Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Cảnh sát giao thông hay là đầu gấu trộm cướp?  Đây là bộ mặt của từng người một trong nhóm cảnh sát giao thông quận 8 đã lái xe tông thẳng vào người dân rồi ra tay đánh đập người dân.

alt Cảnh sát giao thông đang 'làm luật' lái xe tại Ninh Bình. Ảnh minh họa.

Vào lúc 20h10 ngày 03/04/2013, trước mặt Ủy Ban Nhân Dân quận 8, một nhóm CSGT thuộc phòng CSGT quận 8 đã chặn xe người dân với những điều phạt hết sức vô lí để mong muốn lấy tiền và ăn hối lộ của người dân bỏ túi riêng.

Vì tranh chấp, chê tiền của người dân đút và túi của mình ít (Bị lỗi xe không kính mà nhét vào túi cảnh sát 500.000 VNĐ vẫn bị chê ít) nên đã ra oai lớn tiếng chửi bới người dân, gây xô xát lớn giữa cảnh sát và người dân. Hơn thế nữa một anh cảnh cát đã lái xe cảnh sát tông thẳng vào người một cô gái đang bị phạt xe, khiến cô này ngả lăng quay ra đường.

Sau đây là hình ảnh thật, khuôn mặt thật của 6 người được gọi là CẢNH SÁT GIAO THÔNG đã tham gia vào vụ hành hung đánh người dân vào lúc 20h10 tối ngày 03/04/2013 thuộc Phòng Cảnh Sát giao Thông Quận 8:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=c4WlBcFSep4
{youtube}c4WlBcFSep4{/youtube}
Mọi người đều nhìn thấy bộ mặt thật của nhóm 6 Cảnh sát giao thông thuộc phòng CSGT quận 8. Còn mấy cảnh sát khác thì đứng nhìn và còn cười lớn tiếng, thấy chưa xong chuyện, nhóm CSGT còn xúm nhau lại đánh đập cô gái và người bạn đi cùng trước mặt bao nhiêu người khác. Lại còn gọi thêm 2 thằng giang hồ đến phụ giúp thêm, đánh đập hai người dân này. Một đội 6 người công an bao vây lại bên ngoài để cho 2 thằng giang hồ ở giữa đánh đập không thương tiếc 2 người dân vô tội.

Hỏi xem công lý ở đâu? Khi người cán bộ của dân lại ra tay đánh đập và lấy xe công an tông thẳng vào người dân không thương tiếc. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thấu hiểu và giải quyết cho người dân vô tội, đồng thời làm sạch đội ngũ cán bộ xấu xa này để trả lại công bằng cho người dân.

(FaceBook Hương Cao)
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Nhớ về tuổi trẻ ngày xưa

một thuở thanh bình ngày cũ

Tuổi thơ tan học về

Chiều tà trên đồi gió lộng

tung tăng vui đùa

bắt bướm, hái hoa

Tuổi thanh xuân mơ mộng

bên ven sông lặng ngắm chiều tà

Tuổi yêu đương

nơi phó vắng thẹn thuồng hò hẹn

Khi non sông nguy biến

"xếp bút nghiên theo việc binh đao"

Tuổi trẻ Việt Nam

Một thời ngạo nghễ

Tuổi trẻ Việt Nam thời cọng sản

nghĩ mà thương

Tuổi thơ ngây

khăn đỏ theo đội

Lượm giấy nộp trường

kế hoạch nhỏ

Tuổi thanh xuân theo đoàn

học lịch sử " đảng " cho rành

phấn đấu vào đảng

Tuổi trẻ không biết mình là ai!?

Chỉ biết theo con đường

" bi đát bác đi "

Đâu phải vì lý tưởng cái gì

chỉ là vì quyền lợi ích kỷ

Có chỗ làm tốt

có điều kiện tiến thân

Ra đời chỉ biết bon chen giành giựt

Việc nước non phú bỏ ngoài tai

May mắn găp thời

cách mạng truyền thông

lần hồi tìm về cội nguồn Dân tộc

Thức tỉnh nhìn lại

một thời mê muội

Nhưng sự thể đã dở dang

Đứng giữa ngả ba đường

Tiến lui ngập ngừng không quyết định

Xin có một lời khuyên

Sự thể Đất nước ngày nay

như lửa cháy mày

Nếu tuổi trẻ không hành động quyết liệt

Việc mất nước chỉ còn trong sớm tối

Nước mất rồi thân còn đó cũng như không!

Tuổi trẻ Việt Nam quyết làm nên lịch sử

Quyết liều thân giữ cho bằng được

Mảnh giang san gấm vóc của Tổ tiên!



Nguyễn Nhơn
by Lý Tưởng Người Việt
cogiaonguy1
'Cô giáo Ngụy, cô giáo Ngụy sắp vô lớp đó nghe tụi bay ...'


Một đứa học trò la lớn. Bọn con trai mấy đứa con trai đang quây quần cuối lớp khác chơi trò 'dích' hình, đứa nào đứa nấy tóm vội vã thâu tóm lại mấy tấm hình màu bằng bìa cứng có in hình sặc sỡ. Bọn con gái đang tụm ba tụm bảy nói chuyện nô đùa cũng vội vàng quay về chỗ cũ. Cô giáo Mai lễ mễ ôm phần chia nhu yếu phẩm của cô tháng này, gồm mấy trăm gam thịt, mấy trăm gam đường bước vào lớp. Cô bước vào lớp, tất cả học sinh đứng lên chào. Sau khi để gói thịt, gói đường cẩn thận vào trong giỏ. Cô mĩm cười:

- Cô cho các trò ngồi xuống. Các trò làm chi ồn rứa bộ định làm loạn giống...

Mai định nói làm loạn giống 'Việt Cộng' như thói quen cô vẫn nói khi la rầy học trò trước kia, nhưng cô ngưng lại kịp. Sau khi nghe em lớp trưởng điểm danh, cô bắt đầu khảo bài. Học trò của cô phần nhiều thuộc những gia đình mà chính quyền mới gọi là thành phần có nợ máu với nhân dân hoặc có vấn đề với 'cách mạng'. Hầu hết cha của các em đang bị cầm tù trong các trại tập trung cải tạo. Thêm vào đó có khoảng một vài em thuộc gia đình cán bộ Cộng Sản cao cấp mới vào Nam. Phần đông các học trò miền Nam những năm đầu sau khi bị 'giải phóng' các em học trò miền Nam còn rất ngoan và kính trọng thầy cô, và ngược lại thầy cô miền Nam cũng còn coi công việc gõ đầu trẻ là một thiên chức chứ không phải thuần túy là một để sinh nhai. Mai ra trường Sư Phạm Đà Nẵng đi dạy được hai năm thì miền Nam mất. Cô được chính quyền mới cho đi dạy lại vì theo họ lý lịch của cô tương đối khá sạch, từ ông bà xuống tới cha mẹ không có ai làm lớn trong chính quyền cũ.
Sáng nay như thường lệ sau khi khảo bài cũ cô bắt đầu dạy bài mới. Trước bảng đen Mai nắn nót viết bài học Pháp văn cho tiết học hôm nay trên bảng đen.

Mardi 26 Septembre 1977
Conjuguez le verbe "Etre" Je suis Tu es Il est ...

Bỗng một tiếng thét lớn:
- Thưa cô trò Hùng cú đầu con!

Mai nhịp nhịp cái thước gỗ vào bảng không trả lời, cả lớp lại im lặng như tờ chỉ có tiếng bút mực sột soạt trên giấy. Cô tiếp tục viết bài học lên bảng đen.Elle est ...

... Thưa cô trò Hùng bóp… cu con...!

Cũng là cái giọng học trò hồi nãy, và lần này cả lớp phá lên cười như ong vỡ tổ. Cô Mai nghiêm mặt quay lại bảo:
- Hùng, Quang hai em lên đây!



cogiaonguy2                       

Hình minh họa

Hai đứa học trò lớp Sáu, ngồi cạnh nhau một đứa đen đủi nhỏ thó tướng tá loắt choắt nghịch ngợm, áo bỏ ngoài quần và một đứa mặt mũi trắng trẻo dáng điệu mảnh khảnh. Cả hai lấm lét bước lên phía trên. Tuy có hơi giận vì học trò tinh nghịch, nhưng cô Mai vẫn chậm rãi hiền từ:
- Có phải Hùng phá Quang không?' Hùng cúi đầu không đáp, cô Mai lại hỏi lần này giọng nghiêm khắc hơn:
- Có phải em phá bạn làm mất trật tự trong lớp không?' Hùng nhìn lên trả lời lí nhí:
- Không ạ!' Lần này thì thằng Quang la lớn: 
- Nó xạo, nó cú đầu con rồi bóp ... ' Mai đưa một ngón tay lên môi ra hiệu cho Quang đừng nói nữa không thì cả lớp lại cười như vỡ chợ. Có nhiều tiếng nhao nhao: 
- Trò Quang nói đúng đó cô, thằng Hùng nó có làm đó, ... nó còn viết bậy lên lưng áo em nè... Thằng Hùng chợt đưa tay làm thành nắm đấm đôi mắt căm hờn:
- Chúng ông sẽ cho tụi mày biết tay nhé ... chúng ông cho bố bọn mày đi cải tạo cứ là đờ người nhé... Lần này thì cô Mai thật sự giận dữ:
- Trong lớp của cô hay bất cứ đâu em cũng không được phép hỗn láo vô phép với người lớn nghe chưa? Nghe rõ chưa? Em Hùng đến góc kia quay mặt vào tường cho đến hết buổi. 

Buổi dạy học tưởng như bình thường sáng hôm đó đem đến cho Mai nhiều chuyện bất ngờ sau này. 

Vài ngày trong khi lớp Pháp văn của cô đang làm bài kiểm tra, người tùy phái đến lớp của cô mời cô xuống văn phòng hiệu trưởng có chuyện cần. Mai hỏi: 
- Có chi quan trọng rứa bác Tam? Lớp tôi đang làm bài thi làm răng mà bỏ đi? Bác nói đợi tới hết giờ rồi tôi sẽ xuống bác hỉ! Người tùy phái già trả lời: 
- Dạ tui cũng nói như rứa với bà hiệu trưởng và ông khách, nhưng họ có chịu nghe mô. O xuống nhanh đi, nghe nói ông khách nớ làm lớn lắm. Mai đáp: 
- Bác Tam à, tôi không thể xuống được ngay bây chừ, bác xuống văn phòng giải thích dùm tôi...




cogiaonguy3

Hình minh họa

Ông Tam quày quả đi ra. Khoảng vài phút sau một người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen, tay đeo cái đồng hồ Seiko5 vàng sáng chói, nước da men mét, hàm răng hơi vỗ, mặc quân phục rộng thùng thình, vai đeo xà cạp, ngang nhiên bước thẳng vào lớp, theo sau là ông Tam. Con Trang lớp trưởng sau một vài giây ngỡ ngàng vì người khách vào lớp bất ngờ, nhanh nhẹn hô lớn 'Nghiêm!' Cả lớp buông bút viết, đứng thẳng chào khách. Lần này thì đến lượt người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen ngỡ ngàng và ngạc nhiên đến độ lúng túng, cô giáo Mai đứng trên bục giảng lễ độ hỏi: 
- Thưa ông có việc gì cấp thiết không ạ? Người đàn ông nhìn lên lúng búng trả lời:
- À không, tôi chỉ muốn nói chuyện với cô một vài vấn đề, nhưng bây giờ tôi sẽ đợi cô dưới văn phòng. Cô Mai từ trên bục gỗ bước xuống từ tốn: 
- Dạ cám ơn ông, xin ông thông cảm, lớp đang làm bài kiểm tra tôi không thể tiếp chuyện ngay với ông. 

Hết giờ Pháp văn cô Mai vội vã xuống văn phòng hiệu trưởng. Bước vào cô hơi ngạc nhiên khi chỉ thấy có ông khách đang chễm chệ ngồi sau bàn giấy của bà hiệu trưởng. Ông khách đưa tay mời cô ngồi. Ông ta vẫn còn đeo đôi kính Rayban đen trong căn phòng không có cửa sổ. Cô Mai bất giác muốn phì cười, nhưng ngăn lại kịp. Ông khách tự giới thiệu:
- Chắc cô không biết tôi là ai, nên không xuống gặp tôi ngay. Cô Mai trả lời ngay:
- Dạ thưa tôi biết ông là người rất quan trọng nhưng vì bài kiểm tra này quan trọng đến kỳ thi học kỳ của các em...
Ông khách ngắt lời:
- Ô! Không không tôi có ý phiền trách gì cô đâu, thực ra thì lúc cô không xuống ngay tôi giận lắm, vì ngoài Bắc mỗi khi tôi vào trường con tôi học là giáo viên phải đến gặp tôi chứ tôi không bao giờ phải lên kiếm giáo viên cả. Cô Mai trả lời:
- Dạ trong ni chắc còn lạc hậu, không biết bao chừ mới theo được bằng ngoài nớ...

Cô Mai không biết ông khách đang nghĩ gì và ánh mắt phản ứng ra sao sau cặp kiếng đen. Ông trầm ngâm một chút rồi nói: 
- Bây giờ thì tôi hết giận rồi cô ạ. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Thượng Tá Trần Kình, Chính ủy của Trung đoàn Không quân Tiềm kích 935 đóng tại căn cứ Không quân Đà Nẵng. Con tôi là Trần Hùng học trong lớp của cô, vài hôm trước đây nó có phản ánh phê bình cô có khuynh hướng bảo vệ bọn con cái thành phần chống cách mạng. Cô Mai nghĩ sao?

Mai thật sự ngạc nhiên, dầu miền Nam đã bị chiếm đóng hơn hai năm, bởi một đạo quân nói cùng một ngôn ngữ và cùng chung màu da với cô nhưng cô vẫn chưa thật sự chưa hiểu hết về cách suy nghĩ, giao tế của người cộng sản.


 cogiaonguy4

Hình minh họa

Cô trả lời chậm rãi:
- Thưa ông Kình, tôi không biết phải trả lời ông ra sao. Tôi là một người thầy giáo chuyên nghiệp, tôi dạy bất cứ học sinh nào được giao phó cho tôi, tôi không phân biệt đối xử các em theo thành phần gia đình... hơn nữa các em khi sinh ra cũng không có sự lựa chọn về lý lịch của cha mẹ. Lý lịch cha mẹ các em theo ý tôi không thuộc phạm vi học đường. Còn việc tôi phạt em Hùng là vì em đã phá rối trật tự trong giờ dạy học của tôi. Tôi bảo đảm không có vấn đề bênh vực thành phần giai cấp gì đó.... 

Người đàn ông tên Kình, ngồi thẳng lên đan hai bàn tay vào nhau:
- Đó là tư duy của tôi cách đây nữa giờ cô Mai ạ. Sau khi tôi lên lớp của cô thấy việc các em lễ phép chào khách, bàn cô giáo có lọ hoa, các em quần áo chỉnh tề tôi rất lấy làm ấn tượng. Tôi thành khẩn với cô nhá, tôi chưa thấy trường nào ngoài Bắc học trò có văn hóa như lớp của cô. Tôi rất mừng thằng Hùng được cô dạy. Thôi thì thế này nhé, cô cứ công tác tốt, tôi sẽ bảo với đồng chí hiệu trưởng bỏ lời phê bình tiêu cực của tôi về cô đi. Coi như không có sự cố gì cô Mai nhé.

Mai mĩm cười:
- Dạ nếu ông đã dạy thế thì tôi rất vui. Nhưng tôi không dám nhận hết lời khen của ông, vì trong Nam này trường nào lớp nào cũng đứng nghiêm, chào khách chào thầy cô. Còn chuyện trang hoàng lọ hoa cho bàn thầy cô thì quả thật là công khó của các em học sinh nữ của lớp tôi đã tự ý hái hoa đồng cỏ dại trang điểm cho lớp học, không phải do tôi dạy bảo.

Ông Kình cười:
- Cô không tuyên truyền cho miền Nam đấy chứ ? Ồ! Tôi chỉ đùa thôi cô ạ, vâng tôi tin cô nói sự thật. Còn vấn đề này nữa, sao tôi không thấy lớp cô Mai treo ảnh Bác nhỉ?

Mai thán phục sự quan sát của người đàn ông này, chỉ có ít phút trong lớp mà ông Kình đã nhận xét được biết bao nhiêu là chuyện. Cô có biết đâu ngoài Bắc người ta treo hình bác Hồ cũng như trong Nam người ta treo cái gương chiếu yêu trước cửa nhà, để xua đuổi ma quỉ. Việc treo hình của ông Hồ là một điều bắt buộc, nhà nào cơ quan nào mà không có gương mặt lom lom, cười cười của ông Hồ là có vấn đề lớn. Thành thói quen, nhiều người treo hình bác Hồ như một sự thông báo cùng hồn ma bóng quế nhà tôi có chúa quỉ ở đây nhá! Các ngài ma quỉ hồn ma bóng quế tép riu liệu mà xéo đi... Mai ngẫm nghỉ một lúc rồi bảo: 
- Hình như một năm trước đây tôi nhớ có treo, nhưng vì lớp học xây dựng bằng phương pháp tiền chế, vật liệu là sắt và tôn ximăng cho nên đinh đóng vào tường không chắc, bức hình lộng kiếng của Bác bị rơi xuống vỡ nát ông ạ. 

Ông Kình hỏi:
- Thế thì sao không báo cáo và thay ngay đi, hồi trước giải phóng các thầy, các cô trong Nam treo ảnh Thiệu ra sao mà bây giờ lại nói đóng đinh không được? Cô Mai cười xoà:
- Trước giờ trong này không có lệ treo hình lãnh tụ trong nhà riêng hay trong lớp học. 
cogiaonguy5


Điều này thì ông Kình có thể tin, vì khi Trung đoàn 935 tiếp thu căn cứ KQ Đà Nẵng ông cũng hơi ngạc nhiên khi thấy không có văn phòng, cơ sở nào có treo hình tổng thống Thiệu cả. Nhưng ông đã tự giải thích rằng chắc cũng như ảnh Bác là biểu tượng thiêng liêng bọn ngụy khi di tản đã đem ảnh của Thiệu theo để tỏ lòng yêu kính lãnh tụ, như cái đồng chí gì đấy ở ngoài Bắc, nhà cháy nhưng đồng chí ấy cố xông vào để cứu ảnh Bác, trước khi cứu con trai ruột của mình... Ông chợt thốt lên:


- À, công tác chính trị đảng cầm quyền của Thiệu yếu nhỉ!... À này tôi có xem lý lịch của cô, khá trong sạch và cũng thuộc thành phần cơ bản đấy, cha cô là công nhân sở điện, mẹ làm cho hãng dệt, không hiểu sao trường chưa cho cô vào đối tượng Đoàn? Để tôi giúp cho nhé? Mai im lặng một chút rồi nói:


- Chuyện hơi dài ông ạ, sợ kể ra đây làm mất thì giờ của ông, nhưng đây không phải chi bộ Đoàn sơ xuất đâu mà là hoàn toàn do tôi cả. Ông Kình hơi nhổm người về phía trước:


- Tôi không dám tò mò, nhưng nếu cô muốn kể thì tôi không sợ mất thì giờ cô ạ, tôi muốn tìm cách giúp cô. Cô Mai yên lặng một lúc, ánh mắt cô trở nên xa xăm, rồi cô chậm rãi kể.

Chuyện xảy ra cũng gần một năm về trước. Mai gặp lại người bạn học cũ, Đoàn Đình Bình, Bình đã theo cha vô bưng sau cuộc 'tổng khởi nghĩa' thất bại của cộng sản tại Huế năm 1968. Cả lớp của Mai khi ấy không biết Bình đi đâu hay đã bị chết thảm dưới bàn tay của Việt Cộng khi Bình về ăn tết ở Huế. Đầu năm 1976 Bình được bổ về làm bí thư chi bộ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản tại trường của Mai đang dạy. Lúc đầu hai người không nhận ra nhau, nhưng Mai nhớ ngờ ngợ cái tên người bạn cũ Đoàn Đình Bình, nên sau một lần họp giáo viên Mai hỏi phải Bình hồi nhỏ có học trường tư thục Bình Minh tại Đà Nẵng không? Hai người nhận ra nhau, rồi trở nên đôi bạn thân. Mai rất trân quí những kỷ niệm và bạn học của ngày xưa thời học trò. Còn Bình thì cũng vui mừng được gặp lại người bạn xưa của ngôi trường đầy tuổi thơ êm đềm trước khi phải ra Hà Nội để bị hấp thụ một nền giáo dục rất ư 'vô giáo dục'. Qua một thời gian, Bình âm thầm yêu Mai và muốn tiến xa hơn với Mai, nhưng trước hết phải giới thiệu được cho Mai vào đối tượng Đoàn, thì việc xin lãnh đạo chấp thuận cho cưới Mai sẽ dễ dàng và vinh dự hơn nhiều. Không hỏi ý kiến Mai, vì muốn dành cho bạn một sự ngạc nhiên mà theo ý Bình đây cũng là một vinh dự cho Mai. Bình mời Mai tham dự một buổi họp Đoàn và tuyên bố đề nghị cho Mai được làm đối tượng Đoàn Thanh Niên CS, sau khi đã đọc lý lịch trích ngang trích dọc của Mai trước mặt mọi người để minh chứng Mai thuộc thành phần tốt. Về phần Mai khi nhận lời dự buồi họp chỉ vì nể Bình và cũng có đôi chút tò mò muốn biết khi họp Đoàn ngưòi ta rù rì rủ rỉ cái chi. Mai không ngờ việc xảy ra như thế. Khuôn mặt của Mai từ trắng chuyển sang hồng, Mai im lặng. Cả phòng họp nghĩ là Mai quá xúc động trước cái đặc ân to lớn kia. Một lúc sau Mai mới run run nói:


 
cogiaonguy6
Hình minh họa

- Cảm ơn anh Bình đã giới thiệu Mai, nhưng Mai không hoàn toàn thuộc thành phần tốt như cách mạng định nghĩa đâu, và cũng không đủ tiêu chuẩn vào Đoàn. Mai đã có chồng, mặc dầu chưa chính thức trên giấy tờ. Chồng của Mai là phi công của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Câu sau cùng Mai nói chậm, dõng dạc từng chữ như lời tuyên bố. 


- Lỗi tại Mai, Mai đã không kể cho anh Bình nghe, vì Mai nghĩ đó chuyện riêng tư, nhưng bây giờ thì bắt buộc Mai phải nói . Cả phòng họp lặng thinh, không ai biết phải phản ứng như thế nào, còn Bình đứng sững như trời trồng bên cạnh Mai. Một hai phút sau đó anh lắc đầu và bỏ ra ngoài. Mai chạy theo Bình ra đến khoảng sân vắng nói khẻ với Bình.


- Mai xin lỗi nhé, nhưng nếu Mai không nói thì suốt đời Mai sẽ áy náy lắm... Bình quay lại hằn học:


- Tại sao Mai không cho tôi biết, Mai làm tôi ngượng trước mặt bao nhiêu người, mà những điều Mai nói là thật hay bịa đặt vậy? Bình đã hỏi thăm người ta ở chỗ Mai thưòng trú họ nói là Mai chắc chắn còn độc thân mà... Bình thật không ngờ, không ngờ. Mà nếu điều Mai nói là sự thật Mai có yêu thằng đó - xin lỗi anh đó không?

Mai ngạc nhiên về thái độ gần như ghen tương của Bình, Mai không nói gì từ từ kéo sợi dây chuyền từ trong cổ và tháo ra một chiếc nhẫn, loại nhẫn mà phi công sau khi ra trường bên Mỹ thưòng đeo. Mai nói thong thả:
- Mai có chồng thật chứ, nhẫn cưới của anh ấy trao cho Mai đây này...
Bình bưng hai tai không muốn nghe thêm chạy thất thểu ra khỏi cổng. 

Ông Kình, chép miệng:
- À ra thế, thế thì gay đấy, Đoàn hay Đảng có quyền từ chối đối tượng chứ có ai có gan dám từ chối vào Đoàn vào Đảng... À anh chồng của cô bây giờ ở đâu? Còn ở đây hay di tản rồi?


 
cogiaonguy7

Hình minh họa

Mai nhớ lại câu chuyện các thực tại chưa xa lắm, vào một ngày cuối tháng Ba năm 1975. Anh Nguyễn Bé Tư, phi công F-5E biệt phái từ Biên Hoà ra. Hai người quen nhau từ mùa xuân 1974 trong một buổi văn nghệ ủy lạo, trường của Mai tổ chức để ủy lạo chiến sĩ. Năm 1975, một ngày trước khi Đà Nẵng bị thất thủ, anh đã gặp Mai. Anh không nói gì nhưng qua nét mặt âu lo của anh, Mai biết là tình hình chiến sự ngày càng xấu đi. Anh dẫn Mai đi ăn tối ở nhà hàng Bạch Đằng trên bờ sông Hàn, hai người cố tránh không nói gì về chiến tranh để được một lần hẹn hò trọn vẹn. Gần lúc chia tay, anh rút cái nhẫn ra trường bên Mỹ đeo vào ngón tay Mai và nói: 
- Anh muốn cùng em sống đến cuối cuộc đời, em có thuận làm vợ của anh không?


Mai không nói được gì, chỉ khe khẽ gật đầu nước mắt bắt đầu tuôn vì xúc động và vui sướng. Mai đã là phu nhân của Nguyễn Bé Tư từ ngày ấy. Trong buổi tối ngắn ngủi đó hai người đã vẽ ra biết bao nhiêu là mộng đẹp, về ngày cưới về gia đình tương lai...

Đêm đó anh Tư phải vào trực tác chiến trong phi đoàn. Ngày hôm sau thì Đà Nẵng mất, Mai tìm cách về Sài Gòn vào hỏi bộ Tư Lệnh Không Quân về tin tức của anh Tư. Mai còn nhớ mấy người lính Không Quân ai cũng lắc đầu nhìn chị thương cảm ái ngại . Kể từ đó cái tên Nguyễn Bé Tư mộc mạc đối với Mai như thuộc về một kiếp nào rất gần mà rất xa xăm. Nhưng cô lúc nào cũng tự nhận là người vợ âm thầm của người phi công Nguyễn Bé Tư. Câu chuyện cô Mai từ chối vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được đồn ra, được thêm thắt, và từ đó học trò gọi đùa cô Mai là 'Cô giáo Ngụy'. Cô nghe nhưng không bao giờ la rầy các em vì biết các em không có ý xấu, ngược lại các em từ đó rất kính nể cô, mấy đứa con trai có cha anh là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nói cô Mai chịu chơi và 'chì' lắm . Mỗi khi nghe ai kêu 'Cô giáo Ngụy' Mai mĩm cười hạnh phúc tự nhủ: 'Ừ, Ngụy thì Ngụy mình thua thì người ta gọi mình là giặc. Ngày xưa Gia Long cũng gọi Bắc Bình Vương Quang Trung, Tây Sơn là 'Ngụy' đó thôi!'


Giáng sinh 1980.

Sau nhiều lần vượt biên hụt, Mai bị đuổi không cho dạy nữa. Cô sinh sống bằng việc lấy mối rau quả và bán lại ở chợ. Một buổi chiều ông Kình ghé ngang hàng của cô lựa lựa mấy bó rau hồi lâu. Cô không nhận ra ông vì bây giờ ông coi có da thịt hơn trước nhưng lại già hẳn đi, và không còn đeo kính cặp kính Rayban nữa. Đến khi hết khách ông mới khẻ bảo:
- Gớm! Cô không nhận ra tôi à? Kình đây, tôi kiếm mãi mới biết cô bán hàng ở đây, tôi có thể gặp riêng cô để nói một chuyện quan trọng không? Tôi sẽ dàn xếp chỗ gặp, cô nhớ đến nhé. 
Buổi chiều hôm đó tại một căn biệt thự, ông Kình đề nghị cô Mai dẫn Hùng con ông đi vượt biên ông sẽ lo mọi chuyện. 

Mai dường như không tin vào tai của mình: 
- Ông không nói đùa chứ? Ông Kình nhìn cô cười:
- Tôi nghĩ là cô sẽ nói thế. Lời đề nghị của tôi rất nghiêm túc nói như người Sài Gòn là 'một trăm phần dầu' cô ạ. Sau năm năm ở miền Nam tôi thấy chế độ CS đã làm băng hoại mọi sự cô ạ. Những năm chiến tranh thì người ta còn có thể biện minh nhưng khi vào miền Nam thì tôi nhận xét thấy giá trị đạo đức nói chung là trong Nam ưu việt hơn ngoài Bắc. Sau năm năm thì tôi thấy con người CS đã làm cho miền Nam ngày càng tồi tệ càng ngày càng giống như miền Bắc. Tôi đã thấy điều đẹp đẽ trong một xã hội văn minh, tôi không thể nào quay về những cái thấp hèn mà tôi đã mù quáng tôn sùng. Tôi muốn con trai tôi ra đi, tôi không muốn thấy nó trở nên một bánh xe trong cái cỗ máy thống trị này. Nếu cô hứa dẫn nó đi, chăm sóc nó đến năm 18 tuổi tôi sẽ lo tất cả mọi chi phí phương tiện ra đi cho cô. 
Lý do tôi nhờ đến cô vì thứ nhất tôi biết cô muốn ra đi và thứ hai cô là nguời rất thật thà, chung thủy. Ngay cả trong người thân tôi cũng không thể thố lộ kế hoạch này hay nhờ ai vì lý do an ninh và tính mạng của tôi, chỉ có cô mới giúp được tôi.


 
cogiaonguy8

Hình minh họa

Chuyến vuợt biên của cô do công an Đà Nẵng tổ chức bến bãi, nên việc ra đi phải nói là rất chu đáo. Chuyến đi thật suông sẽ. Tàu vượt biên của Mai sau 5 ngày lênh đên đã cập bến Hương Cảng bình yên vô sự. Tại đây Hùng gặp lại gia đình một người bà con xa ở Hải Phòng đã đến Hương Cảng trước đó một tháng. Hùng muốn nhập chung form định cư với họ. Mai không đồng ý, qua một người trung gian cô gửi thư về Việt Nam hỏi ý kiến ông Kình. Vài tuần sau, Mai được ông cho biết là ông bằng lòng cho Hùng 'tách form' với cô, và coi như lời hứa của cô đối với ông đã hoàn thành. Khi được cao ủy phỏng vấn Cô giáo Mai chọn thành phố Sydney xinh đẹp của quốc gia Úc Đại Lợi làm nơi định cư. Còn Hùng thì theo bà con định cư tại Canada. Cô Mai đi học lại lấy bằng kỹ sư điện toán, cô rất nhân hậu nhã nhặn nên được rất nhiều người khác phái theo đuổi, nhưng không có ai có thể thay được hình ảnh của người phi công ngày nào. Trong những năm gần đây khi các hội thân hữu Không Quân QLVNCH được thành lập tại Úc, người ta thường thấy cô trong những buổi họp mặt. Mai tham gia mọi sinh hoạt, báo chí văn nghệ. Câu hỏi đầu tiên cô hỏi những người lính Không Quân mà cô gặp lần đầu lúc nào cũng là: Có ai biết tin tức gì về anh Nguyễn Bé Tư phi công F-5E biệt phái ở Đà Nẵng hay không? Cô Mai không biết là lần thứ mấy đã hỏi câu hỏi đó, cô hỏi nhưng chính cô rất sợ câu trả lời về số phận của một người mất tích đã hơn hai mươi lăm năm.

Tháng Tư 1998.

Hùng đứa học trò ngày xưa của cô từ Canada qua thăm cô giáo Mai. Hai thầy trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi sau mười bảy năm. Hùng bây giờ là một thanh niên tuấn tú lễ phép, rất chững chạc và là một bác sĩ y khoa. Hùng báo cho cô Mai biết là ông Kình đã giải ngũ về hưu, và ông đã tỉnh ngộ hẳn giấc mơ cộng sản và sống rất an phận tại Hà Nội. Trước lúc chia tay, Hùng đưa cho cô Mai một phong thư niêm kín, 'Em cũng chẳng rõ có cái gì trong ấy mà bố em rất cảnh giác không dám gửi qua bưu điện, hay gửi qua người quen đi nước ngoài, chỉ khi em về Việt Nam bố mới trao cho em và dặn là phải đưa tận tay cho cô, và cho cô rõ là phải khó khăn lắm mới lấy được tư liệu này... Bố em dặn cô đọc xong đừng phổ biến, không thì rách việc lắm cô nhé!' 






cogiaonguy9
Hình minh họa

Trong phong thư là bản sao của tờ phúc trình tổn thất của sở tác chiến không quân Quân Đội Nhân Dân. Tờ phúc trình như sau:


cogiaonguy10
Đại tướng Văn Tiến Dũng thăm đoàn không quân Sao Đỏ


'Thể theo chỉ thị số... Đại Tướng Văn Tiến Dũng đuợc lệnh từ Trung ương Binh chủng Không quân Nhân dân phải hạ quyết tâm khẩn trương làm chủ và tạo điều kiện hồi phục sử dụng sân bay Đà Nẵng để thành lập bộ phận trinh sát và phòng thủ mặt Nam đề phòng bọn Mỹ có thể quay trở lại can thiệp. Theo tinh thần trên. vào sáng ngày 30 tháng 3 lúc 5 giờ 15 sáng giờ Hà Nội một phi đội tiêm kích cơ hỗn hợp gồm 2 máy bay chủng loại Mig21 và một Mig 17. Phi đội mang bí số KK10 được lệnh cất cánh từ Đồng Hới để trinh sát sân bay Đà Nẵng xem xét khả năng bố trí phòng không và máy bay tiềm kích của quân đội ta sau này. Tiểu đoàn trinh sát TS5 báo cáo là căn cứ Đà Nẵng của quân đội Ngụy đã bị bỏ ngỏ hoàn toàn vào lúc 2 giờ sáng 30 tháng 3. Khi phi đội KK10 đã băng qua Xepon Lào và bắt đầu tiến vào Đà Nẵng từ hướng Tây Bắc, thì bất ngờ một tiềm kích cơ của Không Quân Ngụy chủng loại F-5E xuất phát từ Đà Nẵng bất thình lình tiến công.

 


cogiaonguy11
Hình minh họa

Giặc lái Ngụy sau khi dùng hai tên lửa loại AIM-9B bắn hạ hai chiếc Mig-21 của ta, hắn còn ngoan cố đuổi theo dùng súng bắn hạ thêm một máy bay Mig-17 của ta. Các đồng chí lái của quân đội nhân dân đã kiên cường bất khuất chống trả suốt gần 7 phút. Các đồng chí lái, Lai Như Hạch, Hồ Mạc Dịch, Đỗ Mai Quốc đã hy sinh oanh liệt. Còn chiếc tiềm kích cơ địch đã bị tên lửa của ta bắn hạ. Tên giặc lái ngụy nhảy dù đã bị quân dân ta bắt được. Tên giặc lái ác ôn này tên là Nguyễn Bé Tư, cấp bậc Trung Úy số quân... Trung Ương đã ra lệnh giải quyết thích đáng tên giặc lái này cương quyết không để những thông tin xấu lọt ra ngoài về sự kiện ba máy bay của không quân nhân dân anh hùng bị một tiềm kích cơ địch bắn hạ trong vòng 7 phút. Bọn địch có thể lợi dụng để nói xấu KQND.

 


cogiaonguy12
Hình minh họa

Đồng chí Thượng Tá Nguyễn Công Tâm chánh án, kiêm công tố viên tòa án nhân dân đã tuyên án tử hình tên giặc lái Nguyễn Bé Tư. Tên Trung Úy Ngụy Nguyễn Bé Tư đã đền tội vào ngày 5 tháng 4 1975.'

Trên góc trái của tờ phúc trình có hàng chữ TUYỆT MẬT - không bao giờ được công bố.

 


cogiaonguy13
Hình minh họa

Mai bâng khuâng, nhưng cô không thấy buồn, cô cảm thấy rất hãnh diện và thanh thản như người lữ hành đã về lại nhà mình. Từ lâu cô đã chấp nhận là con người mang cái tên Nguyễn Bé Tư đã không còn có mặt trên cõi đời này nữa cô linh cảm là anh đã đền nợ nước một cách anh dũng, điều cô linh cảm bây giờ đã thành sự thật trên giấy trắng mực đen. Cô kiêu hãnh về anh Nguyễn Bé Tư, anh đã chết hào hùng như anh đã sống. Cô thương mến người phi công ấy chẳng phải vì anh hào hoa phong nhã như người ta thường nói về những người lính Không Quân VNCH. Cô thương anh vì anh mộc mạc, thứ mộc mạc của loại đá bọc kim cương.

Anh Nguyễn Bé Tư 'Ace' đầu tiên của KQ-QLVNCH một mình hạ 3 phi cơ địch trong vòng 7 phút, thế mà cuộc đời lại không có quyền biết đến anh. Bọn cộng sản run sợ và kính nể khi nhắc đến cái tên hiền hoà của anh, chúng sợ đến nỗi phải giết anh.

 


cogiaonguy14
Đêm nay Mai thấy lòng mình thật ấm áp dường như có sự hiện diện của anh Nguyễn Bé Tư đâu đây, dường như anh đang nói với cô đừng buồn đừng giận anh. Xoay xoay chiếc nhẫn Không Quân quanh ngón tay, Mai khe khẻ gật đầu không nói nên lời như đêm cuối cùng năm xưa còn ngồi bên anh. Bên ngọn đèn Mai vuốt lại mái tóc đã điểm sương, thấy mình lại là cô giáo trẻ năm nào đang choàng hoa cho người phi công khu trục anh hùng của QLVNCH.






Thần Long
Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
alt
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - (Nhân vụ xử Đoàn Văn Vươn)
 
Trước khi thú tội với Cách Mạng, "phạm nhân" tôi có đôi lời cùng "bên thua cuộc", rằng xin quý vị chớ vội "bức xúc" vì hai chữ "ngụy quân" và một số từ ngữ "dị ứng" khác dùng trong bài này mà đúng ra người viết phải cụm đầu chúng vào trong ngoặc kép, cùng "sự cố" phảng phất nơi đây cái văn phong mới xã hội chủ nghĩa! Lý do: trước hết, đây là lời thú tội của một "ngụy quân"với "cách mạng". Chẳng lẽ viết, "lời thú tội của một Quân sĩ Việt Nam Cộng hòa với Cách mạng"! Viết như thế là tự làm mất tư cách, là có tội tày trời với linh hồn hàng trăm ngàn tử sĩ Quân đội VNCH, với hàng triệu quân nhân VNCH đang sống, và giả dụ như có "bất" cái đạo lý làm người ấy đi mà viết  như  thế thì cũng không thích hợp chút nào, vì nội chỉ việc nhắc đến hai chữ "Cách mạng"mà ngày nay nghe đến nó, mọi người Việt Nam lương thiện đều hiểu đó chỉ là tập đoàn của những kẻ đấu cha tố mẹ, cướp của giết người, dâng biển đảo tổ quốc cho ngoại bang, hèn với giặc, ác với dân, làm băng hoại truyền thống dân tộc, phá nát đạo lý ông cha, cũng đã đủ xấu đèn hổ sách rồi; phải dùng đến nó, người viết đau khổ đến dường nào. Cũng thế, phải dùng "ngụy quân" mới tương xứng với:  "cán bộ quản giáo", vì trời sập họa chi mới có chuyện người lính VNCH chịu công nhận hạng người không đáng học trò mình về mọi phương diện làm ông thầy!
 
Đó là chưa nói đến... Ngụy mà ngon. Không ngon mà sau khi phỏng... con chim Miền Nam 30/4/75, quan lớn Cách mạng Nguyễn Hộ đã phát biểu công khai rằng, "Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!" Không những Ngụy ngon mà còn ngon hơn Cách mạng nữa là khác. Không ngon hơn sao quan Cách mạng cứ đòi xơi "ngao" Ngụy, ở nhà Ngụy, mà không xơi "ngao" Cách mạng, ở nhà Cách mạng.
 
Rồi Ngụy mà là Chính; còn Cách mạng lại hóa ra tà, tức là ngụy chính hiệu bà lang trọc, con nai vàng, xà phòng Cô Ba 72 phần dầu. Sau ngày con chim bị phỏng, chim phỏng hỏng chuyện. Thà được như "chó chết hết chuyện" mà khỏe; chứ "chim phỏng hỏng chuyện" thì phải chịu rát kinh niên, thật phiền với của nợ ấy. Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, chính nhờ vậy (phỏng chim) mà dân gian sáng mắt sáng lòng.
 
Số là vùng rừng núi Cũng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa được Cách mạng "giải phóng" rất lâu trước 1975 nên đồng bào ở đây nhờ được học tập tốt chủ trương đường lối  Cách mạng nên rất căm thù Mỹ Ngụy, nhưng sau khi "giang sơn qui về một mối", thì bà con mới tá hỏa tam tinh, nên khi bầy "chim bị phỏng" bị bắt "thiên di" về đây, bà  con ta hễ có dịp là chạy theo dí cho cục đường gói thuốc, trong khi chính họ trông cũng xơ xác tả tơi, chẳng hơn tù là mấy, nếu không nói là xêm xêm (same same); chẳng những thế, bà con còn nói xấu cách mạng đủ điều và hối hận đã tiếp tay với những kẻ làm phỏng chim.
 
Thành thử ai nói gì thì nói, mình cũng đâm ra yêu tiếng "Ngụy" như Thái Thanh hát "tôi yêu tiếng nước tôi". Đặc biệt là yêu Ngụy... Văn Thà, người chiến sĩ Hải quân VNCH đã dũng liệt hy sinh để bảo vệ biển đảo tổ quốc mà Cách mạng tìm đỏ mắt trong lịch sử hải chiến của họ, kể cả phịa sử như Lên Văn Tám, Nguyễn Văn Bé... cũng không ra một người để so sánh với Quân Ngụy.
 
Xin lỗi Cách Mạng, Ngụy Quân tui đã phải thanh minh thanh nga với "phe ta" không phải là đối tượng của lời thú tội dưới đây hơi bị nhiều, làm mất thì giờ quý vị, nhất là với CAM và "dư luận viên" là lực lượng quý báu của cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ góp ý cho bản Hiếp Pháp của nước CHXHCNVN.
 
Bây giờ Ngụy Quân mới làm việc với Cách Mạng đây. Thưa Cách mạng, cái tội mà phạm nhân thú hôm nay là đã đánh giá trật lất về bản chất của Cách Mạng mà thời gian qua mình cứ cho đó là hiện tượng. Sự ngộ nhận về chân tướng của Cách Mạng mà phạm nhân mắc phải thì nhiều vô số kể, để không phí phạm thì giờ quý báu của Cách Mạng hở ra là "cưỡng chế", mỹ từ của chôm chỉa với sự hộ trợ của lực lượng vũ trang nhân dân, côn đồ nhân dân, chó nghiệp vụ nhân dân, quần chúng tự phát điên nhân dân..., phạm nhân chỉ thú vài tội cơ bản, như sau .
 
Số là sau ngày giải phóng Miền Nam, đất nước ta sạch bóng quân thù, và vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: "Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận", phạm nhân tôi cùng hàng trăm ngàn người khác là dân Miền Trung bại trận đáng lẽ đem bắn bỏ vì nợ máu với Cách Mạng và nhân dân hơi bị nhiều đến nỗi lấy hết trúc Nam Sơn làm bút, vét cạn nước Đông Hải làm mực kê cũng không xong, nhưng được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng cho đi học tập cải tạo để biết lao động làm nên của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội, chứ không như trước ngồi mát mà giàu sụ do đi cưỡng chế tài sản nhân dân, cơ sở tôn giáo, cuỗm gần hết tiền bạc nước ngoài viện trợ hoặc cho vay để xây dựng cơ sở công ích, xóa đói giảm nghèo v.v..
 
Vào trại tập trung học tập cải tạo, khi thấy quy định trại (trại 51/Tổng trại 5 Tù Binh/Tuy Hòa) ghi phạm nhân lúc gặp Cách Mạng phải đứng lại nghiêm chỉnh rồi thưa "chào cán bộ" và phải gọi bằng "ông/bà", bất kể tuổi cách Mạng bằng cỡ tuổi con cháu phạm nhân, và tất cả là "cán bộ" từ Cách mạng trưởng trại, Cách mạng quản giáo xuống Cách mạng gác tù, Ngụy Quân rất bức xúc, nhưng cứ nghĩ đây chỉ là trường hợp mất dạy cá biệt chứ không phải cả đảng mất dạy như thế. Nhưng hỡi ôi, phạm nhân tôi đã lầm to. Sau khi giải phóng được Miền Bắc khỏi thực dân Pháp ác ôn đô hộ, nhiều nhà thờ nhà chùa đã được Cách Mạng tịch thu làm nhà kho hay nhà này nhà nọ; rồi hô hoán "Thằng trời đứng xuống một bên, để cho Nông Hội đứng lên làm trời" Ông Trời mà đảng còn đối xử như thế, thì quy định trại như trên là đúng với chính sách chủ trương đảng của nền văn hóa mới xhcn.
 
Rồi chuyện vẫn trong trại học tập cải tạo ấy, có anh Ngụy Quân người Phan Thiết(?), rất tiếc tôi không còn nhớ tên, là người tù chấp hành kỷ luật trại đàng hoàng, lao động tốt; có lẽ do một phần anh ta thân hình lực lưỡng, rất khỏe (nghe nói rất giỏi võ), phần khác có thể do quyên mất lời TT Ngụy Nguyễn Văn Thiệu  , tin lời Cách Mạng " ai học tập tốt, lao động tốt sẽ được về với gia đình sớm", nhưng bổng một đêm kia đang ngon giấc sau một ngày lao động là vinh quang, anh bị vệ binh vào dẫn đi. Bạn gác (hồi còn quy chế tù binh (1975-1978), lán trại không bị khóa, ban đêm tù chia phiên nhau gác... mình; vệ binh chỉ đi vòng ngoài, lâu lâu mới ghé xem có động tịnh gì, hay kiểm soát tù có bỏ gác, hoặc xin tù điếu thuốc...) thấy vậy lo lắng vì từ trước đến nay chưa có ai bị giắt đi giữa đêm khuya như thế. Chờ mãi cả tiếng đồng hồ sau mới thấy anh trở lại, nhưng không phải đi thẳng người mà bằng bò lê lết mặt mày đầy máu me, quần áo lấm lem, rách nát tả tơi, anh nói không được hay anh không được nói vì hôm sau anh cho biết, cái tội đáng đòn của anh là vì chiều hôm trước, nhờ mới được thăm nuôi, đang khi anh ngồi ngoài láng uống cà phê, hút thuốc lá bên gói kẹo có hai anh vệ binh đi ngang qua thấy nhau mà anh không mời. Từ đó về sau anh "xuống" rất mau; chẳng mấy chốc anh trông như người bị bệnh ho lao lâu năm, thất thần. (sau đó không bao lâu tôi chuyển trại nên không biết tình trạng anh ra sao; nhân tiện có bạn đọc nào biết xin "còm" cho tôi vài hàng, xin cảm ơn).
 
Khi đó tôi nghĩ Cách mạng cũng là người, là người thì phải có người tốt người xấu, mặc dầu họ luôn được ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê và thấm nhuần đạo đức bác Hồ, nhà văn hóa thế giới, thần hoàng làng của mọi thần hoàng làng, vào chùa ngồi thì được xếp ở vị thế ăn noãn trước cả  Phật Thích Ca. Trường hợp này chỉ là chuyện cá nhân, không phải bản chất Cách Mạng. Nhưng tôi lại lầm to. Hành động ông thấy mày có, mày thấy ông đi qua, mày không mời ông ngồi xuống ké, ông đánh mày cho bỏ ghét của hai vệ binh Cách Mạng đối với tù nhân kia chỉ phản ảnh trung thực một tý ty bản chất của Cách Mạng.
 
alt
Hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
Hai vệ binh kia khi xưa thấy người tù có quà Ngụy thì rất thèm nhưng bỏ đi rồi đánh cho bỏ ghét chứ không thèm "cưỡng chế" như ngày nay Cách mạng thèm chi của ai là a lê hấp "cưỡng chế" nấy. Chẳng hạn như vụ Núi Đá Bia, hay Bia Sơn: Bia Sơn trước kia chỉ là một vùng núi tỉnh Phú Yên, Kách Mạng chẳng đoái hoài gì đến, nhưng sau khi được công ty tư nhân Quỳnh Long biến thành khu du lịch sinh thái Hoàng Long, còn gọi là khu du lịch núi Đá Bia sau ba năm xây dựng, thu hút đông đảo khách thập phương, mang lại lợi nhuận tài chánh kếch sù thì tức thì Cách Mạng chính quyết định tấn công, huy động hơn 200 công an đến bố ráp và niêm phong, và biến hóa những người dân hiền lành chất phác làm việc nơi đây thành phản động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân với "nhũng bản án rất nặng nề để họ chết rục trong tù hầu Cách Mạng có thể chiếm đoạt tài sản một cách miễn phí" (Theo Nguyễn Văn Huy/Bia Sơn, một vụ án dàn dựng để chiếm đoạt tài sản công dân). Hơn thế, Cách Mạng lại còn giở trò vừa ăn cướp vừa la làng, như vụ đầm Cống Rộc, Tiên Lãng Hải Phòng. Cái xẻo đầm lầy nước mặn phèn chua nơi khỉ ho cò gáy kia Cách Mạng có ai ngó ngàng đến, nhưng sau khi trở thành cảnh non nước hữu tình có giá tỷ tỷ do công lao của cải mồ hôi nước mắt bỏ ra suốt mười năm và cả mạng sống của đứa con nhỏ của gia đình hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quí, Cách Mạng đánh hơi bắt mắy thấy là liền xua đại quân đi cưỡng chế bằng một trận đánh thật là đẹp mắt đáng ghi vào quân sử cho hậu duệ học tập như lời Đại tá CaCa làm tư lệnh chiến trường chỉ huy liên quân Người Chó nhưng bất ngờ bị súng hoa cải làm cho cả đạo quân Cách Mạng tá hỏa tam tinh chạy tán loạn may mà còn vớt vát bắt được hai con chó của khổ chủ, và hôm sau trở lại ủi sập căn nhà ở hai tầng mà đem so với nhà thờ họ Nguyễn của Thủ tướng chỉ đáng bậc "chòi" và vét sạch cá dưới ao cả mấy tấn. Dù vậy, bánh xe Cách Mạng vẫn cứ quay đề :
 
Trong vài hôm nữa Cách Mạng sẽ đem ra xử tội "chống lại nhân viên thi hành công vụ" của hai anh em nhà họ Đoàn, mặc dầu trước đó Thủ tướng đã đích thân về Hải Phòng phán "việc cưỡng chế ao cá Đoàn Văm Vươn là trái luật pháp".
 
Đến đây Ngụy Quân tôi đành phải ngưng ngang xương việc thú tội... vì còn để dành thì giờ cho Cách Mạng đón nhận lời thú tội của vô số phạm nhân khác đang sắp hàng chờ xưng tội lâu nay vì chưa đi sâu sát vào thực tế nên đã bé cái lầm, đã oánh giá quá thấp, chư đúng tầm cao vời vợi văn hóa ứng xử của Cách Mạng.
 
 
Nguyễn Bá Chỗi
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt
WESTMINSTER: Ngày 17 tháng 3, 2013, trên đại lộ Bolsa Little Sàigòn, thủ phủ của người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, đã diễn ra một cuộc diễn hành biểu tình chống đảng Việt Tân, giữa thanh thiên bạch nhật, với sự tham gia của 5, 7 thanh niên nam nữ tuổi trên dưới 20, nhưng khí thế hăng hái, sôi sục nhiệt huyết đấu tranh. Đoàn biểu tình mang theo những lá cờ của đảng Việt Tân bị gạch chéo, và một tấm băng rôn lớn mầu vàng với hàng chữ đỏ "Đả Đảo Đảng Việt Tân". Trên đường diễn hành dọc theo đại lộ Bolsa, đoàn biểu tình đã hô to các khẩu hiệu "Đả đảo đảng Việt Tân 30 năm hèn hạ đi đêm với CS", "Đả đảo đảng Việt Tân chỉ điểm cho CS bắt bớ, bỏ tù các nhà đấu tranh dân chủ trong nước", "Đả đảo đảng Việt Tân cánh tay nối dài của VC"...
 
Phát ngôn viên của đoàn biểu tình tuyên bố: đảng Việt Tân là do đảng VC nặn lên, giống như VC đã nặn lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thời chiến tranh Việt Nam. Đảng Việt Tân nói chống cộng nhưng thực sự họ đi đêm với VC và là cánh tay nối dài của VC tại hải ngoại. Đoàn biểu tình cũng khẳng định: Đảng Việt Tân gian manh, xảo trá nên chúng tôi phải xuống đường vạch trần bộ mặt xảo trá của Việt Tân để những người Việt tỵ nạn cộng sản biết rõ bộ mặt thật của đảng Việt Tân trong 30 năm đi đêm với CS. Đoàn biểu tình tuyên bố: Thực sự đảng Việt Tân là cộng sản. Chúng tôi xuống đường tố cáo đảng Việt Tân là một đảng VC trá hình.
 
Trước khi đi diễn hành trên đường phố Bolsa, đoàn biểu tình đã tụ tập tại một sân cỏ, dựng băng rôn "Đả Đảo Đảng Việt Tân", cùng với hai lá cờ đảng Việt Tân bị gạch chéo và tấm biển ghi dòng chữ "Đảng Việt Tân đi đêm với VC trong 30 năm qua". Tại đây, các thành viên của đoàn biểu tình, trong đó có một cô gái tuổi còn trẻ, đã say sưa và bừng bừng lửa giận khi tố cáo, đảng viên Việt Tân Nguyễn Khắc Long chỉ điểm cho VC bắt bớ các nhà dân chủ trong nước, đồng thời khẳng định Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên đảng VT chỉ ở tù giả trong nhà tù VC. Những người biểu tình cũng hô hào mọi người hãy tẩy chay đảng Việt Tân, vì đảng Việt Tân hèn hạ, đã đe dọa và hành hung những người dân hiền lành không ưa Việt Tân.
 
Sau khi tố cáo tội ác của Việt Tân và hô to các khẩu hiệu chống đối Việt Tân, những người biểu tình đã đốt cờ đảng Việt Tân và những tấm hình chân dung của các "nhà lãnh đạo" đảng Việt Tân như Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định,... và cả Trần Khải Thanh Thủy, người được mệnh danh là nhà đấu tranh dân chủ trong nước, nhưng thực chất là đảng viên đảng Việt Tân. Ngoài ra, một số người biểu tình còn dẫm lên cờ Việt Tân và những tấm hình của các "nhà lãnh đạo" Việt Tân chưa cháy hết.
 
Một thành viên của đoàn biểu tình dơ cao lá cờ của đảng Việt Tân đang cháy dở và nói: "Tương lai đảng VT cũng sẽ bị cháy, bị chết, giống như cái lỗ này. Bà con thấy không.... Đảng VT tan tác, tan xác, tan hàng… Sau này đảng VT sẽ tan tành xứ oắt. Những thành viên khác của đoàn biểu tình cũng xôn xao mỗi người một câu: Chúng tôi lên án đảng VT. Chúng tôi đối đầu đảng VT. Đả đạo đảng Việt Tân côn đồ đánh đập đàn bà. Đảng VT tàn ác - Không cho nó đi đầu thai...."

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào đầu tháng 12 năm 2012, một cuộc biểu tình chống đảng Việt Tân cũng đã được tổ chức ngay trước trụ sở của đảng Việt Tân, tại Beach Blvd / Hazard, Westminster, California, Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết của tác giả Dương Thanh Đông, đăng trên trang mạng Những Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Việt Nam. SGT rất mong được nghe và đăng tải ý kiến của quý vị lãnh đạo đảng VT về những bài viết trong 2 trang báo này.
 
 
BĂNG ĐẢNG VIỆT TÂN LÀM NỘI ỨNG, ĐIỂM CHỈ CHO CS VN BẮT LÔ THANH THẢO
 
Từ nhiều năm tháng qua, đã có rất nhiều bài báo, tin tức thông báo cho nhau về băng đảng Việt Tân, là tay sai của đảng Cộng Sản ở nước ngoài, tin tức cảnh báo thường không có bằng chứng, có nhiều người bán tin bán nghi, nhưng sự kiện vừa xảy ra ở Westminster, California tại Beach BLVD vào lúc 1 giờ trưa ngày 2 tháng 12 năm 2012, làm cho một số người giựt mình vì từng tham gia, sinh hoạt, yểm trợ tài chánh cho các nhà dân chủ do Việt Tân tấn phong. Việt Tân dùng làm mục tiêu thu hút quần chúng và thu tiền và cũng vừa để điểm mặt những người chống cộng ở nước ngoài, một việc làm nhưng có nhiều mục đích do đảng cộng sản yêu cầu.
 
Theo như những điều trông thấy, băng đảng Việt Tân hô hào chống cộng, nhưng lại kêu gọi đoàn kết với đảng Cộng Sản Việt Nam để chống Trung Cộng, với danh nghĩa "bảo toàn đất tổ, đáp lời sông núi…" Nhiều người còn thắc mắc, tại sao Việt Tân chống cộng, nhưng lại "công nhận đảng cộng sản VN là thành phần dân tộc", lại còn "kính trọng Hồ Chí Minh có công với đất nước?" Chắc chắn là Việt Tân muốn dùng vải thưa để che mắt thánh, đánh giá quá thấp sự hiểu biết của mọi người, ngày nay trên mạng lưới thông tin toàn cầu, tin tức nhanh, khó bưng bít, nên bộ mặt thật của VT đã bị phơi bầy dưới ánh sáng công luận.


Việt Tân cũng có cùng một sách với Việt Cộng: nói một đàng, làm một nẻo, từ đó đừng nghe những gì Việt Tân nói, hãy nhìn kỷ những gì Việt Tân làm, để không bị lừa phỉnh, lầm lạc nữa.
 
Sự kiện một số người cựu đảng viên Việt Tân đến trụ sở đảng Việt Tân tại Westminster với biểu ngữ lớn, đả đảo đảng Việt Tân và đồng thời còn nêu đích danh đảng viên Việt Tân là Nguyễn Khắc Long, hổn danh là Chim Quốc Quốc với thành tích Điểm Chỉ Viên cho công an Việt Cộng bắt một người tên là Lô Thanh Thảo trong lúc chụp hình, quay phim cuộc biểu tình tại Việt Nam ngày 26-3.2012.
 
Được biết, đảng Việt Tân hay gởi về Việt Nam một số đảng viên cò mồi như tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, về nước để rải truyền đơn và bị VC bắt, trục xuất, lần sau mới đây lọt vào phi trường và cũng bị bắt. Một đảng viên Việt Tân còn có sáng kiến giấu súng lục trong hành lý, thoát được hệ thống máy dò tối tân ở Hoa Kỳ, qua mặt nhân viên quan thuế, chó đánh hơi… nhưng lại bị phát giác tại phi trường Việt Nam, chắc là chuyện nầy khó tin nhưng lại được các cơ quan truyền thông Việt Tân ca ngợi như anh hùng, không khác gì anh hùng Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn…. của VC. Một phụ nữ ở Úc tên là V.H về Việt Nam và bị bắt, các đảng viên vận động quyên tiền, hội thảo, cầu nguyện và đương sự được thả, trở thành nhà dân chủ theo đánh giá của Việt Tân.
 
Những người tham gia, cảm tình viên, ủng hộ vì lầm tưởng, hãy coi chừng, hình ảnh của quí vị có thể đã được những đảng viên nồng cốt Việt Tân quay, chụp và gởi về Việt Nam, nên thời gian qua, có một số người không làm gì cả, chỉ đi sinh hoạt với Việt Tân, đóng tiền yểm trợ, mà về đến Việt Nam bị công an thăm hỏi sức khỏe, kèm theo răn đe… một lần bắt được 9 lần không, qua sự kiện điểm chỉ nêu trên, trong suốt thời gian qua, chắc chắn là các cơ sở Việt Tân khắp nơi đã chụp hình, quay phim, thiết lập hồ sơ cá nhân, ghi vào sổ bìa đen những người vô tình, nhưng có thiện chí, bị lầm lạc, vào sinh hoạt, tham gia các cuộc hội thảo, ra mắt sách, ra mắt DVD (do Việt Tân đỡ đầu)… nên Việt Cộng không cần phải cử công an, cán bộ đến tận nơi để làm công tác thu thập tin tức về những thành phần mà đảng cộng sản cho là "bọn phản động nước ngoài". Để bảo đảm an toàn, từ nay bất cứ sinh hoạt nào của băng đảng Việt Tân, hay có mặt của đảng viên Việt Tân, là hãy tránh xa, ngừa bệnh hơn chữa bệnh.
 
Hầu hết các sinh hoạt của băng đảng Việt Tân, thường có mặt của một số nhiếp ảnh, quay phim, nên hình ảnh đã nhanh chóng gởi về, là điều cần cảnh giác cho người Việt nước ngoài. Điểm chỉ là sở trường của đảng cộng sản, nạn nhân là nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến, thuộc phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu phát động, sau khi tốt nghiệp trường Chấn Võ Học Hiệu ở Nhật (cùng khóa là Hồ Hán Dân, sau nầy làm tổng đốc Lưỡng Quảng thời Tưởng Giới Thạch), khi Lương Ngọc Quyến vừa đến biên giới tỉnh Thái Nguyên thì bị bắt, là do cộng sản điểm chỉ. Chính cụ Phan Bội Châu cũng là nạn nhân của CS HCM qua tên Lâm Đức Thụ, tức là Nguyễn Công Viễn, điểm chỉ cho Pháp bắt để lãnh 100 nghìn đồng tiền thưởng. Võ Nguyên Giáp cũng từng làm mật thám cho Pháp… Nay sở trường điểm chỉ của VC lại được Việt Tân tiếp thu và thực hiện có kết quả tại hải ngoại.
 
Những người đi theo Việt Tân vì lầm lỡ, hãy cảnh giác khi được gởi về Việt Nam để làm vật tế thần, tên tuổi và hồ sơ đã nằm trong tay cục tình báo, công an VC, nên bị VC bắt là chuyện khó tránh khỏi.
 
Những người cảm tình viên nào lỡ đi sinh hoạt, đóng tiền cho băng đảng Việt Tân, khi về nước thăm gia đình hay lý do hoàn cảnh đặc biệt, hãy coi chừng công an VC đến hỏi thăm và không chừng hình ảnh đã nằm sẵn trong hộc tủ công an địa phương.
 
Nhân vụ nầy, qua chính cựu đảng viên Việt Tân, ở trong chăn mới biết trong chăn có rận, nên mọi người hãy cảnh giác, đừng tham gia bất cứ sinh hoạt nào của Việt Tân, kể cả các đảng phái, hội đoàn nào mời Việt Tân tham gia, cũng có khả năng bị quay phim, thu hình, thu thập tài liệu để gởi về cho cục tình báo, công an. Riêng những người biểu tình trước trụ sở Việt Tân ở Westminster, biết rõ kẻ nào điểm chỉ, hãy báo với cơ quan F.B.I để họ làm việc, vì đây là gián điệp của Việt Cộng công tác ở nước ngoài.

Sàigòn Times Úc Châu tổng hợp
__._,_.___
by Lý Tưởng Người Việt
Tình hình chung:

LS 270313 TDSau tháng 1/1973 VC vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris, cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng VNCH còn đủ mạnh, khoảng cuối 1973 Hạ viện Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm 1974, 1975 khiến miền Nam ngày càng suy yếu, CS ngày càng mạnh hơn . Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war) cho biết vào ngày mất Ban Mê Thuột 13/3/1975 Hạ viện Mỹ bác bỏ 300 triệu viện trợ bổ túc cho VNCH do TT Ford đệ trình. Đại sứ Martin cũng thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 732). Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu mất tinh thần để rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Nói trắng ra Hạ Viện Mỹ đã cạn tầu ráo máng buộc miền nam VN phải đầu hàng CS. Trong khi tại chính trường nước Mỹ, vấn đề VN không được ai quan tâm tới, chỉ còn  TT Ford và người phụ tá Kissinger cố gắng một cách tuyệt vọng để xin chút phương tiện cho VNCH. Vào lúc này đảng Dân Chủ nắm đại đa số Quốc hội Mỹ (67% Hạ viện và 55% Thượng viện), họ chống chiến tranh VN tích cực, đảng nọ phá đảng kia, bao giờ cũng vậy, ai cũng  đều biết cả. Theo nhận xét của Kissinger (Years of Renewal trang 464) thì TT Ford không tìm được giải pháp nào để thoát ra khỏi sự bế tắc, thảm kịch không thể nào tránh khỏi.

(... there were no easy, heretofore undiscovered way out of this morass…
The tragedy had become simply inevitable.)

Gerald Ford chẳng khác nào một ông Tổng thống bù nhìn, lại nữa ông đã không do dân bầu, lên thay thế TT Nixon khi mà đảng Cộng Hòa bị mất quá nhiều uy tín qua vụ tai tiếng Watergate.

Tình hình miền nam VN lúc này quá u ám, Hoa Kỳ đã bắt tay được  Trung Cộng tháng 2/1972 và hòa được với Sô Viết tháng 5/1972, thuyết Domino không còn ý nghĩa. Bây giờ là lúc họ quẳng cái miếng xương Đông Dương đi, được Cộng sản quốc tế khuyến khích,  Hà Nội mừng rú vội chạy lại vồ ngay lấy. Năm 2006 trên internet tôi thấy có người hỏi cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn:
"Chúng ta đã biết trước là thua, tại sao vẫn đánh để khiến bao nhiêu người chết thảm?"
Một câu hỏi thật khó có câu trả lời…

Tối 29/3/1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng đã thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu I. Hung tin ghê gớm ấy đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu I, nơi tập trung những  lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của VNCH, bốn Sư đoàn chính qui chủ lực, bốn Liên đoàn Biệt động quân đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù đến nay nhiều bí mật về cuộc lui binh đã được tiết lộ, Bộ Tổng tham mưu VNCH, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sử, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu. Chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giai đoạn 1960-1975, một lực lượng to lớn của miền Nam lại có thể thua nhanh đến thế. Cũng có người cho rằng tấn thảm kịch này bắt nguồn từ ảnh hưởng của những yếu tố chính trị hơn là về quân sự.

Các tài liệu, sách báo nói về cuộc lui binh Quân đoàn I của Bộ tổng tham mưu Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô quang Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Lạc, nhà nghiên cứu quân sử Nguyễn Đức Phương, ký giả chiến trường Phạm Huấn và những lời thuật lại của các nhân chứng… nói chung không hoàn toàn giống nhau, có khi còn trái ngược nhau là khác.

Quân khu I là một giải đất dài và hẹp hình cán chảo chạy theo hướng Tây bắc, Đông Nam, gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, dân số vào khoảng ba triệu người. So với các Quân khu khác Vùng Một nhỏ hẹp  nhất, đây là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là vùng Hoả tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Paris, nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường. Lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trấn giữ nên tại đây VNCH chỉ còn kiểm soát được phần đất nằm phía bên phải của giải đất theo chiều dọc tức là phía Đông, còn phía Tây do Cộng thuộc quyền kiểm soát của CSBV. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo lối tằm ăn dâu của địch, kể từ sau ngày 19/3/1975, nếu nhìn trên bản đồ quân sự (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 166) ta sẽ thấy miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng gần một phần ba (1/3) diện tích Quân khu 1.

Năm 1972 Quân khu I đã là một chiến trường lớn, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt đẫm máu giữa các đại đơn vị của hai miền Nam Bắc. Vì tình hình sôi động đặc biệt của vùng hỏa tuyến ngoài ba Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn, TT Thiệu còn cho hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy quân lục chiến ra đóng tăng cường. Đạn dược tiếp liệu ngày càng thiếu thốn bi đát, theo ông Cao Văn Viên (sách  đã dẫn trang 92) từ tháng 7/1974 hoả lực miền Nam giảm hơn 70% và  vào tháng 2/1975, đạn tồn kho các loại súng tại kho Trung ương chỉ còn đủ cung ứng khoảng  một tháng (30 ngày).

Miền Nam  không được Mỹ yểm trợ B52; tiếp liệu, đạn dược  đã gần kiệt quệ, tài khóa  1974, 1975 bị cắt giảm 50% mỗi năm (Kissinger, Years of Renewal trang 472). Ngay từ cuối tháng 12/1974 khi BV xử dụng ba sư đoàn tấn công Phước Long, pháo binh VNCH tại đây đã phải đếm từng viên đạn để tiết kiệm hầu còn đủ chiến đấu (Kissinger, Years of Renewal, trang 490).

Trong khi ấy CS quốc tế vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV.  Theo BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006, viện trợ quân sự CS quốc tế cho BV giai đoạn 1969-1972 là 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-1975 là 649,246 tấn vũ khí coi như không thay đổi. Từ tháng 12/1974 Nga Sô đã viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp bốn lần hơn trước (Kissinger, Years of Renewal trang 481).

Nhìn sơ các con số và các dữ kiện trên chúng ta cũng đủ biết ai sẽ thắng, ai thua; về điểm này Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có nói:
"Xin nhắc lại một lần nữa, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Miền Nam là không có viện trợ (phương tiện chiến tranh)."
(Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 406)

Cuối năm 1974 tình hình chiến sự ở Quân khu I  yên lặng được một thời gian, VNCH đẩy lui cuộc tấn công của BV vào đồng bằng Tây Nam Đà Nẵng, CSBV có lợi thế về địa hình, vì gần hậu cần miền Bắc, họ được bổ sung quân số và tiếp liệu thuận lợi. Từ tháng 6 cho tới cuối năm 1974 các lực lượng Quân đoàn I của VNCH bị tổn thất trong các trận giao tranh không được bổ sung nên quân số thiếu hụt. Quân khu 1 được chia làm hai khu Bắc và Nam: Bắc gồm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên dưới quyền Bộ Tư lệnh tiền phương do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy; ba tỉnh còn lại Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi do Tư lệnh Quân đoàn Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp chỉ huy.

Bố trí chủ lực quân VNCH như sau:

- Sư đoàn Nhẩy Dù vàTQLC, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ từ Bắc Thừa Thiên lên tới Nam sông Thạch Hãn kéo dài sang phía Tây Quảng Trị

Lực lượng cơ hữu của Quân khu và các Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ các tỉnh còn lại:

- Sư đoàn 1BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân đóng tại Thừa Thiên,
- Sư đoàn 3 BB và Liên đoàn 14 BĐQ đóng tại Đà Nẵng, Quảng Nam
- Sư đoàn 2 BB và  hai liên đoàn 11, 12 BĐQ bảo vệ Quảng Tín, Quảng  Ngãi.
(Theo Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 751)

Các đơn vị yểm trợ gồm trên 10 tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không, một lữ đoàn thiết kỵ. Hải quân gồm các giang đoàn xung phong, trục lôi, tuần thám tại Thuận An, các duyên đoàn tại Cửa Việt, tại Thuận An, Tư Hiền… Sư đoàn 1 Không quân đóng tại Đà Nẵng. Quân số của Quân đoàn vào khoảng 90,000 chủ lực và 75,000 địa phương quân, nghĩa quân, số gồm cả thành phần không tác chiến. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế thì thấp hơn, không được như vậy vì nhiều lý do.

Lực lượng Cộng sản tại Quân khu I chia hai địa bàn hoạt động, lấy đèo Hải Vân làm ranh giới do các Tướng Lê Tư Đồng, Nguyễn Hữu An, Chu Huy Mân chỉ huy. Theo tác giả Nguyễn Đức Phương,  tại đây Bắc Việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập, tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (Sách đã dẫn trang 752).

Theo ông Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. Lực lượng cơ giới yểm trợ gồm 3 Trung đoàn xe tăng, 12 Trung đoàn phòng không, 8 Trung đoàn pháo binh (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 160)

Theo Nguyễn Đức Phương lực lượng địch tổng cộng vào khoảng 71,000 người. Bắc Việt có ưu thế về quân số và vũ khí đạn dược hơn VNCH rất nhiều, chủ lực quân coi như gấp hai.

Diễn tiến của mặt trận:

Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, CSBV tại Quân khu I cũng xâm nhập đánh phá các nơi để cầm chân quân đội VNCH như tại Quảng Trị, họ chiếm quận Hải Lăng Bắc Thừa Thiên, xâm nhập các xã ven biển Thừa Thiên. Phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn I, tấn công tuyến sông Bồ nhưng bị đẩy lui bỏ lại 200 xác chết, tại Quảng Tín địch chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Đức ngày 10/3 bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ…

Ngày 11/3, sau khi CS tấn công chiếm Ban mê Thuột một ngày, Tổng thống Thiệu triệu tập phiên họp tại Dinh Độc Lập, có mặt Thủ Tướng  Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. TT Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, ta chỉ có thể giữ được Quân khu III,  Quân  Khu IV và một vài tỉnh duyên hải  QK I và QK II, QK I  chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131).
Trong lúc tình hình quân sự có vẻ không thuận lợi cho ta thì theo yêu cầu của của TT Thiệu, Bộ TTM lệnh cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Nhẩy Dù về Trung ương.
Ngày 13/3 TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng về Sài Gòn họp Hội Đồng an ninh Quốc gia, thành phần gồm  Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Thiệu cho biết tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, ông không tin Mỹ sẽ can thiệp dù Cộng Sản tấn công miền Nam nên phải tái phối  trí lực lượng, rút quân bỏ những miền cao nguyên rừng núi để giữ những vùng mầu mỡ còn hơn đứng chung chính phủ Liên Hiệp với Cộng Sản.

 LS 270313 TD-1Ngày 14/3 Tướng Trưởng về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch tái phối trí, Nhẩy Dù sẽ rút về Sài Gòn, hôm sau Liên đoàn 14 BĐQ nhận vùng trách nhiệm của Lữ đoàn TQLC 369 tại Quảng Trị để Lữ đoàn này về Phú Lộc thay Lữ đoàn Dù, một lữ đoàn TQLC sẽ chịu trách nhiệm khu vực sông Bồ để bảo vệ Huế.

Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên quốc lộ Một từ mấy ngày nay làm cản trở việc điều quân tái phối trí.

Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không tăng viện Quân khu I vì tình hình Quân khu III nghiêm trọng, Việt Cộng đánh Dầu Tiếng, áp lực Tây Ninh, Long Khánh, Bình Tuy..

Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai, thành phần phiên họp cũng như lần trước nhưng có thêm Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bầy hai kế hoạch lui binh:

Kế hoạch Một:  các đơn vị sẽ theo Quốc lộ Một từ Huế, Chu Lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ Một bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế, Chu Lai về Đà Nẵng. Trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh, điểm tựa cuối cùng, Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng địch và gây tổn thất tối đa cho Việt Cộng, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Ông Cao Văn Viên cho rằng kế hoạch của Tướng Trưởng là hợp lý.

"Kế hoạch lui quân của Quân đoàn 1 soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù và các đơn vị của Quân đoàn 1 rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chỗ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác"
(Những Ngày Cuối Của VNCH Trang 163)

Thật ra kế hoạch nghe thì hay nhưng thực hiện được lại không phải dễ, thực tế rất phũ phàng, BV tấn công gấp rút, dân chúng di tản làm náo loạn khiến binh sĩ mất tinh thần. TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng cố gắng giữ được tất cả những phần đất có trong tay sau đó ông bảo Tướng Quang soạn bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng, quyết bảo vệ Huế đến cùng. Buổi họp này không thấy nói đến triệt thoái mà chỉ là kế hoạch co cụm để giữ đất.

Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, liên đoàn 14 BĐQ  rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới. Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh vào Quân khu. Theo Tướng Hoàng Lạc, Giám mục Phạm Ngọc Chi địa phận Đà Nẵng và Giám mục Nguyễn Kim Điền khuyên không nên đổ máu vô ích vì các siêu cường đã sắp đặt cả rồi.

Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận tương đối còn tốt đẹp, các đơn vị hoàn hảo, tinh thần  cao duy trì được kỷ luật, ai nấy đồng lòng tử thủ, dân chúng di tản nhiều. Tưởng Trưởng lạc quan khi thấy Huế phòng thủ tốt. Trưa hôm đó ông Thiệu đọc hiệu triệu dân trên đài phát thanh Huế. Đến chiều khi về tới Đà Nẵng Tướng Trưởng nhận được lệnh của của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, ông Thiệu lý luận Quân đoàn I không đủ lính để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu Lai, Huế và Đà Nẵng. Tướng Trưởng được quyền tùy cơ ứng biến.

Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21/3 địch tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ Một, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà nẵng. Sư đoàn I VNCH có pháo binh và không quân yểm trợ đẩy lui cuộc tấn công của BV nhưng họ có ưu thế về lực lượng nên Sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, Trung đoàn 1 BB ( SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ Một bị cô lập, Trung đoàn I bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng, ngày 23 /3 Việt Cộng pháo kích Huế rời rạc không gây thiệt hại gì nhiều nhưng khiến dân chúng hốt hoảng náo động như hỗn loạn. Tại phía Nam Vùng Một tình hình nguy ngập khi  quận Hậu Đức, Tiên Phước thuộc Quảng Tín bị Việt cộng chiếm, Sư đoàn 2 và Liên  đoàn 12 BĐQ chặn được áp lực địch tấn công về Tam Kỳ và các vùng duyên hải. Trước áp lực dồn dập của Cộng quân Tướng Trưởng ra lệnh di tản 2 quận Sơn Trà, Trà Bồng Quảng Ngãi, những tiền đồn xa tiếp tế cũng được di tản, Tướng Trưởng cho gom các lực lượng rời rạc lại để bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối cùng . Sự chỉnh đốn của Tướng Trưởng đem lại chút yên bình gượng gạo cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín trong 2 ngày.

Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu 1, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín. Sư đoàn 711, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 VNCH từ Quảng Nam được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp Địa phương quân chạy về từ Tam Kỳ.  Tam Kỳ mất, dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Tại Quảng Ngãi Cộng quân tấn công dữ dội, đặc công và địa phương quân Việt Cộng tại Quảng Ngãi tấn công phi trường, các cơ sở hành chánh quân sự Quảng Ngãi. Đường Quốc lộ Một từ Quảng Ngãi tới Chu Lai bị cắt đứt, đường ra biển bị cô lập, chỉ trong một ngày tình hình Quân khu 1 rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Quân đoàn chấp thuận cho tiểu khu Quảng Ngãi mở đường máu về Chu Lai nhưng chỉ có vài đơn vị về được.

Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Chu Lai phía nam, Đà Nẵng ở giữa và Huế phía Bắc, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này, tinh thần binh sĩ xuống thấp, ai nấy chán nản chưa bao giờ trong đời chinh chiến họ thấy tuyệt vọng như hiện nay. Trong tình thế khó khăn Tướng Trưởng lại nhận thêm một lệnh nữa từ dinh Độc Lập, TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng dùng ba Sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn : SĐ1, SĐ2, SĐ3 để phòng thủ Đà Nẵng, Sư đoàn TQLC đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng cho Sư đoàn I và các đơn vị quanh Huế rút về Đà Nẵng, ông lệnh cho Sư đoàn 2,  Chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ rút ra Cù Lao Ré, một đảo ngoài khơi Chu Lai. Hai tầu dương vận hạm đón Sư đoàn 2 tại Chu Lai đưa về Cù Lao Ré, cuộc vận chuyển thành công hơn mặc dù có hỗn loạn nhưng một nửa quân số của Sư đoàn 2  đã lên tầu đưa về Bình Tuy. Chính phủ tuyên bố Huế và Chu Lai thất thủ ngày 25/3.

Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và công binh sẽ bắc cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân.  Sáng ngày 26/3 biển sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển, cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ chưa hoàn tất. Đến trưa thủy triều dâng cao không thể vượt biển được trong khi ấy Cộng quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại, hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ. Sư đoàn I tan rã tại đây, chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó thì Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo, TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.

Sư đoàn 325 CS chuyển vào Quảng Nam phối hợp với sư đoàn 304 CS  tấn công Đà Nẵng, Sư đoàn 2 CS cũng tiến về thành phố. Quân đội VNCH lập phòng tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng, phía Tây 2 lữ đoàn TQLC, phía Nam Sư đoàn 3 và ĐPQ Quảng Nam. Ngày 27/3/1975 các cuộc phòng thủ Đà Nẵng thành ra vô hiệu trước sự hỗn loạn, Cộng quân dồn nỗ lực bao vây thành phố. Từ bắc Đà Nẵng hai Sư đoàn 324B và 325C CSBV cùng với Trung đoàn xe tăng và hai Trung đoàn pháo  tiến dọc theo thung lũng Voi bao vây thành phố. Phía Nam Sư đoàn 711, 304 BV tiến chiếm Đại Lộc và Dục Đức, Đà Nẵng đã nằm trong tầm pháo của quân thù. Tại thành phố lớn thứ hai của miền nam này Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ trên đường triệt thoái, một phần đã được tầu chở ra khơi, lực lượng không đủ để đương đầu với áp lực quá đông của BV, lại nữa thành phố với hằng triệu người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể  nào kiểm soát được.

Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng ta không còn đủ quân tác chiến để thực hiện kế hoạch này. Các quân nhân có mặt được sung vào các đơn vị tác chiến nhưng không đủ để bù vào thiệt hại do cuộc triệt thoái gây ra. Trưa 28/3  Phòng 2 thuộc Bộ TTM cho Quân đoàn I biết  Cộng quân có thể tấn công trong đêm, Sư đoàn I Không quân được lệnh di tản về Phù Cát, Phan Rang, Quân đoàn I ban lệnh ứng chiến tại các  tuyến phòng thủ. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã lọt vào tay Cộng quân. Địa phương quân, nghĩa quân tan rã, binh sĩ rã ngũ rời đơn vị.

CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân khi trời vừa tối rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn. Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng thống Thiệu xin di tản bằng đường biển. Tướng Thiệu không ra lệnh rõ rang, chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu. Pháo kích của BV khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.

Rạng sáng ngày 29/3/1975, sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi BV phát hiện bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại, đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.

Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29/3/1975. Có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng, năm 1976 Tướng Trưởng trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết khoảng 6,000 TQLC, non nửa lực lượng của Sư đoàn và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư lệnh Sư đoàn 3 cho biết trong số 12,000 người của Sư đoàn 3 chỉ có 5,000 đến được điểm tập trung và sau cùng chỉ có 1,000 người lên được tầu. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính, 4 Sư đoàn kể cả TQLC bị thiệt hại nặng nề không thể gọi là đơn vị chiến đấu được nữa. Tất cả quân trang quân dụng, vũ khí, xe tăng đại bác… của Quân khu I coi như mất hết.

(còn tiếp)
by Lý Tưởng Người Việt
Trong chương trình thời sự tối 26/03/2013 của kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, có một phóng sự nhan đề : « Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 ». Phóng sự này trích dẫn phát biểu của một người được chú thích là « Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh ». Thế nhưng, Văn phòng Tòa Giám mục Bắc Ninh ngày 28/03 vừa qua đã ra thông cáo khẳng định Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.
 
Người được Đài truyền hình VTV1 gọi là
Người được Đài truyền hình VTV1 gọi là "linh mục Nguyễn Quốc Hiếu".
nuvuongcongly.net
 
Như vậy là truyền hình Nhà nước Việt Nam một lần nữa bị bắt quả tang ngụy tạo thông tin, trong bối cảnh mà báo chí chính thức trong nhiều ngày qua đã liên tục đả kích các kiến nghị, tuyên bố về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trong bài phóng sự nói trên VTV1 đã khẳng định : « Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với đất nước và xã hội là không thể phủ nhận. Đây là khẳng định của đại diện các tôn giáo của tỉnh Bắc Ninh. » Để chứng minh cho khẳng định đó, đài truyền hình Nhà nước đã trích dẫn các phát biểu của một số chức sắc Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Bắc Ninh, trong đó có người được giới thiệu linh mục Bắc Ninh, nhưng rốt cuộc bị phát hiện không phải là người tu hành.

Sau chương trình ngày 26/03, hôm qua, 29/03, VTV1 lại phát một phóng sự mới : « Bà con Công giáo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp ». Bài phóng sự bắt đầu tại xã Chính Tâm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Phóng viên đài này khẳng định : « Bà con gọi những người đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa quân đội là những người không chính tâm ». Bài phóng sự trích dẫn phát biểu của một số giáo dân, theo hướng bài bác những người « lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để đòi xóa bỏ những quy định có tính nguyên tắc của chế độ ».

Tại giáo xứ Kim Thành, Bùi Chu, Nam Định, phóng viên VTV1 đã gặp linh mục Nguyễn Hòa Kiên. Theo tường thuật của phóng viên này, thì linh mục Nguyễn Hòa Kiên cũng cho rằng không ai được quyền lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để « làm điều sai trái ». Nhưng phát biểu của Cha Kiên dường như đã bị VTV1 dùng thủ thuật chèn ngoại cảnh để che lấp việc cắt xén và ráp nối. Cụ thể, dường như họ đã ráp câu « Tất nhiên chúng ta cũng phải nhắc lại rằng người góp ý cũng phải thực tâm và chân thành » với câu « Bởi vì Chúa không bao giờ bảo rằng một người giáo dân tốt là lại đi chống Nhà nước ».

Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Nhà nước cắt xén câu nói của một chức sắc Công giáo, như trường hợp của cựu Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Trong bài phát biểu với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 20/09/2010, Đức cha Kiệt đã nói nguyên văn rằng : « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. »

Nhưng đài truyền hình Nhà nước lúc đã cắt gần hết câu nói này của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, chỉ để lại đoạn « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam », để rồi sau đó báo chính chính thức và cả một số người bị lầm tưởng đã kịch liệt đả kích Đức Cha Kiệt.

Việc phát các bài phóng sự nói trên có lẻ chủ yếu là nhằm đối lại với bản nhận định và góp ý dự thảo Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong đó các lãnh đạo Giáo hội đã mạnh dạn đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp, tức là gián tiếp đòi đa nguyên, đa đảng. Bản góp ý của các vị giám mục đã gây tiếng vang rất lớn và đã được nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân ủng hộ.
ĐV