 phỏng vấn ông Vương Văn Việt, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông này loan báo số gạo cứu đói cho dân sắp được cấp phát.

Nạn nói kinh niên ở Thanh Hóa một phần, theo báo điện tử của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày 13 tháng 5, 2011, là do nhà cầm quyền cưỡng bách dân đóng thuế quá nặng đến độ họ không còn gì để sống. Vừa thu hoạch vụ mùa xong, từ thôn tới xã tới siết thuế và đủ các loại “phí” làm người nông dân bắt đầu phải đi vay nợ mới từ đây.

Sự đói khổ quá sức chịu đựng vì sưu cao thuế nặng hoặc sự đàn áp tôn giáo dễ dẫn tới bạo động, có thể là nguyên nhân thúc đẩy nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội luôn luôn nghĩ tới các bài bản đối phó với quần chúng.

Báo điện tử Nông Nghiệp Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa tin từ ngày 27 tháng 4, 2011 rồi một số báo như Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị cũng tìm hiểu và đưa tin, viết phóng sự chứng tỏ nạn đói ở Thanh Hóa có thật và cần cứu đói khẩn cấp.

Gần 3 tuần lễ sau thì ông Việt đại diện nhà cầm quyền tỉnh mới nói sắp có gạo. Ông cũng không quên chỉ trích một số huyện đã báo cáo láo khi sử dụng “số liệu cứu trợ trong dịp tết Tân Mão vừa qua để báo cáo.” (TN)
by LTSA

SÀI GÒN (VTC) - Gọi nhầm taxi “nhái” chở từ phi trường Tân Sơn Nhất về nhà ở quận 1 bị “chặt đẹp” 4 triệu đồng, một phụ nữ người Mã Lai làm dữ mới lòi ra đó là taxi nhái bảng hiệu Mai Linh.

Nhờ vậy, cuối cùng phụ nữ này chỉ phải trả 150,000 đồng tương đương với 7 đô la Mỹ thay vì phải trả 200 đô la.

Khổ chủ cho biết không thể nào phân biệt được taxi Mai Linh thật và “nhái” nếu chỉ nhìn vào logo vẽ trên thân xe.

Trong khi đó, VTC News trích dẫn lời của một viên chức lãnh đạo công ty Mai Linh cho biết tại Sài Gòn hiện có gần 1,000 chiếc taxi “dù” nhái các hiệu xe lớn đang hoạt động trong đó có Mai Linh.

Các loại xe dù này chuyên hoạt động tại các khu vực thuộc quận 1, chợ Bến Thành đánh lừa các du khách ngoại quốc, ép khách phải trả tiền cước cao... Rất nhiều vụ đã xảy ra trong thời gian qua nhưng du khách ngoại quốc thường câm nín chịu đựng chứ không chịu tố giác vì sợ rắc rối, lôi thôi.

Người ta còn chưa quên thời gian gần đây, nhiều tài xế taxi đánh du khách Nhật, du khách Nam Hàn chỉ vì bị từ chối trả tiền “chặt đẹp.” (PL)
by LTSA

LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC

P.O. Box 6005, Torrance, CA 90504, USA

187 The Horsley Drive, Fairfield, NSW 2165, AUSTRALIA

Website: www.lldtcntq.org – Email: vpll.llcq@gmail.com



THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 15 tháng 5 năm 2011

về

Buổi Phát Thanh Đầu Tiên Về Việt Nam

của Đài ĐÁP LỜI SÔNG NÚI



Như đã công bố trong Thông Cáo Báo Chí ngày 5 tháng 5 năm 2011, Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (ĐLSN) do LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC (LLCQ) thực hiện đã phát buổi đầu tiên về Việt Nam, từ 9 giờ 30 đến 10 giờ tối, hôm nay, Chúa Nhật, 15 tháng 5, 2011, giờ Việt Nam, tức 7 giờ 30 đến 8 giờ sáng cùng ngày tại Los Angeles, Hoa Kỳ, trên làn sóng trung bình (AM), tần số 1503 kí lô chu kỳ (kHz).

Sau phần đài hiệu trích từ bản nhạc Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ, buổi phát thanh mở đầu với lời chào mừng của ông Ngô Quốc Sĩ, giám đốc Đài. Tiếp đó là các phần phát biểu của ông Trần Quốc Bảo, chủ tịch Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương và Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn & Yểm Trợ LLCQ nhân buổi phát thanh đầu tiên của Đài.

Trong phần trình bày cảm tưởng khi biết tin Đài phát thanh ĐLSN phát về Việt Nam, lần lượt nhà báo Nguyễn Minh Cần, từ Mạc Tư Khoa, LS Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội, GS Nguyễn Ngọc Bích từ Hoa Thịnh Đốn, và Tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Huệ Thọ từ Bạc Liêu, đã lên tiếng biểu tỏ sự vui mừng và ủng hộ Đài. Buổi phát thanh đầu tiên của Đài ĐLSN kết thúc với bài quan điểm "Tương lai nào cho Dân tộc Việt Nam".

Cùng lúc phát trên làn sóng điện trước đây đài BBC Luân Đôn đã từng phát (nhưng đã ngưng hoạt động từ cuối tháng 3 năm nay), toàn bộ chương trình buổi phát thanh này đã được đặt trên trang nhà của Đài ĐLSN tại địa chỉ: http://www.radiodaploisongnui.org/ để đồng bào khắp nơi theo dõi.

Kể từ 16 tháng 5, 2011, các buổi phát thanh của Đài ĐLSN sẽ gồm phần tin tức, bình luận và các chuyên mục về chính trị, văn hóa, xã hội, ... nhằm trình bày sự thật về những gì đang xẩy ra liên quan đến người Việt trong nước và hải ngoại. Muốn biết thêm chi tiết về Đài, xin liên lạc ông Ngô Quốc Sĩ, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương, kiêm Giám đốc Đài phát thanh ĐLSN, địa chỉ: PO Box 612882, San Jose, CA 95161, USA, email: lienlac.dlsn@gmail.com, điện thoại: (408)663-9860.

Trong thời gian tới, LLCQ sẽ tổ chức các buổi tiếp xúc đồng hương trình bày về LL và đài ĐLSN tại các thành phố quan trọng trên thế giới. Lịch trình sơ khởi gồm: San José, Bắc Cali, vào Chúa Nhật, 29 tháng 5; tại Little Saigon, Nam Cali, Chúa Nhật 5 tháng 6; tại Dallas, TX, Thứ Bảy, 11 tháng 6; tại Houston, TX, Chúa Nhật, 12 tháng 6. Chi tiết các buổi sinh hoạt này được liệt kê trong trang nhà của LLCQ địa chỉ: www.lldtcntq.org
by LTSA

ĐỊA NGỤC

Bốn ngàn năm nước vẹn toàn .
Thời nay cộng sản đảng gian ,ác, tà .
Đất rừng biển đảo ông cha ,
Chúng nhường ,bán hết quỷ ma lộng hành .
A Tỳ địa nguc hỡi Minh !
Việt gian bán nước , cực hình lửa thiêu .
Đảng ngu toàn lũ cho mèo ,
Tội đồ lịch sử chạy theo Nga ,Tàu ./.

Có một nhà ngoại cảm viết bài cho biết linh hồn Hồ chí Minh hiện đang bị giam dưới ngục A Tỳ và cũng có một nhà ngoại cảm khác nói với tôi hiện linh hồn của Hồ Chí Minh đang bị giam ở địa ngục cuối cùng là A Tỳ .Ông Hồ đang rên khóc và xin tha tội ./.




ĐẠO BẦY LANG SÓI

Duẩn , Thọ mưu giết ông Hồ ,
Cái tình “ Đồng chí ” Nghe mà sợ thay .
Lẽ thường chó má xưa nay ,
Cục xương tranh xé đạo bầy sói lang ./.


Theo nhà văn Sơn Tùng năm1968 Lê Duẩn , Lê Đức Thọ mưu giết Hồ Chí Minh bằng đường hàng không ,khi Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Việt Nam.Nhưng hiện có nhiều người nói với tôi là Lê Duẩn , Lê Đức Thọ mưu thuốc Hồ Chí Minh nhiều lần , nhưng Hồ chí Minh đều biết và tránh được cả .
Cái hậu quả của những kẻ độc tài bất nhân thì chả bao giờ có kết cục tốt đẹp cả . chúng nó luôn bày mưu ,tính kế để giết hại nhau , triệt hạ nhau vì tranh giành quyền lợi . Đó là chuyện thường tình của cộng sản ./.


THĂNG LONG
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 by LTSA

WESTMINSTER (NV) - Cuộc triển lãm mang tên “Photography at War” (tạm dịch, nhiếp ảnh thời chinh chiến) hiện diễn ra tại phòng sinh hoạt báo Người Việt.


Ðây là cuộc triển lãm những hình ảnh thời chiến tranh Việt Nam do các phóng viên Mỹ, ngoại quốc và miền Nam Việt Nam thời đó thực hiện. Trong số này, có nhiều bức đã đoạt giải Pullitzer.


Trong số những tác giả có ảnh triển lãm tại đây, nhiều người đã qua đời, như phóng viên ảnh Kiyoichi Sawada người Nhật, làm việc cho UPI, bị thiệt mạng trong một cuộc phục kích của quân Khmer Ðỏ.


Buổi triển lãm sẽ kéo dài từ Thứ Hai, 16 tháng 5 tới hết Chủ Nhật, 29 tháng 5, mỗi ngày từ 11:00 sáng tới 3:00 chiều.


Hình triển lãm do cựu phóng viên Ray F. Herndon thu thập, Rose Marie Tuohy biên tập.
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011 by LTSA

SAIGON/HANOI (VB) -- Tại hội thảo “Phụ gia thực phẩm - những nguy cơ tiềm ẩn” do Hội Khoa học kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức ngày 10-5 tại Hà Nội, PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm) cho biết ở VN việc sử dụng phẩm màu trong thực phẩm rất phổ biến.

Quà vặt giá bèo dành bán cho trẻ em, học sinh tiểu học…, như: bánh tráng trộn, bánh đa mini, bánh đũa, bánh 'tay cùi', mứt chùm ruột đỏ.v.v…luôn luôn bị cho vào các loại màu lòe loẹt cho hấp dẫn nhưng độc hại.(Photo VB)


Qua thanh tra trên thị trường với 203 mẫu nguyên liệu gồm 9 loại màu, 100% các mẫu màu xanh dương, tím nho, màu hồng đều không nằm trong danh mục cho phép và chỉ có 2/32 mẫu màu xanh lá cây là có trong danh mục.

Thường thì người sử dụng, nhất là trẻ em, thích thú hơn khi thấy các loại thực phẩm có màu sắc hấp dẫn, nhất là loại thức ăn, món uống bán rong ngoài đường phố, mà không biết rằng nếu bị sử dụng tùy tiện, không đúng chủng loại (như phẩm màu dùng trong công nghiệp), không đảm bảo độ tinh khiết và không đúng liều lượng, phẩm màu có thể là tác nhân gây nhiều loại bệnh cho gan, thận, về lâu dài gây ung thư cho người sử dụng.

Bà Sửu cũng lưu ý các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chỉ dùng phẩm màu được phép sử dụng, chú ý các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ và riêng với sản phẩm dành cho trẻ dưới 3 tuổi thì cấm sử dụng các chất: tartrazine (màu vàng chanh), quinoline (vàng), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng), carmoisine (đỏ), carmine (đỏ son), allura red AC (đỏ) và chất bảo quản natri benzoate.
by LTSA

SAIGON (VB) -- Ở một xóm nhỏ nằm sâu trong đường Lê Đức Thọ (phường 15, quận Gò Vấp) lâu nay có rất nhiều người nhập cư loay hoay kiếm sống với đủ mọi nghề, từ ở đợ, bán vé số đến lượm ve chai, bán xôi, bán rau muống.v.v...

Nếu mấy năm về trước, lượm ve chai (đồng nát) đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người lao động nghèo ở xóm này thì hiện nay nhiều người đã bỏ về quê vì không kham nổi cảnh chi phí ngày càng đắt đỏ.

Một chị quê ở Thanh Hóa - tỉnh đang có hơn 240,000 dân thiếu đói - cho biết giá một phòng trọ chật chội, nóng như lò thiêu ở đây năm trước chỉ 500,000 đồng/tháng thì năm nay đã lên 650,000-700,000 đồng, riêng tiền điện, nước cũng tăng thêm dăm ba chục nghìn mỗi tháng.

"Giá ve chai thì chẳng lên được đồng nào nên càng phải tiết kiệm, cả mấy năm rồi tôi chưa dám mua chiếc áo mới”, chị thở dài.

Đi chợ thì giá thịt, rau cũng đồng loạt đội lên do giá xăng đã tăng.

Thời gian trước, mỗi ngày vợ chồng chị chỉ làm từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ, đến nay để có thêm thu nhập, họ phải "tăng ca" lên 12 tiếng để đi đến những nơi xa hơn mới mong có nhiều ve chai. Thành quả lao động cuối ngày của họ là những bao tải nặng chật cứng đồng nát.

Những thứ gì khô ráo sạch sẽ thì họ lựa chọn bán ngay ở vựa, còn bọc ni lông ướt, dơ chưa bán được phải chờ giặt (thường là vào ban đêm cho thêm thời gian phơi khô) , hơi khô khô mới chở đi bán nên ở xóm ve chai, trước những chiếc chòi tôn lụp xụp, lúc nào trên bờ rào cũng treo, chất trắng xóa bọc ni lông, dây điện chằng chịt... Vậy mà nhiều người vẫn phải bám trụ đất Sài Gòn, vì “Ở lại để đi làm lấy tiền mà nuôi con. Về quê làm ruộng thì chết đói
by TDTH
MỘT TÀI LIỆU LỊCH SỬ QUAN TRỌNG


Tờ nhật báo Tiếng Dội số 462 *, năm thứ 3, đề ngày Thứ Sáu 24 Aout 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy (Thiếu) năm Tân Măo, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn Quản lý 216 đ. Gia Long Saigon, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc” , cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như dưới đây:

(* Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum – London).


ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
SỐ: 284/ LD

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rơ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu.

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v. …
Ta hãy quét sạch lủ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh

Tổng thư ký đảng Lao Động



(Trích từ Saigon Online News số phát thành tháng 01 năm 2008)


trường chinh đồng chí yêu quí của hồ chí minh tổng bí thư đảng cộng sản đã đấu cha tố mẹ rồi đem chôn sống .
by TDTH
Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.
Bà nói : “Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông.”
Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./.

( theo ba cây trúc )
nguoithathoc1959

PHIẾU CUNG CẤP THỊT CƠ ĐỘNG













hai mươi năm gam?!


cà-vẹt xe đạp tài sản giá trị tương đối lớn thời thời bấy giờ .
sau 1975 xe đạp đưa vào Miền Nam còn đeo lủng lẳng bảng số nơi khung xe .





Sau phần Tem phiếu của ‘bác’ LÀ : NỢ CỨT