Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
BL 090813 BL
Đặt tên bài như trên có "bóp méo sự thật" hay "xuyên tạc"  không?


Hiểu sao thì tùy mỗi người ở vị trí biết hay không biết, hoặc là "người của đảng" hay "người ngòai đảng".

Nhưng căn cứ vào lời nói và hành động của Lãnh đạo Trung Cộng và Lãnh đạo Việt Nam thì chuyện "giặc đã vào nhà" đã xẩy ra từ lâu rồi, còn ta có tìm thấy đảng ở đâu khi nhìn thấy giặc thì cũng tùy người ở trong nước có được đảng và nhà nước cho "sáng mắt sáng lòng" hay không?

Trước nhất, hãy nói về những việc đã xẩy ra từ sau 2 cuộc viếng thăm Trung Cộng (19-21/06/2013)  và  Mỹ (24-26/07/2013) của Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang:

- Ngày 31/07/2013 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã lập lại chủ trương bất đi bất dịch của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để lại cho thế hệ sau cách nay 34 năm đối với vùng biển Trung Cộng tranh chấp với nước khác. Ông Tập nói: "The country will adhere to the policy of "shelving disputes and carrying out joint development" for areas over which China owns sovereign rights, while also promoting mutually beneficial and friendly cooperation and seeking and expanding common converging interests with other countries." ( Xinhua  (Tân Hoa Xã), 31/07/2013)

Tạm dịch: "Nước ta sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương "gác lại tranh chấp và cùng khai thác"  trên khu vực thuộc chủ quyền của ta để cùng có lợi hầu tạo sự hợp tác thân thiện, mưu tìm và mở rộng lợi ích chung với các nước khác."

(Đài truyền hình trung ương của Trung Cộng cũng trích  lời ông Tập nói rằng: "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung".)

Đây là lần đầu tiên trong tư cách Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Cộng, kể từ khi thay ông Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nói trắng ra "chủ quyền" của Bắc Kinh trên hai vùng Biền Đông, có tranh chấp với Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei là chính và vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản.

Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island, hay còn được gọi là Thái Bình), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa từ sau Thế chiến II, sau đó đã bỏ ngỏ một thời gian dài  khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Hoa Lục ra Đài Loan, nhưng rồi  tái chiếm vào khỏang giữa thập niên 50 và  thập niên 70.  Nhưng khi nói đến tranh chấp thì Bắc Kinh không bao giờ đề cập đến Ba Bình vì Trung Cộng coi Đài Loan là phần lãnh thổ của họ.

Đảo Ba Bình, theo Đài Loan, dài 1360 mét, rộng 350 mét, cao 3,8 mét và có diện tích là 0,4896 cây số vuông  đã được  xây đồn lũy phòng thủ kiên cố và có cả một đường bay  dành cho máy bay vận tải quân sự lên xuống dễ dàng.

Theo Tân Hoa Xã, họ Tập đã đưa ra quan điểm "hợp tác cùng khai thác"   tại buổi học tập với Bộ Chính trị đảng về điều được gọi là "quyền lợi biển" của Trung Cộng.

Ông Tập Cận Bình nói với các Ủy viên: "Trung Hoa sẽ bảo vệ quyền lợi biển và sẽ điều nghiên  mọi dữ kiện cho kế họach tòan bộ này." (China will safeguard its maritime rights and interests, and make overall plans and take all factors into consideration)

Họ Tập cũng cảnh giác rằng: "Trung Hoa sẽ  phát triển theo đường hướng  hòa bình, nhưng nhất quyết không bào giờ từ bỏ quyền lợi  của mình hay hy sinh quyền lợi cốt lõi của quốc gia."

(China will adhere to the path of peaceful development, but "in no way will the country abandon its legitimate rights and interests, nor will it give up its core national interests.")

Ông Tập còn lưu ý rằng: "Trung Hoa sẽ dùng các biện pháp hòa bình để thương thuyết giải quyết mối xung đột cho mục tiêu  hòa bình và sự ổn định, nhưng cũng chuẩn bị đối phó với mọi tình huống và tăng cường  khả năng của mình cho quyền lợi biển, và kiên quyết bảo vệ quyền này bằng mọi gía."

(China will "use peaceful means and negotiations to settle disputes and strive to safeguard peace and stability. China will prepare to cope with complexities, enhance its capacity in safeguarding maritime rights and interests, and resolutely safeguard its maritime rights and interests.)

AI CAN ĐẢM HƠN AI? 

- Thứ nhì, Đáng chú ý là sau đó chỉ một ngày (01/08/2013), theo hãng AP (Associated Press), Ngọai trưởng Phi Albert del Rosario tuyên bố tại Manila: "The Philippines and Vietnanm have a similar position of not accepting any joint venture such as oil and gas exploration with China if Beijing insists that it has sovereignty over the areas to be jointly developed."

Tạm dịch: "Philippines và Việt Nam có chung quan điểm không chấp thuận bất cứ  dự án chung  nào với Trung Hoa như  khai thác dầu khí nếu như Bắc Kinh  nằng nặc cho rằng họ có chủ quyền trên  các vùng biển này."

Các báo của Phi Luật Tân đều đăng lời tuyên bố thẳng thắn của Ngọai trưởng Phi, nhưng chỉ thấy Bộ Ngọai giao Việt Nam  phổ biến bản tin  (ngày 01/08) cho các báo Việt Nam nói những chuyện rất cũ như thế này: "Trao đổi về Biển Đông, hai bên nhấn mạnh các nguyên tắc về duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); hoan nghênh Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; và khẳng định phối hợp thúc đẩy việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)."

Báo chí Phi cũng đưa tin Ngọai trưởng Rosario còn bàn  cả lời yêu cầu Bộ trường Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh  ủng hộ Phi trong vụ kiện Trung Cộng ra trước  Ủy ban Hòa giải Liên Hiệp Quốc  về vụ  tranh chấp biển đảo, nhưng báo chí Việt Nam và  Bộ Ngọai giao Việt Nam không nói gì đến chuyện này.

Tại buổi nói chuyện trước cử  tọa của CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Center for Strategic and International Studies) chiều ngày 25/7 (2013) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang cũng đã tránh không cho biết  lập trường của Việt Nam trong vụ kiện Phi-Trung.

alt
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ viết rằng: "Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng đây là thẩm quyền của Philippines và Việt Nam hoàn toàn tôn trọng Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư cách là một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc."

Lập trường rụt rè của các viên chức lãnh đạo CSVN với Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo không thay đổi, đôi khi còn có hành động không phù hợp "đến hổ thẹn" với truyền thống quật cường của dân tộc đã chứng minh trong lịch sử chống ngọai xâm phương Bắc.

Bằng chứng rõ nhất là nhà nước đã đàn áp nhân dân biểu tình chống Trung Cộng xâm lược biển đảo và đàn áp ngư dân Việt Nam ở  Biển Đông.  Nhiều người từng có bài viết chống nhà cầm quyền Trung Cộng cũng bị nhà nước bắt vào tù khiến nhân dân bất bình và mất tin tưởng vào lãnh đạo ngày một lên cao.

GÁO NƯỚC LẠNH CỦA VƯƠNG NGHỊ

- Thứ ba, vào ngày 2/8 (2013) tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, Ngọai trưởng Trung Cộng Vương Nghị (Wang Yi), trong cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Hoà bình và Hoà giải châu Á, nguyên Phó Thủ tướng  Surukiat Sathirathai, đã   đưa ra giải pháp được gọi là  "ba song song" để giải quyết xung đột ở Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã (Xinhua), được dịch lại tiếng Việt bởi Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International,CRI), các bước này gồm có:
Một là, kiên trì phương án giải quyết thông qua đàm phán và thương lượng trực tiếp giữa các bên đương sự.

Hai là, tiếp tục thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" (The Declaration of the Conduct of the South China Sea, DOC) trong quá trình này từng bước thúc đẩy thương lượng về "Bộ Quy tắc ứng xử" (The Code of Cunduct, COC), dốc sức cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải.

Ba là, tích cực tìm tòi "cùng nhau khai thác".

Điểm một  không mới. Chỉ thương thuyết  "trực tiếp với từng nước có tranh chấp với Trung Cộng", thay vì thương thuyết giữa Trung Cộng với "cả khối" 10 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of Southeast Asian Nations) là chủ trương cố hữu của Bắc Kinh nhằm kéo dài thời gian, bẻ gẫy từng chiếc đũa thay vì cả bó thì khó.  Bắc Kinh cho rằng các nước còn lại gồm Cao Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba và Miến Điện (Burma) không có tranh chấp biển với Trung Cộng nên không có lý do tham gia.

Điểm hai  đã hòan tòan thất bại  sau hơn 10 năm ký kết  DOC tại Nam Vang giữa Trung Cộng và ASEAN năm 2002 vì văn kiện này không có tính cách "pháp lý"  ràng buộc mà hòan tòan tùy vào "thiện chí"  thi hành hay không của mỗi bên.
Thời gian cũng  đã cho thấy Trung Cộng là nước vị phạm nghiêm trọng DOC, quan trọng nhất là 2, trong 10  Điều sau đây:

4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng.

(Trích Bản tiếng Việt  của Bộ Ngọai giao Việt Nam)

alt
Điểm ba bất khả dụng vì chỉ có lợi cho Trung Cộng, như tuyên bố ngày 31/7 (2013) của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã một mình dành quyền làm chủ cả  vùng biển bao la nằm  trong hình "Lưỡi Bò", hay  còn được gọi là "Đường 9 Đọan" do Bắc Kinh tự vẽ rồi nạp cho Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, chiếm 85% diện tích của khỏang 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông.

Cả Thế giới biết đây là đòi hỏi vô lý, không có bằng chứng lịch sử hay văn kiện Quốc tế xác nhận  quyền làm chủ của Trung Cộng. Nhưng  các "học gỉa" của Bắc Kinh  cứ khăng khăng nói là biển của  Trung Hoa  với lập luận "tự chế"  như   đó là "vùng nước lịch sử" hay  còn "bịa ra" là "các quyền lịch sử"  nên mới có  chuyện xung đột như đang xẩy ra.

VƯƠNG NGHỊ TẠI HÀ NỘI

Thứ bốn, trong khi các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân, chưa "nuốt trôi" những thách thức mới từ phiá Tập Cận Bình và Vương Nghị thì ông Vương Nghị đến Hà Nội họp với Ngọai trưởng Phạm Bình Minh, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến được mang danh nghĩa "thăm Việt Nam theo lời mời của ông Phạm Bình Minh" từ ngày 03 đến 06/8 (2013).

Ông Vương Nghị không gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người mới thăm Hoa Kỳ họp và thảo luận rất lâu với Tổng thống Obama  về tình hình Biển Đông hôm 25/7 (2013). Sau đó tại CSIS, ông Sang đã đưa ra lời tuyên bố không chấp nhận Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật  khi ông  trả lời một câu hỏi về hình Lưỡi Bò: "Trong vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định lập trường của Việt Nam trước sau như một là phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, vì đường lưỡi bò được xác lập mà không căn cứ vào bất kỳ điều khoản nào của bất kỳ luật pháp quốc tế nào."

Vấn đề Biển Đông đã được ông Vương Nghị thảo luận trong tất cuộc họp với ba  ông Phạm Bình Minh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.

Bộ Ngọai giao Việt Nam công bố 2 điểm then chốt trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng Ngọai giao: "Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

alt
Trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)."

Tại cuộc họp với ông Dũng, phía Việt Nam loan tin: "Đề cập về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.

Thủ tướng cũng cho rằng, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)."
Và trong cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Nghị, theo bản tin chính thức của Đảng CSVN đã: "Khẳng định lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt" nhằm không ngừng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp."

Điệp khúc "16 chữ" và "4 tốt" là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và  "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", nhưng trong thực tế  Lãnh đạo Trung Cộng đã làm ngược lại với nhiều hành động "rất xấu"  đối với  Việt Nam  ở Biển Đông như coi vùng biển của Việt Nam như "ao nhà" của mình.  Trên đất liền thì không trả lại diện tích khỏang 5,000 cây số vuông đất dọc biện giới Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam từ trước và sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1989. 

Về phần mình, bản tin của đảng viết: "Tổng Bí thư mong muốn hai bên nỗ lực cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường hợp tác hiệu quả, thiết thực trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và các văn kiện liên quan đã ký giữa hai nước, nhằm đưa quan hệ hữu nghị Việt-Trung phát triển theo quỹ đạo ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới."

4 ĐỌAN ĐƯỜNG CHIẾN BINH? 

Thông điệp từ phiá Việt Nam đã không lọt vào tai Vương Nghị nên ngay ngày hôm sau (5/8), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) loan báo: "Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 cho báo giới biết, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý tiến hành thảo luận thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải" (Code of Conduct, COC)  để cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải trong khuôn khổ thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" (DOC)."

Theo dự trù, cuộc họp giữa ASEAN và  Trung Cộng để bàn về COC, theo đề nghị  của  chính Vượng Nghị sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 9/2013.

Nếu được hai bên chấp thuận, COC sẽ có yếu tố ràng buộc Pháp lý đối với các bên hiệu lực hơn DOC, nhưng ông Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra nhiều "chướng ngại vật" ngay tại Hà Nội để cản đường đi đến kết qủa này.

Hành động của ông Vương Nghị có phải để trả đũa các thỏa hiệp giữa Việt Nam và Phi Luật Tân, sau chuyến đi Manila của ông Phạm Bình Minh từ 31/7 đến 1/8 và giữa Việt Nam và Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang từ 24 đến 26/7 hay không? 

Thật khó ai biết được hậu ý của Ngọai trưởng Trung Cộng nhưng qua lời nói, ông Vương Nghị đã báo trước Trung Hoa chưa sẵn sàng ký COC với ASEAN và có thể chẳng bao giờ chuyện này sẽ xẩy ra.

CRI nói tiếp lời của ông Vương Nghị: "Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực và cởi mở trong việc xây dựng "Bộ Quy tắc", cũng chú ý đến các bàn luận về thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc" của các bên, quan điểm của Trung Quốc là:

Một là, phải có dự báo hợp lý. Một số nước đề xuất "thuyết chớp nhoáng", mong hoàn thành "Bộ Quy tắc" chỉ trong một ngày đàm phán, đây là điều không phù hợp thực tế, cũng không phải là thái độ nghiêm túc. "Bộ Quy tắc" liên quan tới lợi ích nhiều mặt, việc xây dựng đòi hỏi một quá trình điều phối tường tận và phức tạp.

Hai là, phải hiệp thương nhất trí. Thúc đẩy việc xây dựng "Bộ Quy tắc" cần phải tham khảo kinh nghiệm trong xây dựng "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", tìm kiếm nhận thức chung rộng rãi nhất, chiếu cố tới độ thoải mái của các bên. Không áp đặt ý chí của cá biệt nước hoặc vài nước cho các nước khác, dưa ép chín sẽ không ngọt.

Ba là, cần phải gạt bỏ các quấy nhiễu. Trung Quốc và các nước ASEAN trước đây từng nhiều lần thảo luận "Bộ Quy tắc" nhưng đều chấm dứt vì bị quấy nhiễu. Các bên cần làm nhiều việc có lợi cho thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc", tạo ra điều kiện và môi trường cần thiết cho việc này, chứ không phải ngược lại.
Bốn là, cần phải tuần tự tiệm tiến. Xây dựng "Bộ Quy tắc" là các quy định trong "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", "Bộ Quy tắc" không thể thay thế cho "Tuyên bố", càng không thể gạt bỏ "Tuyên bố" để làm mới. Điều bức xúc hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt "Tuyên bố", nhất là tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển. Trong quá trình này, hiệp thương xác định lộ trình xây dựng "Bộ Quy tắc", từng bức thúc đẩy lên phía trước."

Với 4 buớc đi "đủng đỉnh" mà rất "phức tạp" lại "quanh co, gập gềnh" có nhiều "mìn bẫy" phía trước của phía Trung Cộng với câu nói méo "dưa ép chín sẽ không ngọt", hay đòi phải "gạt bỏ các quấy nhiễu", nhưng không nói ai đã quấy nhiễu, hoặc lại bảo ""Bộ Quy tắc" không thể thay thế cho "Tuyên bố", nghĩa là COC không thể thay thế DOC thì có họp ở Bắc Kinh vào tháng 9 cũng như không !
Đấy là mánh khoé và yêu sách mới của Trung Cộng để giải quyết xung đột ở Biển Đông, trong khi  không biết đã có bao nhiêu Quân lính của Bắc Kinh đã đồn trú ở nhiều "tiền đồn" được  xây dựng  rất kiên cố từ hai năm qua ở vùng  Trường Sa, trên 8 đảo đá ngầm Trung Cộng chiếm của Việt Nam trong trận chiến năm 1988.
Ngòai ra Trung Cộng cũng đã xây xong một tiền đồn lớn có  trang bị vũ khí  phòng không tối tân, dựng dàn Radar để theo dõi hoạt động tầu bè và máy bay thám thính ở Đá Vành Khăn mới chiếm từ năm 1995. Đá Vành Khăn cũng là vùng tranh chấp với Phi Luật Tân. 

Đối với quần đảo Hòang Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 thì Bắc Kinh nhất mực không muốn nhắc đến mỗi khi có cuộc  thảo luận với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Với sơ đồ quân sự mới này, Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng đã mở rộng vòng đai kiểm soát an ninh từ đảo Nam Hải qua Hòang Sa đến  bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham)  tranh chấp với Phi Luật Tân xuống phía nam của Trường Sa đến tận vùng biển Mã Lai.

Vậy đảng và nhà nước CSVN có biết không, hay đã biết mà vẫn cứ nhắm mắt  niệm thần chú "16 chữ" và "4 tốt"  để cầu may mà không biết giặc đã ở trong nhà mình?

Phạm Trần
(08/013)
by Lý Tưởng Người Việt
th
Một trong những đứa dùng "mồm Việt kiều" nói "lời Việt Cộng".

Phải nói khi nghe tên luật sư Trần Văn Tạo trong phái đoàn của Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Đình Bin kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài vào năm 2003 qua Hoa Kỳ thực hiện Nghị quyết 36 và công bố Quỹ Yểm Trợ Người VN ở Nước Ngoài tuyên bố: "Người Việt hải ngoại thù dai"; cũng như  mới đây, 10 năm sau, năm 2013, tên "Thứ Trưởng nổ sảng" Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố: "Người Việt hải ngoại biểu tình chống Chủ tịch Nước VC Trương Tấn Sang vì thù hận và vì nhận được tiền để đi biểu tình", Lão Móc (LM) không có gì ngạc nhiên; bởi vì chúng nó là VC!


Nhưng phải nói LM cảm thấy rất là ứa gan khi nghe những lời kêu gọi "xóa bỏ hận thù, hoà hợp hòa giải với VC để canh tân đất nước" của các lãnh đạo của đảng Việt Tân.

Càng ứa gan hơn nữa khi nghe tên cựu Đại Tá QLVNCH Mai Viết Triết, một trong những kẻ thành lập Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH/Hải Ngoại, đã công khai dùng "mồm Việt kiều" nói những "lời Việt Cộng":

"Người CS, sau nhiều chục năm gây chiến tranh huynh đệ tương tàn, đã thực hiện được độc lập, thống nhất, dù có thật hay không đi nữa, đó cũng là một công lao, dân tộc VN sẵn sàng chấp nhận".

Và lại càng ứa gan hơn nữa khi lên tiếng về những lời tuyên bố bá láp làm nhục chế độ VNCH và QLVNCH của ông cựu Đại Tướng QLVNCH, cựu Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm, thì bị tên "trí thức đầu ruồi" Lê Thiện Ngọ, kẻ đã tuyên bố câu nói ngu xuẩn: "Bây giờ không còn Quốc, Cộng gì nữa cả", viết bài vu cáo LM là "quay ngược họng súng vào các cựu lãnh đạo VNCH, QLVNCH". LM đã có viết bài trả lời ông ta; nhưng tới nay chẳng thấy ông ta trả lời, trả vốn gì cả.

Không phải tới bây giờ mới có chuyện những Việt kiều mở mồm nói những lời Việt Cộng như những kẻ bạc đầu, đen óc đã làm.

Cũng không phải tới bây giờ mới có Hoàng Duy Hùng, một tên chính trị hoạt đầu "mồm Việt kiều, nói lời Việt Cộng" nói những lời xum xoe, bợ đỡ tên "Thứ Trưởng nổ sảng" Nguyễn Thanh Sơn, về nước dùng "mồm Việt kiều" để "bưng bô bằng miệng" Cựu Chủ Tịch Nước VC Nguyễn Minh Triết.

Cách đây 7 năm, đã có mụ Phùng Tuệ Châu (PTC) ở Nam California dùng "mồm Việt kiều" nói "lời Việt Cộng".

Tuần báo Viet Weekly, tờ báo của bọn "người đuôi chó" Lê Vũ, Etcetera Nguyễn Quang Trường đã phỏng vấn mụ PTC về chuyện bà Loretta Sanchez, Dân biểu California, về chuyện bà này trong một bài phỏng vấn đã cho biết ý kiến của bà là bà không đồng ý cho Việt Nam vào WTO.

Tưởng cũng nên biết là trước đây bà dân biểu Loretta Sanchez đã qua Việt Nam và tìm cách tiếp xúc với những người đối lập ở trong nước; do đó, vào năm 2006, bà này đã bị nhà cầm quyền VC từ chối cấp chiếu khán vào Việt Nam. Sau đó, Hà Nội bắn tiếng là đồng ý cho bà Loretta Sanchez vào Việt Nam với điều kiện bà này không được tìm cách tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến và bà đã từ chối đề nghị này.

alt
Phùng Tuệ Châu (bên trái) và Nguyễn Phương Hùng (bên phải). Hai khuôn mặt bưng bô nổi bật nhất tại hải ngoại.

Theo lời tòa soạn Việt Weekly (VW), thì "Bà Phùng Tuệ Châu là Editor Programmer của đài "Tiếng Quê Hương radio", một cơ sở truyền thông "đối lập" với thành phần chống cộng tại hải ngoại. Trước đây, chính bà cũng là thành phần chống cộng cực đoan, sau đó, không biết vì lý do gì bà chuyển hướng, bênh chính quyền Việt Nam tối đa!".

Để độc giả thấy rõ "mồm Việt kiều" Phùng Tuệ Châu đã phun ra "lời Việt Cộng" như thế nào, chúng tôi xin đăng tải lại nguyên văn bài phỏng vấn của tuần báo Việt Weekly như sau:

(Trích)

- VW: Chị nhận xét như thế nào về lời phát biểu của bà Loretta Sanchez không cho Việt Nam gia nhập WTO?

- PTC: Tôi rất giận dữ. Tôi nghĩ rằng, khi bà Sanchez phát biểu như vậy, bà ta không hiểu gì về chính trị Hoa Kỳ. Bà ta đã đi sai đường lối chính sách của tổng thống Bush và quốc hội Hoa Kỳ là, Hoa Kỳ muốn có bang giao mật thiết với Việt Nam vì quyền lợi của hai quốc gia. Khi bà Sanchez tuyên bố như vậy, chỉ vì quyền lợi cá nhân của bà thôi để lấy phiếu của những người chống cộng cực đoan.

- VW: Như vậy, theo chị lời phát biểu của bà Loretta Sanchez có được sự ủng hộ của cộng đồng Việt Nam hay không?

- PCT: Chắc chắn lời phát biểu của bà Sanchez không đáp ứng được nguyện vọng của người dân Việt Nam. Tôi xin đơn cử một ví dụ cụ thể là, mấy trăm ngàn người Việt Nam đã đi về Việt Nam, họ nhìn thấy sự thay đổi của Việt Nam, họ nhìn thấy sự phát triển tại Việt Nam, từ năm 1975 đến 2006, từ số 0 cho đến được như ngày hôm nay, Bill Gates đã đến Việt Nam. Cho thấy rằng, người Việt Nam không đồng ý với bà Sanchez. Mà phải thấy rằng, đảng cộng sản Việt Nam đang đưa Việt Nam đi lên (do Lão Móc gạch đít).

- VW: Vì lý do gì, mà đảng cộng sản Việt Nam từ chối cấp visa cho bà Sanchez đến Việt Nam, trong khi bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có lời hứa. Cho thấy, Việt Nam ngại đối thoại với bà Sanchez?

- PTC: Tôi phản đối điều này. Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đủ trình độ để đối thoại với bà Sanchez chứ không ngại đối thoại. Vì sao chính phủ Việt Nam không cho bà Sanchez sang Việt Nam, để cho thấy rằng mặc dù bà là Dân Biểu Hoa Kỳ, nhưng Việt Nam có quyền tự quyết định mọi việc của họ. Bà Sanchez là Dân biểu Hoa Kỳ nhưng muốn tham gia vào chính trị của Việt Nam, muốn xâm phạm vào nội bộ an ninh Việt Nam, nên Việt Nam có quyền không cho bà vào Việt Nam. Tôi rất hoan hô, đồng ý và thán phục con người Việt Nam đã dám ngăn cản những thế lực muốn xâm phạm vào nội bộ của Việt Nam. Bà là người Hoa Kỳ, bà phải biết rằng  chiến tranh đã chấm dứt từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, 58.000 người Mỹ đã chết, không lý do gì có thêm một cuộc chiến thứ hai do bà Sanchez hay do Trần Thái Văn hay do một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại lãnh đạo.

- VW: Về quyền lợi của cộng đồng Việt Nam, quyền lợi của những người đối kháng trong nước.

- PTC: Tôi là người Việt Nam nhưng có quốc tịch Hoa Kỳ. Khi đã tuyên thệ vào quốc tịch Hoa Kỳ, tôi phải bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng tôi có quyền nhớ tới Việt Nam nơi tôi sanh ra. Cho nên, lý do tôi làm đài phát thanh "Tiếng Quê Hương" là tôi muốn bảo vệ quyền lợi của hai quốc gia, mong sao bang giao của Việt Nam và Mỹ ngày càng tốt đẹp. Quá khứ đã chấm dứt rồi. Hình ảnh của thủ tướng Phan Văn Khải sang Mỹ và hình ảnh của tổng thống Bush sắp tới Việt Nam, cho thấy tình hình bang giao của Việt Nam và Mỹ đang tiến triển rất tốt. Hai quốc gia không còn hận thù nữa. Tại sao những người dân Việt nhỏ bé ở hải ngoại còn đeo đuổi sự hận thù. Đó là cá nhân chủ nghĩa không đứng trên quan niệm rộng lớn của một quốc gia.

- VW: Một số người cho rằng chị là "cánh tay nối dài của Việt cộng" dùng truyền thông để phá tư cách tị nạn của người Việt hải ngoại. Chị nghĩ sao về những phát biểu của chị?

- PTC: Nếu các anh muốn giữ tư cách tị nạn thì không nên vào quốc tịch Hoa Kỳ. Khi vào quốc tịch Hoa Kỳ, là công dân Hoa Kỳ, đó là từ bỏ tư cách tị nạn. Nếu mà họ giữ được tư cách tị nạn đối đầu với Hoa Kỳ tôi mới phục họ. Những người sang đất Mỹ cũng chỉ là vì miếng cơm manh áo thôi. Đất lành chim đậu. Ai cũng chờ đủ một năm để lấy thẻ xanh, chờ đủ 5 năm để vào quốc tịch Hoa Kỳ để được hưởng những phúc lợi.

- VW: Chị nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng lời phát biểu của bà Sanchez, khi dư luận cho rằng có tính cách mị dân trong mùa bầu cử?

- PTC: Đúng. Bà Sanchez muốn ve vãn những người biểu tình chống cộng cực đoan. Bà là người của đảng Dân chủ. Trong khi đó đảng Cộng hòa là những người tư bản đang đổ hàng triệu vào Việt Nam. Làm sao bà Sanchez chống lại những người tư bản. Chỉ có những người thuộc đạo quân 876, là những người ăn tiền già, tiền welfare sẽ bỏ phiếu cho bà Sanchez mà thôi. Còn những người trẻ họ đều cho rằng bà Sanchez là một người không ý thức thời cuộc, nuôi hận thù.

- VW: Còn những người dân cử trẻ như Trần Thái Văn, Nguyễn Quốc Lân, Andy Quách, Janet Nguyễn…?

- PTC: Họ đều là những người đi kiếm phiếu, mua phiếu cả.

(Ngưng trích)

(Việt Weekly, số 19, 04-05-2006).

*

Cách đây 7 năm, nhiều người nói với Lão Móc là họ rất ứa gan khi đọc bài phỏng vấn bà Phùng Tuệ Châu của tuần báo Việt Weekly – nhất là "những người thuộc đạo quân 876, là những người ăn tiền già, tiền welfare" – theo như cách nói mỉa mai của bà Phùng Tuệ Châu.

Một cụ già đang hưởng tiền trợ cấp giận dữ nói:

"Con mụ này con cái nhà ai mà lại đi nói những lời vô giáo dục tới như vậy. Mụ này chẳng có mẹ, có cha à? Chẳng lẽ mụ ở đất nẻ chun lên hay sao? Mẹ cha mụ chẳng lẽ không có lúc già, phải ăn tiền già? Rồi cả bản thân mụ? Tiền già, tiền welfare là tiền của chính phủ Mỹ dành để trợ cấp cho những công dân Hoa Kỳ có đủ điều kiện được hưởng chứ đâu của phải là của hương hỏa của nhà mụ ấy. Những người thuộc đạo quân 876, những người ăn tiền già, tiền welfare đâu có ai hưỡn đi đào mồ, cuốc mã nhà mụ ấy mà mụ ấy lại đi mỉa mai, xỉa xói."

Một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang hưởng tiền trợ cấp tàn tật thở dài, can gián cụ già:

"Thôi cụ ạ! Giận dữ với hạng người ấy mà làm gì. Nanh chó không thể mọc ngà voi!".

Lão Móc rất ngạc nhiên khi đọc "Lời tòa soạn" của tuần báo Việt Weekly giới thiệu mụ "Phùng Tuệ Châu là Editor Programmer của đài "Tiếng Quê Hương Radio", một cơ sở truyền thông "đối lập" với thành phần chống cộng tại hải ngoại. Trước đây, chính bà cũng là thành phần chống cộng cực đoan, sau đó, không biết vì lý do gì bà chuyển hướng, bênh vực chính quyền Việt Nam tối đa."

Không biết những người chủ trương tuần báo Việt Weekly nghĩ gì khi viết:

"Trước đây, chính bà (PTC) cũng là thành phần chống cộng cực đoan, sau đó, không biết vì lý do gì bà chuyển hướng bênh vực chính quyền Việt Nam tối đa."

"Thành phần chống cộng cực đoan" mà tuần báo Việt Weekly nói ở đây là thành phần nào? Phải chăng là "những người thuộc đạo quân 876, là những người ăn tiền già, tiền welfare" mà bà Phùng Tuệ Châu đã mỉa mai, xỉa xói?"

Tuần báo Việt Weekly có dụng ý gì khi giới thiệu bà PTC "trước đây cũng là thành phần chống cộng cực đoan"? Chống cộng cực đoan tức là bằng mọi cách phải giải thể chế độ cộng sản chứ không chủ trương hòa hợp hòa giải với Việt Cộng thì có gì là không phải?

*

Lúc đó có người đã nhận xét về tuần báo này như sau: "Tuần báo Việt Weekly ấn bản San Jose… mới phát hành được một vài số  nhưng số nào cũng có tin giựt gân… nhưng lại giựt gân mà kém phần chính xác". Tuần báo VW vì muốn "câu" độc giả nên đã làm những chuyện… "không giống ai" như "quậy" lên chuyện bà B.N. thưa kiện linh mục Trần Công Nghị về chuyện sách nhiễu tình dục ở Nam Cali. Phỏng vấn cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ để ông này "sủa " bậy về cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Đăng tải những bài viết bênh vực anh nhạc sĩ già không nên nết Phạm Duy. Độc giả không quan tâm vì đã quá nhàm tai với những lời tuyên bố này nọ của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy. Nhưng tuần báo VW đã đi quá đà khi mượn "mồm Việt kiều" Phùng Tuệ Châu "phun" ra "lời Việt Cộng" để mỉa mai, xỉa xói những người mà Phùng Tuệ Châu gọi là "những người thuộc đạo quân 876, là những người ăn tiền già, tiền welfare".

Đọc bài phỏng vấn đầu cua, tai nheo của tuần báo VW phỏng vấn Phùng Tuệ Châu mà cảm thấy ngán ngẫm. Người phỏng vấn thì hỏi một đàng, người trả lời lại trả lời một nẽo, chẳng ra làm sao cả. Thấy bà Phùng Tuệ Châu "chê" bà Dân biểu Loretta Sanchez "không hiểu gì về chính trị của Hoa Kỳ, đi sai đường lối chính sách của tổng thống Bush", thằng bạn thối mồm của Lão Móc bèn cười khành khạch mà rằng: "Bà này đúng là ở trong ruột già của Bush." Đọc tới đoạn bà PTC phát biểu: "Tôi phản đối điều này. Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đủ trình độ để đối thoại với bà Sanchez chứ không ngại đối thoại", thằng bạn thối mồm lại cười ằng ặc lên mà rằng: "Bà Tuệ Châu này còn ở cả trong ruột già của mấy ông lãnh tụ của đảng Việt Cộng."

Còn nhớ vào năm 1995, khi trường đại học San Diego tổ chức cuộc hội thảo "Bắc một nhịp cầu cũ, mới" với những người tham dự cuộc hội thảo là luật sư Phan Quang Tuệ, Lệ Lý Hayslip, Vũ Đức Vượng, nghị viên Tony Lâm và Phó Tổng lãnh sự VC Hà Huy Thông…, cộng đồng người Việt tỵ nạn Nam, Bắc California đã phối hợp với cố luật sư Phạm Nam Sách tổ chức cuộc biểu tình phản đối rầm rộ. Nhóm biểu tình chia ra làm hai: một bên do người của Mặt Trận tại San Diego điều khiển, bên cộng đồng do Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Quốc Gia Bắc California điều khiển. Chuyện lạ là khi nhóm cộng đồng hô to khẩu hiệu "Đả đảo VC!" thì cả hai bên đều hưởng ứng hô to, nhưng khi phe cộng đồng hô to khẩu hiệu: "Đả đảo hòa hợp hòa giải" thì bên phe Mặt Trận (tức Việt Tân hiện nay) lại im lặng.

Khi (cố) luật sư Phạm Nam Sách thuyết trình, vạch rõ âm mưu hòa hợp hòa giải của cuộc hội thảo "Bắc một nhịp cầu cũ, mới" đang diễn ra bên trong trường đại học San Diego với sự hiện diện của Phó Tổng lãnh sự VC Hà Huy Thông, thì có một người đàn bà nhỏ thó xông ra từ phía biểu tình của Mặt Trận nhảy choi choi hô to "đả đảo!" khiến luật sư Phạm Nam Sách phải ngừng nói nhiều lần. Người đàn bà này, sau đó, lại nhiều lần nhảy choi choi và hô to những lời tục tĩu mỗi khi luật sư Phạm Nam Sách nói; do đó, đã bị ông Nguyễn Thành Nhơn (ông này hiện nay viết nhiều bài viết trên các diễn đàn điện tử với tên Nhơn Nguyễn), cựu Phó Tỉnh Trưởng Biên Hòa, có mặt trong cuộc biểu tình, đã xông ra đòi tát tai. Có người cho Lão Móc biết người đàn bà thuộc phe Mặt Trận đã nhảy choi choi phản đối cố luật sư Phạm Nam Sách vạch trần âm mưu hòa hợp hòa giải là bà Phùng Tuệ Châu, một cựu luật sư của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là việc làm của bà Phùng Tuệ Châu, một luật sư của VNCH,hơn 10 năm trước.

Theo tin báo chí thì bà này đã thực hiện chương trình phát thanh Tiếng Quê Hương, đặt trụ sở tại chùa Việt Nam của Thượng tọa Pháp Châu, phát ra những bài ra mặt bênh vực VC và đã bị đồng bào Nam Cali biểu tình phản đối, đã phải dẹp bỏ. Thượng Tọa Pháp Châu, là người đã bị báo chí Nam Cali tố cáo là đã làm chuyện phá đạo, hại đời vì đã có những quan hệ tình dục với phụ nữ. Sau đó, theo báo chí VC thì ông này lại về Việt Nam tự xưng là Hòa Thượng và nói những lời bợ đỡ, tâng bốc VC không biết ngượng mồm; Do đó, không ai ngạc nhiên gì "mồm Việt kiều" Phùng Tuệ Châu lại "phun" ra những "lời Việt Cộng" khi tuần báo VW phỏng vấn bà này về lời phát biểu của bà Dân biểu Loretta Sanchez.

altNhổ ra rồi liếm lại !!!

Chắc chắn nhiều độc giả sẽ rất ngạc nhiên khi biết bà Phùng Tuệ Châu đã từng là một luật sư của VNCH (sic!) mà nay lại đi làm chuyện bợ đít VC một cách trắng trợn như vậy. Nhưng thực ra cũng không có gì đáng ngạc nhiên: có thiếu gì những ông to, bà lớn của VNCH đã làm chuyện nhổ rồi lại liếm! Khi đọc câu trả lời của bà PTC: "… không có lý gì có thêm một cuộc chiến tranh thứ hai do bà Sanchez hay do Trần Thái Văn hay do một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại lãnh đạo" người ta cứ tưởng như bà này là… người cõi trên!

Chẳng có "một cuộc chiến thứ hai nào do bà Sanchez hay do Trần Thái Văn hay do một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại lãnh đạo" cả. Nếu có cuộc chiến thì đó chính là cuộc chiến của chính nghĩa tự do, dân chủ đối đầu với gian tà cộng sản độc tài, độc đảng đang đè đầu cưởi cổ  90 triệu người dân trong nước, đang đưa đất nước đi vào vòng lụn bại.

"… đảng Cộng sản Việt Nam đang đưa Việt Nam đi lên", không ai ngạc nhiên gì khi thấy bà Phùng Tuệ Châu nhai lại ba cái chất bã mà "những kẻ đi hết biển" như Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, "người giấu, cất cờ vàng ba sọc đỏ trong tim" như Lê Xuân Khoa, Ngô Thị Hiền, "kẻ xin VC ban cho một luật đại xá" Phó Bá Long, "người sản xuất dân chủ" Đoàn Văn Toại v.v… đã nhai và đã nhả ra, và sau đó là Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy cũng đã nhai lại và nhả ra.  Và mới đây, "tên Thứ Trưởng nổ sảng" Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài" đã nổ sảng.     

Bà Phùng Tuệ Châu hãnh diện khoe "qua Mỹ là vì miếng cơm, manh áo" thì bà cứ việc hãnh diện một mình bà, đừng kéo theo những người đã liều sống, liều chết vượt biển ra đi vì không thể sống cùng người cộng sản. Bà làm chương trình phát thanh bợ đít VC, bênh vực chúng nó hơn cả chúng nó bênh vực chúng nó, để được bọn chúng ban phát cơm thừa, canh cặn thì cứ làm, đừng có lớn lối cường điệu là "bảo vệ quyền lợi của hai quốc gia. Mong sao bang giao của Việt Nam và Mỹ ngày càng tốt đẹp hơn (sic!)" khiến VC nó càng khinh bỉ bà hơn!

*

Nhà thơ Ngô Minh Hằng đã trả lời thi sĩ Phạm Đức Nhì về chuyện ông này bảo bà ta là "diều hâu" như sau:

"… Từ sau khi Nguyễn Đình Bin đem Nghị quyết 36 ra hải ngoại thì trên diễn đàn và trong cộng đồng người Việt tị nạn VC đầy chia rẽ. Lập trường, quan điểm chính trị về quê hương, về Quốc-Cộng đối nghịch với nhau không còn là điều lạ, vì thế, hai chữ "diều hâu" mà thi sĩ nhận định không làm Ngô Minh Hằng ngạc nhiên".

Đây cũng là thái độ đĩnh đạc của Cử nhân Phan Văn Trị trả lời Tôn Thọ Tường khi ông này ra hợp tác với giặc Pháp và dùng "khói tàu bay" của giặc Pháp để hù doạ những kẻ không hợp tác với giặc Pháp và đã bị Phan Văn Trị khẳng khái đáp trả:

"Chớ mượn hơi hùm rung nhát nhỉ

Lòng ta sắt đá há lung lay!"

Xin mượn câu trả lời rất đĩnh đạc của nhà thơ Ngô Minh Hằng trả lời thi sĩ Phạm Đức Nhì về lập trường, quan điểm, lằn ranh Quốc – Cộng để kết thúc bài viết này.

LÃO MÓC
by Lý Tưởng Người Việt
benhvienquatai0813
Hà Nội (tin tổng hợp):
Theo những tin tức báo chí trong nước vừa phổ biến, thì có nhiều bệnh viện, nhiều bác sĩ ở Việt Nam, làm việc rất tắc trách.

Có những bệnh nhân vào phòng cấp cứu, không được xét nghiệm, thử máu.. mà nhiều bác sĩ đã lấy những dữ kiện này từ những bệnh nhân khác, để đỡ tốn kém.

 

Nhiều bệnh nhân đến chữa bệnh, nhưng bệnh đã không được chữa đúng cách, vì bệnh viện làm giả các kết quả.

Có một sản phụ bị nhiễm viên gan B, với kết quả dương tính từ một bệnh viện hộ sinh ở Hà Nội, nhưng đến khi đi sanh con tại bệnh viện huyện Hoài Đức, Hà Nội, thì bảng kết quả thử máu lại thấy âm tính trong chứng viên gan B.

Cũng có người khi xét nghiệm ở bệnh viện cấp dưới cho thấy là không bị bệnh tiểu đường, nhưng lên bệnh viện cao cấp hơn, thì bản xét nghiệm lại cho thấy họ bị tiểu đường.

Theo lời tố cáo thì tại những phòng cấp cứu ở các bệnh viện, các nhân viên thử máu đã dùng một kết quả cho hai bệnh nhân khác nhau, để cắt giảm chi phí và thu hút bệnh nhân, khi những người này thấy các kết quả thử máu gửi về rất lẹ.

TB
by Lý Tưởng Người Việt
0609Nguyen Tan DungVõ Thanh Tùng (bút danh Duy Đông), phóng viên của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh vừa bị bắt giữ hôm 07/08 do bị "nghi nhận hối lộ".Một bản tin ngắn của tờ Pháp luật TP HCM cho biết ông Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, đã bị bắt tại Biên Hòa và nhà của ông đã bị công an khám xét, thu giữ một số giấy tờ, máy tính, ổ cứng và một số hiện vật khác.

Tờ Tuổi Trẻ chi tiết hơn, nói rằng ông Tùng bị bắt vì đã nhận tiền hối lộ từ một chủ quán bar ở Biên Hòa. Cùng bị bắt với ông Tùng còn có 2 cộng tác viên đã giúp phóng viên này thực hiện một số loạt bài điều tra trong thời gian qua.

Tờ Tuổi Trẻ cũng nhắc lại là Duy Đông vừa thực hiện loạt bài đăng trên báo Pháp luật TP.HCM viết về các sai phạm ở các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trước đó, nhà báo này đã nổi tiếng về loạt bài phóng sự điều tra về nạn ăn hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20. Với loạt bài này, Võ Thanh Tùng đã được trao Giải Ba, giải thưởng Báo chí Thành phố năm 2013.

Hồi năm 2012, ông Hoàng Khương, một phóng viên của tờ Tuổi Trẻ , đã bị kết án 4 năm tù, cũng vì đã thực hiện loạt phóng sự về cảnh sát giao thông nhận hối lộ.

Trước đó, năm 2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên đã bị xử hai năm tù giam sau khi viết bài điều tra về vụ tham nhũng PMU 18.

Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia vi phạm trầm trọng nhất. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới xếp trong danh sách các quốc gia "kẻ thù của Internet". Theo các tổ chức nhân quyền, hiện có hàng chục nhà báo và blogger đang ngồi tù ở Việt Nam.
by Lý Tưởng Người Việt
Trong cơn ghen cuồng, hung thủ đã ra tay sát hại cô người yêu xinh đẹp của mình. Thấy số tài sản còn lại của nạn nhân, hắn mang đi bán, cầm cố để lấy tiền trả nợ và nướng vào quán… bar.

Ngày 9/8, TAND TPHCM đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Anh Tuyến (SN 1989, ngụ Quận Phú Nhuận, TP.HCM) về tội: "Giết người"; 4 năm tù về tội: "Cướp tài sản".

 

Theo cáo trạng, khoảng 13h ngày 10/12/2012, Tuyến chở người yêu tên Như (SN 1992, ngụ quận 8, TPHCM) về nhà của Tuyến ở đường Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận chơi sau khi đã ngủ qua đêm tại một khách sạn trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.

 

Khi cả hai lên phòng ngồi nói chuyện, Tuyến xem điện thoại của Như thì thấy có một số tin nhắn của ai đó gửi đến cho Như. Tuyến nổi cơn ghen, yêu cầu Như giải thích thì Như nói là tin nhắn của bạn, nhưng Tuyến không tin.

 

Bị cáo Nguyễn Anh  Tuyến bị tuyên án tử hình cho hành vi tàn độc của mình

Bị cáo Nguyễn Anh Tuyến bị tuyên án tử hình cho hành vi tàn độc của mình

 

Sợ xảy ra chuyện, Như đòi đi về thì Tuyến không cho, giữ Như lại trong phòng. Cuộc tranh cãi tiếp tục diễn ra giữa hai người. Vẫn cho rằng Như phản bội mình, Tuyến lao đến bóp cổ Như. Dù cho người yêu kêu la, chống cự nhưng Tuyến vẫn ấn mạnh tay hơn. Như vùng vẫy càng mạnh càng bị Tuyến bóp cổ chặt. Tuyến lấy dao cạo râu cắt đầu sợi dây áo khoác của Như rồi nhét chiếc áo vào miệng Như.

 

Cầm sợi dây, hắn cuốn vào cổ nạn nhân rồi xiết mạnh cho đến khi Như tắt thở hẳn thì mới bỏ ra. Thấy bạn gái đã chết, Tuyến lấy 2 bông tai bằng vàng và 1 chiếc ĐTDĐ của Như đem bán được trên 2 triệu đồng. Chiếc xe máy mà Tuyến chở Như đi ăn tối, đang để trong nhà, Tuyến lấy chìa khóa rồi mang ra tiệm cầm đồ, cầm được 10 triệu đồng. Có tiền trong tay, Tuyến mang đi trả nợ, bao bạn bè vào quán bar ăn chơi đến sáng.

 

Thấy con gái đi đâu không về, gia đình Như tiến hành tìm kiếm. Đến nhà Tuyến để hỏi thăm, họ bàng hoàng phát hiện thấy xác con mình đang nằm bất động, thân thể tím tái.

Sự việc nhanh chóng được trình báo cơ quan công an để truy tìm hung thủ. Biết không thể trốn tránh, Tuyến ra cơ quan công an đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình.


ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Hai tên cướp chọn khu vực vắng vẻ để phục kích công nhân đi làm khuya về. Khi có "con mồi", chúng xông ra dùng gậy gộc đánh tới tấp nạn nhân rồi cướp xe bỏ chạy.

Ngày 8/8, Công an Tây Ninh cho biết đang tạm giữ 2 tên cướp hung hãn đã gây ra vụ cướp xe táo tợn tại khu công nghiệp Trảng Bàng đêm 5/8. 2 tên cướp gây án là Nguyễn Thanh Tâm (18 tuổi, ngụ huyện Hòa Thành) và Nguyễn Hoài Phương (17 tuổi, ngụ huyệnTrảng Bàng).

 

Phương cùng chiếc xe cướp được trong đêm 5/8

Phương cùng chiếc xe cướp được trong đêm 5/8

 

Sự việc xảy ra vào lúc 21h30 ngày 5/8, chị Lê Thị Phối (39 tuổi, ngụ huyện Gò Dầu) trên đường đi làm về đến khu vực đường số 5, khu tái định cư thuộc khu công nghiệp Trảng Bàng thì bị 2 thanh niên chặn đường dùng cây đánh rồi cướp xe tẩu thoát.

Nhận được tin báo, Công an huyện nhanh chóng triển khai lực lượng đến hiện trường điều tra và truy tìm đối tượng. Ngay trong sáng hôm sau (6/8), Công an huyện Trảng Bàng đã xác định được đối tượng gây án và triển khai bắt khẩn cấp 2 tên cướp tuổi teen trên.

Tại cơ quan điều tra, Tâm và Phương khai khận: do không có tiền tiêu xài nên Tâm bàn bạc rủ Phương cùng đi cướp xe. Thủ đoạn của bọn chúng là ngồi chờ tại các khu vực vắng người để phục kích những công nhân đi làm về tối, chạy xe một mình.

Trong vụ cướp xe của chị Phối, Phương dùng cây đánh cho chị té xuống xe và khống chế để Tâm cướp xe rồi cùng tẩu thoát. Sau khi cướp được xe của chị Phối, chúng mang xe sang huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để bán được 6 triệu đồng. Hiện Công an huyện Trảng Bàng đang tiếp tục điều tra làm rõ.

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Ngay khi đến nhà, anh Quân phát hiện đối tượng là người tình của mẹ bạn gái mình tung cửa bỏ chạy và người yêu nằm bất động ở nhà vệ sinh trong tình trạng lõa thể.

Chiều ngày 9/8, sau khi hoàn tất thủ tục ban đầu, Công an phường 15, quận Phú Nhuận-TPHCM đã bàn giao nghi can Trần Đại Quang (24 tuổi, ngụ P.15, quận Phú Nhuận) cho Công an huyện Củ Chi (TPHCM) để tiếp tục làm rõ nghi án hiếp dâm và giết người do đối tượng này thực hiện.

 

Căn nhà nơi xảy ra án mạng

Căn nhà nơi xảy ra án mạng

 

Trước đó sáng cùng ngày, sau hơn 20 giờ gây án, nghi can Quang đã đến Công an phường 15, quận Phú Nhuận đầu thú về hành vi giết chết con gái người tình của mình. Trung tá Trần Văn Thành, trưởng Công an xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi cho biết:  Vụ án mạng xảy ra vào sáng ngày 8/8 tại địa chỉ 28/2, đường 156 ấp 6A, xã Bình Mỹ. Nạn nhân là Lê Huỳnh Cẩm Uyên (20 tuổi, sinh viên hiện đang học tại một trường Đại học công nghệ trên địa bàn TPHCM).

Anh Trương Nhật Quân (21 tuổi, ngụ phường Thới An, quận 12, người yêu của nạn nhân) kể lại: Lúc 9h ngày 8/8, Uyên điện thoại cho anh Quân kêu trưa đến nhà Uyên ăn cơm. Sau đó nhận được tin nhắn của Uyên báo mẹ là bà Huỳnh Thị Cẩm Nhung (47 tuổi) đi vắng nhưng Quang (là người tình của mẹ) vẫn đến nhà tìm.

 

Bà Nhung nghẹn ngào khóc than cạnh linh cữu con gái của mình

Bà Nhung nghẹn ngào khóc than cạnh linh cữu con gái của mình

Do biết Uyên và anh trai có mâu thuẫn với Quang vì phản đối mối quan hệ của mẹ nên lo có chuyện chẳng lành nên Quân đã nhanh chóng chạy đến nhà Uyên.

Đến nơi thấy cửa rào khép hờ nhưng cửa trong nhà khóa trái nên Quân gọi điện cho Uyên và đập cửa nhưng không thấy trả lời. Một lúc sau Quang mở cửa cho biết Uyên đã đi chơi nhưng Quân không tin và yêu cầu mở cửa nếu không sẽ báo Công an.

 

Bà Nhung nghẹn ngào khóc than cạnh linh cữu con gái của mình

Dù bị thương nặng ở chân nhưng anh trai của Uyên vẫn ráng cố về nhìn mặt em trước khi đi bệnh viện điều trị

 

Tên Quang vội mở cửa kêu Quân vào xem và nhanh chóng bỏ lại xe máy chạy bộ ra đường lớn bỏ trốn.

Tìm khắp nhà không thấy Uyên và khi đẩy cửa bước vào phòng vệ sinh thì anh Quân bàng hoàng khi thấy Uyên nằm bất động trong khi trên người chỉ còn mặc độc chiếc quần lót; trên phần đầu có vết thương chảy máu. Anh Quân đã hô hoán rồi lập tức dùng chiếc chăn che thân thể chị Uyên rồi đưa vào bệnh viện Anh Dũng ở phường Hiệp Thành, quận 12 cấp cứu.

Tuy nhiên theo bác sĩ Nguyễn Công Hảo, người trực tiếp cấp cứu nạn nhận thì chị Uyên đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Bước đầu nhận định nguyên nhân do bị ngạt thở vì có nhiều vết bầm và lằn ngang trên vùng cổ nạn nhân.

Ngay khi nhận tin, anh trai của Uyên là Lê Huỳnh Thanh Duy vội vã từ chỗ làm chạy về và khi đi giữa đường lại nhận tiếp tin em chết khiến Duy ngã quỵ trên xe bị chấn thương nặng 2 chân và khắp cơ thể.

Làm việc với cơ quan Công an, bà Huỳnh Thị Cẩm Nhung cho biết quen với Quang hơn một năm nay kể từ khi vợ chồng bà ly thân. Theo bà Nhung thì ban đầu Quang nói chỉ nhỏ hơn bà vài tuổi và bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên thời gian sau này phát hiện Quang nhỏ hơn mình hàng chục tuổi lại bị các con phản đối nên bà đã chủ động cắt đứt mối quan hệ này.

Khoảng 1 tháng trước khi xảy ra vụ án, Quang hăm dọa nếu không quen được bà Nhung thì sẽ chẳng cho ai khác được quen.

Ngay sau khi gây án và bỏ trốn, Quang đã điện thoại cho bà Nhung "trách": Vì bị bà Nhung phụ bạc nên ra tay giết con bà để trả thù nhưng chưa nói rõ trước khi sát hại có hãm hiếp Uyên hay không. Bà Nhung đã kêu đối tượng này ra đầu thú về hành vi tàn ác của mình.

Chiều mai 10/8, gia đình, người thân và bè bạn sẽ đưa Uyên về nghĩa trang công viên Bình Dương hỏa táng.

ĐV
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
chongchongangpanama

Lê Phước - Trong tuần tới, một phái đoàn của Liên Hiệp Quốc sẽ tới Panama để điều tra thực địa về con tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên đang bị Panama bắt giữ từ hơn ba tuần nay.

Hôm qua, 07/08/2013, bà Sylvie Lucas, đại sứ Luxembourg tại Liên Hiệp Quốc, chủ tịch ủy ban phụ trách hồ sơ trừng phạt Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc, đã cho báo chí biết : « Trong khoảng thời gian từ 13 đến 15 tháng này, một ê kíp chuyên gia của ủy ban sẽ tới Panama để hỗ trợ công tác điều tra».

Bà Lucas nói rõ, sau khi điều tra thực địa, nhóm chuyên gia sẽ có báo cáo và ủy ban sẽ quyết định xem Bắc Triều Tiên có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí hay không.

Tuy nhiên, Mỹ và một số nước khác đã khẳng định, việc phát hiện vũ khí không khai báo của Cuba được con tàu Bắc Triều Tiên vận chuyển rõ ràng là một vi phạm đối với lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng.

Tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên đã bị Panama chặn giữ vào ngày 10/7/2013, khi trên đường trở về từ Cuba. Công tác kiểm tra con tàu đang được tiếp tục và gặp không ít khó khăn, vì vũ khí được giấu dưới hơn 10 tấn đường. Bắc Triều Tiên và Cuba đã tuyên bố rằng, con tàu chỉ chở những vũ khí cũ của Cuba, đang trên đường mang đến Bắc Triều Tiên để sửa chữa.
by Lý Tưởng Người Việt
chongchongangpanama

Lê Phước - Trong tuần tới, một phái đoàn của Liên Hiệp Quốc sẽ tới Panama để điều tra thực địa về con tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên đang bị Panama bắt giữ từ hơn ba tuần nay.

Hôm qua, 07/08/2013, bà Sylvie Lucas, đại sứ Luxembourg tại Liên Hiệp Quốc, chủ tịch ủy ban phụ trách hồ sơ trừng phạt Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc, đã cho báo chí biết : « Trong khoảng thời gian từ 13 đến 15 tháng này, một ê kíp chuyên gia của ủy ban sẽ tới Panama để hỗ trợ công tác điều tra».

Bà Lucas nói rõ, sau khi điều tra thực địa, nhóm chuyên gia sẽ có báo cáo và ủy ban sẽ quyết định xem Bắc Triều Tiên có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí hay không.

Tuy nhiên, Mỹ và một số nước khác đã khẳng định, việc phát hiện vũ khí không khai báo của Cuba được con tàu Bắc Triều Tiên vận chuyển rõ ràng là một vi phạm đối với lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng.

Tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên đã bị Panama chặn giữ vào ngày 10/7/2013, khi trên đường trở về từ Cuba. Công tác kiểm tra con tàu đang được tiếp tục và gặp không ít khó khăn, vì vũ khí được giấu dưới hơn 10 tấn đường. Bắc Triều Tiên và Cuba đã tuyên bố rằng, con tàu chỉ chở những vũ khí cũ của Cuba, đang trên đường mang đến Bắc Triều Tiên để sửa chữa.
by Lý Tưởng Người Việt
senkaku1

Tú Anh - Sáng nay 08/08/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo bị mời lên Bộ ngoại giao Nhật về việc bốn tàu « hải cảnh » kéo dài thời gian xâm nhập hải phận quần đảo Senkaku do Nhật quản lý. Vào trưa nay, tất cả tàu tuần duyên Trung Quốc đã rút đi sau hơn 24 giờ thách thức.

Theo phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nhật Bản, vào sáng nay 08/08/2013, đại sứ Trung Quốc đã được mời lên Bộ để nghe phản đối. Cục trưởng Á châu và Đại dương châu sự vụ Nhật Bản kiêm thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Saiki Aitaka đã trao công hàm phản đối tận tay Đại biện lâm thời Hàn Chí Cường. Phía Trung Quốc vẫn « kiên định » theo luận điểm cũ : Điếu Ngư là biển đảo của Trung Quốc do vậy không chấp nhận lời phản đối của Nhật.

Trong buổi sáng hôm nay, bốn tầu tuần duyên của Trung Quốc vẫn còn ở trong vùng lãnh hải Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên, gần 12 giờ trưa nay, giờ địa phương, cả bốn tàu « hải cảnh 2350, 1126, 2102 và 2166 » đã rút đi.

Tuần duyên Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm nhập vùng quần đảo Senkaku trên 24 giờ đồng hồ bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng thứ tư 07/08/2013. Kỷ lục xâm nhập lần trước là vào ngày 04/02 năm nay với 14 tiếng đồng hồ.

Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Trung Quốc sáp nhập các lực lượng hải thuyền « dân sự » như hải giám, kiểm ngư... mà thực chất là tàu quân sự cải biến, thành lực lượng tuần duyên tức là có võ trang và đặt tên là « hải cảnh ».
by Lý Tưởng Người Việt
birmanie

Lê Phước - Hôm nay, ngày 08/08/2013, tại thành phố Rangoon, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra tại thành phố Rangoon để tưởng niệm 3. 000 nạn nhân cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền quân phiệt cách đây 25 năm. Đây là lần tưởng niệm qui mô đầu tiên kể từ sau cuộc nổi dậy 1988.

Tại một trung tâm hội nghị ở Rangoon đã diễn ra một buổi lễ tưởng niệm qui mô với sự tham dự của bà Aung San Suu Kyi, các quan chức của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập, cùng một số các nhà ngoại giao và nhiều nhà sư Miến Điện.

Phóng viên AFP cho hay, trong khán phòng đã có đến 5000 người chen chúc nhau. Ở bên ngoài, hàng ngàn người do không vào được bên trong, đã tập hợp trước các màn ảnh rộng để theo dõi buổi lễ tưởng niệm và bài phát biểu của bà Aung San Suu Kyi. Trong bài diễn văn của mình, bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi Miến Điện tiếp tục tiến trình cải cách dân chủ.

Trước đó, bà Aung San Suu Kyi cũng đã tham dự một buổi lễ tưởng niệm tại tu viện ở Rangoon cùng với khoảng 400 người.

Trên đường phố, hơn 50 chục người tuần hành ở những địa điểm đã diễn ra các vụ đàn áp. Về mặt chính thức, cuộc tuần hành chưa được sự cho phép của chính quyền. Hãng tin AFP thuật lại rằng, lúc đầu cảnh sát can thiệp và yêu cầu giải tán, nhưng những người tham gia tuần hành thể hiện thái độ kiên quyết. Sau đó, cảnh sát buộc phải để cho cuộc tuần hành tiếp tục.

Ở một địa điểm khác, tại trung tâm thành phố Rangoon, cũng có khoảng 50 người đến đặt vòng hoa trên đường phố. Vòng hoa mang hình số 8 để tưởng nhớ ngày 08/08/1988.

Trong số những người xuống đường, có nhiều người từng tham gia phong trào sinh viên năm 1988. Họ tuần hành một phần là để tưởng nhớ những nạn nhân năm ấy, một phần là để thúc đẩy quá trình dân chủ tại Miến Điện, vì họ cho rằng, chính cuộc biểu tình năm 1988 đã khởi đầu cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Miến Điện, và dẫn đến quá trình chuyển tiếp dân chủ hiện tại. Một người tuần hành nói với AFP : « Hôm nay, chúng tôi đi trên con đường dân chủ nhờ vào cuộc cách mạng năm 1988. Quá trình chuyển tiếp dân chủ hiện tại là kết quả của cuộc cách mạng năm 1988 ».

Cuộc nổi dậy năm 1988 bắt đầu bằng phong trào xuống đường của các sinh viên, sau đó được cả nước hưởng ứng. Cuộc nổi dậy cũng đã khởi đầu sự nghiệp chính trị của bà Aung San Suu Kyi. Năm đó, từ Luân Đôn, bà trở về Miến Điện để thăm mẹ đang đau nặng. Sau đó, bà Aung San Suu Kyi đã tham gia tích cực phong trào nổi dậy. Cũng trong năm đó, bà đã sáng lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng đối lập chính hiện tại ở Miến Điện.
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
babui chuhaubannuocVì cái gọi là ''mười sáu chữ vàng'' và ''bốn tốt'', đầy tớ của nhân dân vẫn coi dân không ra gì, lại còn leo lên đè đầu, đè cổ chủ của mình là nhân dân, nhưng tỏ ra khúm núm, ngoan ngoãn vâng lời đồng chí khổng lồ vốn là tên xâm lược trường kỳ khắp nơi, nhất là ở Việt Nam.
Đồng chí em cứ lập luận quanh co để bênh vực kẻ thù ngàn kiếp của Việt Nam, lại còn bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, thủ tiêu, vu khống người Việt yêu Nước, chống bọn bành trướng Bắc Kinh.
Bây giờ càng lộ rõ chân tướng của đồng chí khổng lồ trong Link dưới đây:
Kính xin các Trang vui lòng lưu giữ Link vừa nêu bởi vì đồng chí em sẽ tìm cách phá bản tin ấy.
Lê Chí Linh Sơn

{youtube}pO_gwgCAH4o{/youtube}
by Lý Tưởng Người Việt
alt
ĐỀ PHÒNG NHÉ CÁC BẠN!!!
Tình hình là hôm qua nhà mình nhận được cú điện thoại của ông chú đang đi công tác ở bên Trung Quốc gọi về báo 1 tin rất ư kinh thiên động địa . Mình quyết định hôm nay chia sẻ với mọi người để đất nước Việt Nam ta không bị bọn Trung Quốc đầu độc, giết hại. 
Chú mình điện về tối hôm qua báo, bên Trung Quốc đang có sự bất thường là bánh Trung Thu bên Trung Quốc đợt này làm ra người dân không ăn mà tất cả được đưa về Việt Nam. Chú mình có hỏi người dân xung quanh thì nói bánh này không ăn được, đợt sau mới sử dụng. 
Chú bảo cả nhà đừng ăn bánh Trung Thu đợt này, vì không biết trong bánh có chất gì mà dân Trung Quốc không chịu ăn. Chú còn nói sẽ tìm cách xem trong bánh có gì màdân Trung Quốc lại không dám ăn. 
Nghe chú nói mình rụng rời tay chân, tụi Trung Quốc này sao ác thế không biết. Vừa nảy đọc báo thì thấy Trung Quốc mới phát hiện vụ bánh Trung Thu mốc từ 2010 được làm lại để bán đợt 2013, thật là khiếp sợ bọn này. Không biết vụ chú mình gọi về có phải vụ này không nữa. 
Mọi người khi mua bánh Trung Thu nên xem kỹ xuất sứ, 
tình trạng bánh, tuyệt đối không nhìn vào hạn sử dụng vì nó in giả, bánh phải mới và không bị bể hay sứt mẻ chỗ nào nhé... 
Mong mọi người chia sẻ tin này cho nhiều người biết và đề phòng. 
Đôi lời ghi thêm của người chuyển tin:


1. Bản tin này xuất hiện trên Tâm Linh Vào Đời:   tamlinhvaodoi@gmil.com, một trang web Công giáo tại Việt Nam. 
2. Đề nghị của người đưa tin rằng "bánh phải mới và không bị bể hay sứt mẻ chỗ nào" có lẽ cần xét lại vì kẻ gian phi thì luôn có vô số thủ đoạn: tình trạng bánh bề ngoài "mới, không bị bể hay sứt mẻ chỗ nào" đâu hẳn là bánh không độc hại, không nguy hiểm cho tính mạng! 
Vụ bánh há cảo (bánh bao) của Trung Cộng giết chết dân Nhật là điển hình! Chỉ cần một tên ra trước tòa "tự nhận mình" là thủ phạm dùng kim tiêm thuốc trừ sâu vào bánh để trả thù chủ lò bánh (?)! Phải chăng một người hy sinh để cứu chế độ? 
Còn biết bao nhiêu thứ độc khác đưa sang VN và bán ra khắp thế giới chứng minh tội ác của chế độ cộng sản ở Trung Hoa: Từ các loại thịt như gà, heo, bò tới trái cây, rau quả, trứng, đồ dùng, cả đồ ăn và đồ chơi của trẻ thơ nhi cũng đều chứa chất độc… Nhiều thứ sản xuất từ Tàu tuồn vào VN, lấy nhãn Việt Nam! 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh! 
Cách phòng bệnh đơn giản nhất có lẽ ai có thể và nên thực hiện ngay bây giờ: 
Tẩy chay ngay từ bây giờ MỌI THỨ HÀNG TÀU dù đó là những mặt hàng gia công cho các công ty Âu Mỹ! 
Lê Thiên
by Lý Tưởng Người Việt
                                            TỈNH THỨC !

Vâng ! Tỉnh thức là Lời nhắc nhở của Tin Mừng Chúa Nhật 19 TN hôm nay. Tỉnh thức cũng không có nghĩa là phải thức suốt đêm để đánh bài, chè chén say sưa. Cũng không có nghiã là đọc kinh thật dài, đọc kinh suốt đêm, mà là phải biết sống Lời Chúa. Nói cách khác, tỉnh thức là suy tư Lời Chúa mỗi ngày. Ai biết sống Lời Chúa, thì người đó tỉnh thức. Tất cả mọi kinh nguyện đều bắt nguồn từ Kinh Thánh là Lời Chúa. Tuy nhiên, không có cách tỉnh thức nào cao hơn việc suy tư Lời Chúa mỗi ngày. Thật vậy, tỉnh thức là một trạng thái khôn ngoan, vì tỉnh thức làm cho con người luôn ở tư thế sẵn sàng, sáng suốt.Muốn tỉnh thức, chúng ta phải biết chờ đợi, chờ đợi là một tư thế cần có của người môn đệ Đức Kitô.

Xét về cuộc sống trần thế, sự tỉnh thức bao giờ cũng mang lại lợi ích cho con người, như tỉnh thức để ôn thi, tỉnh thức để chờ đợi một vấn đề gì đó, tỉnh thức để theo dõi những sự kiện quan trọng trong cuộc đời chẳng hạn, và như thế Chúa Giêsu đã dùng một dụ ngôn hết sức thực tế, dễ hiểu, là sự phải sẵn sàng để dạy cho các môn đệ, và cũng là cho mỗi người chúng ta hiểu được giá trị của sự tỉnh thức để đón chờ ngày giờ trọng đại của riêng mỗi một người trong chúng ta đó là giờ chết, giờ mà từng người một phải đối diện với Thiên Chúa. " Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn." ( c 35).

Vâng !Kính thưa quý vị, Chúa Giêsu đã khẳng định như vậy: " Khi Chủ trở về mà thấy họ đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ..." ( c 37 a).

Theo đó, Chúa Giêsu đã nêu bật vấn đề "tỉnh thức" và hệ quả tích cực kèm theo đó là "có phúc".Có thể nói rằng: Ai tỉnh thức thì người đó có phúc. Tại sao vậy ? Thưa , như Chúa Giêsu nói: " Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ." (c37 b). Chúa Giêsu cho biết cái " phúc " của sự tỉnh thức là gì ? Nghĩa là Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho những ai biết tỉnh thức khi Ngài gọi đến. Nhưng chúng ta biết lấy gì để giúp chúng ta thực thi điều Chúa Giêsu dạy. Điều ấy có nghĩa là khi chúng ta biết tỉnh thức để đón chờ Chúa đến, thì phần thưởng của chúng ta chính là được chính Thiên Chúa phục vụ. Nghĩa là khi nhân thế biết đón nhận và thực thi Lời Chúa, là chính lúc họ tỉnh thức để khi được Thiên Chúa chúc phúc, họ sẽ được no thỏa với Người.Giờ phút cuối cùng của mỗi một người, không ia biết trước, nhưng khi người nào biết thức tỉnh có nghĩa là họ biết đón nhận chính Thiên Chúa trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, thì họ không còn cảnh bơ vơ trong sự mê đắm trần thế. Mong sao Lời Chúa hôm nay là lúc thức tỉnh những ai chưa tỉnh thức, để khi "Ông Chủ của họ trở về thì họ không bị ngủ mê".

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con phải tỉnh thức ,để khi được gọi thì chúng con biết đáp trả trong tinh thần tỉnh thức, để đáng được Thiên Chúa là Ông Chủ nhân lành chúc phúc./. Amen

11/08/2013

P.Trần Đình Phan Tiến

 
by Lý Tưởng Người Việt

alt
Hai blogger Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi 
từ Bangkok trở về được đón tiếp tại phi trường Tân Sơn Nhất, 
ngày 05/08/2013

Hôm qua, 05/08/2013, sau chuyến đi mang « Tuyên bố 258 » gửi tới các tổ chức nhân quyền quốc tế tại Bangkok, hai blogger trẻ Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi đã trở về sân bay Tây Sơn Nhất. Rất đông blogger đã tới sân bay để đón mừng hai chị Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi, cùng với băng rôn mang logo biểu tượng cho phong trào phản đối điều 258 Bộ luật hình sự.

Hai chị Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi, cùng với các blogger Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Anh Tuấn, là những người thay mặt cho Mạng lưới blogger Việt Nam đến Bangkok để vận động cộng đồng quốc tế kêu gọi Nhà nước Việt Nam xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền, trong đó có điều 258 Bộ luật Hình sự. 

Ngày 31/07, nhóm đại diện đã chuyển bản Tuyên bố « Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc », gọi tắt là « Tuyên bố 258 », đến đại diện Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR). Trong chuyến đi này, nhóm cũng chuyển Tuyên bố 258 đến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế khác. 

Trước khi ra khỏi sân bay, hai nữ sinh viên đã bị các nhân viên an ninh và hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tạm giữ hộ chiếu và một số đồ dùng cá nhân để kiểm tra, tuy nhiên, trước thái độ kiên quyết của hai người và đòi hỏi của những người đi đón, hải quan và an ninh đã phải trao trả hộ chiếu và toàn bộ đồ dùng tạm giữ. 

Chị Nguyễn Nữ Phương Dung, 22 tuổi, là sinh viên ngành thiết kế đồ họa, trường Cao đẳng Viễn Đông, thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là cuộc phỏng vấn của RFI Việt ngữ với blogger Nguyễn Nữ Phương Dung (tức Facebook Miu Mạnh Mẽ). 

RFI : Xin chào chị Nguyễn Nữ Phương Dung. Được biết chị cùng chị Nguyễn Thảo Chi vừa trở về từ Bangkok, sau khi đại diện cho Mạng lưới các blogger Việt Nam trao Tuyên bố 259 cho các tổ chức quốc tế, vậy xin chị cho biết cảm tưởng của chị về chuyến đi này. 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Ban đầu, khi được giới thiệu đi Bangkok, thì tụi em rất hồi hộp, rất lo lắng. Tại vì đây cũng là lần đầu em tham gia một hoạt động mang tính chất lịch sử và lớn đến như vậy. 

Khi qua đến Bangkok, em thấy Thái Lan là một đất nước phát triển. Khi vào Ủy hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khi mà nói chuyện với đại diện của Liên Hiệp Quốc, thì em thấy họ rất là quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng mà tại Việt Nam, những báo cáo họ không có nhiều và họ cũng không có đại diện tại Việt Nam, cho nên họ rất là khó khăn (để biết được). Khi mà tụi em đến, thì họ rất là vui vẻ, vui mừng nhận cái Tuyên bố của tụi em. Và họ nói rằng, những cái tuyên bố và những cái mà tụi em nói đó, nó rất là quý báu đối với họ. Họ có rất ít người Việt Nam đến đây để nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

Họ nói rằng, họ sẵn sàng giúp người Việt Nam, với điều kiện là chúng ta phải nói lên tiếng nói. Bởi vì, họ không có thể biết được, nếu mà chúng ta cứ im lặng mãi. 

RFI : Trong chuyến đi này, nhóm blogger của mình, đại diện cho Mạng lưới các blogger Việt Nam, có gặp nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vậy xin chị cho biết thêm. 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đi qua Thái Lan, ngoài việc gặp Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, thì em có gặp rất nhiều tổ chức khác nữa. Thí dụ như CPJ (Committee to Protect Journalists - Ủy ban bảo vệ các nhà báo), các tổ chức về nhân quyền tại Bangkok. Và đặc biệt là ngày cuối cùng, trước khi tụi em quay về, thì có đến gặp một ông Phó giám đốc của HRW (Human Rights Watch) tại Châu Á. Và ông ta rất là quan tâm đến vấn đề 20 trẻ em chết vì vắc-xin ở Việt Nam. Và ông ta cũng cho rất nhiều lời khuyên để người Việt Nam ứng phó với vấn đề này. Những tổ chức nhân quyền khác, khi nói chuyện, đặc biệt họ rất quan tâm đến anh Điếu Cày, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và nhiều tù nhân chính trị khác. Và họ nói rằng họ cần rất nhiều hồ sơ, nhưng mà Việt Nam lại có quá ít những báo cáo gửi cho họ. Với lại, họ khuyên các blogger nên có một mạng lưới, giống như một cái hotline, để liên kết lại với nhau. 

RFI : Thưa chị, thực tế là mình cũng đã có một mạng hotline như vậy, để từ đó mà ra đời Tuyên bố chung này ? 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đúng, nhưng mà họ khuyên là nên có một hotline để khi một blogger bị hành hung, hay bị một vấn đề gì đó, thì họ nói có (thể tin) ngay tới các đại sứ quán trong nước và quốc tế, thì thế giới có thể biết được, và họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến blogger đó. 

RFI : Thưa chị, khi chị và chị Nguyễn Thảo Chi trở về đến sân bay, thì chúng tôi có được biết tin là có một số sự cố tại sân bay, xin chị cho biết cụ thể và đánh giá của chị về việc này ? 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Khi tụi em về, tụi em cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi, chắc chắn là thế nào, dù không nhiều thì ít, cũng có thể gặp khó khăn tại sân bay. Khi vừa đến cửa hải quan đầu tiên, khi viên hải quan vừa nhìn thấy passport của em, thì họ đứng dậy, họ nhìn quanh quẩn, nhưng sau đó, họ vẫn đóng dấu và để em đi qua. Sau khi bọn em vừa qua cửa hải quan hành lý, thì có hai anh, một anh bên hải quan và một anh, là một người nào đó, mà em không biết, vì mặc thường phục, mời em, Chi và một cô nữa, cô ấy thì em không biết là ai, đi đến một văn phòng và nói là cái này là xét (kiểm tra) ngẫu nhiên về vấn đề an ninh thôi, chứ không có gì quan trọng hết. Thì (họ) mời em, Chi và cô kia vào văn phòng. 

Khi em và Chi vào văn phòng, thì cô ấy đi theo. Cô ấy đi vào ngồi trong văn phòng. Còn em và Chi thì bị đứng ở văn phòng bên ngoài và bị yêu cầu lấy hết hành lý ra. Khi lấy hành lý ra, thì chị hải quan tên là Tô Thị Thơm. Khi lấy hành lý ra không có gì, thì chị ấy giữ lại những cuốn sổ của em và Chi, cùng điện thoại và passport lại. 

Trong cái khoảng thời gian bị giữ như vậy, có một anh mặc thường phục, không có thẻ hay giấy tờ gì hết. Thì em yêu cầu anh ấy đưa giấy tờ ra, để cho tụi em xem anh ấy là ai mà lại đứng và chứng kiến những việc như thế này. Thì các nhân viên hải quan khác nói là anh ấy là người có thẩm quyền và cũng là nhân viên hải quan ở đây. Thì tụi em mới yêu cầu anh ấy đưa thẻ ra, anh ấy mới đưa ra một cái thẻ nào đó không rõ ràng gì hết. Anh ấy đưa ra, rồi lại rút lại. Thì tụi em phản đối, thì anh ấy mới thấy như vậy, rồi anh ấy mới bỏ đi. 

Tụi em phản đối, nói là cái điện thoại và sổ là những cái cá nhân của tụi em. Tụi em không phải là tội phạm hay là gì. Đây chỉ là một sự kiểm tra ngẫu nhiên thôi, nên không được quyền giữ cái đó. 

Khi tụi em bị bắt giữ vô lý như vậy, thì bạn bè ở ngoài cũng gọi liên tục như vậy. Thì có thể nhờ ở sự ủng hộ của bạn bè ở ngoài, cho nên các nhân viên an ninh, hải quan mới dịu đi, và sau đó mới lấy passport của tụi em và nói là để trình lên quản lý giám đốc. Sau đó nhân viên hải quan đưa hộ chiếu của ban giám đốc trả lại cho em và tụi em được ra về gặp mọi người. 

RFI : Thưa chị, có những đồ đạc gì của mình vẫn còn bị họ giữ lại không ? 
Nguyễn Nữ Phương Dung : Tất cả mọi thứ đều trả lại hết. Ban đầu thì họ yêu cầu giữ lại những cái sổ ghi chép cá nhân của tụi em, nhưng sau đó tụi em phản đối, tụi em liên tục gọi điện thoại ra, họ thấy vậy nên họ trả lại hết. 

RFI : Nhưng mà họ cũng đã kịp kiểm soát ? 
Nguyễn Nữ Phương Dung : Họ kiểm soát xem giấy tờ tụi em có gì. 

RFI : Thưa chị, khi chị về đến nhà rồi, thì kể từ đó đến nay, thì phản ứng của chính quyền tại địa phương như thế nào ? 
Nguyễn Nữ Phương Dung : Hôm qua em về, thì sáng nay, công an phường có gọi cho ba em, và hỏi là em đi Thái Lan để làm gì và đã về chưa. Và họ yêu cầu là ba em lên phường để nói chuyện với họ. Thì ba em đã từ chối và ba em nói là những việc em làm thì không có liên quan đến ba. Nếu mà họ cần và muốn, thì cứ gọi điện thoại trực tiếp và nói chuyện với em. 

RFI : Cũng xin được hỏi chị thêm, vì trên trang facebook của chị có thông tin cho thấy dường như quan hệ trong gia đình cũng hơi bị căng thẳng sau phản ứng của công an, có phải không ạ ? 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Đúng như vậy ạ. Tại vì, ba mẹ em chỉ có một mình em. Em là con một. Cho nên là ba mẹ em rất là lo lắng cho em, rất là sợ, khi em tham gia vào những việc như thế này, thì sẽ bị ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng dến cuộc sống sau này. Nên ba mẹ em rất là lo sợ, ba mẹ em không có đồng ý cho em tham gia đi theo con đường như vậy. 

Nhưng mà em đã lựa chọn rồi. Và khi mà mình đã lựa chọn cái lý tưởng của mình, sự lựa chọn của mình, thì mình không thể nào thay đổi. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà giới blogger lên tiếng mạnh mẽ như vậy, lên tiếng đến Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Thì em thấy đây là một cái đòn rất là mạnh đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Có thể là bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm gì đối với tụi em, nhưng mà trong tương lai tụi em không biết được. Và em nghĩ đây cũng là một hành động để (động viên) giới trẻ Việt Nam và giới blogger Việt Nam hãy mạnh mẽ lên tiếng để mọi người có thể quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. 

RFI : Vâng, trước khi chia tay với thính giả, chị có chia sẻ gì thêm ? 

Nguyễn Nữ Phương Dung : Một lần nữa em cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến chuyến đi của em, và cảm ơn mọi người, khi mà tụi em bị giữ lại sân bay, mọi người quan tâm và lên tiếng cho tụi em. 

Một lần nữa, em cũng hy vọng là sau chuyến đi này thì giới blogger sẽ tự tin hơn và không sợ hãi trước nhà cầm quyền, mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ tiếng nói nhân quyền tại Việt Nam. 

RFI xin cảm ơn chị Nguyễn Nữ Phương Dung
by Lý Tưởng Người Việt
GANDENTục ngữ Việt Nam, có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu này chỉ đúng cho người bình thường, riêng đối với Cộng Sản, chỉ đúng có một nửa: Gần mực nhất định phải đen, gần đèn nhưng vẫn cứ tối hù hù. Hình như họ không phải là người, nên gần đèn vẫn không sáng được.

Từ cánh tay bị thương của ông Kiểm, tới cái lưỡi Nguyễn Thanh Sơn:

Đọc bài báo lề đảng, kể về anh bộ đội Bùi Văn Kiểm, dân Hải Phòng, đi B "chống Mỹ" anh xâm nhập vào Nam, tại mặt trận Quảng Nam, ông Kiểm kể có ngày giờ hẳn hoi, vào lúc 9 giờ sáng, một ngày tháng Tư năm 1968, ông Kiểm, với một đồng đội Nguyễn Phú Thao, chỉ có hai người, với hai khẩu AK 46, ba qủa lựu đạn, mà chiến đấu thư hùng với một tiểu đoàn Biệt Động Quân, cộng với 150 Biệt Kích, hai người chiến đấu hơn ba tiếng đồng hồ, "địch" không dám tới gần, ông Kiểm bị thương ở đầu và cánh tay. Quân số đối phương hơn 600, ông Kiểm xem thường, ông chỉ sợ trực thăng Mỹ rà sát trên đầu. Sau khi bàn bạc cùng ông Thao, hai người nghĩ ra được cách đánh táo bạo:

Trích nguyên văn:

"Giữa lúc "dầu sôi, lửa bỏng" ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.

Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.

Tiếng nổ của chiếc UH – 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.

Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH – 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con "chim sắt"."

Đọc bài này, thì hỡi ơi, biết tới thuở nào đảng mới dám chấp nhận tự do báo chí, ở nơi có tự do báo chí, tờ báo và người viết báo kiểu này, lá cũng không có để liếm, chứ đừng nói chuyện kiếm cơm ăn! Trước thời kỳ tiến bộ tột đỉnh của truyền thông, đảng vẫn thích thú giậm chân tại chỗ.

Máy bay UH-1, có trọng lượng gần hai tấn, có thể chuyên chở tối đa 4 tấn hàng vẫn cất cánh được, (trọng tải cho phép 1 tấn). Ông Kiểm áng chừng 50 ký, chiến đấu hơn 3 giờ đồng hồ, không ăn uống, bị thương ở cánh tay và đầu, máu ra rất nhiều, thế mà "Vẫn dùng hai cánh tay sắc của mình, ghì càng trực thăng, chúi xuống!"

Tội nghiệp người Việt, cứ sính ngoại, khi nói tới sức mạnh, ai cũng nghĩ tới Hạng Võ, Lã Bố, Lý Quỳ, Võ Tòng, ở tuốt đâu bên Tàu, thời xa lơ xa lắc, chẳng ai nói tới anh "bộ đội cụ Hồ" Bùi Kiểm, ở ngay trước mắt!

Cố TT Nguyễn Văn Thiệu, cũng hoài hơi, trong câu nói để đời: "Đừng nghe những gì CS nói"

Thật ra Cộng Sản nói không cần ai nghe!

Cái lưỡi Thứ Trưởng Ngoại Giao:

Nguyễn Thanh Sơn, ngoài cả đống bằng cấp, ông còn nhiều cơ hội đi đây, đi đó. Đi để học một sàng khôn, cứ mỗi một ngày đàng, thế nhưng qua những phát biểu của ông Sơn, chẳng tìm thấy tí gì trí thức, không tìm được điều khôn, sau những năm tháng dài đi đây đi đó.

Hèn gì Khổng Tử nói, người ta có 3 loại: Loại 1 không học cũng biết, loại 2 cần phải học mới biết, loại 3 dù có học cũng không biết. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, thuộc loại 3, rất cân xứng khuôn mặt phì nộn của ông, nên lời nói theo đó cũng phải ngu độn.

Ông Sơn từng ở Mỹ, lại ông ngơ ngơ khi nói: "Ở VN người dân tự do hơn, vì họ có quyền cãi lại Công An, ở Mỹ chỉ chấp hành Cảnh Sát chớ không được cãi"

Há ông Sơn không biết, Công An là bọn cướp đứng đường, của đảng CS ru? Không cãi CA chỉ là những người bị thụt lưỡi, hoặc câm điếc, bọn CACS chận xe với mục đích kiếm tiền, tài xế Việt Nam muốn yên thân phải đóng "hụi chết" hằng tháng, mới được yên thân.

Cảnh Sát Mỹ, stop chiếc xe nào đó, dứt khoát phải có lỗi vi phạm, hơn 90% là đã vi phạm, khi stop, người lái xe ngồi yên trong xe, viên Cảnh Sát đi tới xét bằng lái và insurance, Cảnh Sát trở về xe của mình ngồi viết giấy phạt, giấy phạt đã hình thành, Cảnh Sát cũng khó có quyền tha, tài xế chỉ có hai cách chọn; Tới đồn CS đóng tiền, hoặc ra tòa cãi, nếu thấy mình đúng. Chỉ có quan tòa mới có quyền nói ai đúng, ai sai, tòa án là nơi để cãi.

Bản thân người viết bài này, cũng chẳng quý hồ gì Polic, cũng tức tối "nó" vô cùng, chẳng biết "nó" nấp ở đâu, hễ xe vượt tốc độ, xe quay đèn ở ngay đằng sau, có năm bị phạt tới 3 lần, vì qúa nhiều lần vi phạm, cộng thêm tội quên đóng tiền, quên luôn ngày ra tòa! Nên đồn CS không nhận thu tiền nữa, mà bảo phải ra tòa. Năm 2010 quan tòa phán: Đóng $1850 và probation bằng lái 3 năm, dù chỉ vượt bảng stop, sẽ bị tịch thu bằng lái vĩnh viễn, ớn qúa chừng. Chẳng có can phạm nào "yêu" được CS Mỹ, song việc đúng, phải nói đúng. Thiết tưởng cách làm việc của Cảnh Sát Mỹ qúa lý tưởng.

"Đi đấu tranh vì thu nhập":

Trên chuyến xe mới đây, từ Atlanta về Washington DC, phản đối Trương Tấn Sang, đến Mỹ. Lúc ấy khoảng 3 giờ sáng, một bạn trẻ ngồi mở youtub bằng cái Ipad, gặp chương trình Nguyễn Ngọc Lập, cựu Thiếu Úy TQLC, nói chuyện, ông ta ca ngợi Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao. Bạn trẻ vừa nghe vừa chửi Nguyễn Ngọc lập, tôi để ý đoạn ông Lập ca ngợi ông Nguyễn Thanh Sơn, và thiết nghĩ người ngoại giao phải uyển chuyển, phải thích nghi từng đối tượng tiếp xúc, có thể nhờ giao tiếp nhiều Nguyễn Thanh Sơn tiến bộ, đó là lẽ thường tình của nghề nghiệp. Nhưng sau khi đấu tranh về, tôi nghĩ sự hiểu biết của Nguyễn Thanh Sơn, không hơn những người thiểu số, ở vùng cao, vùng sâu bao nhiêu!

Thực tế đồng hương, hải ngoại đi đấu tranh, là họ chịu khó, và hy sinh rất nhiều. Hầu hết nhà cầm quyền CSVN tới Mỹ, vào những ngày làm việc, đồng hương xin nghỉ việc ở hãng xưởng, không phải dễ, do đó thường những chuyến xe đấu tranh, phải xuất phát từ chiều tối, đợi chờ đồng hương tan sở, xe tới Washington DC trời sáng tỏ, vừa lúc tập trung đấu tranh, lối hai giờ chiều cùng ngày phải quày qủa về ngay, để kịp vào hãng làm cho ngày hôm sau. Nguyễn Thanh Sơn, nói đấu tranh vì thu nhập, vậy ai trả tiền? Nên nhớ Mỹ không ưa gì đồng hương đấu tranh, Mỹ đang cần đối tác làm ăn, điều này chỉ có đảng CSVN mới cung phụng được.

Người đi đấu tranh, phải hy sinh ba ngày làm, tương đương $200 USD, Nguyễn Thanh Sơn, nói kiếm thêm thu nhập, khoản "kiếm thêm" này chỉ có vài ba chục Đô la!! Như vậy ông Sơn không biết gì hải ngoại, chưa kể ngồi suốt đêm 20 tiếng đồng hồ, lượt đi và về, đồng hương từ Florida, Cali, Texas, Canada, Úc Châu, Pháp Quốc, càng xa hơn nhiều. Tiền nào mua được họ?

- Ông Sơn và đảng CSVN, luôn luôn xoáy sâu vào hai chữ "hận thù", ý nói rằng chỉ có những người "bại trận" 30/4/75, mới hận thù CS, và yên chí mối thù này theo năm tháng già cỗi, tàn phai. Lẽ nào đơn giản như vậy, chỉ cần nói tới hai tiếng tham nhũng, đảng CSVN trở thành một tập đoàn tội phạm khổng lồ, đối với nhân dân.

- Ông Sơn và đảng CSVN, luôn ca ngợi những cải thiện giữa đảng CSVN và Hoa Kỳ. Suy cho cùng Hoa Kỳ cũng chỉ là ngoại bang, đảng CSVN tham nhũng, không hề mất mát gì của họ, trái lại đảng viên ăn cướp tài sản của nước, của dân, mang tiền qua Hoa Kỳ mua sắm, tậu nhà, rửa và chuyển tiền qua HK, dòng chảy đồng Đôla như lá rụng về cội, vì thế HK có gì oán thù đảng. Chỉ có người dân mất mát (như trường hợp dân oan, bà Lý Lệ Hoa, trương biểu ngữ trực tiếp vào mặt Trương Tấn Sang, tại Marriott Wardman Park Hotel). Chỉ có lòng dạ xót xa tài nguyên đất nước, đã dựng nên những "đại gia đỏ," lên án, căm thù đảng CSVN, vậy sự oán thù, đâu chỉ riêng thời qúa khứ?

- Đảng CSVN ra sức tạo bức tường lửa, tường thép, hầu bịt mắt, bụm miệng, đối với 90 triệu dân, ra sức đàn áp giới bogger, ra sức bắt bớ, đàn áp đối với những người yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược, đảng CSVN trở thành kẻ thù mới toanh của 90 triệu dân. Những người "bại trận" 30/41975, chỉ là 1/90 mà thôi.

- Ông Sơn và đảng CSVN, nhìn thấy hơn một ngàn đồng hương, từ khắp nơi đổ về Hoa Thịnh Đốn, phản đối Trương Tấn Sang, các ông lấy con số một ngàn đấu tranh, và so sánh với bốn triệu rưởi Việt Kiều "không đấu tranh". Tại sao các ông không nghĩ ngược lại: Hơn bốn triệu rưởi Việt kiều, chẳng thấy một ai cầm cờ máu đón chào TR. T Sang? Thưa: Bốn triệu rưởi "không đấu tranh" đợt này, thì sẽ đấu tranh đợt khác, họ mãi mãi là những người TỴ NẠN CỘNG SẢN, mãi mãi là kẻ thù của CSVN.

Đảng CSVN và tên Nguyễn Thanh Sơn, gần mực Mao Trạch Đông, Stalin thì đen. Hai mươi năm đổi mới, có nhiều cơ hội tiếp cận với ánh sáng của nền văn minh, thế giới tự do. Họ vẫn cứ tối hù hù!

Ông Bút

 
by Lý Tưởng Người Việt
alt
Hồng y Nguyễn Văn Thuận
alt
 
Tiến triển quá trình phong Chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận
Thụy My - RFI - Thứ tư 07 Tháng Tám 2013
Cuộc điều tra thực tế, một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phong Chân phước cho cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã hoàn tất vào tháng Bảy tại Roma. Hiệp hội bạn hữu của vị Hồng y từng bị tù đày nhiều năm tại Việt Nam hôm nay 07/08/2013 cho biết như trên.
Ông Jean-Marie Schmitz, chủ tịch hiệp hội nói với AFP : « Giai đoạn điều tra thực tế ở giáo phận của thủ tục phong Chân phước đã chính thức kết thúc nhân một buổi lễ ở điện Latran vào tháng Bảy. Thánh bộ đã được trao các tài liệu lưu trữ được niêm phong, có các chứng cớ thuận lợi lẫn phản biện ».
Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình vào thời Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ông đã từ trần tại Roma vì bệnh ung thư vào năm 2002.
Là cháu của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm – bị ám sát vào năm 1963 - Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị giam giữ từ năm 1976 đến 1988, chủ yếu là bị biệt giam, và sau đó chuyển sang một trại cải tạo. Tác phẩm « Đường hy vọng » của ông, viết về những ngày trong ngục tù, là một di chúc tinh thần xúc động đối với nhiều người Công giáo Việt Nam.
Theo ông Schmitz, có ba phép lạ được xem là của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, trong đó có một nữ tu bị mù đã được sáng mắt.
Thánh bộ Vatican sẽ xem xét hồ sơ và nếu mọi việc thuận lợi thì vị Hồng y Việt Nam có thể sẽ được phong Chân phước, và sau đó cũng có khả năng sẽ được phong Thánh. Được biết tiến trình phong thánh trong Giáo hội Công giáo Roma có bốn bậc : Đấng đáng kính, Tôi tớ Chúa, Chân phước và Thánh.
Một thánh lễ đã được người kế nhiệm của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là Hồng y người Ghana Peter Turkson cử hành hôm 5/7, với sự hiện diện của khoảng một trăm linh mục Việt Nam, và có cả một người trước đây từng là quản giáo của ông.
Quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh đã được tăng cường, cho dù chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ - Vatican vẫn chưa có sứ thần thường trực tại Hà Nội. Giáo hội Việt Nam đầy sức sống và năng động, dù vẫn phải đối mặt với sự nghi kỵ và quấy nhiễu của chính quyền.