Mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Nhiệm tiếp nhận hàng trăm hài nhi từ nhóm Thiện Nguyện thu nhận từ các phòng nạo hút thai trênđịa bàn TP Hà Nội. Những sinh linh vô tội ấy được bà Nhiệm tắm rửa, khâm liệm và mai táng trong những ngôi mộ chung với hàng nghìn hài nhi khác…
Chuẩn bị an táng cho các hài nhi
Đến xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), hỏi thăm bà Nguyễn Thị Nhiệm, ai cũng biết bà là người khâm liệm, chôn cất hàng trăm hài nhi mỗi ngày, cũng là người chăm sóc phần mộ của trên 6 vạn hài nhi tại nghĩa trang Đồi Cốc trong 11 năm qua.
Chúng tôi gặp bà trong một buổi chiều đầu mùa hạ, khi bà đang thành kính thắp những nén hương cho các ngôi mộ chung – nơi chôn những đứa trẻ xấu số, chưa từng được chính danh làm người…
Bà Nhiệm cho biết, điều khiến bà dấn thân vào công việc này là vào khoảng tháng 9/2006, khi bà đi chăm sóc người nhà tại bệnh viện huyện Sóc Sơn và gặp đôi vợ chồng đưa nhau vào đây phá thai. Đôi vợ chồng kia cho biết, cái thai đó là ngoài ý muốn, cũng đã được 6 tháng tuổi.
Làm thủ thuật phá thai xong, cặp vợ chồng kia dìu nhau bỏ đi, còn bà, tuy chỉ là người nghe chuyện, nhưng lại bị cắn rứt lương tâm. Suy đi tính lại, bà cảm thấy không đành lòng nên đã liên hệ với các bác sĩ tại đây để xin thai nhi mang đi mai táng.
Được các bác sĩ chấp thuận, bà Nhiệm liền đưa hài nhi đến khu nghĩa trang gần bệnh viện làm nghi lễ an táng chu đáo. Cho đến bây giờ, mỗi dịp đi qua nghĩa trang đó, bà vẫn nhớ và dành thời gian tới viếng thăm đứa trẻ xấu số. Và kể từ đó, bà Nguyễn Thị Nhiệm quyết bắt tay vào công việc thu nhận thai nhi, khâm liệm và mai táng, với mong muốn duy nhất là để các hài nhi có chốn an nghỉ như người bình thường.
Ban đầu, mỗi ngày bà thu nhận được vài thai nhi, sau đó lên đến hàng chục thai nhi mỗi ngày, đa phần là từ các phòng nạo hút thai tư nhân.
Cho đến nay, số thai nhi được nhóm Thiện Nguyện thu nhận lên đến cả trăm mỗi ngày. Toàn bộ thai nhi sau khi được thu nhận tại các phòng khám, bệnh viện, được thành viên trong nhóm đưa về nghĩa trang Đồi Cốc tập kết và khâm liệm, sau đó bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1.000, bà Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi thuê thợ xây một ngôi mộ lớn để mai táng.
Theo quan sát của phóng viên, căn phòng tập kết các sinh linh chỉ là một phòng cấp 4 đơn sơ, rộng chừng 10m2, nằm giữa nghĩa trang đồi Cốc. Phòng chỉ có một bóng điện tròn nhỏ, bên trong là một chiếc tủ đông lạnh, một số bông băng, quần áo trẻ em.
Những hài nhi nào lớn thì được bà Nhiệm tắm rửa, cho mặc quần áo mới, như một nghi thức dành cho người quá cố. Thai nhi nào nhỏ quá thì bà Nhiệm cho vào một chiếc túi nylon màu trắng có gắn chữ thập, sau đó cuốn bông, vải bên ngoài. Khâm liệm xong, bà Nhiệm cho những hài nhi vào chiếc tủ đông lạnh cao khoảng 80cm, rộng 60cm, dài chừng 1,2m, được bảo vệ bằng một chiếc lồng sắt có khóa.
Những hài nhi mang tên thánh
Bà Nhiệm cho biết, đến nay, nghĩa trang đồi Cốc đã tiếp nhận trên 6 vạn hài nhi. Những ngôi mộ đều được đặt tên các vị Thánh từng tháng theo lịch của đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng có ngôi mộ đặt theo tên riêng của đứa trẻ, trường hợp này, thường là những ca mà cha, mẹ, hoặc người thân của gia đình yêu cầu được đi theo để khâm liệm, mai táng. Số còn lại đều do bà Nhiệm tự đặt tên.
Hiện, nhiều cơ sở nạo hút thai khi gặp phải ca thai nhi lớn, còn trực tiếp gọi điện cho bà Nhiệm đến nhận xác về khâm liệm. Vì vậy, có hôm trời mưa to gió lớn, bà vẫn lên đường đi đón những hài nhi xấu số về chốn an nghỉ vĩnh hằng này. Bà cảm thấy, những đứa trẻ đó vô tội, và đáng yêu như những đứa con của mình.
Từ khi thông tin về nghĩa trang đồi Cốc được các bác sỹ giới thiệu, ngày càng có nhiều người dân trên khắp cả nước gọi điện tới hỏi thăm công việc của bà. Những người đã từng nạo phá thai thì tìm đến nghĩa trang để thắp hương trong ngày lễ, tết. Cũng có trường hợp sau khi bỏ con, họ biết đích xác đứa con của mình đang an nghỉ tại nghĩa trang đồi Cốc đã về đây sám hối ăn năn. "Có nhiều bà mẹ trẻ, không biết vì ngại hay sợ người ta phát hiện, nên đêm đêm, họ đến nghĩa trang đồi Cốc vật vã khóc lóc thảm thiết, nghĩ cũng tội lắm…", bà Nhiệm kể.
Bà Nhiệm tại nghĩa trang Đồi Cốc
Ngay tại nghĩa trang, bà Nhiệm cẩn thận đặt một vài cuốn sổ để những người cha, người mẹ, hoặc người thân đến viếng thăm có thể chia sẻ tâm tư nguyện vọng.
Phóng viên đã giở ra xem, và thấy trong cuốn sổ dày cả trăm trang, có nhiều dòng lưu bút bày tỏ sự khâm phục đối với công việc đặc biệt của bà Nhiệm và những người trong nhóm Thiện Nguyện. Và ở đó, không thiếu những dòng chữ thấm đẫm nước mắt, sự chua xót, ân hận muộn màng của những người đáng ra được làm mẹ, làm cha, khi đang tâm chối bỏ đứa con của mình…
Bà Nhiệm cho biết, ban đầu khi bà thực hiện công việc này, nhiều người kịch liệt phản đối, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Mãi đến năm 2008 – 2009, mọi người mới dần ủng hộ công việc của tôi.
Đến năm 2011 thì các thành viên trong gia đình bà không những ủng hộ, mà còn trực tiếp tham gia vào công việc này. Hàng ngày, từ chồng, con gái tới con rể của bà đều dành một khoảng thời gian vào cuối giờ chiều, đến các phòng nạo hút thai để xin xác những hài nhi đem về mai táng tại nghĩa trang chung này.
Ngoài ra, bà Nhiệm cũng được người dân trong vùng ủng hộ quần áo trẻ sơ sinh để bà khâm liệm, rồi góp tiền mua tiểu sành, gạch, cát, xi măng để xây những ngôi mộ kiên cố.
Những lời hối lỗi
Đọc những lời tâm sự trong cuốn sổ, chúng tôi thấy có trường hợp, chỉ vì những va chạm nhỏ, xích mích lặt vặt trong cuộc sống, nhưng vì cái tôi quá cao của mình mà nhiều phụ nữ đã tước đi mạng sống của những sinh linh vô tội.
"Có trường hợp, một sản phụ biết được việc làm của nhóm Thiện Nguyện nên đã tự mình đưa con đến để tại khuôn viên của một nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Hà Nội.
Chúng tôi thấy chiếc túi lạ nên mở ra, thấy bên trong là một đứa trẻ mới sinh, đã tím tái. Kèm theo là mẩu giấy ghi những lời sám hối: Xin Chúa hay tha thứ những lỗi lầm của con, cầu xin Chúa hãy cưu mang đứa con của con…", bà Nhiệm kể, rồi tìm đưa cho chúng tôi xem tờ giấy.
Chúng tôi dừng lại ở một trang viết với nội dung: "Con hãy tha thứ cho cha, mẹ. Con cứ yên nghỉ ở đây, khi nào đến thăm con, sẽ có cả cha và mẹ, mặc dù cha mẹ đã ly hôn".
Và có rất nhiều những trang giấy khác nét chữ bị nhòe mực, có thể người viết nó trong tâm trạng xúc động, vừa viết vừa khóc. Cũng có không ít dòng được viết một cách vội vàng, cẩu thả, với ngôn ngữ tuổi teen, phải căng mắt đọc một lúc, chúng tôi mới hiểu được. Nhưng dù là tuổi teen hay những người trưởng thành, đều là những lời ân hận day dứt, ăn năn…
Anh Tuấn, thành viên nhóm Thiện Nguyện, tâm sự, từ khi tham gia vào công việc này, anh có cảm giác mình nhạy cảm hơn. Không chỉ gom xác thai nhi tại các phòng nạo phá thai, có hôm anh Tuấn còn bắt gặp những thai nhi được gói trong túi nylon để trước cổng bệnh viện, cổng đền, chùa, vỉa hè hoặc thùng đựng rác.
"Những tình huống như thế này, phần lớn là do đẻ non, hoặc sản phụ sinh con ngoài ý muốn… Nếu phát hiện kịp thời thì còn giải cứu được. Nhưng có trường hợp xấu, các thai nhi bị dầm mưa, rồi bị côn trùng cắn, động vật ăn thịt…, ai nhìn thấy cũng động lòng trắc ẩn. Có trường hợp, bố đưa con đi phá thai vì con gái còn đang tuổi học trò.
Nhiều người sau khi phá thai tình nguyện đi theo nhóm Thiện Nguyện.
(Phan văn Phước sưu tầm)
Xin mời xem bài thơ:
Pháp Trường Thai Nhi | Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
Trung Tam Muc Vu Dong Chua Cuu The (Pháp Trường Thai Nhi)
PHÁP TRƯỜNG THAI NHI !!!
hay ở nhiều Trang khác.
Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chất quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, vì không ai có thể sờ đụng hoặc cảm nhận được Ngài nhờ các giác quan của mình. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin có Chúa tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.
Sau khi tốt nghiệp, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho học sinh, sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.
Năm 1976, tôi được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Bốn năm sau, có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà về làm việc ở Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Về sau, tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên Cứu Vật Lý Hạt Nhân, trong đó có 6 tiến sĩ cùng làm việc. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion reactions) thuộc đề tài sử dụng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào mục đích hòa bình. Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này. Bước đường sự nghiệp của tôi, tuy chưa bằng ai, nhưng đối với tôi có thể coi là toại nguyện. Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Bây giờ, khi đã tin Chúa, tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể được ưu đãi như thế. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin ở lại Đức. Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo Hà Lan Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ Đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh Thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.
Ngay từ dòng đầu Kinh Thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "Cái hích đầu tiên của Thiên Chúa ", mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Đức Chúa Trời có thật.
Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Chúa sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày chỉ bằng những lời phán. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?
Những phép lạ đầy rẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo kiểu vô thần của tôi không sao hiểu nổi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nẩy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh Thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:
Charles Dickens viết: "Kinh Thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới."
Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục, đã kết luận: "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."
Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên Nước Anh.''
Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa."
Ông cũng tuyên bố: "Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-xu làm tín điều của mình." Như vậy, chữ "tôn giáo" mà ông dùng chính là Đạo Chúa, là Cơ Đốc Giáo thờ phượng Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là ngưòi từng được học và làm khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể phát minh ra định luật vĩ đại như vậy. Newton vừa cười vừa trả lời: "Đó là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ". Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng lên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được tích lũy công phu và sử dụng trong bao nhiêu năm nay, bị đánh bật khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Đức Chúa Trời vì không ai chứng minh được sư hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Đức Chúa Trời không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở Trái đất nói rằng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; nhưng quan sát viên đứng ở Mặt Trăng sẽ bảo Trái Đất quay quanh Mặt Trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như tình yêu, như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được tình yêu hay trí khôn. Rõ ràng rằng năm giác quan và tất cả những máy móc mà loài người làm ra không phải là đầy đủ để nhận biết được mọi đối tượng. Vì vậy, quan niệm "Có Chúa" hay "Không Có Chúa" là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác. Nói theo ngôn ngữ khoa học đây là những tiên đề (axioms).
Thật ra tiên đề "Có Chúa" dễ tin hơn nhiều. Nhà bác học Newton đã làm một mô hình hệ thống Mặt Trời rất đẹp để ngay trên bàn làm việc. Một hôm có một người bạn vô thần đến thăm. Ông bạn khen mô hình đẹp quá và hỏi rằng "Ai đã làm nên vậy?" Newton cười hóm hỉnh trả lời "Tự nhiên mà có đấy thôi." Ông bạn không tin. Newton trả lời: "Thế thì tại sao cậu lại tin cả cái vũ trụ vĩ đại chuyển động nhịp nhàng này tự nhiên mà có, không cần Đấng Sáng Tạo?"
Tương tự như vậy, nếu đi làm về mà có cơm dẻo canh ngọt trên bàn thì nhất định chúng ta tin rằng phải có một bàn tay khác chăm sóc. Chân lý đó thật quá đơn giản, vậy mà tại sao nhiều người (kể cả tôi trước đây) lại theo tiên đề "Không Có Chúa". Kinh Thánh có câu trả lời: "vì chúa đời này (ma quỷ) đã làm mù lòng họ."
Tính muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu (hạt giống nào sinh cây trái đó), vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự minh họa tuyệt vời và là cơ sở để tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Đức Chúa Trời toàn năng (He possesses all power: omnipotent) toàn tri (He knows everything), toàn trí (He has all knowledge: omniscient) và toàn tại (He is present everywhere at one and the same time: omnipresent).
Dần dần tôi cũng tin Kinh Thánh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời vì, dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa diểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Chúa đối với nhân loại. Thật ra, đây cũng là vấn đề của Đức Tin, là tiên đề thứ hai cho mọi người tin Chúa.
Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi một thể. Đức Chúa Trời biểu hiện dưới ba hình thức khác nhau: Cha, Con (Chúa Giê-xu) và Thánh Linh. Ba Ngôi vừa riêng biệt, vừa là một, nghĩa là chỉ có một Đức Chúa Trời.
Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn, lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là H2O. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Ở đâu có một là có cả ba trạng thái. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khập khiễng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.
Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy (thừa nhận cả hai tiên đề), thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta. Như vậy, Ngài là Đấng Sáng Tạo. Chính Ngài đã làm phép lạ vĩ đại nhất (Tạo dựng nên vũ trụ này) thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, ra lệnh cho bão tố phải dừng... đối với Ngài có gì là khó thực hiện.
Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, Chân Lý, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là Con Đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là Chân Lý tuyệt đối duy nhất. Và cũng chính Ngài là Nguồn Sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.
Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Cho đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp...
Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Đức Chúa Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-xu cho biết: Tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Đức Chúa Trời, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Đức Chúa Trời được. Ngài mời gọi: Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ. Ngài cũng phán: "Này, Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, Ta sẽ vào ăn bữa tối với người đó, chỉ người với Ta."
Thật sự cảm động trước những lời dạy đầy tình yêu thương ấy, tôi đã quỳ gối ăn năn về tội lỗi trong những năm sống vô thần, và thành kính mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình. Từ đó đời tôi hoàn toàn được đổi mới, tràn ngập ánh sáng, bình an và hy vọng.
Thưa quý vị,
Với bài viết ngắn này, tôi không thể nào nói hết được những phước hạnh mà Chúa đã ban cho tôi từ ngày tôi tin nhận Ngài. Trước đây tôi cứ nghĩ chết là hết. Thật ra không phải thế. Kinh Thánh cho biết rằng chết là bắt đầu một cuộc đời mới, như hạt giống chết đi để bắt đầu cuộc đời của một cây xanh. Chúa Giê-xu cũng dạy rằng: "Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư vong mà có sự sống đời đời." Tôi không những đã nhận được những phước hạnh đời này, mà còn biết chắc rằng mình sẽ có cuộc sống vĩnh cửu ở bên Ngài, sau khi từ giã thế giới này. Đó là niềm vui và sự bình an không thể mua được bằng bất cứ giá nào.
Để kết thúc, xin cho phép tôi trích dẫn lời của Albert Einstein:
"Tôn giáo của tôi là sự hạ mình chiêm ngưỡng Đấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn, đã tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận tầm thường của mình cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và kỳ diệu đã đem đến cho tôi niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của một Đấng quyền năng tối thượng đã sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lãnh hội được bằng lý trí của mình, Đấng đó chính là Đức Chúa Trời của tôi." (Barnett Lincoln-The universe and Dr. Einstein, p. 95).
Kinh Thánh dạy rằng: "Đức Chúa Trời là tình yêu." Tin nhận Chúa Giê-xu, quý vị sẽ được nếm trải tình yêu thương ngọt ngào ấy như hàng tỷ người và cả chính tôi đã từng kinh nghiệm được. Quý vị sẽ như một người con lạc đường quay trở về nhà cha đẻ của mình. Mọi thứ trước đây ở bên phải nay đều ở bên trái và ngược lại (Như đại văn hào Nga Lev Tolstoi đã nhận xét, sau khi ông tin nhận Chúa). Phước hạnh và tình thương của Chúa sẽ theo quý vị đến hết cuộc đời như Ngài đã hứa trong Kinh Thánh.
Cầu Chúa dùng bài làm chứng ngắn này để góp phần rất nhỏ giúp quý vị tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình và nhận được Ơn Cứu Rỗi, tức là sự sống đời đời mà chính Ngài đã hứa ban tặng. Vui biết mấy, một ngày mai, chúng ta sẽ được gặp nhau ở Thiên Đàng, cùng nắm tay ca hát tôn ngợi Đức Chúa Trời yêu quý, Đấng Sáng Tạo, đã dựng nên trời đất vũ trụ, cũng như cả quý vị và tôi. Thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời! Ước mong sẽ được trao đổi tâm tình thêm với quý vị qua các phương tiện thông tin hiện có.
Phan Như Ngọc
Đaminh Phan văn
Phước
Hằng năm ''Đại Hội Tương Thân''
Nhân
Ngày Lễ CHÚA THÁNH THẦN NGÔI BA
Tin yêu, chẳng ngại đường xa
Nghe
theo tiếng Chúa thiết tha kêu mời
Hằng ngàn Tín Hữu khắp nơi
Trên
toàn nước Đức lại dời gót chân:
Ra đi với Chúa Thánh Thần
Bằng
Tin-Cậy-Mến, phú dâng xác, hồn
Vào Bàn Tay Đấng Chí Tôn
Là
Nguồn Phúc-Lộc vĩnh tồn, siêu nhiên
Linh hồn là việc ưu tiên
Tạm
quên danh lợi, bạc tiền, bản thân...
Phù vân gởi lại phù vân
Ra
về sống Đạo: kết thân với đời
Để làm nhân chứng NƯỚC TRỜI
Là
trồng cây Đức đời đời xanh tươi
Dang tay đón nhận tình người
Tức
là kính Chúa theo mười Điều Răn:
YÊU là dấu chỉ thiện căn
In
sâu như thể vết hằn không phai!
Hôm nay, quá khứ, tương lai:
Chuỗi
ngày dương thế là ''Bài Hồng Ân''!
Nếu không nhờ Chúa Thánh Thần
Thì
đời là kiếp phong trần tối tăm!
Thánh Thần giờ đã viếng thăm
Cùng
ta làm chứng giữa trăm, triệu người
Đức Tin là đóa hoa tươi
Gieo
trong nước mắt, sẽ cười hoan ca!
Cánh Đồng Truyền Giáo bao la
''Gặt
nhanh, mang lúa'' về Nhà Cha Chung
.......
Hằng
năm Đại Hội Tương Phùng
Chia tay, nuối tiếc..., nhớ nhung tình người...!
Nhưng nay ở Việt Nam lại xuất hiện thêm một loại kẻ cướp mới cũng hành nhề tại các công viên: Chúng có cả một tập đoàn nhận dành nhà nước. Lỡn vởn ở công viên để cướp quyền làm người của các công dân tham gia dã ngoại. Bọn cướp này tàn ác hơn nhiều so với những tên trộm cướp thường; chúng có vũ khí, loa phóng thanh, vòi xịt nước và dùi cui điện và đặc biệt là chúng có sự bảo kê của tập đoàn cộng sản. Chúng công khai trắng trợn tấn công các nạn nhân, bắt cóc về trụ sở công an và cướp đoạt tài sản. Không biết ông Trần Đại Quang bộ trưởng bộ công an và ông Đặng Quốc Toàn Bí Thư Trung Ưng Đoàn TNCSHCM; đã dẫy dỗ đàn em thế nào mà này chúng thành kẻ cướp nhiều thế không biết! Khi tham gia cướp chúng mặc đồ công an và đồ của Đoàn TNCSHCM, ra tay đánh đập dân lành, chỉ vì họ cùng nhàu trao đổi với nhau về nhân quyền, tâm tư và những trăn trở của cuộc sống. Tại sao lũ cướp này lại tấn công và cướp dật đánh đập những công dân xuất sắc của đất nước như vây? Rồi tại sao khi công dân mặc áo phông thể hiện lòng yêu nước với các chữ Hoàng sa – Trường sa – Việt nam thì lại bị bắt về đồn công an để thẩm vấn, đánh đập, bắt lột áo của họ? Có phải chăng Yêu nước là có tội? Yêu tự do, trao đổi nhân quyền là có tội? Còn bọn cướp dật mang danh nhà nước lại có công? Tôi kính mong hai ông Trần Đại Quang và Đặng Quốc Toàn hãy xem lại đám đàn em của mình xem những kẻ nào tham gia vào việc cướp của bắt người trái phếp trai công viên 30-4 tại Sai Gòn vào ngày 5-5 vừa qua mà có biện pháp dạy dỗ chúng cho tới nơi tới chốn. Nếu không các ông sẽ có tội với nhân dân đấy.
Có phải chăng hai tiếng " tự do" ở Việt nam là quá xa xỉ đối với những nguời dân? Hai chử "Tự do" chỉ là thứ mà đảng cộng sản dùng làm trang trí trên các văn bản dấy tờ để đánh lừa quốc tế và dân chúng còn nó không thể nào trở thành thực tế trong cuộc sống của người dân Việt trong chế độ cộng sản? Thế mới thấy Hồ Chí Minh đã ngầm chỉ đạo cho đàn em khi nói" Không có gì quý hơn độc lập tự do" là muốn cs phải chiếm lấy không chia chắc cho ai cả. Vì nó quý giá nên đảng cộng sản của ông ta độc quyền chiếm giử không muốn cho thần dân sử dụng. Vừa qua các công dân Việt nam như: Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, Vũ Quốc Anh, Nguyễn Thị Ánh Hiền, Châu Văn Thi… Họ đã có những việc làm hết sức ý nghĩa nhưng lại bị bọn đàn em của Trần Đại Quang và Đặng Quốc Toàn Tấn công, lý do chúng muốn mãi mãi độc quyền chiếm giữ trái phép quyền làm người của người dân Việt nam.
Đảng xuôi dân cướp chính quyền.
Cướp xong đảng giử làm riềng của mình.
Sao dân không dám đồng tình?
Đòi đảng trả lại cho mình tự do!
Tôi thiết tha kêu gọi tất cả người dân Việt Nam trong củng như ngoài nước chúng ta hãy chung lòng, dành lại quyền tự do vốn quý của mình, bằng cách tiếp tục các buổi dã ngoại nhân quyền ở khắp mọi nơi. Hãy chuyền tay nhau phổ biến bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Hãy mặc áo có chử Hoàng sa – Trường sa – Việt nam đi khắp các thôn quê, thành phố để thể hiện lòng yêu nước của mình. Không thể đảng cộng sản tiếp tục độc tài chiếm đoạt quyền sống và tình yêu tổ quốc của chúng ta.Tự do là vốn quý mà Thượng Đế ban tặng cho nhân loại. Công sản đã lưu manh chiếm đoạt của chúng ta. Ngày nay chúng ta phải cùng nhau dành lại từ tay cộng sản.
Thanh hóa 9/5/2013.
MS Nguyễn Trung Tôn
ĐT 0162387716
Mẹ kính yêu! Ðây đứa con bất hiếu!
Ðây đứa con đã tuyệt tích mù khơiTám năm trời sống phiêu bạt đơn côi
Tám năm trời không một lần gặp mẹ!
Nhớ ngày xưa bên mẹ con thỏ thẻ
Cứ mỗi lần con gọi khẽ:"Mẹ ơi !"
Thì vòng tay mang sức ấm truyền hơi
Mang che chở, mang tình thương dào dạt.
Lời mẹ ru là một dòng suối mát
tưới hồn con, một mảnh đất khô cằn
Biết bao lần con ân hận, ăn năn
Vì trót lỡ đã làm đau lòng mẹ!
Mẹ ơi mẹ! Nếu cuộc đời ngàn vẻ
Thì đời con những sứt mẻ đau thương
Từ vào đời con lưu lạc bốn phương
Chưa có dịp được một lần phụng dưỡng
Kịp đến khi trang sử Việt chuyển hướng
Bảo toàn thân con phải bước ra đi
Giờ chia tay đau xót nỗi phân ly
Con chỉ khóc vì không gặp mẹ nữa!
Nơi đất khách con không nhà không cửa
Sống vật vờ một kiếp sống lang thang
Thân ở đây mà hồn vẫn mơ màng
Dõi về mẹ, về quê hương yêu dấu! .
Mẹ kính yêu, mẹ ơi, mẹ có thấu?
Nỗi lòng con muôn cay đắng xót xa
Những thiệt thòi của đứa trẻ mất cha
Và vắng mẹ như là vắng tất cả!Con cố gắng để sẽ không sa ngã
Cố nhớ lời mẹ đã dạy con xưa
Cố chịu đựng dù trời nắng hay mưa
Cố gan góc dù cho đời bão tố!Hứa với mẹ là con vẫn sẽ cố
Cố nên người, cố cho được bằng ai
Nhưng dù rằng con nắm được tương lai
Mà thiếu mẹ cũng là thiếu tất cả !
Mẹ ơi mẹ ! Con tạm ngưng mẹ nhá !
Ðược thư này đừng có khóc, mẹ ơi !
Ðừng để lòng buồn khổ, dạ đầy vơi
Vì con biết ắt là con cũng khóc !
Thôi cuộc đời đầy đau buồn lao nhọc
Vì con mà mẹ cố sống cho qua
Mong một ngày đoàn tụ sẽ không xa
Con có mẹ, mẹ có con mãi mãi !
Little Saigon, CA Ngày Hiền Mẫu 1983
Trần Đình Ngọc
Letter To Mom
Dear Mom! This is your unworthy son,
Who has gone away for a long time.
I've been drifting along for eight years,
While I've never seen you once.
I remembered having a good time when I was with you,
Anytime I called :"Mom !"
Then you brought me your love, warmth,
And protection through your arms.
Your songs were the fresh stream,
That was watering my mind, a small dry garden actually.
Many times I've regretted,
Because I hurt you badly.
Mom! If life is a colorful thing,
Then my life was full of sorrows.
Since I left you I went everywhere,
So I was sorry I didn't have the opportunity to take care of you.
When the big event occurred in Vietnam,
I needed to escape our country to protect myself.
Before going, I hugged you, saying: "Farewell, Mom !" with tears in my eyes,
Since I knew that I wouldn't have a chance to see you again!
I've nothing in this new country but a wandering life.
Though my body is here, my mind is there with you and our beloved country.
Mom ! Don't you understand my feelings ?
Don't you know I'd had to swallow all the galls of life ?
Being a fatherless child for a long time,
Now I'm also a motherless one.
I've tried not to be corrupted,
I've tried to exercise what you taught me.
I've also tried to endure all difficulties – shine, rain, or even heavy storm !
Mom ! I promise to do better and better, day by day,
To become a good man as you expected.
However, it's useless if I'll be successful,
But I don't have you with me !
I want to stop here, Mom!
When you receive this letter, please don't cry !
And also don't be sad
Because if I know that
I too, shall cry!
Mom! I know that life's so harsh for you now.
But you need to live with hope that someday,
We'll be reunited together under one roof,
You've me, and I've you, forever !
Orange County, CA. Mother's Day 1983
Tran Dinh Ngoc
Nhớ Về Mẹ Tôi
Khi tôi nhỏ, mẹ tôi buôn hàng xén
Với đôi bồ, mẹ đi khắp chợ quêTừ tinh sương đến sẩm tối mới về
Ðôi bồ lớn so người mẹ mảnh khảnh
Hai tháng sau sắp bắt đầu mùa lạnh
Thầy tôi bàn nên mướn đỡ chị Qui
Chị khoẻ, cao bồ sẽ chẳng nặng gì
Mẹ chuyên bán, còn chị thì chuyên gánh!
Ðôi bồ cao trong đủ hàng vặt vãnh
Từ cây kim, cuộn chỉ, cái mùi soa
Lọ phấn rôm, dăm cái yếm đàn bà,
Tá khăn mặt, dép da, vài đôi guốc
Sắp xếp khéo, thứ tự nên mẹ thuộc
Ðinh để đâu, còn dầu gió để đâu
Bi-săng-tin, những cái lược chải đầu
Thuốc cao dán, những lọ dầu con hổ
Dù vất vả - Mẹ không hề than thở
Lo giúp chồng, giúp đỡ cả nhà chồng
Ðôi vai gầy mẹ buôn bắc bán đông
Tôi ít thấy mẹ tôi được ngày nghi!
Ngồi với tôi, mẹ ôm vai thủ thỉ:
"Con ráng học để thầy mẹ vui lòng
Theo gưong thầy, trí đức dục tinh thông
Mẹ vất vả vì các con, con biết?"
Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn sắp tắt
Tựa cổng tôi dõi mắt đón mẹ về
Hôm nay quà là đồng bánh đa kê
Mẹ biết rõ - Món này tôi thích lắm!
Tháng nào điểm cao - Ôm tôi mẹ ngắm
Mẹ nhìn chăm trang sổ điểm cô phê
Một niềm vui trong tim mẹ tràn trề
Tôi biết rõ - Món quà này mẹ thích!
Ba mươi năm qua - Mẹ tôi đã mất
Kẻ Bắc, người Nam - Chẳng được gặp mẹ tôi
Có người đưa tin - Tôi khóc không thôi
Mẹ ơi mẹ! Con muôn vàn đắc tội!
Mẹ mất rồi! Cả bầu trời sụp tối!
Một mầu tang lạnh giá ngập hồn tôi
Nguyện Thiên Chúa ban cho mẹ thảnh thơiNơi tiên cảnh, chốn thiên đàng vĩnh phúc!
Little Saigon, CA ngày Hiền Mẫu 1997
Trần Đình Ngọc
Remembering My Mother
When I was young, my mother was a businesswoman,
With two large baskets, she went to the various markets around the countryside.
Her job started in the early morning,
and she just came home at the dusk.
She was a thin lady so the baskets seemed too big for her.
However, she still continued to shoulder them
for the months of Autumn.
Then Winter came, the wicked weather started with
strong cold wind, and prolonged showers.
My father wanted to hire a very strong woman
named Qui to help her,
Qui shouldered the baskets and
my mother just did the selling.
My mother put a lot of things in those heavy and tall baskets:
needles and thread, handkerchieves,
baby powder, brassieres,
towels, sandals and sabots...
Since she was a good organizer,
She knew where the nails, eucalyptus oil, hair conditioners
and combs; unguents and ointment were.
She was working hard, though, she did not complain.
She helped my father for our living
but she also helped my father's parents, uncles,
aunts, brothers and sisters... when they needed her.
She worked very hard that I did not see her stay home a day for relaxation.
When I sat with her at the table when we had dinner
in the evening, she embraced me, murmuring:
"My son, try to study to become a good man like your dad.
You know, dad studied hard to achieve an education and good behavior.
I am so glad you do like that
though I'm working hard for you!"
Every evening at sunset, I stood at the gate to wait for my mother,
I was so sure I would have millet with crunchy rice- paper because she knew well that I liked this kind of snack.
When I got an A, I showed her;
She kissed me and looked carefully at the school- record.
I was sure she was very happy;
she liked this kind of "snack" from me very much.
My mother passed away thirty years ago,
the time I was in the South
and she was still in the North of Vietnam.
I did not have a chance to share her last minutes.
I wept uncontrollably when somebody notified me
the bad news.
The sky turned dark
and I felt my heart and soul frozen.
I felt guilty because I did not have the occasion
to take care of her when she got older and weaker.
I could do nothing now but praying God
for her to come soon to Paradise!
Little Saigon, CA Mother's Day 1997
But Xuan Tran Dinh Ngoc
Tháng hoa tinh tú tỉnh bừng
Tháng hoa muôn nước kính mừng tiến hoa
Tháng hoa muôn sắc góp qùa
Tháng hoa đào nở hài hòa dâng lên
Tháng hoa rước kiệu lên đền
Tháng hoa Kính Mẹ vang rền lời kinh
Tháng hoa hát khúc ân tình
Tháng hoa rước lễ giữ mình sạch trong
Tháng hoa bừng nở trong lòng
Tháng hoa phơi phới thong dong tiến đều
Tháng hoa chim nhỏ hót yêu
Tháng hoa hợp nguyện sớm chiều cùng nhau
Tháng hoa kính Mẹ muôn màu
Tháng hoa muôn sắc sang giàu cao sang
Tháng hoa như cõi địa đàng
Tháng hoa chuông gióng ngân vang cõi trời
Tháng hoa Mẹ đẹp nhất đời
Tháng hoa chuỗi hạt tuyệt vời Mẹ yêu
Tháng hoa ngắm Mẹ diễm kiều
Tháng hoa kinh sáng, kinh chiều nở hoa
Tháng hoa tươi sáng mở ra
Tháng hoa khắp cả gần xa vang lừng
Tháng hoa vũ trụ tỉnh bừng
Tháng hoa gẫm sự "VUI, MỪNG, SÁNG,THƯƠNG
Tháng hoa Mẹ dẫn chỉ đường
Tháng hoa muôn nẻo hành hương tìm về
Tháng hoa bên Mẹ tỉ tê
Tháng hoa ngắm Mẹ đê mê cả hồn
Tháng hoa lời Mẹ trường tồn
Tháng hoa Mẹ dặn ôn tồn với nhau
Tháng hoa hòa thuận tươi màu
Tháng hoa con mãi thuộc làu lời kinh
Tháng hoa dâng cả ân tình
Tháng hoa dâng cả nước mình Việt Nam.
Thanh Sơn 08.05.2014
10 nước Đông Nam Á và 6 đối tác kinh tế quan trọng tổ chức vòng đàm phán đầu tiên hôm 9/5 tiến tới việc thành lập một trong những khối tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.
Tại cuộc họp ở Brunei kéo dài tới ngày 13/5, khối ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ sẽ tập trung thảo luận các vấn đề thương mại, dịch vụ và đầu tư, và các phương thức đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP mà các nước dự kiến sẽ đúc kết một thỏa thuận vào năm 2015.
Chính phủ Nhật cho rằng RCEP một khi được hình thành sẽ là một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, với dân số trên 3,3 tỷ người, chiếm phân nửa thị trường toàn cầu và 1/3 sản lượng kinh tế thế giới.
Các cuộc đàm phán về RCEP khởi sự giữa lúc có các tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại mậu dịch đa phương khác, bao gồm Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Thủ tướng Nhật bày tỏ tin tưởng rằng TPP có thể trở thành nền tảng cho RCEP và thậm chí là cho cả thỏa thuận tự do thương mại lớn hơn gọi là Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn: Kyodo News/Xinhua
Một nhà sử học người Anh hôm thứ Ba đã ra khai trước tòa án ở Phnom Penh đang xét xử các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ về quan hệ giữa Việt Nam với Khmer Đỏ, tổ chức chịu trách nhiệm về cái chết của gần hai triệu người Campuchia.
Nhà sử học Philip Short đã nói trước tòa án có sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc như sau:
"Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã xen vào công việc của Khmer Đỏ. Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã chịu trách nhiệm chính trong việc trang bị và huấn luyện cho Khmer Đỏ."
Nhà sử học Philip Short năm nay 68 tuổi đã từng viết quyển sách có tựa đề "Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng." Ông nói tiếp:
"Một mặt, Khmer Đỏ vui mừng khi thấy Cộng sản Việt Nam giúp họ giải phóng Campuchia. Mặt khác, và điều này mới quan trọng, Khmer Đỏ lại muốn đóng vai trò chính trong cuộc giải phóng. Do đó, bất cứ những gì mà người Cộng sản Việt Nam làm để tạo cho người khác cái cảm tưởng là người Việt Nam đang lãnh đạo cuộc giải phóng này đều không được Khmer Đỏ chấp nhận."
Tòa án có sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc đang xử tội ác của hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan.
Cách đây gần một năm, ngày 8 Tháng Sáu, 2012, từ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, ông Tuấn bị điều chuyển về làm phó chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc và miền Núi của chính phủ Việt Nam. Đây được coi là chức vụ không có thực quyền và 'ngồi chơi xơi nước.'
Ông Nông Quốc Tuấn khi còn là bí thư tỉnh ủy Bắc Giang. (Hình: Báo Bắc Giang)
Người ký quyết định cả hai lần 'điều động chức vụ' ông Nông Quốc Tuấn đều là ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ CSVN.
Theo báo Tiền Phong, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDs và tệ nạn ma túy, mãi dâm là "tổ chức liên ngành giúp thủ tướng việc chỉ đạo và phối hợp công việc."
Như vậy, công việc mới của ông Nông Quốc Tuấn là giúp ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện các chương trình chống mãi dâm, ma túy.
Cấp trên trực tiếp của ông Tuấn là ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nông Quốc Tuấn, năm nay tròn 50 tuổi, là con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh. Ông Tuấn từng là bí thư trung ương đoàn, chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, sau 7 năm đi làm 'hợp tác lao động' tại Đông Đức.
Ngày 21 tháng 1 năm 2009, ông leo lên chiếc ghế Phó bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, để đến kỳ đại hội bất thường của tỉnh Bắc Giang ngày 3 tháng 8 năm 2010, ông này trở thành Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.
Đây là sự kiện được coi là đột ngột sau nhiều vụ xung đột, bất an diễn ra liên tiếp tại tỉnh này.
Đầu năm 2011, ông Nông Quốc Tuấn được bầu làm ủy viên trung ương đảng. Tưởng con đường hoạn lộ thênh thang, không ngờ đến ngày 8 tháng 6 năm 2012, ông Nông Quốc Tuấn nhận được quyết định do Nguyễn Tấn Dũng ký, thuyên chuyển khỏi chức vụ bí thư tỉnh Bắc Giang để về làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Chức vụ này vốn đã được ông đảm nhận từ đầu năm 2008 cho đến tháng 4 năm 2009, tức trong vòng 16 tháng.
Theo dư luận, vụ thuyên chuyển ông Nông Quốc Tuấn nói trên được coi là một sự kiện bất thường, vì ông còn đang trong nhiệm kỳ, kéo dài từ năm 2010 cho đến năm 2015.
Trong thời gian ông Tuấn làm bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, nhiều vụ công an đánh chết người và nhiều vụ nông dân đòi đất đã xảy ra tại địa phương này. Ðỉnh điểm là vụ anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết hồi Tháng Bảy, 2010 khiến hàng ngàn người dân nổi giận bao vây trụ sở của nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang.
Người thay thế ông Nông Quốc Tuấn nhận nhiệm vụ bí thư tỉnh Bắc Giang là ông Trần Sỹ Thanh, cán bộ Ủy ban kiểm tra trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ xung đột đất đai, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình rầm rộ. Cuộc đối đầu gây chấn động dư luận giữa hàng ngàn người dân và công an, bộ đội.
Trước đó, dư luận Hà Nội xôn xao, bàn tán tin ông Nông Đức Mạnh từ ông Nông Quốc Tuấn vì mâu thuẫn gia đình quanh việc ông tái giá với người phụ nữ nhỏ tuổi hơn con mình. Dư luận còn đồn đãi rằng ông Nông Quốc Tuấn làm 'đi hợp tác lao động' ở Đông Đức suốt bảy năm, thực chất là đi cai nghiện ma túy.
Người ta còn đồn rằng có thể vì muốn ông Nông Quốc Tuấn có cơ hội "phát huy hết năng lực của mình," bằng kinh nghiệm cai nghiện nên ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ông này về làm cán bộ của Ủy ban phòng chống ma túy và mãi dâm. (PL)
Vàng buôn lậu từ Trung Quốc bị bắt tại Móng Cái. (Hình: Báo Thanh Niên)
Báo Người Lao Ðộng cho biết, vụ buôn lậu vàng bị bắt hôm 25 tháng 4 tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Số vàng bị khám phá lên tới 10 kg do một người đàn ông cất giấu trong người, ngồi xe gắn máy chạy ngang một trạm kiểm soát của chính quyền thành phố Móng Cái.
Cán bộ trạm kiểm soát lục xét trong người của ông này tìm thấy thỏi vàng nặng tới 10kg, nghi là vàng 9999 từ Trung Quốc đưa về. Người đàn ông bị bắt, số vàng bị tịch thu. Ðến ngày 9 tháng 5, công an tỉnh Quảng Ninh xác định rằng số vàng nói trên là vàng 9999 tuổi, nhập lậu từ Trung Quốc về, qua ngả Móng Cái, Quảng Ninh.
Báo Người Lao Ðộng cũng cho hay, công ty kinh doanh vàng Phương Anh, lớn nhất nhì thành phố Móng Cái liền đó đã nhận 10 kg vàng nói trên là của gia đình, dự định dùng để trả nợ. Tuy nhiên, công an tỉnh Quảng Ninh bác bỏ điều này, kết luận rằng đó là vàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, trước đó 5 ngày, tức hôm 19 tháng 4, công an tỉnh Ðiện Biên cũng đã bắt quả tang hai người chở 15 thỏi vàng, tương đương 15 kg. Hai người này thú nhận đã mua số vàng nói trên tại Lào, định đưa về Việt Nam tìm đường tiêu thụ. Giá trị của số vàng mua tại Lào, hai người nói trên cho biết, khoảng 16.6 tỉ đồng, tương đương 830,000 đô.
Theo dư luận, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đang nắm giữ vai trò độc quyền kinh doanh, sản xuất và phân phối vàng lá tại Việt Nam, đã không hề ổn định được thị trường. Báo Người Lao Ðộng cho rằng, gần một năm sau ngày ban hành nghị định "thắt chặt quản lý," thị trường vàng ngày càng thêm bất ổn.
Thêm vào đó, sau hơn 10 phiên đấu giá, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã tung ra thị trường hơn 11 tấn vàng vẫn không giữ được giá vàng "sát giá thế giới" theo như mong muốn. Giá vàng nội địa Việt Nam hiện nay cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6 triệu đồng, tương đương 300 đô một lượng.
Vì vậy, dư luận cho rằng, chắc chắn tình trạng nhập lậu vàng từ các cửa ngõ biên giới tiếp tục kéo dài. Người ta còn cho rằng, số vàng nhập lậu này sau đó sẽ vào thị trường nội địa Việt Nam bằng hai hướng, hoặc trở thành vàng nữ trang, hoặc biến thành vàng "đấu thầu," để được hợp pháp hóa.
Tính ra cứ mỗi kg vàng nhập lậu, người ta lời khoảng 8,000 đô. Như vậy, tổng cộng số vàng buôn lậu lên tới 25 kg, mang lại lợi nhuận kết xù: 200,000 đô la. Chỉ cần đi hai chuyến, có thể bỏ túi được ngần ấy ngoại tệ, chẳng ai không ham. Vấn đề đáng nói ở đây, người tạo ra tình trạng thúc đẩy mọi người đổ xô nhau đi buôn lậu vàng, không ai khác hơn là các nhà lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. (P.L.)
Đức Tâm - Hôm nay, 10/05/2013, quân đội Mỹ thông báo, vào cuối tuần này, hàng không mẫu hạm USS Nimitz và nhiều tàu chiến sẽ đến Hàn Quốc để tiến hành một cuộc tập trận chung với hải quân nước này.
Các tàu chiến Mỹ tới cảng Busan, Hàn Quốc, vào thứ Bẩy, 11/05. Ngoài hàng không mẫu hạm Nimitz, còn có ba tuần dương hạm và khu trục có trang bị tên lửa. Nhưng quân đội Mỹ không nói rõ là tổng cộng sẽ có bao nhiều tàu chiến tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Thông báo của quân đội Mỹ nhấn mạnh: « Các chuyến viếng thăm của Hải quân Hoa Kỳ là một biểu tượng cụ thể về sự cam kết của Mỹ đối với khu vực này và cho thấy (Hoa Kỳ) tiếp tục có những lợi ích trong việc bảo đảm một bầu không khí ổn định và phồn thịnh kinh tế trong khu vực ».
Căng thẳng quân sự gia tăng trên bán đảo Triều Tiên trong những tháng qua, với việc Bắc Triều Tiên tố cáo các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc là những hành động khiêu khích và Bình Nhưỡng đã đưa ra một loạt những đe dọa, kể cả việc tấn công hạt nhân nhắm vào Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Tình hình có vẻ dịu đi đôi chút trong tuần qua, sau khi quân đội Mỹ, Hàn Quốc kết thúc cuộc tập trận thường niên vào cuối tháng Tư. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết là Bắc Triều Tiên đã tháo gỡ hai tên lửa tầm trung ra khỏi bệ phóng.
USS Nimitz có trọng tải 97 000 tấn là một trong những hàng không mẫu hạm lớn nhất trên thế giới. Theo chính quyền Seoul, hàng không mẫu hạm này sẽ tham gia luyện tập cùng với hải quân Hàn Quốc trong các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trên biển.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận thông tin báo chí, theo đó, sau hoạt động luyện tập nói trên, sẽ có một cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Hoàng Hải.
Hôm thứ Tư, 08/05, quân đội Bắc Triều Tiên đe dọa sẽ bắn trả, dù chỉ có một quả đạn pháo rơi vào lãnh hải của nước này.
Tháng 11/2010, Bắc Triều Tiên đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, làm bốn người thiệt mạng.
Chính phủ Mỹ đã áp đặt trừng phạt lên một công ty Đài Loan và người tổng giám đốc bị nghi là cung cấp và chuyển gửi hàng trăm ngàn đôla thiết bị có thể được sử dụng cho chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Sáu cho biết họ xem công ty Đài Loan Trans Multi Mechanics và Tổng giám đốc Chương Quân Phủ là có liên hệ với Alex Tsai, một người Đài Loan bị bắt tuần trước tại Estonia.
Ông Tsai và người con trai có thẻ xanh của Mỹ đã bị khởi tố tại Chicago vì đã tìm cách qua mặt lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị dùng làm vũ khí của Mỹ.
Công ty của Đài Loan bị cáo buộc là đã mua một số thiết bị này.
Vào năm 2009, ông Tsai đã bị nhà chức trách Mỹ chỉ định là người yểm trợ cho Korea Mining Development Trading, một công ty của Bắc Triều Tiên chuyên buôn bán vũ khí.
(AP, Channel News Asia)
Chính phủ Đài Loan hôm 10/5 yêu cầu Philippines mở cuộc điều tra và xin lỗi về vụ bắn chết một ngư dân Đài Loan đánh cá trong vùng có tranh chấp tại Biển Đông. Vụ này đang làm xôn xao khắp Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã yêu cầu Philippines xin lỗi cho vụ nổ súng xảy ra hôm 9/5, giết chết một ngư dân 65 tuổi và làm tàu cá bị hư hại nặng.
Tuy nhiên, ông Armand Balilo, phát ngôn viên lực lượng Cảnh sát Biển Philippines nói rằng vụ này xảy ra trong lãnh hải của Philippines và Cảnh sát Biển chỉ làm nhiệm vụ để ngăn chận đánh bắt cá trái phép.
Tại Đài Loan, Tổng thống Mã Anh Cửu nhất quyết nói rằng phái Philippines có lỗi, ông đòi trừng trị kẻ giết người và bồi thường cho nạn nhân.
Báo chí Đài Loan đưa tin hàng đầu về vụ này. Họ mạnh mẽ lên án người Philippines và trích dẫn lời của viên thuyền trưởng chiếc tàu nói rằng họ đã không tiến vào lãnh hải của Philippines.
Thụy My - Sự hiện diện của cháu gái Mao Trạch Đông trong danh sách các nhà triệu phú hôm qua 09/05/2013 đã gây nên một làn sóng chế nhạo tại Trung Quốc. Người dân tố cáo "thói đạo đức giả" của một chế độ vẫn luôn tiếp tục ca tụng ý tưởng cách mạng của người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bà Khổng Đông Mai (Kong Dongmei) ở lứa tuổi tứ tuần và chồng là Trần Đông Thăng (Chen Dongsheng) xếp thứ 242 trong danh sách những nhân vật giàu có nhất, do tạp chí tài chính Trung Quốc New Fortune thiết lập. Tài sản của cặp vợ chồng này được ước tính khoảng 5 tỉ nhân dân tệ (620 triệu euro).
Khổng Đông Mai là cháu ruột của Mao Trạch Đông. Bà là con của Lý Mẫn – người con gái mà Mao có với người vợ thứ ba là Hạ Tử Trân (He Zizhen). Năm 2001, Khổng Đông Mai mở một nhà sách ở Bắc Kinh chuyên ca ngợi "văn hóa đỏ", cuộc cách mạng vô sản đã hình thành nên nước Trung Hoa cộng sản năm 1949.
Nhưng nhiều cư dân mạng đã mỉa mai về tài sản của Khổng Đông Mai, cho rằng có khoảng cách quá xa với giá trị vô sản được đề cao trong thời kỳ mao-ít. Họ cũng chỉ trích bà Khổng là đã vi phạm quy định mỗi gia đình chỉ có một con. Theo New Fortune, vợ chồng bà có ba người con.
Ông La Sùng Mẫn (Luo Chongmin), một nhà tư vấn của chính phủ cư ngụ ở miền tây nam viết: "Mao chủ tịch đã dẫn dắt chúng ta trên con đường diệt trừ tư hữu, nhưng con ông thì lại lấy một nhà tư bản và vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình".
Cuộc tranh cãi này diễn ra trong lúc đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), một trong những nhà văn hóa tên tuổi của Trung Quốc, cũng đã bị lên án là nhiều lần vi phạm chính sách một con nghiêm khắc. Nhà đạo diễn của bộ phim "Đèn lồng đỏ treo cao" có ít nhất bảy người con.
Thụy My - Một nghiệp đoàn phi công hãng Air France, hôm qua 09/05/2013, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại liên quan đến việc bảo trì máy bay tại Trung Quốc. Các phi công tố cáo một loạt các « sự cố nghiêm trọng » xảy ra sau khi máy bay được bảo trì tại hãng Taeco của nước này...
Trong thông cáo, nghiệp đoàn Alter cho biết hôm 7/4 vừa qua, một chiếc A340 của hãng Air France bay tuyến Paris – Caracas, đã phải đổi hướng bay sang quần đảo Açores của Bồ Đào Nha « vì lý do kỹ thuật », sau nhiều sự cố khác nhau, từ bồn cầu toa-lét bị tràn cho đến việc bị mất hai làn sóng radio cao tần.
Theo Alter, chiếc máy bay trên thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên sau khi đã được « tổng kiểm tra » tại các xưởng bảo trì của công ty Trung Quốc Taeco ở Hạ Môn (Xiamen) ở miền đông nam. Nghiệp đoàn phi công cho biết : « Sự cố mới này chỉ là trục trặc gần nhất trong một loạt quá nhiều các sự cố kỹ thuật ».
Có thể kể ra ba vụ trước đó. Hai vụ xảy ra trên hai chiếc phi cơ B747, mà theo Alter là « lắp ráp sai kỹ thuật bộ phận cơ giới nghiên cứu chuyển động ở phía đầu », và « lớp nước sơn không tôn trọng các tiêu chuẩn chứng nhận về sức nóng ». Vụ thứ ba liên quan đến một chiếc A340 hồi tháng 11/2011, do « thiếu khoảng ba chục chiếc ốc vít trên một mảng cánh máy bay ».
Từ sự cố vừa kể, Air France đã ngưng giao việc bảo dưỡng máy bay cho Taeco – một trong những công ty bảo trì máy bay trọng tải nặng hàng đầu. Tuy nhiên « ít lâu sau quyết định khôn ngoan này, Air France lại đơn phương thay đổi ý kiến, với các lý do hoàn toàn về tài chính ».
Nghiệp đoàn Alter tuyên bố : « Trước hàng loạt các sự cố ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của các chuyến bay Air France, những trục trặc nghiêm trọng gây ra do đưa bảo trì tại các xưởng của công ty Taeco, Alter yêu cầu ban giám đốc chấm dứt vĩnh viễn việc giao cho bên ngoài dịch vụ bảo dưỡng các phi cơ chở khách đường dài, trước khi lại xảy ra thêm sự cố mới ».
Ông Guillaume Pollard, đại diện Alter cho biết, sau sự cố hôm 7/4, nghiệp đoàn đã gởi thư cho tổng giám đốc, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Trả lời AFP, tập đoàn Air France cho rằng việc bảo dưỡng tại Trung Quốc không liên quan đến sự cố hạ cánh ở Açores.
cha Hoan+Siebler
hình bàn thánh thể
Các bài liên quan |
Thư kính gửi các ĐGM |
Ý kiến về Biên Bản Phiên Họp ngày 10.03.2013 (Biên Bản của Ông Toản) |
Linh hồn của Giáo Xứ |
Linh hồn của Giáo Xứ 2 |
# 312 ông nói gà bà nói v. 2013-05-08 06:50
Những điều thiếu logic và mâu thuẫn trong bài „Ý kiến về Biên Bản Phiên Họp ngày 10.03.2013 (Biên Bản của Ông Toản)" của ông Cư phần II.
Ông Cư gửi Email hàng chục người và còn đăng bài lên:
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/tinvecongdong/24808-y-kien-ve-bien-ban-phien-hop-ngay-10032013-bien-ban-cua-ong-toan
Trong Email Ông Cư giảng dạy về luật pháp: „Nên nhớ, theo đúng Giáo Luật thì chỉ Đức Giám Mục bản quyền mới có quyền Hủy Bỏ Nhà Thờ, Nhà Nguyện, Phòng Nguyện sau khi xem xét kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến khác biệt. Đức Giám Mục phải ký tên trong Văn Bản Hủy Bỏ đó, và phổ biến công khai."
Tôi khuyên ông Cư trước khi đăng & gửi bài lên Internet và giảng dạy về luật pháp, nên tham khảo „Bộ Giáo Luật". Kẻo bị xấu hổ không dám ngẩng đầu lên nhìn mọi người.
Rất tiếc ông đã không làm như vậy. Vì tự đánh giá mình quá cao, coi những người khác là thấp kém nên ông đã làm khủng hoảng GX.
Nên nhớ „Bộ Giáo Luật", Quyển IV, Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội, Phần III: Các Nơi Thánh Và Thời Gian Thánh, Thiên 1: Nơi Thánh nói gì:
„Ðiều 1212: Các nơi thánh mất sự cung hiến và làm phép, nếu bị phá hủy một phần lớn, hay bị xử dụng thường xuyên vào những công việc phàm tục, do một nghị định của Bản Quyền có thẩm quyền, hoặc do một sự kiện thực tế."
Tôi xin hỏi ông Cư vài điều:1)
1) „Bản Quyền có thẩm quyền" có phải là Đức Giám Mục hay là một người đại diện?
2) Ý nghĩa của „Bản Quyền có thẩm quyền" là gi?
3) Trong Bộ Giáo Luật có quan tâm đến „xem xét kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến" không?
4) Xin ông Cư định nghĩa „hoặc do một sự kiện thực tế"
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/giaoluat.htm
Gửi „ông nói gà bà nói vịt"
Thưa „Ông Nói Gà Bà Nói Vịt"
Thừa lệnh Bác Cư, tôi thông báo cho ông được biết:
1. Bác Cư chỉ trả lời công khai, đối chất công khai với những người có tên tuổi rõ ràng, địa chỉ, Telefon.
2. Bác Cư tuyệt đối sẽ không tiếp xúc, không trả lời cho những người nặc danh.
Nếu Ông Nói Gà Bà Nói Vịt là linh mục Toma Lê Thanh Liêm, Bác Cư sẵn sàng đối chất công khai với linh mục Liêm về đề tài Nhà Nguyện /Kapelle tại Trung Tâm CG Muenchen hoặc tại bất cứ nơi đâu, dẫu rằng Bác Cư chưa hề được học Giáo Luật như linh mục Lê Thanh Liêm. Linh mục Liêm có thể chọn lựa thời gian tranh luận là một ngày thứ bảy hay Chúa Nhật nào đó, sau khi chúng ta đã mừng Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cùng với sự hiện diện của đại diện Tòa Tổng Giám Mục Muenchen và báo chí làm trọng tài. Nếu Lm Liêm im lặng thì... mọi người tự hiểu!!!
Riêng tôi, tôi xác nhận Ông Bà đúng là" Ông Nói Gà Bà Nói Vịt"!
Ông chú trọng tới điều 1212 (nói về Nơi Thánh) của Giáo Luật. Tại sao ông không đọc Giáo Luật chương 2 nói về Nhà Nguyện và Nhà Nguyện Tư (hay ông cố tình nói lạc sang Nơi Thánh để ông dễ lừa bịp những người trên Diễn Đàn này??? Cho dù điều 1212 cũng có liên quan đến Nhà Nguyện) từ điều 1223 đến điều 1229 Nhất là điều 1224 khoản 1 khoản 2 khoản 3?? Có phải chủ đề Nhà Nguyện (chứ không phải là Nơi Thánh!!!) là chủ đề chính mà chúng ta đang tranh cãi trên Diễn Đàn này phải không ông??
Tôi khuyên ông nên đọc bản văn Giáo Luật bằng tiếng Đức nữa (cùng với bản Tiếng Việt) kĩ một chút, ông sẽ ân hận khi vội vã kết luận trong góp ý của ông, vì chính ý kiến của ông mới Thiếu logic và Mâu Thuẫn.
Chính linh mục Liêm vì không tôn trọng Giáo Luật khi tự ý bỏ Nhà Nguyện, cho nên giáo dân mới cãi nhau với linh mục Liêm. Chính linh mục Liêm đã làm cho Giáo Xứ khủng hoảng một cách trầm trọng, chứ không phải một ai khác. Đừng đánh bùn sang ao!! Đừng đổ tội cho người khác nhé!!!
Tham Khao
http://www.vatican.va/archive/DEU0036/__P4K.HTM
Bộ Giáo Luật 1205 - 1239
PHẦN III: NƠI THÁNH VÀ THỜI GIAN THÁNH
ĐỀ MỤC 1: NƠI THÁNH
Điều 1205
Nơi thánh là những nơi đã được cung hiến hay được phép theo quy định của các sách phụng vụ, để dùng vào việc thờ phượng Thiên Chúa hay đề mai táng các tín hữu.
Điều 1206
Việc cung hiến một nơi nào đó thuộc về Giám Mục giáo phận và những vị được luật coi là tưong đương với Giám Mục; các vị này có thể uỷ quyền cho bất cứ Giám Mục nào, hay cho một linh mục nào đó trong những trường hợp ngoại lệ, để thực hiện nghi thức cung hiến trong địa hạt riêng của mình.
Điều 1207
Đấng Bản Quyền làm phép các nơi thánh, nhưng việc làm phép các nhà thờ thì được dành riêng cho Giám Mục giáo phận cả hai vị đều có quyền cho một tư tế khác để làm việc ấy.
Điều 1208
Sau khi đã cung hiến hay làm phép nhà thờ, cũng như sau khi đã làm phép nghĩa địa, phải soạn thảo một chứng thư về việc ấy, một bản được lưu giữ tại toà giám mục và một bản khác tại văn khố của nhà thờ.
Điều 1209
Việc cung hiến hay làm phép một nơi nào đó chỉ cần có một nhân chứng đáng tin làm chứng là đủ, miễn là việc làm chứng này không làm thiệt hại ai cả.
Điều 1210
Trong một nơi thánh chỉ được phép làm những việc giúp thi hành hay thăng tiến việc thờ phượng, lòng đạo đức và tôn giáo, và cấm làm bất cứ điều gì không xứng hợp với sự thánh thiện của nơi thánh. Tuy nhiên Đấng Bản Quyền có thể cho phép sử dụng từng lần vào các việc khác, miễn là không nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh.
Điều 1211
Những nơi thánh bị xúc phạm do nhũng hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó và đã gây gương xấu cho các tín hữu, theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền địa phương những hành vi có tính cách nghiêm trọng và nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh, đến nỗi không được phép cử hành thờ phượng tại đó nữa, cho đến khi đền bù lại sự bất xứng đó bằng nghi thức sám hối chiếu theo quy tắc của sách phụng vụ.
Điều 1212
Những nơi thánh mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép, nếu phần lớn đã bị phá hủy, hoặc được sử dụng vào những việc phàm tục một cách thường xuyên, hoặc do sắc lệnh của Đấng Bản Quyền có thẩm quyền, hoặc do thực tế.
Điều 1213
Nhà chức trách Giáo Hội được tự do thi hành các quyền và các nhiệm vụ của mình trong nơi thánh .
CHƯƠNG 1: NHÀ THỜ
Điều 1214
Được hiểu là một tòa nhà thánh dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, nhà thờ là nơi các tín hữu có quyền vào để thi hành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhất là việc thờ phượng công.
Điều 1215
#1. Không được xây dựng nhà thờ, nếu không có sự chấp nhận minh nhiên bằng văn bản của Giám Mục giáo phận.
#2.Giám Mục giáo phận chỉ nên chấp thuận, nếu sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục và các vị quản nhiệm nhà thờ lân cận, ngài xét thấy là nhà thờ có thể đem lại lợi ích cho các linh hồn, và sẽ không thiếu những phương tiện cần thiết để xây dựng nhà thờ cũng như để thi hành việc thờ phượng Thiên Chúa.
#3. dù đã được Giám Mục giáo phận chấp thuận cho phép thiết lập nhà mới trong giáo phận hay trong thành phố của ngài, các hội dòng cũng phải có phép của ngài trước khi xây dựng nhà thờ ở một nơi đích xác và nhất định.
Điều 1216
Khi xây dựng và sửa chữa nhà thờ, ngoài việc hỏi ý các chuyên viên, phải giữ những nguyên tắc và quy tắc phụng vụ và nghệ thuật thánh.
Điều 1217
#1. Một khi đã được xây dựng xong, nhà thờ mới phải được cung cấp sớm hết sức, hoặc ít là phải được phép, theo luật phụng vụ thánh.
#2. Các nhà thờ, nhất là nhà thờ chính tòa và nhà thờ giáo xứ, phải được cung hiến cách trọng thể.
Điều 1218
Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu riêng và một khi đã được cung hiến thì không được thay đổi tước hiệu này nữa.
Điều 1219
Trong một nhà thờ đã được cung hiến hay đã được làm phép một cách hợp pháp, thì có thể cử hành tất cả mọi hành vi thờ phượng Thiên Chúa, miễn là vẫn tôn trọng các quyền lợi của giáo xứ.
Điều 1220
#1. Việc chăm lo gìn giữ các nhà thờ sạch sẽ và mỹ quan, xứng đáng là nhà Thiên Chúa, và loại bỏ những gì không thích hợp với sự thánh thiện của nhà thờ thuộc về tất cả những người có trách nhiệm coi sóc nhà thờ.
#2.Để gìn giữ những đồ thánh quý giá, phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo quản và phải sử dụng những phương tiện an toàn thích hợp.
Điều 1221
Phải được tự do và được miễn phí vào nhà thờ trong lúc cử hành các nghi lễ thánh.
Điều 1222
#1. Nếu một nhà thờ không thể sử dụng vào việc thờ phượng Thiên Chúa bằng bất cứ cách nào và cũng không thể tu bổ được nữa, Giám Mục giáo phận có thể sử dụng nhà thờ đó vào việc phàm tục tương hợp.
#2. Nơi nào có những lý do nghiêm trọng khác khuyên không nên sử dụng một nhà thờ nào đó, vào việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, thì Giám Mục giáo phận sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, có thể cho sử dụng vào nhà thờ ấy vào một việc phàm tục tương hợp, với sự đồng ý của những người yêu sách quyền lợi của họ trên nhà thờ ấy cách hợp lệ, và miễn là không làm thiệt hại đến lợi ích của các linh hồn.
CHƯƠNG 2: NHÀ NGUYỆN VÀ NHÀ NGUYỆN TƯ
Điều 1223
Nhà nguyện được hiểu là một nơi Đấng Bản Quyền ban phép dành vào việc thờ phượng Thiên Chúa, vì lợi ích của một cộng đoàn hay của nhóm tín hữu quy tụ tại đó, các tín hữu khác cũng có thể vào nhà nguyện ấy với sự chấp thuận của Bề Trên có thẩm quyền.
Điều 1224
#1. Đấng Bản Quyền chỉ nên ban phép cần thiết để thiết lập một nhà nguyện, sau khi đã đích thân hay nhờ một người khác đến tham quan nơi dành làm nhà nguyện và đã thấy nơi ấy được bố trí thích hợp.
#2. Một khi đã được phép rồi, nhà nguyện không thể được sử dụng vào việc phàm tục, nếu không có phép của chính Đấng Bản Quyền ấy.
Điều 1225
Trong các nhà nguyện đã được thiết lập cách hợp pháp, có thể cử hành tất cả mọi nghi lễ thánh, trừ khi nghi lễ mà luật hoặc các quy định của Đấng Bản Quyền địa phương đã loại bỏ, hoặc nghịch với những quy tắc phụng vụ.
Điều1226
Nhà nguyện tư được hiểu là một nơi đã được Đấng Bản Quyền địa phương ban phép dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa, vì lợi ích của một hay nhiều thể nhân.
Điều 1227
Các Giám Mục có thể thiết lập cho mình một nhà nguyện tư, nhà nguyện tư này có cùng một quyền lợi của một nhà nguyện.
Điều 1228
Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1227, để cử hành Thánh Lễ và các nghi lễ thánh trong một nhà nguyện tư nào đó, thì buộc phải có phép của Đấng Bản Quyền địa phương.
Điều 1129
Nên làm phép nhà nguyện và nhà nguyện tư theo nghi lễ được quy định trong các sách phụng vụ, nhưng các nhà nguyện này phải được dành riêng trong việc thờ phượng Thiên Chúa mà thôi, và không được sử dụng vào bất cứ việc gì trong nhà.
CHƯƠNG 3: ĐỀN THÁNH
Điều 1230
Đền thánh được hiểu là một nhà hay một nơi thánh nào khác mà nhiều tín hữu đi hành hương tới đó vì lòng đạo đức đặc biệt, với họ chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương.
Điều 1231
Để một đền thánh có thể được gọi là đền thánh quốc gia, thì phải được Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn; để có thể được gọi là đền thánh quốc tế, thì buộc phải có sự phê chuẩn của Tòa Thánh.
Điều1232
#1.Đấng Bản Quyền địa phương có thẩm quyền phê chuẩn các quy chế đền thánh giáo phận; Hội Đồng Giám Mục có thẩm quyền phê chuẩn các quy chế đền thánh quốc gia và chỉ một mình Tòa Thánh mới có thẩm quyền phê chuẩn các quy chế đền thánh quốc tế.
#2. Các quy chế phải đặc biệt xác định mục đích, quyền bính của cha quản nhiệm, quyền sở hữu và việc quản trị tài sản.
Điều 1233
Có thể ban cho các đền thánh một số đặc ân mỗi khi thấy hoàn cảnh địa phương, số người hành hương đông đảo và nhất là lợi ích của các tín hữu đòi hỏi điều đó.
Điều 1234
#1. Tại các đền thánh, phải cung cấp các phương tiện cứu độ cho các tín hữu một cách dồi dào, bằng cách nhiệt thành rao giảng Lời Chúa, cổ vũ cách thích hợp đời sống phụng vụ, đặc biệt qua việc cử hành bí tích Thánh Thể và bí tích Sám Hối, cũng như bằng cách duy trì việc thực hành lòng sùng đạo bình dân đã được chuẩn nhận.
#2. Những kỷ vật dâng cúng có giá trị nghệ thuật bình dân và đạo đức được trưng bày trong các đền thánh hoặc trong các nơi kề cận phải được bảo tồn và gìn giữ an toàn.
CHƯƠNG 4: BÀN THỜ
Điều 1235
#1. Bàn thờ, tức là chiếc bàn mà Hiến Tế Thánh Thể được cử hành trên đó, được coi là cố định, nếu được xây gắn liền với nền nhà, đến nỗi không thể di chuyển được; được coi là di động, nếu có thể di chuyển được.
#2. Trong tất cả mọi nhà thờ, nên có một bàn thờ cố định; nhưng trong các nơi khác dành cho việc cử hành các nghi lễ thánh, bàn thờ có thể cố định hay di động.
Điều 1236
#1. Theo truyền thống thực tiễn của Giáo Hội, mặt bàn thờ cố định phải bằng đá,và còn phải bằng nguyên một phiến đá tự nhiên; tuy nhiên, cũng có thể chấp nhận cho dùng một vật liệu khác xứng đáng và rắn chắc, theo sự thẩm định của Hội Đồng Giám Mục. Còn phần chống đỡ hay chân bàn thờ có thể được làm bằng bất cứ vật liệu nào.
#2. Bàn thờ di động có thể được làm bất cứ vật liệu rắn chắc nào hợp với việc sử dụng trong phụng vụ.
Điều 1237
#1. Các bàn thờ cố định phải được cung hiến, còn bàn thờ di động phải được cung hiến hoặc được làm phép theo nghi thức đã được quy định trong các sách phụng vụ.
#2. Phải giữ gìn truyền thống cổ kính đặt các thánh tích của các thánh tử đạo hay các thánh khác dưới bàn thờ cố định, theo các quy tắc được quy định trong các sách phụng vụ.
Điều 1238
#1. Một bàn thờ mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép chiếu theo quy tắc của điều 1212.
#2. Do sự kiện cho sử dụng nhà thờ hay một nơi thánh khác vào việc phàm tục, các bàn thờ cố định hay di động không mất tính cách đã được cung hiến, và cũng không mất tính cách đã được làm phép .
Điều 1239
#1. Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào.
#2.Không được chôn cất thi hài dưới bàn thờ, nếu có thì không được phép cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ ấy.
CHƯƠNG 5: NGHĨA TRANG
Aus einem Gebäude wird ein Raum für den Gottesdienst
Der Jahrtag der Weihe einer Kirche wird beim Kirchweihfest gefeiert. Dabei ist wichtig, dass Kirchen geweiht und nicht gesegnet werden. Bei einer Weihe wird ein Gegenstand, ein Gebäude oder auch ein Mensch ganz in den Dienst Gottes gestellt. So kann ein Auto oder ein Büro zwar gesegnet, aber nicht geweiht werden, während eine Kirche eben mit der Weihe weltlicher Zweckbestimmung entzogen und für den Gottesdienst bestimmt wird. Das Kirchenrecht schreibt eine Weihe für Kathedral- und Pfarrkirchen verbindlich vor. Eine neue Kirche muss „bald" geweiht werden, heißt es da. Wenn eine Kirche nicht für Gottesdienste verwendet werden kann, weil sie beispielsweise baufällig ist und nicht repariert werden kann, kann der Ortsbischof diese Kirche für profan erklären. Damit verliert das Gebäude die Kirchenweihe.
Nach den großen Verfolgungen in den Tagen der konstantinischen Wende haben die Christen das Recht erhalten, eigene Räume für gottesdienstliche Versammlungen zu errichten. Frühe Berichte erwähnen Weihen und deren Jahrtagsfeiern für das 4. Jahrhundert. Die Feier selbst hat sich im Lauf der Jahre und Jahrhunderte immer weiter entwickelt und weist schon bald Parallelen zur Feier der Taufe auf: gesegnetes Wasser wird ebenso verwendet wie Chrisam-Öl. Wegen der Fülle der Elemente einer Kirchenweihe wurde diese zwischenzeitlich sogar auf zwei Tage aufgeteilt.
Die Vereinfachung der Feier zählte zu den besonders häufig vorgetragenen Wünschen der Bischöfe vor dem II. Vatikanischen Konzil. Der in den 70er Jahren des vergangenen Jahrhunderts unternommene Versuch, die Weihe allein auf die Feier einer Eucharistie zu reduzieren, scheiterte allerdings. In dem 1994 erschienenen, vierten Teilband des deutschen Pontifikale wird auch die „Weihe der Kirche und des Altares" behandelt. Es wird seither von der Feier der Kirchenweihe und nicht mehr von der Konsekration gesprochen. Leitgedanke ist die Gegenwart Christi in der Eucharistie.
Seit dem II. Vatikanischen Konzil gilt, dass jede Kirche ihre Kirchweih am Jahrestag der Weihe, sofern er bekannt ist, als Hochfest feiert. Darüber hinaus wird der Weihetag der Kathedrale als Hochfest begangen. Im Münchner Erzbistum ist dies der 14. April. Die Liturgie weist auch die Weihefeste der vier großen Kirchen in Rom als besonderen Festtag aus. Weihetag der Lateranbasilika ist am 9. November, der Basiliken St. Peter (Petersdom) und St. Paul vor den Mauern am 18. November und von Santa Maria Maggiore am 5. August.
Nicht verwechseln darf man den Weihetag und das Patrozinium einer Kirche, das am Namenstag des Heiligen, auf den sie geweiht ist, gefeiert wird. Allerdings können beide Termine zusammenfallen, wenn beispielsweise eine Petruskirche am letzten Juni-Wochenende Kirchweih feiert, wenn auch das Fest Peter und Paul ist.
Wichtige Texte aus dem CIC (Codex des kanonischen Rechtes zur Weihe einer Kirche)
Việc hủy bỏ Nhà Nguyện tại Trung Tâm CGVN
1. Xác định có Nhà Nguyện tại TTCGVN hay không
Có hai ý kiến khác biệt
A.Chấp nhận có Nhà Nguyện tức là tin rằng có Nghi Thức Weihung. Các linh mục Theophano Nguyễn Văn Bích, linh mục Giuse Ngô Công Hoan, linh mục Đa Minh Trần Mạnh Nam, linh mục Toma Lê Thanh Liêm đều cử hành thánh lễ và các phép Bí Tích như Rửa Tội, Xưng Tội, Hôn Phối, cầu nguyện, có đốt đèn chầu suốt ngày đêm... mà Đấng Bản Quyền không lên tiếng ngăn cấm.
B. Không chấp nhận có Nhà Nguyện Đức Ông Josef Obermaier với lý do là không có Văn Bản theo Giáo Luật điều 1208 Kèm theo Email ngày gửi Bà Thy Yên.
"Sau khi đã cung hiến hay làm phép nhà thờ, cũng như sau khi đã làm phép nghĩa địa, phải soạn thảo một chứng thư về việc ấy, một bản được lưu giữ tại toà giám mục và một bản khác tại văn khố của nhà thờ."
- Ai có bổn phận soạn thảo chứng thư?
- Giáo dân bình thường có thể soạn được chứng thư đó hay không?
Chỉ Đức Giám Mục mới có thể xác nhận có Nhà Nguyện hay không mà thôi.
Tuy nhiên tất cả linh mục VN và toàn thể giáo dân VN tin rằng trong Trung Tâm Công Giáo VN đã có một Nhà Nguyện, bởi vì
Đức Giám Mục Siebler đã làm phép Nhà Nguyện, làm phép Bàn Dâng Lễ, làm phép Nhà Tạm chiều ngày 28.11.1998 một cách long trọng GL 1207 Hình ảnh chứng minh cùng hai bài viết Nhà Nguyện trong Trung Tâm Giáo Xứ của Kiến Trúc Sư Phạm Văn Thanh, trang 9 Thánh Lễ ngày Thường của bà Thi Hương, trang 45
"Đấng Bản Quyền làm phép các nơi thánh, nhưng việc làm phép các nhà thờ thì được dành riêng cho Giám Mục giáo phận cả hai vị đều có quyền cho một tư tế khác để làm việc ấy."
Với sự chứng kiến của hàng trăm giáo dân và giới chức thuộc Tòa Tổng Giám Mục và các Cộng Đoàn Công Giáo Ngoại Quốc. Nhưng không có chứng thư lưư trữ.
Điều 1208
Sau khi đã cung hiến hay làm phép nhà thờ, cũng như sau khi đã làm phép nghĩa địa, phải soạn thảo một chứng thư về việc ấy, một bản được lưu giữ tại toà giám mục và một bản khác tại văn khố của nhà thờ.
Điều 1209
Việc cung hiến hay làm phép một nơi nào đó chỉ cần có một nhân chứng đáng tin làm chứng là đủ, miễn là việc làm chứng này không làm thiệt hại ai cả.
Sau đó là tiệc mừng. Từ đó cho đến nay Cộng Đoàn CGVN mang danh hiệu Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình (Koenigin des Friedens) GL 1218
Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu riêng và một khi đã được cung hiến thì không được thay đổi tước hiệu này nữa.
Tiến trình Hủy Bỏ Nhà Nguyện theo Giáo Luật
1. Nếu cho rằng không có một Nhà Nguyện theo Giáo Luật thì không cần sự cho phép hủy bỏ của Đức Giám Mục Giáo Phận bằng chứng thư. Tuy nhiên từ đó phát sinh một số vấn đề trên thực tế:
- Có còn được phép dâng thánh lễ và làm các bí tích tại TTCG như có Nhà Nguyện hay không?
- Nếu không được dâng lễ thì giải quyết Bàn Dâng Lễ đã được thánh hiến và giải quyết Nhà Tạm nơi đặt mình thánh Chúa như thế nào ?
- „Điều 1238
#1. Một bàn thờ mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép chiếu theo quy tắc của điều 1212.
#2. Do sự kiện cho sử dụng nhà thờ hay một nơi thánh khác vào việc phàm tục, các bàn thờ cố định hay di động không mất tính cách đã được cung hiến, và cũng không mất tính cách đã được làm phép .
Điều 1239
#1. Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào.
- Nếu không được phép dâng lễ mỗi ngày trong Trung Tâm thì có còn cần có một Messnerin hay không?
- Tất cả những bí tích đã thực hiện trong qúa khứ tại Trung Tâm có giá trị như thế nào?
2. Nếu chấp nhận đã có Một Nhà Nguyện thì phải hủy bỏ theo đúng Giáo luật. Phải được sự ưng thuận của Đức Giám Mục bằng một chứng thư, công bố công khai. GL
2.1 Việc chăm lo giữ gìn Nhà nguyện sạch sẽ, đốt đèn chầu là bổn phận của vị linh mục quản nhiệm và của Messnerin
Điều 1220
#1. Việc chăm lo gìn giữ các nhà thờ sạch sẽ và mỹ quan, xứng đáng là nhà Thiên Chúa, và loại bỏ những gì không thích hợp với sự thánh thiện của nhà thờ thuộc về tất cả những người có trách nhiệm coi sóc nhà thờ.
2.2 Ai xin hủy bỏ Nhà Nguyện? Linh Mục Liêm có gửi đơn xin hủy bỏ Nhà Nguyện hay không? Với lý do gì mà linh mục Liêm xin bỏ Nhà Nguyện? Ai xúc phạm? Ngày giờ xảy ra? Ai chứng kiến? Ai là nhân chứng?
Linh mục Thomas Lê Thanh Liêm cho rằng Cần có thêm phòng cho việc sinh hoạt trong Giáo Xứ.
Linh muc Liêm cố tình đem thực phẩm vào trong Nhà Nguyện ăn uống.
Chiếu theo điều
Điều 1211
Những nơi thánh bị xúc phạm do nhüng hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó và đã gây gương xấu cho các tín hữu, theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền địa phương những hành vi có tính cách nghiêm trọng và nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh, đến nỗi không được phép cử hành thờ phượng tại đó nữa, cho đến khi đền bù lại sự bất xứng đó bằng nghi thức sám hối chiếu theo quy tắc của sách phụng vụ.
Điều 1212
Những nơi thánh mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép, nếu phần lớn đã bị phá hủy, hoặc được sử dụng vào những việc phàm tục một cách thường xuyên, hoặc do sắc lệnh của Đấng Bản Quyền có thẩm quyền, hoặc do thực tế.
Thì theo
Điều 1211
Có thể hủy bỏ Nhà Thờ, Nhà Nguyện nếu có những điều kiện sau đây
Những nơi thánh bị xúc phạm
do nhũng hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó. Là những hành vi nào
và đã gây gương xấu cho các tín hữu,
theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền địa phương những hành vi có tính cách nghiêm trọng và nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh, Hành vi này có tính cách nghiêm trọng và nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh Thay tã trẻ em trong Nhà Thờ. Ăn uống trong Nhà thờ.
đến nỗi không được phép cử hành thờ phượng tại đó nữa,
cho đến khi đền bù lại sự bất xứng đó bằng nghi thức sám hối chiếu theo quy tắc của sách phụng vụ. Đã có tổ chức nghi thức sám hối chưa.
Theo
Điều 1212
Thì
Những nơi thánh mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép,
nếu phần lớn đã bị phá hủy, chỉ sơn lại phòng ốc
hoặc được sử dụng vào những việc phàm tục một cách thường xuyên, chú ý đến điều kiện một cách thường xuyên. Thay tã trẻ em chỉ có một lần hay bao nhiêu lần. Ai nhìn thấy Linh mục Liêm có nhìn thấy không Linh mục Liêm có dạy bảo giáo dân, hay người không có đạo đó không Linh mục Liêm cố tình họp và ăn uống trong phòng này vài lần
hoặc do sắc lệnh của Đấng Bản Quyền có thẩm quyền, Giáo dân chưa xem thấy chứng thư mặc dù linh mục Liêm nhiều lần tuyên bố đã có trong tay.
hoặc do thực tế. Giáo dân vẫn tin phòng đó còn là Nhà nguyện.
Nếu vì lý do cần thêm phòng ốc cho trẻ em sinh hoạt thì không hợp lý
Nếu dùng căn phòng đó làm Nhà nguyện thì mỗi ngày có từ đến giáo dân đến dự Thánh Lễ, đem lại lợi ích về phần linh hồn
20 người x1 giờ x 3 thánh lễ trong tuần x 4 tuần lễ = 240 lượt người dự thánh lễ
30 người x1giờ x 3 thánh lễ trong tuần x 4 tuần lễ = 360 lượt người dự thánh lễ
Nếu dùng căn phòng đó làm phòng chơi cho trẻ em thì mức công ích như sau
10 trẻ em x 2 giờ x 2 lần sinh hoạt trong tháng chiều thứ bảy chúa nhật = 20 lượt trẻ em = 40 giờ sinh hoạt
Tất cả các phòng tại Trung tâm CGVN đều bỏ trống từ thứ hai đến thứ sáu, nếu không có thánh lễ tại Trung Tâm vào buổi chiều.
Các sinh hoạt đều xảy ra vào ngày thứ bảy và chiều Chúa Nhật sau Thánh Lễ.
Thỉnh cầu
Thiết tưởng, trong tương lai khoảng hai phần ba Nhà Thờ trong Tổng Giáo Phận sẽ thiếu linh mục coi sóc, có thể sẽ bỏ trống, xin ban cho Cộng Đoàn CGVN một đặc ân Hiện nay, nếu vì nhu cầu giáo dân VN qúa đông, cần có cơ sở lớn hơn, thỉnh cầu Tòa Tổng Giám Mục ban phép cho Cộng Đoàn VN được xử dụng một Nhà Thờ, có phòng hội và các cơ sở cần thiết.
Tại sao trước đây và hiện nay chúng tôi cần có Nhà Nguyện này
Kết luận
Với những điều trình bày trên đây, chúng tôi tin
1. Đã có một Nhà Nguyện. Và đã được Thánh Hiến Weihung.
2. Việc xem xét các lý do để hủy bỏ Nhà Nguyện và ban ra Sắc Lệnh Hủy Bỏ Nhà Nguyện là quyền của Đức Giám Mục. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng, tôn trọng quyết định của Tòa Tổng Giám Mục thực thi theo đúng Giáo Luật 1983.
Điều 1218
Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu riêng và một khi đã được cung hiến thì không được thay đổi tước hiệu này nữa.
Điều 1220
#1. Việc chăm lo gìn giữ các nhà thờ sạch sẽ và mỹ quan, xứng đáng là nhà Thiên Chúa, và loại bỏ những gì không thích hợp với sự thánh thiện của nhà thờ thuộc về tất cả những người có trách nhiệm coi sóc nhà thờ.
Điều 1222
#1. Nếu một nhà thờ không thể sử dụng vào việc thờ phượng Thiên Chúa bằng bất cứ cách nào và cũng không thể tu bổ được nữa, Giám Mục giáo phận có thể sử dụng nhà thờ đó vào việc phàm tục tương hợp.
#2. Nơi nào có những lý do nghiêm trọng khác khuyên không nên sử dụng một nhà thờ nào đó, vào việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, thì Giám Mục giáo phận sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, có thể cho sử dụng vào nhà thờ ấy vào một việc phàm tục tương hợp, với sự đồng ý của những người yêu sách quyền lợi của họ trên nhà thờ ấy cách hợp lệ, và miễn là không làm thiệt hại đến lợi ích của các linh hồn.
Điều 1223
Nhà nguyện được hiểu là một nơi Đấng Bản Quyền ban phép dành vào việc thờ phượng Thiên Chúa, vì lợi ích của một cộng đoàn hay của nhóm tín hữu quy tụ tại đó, các tín hữu khác cũng có thể vào nhà nguyện ấy với sự chấp thuận của Bề Trên có thẩm quyền.
Điều 1224
#1. Đấng Bản Quyền chỉ nên ban phép cần thiết để thiết lập một nhà nguyện, sau khi đã đích thân hay nhờ một người khác đến tham quan nơi dành làm nhà nguyện và đã thấy nơi ấy được bố trí thích hợp.
#2. Một khi đã được phép rồi, nhà nguyện không thể được sử dụng vào việc phàm tục, nếu không có phép của chính Đấng Bản Quyền ấy.
Điều 1129
Nên làm phép nhà nguyện và nhà nguyện tư theo nghi lễ được quy định trong các sách phụng vụ, nhưng các nhà nguyện này phải được dành riêng trong việc thờ phượng Thiên Chúa mà thôi, và không được sử dụng vào bất cứ việc gì trong nhà.
Điều 1238
#1. Một bàn thờ mất tính cách đã được cung hiến hay đã được làm phép chiếu theo quy tắc của điều 1212.
#2. Do sự kiện cho sử dụng nhà thờ hay một nơi thánh khác vào việc phàm tục, các bàn thờ cố định hay di động không mất tính cách đã được cung hiến, và cũng không mất tính cách đã được làm phép .
Điều 1239
#1. Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào.
#2.Không được chôn cất thi hài dưới bàn thờ, nếu có thì không được phép cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ ấy.
BUCH IV HEILIGUNGSDIENST DER KIRCHE
TEIL III HEILIGE ORTE UND ZEITEN
TITEL I HEILIGE ORTE
Can. 1205 — Heilige Orte sind solche, die für den Gottesdienst oder das Begräbnis der Gläubigen bestimmt sind durch Weihung oder Segnung, wie sie die liturgischen Bücher dazu vorschreiben.
Can. 1206 — Die Weihung eines Ortes steht dem Diözesanbischof zu und jenen, die ihm von Rechts wegen gleichgestellt sind; sie können jedem Bischof oder, in Ausnahmefällen, einem Priester die Aufgabe übertragen, die Weihung in ihrem Gebiet vorzunehmen.
Can. 1207 — Heilige Orte werden vom Ordinarius gesegnet; die Segnung von Kirchen jedoch ist dem Diözesanbischof vorbehalten; jeder von ihnen aber kann einen anderen Priester dazu delegieren.
Can. 1208 — Über die vollzogene Weihung oder Segnung einer Kirche, ebenso über die Segnung eines Friedhofs ist eine Urkunde auszustellen, von der ein Exemplar in der Diözesankurie, ein zweites im Archiv der Kirche aufzubewahren ist.
Can. 1209 — Die Weihung oder die Segnung eines Ortes wird, sofern dadurch niemand geschädigt wird, auch durch einen einzigen einwandfreien Zeugen hinreichend bewiesen.
Can. 1210 — An einem heiligen Ort darf nur das zugelassen werden, was der Ausübung oder Förderung von Gottesdienst, Frömmigkeit und Gottesverehrung dient, und ist das verboten, was mit der Heiligkeit des Ortes unvereinbar ist. Der Ordinarius kann aber im Einzelfall einen anderen, der Heiligkeit des Ortes jedoch nicht entgegenstehenden Gebrauch gestatten.
Can. 1211 — Heilige Orte werden geschändet durch dort geschehene, schwer verletzende, mit Ärgernis für die Gläubigen verbundene Handlungen, die nach dem Urteil des Ortsordinarius so schwer und der Heiligkeit des Ortes entgegen sind, daß es nicht mehr erlaubt ist, an ihnen Gottesdienst zu halten, bis die Schändung durch einen Bußritus nach Maßgabe der liturgischen Bücher behoben ist.
Can. 1212 — Heilige Orte verlieren ihre Weihung oder Segnung, wenn sie zu einem großen Teil zerstört oder profanem Gebrauch für dauernd durch Dekret des zuständigen Ordinarius oder tatsächlich zugeführt sind.
Can. 1213 — Ihre Vollmachten und Aufgaben übt die kirchliche Autorität an heiligen Orten frei aus.
Can. 1214 — Unter Kirche versteht man ein heiliges, für den Gottesdienst bestimmtes Gebäude, zu dem die Gläubigen das Recht freien Zugangs haben, um Gottesdienst vornehmlich öffentlich auszuüben.
Can. 1215 — § 1. Keine Kirche darf ohne ausdrücklich und schriftlich erteilte Zustimmung des Diözesanbischofs erbaut werden.
§ 2. Der Diözesanbischof darf seine Zustimmung nur erteilen, wenn er nach Anhören des Priesterrates und der Rektoren der benachbarten Kirchen der Auffassung ist, daß die neue Kirche dem Heil der Seelen dienen kann und daß die für den Bau der Kirche und für den Gottesdienst notwendigen Mittel nicht fehlen.
§ 3. Auch Ordensinstitute müssen, selbst wenn sie die Zustimmung zur Errichtung einer neuen Niederlassung in der Diözese oder der Stadt vom Diözesanbischof erhalten haben, dessen Erlaubnis einholen, bevor sie eine Kirche an einem bestimmten Ort bauen.
Can. 1216 — Bei Bau und Wiederherstellung von Kirchen sind die Grundsätze und Normen der Liturgie und der sakralen Kunst unter Beiziehung des Rates von Sachverständigen zu beachten.
Can. 1217 — § 1. Nach ordnungsmäßiger Vollendung des Baues ist die neue Kirche unter Einhaltung der liturgischen Gesetze baldmöglichst zu weihen oder wenigstens zu segnen.
§ 2. Vor allem die Kathedral- und die Pfarrkirchen sind in feierlichem Ritus zu weihen.
Can. 1218 — Jede Kirche muß ihren Titel haben, der nach vollzogener Weihe nicht geändert werden kann.
Can. 1219 — In einer rechtmäßig geweihten oder gesegneten Kirche können alle gottesdienstlichen Handlungen vorgenommen werden, unter Wahrung der pfarrlichen Rechte.
Can. 1220 — § 1. Alle, die es angeht, haben dafür zu sorgen, daß in den Kirchen jene Sauberkeit und Zierde gewahrt werden, die einem Gotteshaus ziemen, und daß von ihm ferngehalten wird, was mit der Heiligkeit des Ortes unvereinbar ist.
§ 2. Zum Schutz von heiligen und kostbaren Sachen ist in ordentlicher Weise für die Erhaltung zu sorgen und sind geeignete Sicherungsmaßnahmen anzuwenden.
Can. 1221 — Der Zugang zu einer Kirche muß zur Zeit gottesdienstlicher Feiern frei und kostenlos sein.
Can. 1222 — § 1. Wenn eine Kirche in keiner Weise mehr zum Gottesdienst verwendet werden kann und keine Möglichkeit besteht, sie wiederherzustellen, kann sie vom Diözesanbischof profanem, aber nicht unwürdigem Gebrauch zurückgegeben werden.
§ 2. Wo andere schwerwiegende Gründe es nahelegen, eine Kirche nicht mehr zum Gottesdienst zu verwenden, kann sie der Diözesanbischof nach Anhören des Priesterrates profanem, aber nicht unwürdigem Gebrauch zurückgeben, vorausgesetzt, daß diejenigen, die rechtmäßig Rechte an der Kirche beanspruchen, zustimmen und das Heil der Seelen dadurch keinen Schaden nimmt.
Impressum • Kontakt • CMS • Seite drucken • Seite weiterempfehlen
© Erzbistum München und Freising 2010
TEIL III
HEILIGE ORTE UND ZEITEN
TITEL I
HEILIGE ORTE (Cann. 1205 – 1243)
Can. 1205 — Heilige Orte sind solche, die für den Gottesdienst oder das Begräbnis der Gläubigen bestimmt sind durch Weihung oder Segnung, wie sie die liturgischen Bücher dazu vorschreiben.
Can. 1206 — Die Weihung eines Ortes steht dem Diözesanbischof zu und jenen, die ihm von Rechts wegen gleichgestellt sind; sie können jedem Bischof oder, in Ausnahmefällen, einem Priester die Aufgabe übertragen, die Weihung in ihrem Gebiet vorzunehmen.
Can. 1207 — Heilige Orte werden vom Ordinarius gesegnet; die Segnung von Kirchen jedoch ist dem Diözesanbischof vorbehalten; jeder von ihnen aber kann einen anderen Priester dazu delegieren.
Can. 1208 — Über die vollzogene Weihung oder Segnung einer Kirche, ebenso über die Segnung eines Friedhofs ist eine Urkunde auszustellen, von der ein Exemplar in der Diözesankurie, ein zweites im Archiv der Kirche aufzubewahren ist.
Can. 1209 — Die Weihung oder die Segnung eines Ortes wird, sofern dadurch niemand geschädigt wird, auch durch einen einzigen einwandfreien Zeugen hinreichend bewiesen.
Can. 1210 — An einem heiligen Ort darf nur das zugelassen werden, was der Ausübung oder Förderung von Gottesdienst, Frömmigkeit und Gottesverehrung dient, und ist das verboten, was mit der Heiligkeit des Ortes unvereinbar ist. Der Ordinarius kann aber im Einzelfall einen anderen, der Heiligkeit des Ortes jedoch nicht entgegenstehenden Gebrauch gestatten.
Can. 1211 — Heilige Orte werden geschändet durch dort geschehene, schwer verletzende, mit Ärgernis für die Gläubigen verbundene Handlungen, die nach dem Urteil des Ortsordinarius so schwer und der Heiligkeit des Ortes entgegen sind, daß es nicht mehr erlaubt ist, an ihnen Gottesdienst zu halten, bis die Schändung durch einen Bußritus nach Maßgabe der liturgischen Bücher behoben ist.
Can. 1212 — Heilige Orte verlieren ihre Weihung oder Segnung, wenn sie zu einem großen Teil zerstört oder profanem Gebrauch für dauernd durch Dekret des zuständigen Ordinarius oder tatsächlich zugeführt sind.
Can. 1213 — Ihre Vollmachten und Aufgaben übt die kirchliche Autorität an heiligen Orten frei aus.
KAPITEL I
KIRCHEN
Can. 1214 — Unter Kirche versteht man ein heiliges, für den Gottesdienst bestimmtes Gebäude, zu dem die Gläubigen das Recht freien Zugangs haben, um Gottesdienst vornehmlich öffentlich auszuüben.
Can. 1215 — § 1. Keine Kirche darf ohne ausdrücklich und schriftlich erteilte Zustimmung des Diözesanbischofs erbaut werden.
§ 2. Der Diözesanbischof darf seine Zustimmung nur erteilen, wenn er nach Anhören des Priesterrates und der Rektoren der benachbarten Kirchen der Auffassung ist, daß die neue Kirche dem Heil der Seelen dienen kann und daß die für den Bau der Kirche und für den Gottesdienst notwendigen Mittel nicht fehlen.
§ 3. Auch Ordensinstitute müssen, selbst wenn sie die Zustimmung zur Errichtung einer neuen Niederlassung in der Diözese oder der Stadt vom Diözesanbischof erhalten haben, dessen Erlaubnis einholen, bevor sie eine Kirche an einem bestimmten Ort bauen.
Can. 1216 — Bei Bau und Wiederherstellung von Kirchen sind die Grundsätze und Normen der Liturgie und der sakralen Kunst unter Beiziehung des Rates von Sachverständigen zu beachten.
Can. 1217 — § 1. Nach ordnungsmäßiger Vollendung des Baues ist die neue Kirche unter Einhaltung der liturgischen Gesetze baldmöglichst zu weihen oder wenigstens zu segnen.
§ 2. Vor allem die Kathedral- und die Pfarrkirchen sind in feierlichem Ritus zu weihen.
Can. 1218 — Jede Kirche muß ihren Titel haben, der nach vollzogener Weihe nicht geändert werden kann.
Can. 1219 — In einer rechtmäßig geweihten oder gesegneten Kirche können alle gottesdienstlichen Handlungen vorgenommen werden, unter Wahrung der pfarrlichen Rechte.
Can. 1220 — § 1. Alle, die es angeht, haben dafür zu sorgen, daß in den Kirchen jene Sauberkeit und Zierde gewahrt werden, die einem Gotteshaus ziemen, und daß von ihm ferngehalten wird, was mit der Heiligkeit des Ortes unvereinbar ist.
§ 2. Zum Schutz von heiligen und kostbaren Sachen ist in ordentlicher Weise für die Erhaltung zu sorgen und sind geeignete Sicherungsmaßnahmen anzuwenden.
Can. 1221 — Der Zugang zu einer Kirche muß zur Zeit gottesdienstlicher Feiern frei und kostenlos sein.
Can. 1222 — § 1. Wenn eine Kirche in keiner Weise mehr zum Gottesdienst verwendet werden kann und keine Möglichkeit besteht, sie wiederherzustellen, kann sie vom Diözesanbischof profanem, aber nicht unwürdigem Gebrauch zurückgegeben werden.
§ 2. Wo andere schwerwiegende Gründe es nahelegen, eine Kirche nicht mehr zum Gottesdienst zu verwenden, kann sie der Diözesanbischof nach Anhören des Priesterrates profanem, aber nicht unwürdigem Gebrauch zurückgeben, vorausgesetzt, daß diejenigen, die rechtmäßig Rechte an der Kirche beanspruchen, zustimmen und das Heil der Seelen dadurch keinen Schaden nimmt.
KAPITEL II
KAPELLEN UND PRIVATKAPELLEN
Can. 1223 — Unter Kapelle versteht man einen Ort, der mit Erlaubnis des Ordinarius für den Gottesdienst zugunsten einer Gemeinschaft oder eines dort zusammenkommenden Kreises von Gläubigen bestimmt ist, zu dem mit Zustimmung des zuständigen Oberen auch andere Gläubige Zugang erhalten können.
Can. 1224 — § 1. Der Ordinarius darf die erforderliche Erlaubnis zur Einrichtung einer Kapelle nur erteilen, wenn er den für die Kapelle bestimmten Ort zuvor selbst oder durch einen Beauftragten besichtigt und als geziemend ausgestattet befunden hat.
§ 2. Nach Erteilung der Erlaubnis darf die Kapelle nicht ohne die Ermächtigung desselben Ordinarius profanem Gebrauch zugeführt werden.
Can. 1225 — In rechtmäßig eingerichteten Kapellen können alle gottesdienstlichen Feiern vollzogen werden, wenn nicht von Rechts wegen oder durch Vorschrift des Ortsordinarius Einschränkungen gemacht werden oder liturgische Normen entgegenstehen.
Can. 1226 — Unter Privatkapelle versteht man einen Ort, der mit Erlaubnis des Ortsrdinarius dem Gottesdienst zugunsten einer einzelnen oder mehrerer physischer Personen bestimmt ist.
Can. 1227 — Bischöfe können sich eine Privatkapelle einrichten; sie hat dieselben Rechte wie eine Kapelle.
Can. 1228 — Unter Wahrung von ⇒ can.1227, ist zur Meßfeier oder zu anderen gottesdienstlichen Feiern in einer Privatkapelle die Erlaubnis des Ortsordinarius erforderlich.
Can. 1229 — Es ist angemessen, daß Kapellen und Privatkapellen nach dem in den liturgischen Büchern vorgeschriebenen Ritus gesegnet werden; sie müssen jedoch allein dem Gottesdienst vorbehalten und von allem häuslichen Gebrauch frei bleiben.
KAPITEL III
HEILIGTÜMER
Can. 1230 — Unter Heiligtum versteht man eine Kirche oder einen anderen heiligen Ort, zu dem aus besonderem Frömmigkeitsgrund zahlreiche Gläubige mit Gutheißung des Ortsordinarius pilgern.
Can. 1231 — Damit ein Heiligtum Nationalheiligtum genannt werden kann, muß die Anerkennung der Bischofskonferenz hinzukommen; damit es internationales Heiligtum genannt werden kann, ist die Anerkennung des Heiligen Stuhls erforderlich.
Can. 1232 — § 1. Zuständig zur Genehmigung der Statuten eines Diözesanheiligtums ist der Ortsordinarius, eines Nationalheiligtums die Bischofskonferenz, eines internationalen Heiligtums allein der Heilige Stuhl.
§ 2. In den Statuten sind besonders der Zweck, die Autorität des Rektors, die Eigentumsverhältnisse und die Vermögensverwaltung festzulegen.
Can. 1233 — Heiligtümern können einige Privilegien gewährt werden, sooft das die örtlichen Gegebenheiten, die Zahl der Pilger und besonders das Heil der Gläubigen anzuraten scheinen.
Can. 1234 — § 1. In Heiligtümern sind den Gläubigen reichlicher die Heilsmittel anzubieten durch eifrige Verkündigung des Gotteswortes, durch geeignete Pflege des liturgischen Lebens, besonders der Feier der Eucharistie und des Bußsakramentes, wie auch der gutgeheißenen Formen der Volksfrömmigkeit.
§ 2. Volkskünstlerische Votivgaben und Frömmigkeitsdokumente sind in den Heiligtümern oder in deren Nähe sichtbar aufzustellen und sicher auf zubewahren.
KAPITEL IV
ALTÄRE
Can. 1235 — § 1. Ein Altar, d.h. ein Tisch, auf dem das eucharistische Opfer gefeiert wird, wird feststehender Altar genannt, wenn er so gebaut ist, daß er mit dem Boden verbunden ist und deshalb nicht wegbewegt werden kann; Tragaltar hingegen, wenn er wegbewegt werden kann.
§ 2. Es empfiehlt sich, daß in jeder Kirche ein feststehender Altar vorhanden ist, an den übrigen, für gottesdienstliche Feiern bestimmten Orten ein feststehender Altar oder ein Tragaltar.
Can. 1236 — § 1. Nach überkommenem kirchlichen Brauch hat die Tischplatte eines feststehenden Altars steinern zu sein, und zwar aus einem einzigen Naturstein; nach dem Urteil der Bischofskonferenz kann jedoch auch anderes würdiges und haltbares Material verwendet werden. Der Altarsockel, d.h. der Unterbau, kann aus jedem beliebigen Material angefertigt werden.
§ 2. Ein Tragaltar kann aus jedem beliebigen haltbaren, dem liturgischen Gebrauch entsprechenden Material angefertigt werden.
Can. 1237 — § 1. Feststehende Altäre sind zu weihen, Tragaltäre zu weihen oder zu segnen, nach den in den liturgischen Büchern vorgeschriebenen Riten.
§ 2. Die alte Tradition, unter einem feststehenden Altar Reliquien von Märtyrern oder anderen Heiligen beizusetzen, ist nach den überlieferten Normen der liturgischen Bücher beizubehalten.
Can. 1238 — § 1. Ein Altar verliert seine Weihung oder Segnung nach Maßgabe von can.
1212.
§ 2. Durch die Rückführung einer Kirche oder eines anderen heiligen Ortes zu profanem Gebrauch verlieren weder ein feststehender Altar noch ein Tragaltar ihre Weihung oder Segnung.
Can. 1239 — § 1. Ein feststehender Altar wie ein Tragaltar ist unter Ausschluß jedweden profanen Gebrauchs allein dem Gottesdienst vorbehalten.
§ 2. Unter einem Altar darf kein Leichnam bestattet sein; andernfalls ist es nicht erlaubt, auf ihm die Messe zu feiern.
Gởi Bài Viết
Thông Báo
Mời ghé thăm
Bài Cũ
-
▼
2013
(1888)
- ► 11/10 - 11/17 (1)
- ► 10/27 - 11/03 (76)
- ► 10/20 - 10/27 (238)
- ► 10/13 - 10/20 (104)
- ► 10/06 - 10/13 (1)
- ► 09/29 - 10/06 (1)
- ► 09/22 - 09/29 (14)
- ► 09/15 - 09/22 (27)
- ► 09/08 - 09/15 (61)
- ► 09/01 - 09/08 (30)
- ► 08/25 - 09/01 (69)
- ► 08/18 - 08/25 (50)
- ► 08/11 - 08/18 (50)
- ► 08/04 - 08/11 (66)
- ► 07/28 - 08/04 (137)
- ► 07/21 - 07/28 (53)
- ► 07/14 - 07/21 (61)
- ► 07/07 - 07/14 (86)
- ► 06/30 - 07/07 (90)
- ► 06/23 - 06/30 (91)
- ► 06/16 - 06/23 (58)
- ► 06/09 - 06/16 (69)
- ► 06/02 - 06/09 (36)
- ► 05/26 - 06/02 (60)
- ► 05/19 - 05/26 (93)
- ► 05/12 - 05/19 (63)
-
▼
05/05 - 05/12
(38)
- Người khâm liệm hàng vạn thai nhi
- Niềm hạnh phúc tuyệt vời
- ĐẠI HỘI TƯƠNG PHÙNG
- “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” nên đảng khôn...
- Thư Gửi Mẹ
- THÁNG HOA
- ASEAN+6 bắt đầu đàm phán lập khối thương mại tự do...
- Việt Nam bị tố giác trước tòa án xử Khmer Ðỏ ở Phn...
- Con trai Nông Đức Mạnh thêm việc 'chống mãi dâm, m...
- Vàng lậu Trung Quốc, Lào ồ ạt vào Việt Nam
- Mỹ đưa tàu sân bay đến Hàn Quốc để tập trận chung
- Mỹ áp trừng phạt một công ty Đài Loan buôn bán với...
- Đài Loan phản đối Philippines bắn vào tàu cá Đài Loan
- Cháu Mao trở thành triệu phú, dân Trung Quốc bất bình
- Máy bay Air France bảo trì tại Trung Quốc gặp "sự ...
- Nhà nguyện với tất cả tài liệu để tham khảo
- Nhật Bản phản đối việc Trung Quốc đòi xét lại chủ ...
- Người Brazil nắm vị trí lãnh đạo WTO
- Phe đối lập Malaysia biểu tình phản đối kết quả bầ...
- 912 người chết trong vụ sập nhà xưởng may ở Bangla...
- Tổng thống Hàn Quốc khẳng định thái độ kiên quyết ...
- ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (7) Trích dẫn Tác giả: ...
- Việt Nam phải nhập khẩu than từ Úc để đáp ứng nhu ...
- Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng
- Việt Nam bàn việc miễn visa nhập cảnh cho 7 nước
- Phố Trung Quốc xuất hiện ở Hà Tĩnh
- Philippines tăng cường hoạt động theo dõi tại Trườ...
- Trung Quốc tăng áp lực trên Nhật Bản với âm mưu "đ...
- TT Nam Triều Tiên: Bất kỳ khiêu khích nào của miền...
- Hoa Kỳ muốn ngăn Iran sử dụng kho dự trữ ngoại tệ
- Trung Quốc đóng tài khoản ngân hàng Bắc Triều Tiên...
- Đài Bắc lại kêu gọi Trung Quốc triệt thoái các tên...
- ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM TUYÊN BỐ VIỆT NAM KHÔNG...
- CÔNG AN AN GIANG ĐÀN ÁP TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
- MẤT TIỀN TỶ VÌ THAM ĐÔ LA DÍNH BỘT
- MÁY BAY VIETNAM AIRLINES HẠ CÁNH KHẨN CẤP VÌ TAI NẠN
- Tôi Đi Trên Phố, Ca sĩ: Huy Hoàng Nhóm Hợp Ca "Hát...
- TRÁCH NHIỆM VỚI NON SÔNG (Bài số 2)
- ► 04/28 - 05/05 (7)
- ► 04/21 - 04/28 (13)
- ► 04/14 - 04/21 (17)
- ► 04/07 - 04/14 (7)
- ► 03/31 - 04/07 (7)
- ► 03/24 - 03/31 (13)
- ► 03/17 - 03/24 (10)
- ► 03/10 - 03/17 (13)
- ► 03/03 - 03/10 (17)
- ► 02/24 - 03/03 (8)
- ► 02/17 - 02/24 (8)
- ► 02/10 - 02/17 (1)
- ► 02/03 - 02/10 (9)
- ► 01/27 - 02/03 (4)
- ► 01/20 - 01/27 (13)
- ► 01/13 - 01/20 (7)
- ► 01/06 - 01/13 (11)
-
►
2012
(1373)
- ► 12/30 - 01/06 (7)
- ► 12/23 - 12/30 (5)
- ► 12/16 - 12/23 (19)
- ► 12/09 - 12/16 (15)
- ► 12/02 - 12/09 (15)
- ► 11/25 - 12/02 (31)
- ► 11/18 - 11/25 (16)
- ► 11/11 - 11/18 (17)
- ► 11/04 - 11/11 (15)
- ► 10/28 - 11/04 (33)
- ► 10/21 - 10/28 (47)
- ► 10/14 - 10/21 (80)
- ► 10/07 - 10/14 (65)
- ► 09/30 - 10/07 (80)
- ► 09/23 - 09/30 (119)
- ► 09/16 - 09/23 (151)
- ► 09/09 - 09/16 (163)
- ► 09/02 - 09/09 (48)
- ► 08/26 - 09/02 (205)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (8)
- ► 08/05 - 08/12 (9)
- ► 07/29 - 08/05 (6)
- ► 07/22 - 07/29 (4)
- ► 07/15 - 07/22 (7)
- ► 07/08 - 07/15 (9)
- ► 07/01 - 07/08 (8)
- ► 06/24 - 07/01 (1)
- ► 06/17 - 06/24 (15)
- ► 06/10 - 06/17 (15)
- ► 06/03 - 06/10 (5)
- ► 05/27 - 06/03 (29)
- ► 05/20 - 05/27 (8)
- ► 05/13 - 05/20 (6)
- ► 05/06 - 05/13 (3)
- ► 04/29 - 05/06 (16)
- ► 04/22 - 04/29 (5)
- ► 04/15 - 04/22 (8)
- ► 04/08 - 04/15 (4)
- ► 04/01 - 04/08 (4)
- ► 03/18 - 03/25 (8)
- ► 03/11 - 03/18 (5)
- ► 03/04 - 03/11 (4)
- ► 02/26 - 03/04 (6)
- ► 02/19 - 02/26 (22)
- ► 02/12 - 02/19 (3)
- ► 01/08 - 01/15 (11)
- ► 01/01 - 01/08 (1)
-
►
2011
(293)
- ► 12/25 - 01/01 (4)
- ► 12/18 - 12/25 (5)
- ► 12/11 - 12/18 (5)
- ► 12/04 - 12/11 (7)
- ► 11/27 - 12/04 (4)
- ► 11/20 - 11/27 (3)
- ► 11/13 - 11/20 (4)
- ► 11/06 - 11/13 (6)
- ► 10/30 - 11/06 (1)
- ► 10/23 - 10/30 (2)
- ► 10/16 - 10/23 (3)
- ► 10/02 - 10/09 (1)
- ► 09/18 - 09/25 (1)
- ► 09/11 - 09/18 (3)
- ► 09/04 - 09/11 (3)
- ► 08/28 - 09/04 (4)
- ► 08/21 - 08/28 (3)
- ► 08/14 - 08/21 (1)
- ► 08/07 - 08/14 (4)
- ► 07/17 - 07/24 (8)
- ► 07/10 - 07/17 (10)
- ► 07/03 - 07/10 (11)
- ► 06/26 - 07/03 (7)
- ► 06/19 - 06/26 (7)
- ► 06/12 - 06/19 (14)
- ► 06/05 - 06/12 (6)
- ► 05/29 - 06/05 (17)
- ► 05/22 - 05/29 (9)
- ► 05/15 - 05/22 (20)
- ► 05/08 - 05/15 (24)
- ► 05/01 - 05/08 (11)
- ► 04/24 - 05/01 (15)
- ► 04/17 - 04/24 (4)
- ► 04/10 - 04/17 (8)
- ► 04/03 - 04/10 (4)
- ► 03/27 - 04/03 (4)
- ► 03/20 - 03/27 (2)
- ► 03/13 - 03/20 (2)
- ► 02/27 - 03/06 (3)
- ► 02/20 - 02/27 (3)
- ► 02/13 - 02/20 (6)
- ► 02/06 - 02/13 (6)
- ► 01/30 - 02/06 (5)
- ► 01/23 - 01/30 (15)
- ► 01/16 - 01/23 (3)
- ► 01/09 - 01/16 (5)