Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
sb7-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copyTin Hà Nội - Trong những ngày qua, dư luận Việt Nam lại phẫn nộ trước những hành động mới của Bắc Kinh trên Biển Đông như cấm đánh cá, điều động tàu chiến hộ tống tàu cá Trung Cộng, đâm tàu cá Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền Việt Nam đang đánh bắt cả ở Hoàng Sa. Trên mạng hiện đang lan truyền một lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Cộng vào ngày Chủ nhật tới, tại hai địa điểm Hồ Gươm ở Hà Nội và công viên ở Saigon. Hiện Công an Cộng sản Việt Nam đang sửa soạn ngăn chặn các cuộc biểu tình này.
by Lý Tưởng Người Việt
sb1-large-content copy copy copy copy copy copy copy copyTin Paris - Trong một tuyên bố chính thức ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Pháp rất lấy làm tiếc về vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lý do lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp, vụ bắt giữ này diễn ra sau một loạt các vụ kết án tù những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012, là những vụ vi phạm nhân quyền. Bản tuyên bố nhắc lại là nước Pháp đã từng bày tỏ mối quan ngại sau khi hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề ngày 16 tháng 5 vừa qua. Bộ Ngoại giao tuyên bố Pháp đặc biệt chú ý đến những vấn đề này, là chủ đề đối thoại giữa Liên hiệp châu Âu với Việt Nam.Bản tuyên bố nhắc lại Pháp vẫn rất chú trọng đến quyền tự do ngôn luận và chính kiến, kể cả trên Internet, trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do đó được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên, và kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bảo đảm sự tôn trọng. Công an đã bắt khẩn cấp ông Trương Duy Nhất, chủ trang blog Một góc nhìn khác vào ngày 26 tháng 5 tại nhà riêng của ông ở Đà Nẵng, vì ông bị cáo buộc có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự Ừ. Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã mạnh mẽ lên án vụ bắt giữ này.
by Lý Tưởng Người Việt
sb3-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copyTin Saigon - Trang mạng arstechnica.com nói sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại tư gia ở Đà Nẵng hôm thứ Hai 27 tháng Năm và chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày để được điều tra, trang blog Một Góc Nhìn Khác của ông đã bị chặn. Từ hôm qua, trang blog này bỗng dưng hoạt động trở lại, nhưng lại trở thành một cái bẫy sập để nhử những người truy cập bằng cách gài mã độc vào máy của họ. Một phúc trình của Tổ chức Ký giả Không biên giới nói vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất đặc biệt đáng quan ngại bởi vì nó chứng tỏ quyết tâm của nhà nước Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp và tống giam giới bất đồng.
Bất chấp những lời kêu gọi của các tổ chức bênh vực nhân quyền, yêu cầu Việt Nam phóng thích các blogger bị bắt. Tổ chức Ký giả Không biên giới kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do lập tức và vô điều kiện cho ông Trương Duy Nhất và chấm dứt hành động đàn áp vô cớ này. Nhiều người cho rằng vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất có liên quan tới tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với các lãnh đạo cao cấp trong Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Với tội trạng được nêu ra, blogger Trương Duy Nhất  có thể bị phạt tới 7 năm tù.
by Lý Tưởng Người Việt
sb5-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copyTin Hà Nội - Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai, hôm qua đã kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội. Quốc hội bù nhìn của Cộng sản Hà Nội đã dành trọn một ngày cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp. Ông này tỏ ra thất vọng khi nhận định chưa có bằng chứng nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân. Đại biểu Dương Trung Quốc cũng là một thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã ghi nhận một sự thật trần trụi rằng bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp thể hiện sự tiếp nhận tinh thần cởi mở, ý kiến đa chiều. Nhưng đến dự thảo cuối cùng tất cả các vấn đề được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như dự thảo ban đầu, như không bỏ điều 4 Hiến pháp, không ban hành Luật về Đảng Cộng sản, không đổi tên Nước, không bỏ qui định thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế. Hà Nội khoe rằng đã có 26 triệu ý kiến và 28,000 hội thảo để góp ý sửa đổi Hiến pháp, nhưng cuối cùng là những con số không vĩ đại, đối với những vấn đề mà xã hội mong muốn cải cách nhiều nhất. Ông Dương Trung Quốc tuyên bố đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết, đây là điều rất buồn nhưng phải cười vì chỉ là trò hề dân chủ mà thôi.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin tổng hợp sb7-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy- Từ nhiều năm qua, người dân oan các tỉnh miền Nam đổ về Hà Nội để khiếu nại đất đai bị địa phương trưng thu mà không bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng đã trở nên bình thường, đến nỗi không ai chú ý sự có mặt của họ, những người nông dân nghèo khổ không có nổi tiền đi xe để trở về nhà sau mỗi lần nộp đơn khiếu kiện. Văn phòng thanh tra chính phủ, văn phòng tiếp dân, văn phòng Quốc hội hay những cơ quan có vẻ như có trách nhiệm đối với oan sai của người dân đều được dân oan cả nước tìm về. Họ không trông mong sẽ được giải quyết ngay lập tức nhưng sự hy vọng hồ sơ sẽ đựơc mở ra khiến nhiều người bán cả nhà cửa, vật dụng trong nhà để đi tìm công lý.
Hai ngày 29 và 30 vừa qua, người dân oan của nhiều tỉnh thành một lần nữa lại đổ về Hà Nội. Họ không tập trung một chỗ mà phân tán ra nộp đơn đến nhiều cơ quan nhà nước trong đó có văn phòng tiếp dân tại đường Ngô Thì Nhiệm. Sự tập trung của người dân được nhà nước luôn quan tâm không phải vì nguyện vọng của họ mà vì lý do ổn định chính trị. Không ít trường hợp người dân oan bị đàn áp nhưng cảnh tượng chửi bới của người thi hành phận sự đối với người dân ít xảy ra nhưng không phải là hiếm. Hôm nay có rất nhiều tỉnh có mặt thứ nhất là Nam Định, thứ hai là An Giang rồi Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, dân các tỉnh rất đông.
Mỗi lần về Hà nội nộp đơn khiếu nại thì người dân các tỉnh miền Nam lại một lần mất đi chút tài sản hiếm hoi trong nhà. Họ chấp nhận cuộc sống trôi dạt như người vô công rỗi nghề mặc dù xuất thân là nông dân đã quen thuộc với nắng gió ruộng đồng. Một dân oan Tiền Giang kể lại việc chờ đại biểu quốc hội hôm nay để nộp đơn như đã từng làm hàng chục năm qua. Bà này cho biết Công an theo dõi họ từng bước, làm khó dễ đủ bề. Tuy nhiên họ vẫn kiên nhẫn và ước mong ngày nào công lý sẽ soi sáng cho họ.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Saigon - Vào chủ nhật vừa qua tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Saigon, các tu sĩ của dòng này đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm những buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình đã diễn ra thường xuyên tại đây trong suốt 2 năm qua. Thánh lễ do cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Thư ký Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chủ tế và cha Andre Nguyễn Ngọc Dũng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Mai Thôn Thanh Đa-Saigon giảng lễ. Trước thánh lễ, cha Antôn Lê Ngọc Thanh đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho trường hợp của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới bị xử tại tòa án tỉnh Long An ngày 16 tháng 5, cầu nguyện cho tám thanh niên Công giáo và Tin lành tại Vinh bị xử phúc thẩm ngày 23 tháng 5 và đặc biệt là cầu nguyện cho những ngư dân tại Quảng Ngãi luôn bị Trung Cộng đe dọa tính mạng và tài sản mỗi khi ra biển đánh bắt. nhưng ngư dân này lại không được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bảo vệ.
isb1  1 -large-content copy copy copy copy copy copy

Mẹ của Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung và mẹ của Nguyên Kha là bà Nguyễn Thị Kim Liên cũng có mặt trong buổi lễ, hai bà đã cám ơn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và cộng đoàn giáo dân nơi đây vì tình liên đới và lời cầu nguyện của họ dành cho các con và gia đình các bà. Tin cho biết trước khi thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình diễn ra, toàn bộ điện lưới Nhà thờ và Tu viện đã bị mất, trong khi tại các cơ sở xung quanh Nhà thờ và Tu viện vẫn có bình thường. Người phụ trách đã gọi đến sở điện lực nhưng đến khoảng 22 giờ, nghĩa là sau khi thánh lễ kết thúc sở điện lực mới cho người đến xem xét. Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào lúc 8 giờ tối Chúa nhật cuối mỗi tháng. Thánh lễ này liên tục được tổ chức từ tháng 5 năm 2011 đến nay
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Tây Ninh - Một người đàn ông Việt dính vào đường dây buôn người sang Trung Cộng, vừa bị kết án 12 năm tù giam tại tỉnh Tây Ninh. Người đàn ông 49 tuổi, cư dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, khai nhận đã lần lượt gạ bán 18 cô gái sang Trung Cộng. Dính tới đường dây buôn người của ông này còn có vợ của ông 49 tuổi cùng bốn người khác tuổi từ 26 đến 54, đều ngụ tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Theo cáo trạng của tòa án mở tại Tây Ninh, người này có con gái lấy chồng Trung Cộng. Từ Tháng 4 năm 2012, vợ chồng ông này theo con gái sang Trung Cộng sinh sống.
isb1  3 -large-content copy copy copy copy copy copy copy copy
Tại đây ông gặp một người Trung Cộng móc nối, yêu cầu về Việt Nam tìm các cô gái ở quê đưa sang Trung Cộng gả bán cho các ông địa phương cần vợ. Hám tiền, ông này thiết lập mối quan hệ với bốn người nữa cùng với vợ của ông, chiêu dụ các phụ nữ Việt Nam và nói là sang Trung Cộng tìm việc làm. Ông này đã lần lượt đưa 18 cô gái sang Việt Nam bán. Tháng 8 năm ngoái đương sự đích thân về nước định đưa thêm hai cô gái nữa sang Trung Cộng, nhưng lần này bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất cùng với hai cô gái nạn nhân khi đang làm thủ tục. Tất cả sáu người bị điệu ra tòa lưu động tại tỉnh Tây Ninh.

Các bị cáo nói trên bị kết án từ mức nhẹ nhất là 3 năm cho đến nặng nhất là 12 năm tù giam. Trước đó một ngày, công an Trung Cộng cũng đã chặn hai chiếc xe hơi đang lưu thông trên xa lộ thuộc tỉnh Quảng Tây, giải cứu một phụ nữ Việt và bắt 7 người đàn ông Trung Cộng can tội buôn người. Hai nghi can trong số này là cư dân tỉnh Vân Nam thú nhận đã lừa cô gái Việt nói trên, định đưa sang Trung Cộng bán cho những người đang cần vợ. Trong vòng bốn năm qua, công an Trung Cộng đã khám phá hơn 11,000 tổ chức buôn người, giải cứu ít nhất 54,000 trẻ em bị bán sang Trung Cộng. Riêng trong năm 2012, khoảng 90 trẻ em bị bán sang Trung Cộng làm con được giải cứu.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Trong khi Nhà cầm quyền Hà Nội cả quyết tổng số nợ công của Việt Nam chỉ chừng 55.4% GDP, thì Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Cộng sản Việt Nam cho biết nợ công của Việt Nam đã lên tới 95% GDP. Trước nay chế độ Hà Nội vẫn cho rằng, tổng số nợ công của Việt Nam vẫn còn dưới mức 60% GDP và vì vậy vẫn an toàn. Hà Nội định nghĩa tổng nợ công là nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của trung ương và địa phương nhưng không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước. isb1  6 -large-content copy copy copy copy

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Cộng sản Việt Nam thì tin là cách tính toán nơ công chưa chính xác. Để có con số chính xác, cần phải cộng thêm cả nợ của hệ thống ngân hàng, nợ của các Doanh nghiệp nhà nước, nợ bằng trái phiếu không được nhà nước bảo lãnh. Với cách tính này, nợ công của Việt Nam hiện chiếm khoảng 95% GDP. Trong một báo cáo ghi nhận kết quả nghiên cứu về nợ công, Uỷ ban này nhận xét rủi ro lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam không nằm ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách, mà tiềm ẩn trong những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước và rất có thể Việt Nam sẽ phải xuất công qũy để trả.

Đây chính là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công ở Việt Nam. Hiện nay, khoản nợ của khu vực tư nước ngoài không được nhà nước bảo lãnh đang chiếm chừng 10.6% GDP. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Cộng sản Việt Nam còn ghi nhận nợ trong hệ thống ngân hàng xấp xỉ khoảng 16.5% GDP. Tỷ lệ đó rõ ràng đã vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP mà các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế IMF khuyến cáo và bỏ xa tỷ lệ được công bố của Economist
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Trong khi du khách ở những quốc gia trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Miến Điện đều tăng vọt, thì thống kê cho thấy du khách vào Việt Nam liên tục 3 tháng liền đã giảm ít nhất là 9%. Một bài báo trong nước cho rằng đây là hậu quả của việc quản lý lỏng lẻo, để nạn lường gạt, chặt chém tràn lan, làm xấu hình ảnh du lịch Việt Nam. Tổng cục thống kê cho biết lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 chỉ đạt 558,000 người, và là tháng thứ 3 liên tiếp lượng khách quốc tế bị sụt giảm. Như vậy tính từ đầu năm đến nay trong 5 tháng số du khách đến Việt Nam là 2.9 triệu lượt người, giảm 1.5% so với năm trước. isb1  7 -large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy

Thống kê cho thấy khách đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung cộng, Nam Hàn, Úc, Nga, nhưng số khách từ những quốc gia sút giảm nhiều là từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan. Thống kê cũng cho thấy số lượng du khách nội địa cũng giảm hẳn, mà các chuyên gia của Cộng sản Việt Nam cho rằng vì người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu để thích ứng tình hình kinh tế suy thoái hiện nay. Những chuyên gia quốc tế thì ghi nhận ngành du lịch Việt Nam thiếu chuyên nghiệp, từ hạ tầng giao thông, phương tiện vận chuyển yếu kém, lạc hậu, không có những dịch vụ du lịch có giá trị, đặc biệt là giá cao mà chất lượng thấp. Một chuyên gia cho biết giá tour tại Việt Nam cao hơn các nước khác trong khu vực đến 30%, và nạn chặt chém cũng là một trong những điều mà du khách than phiền nhiều nhất.
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
vc

Ông Nguyễn Tấn Dũng tới Singapore theo lời mời của Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long, và sẽ có bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Theo báo chí Việt Nam, ông Dũng sẽ phát biểu 'nhằm thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế'.

Ông cũng sẽ lặp lại quan điểm bấy lâu nay rằng 'Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước'.

Ngoài ra, theo trang web của chính phủ Việt Nam, ông Dũng sẽ đề cập tới 'những vấn đề quan trọng của khu vực như: hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông'.

Đối thoại Shangri-La được tổ chức lần đầu vào năm 2002 tại Singapore, và đã trở thành diễn đàn thường niên có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực và quốc tế.

Tại cuộc đội thoại này, các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là dịp để các nước bày tỏ quan điểm về chính sách quốc phòng, an ninh của mình.
by Lý Tưởng Người Việt
tg06

Tại Trung Quốc, một nhóm gia đình đã lên án Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cho rằng ông không phát động cải cách chính trị. Họ nói ông Tập đang đưa Trung Quốc "đi thụt lùi trở lại chủ nghĩa Mao-ít nguyên thủy*"

Trong một thư ngỏ công bố hôm nay trên trang mạng của tổ chức Nhân Quyền Trung Quốc có trụ sở đặt ở New York, một nhóm đấu tranh của các bà mẹ của nạn nhân trong biến cố Thiên An Môn đòi giới lãnh đạo Trung Quốc mở đối thoại và đánh giá lại vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989, đã giết chết tới 3.000 người biểu tình.

Nhóm này đã nhiều lần đòi nhà nước Trung Quốc công bố một danh sách đầy đủ tên tuổi của những người đã chết, và bồi thường cho thân nhân của họ.

Bức thư mới nhất nói "một trạng thái tuyệt vọng chung đang tràn ngập" xã hội Trung Quốc, và trong giới lãnh đạo cận đại, không có nhân vật nào là một nhà cải cách đúng nghĩa, kể cả ông Tập Cận Bình, mới lên nắm chức Chủ tịch nước trong năm nay.

Lá thư kết thúc với câu: "chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng lại cho tới khi nào biến cố 4 tháng 6 được đánh giá lại, và linh hồn các nạn nhân được an nghỉ. "

Bắc Kinh cho tới nay vẫn chưa cung cấp số tử vong chính thức trong vụ đàn áp bị toàn thế giới lên án.

Các số liệu không chính thức ước lượng số người bị giết trong biến cố Thiên An Môn là từ khoảng 200 tới hơn 3000 người.
by Lý Tưởng Người Việt
tg05

Lê VyCác báo Pháp hôm nay khá quan tâm đến thời sự tại châu Á. Báo Le Monde có bài viết : « Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ». Sau chuyến công du ba ngày của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tokyo sẽ xóa nợ cho Miến Điện và cam kết tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chuyến công du vừa qua minh chứng cho việc Nhật Bản muốn quay trở lại giúp đỡ Miến Điện đang trong thời kỳ khôi phục sau nhiều thập niên chìm đắm trong chế độ độc tài quân sự. Đây chính là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Miến Điện cần sự hỗ trợ của Nhật Bản để phát triển kinh tế và tiến hành cải cách. Ngược lại, Nhật Bản cũng cần đến Miến Điện để chống lại ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.

Với tham vọng trở thành đối tác số một của Miến Điện, Nhật Bản khẳng định xóa 2,9 tỷ đô-la tiền nợ (2,24 tỷ euro) cho Miến Điện. Đồng thời, Nhật còn tài trợ nửa tỷ đô-la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án xây dựng khu công nghiệp và cảng Thilawa, cách Rangoon 25km về phía nam.

Giàu tài nguyên, giá cả nhân công rẻ nhất khu vực, Miến Điện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Từ sau ngày Miến Điện giành độc lập cho đến những năm 1980, Nhật Bản là nhà tài trợ hào phóng nhất của Miến Điện và là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận cuộc đảo chính tại Miến Điện. Mặc dù sau đó, Miến Điện bị cắt các khoản viện trợ khác, chỉ còn mỗi viện trợ nhân đạo, nhưng, Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ thương mại với Miến Điện để tránh cho đất nước này rơi vào tay thao túng của Trung Quốc. Từ năm 2003, trái với Hoa Kỳ và châu Âu, Tokyo chưa bao giờ áp đặt trừng phạt lên Miến Điện.

Tuy nhiên hiện nay, về mặt đầu tư, Nhật Bản đứng xa sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Thậm chí, sau khi giỡ bỏ trừng phạt vào năm 2013, số lượng các doanh nhân Nhật Bản đến Miến Điện làm ăn cũng chỉ đạt hơn 4000 người/tháng theo tổ chức ngoại thương Nhật.

Nhật tăng cường sự hiện diện tại Miến Điện giúp đất nước này giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đầu tư 14 tỷ đô-la vào Miến Điện và nhiều vấn đề đã bắt đầu nảy sinh : Thiếu minh bạch, vấn đề xã hội và tác hại đến môi trường. Bài báo lấy ví dụ việc khai thác đồng tại Miến Điện với sự hợp tác của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối hồi tháng 11 vừa rồi và sau đó, đã bị trấn áp.

Bài báo kết luận, việc Nhật có tiếp tục nhận được ưu ái của Miến Điện hay không còn phụ thuộc vào lợi nhuận mà Nhật mang lại cho dân chúng địa phương. Nhận định của báo cánh tả Nhật Asahi như sau : Nhật không nên chỉ làm việc với các quan chức lãnh đạo, mà còn phải quan tâm đến người dân, trong một đất nước đang trong quá trình dân chủ hóa.

Dân Bắc Triều Tiên vượt biên bị Lào và Trung Quốc trả về

Vẫn trong dòng thời sự tại châu Á, báo Công giáo La Croix có bài viết cho biết 9 người « đào ngũ »Bắc Triều Tiên trong độ tuổi từ 15-23 đã chạy trốn khỏi đất nước để đến Lào. Hai hôm trước, họ đã bị cưỡng bức  hồi hương và có nguy cơ phải vào trại cải tạo và lãnh án tử hình.

Hiện nay, có 25 000 người tị nạn bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc. Cũng giống như đồng hương của mình, từ nhiều tháng nay, 9 người này đã chạy trốn sang biên giới Trung Quốc bằng đường bộ. Sau đó, họ cố đến một nước thứ 3 như Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Cambốt hay Thái Lan) để cuối cùng chạy sang Séoul.

Lào được xem như một quốc gia quá cảnh khá chắc chắn cho những người «đào ngũ » Bắc Triều Tiên. Việc Trung Quốc gửi trả những người này về nước làm cho giới bảo vệ nhân quyền bức xúc. Theo ông Phil Robertson, phó-chủ tịch phục trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch: « Lào và Trung Quốc đã thể hiện vẻ dửng dưng trước việc cho chính phủ Bắc Triều Tiên buộc 9 người này hồi hương mà không cho họ tị nạn ».

Lào cho phép những người này quá cảnh, nhưng Trung Quốc lại xem đây là những người di cư kinh tế chứ không phải là tị nạn chính trị. Tùy thuộc vào lợi ích, vào từng thời điểm khác nhau mà Trung Quốc cho phép dân Bắc Triều Tiên  cư trú trên lãnh thổ của mình (dự tính có ít nhất 200 000 cư dân bất hợp pháp). Thế nhưng, thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng tung ra các chiến dịch cưỡng bức hồi hương nhằm đe dọa và giảm thiểu số lượng dân Bắc Triều Tiên ùa sang Trung Quốc.

Những nhà bảo vệ nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đã thể hiện sự phẫn nộ vào hôm qua và cho rằng Séoul đã không bảo vệ họ. Tại Hàn Quốc, bộ Ngoại giao đang chịu nhiều sức ép và bị chỉ trích gay gắt, bởi vì vào thời điểm Lào buộc 9 người này hồi hương, đại sứ Hàn Quốc tại Vientiane có biết chuyện.

Một khi bị gởi trả về nước, 9 người này có nguy cơ nặng nhất là lãnh án tử hình nếu như chứng cứ có thể chứng minh là họ cố tìm đến lánh nạn tại Hàn Quốc.

Trung Quốc : « khát khao » thâu tóm các công ty trên thế giới

Báo Les Echos hôm nay thông báo Trung Quốc muốn mua lại công ty kinh doanh du lịch Club-Med của Pháp với bài viết : « Club-Med : Có nên lo sợ con rồng Trung Quốc ?». Báo Le Monde trong mục Kinh tế cũng có bài viết cho biết tập đoàn Song Hối (Shuanghui) của Trung Quốc mua lại công ty chế biến và kinh doanh thịt lợn lớn nhất của Mỹ Smithfield Food, đồng thời cũng là lớn nhất thế giới, với giá 7,1 tỷ đô-la.

Ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tập đoàn Song Hối của Trung Quốc có trụ sở ở Hồng Kông, đã thông báo vào ngày 29-5 cho biết đã ký hợp đồng mua lại Smithfield Foods với giá 4,7 tỷ USD. Song, nếu tính cả các khoản nợ hiện nay của Smithfield Foods thì tổng giá trị của hợp đồng chuyển nhượng lên tới 7,1 tỷ USD. Đây chính là vụ thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc tại vùng Bắc Mỹ, sau vụ mua lại công ty dầu khí Nexen của Canada vào tháng 7/2012 với giá 15,1 tỷ USD.

Nhập khẩu của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng thịt lợn của Mỹ trong thập kỷ qua đã tăng gấp 7 lần. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ số một thịt lợn trên thế giới với 40 kg/người/năm. Việc công ty Song Hối mua lại công ty hàng đầu của Mỹ cũng không xóa đi tai tiếng của một loạt các vụ bê bối trong ngành thực phẩm tại Trung Quốc. Trong tuần này, 5 người đã bị buộc tội nặng vì đã tiêm một hóa chất độc hại sử dụng trong thú y vào thịt lợn.

Vào năm 2011, cái tên Song Hối cũng đã bị nêu lên trong một vụ gian lận thực phẩm và Tổng giám đốc của công ty đã có lời xin lỗi trước công chúng. Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc không ngừng gia tăng, kèm theo một nhu cầu cao về thịt lợn. Thứ Tư vừa rồi, tổng giám đốc của công ty Song Hối đánh giá việc mua lại công ty của Mỹ nhằm « đáp ứng nhu cầu thịt lợn cao cấp ngày càng cao của dân Trung Quốc ». Để kết thúc, bài báo nêu lên nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể xảy ra cho người tiêu dùng Mỹ.

Pháp-Đức : tình hữu nghị quay trở lại.

Về thời sự châu Âu, các báo Pháp đều có bài nói về quan hệ Pháp – Đức, nhân chuyến công du Paris, ngày hôm qua của thủ tướng Angela Merkel.

Đối với Le Monde, "cặp Pháp Đức quay trở lại làm việc ».  Tờ báo nhận định, sau nhiều tháng "căng thẳng hữu nghị", một sự tin tưởng lẫn nhau đã dần dần được tái lập giữa hai vị lãnh đạo. Trước, đó, ngày 22/05, vào lúc chủ tịch châu Âu chuẩn bị khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh, sự kiện hiếm thấy là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã không dự và gặp riêng với nhau để thảo luận về một số chủ đề châu Âu.

Một trong những điểm đáng chú trong chuyến sang Paris lần này của thủ tướng Đức, theo báo kinh tế Les Echos, là  "bà Angela Merkel chấp thuận (quan điểm) về chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro".

Cách nay chưa đầy 8 ngày, nhiều thông tin nói đến những khó khăn trong quan hệ Pháp Đức, thì giờ đây, hai bên đã tìm được những đồng thuận mới trong việc quản lý khủng hoảng và về tương lai của khu vực đồng euro.

Les Echos nhận định, nội dung chính của cái gọi là "đóng góp chung" mà Pháp và Đức đưa ra ngày hôm qua, tại Paris, chỉ là việc thủ tướng Angela Merkel ngả theo ý tưởng của Pháp về một chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro. Bà Merkel tuyên bố rằng để giúp tránh tình trạng thâm hụt ngân sách hiện này thì việc chỉ dựa vào Hiệp ước ổn định là không đủ. Theo lãnh đạo Đức, cần phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các chính sách kinh tế bên trong khu vực đồng euro.

Nói tóm lại, theo Les Echos, Pháp Đức đồng thuận về phương hướng kinh tế chung cho khu vực đồng euro và cần phải theo ý tưởng xây dựng một chính phủ kinh tế, thì cần phải có một chủ tịch chuyên trách để chủ trì các cuộc họp thường xuyên hơn của các bộ trưởng thành viên eurozone.

Trong khi đó, Le Figaro thì mỉa mai là « Hollande và Merkel làm giả bộ đồng thuận hữu hảo ». Lần đầu tiên, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức ra được một thông cáo chung, trước cuộc họp sắp tới của Hội đồng châu Âu sẽ được tổ chức vào tháng Sáu. Qua đó, Paris và Berlin muốn thể hiện các đồng thuận chung cho dù vẫn tồn tại các điểm bất đồng giữa hai bên.

Theo Le Figaro, tuyên bố chung Pháp Đức, gồm 8 trang, có nội dung "củng cố sự ổn định và tăng trưởng của châu Âu". Mục đích của văn bản này là chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu, được tổ chức trong các ngày 27 và 28 tháng Sáu, với trọng tâm là tạo việc làm cho giới trẻ.

Tờ báo đánh giá rằng việc Pháp và Đức cùng nhau soạn thảo bản "đóng góp chung" không có gì là mới mẻ vì nó giống như dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy. Vào thời điểm đó, Paris và Berlin thường xuyên tham khảo nhau trước khi có các Thượng đỉnh châu Âu. Le Figaro nhắc lại là trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, ông Hollande đã từng tuyên bố sẽ đoạn tuyệt với phương cách phối hợp này.

Đối với Le Figaro, sau những căng thẳng trong quan hệ song phương, cuộc gặp ngày hôm qua tại Paris giữa ông Hollande và bà Merkel có mục đích làm dịu tình hình. Cho dù hai bên muốn thể hiện những đồng thuận, nhưng các bất đồng giữa Paris và Berlin về chủ đề chính vẫn tồn tại: Đó là làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng ? Đức muốn Pháp đẩy nhanh và mạnh các cải tổ. Còn Paris muốn Berlin thể hiện rõ hơn "tình đoàn kết châu Âu". Xét trên góc độ này, bản tuyên bố chung giữa hai nước không mang lại điều gì mới. Đức không cam kết gia tăng hỗ trợ tài chính để khuyến khích các đối tác châu Âu thực hiện những cải cách được đánh giá là tốn kém và không được lòng dân. Nhượng bộ duy nhất của thủ tướng Merkel là bản tuyên bố chung đề cập đến những cơ chế liên đới, bao gồm những biện pháp khuyến khích tài chính, nhưng có giới hạn và có điều kiện để cùng hỗ trợ các nỗ lực của các nước thành viên.

Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn thất thế ?

Chỉ gần 3 năm từ khi tập đoàn Apple của Mỹ cho ra đời chiếc Ipad  đầu tiên vào năm 2010, người ta vẫn chưa thực sự biết được công dụng của nó. Thế nhưng, chiếc « đá tảng » điện tử này đã nhanh chóng xâm nhập vào các hộ gia đình và giờ đây đã có mặt trên thị trường chuyên nghiệp. Báo Le Monde trong mục Kinh tế-doanh nghiệp có bài viết mang tựa : « Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn hết chiếm ưu thế ».

Theo kết quả điều tra của cabinet IDC vừa đăng thì máy tính bảng đang chiếm ưu thế hơn máy tính để bàn. Ước tính là vào năm 2015 sẽ bán ra 332 triệu máy tính bảng trong khi đó chỉ có 322 triệu máy vi tính để bàn. Máy tính bảng có các đặc tính tiến bộ hơn máy để bàn như nhẹ hơn, nhanh hơn và bây giờ, người ta cũng sử dụng nó ngay cả trong công việc. Ngoài hãng quả táo, Samsung cũng là nhà sản xuất chiến lược mặt hàng này, bên cạnh đó còn có Amazon và Google. Trong khi đó, các trụ cột sản xuất PC như Microsoft, HP, Dell đang gặp khó khăn. Các công ty này cũng thử vận may thâm nhập thị trường máy tính bảng, nhưng cho tới lúc này vẫn không thành công. Lợi nhận của Intel đã giảm 25% vào quý đầu năm này. Bài báo đặt câu hỏi : liệu PC còn có tương lai chăng ? Một số đang tưởng tượng ra chiếc máy tính trong tương lai sẽ là dạng lai giữa máy để bàn và máy tính bảng.
by Lý Tưởng Người Việt
tg04

Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói rằng Nga đã bắt đầu thực hiện một số hợp đồng cung cấp vũ khí, nhưng ông không cho biết phải chăng số vũ khí mà Moskova giao cho Damascus bao gồm những loại phi đạn phòng không gây nhiều tranh cãi.

Tổng thống Assad đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm nay trên đài truyền hình Al-Manar. Đây là một đài truyền hình nằm dưới sự kiểm soát của một đồng minh thân cận của ông Assad là nhóm dân quân Hezbollah của người Hồi giáo Shia ở Li Băng. Ông nói:

"Những hợp đồng với Nga không liên quan tới vụ khủng hoảng hiện nay. Chúng tôi đã điều đình với họ về nhiều loại vũ khí khác nhau từ nhiều năm nay. Nga và Syria có quyết tâm thực hiện những hợp đồng này. Vì vậy, điều mà tôi muốn nói là chuyến viếng thăm Nga của ông Netanyahu và vụ khủng hoảng này không ảnh hưởng tới việc nhập khẩu vũ khí, và tất cả những gì mà chúng tôi đã thỏa thuận với Nga sẽ được thực hiện và một số đã được thực hiện hồi gần đây. Chúng tôi và Nga tiếp tục thực hiện những hợp đồng này."

Israel cho biết họ xem hệ thống phi đạn phòng không S-300 mà Nga bán cho Syria là một mối đe dọa cho an ninh của họ.
Ông Salem al Meslet, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria thuộc phe đối lập, nói rằng Tổng thống Assad chỉ muốn tiêu diệt Syria.

"Tên tội phạm này có thể làm bất cứ chuyện gì. Cho tới nay đã có ba hoặc 4 vụ tấn công mà Israel đã thực hiện trên lãnh thổ Syria. Nhưng chế độ này chẳng có hành động nào cả. Tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy và chứng kiến là dội bom các thành phố. Tôi không nghĩ là chế độ này có thể thực hiện một vụ tấn công nào bên ngoài biên giới Syria."

Hôm thứ Năm, trong lúc báo chí loan tin về việc Nga đã giao phi đạn S-300 cho Syria, báo chí ở Israel trích lời một giới chức cấp cao trong chính phủ nói rằng quốc gia Do Thái này sẽ có hành động khi hệ thống phi đạn S-300 ở Syria bắt đầu hoạt động.

Nhật báo Haaretz ở Israel trích lời Cố vấn An ninh Quốc gia Yaakov Amidror nói rằng phải mất từ 3 đến 6 tháng thì những hệ thống phòng không như vậy mới có thể bắt đầu hoạt động.
by Lý Tưởng Người Việt
tg03

Chính phủ Miến Điện và phe nổi dậy sắc tộc Kachin đã đạt được một thỏa thuận ngưng bắn tạm thời nhằm chấm dứt 2 năm giao tranh đã buộc gần 100.000 người phải dời cư.

Theo thỏa thuận đạt được hôm qua sau 3 ngày đàm phán, giao tranh sẽ ngưng và các cuộc thảo luận sẽ được tổ chức về những đòi hỏi của người Kachin, đòi nhiều quyền chính trị và quyền tự trị rộng rãi hơn.

Các cuộc đàm phán ở miền Bắc Miến Điện diễn ra dưới sự giám sát của các đại diện Liên Hiệp Quốc, chính phủ Trung Quốc, và các sắc tộc thiểu số Miến Điện.

Nói chuyện với ban tiếng Miến Điện của Đài VOA, nhà ngoại giao Trung Quốc Lu Zhi nói rằng Trung Quốc đã tiếp tay trong các cuộc thương thuyết sau khi nhận được yêu cầu của cả hai bên trong vụ xung đột.

Ông Lu nói ông tin rằng cuộc đàm phán ở Myanmar, tức Miến Điện là một vấn đề nội bộ, Trung Quốc là một nước láng giềng hữu nghị của Myanmar, được cả hai bên tranh chấp yêu cầu cung cấp những sự hỗ trợ cần thiết dựa trên quy tắc triệt để tôn trọng chủ quyền của Miến Điện.

Thỏa thuận 7 điểm vừa đạt được qui định việc chấm dứt những hành động thù nghịch, mở một cuộc đối thoại chính trị và thiết lập các ủy ban giám sát hỗn hợp.

Các bên cũng đồng ý bắt tay vào việc để giúp tái định cư những người dời cư.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Rangoon hôm nay ra thông cáo hoan nghênh các cuộc đàm phán.

Người Kachin là nhóm sắc tộc chính duy nhất của Miến Điện không ký một thỏa thuận ngưng bắn, kể từ khi chính phủ cải cách của Tổng Thống Thien Sien lên cầm quyền hồi năm 2011.
by Lý Tưởng Người Việt
ticad

Trọng Thành - Theo báo chí Nhật Bản, trong hội nghị Nhật Bản – Châu Phi khai mạc ngày mai 01/06/2013, thủ tướng Nhật sẽ chính thức tuyên bố cấp cho Châu Phi 10 tỷ đô la viện trợ phát triển trong vòng 5 năm. Hiện tại Trung Quốc là đối thủ số một của Nhật trong các đầu tư vào Châu Phi.

Các nhật báo Nikkei và Sanki cho biết, thủ tướng Shinzo Abe sẽ có lời tuyên bố kể trên nhân dịp Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển Châu Phi, gọi tắt là TICAD, được tổ chức 5 năm một lần, sẽ diễn ra tại thành phố Yokohama trong ba ngày. Hội nghị Nhật Bản – Châu Phi có sự tham gia của các lãnh đạo của khoảng 40 nước Châu Phi. Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Liên Hiệp Châu Phi tham gia đồng tổ chức hội nghị này.

Trọng tâm của hội nghị Nhật Bản – Châu Phi lần thứ năm là nỗ lực của giới lãnh đạo Nhật Bản gia tăng hiện diện tại lục địa giầu tài nguyên khoáng sản này và là một thị trường phát triển đầy tiềm năng. Theo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Phi (BAD), tăng trưởng toàn châu lục sẽ đạt con số 4,8% trong năm 2013 và 5,3% năm 2014. Thu nhập bình quân của Châu Phi hiện nay đã vượt quá 1.000 đô la/người/năm, theo chủ tịch BAD.

Kể từ hội nghị Nhật Bản – Châu Phi lần thứ tư năm 2008 đến nay, tình hình đã có nhiều thay đổi.  Kể từ năm 2009, Bắc Kinh đã vượt lên trở thành đối tác thương mại thứ nhất của lục địa này. Năm 2012, trao đổi thương mại Trung Quốc – Châu Phi đạt con số gần 200 tỷ đô la. Trong khi đó, đầu tư và thương mại của Nhật Bản với Châu Phi chỉ là 2%, một tỷ trọng còn rất nhỏ trong tổng lượng trao đổi quốc tế của Nhật, và tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ trọng của kinh tế Châu Phi trong nền kinh tế toàn cầu.

Tháng 7/2012, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng gấp đôi tín dụng cho Châu Phi, dự kiến sẽ ở mức 20 tỷ đô la năm 2015. Trong khi đó, theo nhật báo kinh tế Nikkei, tổng số các đầu tư tư nhân và nhà nước của Nhật tại Châu Phi có thể đạt khoảng 30 tỷ đô la vào năm 2018.
by Lý Tưởng Người Việt
louxor

Thụy My - Sự kiện một khách du lịch trẻ tuổi Trung Quốc vẽ bậy lên một di tích cổ ở Louxor, Ai Cập đã gây tranh cãi mạnh mẽ tại nước này, khiến chính quyền Bắc Kinh lo ngại trước hiện tượng liên tục xảy ra những hành động vô văn hóa của công dân mình ở ngoại quốc. Bản tin Reuters hôm nay 30/05/2013 nhận định như trên.

« Đinh Cẩm Hạo (Ding Jinhao) đã đến đây », dòng chữ do một thiếu niên 15 tuổi vẽ lên ngôi đền của pharaon Amenhotep III, Ai Cập không phải là sự cố đầu tiên mà du khách Trung Quốc gây ra.

Từ việc đưa ra giấy chứng nhận đăng ký kết hôn giả để được giảm giá khi đi nghỉ ở Maldives, cho đến việc cha mẹ để trẻ em đại tiện trên sàn một sân bay Đài Loan, có vô số các ví dụ về thái độ thiếu văn hóa của những người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Lần này sự kiện ở Louxor đã gây ra một làn sóng phản ứng trên các blog ở Trung Quốc, từ chán ngán cho đến phẫn nộ.

Liu Simin, thuộc Trung tâm nghiên cứu về du lịch của Viện Hàn lâm Trung Quốc chống chế : « Nói một cách khách quan, du khách chúng ta là một loại tương đối kém văn minh. Việc đi du lịch ngoại quốc là một xu hướng sang trọng mới. Những người Trung Quốc có khả năng ra nước ngoài so kè với nhau và thích khoe của. Nhiều du khách Trung Quốc chỉ mới xuất ngoại lần đầu, họ không hề có kinh nghiệm và bất chấp các quy định, các chuẩn mực ở ngoại quốc ».

Hành vi của Đinh Cẩm Hạo ở Ai Cập đã gây tác động mạnh cho đến nỗi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc buộc lòng phải lên tiếng. Ông Hồng Lỗi nhận định : « Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc ra nước ngoài. Chúng tôi hy vọng du lịch sẽ cải thiện tình hữu nghị với các nước, và cũng hy vọng rằng khách du lịch Trung Quốc sẽ tuân thủ các luật lệ, quy định tại chỗ, và có thái độ đúng đắn ».

Trước đó một số nhân vật có trách nhiệm cũng đã lên án thái độ của một số du khách Trung Quốc ở nước ngoài, lo sợ rằng sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh quốc tế của nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới.

Phó thủ tướng Uông Dương (Wang Yang) vào đầu tháng đã nêu ra « thái độ thiếu văn minh » của khách du lịch Trung Quốc – một nhận xét được các phương tiện truyền thông chính thống đồng loạt đưa lại. Ông nói : « Họ xô đẩy, chụp giựt ở nơi công cộng, họ khắc tên mình lên các địa điểm du lịch, họ bất chấp đèn tín hiệu lưu thông và khạc nhổ khắp nơi. Tất cả những hành động này gây tổn hại cho hình ảnh đất nước chúng ta và tạo hậu quả tai hại ».

Chính quyền đã cho đăng trên trang web chính phủ các hướng dẫn về ứng xử cho du khách Trung Quốc, chỉ dẫn cụ thể là nên ăn mặc đàng hoàng, làm thế nào để xếp hàng và không nên la lối um sùm ngoài đường.

Năm ngoái có trên 83 triệu người Trung Quốc hàng năm ra nước ngoài du lịch, tiêu xài 102 tỉ đô la. Đây là con số chi tiêu kỷ lục, theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Dự kiến số du khách Trung Quốc đi du lịch ngoại quốc đến năm 2020 sẽ lên đến 200 triệu người.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hoa Thịnh Đốn sb1-large-content copy copy copy copy copy copy copy- Tiểu ban đặc trách nhân quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ tổ chức buổi điều trần về Cuộc Đàn Áp Tiếp Diễn Của Chính Quyền Việt Nam dưới sự chủ tọa của Dân Biểu Christopher Smith. Buổi điều trần sẽ cập nhật cho Hạ Viện về sự leo thang vi phạm nhân quyền mới đây như việc đàn áp các cuộc dã ngoại cho nhân quyền, vụ xử án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha và việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Đây sẽ là buổi điều trần thứ 3 về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong vòng một tháng rưỡi, cho thấy sự quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ đối với vấn đề nhân quyền tạiViệt Nam.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Gia Lai - Như một bằng chứng cho việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, tin hôm nay cho biết một tòa án Việt Nam vừa tuyên các án tù dài hạn đối với 8 người bị cáo buộc tìm cách thành lập nhà nước riêng cho dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tòa án tỉnh Gia Lai vừa tuyên tổng cộng 63 năm tù giam đối với 8 người tuổi từ 32 đến 73, được gọi là đối tượng chủ chốt của tà đạo Hà Mòn, mà Hà Nội cho rằng đã nhận sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức phản động Fulro lưu vong nước ngoài, lôi kéo, kích động bà con dân tộc thiểu số trong khu vực Tây Nguyên thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Theo bản tin này,sb4-large-content copy copy copy năm 2002, ông Y Gyin, một trong 8 bị cáo, đã bịa đặt ra câu chuyện Đức mẹ hiện hình ở xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum, còn gọi là Đức mẹ Pluk, để tuyên truyền, lôi kéo người dân tụ tập, phản đối chủ trương của tỉnh Kon Tum, và phát triển có thành đạo Hà Mòn và mở rộng hoạt động ở Tây Nguyên. Cộng sản Việt Nam tố cáo rằng từ năm 2008, tổ chức người Thượng lưu vong ở Mỹ do ông Kơk Ksor cầm đầu, đã lợi dụng triệt để nhóm đạo Hà Mòn để lôi kéo, kích động bà con dân tộc thiểu số ở các buôn làng trong khu vực Tây Nguyên, sử dụng phương thức bất bạo động.L

ợi dụng tôn giáo và dân tộc để lôi kéo người dân, tập hợp lực lượng, chuẩn bị điều kiện để thành lập nhà nước riêng với dự tính sẽ gồm 4 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, với thủ đô đặt tại Pleiku. Những người hiểu chuyện thì cho rằng những người Thượng ngây thơ này bị bắt và kết án chỉ vì kiên quyết chống lại lệnh buộc họ phải bỏ đạo của Công an. Bản tin của AP hôm nay nói rằng vụ án này nâng tổng số người bị kết tội vi phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam trong năm nay lên tới 46 người, tính đến thời điểm này. Hãng tin này nói các giới chức tòa án Việt Nam từ chối bình luận về vụ án này.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Khánh Hòa - Một ngày sau tin Blogger Trương Duy Nhất bị bắt về tội chỉ trích chế độ, Blogger Mẹ Nấm tức cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kêu gọi cộng đồng người viết blog ở Việt Nam lên tiếng tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, và tuyên bố sẵn sàng đi tù chung với ông Nhất. Blogger Trương Duy Nhất là chủ trang blog Một góc nhìn khác, nhiều lần chỉ trích những lãnh tụ của đảng Cộng sản Việt Nam, bị bắt vì cho là đã vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Trang blog của ông nay đã bị đóng cửa, và cô Như Quỳnh tuyên bố tình nguyện đi tù với ông này vì vụ bắt giữ cựu ký giả đã cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam xâm phạm nặng nề tới quyền tự do ngôn luận. Cô Mẹ Nấm nói hy vọng với phản ứng của cô như vậy thì những blogger khác ở Việt Nam sẽ suy nghĩ làm sao lên tiếng để điều 258 không tiếp tục là cái mũ để chụp lên đầu những người sử dụng mạng. Vụ bắt giữ ông Nhất đã khiến cộng đồng blogger ở Việt Nam rúng động, nhưng một số người nói nó không làm họ nhụt chí. sb5-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copyBlogger Mẹ Nấm cho biết ông Trương Duy Nhất đã dùng blog để nói điều mình nghĩ và ông bị bắt vì điều đó. Một tuần trước khi ông Nhất bị bắt, cô Như Quỳnh cũng phải làm việc với cơ quan an ninh điều tra vì tham gia phát bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cho một số công dân ở Khánh Hòa. Hồi năm 2009, cô cũng từng bị bắt giữ vì điều 258 Bộ luật Hình sự sau khi phản đối dự án khai thác bô xít và tuyên bố Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam nhiều năm qua đã bị tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt vào danh sách các nước là kẻ thủ của mạng Internet vì đàn áp người bất đồng trên mạng.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin tổng hợp - Chỉ ít lâu sau khi Việt Nam lên tiếng chính thức phản đối, vào hôm qua Bắc Kinh đã bác bỏ lời tố cáo của Hà Nội, theo đó tàu Trung Cộng đã đâm vỡ tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Không những thế Bắc Kinh còn tố cáo ngược lại là chính tàu cá Việt Nam đã vi phạm vùng biển của Trung Cộng. Phản ứng của Trung Cộng đã bị dư luận báo chí Việt Nam cực lực đả kích. Theo Tân Hoa Xã, trong buổi họp báo thường kỳ, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng xác định rằng các cáo buộc của Việt Nam hoàn toàn sai với thực tế. sb9-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy

Đối với Trung Cộng, lỗi hoàn toàn về phía Việt Nam vì tàu cá Việt Nam đã xâm nhập bất hợp pháp vùng quần đảo Tây Sa của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Cộng, vi phạm luật lệ Trung Cộng, do đó các cơ quan chức năng của Trung Cộng có quyền thực hiện các biện pháp thực thi luật pháp. Tây Sa là tên Trung Cộng đặt cho quần đảo Hoàng Sa mà họ đã dùng võ lực chiếm toàn bộ của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Bắc Kinh đã đưa ra các tuyên bố nói trên sau khi Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam lên tiếng phản đối sự kiện tàu Trung Cộng mới đây đã đâm vào một tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Hà Nội cũng yêu cầu Trung Cộng xử nghiêm khắc hành vi của tàu Trung Cộng. Thế nhưng Bắc Kinh đã không chỉ phủ nhận mà còn tráo trở vu cáo ngược lại phía Việt Nam vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung cộng.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Thượng Hải - Một học giả Trung Cộng bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh nên tấn công khi cần thiết để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, mà các nước khác đang chiếm bất hợp pháp. Thông tấn xã Đài Loan CNA hôm 28 tháng 5 trích lời Giáo sư Hàn Húc Đông của đại học Quốc phòng Trung Cộng trong một cuộc phỏng vấn mới đây với một đài phát thanh ở Thượng Hải nói rất khó giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực như vận động ngoại giao, mà thay vào đó Bắc Kinh nên tấn công bất cứ lúc nào cần thiết đối với bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông. Ông này nói vấn đề ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có quân đội đứng sau, và đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại không có ngay hành động quân sự khi mà bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough ở Phi Luật Tân.sb13-large-content copy copy copy copy copy Giáo sư Hàn Húc Đông phân tích rằng sức mạnh hàng hải của Trung Cộng hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia, và Bắc Kinh nên kết hợp ngoại giao với sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu của mình. Phát biểu của đương sự đưa ra giữa lúc đang có những căng thẳng mới trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Cộng, Việt Nam và Phi Luật Tân.

Mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân ở bãi Cỏ Mây cũng thu hút sự chú ý của quốc tế trong tuần qua khi Manila tố cáo Bắc Kinh đã phái tàu hải quân đến quanh khu vực bãi cạn này một cách ôbất hợp pháp và khiêu khích. Ngay sau đó, Phi Luật Tân cũng phái tàu chiến đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Những tuyên bố chủ quyền chống chéo nhau và những tranh chấp căng thẳng kéo dài và không tìm thấy giải pháp này có lẽ là những mấu chốt để họ Hán khuyên Trung Cộng là cứ đánh, khỏi đàm, cho thấy sự hung hăng của Bắc Kinh trong vấn đề này
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hải Nam - Sau một chuyến du lịch đầu tiên ngày 28 tháng 4 vừa qua chiêu dụ được khoảng 100 khách, hôm qua Trung Cộng đã cho tiến hành một chuyến du lịch thứ hai đến quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, được loan báo là có 150 người đi. Quần đảo mà Trung Cộng gọi là Tây Sa đã bị Bắc Kinh dùng võ lực cưỡng chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, sb15-large-content copyvà từ đó đến nay không ngừng bày mưu tính kế để xác lập quyền kiểm soát của họ. Việc tổ chức cho khách du lịch đến Hoàng Sa nằm trong mưu đồ đó. Thế nhưng báo chí Trung Cộng đã phải thú nhận du lịch Hoàng Sa là một hành động chính trị, do đó hiệu năng kinh tế kém cỏi, khó thu hút được đông đảo du khách. Đấy chính là lời công nhận của giới tổ chức tour và các chuyên gia du lịch với nhật báo Anh ngữ Trung Cộng China Daily.Bài báo viết du khách đến Hoàng Sa trên chiếc Coconut Princess, tàu du lịch duy nhất được phép đi đến quần đảo này, nằm cách Hải Nam 330 cây số về phía đông nam. Theo một cán bộ công ty du lịch cho biết du lịch bằng tàu biển có lẽ là sự lựa chọn chính cho du khách muốn đến quần đảo Tây Sa, vì điều này cho phép giảm thiệt hại môi trường. Hành trình dài năm ngày của công ty này có giá từ 7000 tức khoảng 1100 đô-la, nhịp độ dự trù là một hoặc hai lần một tháng. Cán bộ công ty du lịch phân trần là sở dĩ khách không nhiều vì đây là một sản phẩm mới. Tuy nhiên một phát ngôn viên công ty Dịch vụ Lữ hành Thanh niên Trung Cộng ghi nhận là giá đi Hoàng Sa quá cao so với các tuyến đường đến Nhật Bản hay Nam Hàn.

Bài báo cũng ghi nhận nhiều lời than phiền từ số du khách đã đi chuyến đầu tiên. Họ cho rằng phương tiện sinh hoạt quá hạn chế vì trên đảo không có bất kỳ một khách sạn nào, du khách phải ăn và ngủ trên tàu chứ không thể ở lại qua đêm trên đảo. Nước uống thì được vận chuyển từ Hải Nam đến bằng tàu tiếp liệu, còn điện sử dụng đến từ các máy phát điện diesel. Ngoài ra không phải ai cũng có quyền đi du lịch đến Hoàng Sa. Chỉ có du khách người Trung Cộng Lục địa tuổi từ 18 đến 60, sức khỏe tốt, trọng lượng bình thường, không có tiền sử bệnh tim hoặc huyết áp cao là được phép đi Hoàng Sa. Người ngoại quốc không được phép lên tàu. Một nhà nghiên cứu tại Học viện Du lịch Trung Cộng thẩm định đây không phải là một chuyến du lịch đúng nghĩa, mà chỉ phục vụ cho một mục đích chính trị mà thôi.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Saigon - Vụ ông Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận cấp visa không di dân của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Saigon bị bắt vì ăn hối lộ hàng triệu đô để bán visa nhập cảnh Hoa Kỳ hé lộ manh mối liên quan đến năm người khác nữa. Tài liệu điều tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, viết tắt là DDS, được chuyển đến tòa án Washington DC nói cả năm nghi can tòng phạm đều đang sinh sống tại Việt Nam. Năm người này gồm ba người Mỹ và hai người Việt Nam, trong đó có một đôi vợ chồng Mỹ-Việt. Người Việt Nam thứ hai là người thân của đôi vợ chồng này. Cũng theo tài liệu điều tra, đường dây do ông Michael Sestak cầm đầu nhắm vào các cá nhân xin nhập cảnh Hoa Kỳ, để bán visa với giá lên tới 50 đến 70,000 đô cho mỗi trường hợp. isb1  3 -large-content copy copy copy copy copy  copy copy

Tài liệu này cũng cho biết chỉ trong khoảng thời gian từ Tháng 3 năm 2012 cho đến giữa Tháng 9 năm 2012, ông Sestak đã phỏng vấn tổng cộng 404 người Việt Nam và đã cấp visa giúp 386 người nhập cảnh Hoa Kỳ. Ngoài ra ông này còn giúp cấp thêm visa cho 22 người nữa. Như vậy tổng cộng số người mà đường dây của ông Sestak cấp bán visa lên tới 408 người. Cuộc điều tra bí mật để theo dõi hành tung của ông Michael Sestak xuất phát từ một lá thư tố cáo gửi đến Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Saigon, nói có người ăn hối lộ để cấp visa nhập cảnh. Bức thư này nói trong thời gian chưa đầy hai tháng, từ giữa Tháng 5 đến đầu Tháng 7 năm 2012, khoảng 70 cư dân ở một làng của Việt Nam đã phải hối lộ để xin visa sang Mỹ.

Tài liệu điều tra của DDS xác định một số địa chỉ đen dính tới đường dây bán visa của ông Sestak, gồm tổ hợp Black Oak Computers Inc. có tổng hành dinh tại California; FPT Telecom và VNPT có trụ sở đặt tại Saigon. Tài liệu điều tra còn cho biết số tiền hối lộ của ông Michael Sestak đã được chuyển vào một trương mục do ông mang tên ở ngân hàng Siam Commercial Bank PLC tại Bangkok, Thái Lan, thông qua Bank of China ở Bắc Kinh. Đây là số tiền khổng lồ lên tới hơn 3.2 triệu đô, chưa kể khoản tiền 150,000 đô được chuyển vào một tài khoản của em gái ông Sestak ở Florida. Ông Sestak đã dùng số tiền trên mua bốn khu nhà ở Phuket, Thái Lan, và năm khu nhà ở Bangkok.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Vì cạn tiền trong kho, nhà nước Cộng sản Việt Nam cho hay có thể phát hành 58,000 tỉ đồng trái phiếu, tương đương 3 tỉ đô cho hai dự án làm đường. Kế hoạch trên được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Cộng sản Việt Nam công bố tại cuộc họp báo ở Hà Nội. Theo nhân vật này, việc phát hành trái phiếu để thu vào ngân quỹ nhà nước 3 tỉ đôla trong thời gian tới được coi như hình thức huy động vốn cho hai dự án. Đó là dự án xây dưng quốc lộ 1A và quốc lộ 14 băng ngang các tỉnh Tây Nguyên. isb1  7 -large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy

Đương sự cũng thú nhận rằng đó là một biện pháp xét lại sau dự tính giao cho các công ty giao thông vận tải vận động vốn liếng thực hiện hai dự án nói trên. Trước đó, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chấp thuận khoản chi 3 tỉ đôla để mở rộng quốc lộ 1A và 14, nhưng vì dự tính này không khả thi, cuối cùng thì nhà nước Cộng sản Việt Nam đành nhận lại để làm. Trong một phúc trình trước đó, nhà nước Cộng sản Việt Nam cho hay hiện đang ôm trên 34,000 công xa. Số công xa này được lượng giá khoảng 18,000 tỉ đồng, tương đương 900 triệu đôla.

Cũng theo phúc trình này, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thanh lý tức là bán đi 677 chiếc xe cũ, thu được 276 tỉ đồng tương đương 14 triệu đôla. Cũng liền sau đó, các chính quyền, công ty thuộc sở hữu nhà nước lại sắm vào 2,400 chiếc công xa mới toanh, trị giá 2,756 tỉ đồng, tương đương 138 triệu đôla, tức nhiều hơn gấp mười lần. Con số trên góp vào chi phí nặng nề của nhà nước Cộng sản Việt Nam, chưa kể tiền xăng, tiền lương tài xế khắp các đơn vị công sở. Chi phí hoang phí nhiều, ngân quỹ cạn kiệt Nhà nước Cộng sản Việt Nam theo cái vòng lẩn quẩn làm nghèo dân.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường. Đó là nhận định của Trung tâm Con người và Thiên nhiên viết tắt là PAN trong một nghiên cứu về Khoáng sản, phát triển và môi trường vừa được phổ biến. Nghiên cứu cho rằng Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản là một trong những ngành để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy công nghiệp nà hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực. isb1  9 -large-content copy copy copy copy copy
Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm và một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới, tiêu và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình. Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn. Việc khai thác khoáng sản kiểu này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng.
Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường. Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp. Mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh. Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hải Phòng - Hộ tống hạm lớp Gowind của Pháp vừa cập cảng Hải Phòng hôm Thứ Hai trong khi Nam Dương đưa máy bay vận tải quân sự đến Việt Nam trong mục đích chào hàng. Việt Nam trong nhu cầu an ninh quốc phòng cần nhiều thứ trang bị quân sự đủ mạnh để đối phó với các đe dọa từ bên ngoài, mà hiện nay nổi bật là chủ quyền biển đảo. Theo một số báo ở Việt Nam, hộ tống hạm Lthuộc lớp Gowind của Hải quân Pháp vừa cập cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, trong chuyến thăm viếng 6 ngày với mục đích đem hàng mẫu chào bán một loại chiến hạm tân tiến có khả năng tránh được radar. isb1  6 -large-content copy copy copy

Trong khi đó, theo nhật báo Jakarta Post, có vẻ như Hà Nội chú ý đến máy bay vận tải quân sự tầm trung C-295 của hãng máy bay quân sự Airbus hiện đang có hợp đồng sản xuất hợp tác với Nam Dương tại cơ sở ở Bandung. Bộ Quốc phòng Nam Dương đưa máy bay này cùng với một phái đoàn do Thứ trưởng quốc phòng cầm đầu đi vòng quanh biểu diễn chào hàng tại 5 nước ASEAN là Phi Luật Tân, Brunei, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam
by Lý Tưởng Người Việt
Tin New Yorksb6-large-content copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy copy - Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất đặc biệt đáng quan ngại vì điều này thể hiện thái độ cương quyết của Cộng sản Việt Nam truy bức và kết tội tất cả những tiếng nói đối lập. Trên đây là nội dung thông cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Pháp. Một ngày sau vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại Đà Nẵng và được chuyển ra Hà Nội, tổ chức bảo vệ tự do báo chí, Phóng viên Không biên giới kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trảtự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trương Duy Nhất,đồng thời chấm dứt mọi hành vi truy bức vô cớ. Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, hiện có 33 blogger và công dân mạng Việt Nam đang bị giam giữ trong nước. Ngày 23 tháng 5, tòa phúc thẩm Việt Nam tại thành phố Vinh giữ y án từ 4 đến 13 năm tù với các blogger Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, NguyễnĐình Cường, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dũng và Trần Minh Nhật. Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của Phóng viên Không biên giới năm 2013, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin tổng hợp - Trong vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên có một người bị cáo buộc là lãnhđạo, xúi giục và cung cấp tiền bạc vật tư cho hai bạn trẻ này nhằm thực  hiện âm mưu lật đổ chế độ.Người ấy là anh Nguyễn Thiện Thành, sau một thời gian im lặng hôm nay đã dành cho báo chí cuôc phỏng vấn đặc biệt nhằm làm sáng tỏ các cáo buộc  mà tòa Long An đã áp đặt lên Nguyên Kha và Phuơng Uyên. Anh Nguyễn Thiện Thành bị cho là đại diện cho tổ chức Tuổi  trẻ yêu nước đã xúi giục hai sinh viên Kha và Uyên trong những hoạt động rải truyền đơn chống chế độ.
sb12-large-content copy copy copy copy copy
Anh cho biết Tuổi trẻ yêu nước không phải là một tổ chức chính trị. Tuổi trẻ yêu nước là nơi quy tụnhững thành phần sinh viên, ca nhạc sĩ dùng biểu ngữ, truyền đơn và lời  ca tiếng hát để nói lên suy nghĩ của mình về quyền con người và sự bất công trong xã hội. Mọi thành viên trong nhóm Tuổi trẻ yêu nước đều không phân biệt chức vụ như các tổ chức chính trị tại hải ngoại và không bị chi phối bởi bất cứ tổ chức chính trị nào tại hải  ngoại. Anh khẳng định cá nhân anh và nhóm Tuổi trẻ yêu nước chưa bao giờgởi tiền về cho Uyên và Kha cũng nhưgia đình của các bạn ấy. Khi mới bị bắt lúc nào công an họ cũng dùng gia đình, người thân để uy hiếp hai người trẻ này ký vào một biên bản nhận tội rất ấu trĩ do họ soạn ra như là nhận tiền nước ngoài, ham laptop điện thoại hay bị thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, dụ dỗ.

Anh Nguyễn Thiện Thành cho rằng mục đích của họ là để bôi nhọ những người trẻ trong nước là vì ham tiền mới chống lại họ tiếp tục che mắt người dân, đặc biệt là tuổi trẻ ở trong nước. Riêng về cáo buôc nặng nề nhất cho rằng Đinh Nguyên Kha đã mua thuốc nổ và chờ thời cơ để hành động, anh Thành cho biết họ chỉdùng biểu ngữ, truyền đơn, lời ca tiếng hát để nói lên sự bất công xã hội trong một chế độ độc đảng, và khẳngđịnh là không biết gì về vũ khí, bom đạn. Anh nói đây không phải là lần đầu Cộng sản Việt Nam vu khống những người có tinh thần đấu tranh ôn hòa bằng một tội vô cùng khủng khiếp mà là rất nhiều nhà đấu tranh ôn hòa trong và ngoài nước cũng từng bị như vậy.

Về 2 ký rưỡi hóa chất mà cáo trạng cho là thuốc pháo đen, anh Thành nói những hóa chất này được mua ở chợ Kim Biên Saigon, và là hóa chất dùng trong công nghiệp công khai, không thể nào chếtạo được thuốc nổ có sức công phá. Anh nhận định việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên án nặng  như vậy với hai người trẻ đã chứng tỏ sự sợ hãi và nhu nhược của họ. Trước những bạo quyền bất công xã hội, hèn nhát trước ngoại xâm và đàn áp người dân, chế độ Cộng sản Việt Nam đang lung lay nên họ phải sợ hãi qua bản án nà
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Sau một tuần lễ phát động chiến dịch, đã có hơn 2,600 người ký tên kêu gọi Cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Đinh Nguyên Kha 25 tuổi, bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết án 8 năm tù, 3 năm quản chế. Cô Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi, bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế. Cả hai bị quy chụp cho tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Luật Hình Sự Cộng sản Việt Nam trong một phiên xử ở Long An ngày 16 Tháng Năm. Các chứng cớ dùng để kết án họ gồm một số truyền đơn và khẩu hiệu vẽ bằng máu trên vải Tàu khựa cút khỏi Biển Đông, và Đảng Cộng sản Việt Nam bán nước. ysb1  3 -large-content copy

Cả hai bị bắt từ hồi tháng 10 năm ngoái theo kiểu bị bắt cóc, không qua một thủ tục pháp lý nào như luật lệ của chế độ quy định. Khi tin tức về vụ bắt giữ được dư luận biết đến đã trở thành sự phẫn nộ của tất cả những ai quan tâm đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Cả hai bị đưa ra tòa và bị cáo buộc tội là thành viên của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước ở ngoại quốc, rải truyền đơn, treo khẩu hiệu chống chế độ, bêu xấu nước bạn. Ngày 19 Tháng Năm, các trí thức, nhân sĩ Việt Nam trong ngoài nước ra bản tuyên bố nói thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Chỉ trong vòng ba năm qua, đồng Yuan của Trung Cộng tăng gần 11% giá trị, nhưng mới đây một số chuyên viên kinh tế Việt Nam mới vội vàng hô hào bớt lệ thuộc hàng nhập cảng của Trung Cộng, và đặc biệt là tẩy chay các sản phẩm nguy hiểm, độc hại cho sức khỏe của người tiêu thụ. Theo tài liệu nói về Cán cân thương mại Việt Nam và Trung Cộng của một nhà nghiên cứu và các cộng sự vừa được công bố, cho thấy nếu không giảm sự lệ thuộc vào hàng hóa Trung Cộng, Việt Nam có thể bị nguy vì đồng Yuan đang có xu hướng tăng giá. ysb1  9 -large-content copy copy copy copy copy

Tài liệu này nói rằng chỉ ba năm, kể từ ngày Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng áp dụng chính sách thả nổi hối suất, đồng Yuan đã tăng giá khoảng 10.56%. Hồi năm 2010, 1 đô la Mỹ tương đương với 6798 Yuan. Tuy nhiên, hối suất này hiện nay là 6,140 đổi một đô-la. Tỉ lệ hàng Trung Cộng chiếm 25% tổng giá trị kim ngạch nhập cảng của Việt Nam hàng năm. Một khi đồng Yuan tăng giá, ngành xuất cảng của Việt Nam được lợi vì giá trị hàng hóa xuất cảng tăng giá. Ngược lại, hàng hóa Trung Cộng nhập cảng vào Việt Nam tăng giá trị, có thể buộc Việt Nam phải hạn chế hàng nhập vào.

Các ngành kỹ nghệ Việt Nam, đặc biệt là điện và dệt may vẫn lệ thuộc hàng nhập cảng từ Trung Cộng rất nặng nề. Vì vậy, chi phí nguyên liệu mà Việt Nam nhập cảng từ Trung Cộng sẽ tăng vọt, có thể đánh gục các công ty sản xuất nội địa của Việt Nam, vì giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ tăng trên thị trường. Thống kê cho thấy cán cân mậu dịch hai nước Việt Nam và Trung Cộng sẽ lên đến 60 tỉ đô vào năm 2015, lẽ dĩ nhiên phần thiệt thòi vẫn nghiêng về phía Việt Nam.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Saigon - Vụ cúp điện toàn miền Nam hôm 22 tháng 5 đã ảnh hưởng tới 8 triệu khách hàng, trong số này là gần 2 triệu người dân và doanh nghiệp tại Saigon chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc này. Tổng công ty điện lực Việt Nam tức EVN đã đổ thừa cho một ngọn cây chạm đường dây 500 kilowatt khiến 21 tỉnh miền Nam mất điện, nhưng nhiều người không tin vào việc này và cho rằng có điều gì khuất tất bị che dấu. Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tổng công ty Điện lực Saigon, có 6 triệu khách hàng trên 21 tỉnh thành và 1.8 triệu khách hàng tại Saigon cả doanh nghiệp và người dân bị cúp điện hoàn toàn trong ngày này. ysb1  11 -large-content copy copy
Trưởng ban Quan hệ cộng đồng Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay thiệt hại từ sự kiện vừa qua là rất lớn, EVN và các đơn vị thành viên đang thống kê. Trả lời về việc có biện pháp hỗ trợ hay bồi thường thiệt hại cho hàng triệu khách hàng bị thiệt hại, đại diện EVN cho rằng đây là sự kiện bất khả kháng, ngành điện chỉ mong sự chia sẻ, thông cảm của khách hàng. Theo các Luật sư tại Việt Nam, những khách hàng, doanh nghiệp thiệt hại nặng trong vụ mất điện ở 22 tỉnh sẽ được bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại thực tế, theo quy định của Luật Dân sự. Thế nhưng từ trước tới nay những vụ kiện như vậy thường chẳng đi đến đâu, chỉ có người dân là chịu thiệt thòi còn công ty điện lực của nhà nước thì vẫn làm ngơ trước thiệt hại của dân chúng.
by Lý Tưởng Người Việt
ysb1  13 -large-content copy copy copyTin Saigon - Trong 10 bộ đồ bơi được treo thẳng hàng tại các sạp bán quần áo ở các khu chợ Saigon, 9 bộ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Cộng. Mùa hè đến, nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ đi học bơi, nhờ thế mà thị trường đồ bơi và không khí ở các hồ bơi nhộn nhịp hơn so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên điều đáng buồn là hầu hết đồ bơi bán tại các chợ Saigon rất ít hàng Việt mà chủ yếu mang nhãn mác Trung Cộng. Tại chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh, Phạm Văn Hai quận Tân Bình, đồ bơi được treo thẳng hàng và bắt mắt với đủ màu sắc.

Khi lật xem mác hầu hết không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ mà chỉ xuất hiện hàng loạt chữ Trung Cộng. Trong 10 bộ đồ bơi, chỉ có một bộ xuất hiện dòng chữ made in VietNam nhưng không ghi rõ nhà sản xuất. Còn tại Thị Nghè quận Bình Thạnh, đồ bơi không phô bày nhiều như các chợ trên nhưng khi hỏi về đồ bơi cho trẻ 5 tuổi, chủ sạp quần áo lấy ra một dây đồ cho người mua thoải mái chọn lựa. Dây đồ khoảng 20 bộ, tất cả đều không đề tên nhà sản xuất, đa số cũng đều xuất hiện dòng chữ Trung Cộng, thỉnh thoảng có mác ghi dòng chữ An Đông.

Giá một bồ đồ bơi cho trẻ em tại các chợ từ 110 đến 130,000 đồng, còn bộ dành cho người lớn đắt thêm từ 10 đến 30,000 đồng. Khi thắc mắc về xuất xứ hàng hóa, chủ sạp quần áo tại chợ Thị Nghè cho hay lấy hàng Trung Cộng về bán là vì nó đẹp, rẻ, lại được khách ưa thích, còn hàng Việt Nam chất liệu vải cứng không mềm được như hàng Trung Cộng mà mẫu mã thiếu sáng tạo nên không ăn khách. Hàng Trung Cộng có giá rẻ và bắt mắt, nhưng chất lượng thực sự của mặt hàng này rất khó xác định.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ khi mua đồ bơi cho con lại chẳng đoái hoài gì đến nguồn gốc của món hàng. Chủ một cửa hàng bán đồ bơi khuyên khách hàng muốn mua hàng chất lượng nên xem rõ xuất xứ, chất liệu sản phẩm vì hầu hết mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ rất khó kiểm định chất lượng có thể gây phản ứng da hoặc có nguy cơ ẩn chứa mầm bệnh cao.
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Trong bài này, trước khi dựa vào Kinh Thánh viết về Thiên Chúa Ba Ngôi, về ''con người là Hình Ảnh của Ngài'', tôi xin trích phần ''Triết học nhập môn'' cho hay con người ''do đâu'' mà ra.

A- ''Triết học nhập môn'' định nghĩa con người

Trước đây, ở lớp cuối Trung Học và ở Đại Học Văn Khoa (năm thứ nhất của các Ban: Việt-Hán, Triết, Sử-Địa, Pháp Văn và Anh Văn), học sinh và sinh viên ''được'' thụ giáo ''Triết học nhập môn'' định nghĩa con người như sau: ''Con người là TINH THẦN nhập thể và nhập thế, sống trong vũ trụ và bên cạnh tha nhân.''

B- Sách Sáng Thế nói về Thiên Chúa Ba Ngôi

Ban đầu, Thiên Chúa SÁNG TẠO trời và đất...và THẦN KHÍ Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước... Thiên Chúa phán: CHÚNG TA hãy LÀM RA con người theo HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TA, GIỐNG NHƯ CHÚNG TA để con người bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất. Thiên Chúa SÁNG TẠO con người có nam, có nữ. Thiên Chúa thấy mọi sự mà Ngài đã LÀM RA quả là rất TỐT ĐẸP!'' (Tóm lược ST, Chương 1,1-31)

Dựa vào Tân và Cựu Ước, kinh ''Tin Kính'' xác tín có một Thiên-Chúa-Ba-Ngôi nên tôi xin ghi tóm tắt về ''Tam Vị'' như sau: ''Chúa Cha toàn năng, Đấng tạo thànhtrời đất muôn vật hữu hình và vô hình. Chúa Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha. Nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành. Ngài đã từ trời xuống thế bởi phép Chúa Thánh Thần và đã làm người. Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Ngài xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con. Ngài cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài đã dùng các ngôn sứ mà phán dạy.''

C- Giống Hình Ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi

Dựa vào Cựu và Tân Ước, bài khác sẽ nói về ''Thiên Chúa vô hình'' mà lại ''hữu hình'' để con người được ngắm Thánh Nhan của Ngài. Hôm nay, xin mạo muội trình bày về xác tín ''giống Hình Ảnh Thiên Chúa'' là thế nào.

1- ''Giống theo như'' Thánh Ý Chúa

Sách Toát Yếu Giáo Lý Công Giáo khẳng định: ''Thiên Chúa tạo dựng con người, GHI TẠC vào TÂM HỒN họ sự khao khát nhìn thấy Ngài. Ngay cả khi họ chẳng nhận ra sự khao khát ấy, Ngài vẫn không ngừng LÔI KÉO họ đến với Ngài để họ SỐNG và tìm ra NƠI NGÀI đầy đủ chân lý và hạnh phúc mà họ TÌM KIẾM luôn mãi.''

2- ''Giống'' Đức Chúa Trời Ba Ngôi là ''giống'' thế nào?

Bản Kinh Thánh (Sáng Thế 1,26) bằng tiếng Anh, Pháp ghi rõ: ''Let us make man in our image, after our likeness.'' (Faisons l'homme à notre image, comme notre ressemblance.) Chữ ''likeness'' (ressemblance) có ý nghĩa ''sống động'' (dynamic) hơn chữ ''image''.

Nhưng khác với Thiên Chúa là Đấng Vô Hạn, con người chỉ là thọ tạo hữu hạn. Vả lại, sau khi Adam-Eva nghe theo lời phỉnh gạt của Satan, con người không còn ''vô tội'' như Thiên Chúa đã dựng nên. Vì thế, muốn ''giống Thiên Chúa'', con người phải ƯỚC AO điều lành như Chúa Giêsu đã dạy: ''Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Ðấng trọn lành.'' (Matth. 5,48) và như Ngài nói về chính Ngài: ''Ta là Mục Tử nhân lành.'' (Ga 10,14) Nổ lực làm theo Lời Chúa thì con người mới xứng đáng là ''ánh sáng chói lọi trước mặt người ta ngõ hầu họ thấy việc lành các con làm mà tôn vinh Cha các con trên trời.'' (Matth. 4,14)

3- Giống Ba Ngôi bởi vì:

a- Con người là kiệt tác bằng Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Tình-Yêu-giữa-Cha-và-Con LÀ ''Thánh Thần'' (Ngôi Ba) như lời Kinh Nghĩa dạy: ''Bởi Cha-Con yêu mến nhau mà ra.'', như trong kinh Tin Kính: ''Ngài xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con: Qui ex Patre Filióque procédit.'' (Bài khác sẽ chứng minh Tín Điều ấy bằng Lời Chúa Giêsu.)

Tình Yêu của Ba Ngôi là ''Thiên Thượng Bửu Bối'' mà ''thiên hạ'' được ban cho để xứng đáng với nhân phẩm. Do đó, trong Thánh Lễ, chủ tế ''phải'' đọc: ''Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần Ở CÙNG tất cả anh chị em.'' (II Cor. 13,13) Cho nên, cộng đoàn cũng phải thưa: ''Và ở cùng Cha.''

b- Con người có Lương Tri

Sau khi Adam-Eva phạm tội, Thiên Chúa vẫn thương, vẫn để cho con người có TIỀM NĂNG của thọ tạo (potentialité de la nature humaine) giúp họ càng trở nên ''giống Ngài'' bằng cách sử dụng Lương Tri (mà Ngài đã ban) để biết CHỌN điều lành và LÁNH sự dữ.

c- Con người là thọ tạo phản chiếu Vinh Quang của Thiên Chúa

Thông Điệp ''Veritatis Splendor'' (Sự Sáng Ngời của Chân Lý) dạy: ''Sự Sáng Ngời của Chân Lý được phản chiếu trong mọi thọ tạo của Đấng Tạo Hóa và đặc biệt trong con người được dựng nên theo Hình Ảnh và nét giống như Thiên Chúa. Chân Lý soi sáng trí khôn và tạo hình dạng cho tự do của con người và, nhờ đó, họ nhận biết và yêu mến Chúa. Chính trong ý nghĩa như thế, tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện: ''Xin tỏa trên chúng con ánh sáng của tôn nhan Ngài.'' (TV 4,7)

D- Nếu không có Ba Ngôi thì:

1- Thiên Chúa ''chẳng là'' Tình Yêu vì Tình Yêu ''phải'' có đối tượng!

2- Lời ''tỏ Tình'' của Chúa Giêsu: ''Như Cha yêu mến Ta, Ta cũng yêu mến các con.'' thành vô nghĩa!

3- ''chẳng có'' Kitô (Ngôi Hai) là ''Chúa, người Thầy, người Bạn'' của chúng ta và chúng ta ''không là'' Kitô hữu và vẫn còn mang ''ách của Satan'' là nguyên tội và các tội khác.

4- chẳng có ''Thiên Chúa Cứu Chuộc'' là ý nghĩa của Thánh Danh ''Giêsu'' và Thiên Chúa chẳng ''ở giữa chúng ta'' (Emmanuel) và chúng ta ''cũng chẳng'' ngắm được Vinh Quang của Con Một ở trong Cung Lòng Cha! (Ga, 1,14; 1,18)

5- không có ''Thánh Thần'' là Đấng Bảo Trợ ''khác'' mà Cha sẽ ban theo Lời của Chúa Giêsu đã hứa. (Ga,14,16)

6- không có Tin Mừng, Sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Thư, Khải Huyền.

7- không có Kitô Giáo!!!

8- không có Công Nguyên: Kỷ Nguyên của chúng ta! (our era; notre ère; unsere Zeitrechnung)

9- không có ''Chúa / Chủ Nhật!'': Ngày của Chúa: Dimanche: ''dies dominica; dies dominicus''. (Chữ ''dies'' có hai giống tùy trường hợp; giống ''đực'' thì thông dụng hơn, nhất là với học giả về Latin.)

10- không có Nền Văn Hóa, Văn Minh Kitô Giáo đã đóng góp vào mọi lãnh vực của nhân loại!!!

Lời kết

Con người vốn mang Hình Ảnh ''giống Thiên Chúa'', lại xử sự với nhau bằng ''hình ảnh của Satan'' là tội kiêu ngạo, dối trá, chà đạp nhân phẩm..., mà quên đi hoặc không biết rằng mình được dựng nên để tiếp nối công trình của Đấng Tạo Hóa. Muốn được xứng đáng với nhân phẩm mà Thiên Chúa Ba Ngôi đã ban cho, con người phải làm rạng rỡ Vinh Quang của Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Luật Chúa, nhất là sống Đạo Bác Ái như Lời Chúa Giêsu dạy: ''Đây là dấu chỉ để mọi người nhận biết rằng các con là môn đệ của Ta: Các con hãy thương yêu nhau.'' Bằng không, con người vẫn thua thọ tạo khác vì Sách Isaya 6,3 viết thế này: ''Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!'' (Trước câu vừa nêu, có ba lần chữ ''Thánh'' do thiên thần Sêraphim hô và đáp để tôn vinh Ba Ngôi.)

Bác Ái là ''Hình Ảnh'' sống động của Thiên Chúa Cứu Thế như trong Ca Khúc ''Trên đường Emmau'': Ấy những lúc mắt ta không trông, không thấy được Ngài: Trong những kẻ nghèo đói!!!

Đức Quốc, 23.5.2013

Đaminh Phan văn Phước
by Lý Tưởng Người Việt
010313 NAMCách nay chừng hai năm, ký giả Roger Cohen viết trên báo New York Times đại ý: Phải một phần tư thế kỷ nữa, Bắc Kinh và Hà Nội mới có Tự do " nhiều hơn " bây giờ!

Lúc ấy giới trẻ VN đang bừng bừng khí thế chống Tàu xâm lăng cho nên gã nhà quê tui đọc thấy câu trên thiệt là bực. Làm sao mà phải 25 năm nữa, Đất nước tôi mới chỉ có được tự do kha khá hơn hiện tại như vậy?!

Đối với tôi, sau 36 năm dài tăm tối dưới ách nô lệ cọng sản,

Ngày 5 Tháng 6 Năm 2011 là ngày trọng đại trong lịch sử nước Việt Nam.

Ngày mà 5-7 ngàn con dân Bến Nghé, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Xuân Lộc, Bình Chánh, Long An kéo nhau về hội hiệp tại Saigon xưa, biểu dương khí thế chống xâm lược chệt Tàu, đánh dấu ngày mở đầu cuộc trường chinh diệt nội gian cọng sản bán nước, đánh đuổi Tàu khựa ra khỏi Biển Đông, khởi phát cuộc cách mạng dân tộc, chấm dứt non 70 tăm tối cho nước nhà.

Đến nay vừa tròn 2 năm, lần tay tính lại, trong thời đại truyền thông điện tử, cuộc trường chinh giải cọng, cứu nước lướt đi như hia 7 dặm.

Vẫn biết rằng 11 cuộc biểu tình ngày ấy là do các quí ông nhân sĩ, trí thức, công thần cách mạng dàn dựng để yểm trợ cái " kiến nghị " trong nước và " Lá thơ ngỏ " ngoài nước của các ông. Nhưng tôi vẫn hiểu rằng, đối với giới trẻ VN, hành động của họ mang mục đích giải cọng hay chí ít là chống đảng cs bạo ngược bán nước và chống xâm lăng Tàu tiêu biểu qua lời ca Việt Khang: Anh là ai mà đánh tôi đau, chỉ vì tôi yêu nước?! Việt Nam tôi đâu? Ai đem bán cho Tàu?

Ngày 5 tháng Giêng, 2012, tiếng bom bình gas tự chế, tiếng súng hoa cải của gia đình Đoàn Văn Vươn nỗ rang trên Cống Rộc, Tiên Lãng, báo hiệu phong trào nông dân kháng cự cường quyền " cưởng chế ", cào nhà, cướp ruộng đất phát khởi. Một trăm công an cơ động, bộ đội biên phòng, dân quân mở cộc hành quân hỗn hợp tiến đánh căn nhà lầu nhỏ của Đoàn Văn Quý với 4 người đàn ông võ trang súng hoa cải thô sơ. Kết quả: 6 côn an, bộ đội bị bắn rỗ mặt!

Ngày 24 tháng tư, 700 nam phụ, lão, ấu Văn Giang liều thân chống cường quyền cướp ruộng đất. Ba ngàn khuyển ưng, khuyển phệ trang bị tận răng, khiên thép, roi điện, ống phóng lựu đạn hơi cay tiến đánh, càn quyết nông dân tay không tấc săt.

Khói lửa mịt mùng trên cánh đồng cổ Phụng Công, di tích lịch sử từ non hai ngàn năm trước, nơi Hai Bà Trưng dừng quân trước khi tiến giặc Đông Hán nơi thành Luy Lâu, cổ Thăng Long.

Kế tiếp là Vụ Bản, Nam Định. 200 phụ, lão, thiếu niên đương đầu 500 côn an cơ động: Khăn tang trắng thấm máu dân lành rơi vãi trên cánh đồng Vụ Bản.

Cồn Dầu, Đà Nẳng tiếp theo, bị đàn áp tơi bời.

Sài Gòn, Thủ Thiêm, bom Molotov tự vệ nỗ vang, tuyệt vọng tự thiêu phản kháng. Rốt rồi cũng đành chịu mất nhà, mất đất, thân bị đánh đập, tù đày.

Ô nhục cho bạo quyền là khi hai mẹ con Thị Lài, Nguyên Thủy, phụ nữ tay yếu, chân mềm đất Cái Răng, Cần Thơ, khỏa thân cản bước cường quyền cào nhà, cướp đất.

Nơi đất xưa cánh đồng Nọc Nạn, Bạc Liêu, bà mẹ Đặng thị Kim Liêng uất ức vì bị cường quyền áp chế trong việc tranh chấp đất đai, nổi lửa tự thiêu trong khi con gái blogger Tạ Phong Tần đang lâm vòng lao lý bạo quyền.



Trên đây là vài nét tiêu biểu cho hành động bất tuân dân sự ( civil disobedience ) trong vòng hai năm nay.



Ngày 16 tháng 5 năm 2013, trước pháp đình bạo quyền cọng sàn, thanh niên Đinh Nguyên Kha dõng dạc tuyên bố:



" Tôi yêu nước tôi, dân tộc tôi

Tôi chỉ chống đảng cọng sản

Mà chống đảng cs thì không có tội "



Thiếu nữ Nguyễn Phương Uyên lấy máu hòa nước viết lời nguyền:



" Đi, chết đi, đảng csvn bán nước

Tàu khựa cút khỏi Biển Đông "



Những lời viết, nói ấy biểu lộ rõ ý chí của tuổi trẻ Việt Nam: Quyết chống lại VGCS bán nước và đánh đuổi giặc Tàu xâm lăng.



Lời hịch Long An, Đồng Tháp ấy đánh dấu cuộc trường chinh cách mạng Việt Nam, từ bất tuân dân sự chuyển sang bước đối kháng tích cực.



Ngày 22 tháng 5, 2013, đêm trước ngày bạo quyền Nghệ An đem ra xử phúc thẩm 8 thanh niên yêu nước, côn an giả dạng côn đồ kéo đến thánh đường Quỳnh Lưu quấy phá buổi lễ cầu nguyện nhằm trấn áp giáo dân kéo đến phiên xử ngày 23/5.

Dân làng phẩn nộ chống lại, bắt giữ được 3 tên đem nhốt vào nhà kho.



Ngày 23 tháng 5, 2013, hàng trăm nông dân Cúc Phương kéo vào phá cổng công ty du lịch Cúc Phương tràn vào vây đánh bắt giữ 6 tên côn đồ do công ty thuê mướn đến hành hung những người phản đối việc công ty chiếm đất của dân làng làm hành lang xanh. Người đưa tin bình luận:" Đây có thể là vụ đầu tiên mà nông dân thẳng tay trị côn đồ, dằn mặt cả nhà cầm quyền lẫn những kẻ vẫn quen dựa vào chế độ độc tài tham nhũng. "



Sáng ngày 24/5/2013, nông dân Văn Giang thách thức bạo quyền kéo đền vở đất làm vụ mùa năm 2013 ngay trên thửa ruộng bị cường quyền cưởng chế ngày 24 tháng 5, 2012.



Tóm tắt lại, cuộc trường chinh cách mạng, trong vòng hai năm đã tiến bước, từ bất tuân dân sự thụ động đã tiến bước sang phản kháng tấn công.



Hy vọng mùa hè năm nay, một mùa hè rực lửa đấu tranh khi công nhân thất nghiệp và sinh viên ra trường không có việc làm kết hợp với phong trào nông dân bị mất đất thành một mặt trận chiến đấu chống cọng sản bán nước, hại dân.



Nguyễn Nhơn

( Để kỷ niệm ngày 5 tháng 6 năm 2011

Ngày khởi phát 11 cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng )
by Lý Tưởng Người Việt
ĐÃ ĐẾN THỜI CSVN SỤP ĐỔ, MỸ TÍCH CỰC DẤN TỚI

 

 

Sau khi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ long trọng trao giải thưởng "Phụ nữ dũng cảm" trên thế giới cho Tạ Phong Tần, Uncle Sam lật một lá bài nho nhỏ trên bàn, phe Thái thú Nguyễn Phú Trọng hụt hẫng, vô phương phản bác: Phó Đô đốc (3 sao), bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ trong một hội nghị, tuyên bố tuần duyên Hoa Kỳ sẵn sàng giúp VN, bảo vệ ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông.

 

Tin này loan tải qua đài VOA và RFA, như điện giật, như sấm chớp loan nhanh khắp miền duyên hải VN với hơn 5 triệu ngư dân đang khốn khổ ở ngõ cụt xa bờ do các tàu hải giám TC bắn phá ngăn cản, đang bừng bừng sống dậy coi "ông Mỹ" như Thần biển cứu độ. Những lời đồn đại thêm hoa lá cành như trận gió Nồm thơm mùi sinh khí mới trên sinh lộ mới giữa biển cả: "Tàu Mỹ sắp tới bảo vệ ta, bà con ơi!" Một vị linh mục cao niên ở Qui Nhơn cho biết như thế. 


Thì đúng rồi, VOA vừa loan tin tàu chiến Mỹ USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, sẵn sàng rồi đấy! Tàu chiến Mỹ lại vừa cập bến Tiên Sa. Cứ thế, một đồn 10, mười đồn 100! Nói với ngư dân và nông dân về tự do, dân chủ nhân quyền đâu hấp dẫn bằng "bát cơm đầy với khúc cá to!" Dân đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) mở hội lễ tưng bừng tuần trước để biểu dương khí thế "bám biển". Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng phái đoàn bay qua đảo tham dự, dân đảo hoan hô vang dội như bão tố, nhất là chàng Ngoại trưởng trẻ tuổi này, lớn tiếng đầy hào hùng nói mấy tiếng "Kẻ Thù của chúng ta", dân Lý Sơn cuồng nhiệt vỗ tay! Tuy không nói đích danh kẻ thù ấy là ai nhưng ai ai cũng hân hoan hiểu rằng đó là Trung Cộng. Xưa (1990) cha Phạm Bình Minh (PBM) là NT Nguyễn Cơ Thạch gọi đích danh Bắc Kinh là giặc Bắc. Nay con PBM sẽ thế nào? Một cái gai trước mắt Bắc Kinh. Cho đến nay, chàng trai trẻ "Mỹ du" này vẫn bị Bắc Kinh chặn không cho vào bộ CT-ĐCSVN.



Nên lưu ý, bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ (The Coast Guard) trực thuộc bộ Giao thông (DOT), kinh nghiệm báo chí cho biết, tàu phá mìn "The Cutter" của Tuần duyên đen nơi đâu là báo trước biến cố lớn sẽ xảy ra như chiến tranh vùng Vịnh, Iraq, A Phú Hãn hoặc mang một tín hiệu báo cho đối thủ biết "Hoa Kỳ đang có mặt, đừng có xớ rớ" (American is here!). Năm 2012, tàu Tuần duyên "The Cutter" đến Phi Luật Tân, neo ở bờ biển Palawan. Nay, chỉ cần một Đô đốc tuần duyên Mỹ bắn tiếng, sẽ giúp ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ được an toàn. Đại sứ David Shear ở Hà Nội đã lượm được trên 5 triệu phiếu của ngư dân Việt giơ cao tay "American Number One", không kể hàng triệu người liên hệ đến ngư nghiệp. Đây là vấn đề nhân đạo, vị Đô đốc tuần duyên thuộc bộ giao thông bắn tiếng mà không phạm luật. Phe Thái thú đầy tớ Bắc Kinh ở Hà Nội có dám từ chối đề nghị này không? Nếu từ chối thì ngư dân miền Trung sẽ đào mả ông bà cha mẹ chúng đổ xuống sông biển. Đây là một trong mấy chiến thắng của Mỹ "bất chiến tự nhiên thành" ở VN sau 38 năm VNCH sụp đổ.




KHI HOA KỲ CÔNG NHẬN HOÀNG SA CỦA VN

John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ đã khác một Kerry phản chiến trước đây, khác Kerry Nghị sĩ liên tục bảo trợ cho VNCS gần 20 năm. Ngồi vào ghế ngoại trưởng, Kerry phải theo định hướng của Uncle Sam với 2 mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu mà thế kỷ 21 được mô tả là thế kỷ Á châu và bây giờ thêm lục địa Phi châu: 1. Trở lại Á châu TBD như quí độc giả đã rõ. 2. Cùng với đồng minh Anh, Pháp và Đức, tranh thủ Phi châu, dầu hỏa, tài nguyên nông dân và quặng mỏ.



Hơn 20 năm qua, lợi dụng Mỹ và Tây Âu bỏ ngỏ Phi châu, Mỹ bị lôi kéo rồi chìm đắm vào 3 cuộc chiến vùng Vịnh, Iraq và A Phú Hãn, không kể cuộc chiến chống khủng bố, tốn kém khủng khiếp, Bắc Kinh được dịp thơ thới tung cánh rồng Đỏ bay về 10 phương 9 hướng với đại chiến lược Go Out, Phi châu là chính yếu. Năm 2001, TQ chi 70% vốn liếng cho dầu khí. Nay thì TQ khựng lại (2013), do lối làm ăn quốc tế không thành thật, lắt léo, quá tham lam, thiếu kinh nghiệm (xem: "China's Go-Out strategy". Oil magazine, Dec, 2012, pp. 40-42). 

TQ đã mất Lybia, đang gặp khó khăn ở Nam Sudan và kể cả Angola và Algeria ... Đó là lý do một mất một còn, Bắc Kinh phải lao xuống Biển Đông và nhoài qua liên minh với Putin Nga Sô. Nếu không có Mỹ OK thì Mao - Chu không dám liều lĩnh đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH năm 1974. Không đoàn khu trục, vùng I CT (ở Đà Nẵng) đã bị chặn không cho cất cánh tấn công hạm đội TC tiến chiếm Hoàng Sa, dù vị Chuẩn tướng Tư lệnh nôn nóng trong cánh chim sắc cho quân xâm lăng TC biết tay không quân VNCH (đó là lý do vị Chuẩn tướng Tư lệnh quá uất hận, định cư ở Montreal, Canada mà không vào Mỹ, ông đã mang mối hận lòng cho đến khi qua đời).

Với máu Đại Hán xâm lược, quá hung hăng nên Bắc Kinh phạm vào sai lầm nghiêm trọng mà Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đã tránh được để tiến hành chiến lược vết dầu loang: Không thách đố Mỹ, hòa hoãn với Nhật để phát triển "Đại dương Nam tiến" sau khi được Nixon - Kissinger bật đèn xanh cho chiếm Hoàng Sa của VN để làm một chốt chiến lược chống Liên Xô ở Biển Đông. Hồ Cẩm Đào quá yếu, chỉ là một đại thư lại để cho các ông Tướng chủ động tung hoành, ngang ngược tiến nhanh xuống Biển Đông, lợi dụng Mỹ bị cầm chân ở A Phú Hãn và Trung Đông, coi Biển Đông là ao nhà của TQ, chiếm diện tích 80% Biển Đông! VN đặt tên là Lưỡi Bò. Uncle Sam và cử tri Mỹ chọn huyền ngọc Barack Obama, thật là một viễn kiến tuyệt vời, trao cho Obama mài quê cha là Kenya, với sứ mệnh trở lại Phi châu, một Phi châu đầy triển vọng đang lớn dậy, tạp chí Oil tôi đã dẫn, dành hẳn một số chủ đề Africa Today - A continent at a crossroads (Một lục địa ở ngã đường giao lưu), (no 19, p. 3-4). Một Phi châu mà TQ tràn ngập cách đây trên 20 năm, nay thì đang lúng túng to, Âu Mỹ "nhường cho phần nào hay phần ấy". Một Phi châu vốn chống Mỹ do thù ghét Do Thái thì nay một Phi châu tự hào về Barack Obama, một thần tượng của giới trẻ và trung niên Phi châu. Người Tàu Hoa Lục càng ngày càng trở nên xa lạ (distant from) ở giữa lòng xã hội Phi châu (với thịt heo và lạp xưởng là điều đáng kinh tởm đối với Hồi giáo Phi châu).

Cũng như thế, khi ngồi vào ghế Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton chọn chàng tuổi trẻ Mỹ gốc Việt làm Tổng lãnh sự Mỹ tại Sàigòn! Và nay ông Ngoại John Kerry mới sử dụng lá bài tuyệt vời này, cử Tổng lãnh sự Lê Thành Ân, cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ ra Đà Nẵng thăm huyện đảo Hoàng Sa ngày 23-4-2013 vừa qua gồm các Tham vụ chính trị, văn hóa, thương mại và viên chức của tòa Đại sứ. Tại sao không cử Đại sứ hay Phó Đại sứ và Đệ Nhất tham vụ làm trưởng phái đoàn? Đây là một "đòn" chính trị tuyệt vời. Như tôi đã biết, ngoại giao nước nào cũng có riêng một ngành lãnh sự trách nhiệm về kiều dân, di trú, chiếu khán, giữ quyen lãnh sự tài phán và luật lệ lãnh sự, còn Đại sứ thuộc về ngoại giao và chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ muốn tách ngoại giao và chính trị cũng như Đại sứ Mỹ ra khỏi vấn đề Hoàng Sa vốn rất nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao Hoa-Mỹ. Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa chào đón phái đoàn. Theo tin RFA, "Đoàn công tác Tổng lãnh sự bày tỏ lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, khẳng định sự cần thiết hợp tác để bảo đảm chủ quyền, bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải (...) trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật biển 1982". Đây chỉ là ngôn ngữ ngoại giao vẫn thường được Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại. Nói tranh chấp là không đúng, TC đã đơn phương xâm lược. 

Từ trong lịch sử, luật biển và công pháp quốc tế, Hoàng Sa - Trường Sa mặc nhiên và đương nhiên thuộc chủ quyền của nước VN. Cho đến nay chưa một nước nào trong cộng đồng thế giới, công nhận đường Lưỡi Bò Biển Đông là của Trung Cộng. Dù Hun Sen, Cao Miên là tên tay sai của Bắc Kinh vẫn im lặng. Đó là lý do tại sao Trung Cộng chỉ to mồm lấp liếm, không dám đối mặt với luật pháp quốc tế. Hầu hết giới sử gia và luật gia quốc tế, xác minh rằng, nếu đưa Hoàng Sa-Trường Sa ra trước tòa án quốc tế, TC sẽ thua to. Với Bắc Kinh, họ bất chấp! Lịch sử TQ họ còn viết lại cho phù hợp với bá quyền bánh trướng của Đại Hán Mao huống chi. Đấy, Phi đưa TQ ra trước tòa án quốc tế và LHQ đã chấp đơn, thụ lý, Bắc Kinh còn lờ hẳn đi, huống chi VN đang trong tay Bắc Kinh. Hẳn bộ NG Hoa Kỳ biết rõ như thế. Và, Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Phi. Sự kiện Tổng lãnh sự Mỹ và phái đoàn Mỹ đến thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa, đây là vấn đề ảo nhưng ảo mà là thật. Báo chí Đảng và nhà nước TC phản ứng điên cuồng, lên án Mỹ là kẻ "phá hoại hòa bình" ở Á Đông. Chính trị quốc tế bao giờ chẳng là ảo nhưng không hư ảo trong vấn đề Biển Đông và VN. Những đội tàu hải giám TC và cả hạm đội Nam Hải của TC rong ruổi đi lại đầy thách đố ở Biển Đông, Bắc Kinh đã cống hiến cho HP Obama một cơ may hiếm có, vượt qua mặt các giải Nobel Hòa Bình của Obama lại thuyết phục được lưỡng đảng và công luận Mỹ đem sức mạnh Liên quân Mỹ trở lại Á châu, TBD trong đó có ĐNA như thời 1954 với Tổ chức Liên phòng ĐNA SEATO để "be bờ đắp đập" ngăn làn sóng đỏ Bắc phương. Nay lại nhờ có TC công khai thách đố, Uncle Sam được cả Nhật, Nam Hàn và ĐNA đón chào công kênh làm Anh Hai bảo trợ, vượt cả vai trò "sponsor" mà là "protégé" của ĐNA, không cần tổ chức tốn hàng tỷ hàng tỷ dollars như SEATO năm 1954-55... Năm 2012 một "siêu" SEATO đã thành hình, một SEATO ảo! Không cần Cam Ranh, không cần Chu Lai, không cần cả "đất địa giang sơn" MAC-V ở Tân Sơn Nhất như xưa. Tàu chiến võ trang hiện đại nhất USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, hoạt động trong vòng 6 tháng, luân phiên, không cần doanh trại, sĩ quan và thủy thủ đoàn vẫn ở dưới tàu. Trước đây, từ thời SEATO ra đời, Hoa Kỳ phải thuê căn cứ Subic Bay và phi trường quân sự Clark Field (gần Manila) nay khỏi phải chi một xu, hạm đội Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm tự do neo ở Subic Bay mà lại không cần thường trú. Quốc hội Mỹ mừng vô tả, không cần mở hầu bao! 

Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn kẹt ở VN! Miên đã lọt vào tay TC nhưng không đáng kể, vẫn còn Thái Lan khống chế, kể cả Lào. Với tình báo Mỹ và Đài Loan, hơn ai hết, Ngũ giác đài và bộ NG Mỹ đã biết tỏ tường, kể cả ngỏ ngách nội bộ ĐCSVN hiện nay. Hoa Kỳ chưa thể tiến xa hơn. Nhân quyền tuy là vũ khí nhưng vậy vậy thôi! Đầu tư của Mỹ ở VN lớn lao như thế nhưng vẫn là ảo, qua các con số, đã giải ngân được bao nhiêu đâu! Trong khi Bắc Kinh bằng mọi giá phải nắm chặt VNCS. Hơn ai hết, tình báo Đài Loan biết rõ thực lực khủng khiếp của TC ở VN hiện nay. Thái thú bản xứ Nguyễn Phú Trọng chỉ là mặt nổi, còn nhiều đà cản khác rất mạnh của TC trong ĐCSVN từ cơ sở tỉnh và huyện, 90% các gói thầu vừa và nhỏ ở VN trong tay tư bản TC thì đủ hiểu sức mạnh của Bắc Kinh như thế nào! Âu - Mỹ thấm thía vào đâu! Mặc dầu sức mạnh mềm (soft power) của Mỹ càng ngày càng lan rộng và bám sâu ở VN từ xã hội đời thường đến trí thức tầng cao, nhưng vẫn chưa tạo thành lực tập trung để đẩy CSVN sụp đổ!

KHÔNG THOÁT KHỎI SỤP ĐỔ!

Qua 2 biến cố, tôi gọi là biến cố vì tác động rất mạnh trong lòng dân VN:


1. Mỹ bắn tiếng lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ sẽ giúp và che chở cho ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ! Ngư dân Việt ham quá đi chứ lại! Điều bắn tiếng này không phải là hứa suông, rất dễ thực hiện. Quốc hội và công luận Mỹ chấp nhận ngay vì không đối đầu với TC, đã sẵn cảng TGB và Subic Bay, năm ba tàu tuần duyên từ Hawaii điều qua "du dương" ở vùng biển VN lợi nhiều mặt, nhân đạo mà! Các tàu hải giám TC, kể cả hạm đội Nam Hải có dám đương đầu với tàu tuần duyên của Mỹ không? Xin thưa không, ngoại trừ lên cơn điên. Đại tướng Lương Quang Liệt, khi là Bộ trưởng Bộ quốc phòng TC qua thăm Ngũ giác đài và các căn cứ quân sự Mỹ (2011), tướng Liệt đã công khai thừa nhận trong một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn rằng "Khoa học kỹ thuật quân sự của Mỹ bỏ xa TQ", và "TQ phải cần 20 năm nữa mới đuổi kịp Hoa Kỳ". Không điên dại gì hải quân TC đối đầu thách đố với hạm đội Mỹ. Giả dụ, tàu chiến TC nổ súng trước, cầm chắc sẽ bị hạm đội Mỹ tiêu diệt ngay, kể cả tàu ngầm của TC. Bắc Kinh không dại gì tự phá vỡ huyền thoại hải dương Nam tiến của hải quân TC. Hoa Kỳ tuần qua lật thêm một lá bài trên bàn họp của lãnh đạo VNCS: VN có thể mua máy bay tuần thám biển của Mỹ loại P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo đang đậu đầy ở sân bay Honolulu, Hawaii. VN dự trù sẽ mua 6 cái.

Ngũ giác đài bắn tiếng VN có thể mua và Hoa Kỳ bán mà không vi phạm luật hiện hành cấm "bán vũ khí cho một nước CS hay thù địch loại sát thương". Máy bay Orion không võ trang bất cứ loại vũ khí sát thương nào. Máy bay thám thính Orion có thể khám phá tàu ngầm địch dưới lòng sâu đại dương. Trước đây, Liên Xô chế tạo loại thám thính tương đương IL-38, TU 142 nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không còn chế tạo loại này nữa, vả lại đã quá lạc hậu so với Orion. Do vậy, chỉ còn Orion của Lockheed. Với Orion, VN có thể kiểm soát trên mặt biển và dưới lòng sâu toàn hải phận VN. Không ham sao được!

Nếu Bạch ốc OK, Orion có thể trao cho VN ngay. Ngon lành quá! Phe đầy tớ Bắc Kinh ở Hà Nội chủ trương "chiến lược" tách lãnh thổ đất liền ra khỏi biển đảo VN. Vẫn tiếp tục "16 chữ vàng, 4 tốt với TQ, còn "vấn đề Biển Đông" trao cho bộ ngoại giao xử lý, đã có sẵn bổn cũ sao lại, khi cần phát ngôn viên cứ đem ra đọc thuộc lòng bài bản tố cáo TQ "vi phạm chủ quyền biển VN". Thế thôi. 

Đột nhiên, huyện Lý Sơn, trung tâm nghề cá từ Hoàng Sa đến Trường Sa, mở hội lễ cờ quạt kèn trống rước kiệu tưng bừng, bộ trưởng ngoại giao PBM bay ra đảo dự lễ hội khai mạc. Tuần sau chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại bay qua đảo hứa hẹn tùm lum. Ít nhất đây là một dấu chỉ mới đối đầu với phe đầy tớ Bắc Kinh.


Miến Điện hay Mayanmar đang là mẫu mực lý tưởng đang là mẫu mực lý tưởng đối với doanh gia và kinh tế gia VN. Tạp chí Foreign Affairs, số mới nhất, lần thứ 2, hoan hỷ giới thiệu nước Myanmar mới, đã dứt bỏ TC, chế độ quân phiệt đã cáo chung. Myanmar tưng bừng sống lại, phục hồi toàn diện nhờ phép lạ dân chủ, tự do (báo đã dẫn, The remarkable transformation continue, May-June 2013- với 11 trang báo hình ảnh rực rỡ). Miến Điện đổi mới và dân chủ hóa đang phổ biến rộng rãi ở VN.

Điều mà Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi về Mayanmar mới: đó là, đảng cầm quyền vẫn tồn tại, quốc hội Miến Điện vẫn trong tay đảng cầm quyền. CSVN không thoát khỏi sự sụp đổ, không còn bao xa! Nó phải sụp đổ, một qui luật tất yếu. Miến Điện là mô hình.

HÀ NHÂN VĂN