Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Trích từ tuyển tập "NHỮNG UẤT HẬN TRONG TRẬN CHIẾN MẤT NƯỚC 1975" của Phạm Huấn

Trên Phòng Tuyến Ngã Ba Dầu Giây

          "6 giờ chiều ngày 13-4-1975, sau 15 phút Cộng quân bắc loa kêu gọi đầu hàng tại Ngã Ba Dầu Giây, Long Khánh, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52 Bộ binh còn khoảng 50 tay súng, cùng bố trí sau những gốc cây cao su chờ giặc đến.  Tôi liếc nhìn Trung đội 3 của mình còn đúng 12 người.  Những đạn đại pháo, súng cối đủ loại của Bắc quân rót vào.  Tiếng lựu đạn nổ chát chúa, tiếng la thét hãi hùng, tiếng rên siết đau noun và rồi "tiếng hô sóng vỗ" của biển người.  Tôi gục xuống trên xác một bạn đồng đội, người đầy máu..."

         Đó là một trận chiến tồi tệ.  Một trận đánh bi thảm mà những người lính cuối cùng của Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52, Sư đoàn 18 Bộ binh phải chấp nhận, gánh chịu.  Chiến đấu không yểm trợ, không tản thương, không hy vọng, và trong trạng thái hoang mang, hỗn loạn đến thảm não.  Đứng lên một lần cuối cùng trực diện với quân thù, để rồi ngã xuống như những người khác, hay nếu có một may mắn nào đó, sẽ thoát được bàn tay tử thần ở trong họng súng của những kẻ xâm lăng, khát máu.  Đời lính, chết là chuyện thường tình.  Vấn đề chỉ là bao giờ đến lượt mình?  Trong chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến được coi là thảm khốc, dã man nhất của nhân loại từ 30 năm nay, đã có biết bao nhiêu những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, nếu được chết cách đây 2 năm, trước khi Hiệp định Ba Lê đầu hàng Cộng sản được ký kết, đó là một niềm hãnh diện, chết cho Đất Nước, chết cho sự tự do của những người khác.  Trong trận chiến cuối cùng năm 1975, với tôi, nếu bị chết, chỉ là một cái chết tức tưởi, oan khiên.  Tôi tiếp tục cầm súng chiến đấu vì cấp chỉ huy của tôi chưa bỏ chạy, và vì không muốn thấy 12 người lính còn lại dưới quyền khinh thường.  Do đó, bỗng nhiên tôi trở thành "người lính cuối cùng" của Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52, Sư doàn 18 Bộ binh!

         Đó cũng là điều thành thật nhất tôi muốn được nói ra, để giải thích một cách lương thiện rằng tôi không phải là một Trung đội Trưởng anh hùng.  Xin hãy dành từ ngữ anh hùng để vinh danh những chiến sĩ can đảm, xứng đáng khác của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

         Đầu tháng 4, 1975, sau khi các mặt trận Quân đoàn I và Quân đoàn II lần lượt tan vỡ, chiến tuyến Long Khánh được thiết lập ngày 8-4-1975 để chận sức tiến của các Sư đoàn Cộng sản Bắc Việt trên đà đánh chiếm Sài Gòn.  Chiến đoàn 52 Bộ binh được lệnh rời bỏ tuyến đầu của Quân đoàn III, vùng Núi Đốt, phía Nam Định Quán, dọc theo Quốc lộ 20, đường đi Đà Lạt, di chuyển về Ngã Ba Dầu Giây.  Phòng tuyến mới của Sư đoàn 18 Bộ binh bây giờ bắt đầu từ Dầu Giây, dọc theo Quốc lộ 1, khoảng 18 cây số chiều dài, và 7 cây số chiều rộng (trên Quốc lộ 20, đoạn Ngã Ba Dầu Giây).

         Trước khi có lệnh co rút về phòng thủ tuyến Ngã Ba Dầu Giây, Chiến đoàn 52 với những Chi đội Thiết giáp tăng cường trong tuần lễ cuối cùng của tháng 3, 1975 lên thay thế vùng trách nhiệm của Trung đoàn 43 Bộ binh, trấn đóng phía Nam quận Định Quán, dọc theo Quốc lộ 20, "Tuyến đầu Tổ Quốc" trên đường lên Đà Lạt thơ mộng, thành phố của hoa anh đào và những chiếc "Alpha" mầu đỏ, trong những ngày cuối tháng 3, 1975, thật buồn thảm.  Từng đoàn người lếch thếch, lũ lượt gồng gánh đi xuống.  Ngược lên, kể cả những chiếc quân xa chạy vội vã, không có xe cộ nào vượt khỏi địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52 Bộ binh.  Ban đêm từ Núi Đốt, đỉnh cao nhất, phía Tây Nam Định Quán khoảng 15 cây số, có thể quan sát thấy những xe tăng và những đoàn Molotova chở quân của Bắc Việt chạy khơi khơi trên Quốc lộ 20.  Bộ Chỉ huy Hành quân Chiến đoàn 52 xin phản lực lên đánh, nhưng chỉ thấy máy bay quan sát gởi tới bay lượn một hồi rồi bay luôn.

         Lần không yểm cuối cùng cho tuyến Núi Đốt, Định Quán, 2 trái bom 500 cân Anh rớt trúng xuống Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 43, khiến gần 200 thương vong.  Các Tiểu đoàn 2/43 và 1/52 là những Tiểu đoàn ưu tú, vũ bão nhất của Sư đoàn 18 Bộ binh.  Những đơn vị đã nổi danh với những chiến thắng lẫy lừng tại Chiến khu D, và vùng Bến Cát trong năm 1974.  Hai chiếc thiết giáp T-54 và PT-76 do Tiểu đoàn 1/52 "bắt sống" cách đây mấy tháng đã được lính Sư đoàn 18 chạy thẳng về Dinh Độc Lập, Sài Gòn để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chiều chiều ... thưởng lãm.  Chính các đơn vị này làm cho những người lính của Sư đoàn 18 ngẩng mặt cao lên, quên đi cái mặc cảm là lính của "Sư đoàn 10 số bù" trước đây, đa số là "lính ma, lính kiểng" và được chỉ huy bởi một ông Tướng tham nhũng nhất quân đội thời đó.  Và "rửa mặt" cho Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư lệnh cuối cùng và anh hùng của Sư đoàn 18 Bộ binh, dập tắt những lời tố cáo dựng đứng của những con buôn chính trị bất lương, đã nói rằng chức vụ này được mua với giá 20 triệu đồng, qua "đường giây Bà Thiệu"!

Vị Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 2/43 là một sĩ quan thuộc binh chủng Mũ Nâu trước đây.  Ông nổi tiếng với lối đánh ào ạt, thần tốc trong đêm tối.  Ban ngày nhẩy vào vùng địch, nhưng chỉ là đánh "nhứ" để quan sát địa thế, và ước lượng tình hình, khả năng thật sự của địch, tối đến mới là đánh thật.  Và đã đánh đêm là phải thắng.  Đó cũng là quy luật của đơn vị này!  Hai trái bom 500 cân Anh thả lầm xuống Tiểu đoàn 2/43 là một đại bất hạnh, một thiệt hại lớn lao chung cho tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.  Vị Tiểu đoàn Trưởng tài ba, anh hùng nếu còn sống, chắc chắn sẽ điên loạn; vì ông thương yêu chiến hữu, lo cho những người lính nhiều khi còn hơn cả cho bản thân ông!

         Chiến đoàn 52 Bộ binh về tới tuyến mới, Ngã Ba Dầu Giây tối ngày 8-4-1975, thì ngay sáng hôm sau, mặt trận Long Khánh đồng loạt bùng nổ cả 3 nơi:  Xuân Lộc, Ngã Ba Dầu Giây và vùng giáp ranh tỉnh Bình Tuy.

         Cả hai Sư đoàn 6 và 7 Chủ lực quân, các Trung đoàn Pháo thuộc Sư đoàn 75 Pháo binh Cộng sản Bắc Việt từ An Lộc kéo về, mở những cuộc tấn kích vào các vị trí của quân ta ngay giữa ban ngày.  Chiến thuật của chúng tại mỗi nơi vẫn là tiền pháo, hậu xung và phục kích chận viện.  Ngày đầu tiên, 10-3-1975, áp lực nặng nề nhất là Bắc Xuân Lộc và vùng núi Chứa Chan, nằm ở phía Đông Xuân Lộc chừng 12 cây số, gần với ranh giới tỉnh Bình Tuy.  Lực lượng bên ta, tại Xuân Lộc trong ngày đầu, ngoài những đơn vị Địa Phương quân của Tiểu khu Long Khánh, có Trung đoàn 43 và Trung đoàn 48 Bộ binh.  Trung đoàn 48 Bộ binh đang nghỉ dưỡng quân tại Long Bình, trước đó đã được lệnh tới tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc, và phòng tuyến phía Đông của thị trấn này.

         Cuộc chuyển quân thần tốc của Trung đoàn 48 Bộ binh cùng với tinh thần chiến đấu cao đọâ cuả đơn vị này, đã làm cho địch quân không thể tràn ngập được phòng tuyến phía Đông Xuân Lộc, vùng núi Chứa Chan trong ngày đầu như chúng đã dự định.

         Tuyến phòng thủ của Chiến đoàn 52 Bộ binh dọc theo Quốc lô 20, khoảng 6 cây số về phía Bắc, và 2 cây số về phiá Nam từ Ngã Ba Dầu Giây.  Khoảng từ Dầu Giây về Xuân Lộc trên Quốc lộ 1 chừng 10 cây số vẫn còn là một  trục lộ an toàn.  Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, các Pháo đội đại bác 155 ly va 105 ly, các Chi đoàn M-41 và Thiết vận xa M-113 trấn đóng tại ấp Nguyễn Thái Học, cách Dầu Giây 3 cây số về phía Bắc.  Tiểu đoàn 3/52 đóng chốt trên núi Sóc Lu và những cao điểm khác, làm thành vòng đai ngoài cùng.  Phòng tuyến của Tiểu đoàn 1/52 ở phía Nam Dầu Giây chừng hơn một cây số.  Vùng đóng quân của Chiến đoàn 52 Bộ binh trong những ngày cuối, trừ Tiểu đoàn 3, có nhiệm vụ đóng tiền đồn, đóng chốt trên các đỉnh cao, phía Bắc và Đông Bắc của Dầu Giây, tất cả đều nằm trong những đồn điền cao su bát ngát.

         Chiều ngày 11-4-1975, Tiểu đoàn 2/52 được lệnh về tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc.  Vị sĩ quan Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 2/52, Đại úy Uùt, với kinh nghiệm chiến trường, và nổi tiếng bén nhậy trong những ước tính đối với sự việc có thể xẩy ra, nên ông đã để lại dọc đường 2 Đại đội "ngủ đêm" trong vườn cao su.  Trận phục kích tuyệt vời của Tiểu đoàn 2/52 đêm 11-4-1975, tiêu diệt, đốt cháy cả một đoàn xe chở quân và chở đạn của Việt cộng tại ấùp Cái Răng cách Xuân Lộc 6 cây số về phiá Tây Bắc, đã là chiến thắng cuối cùng của Chiến đoàn 52, Sư đoàn 18 Bộ binh trước khi bị tan hàng!

NHỮNG NGƯỜI LÍNH BẤT HẠNH

         Đơn vị tôi thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 đóng tại ấp Nguyễn Thái Học, tuyến ngoài cùng của Chiến đoàn, mặt phía Nam Ngã Ba Dầu Giây.  Một đại đội, nhưng chỉ còn khoảng 50 người, quân số chưa được một nửa theo quân số lý thuyết.  Sĩ quan có đúng 2 người, một Trung úy Đại đội Trưởng, và tôi, chỉ huy Trung đội 3 với 12 tay súng.  Ngay đêm đầu tiên, sau những trận mưa pháo của Bắc quân, những đơn vị pháo binh của Sư đoàn 75 Pháo Cộng sản Bắc Việt từ An Lộc kéo về, "tuyến đầu" ở phía sau khu vực đóng quân của Chiến đoàn 52 Bộ binh đã co rút lại gần 1 cây số.  Chúng tôi lui về phòng thủ sát xã Dầu Giây và Quốc lộ 1.  Vẫn là những rừng cao su dầy đặc.

         Tôi nhìn những chiến hữu trong đơn vị, rồi nghĩ đến mình mà lòng thấy sót sa, đau đớn.  Trận chiến cuối cùng này đã vượt khỏi tầm tay của mọi người.  Không còn tin tưởng, hy vọng, hay tính toán gì được nữa.  Bị bao vây, nguy khốn, bị thương chờ chết, bắn hết đạn, hãy tự giải quyết lấy.  Những người gục xuống, đó là cách giải quyết tốt đẹp nhất cho chính họ, và cả những người còn sống.

         Pháo cuả địch rót vào chiến tuyến của ta giờ này qua giờ khác, ngày cũng như đêm.  Những đại đội, trung đội đóng chốt, đóng tiền đồn của Tiểu đoàn 3 trên núi Sóc Lu và những cao điểm phía Bắc Dầu Giây.  Khi còn sử dụng được máy móc liên lạc, họ gọi kêu cứu liên tục.  Các khẩu đại bác từ Bộ Chỉ huy Hành quâïn của Chiến đoàn bắn đi yểm trợ cầm chừng.  Cứ điểm nào sắp bị tràn ngập, nghe tiếng phản lực xé không gian bay tới, hay tiếng gầm thét của chiến xa ào ạt đến, đó là cứu tinh, là hy vọng, là mong ước cho sự sống được kéo dài thêm của những người lính bộ binh khốn khổ, bất hạnh.  Nhưng khi đã thấy một phản lực cơ nổ trên không trung, một chiến xa bốc cháy rồi thì niềm hy vọng và cuộc sống của họ tiêu tan, dẫy chết.

         Ngày thứ tư của trận chiến Xuân Lộc, Long Khánh, tuyến ngoài cùng của Chiến đoàn 52 Bộ binh tại mặt trận phía Tây Xuân Lộc, cả Tiểu đoàn 3 với quân số hơn 300 người, đóng trên các cao điểm phía Bắc Dầu Giây chừng 5 cây số, không còn liên lạc, vết tích gì nữa.  Họ đã chết thật tức tưởi, phi lý và trong uất hận, đau đớn.

         Trước khi vào lính, tôi không biết nhiều về đời sống quân đội.  Cuộc đời quân ngũ của tôi cũng thật ngắn ngủi, 2 năm, 2 tháng, 20 ngày.  Và tôi chỉ phục vụ tại một đơn vị, giữ một chức vụ duy nhất là Trung đội Trưởng Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52 Bộ binh.

         Tôi bị động viên theo học khóa Sĩ quan Trừ bị 2-73, dù thời gian đó Hiệp định Paris đã được ký kết.  Cũng trong thời gian này, tôi đã mất đi một người bạn thân nhất.  Đó là Chuẩn úy Lương Đức Hậu, người bạn học từ thuở nhỏ, cùng khóa 2-73 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, và cùng một đơn vị khi ra trường.

         Cái chết của Lương Đức Hậu đã làm tôi day dứt, đau đớn nhiều ngày, và hận thù những người đang lãnh đạo Đất Nước, chỉ huy cuộc chiến này.  Tại sao lại bắt chúng tôi, những người không thích đời sống quân đội phải vào lính, để thay thế những người yêu võ nghiệp, có khả năng chiến đấu, và cuộc đời họ đã gắn liền với trận mạc từ nhiều năm nay?  Cuối năm 1974, Tiểu đoàn của tôi toàn những sĩ quan "non choẹt" mới ra trường như tôi, giữ các chức vụ Trung đội Trưởng, Đại đội Phó, trong khi đó quân đội cho giải ngũ một số sĩ quan và hạ sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu, với một lý do rất mơ hồ là "lý do kỷ luậtï", khiến họ rất căm phẫn, bất mãn.

         Tôi nhớ cuối tháng 8 năm 1974, Hậu và tôi được tham dự "một trò chơi lớn".  Sau hào quang chiến thắng của Sư đoàn 18 "bắt sống"  được xe tăng của Việt cộng tại Bến Cát, vị Tư lệnh Quân đoàn lúc bấy giờ muốn chúng tôi "thừa thắng xông lên".  Oâng ra lệnh thẳng cho Đại tá Chiến đoàn Trưởng Chiến đoàn 52 thả Tiểu đoàn 1/52 vào giữa lòng Chiến khu D, "lùng và diệt" một Trung đoàn Việt cộng.  Rừng rậm và địa thế gai góc, hiểm trở, chỉ một đêm, chúng tôi bị địch pháo, thiệt hại hơn 100 người.  Lương Đức Hậu, Trung đội Trưởng Trung đội 1 chết tan xác cùng với hàng chục người lính thuộc trung đội anh, cách tôi chừng 20 thước.  Hậu chết khi tuổi lính mới được vừa 1 tuổi, và tuổi đời chưa tới 20.

 Cũng may trận đó vị Đại tá Chiến đoàn Trưởng, dù phải nghe lệnh của ông Tướng Tư lệnh Quân đoàn, nhưng biết trước chúng tôi sẽ "ôm đầu máu", nên đã tập trung sẵn những thiết giáp M-48 và một tiểu đoàn khác vào giải vây khi trận chiến xẩy ra.

         Những cảm nghĩ chân thành của tôi, có thể không đúng với những người cùng lứa tuổi, đã chọn võ nghiệp như cái nghề cao quý của mình.  Nhưng tôi tin rằng đó là tâm trạng chung của một số lớn sinh viên và học sinh, đã bị ném vào các quân trường, các trung tâm huấn luyện trong những năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam.

         Tại một số quốc gia có chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến đấu sinh tử với cộng sản để sống còn như Việt Nam Cộng Hòa, luật Tổng Động Viên là một đạo luật cần thiết va hợp lý.  Tuy nhiên, đạo luật này đã không đưọc thi hành một cách công bằng như ở các quốc gia khác.  Những người lãnh đạo Đất Nước, những tướng lãnh giữ những chức vụ quan trọng tại Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn, Nha Động Viên, v.v... chính là những người đã dung dưỡng, bao che cho con cháu, người thân, tạo ra sự bất công nhiều nhất.

         Thật đau lòng khi nhìn thấy những sự thật xẩy ra trước mắt.  Trước năm 1954, khi người Pháp còn chỉ huy cuộc chiến tại Đông Dương, Tướng De Lattre được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh Quân đội Viễn chinh Pháp, và các lực lượng Việt-Miên-Lào năm 1950, thì đứa con trai duy nhất của ông là Trung uý Bernard De Lattre, đóng tại đền Non Nước, Ninh Bình.  Khi De Lattre sang Việt Nam, phương vị của Bernard vẫn không thay đổi, tiếp tục chiến đấu ngoài mặt trận, cho đến khi chết tại đó, vào tháng 5 năm 1951.

         Một tấm gương khác, khi Mỹ khởi sự ném bom Bắc Việt năm 1965, con trai của Đô đốc Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Hải quân Thiếu tá McCain, là một trong những phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rớt tại Bắc Việt.

         Trong khi đó, suốt cuộc chiến 21 năm sau cùng tại Việt Nam, chắc chắn không thể tìm thấy bất cứ con một ông Tướng nào chiến đấu ngoài mặt trận.  Em trai bà Thủ tướng đến tuổi đi lính, ngay lập tức được "tuyển" để đi theo xách bóp cho bà chị.  Tất nhiên sự tuyển dụng này không qua một thủ tục nào, vì ông Thủ tướng còn là một đại tướng 4 sao, quyền uy coi như vô địch.  Con những ông tướng khác thì cứ gần đến tuổi động viên, đã bằng cách này, cách khác, được xuất ngoại du học.  Chung qui chỉ có những sinh viên, học sinh con nhà nghèo, và không thế lực, sẽ bị thi hành lệnh Tổng Động Viên một cách rất kỹ lưỡng.  Ngoài ra, vì không có tiền bạc để chạy chọt, chắc chắn không bao giờ họ được phục vụ tại những "chỗ ngon, chỗ bở" ở Sài Gòn hay các tỉnh.

         Điều đáng buồn hơn nũa là trước khi được gọi nhập ngũ, và khi học ở các quân trường, các trung tâm huấn luyện quân sự, họ không nhận được các tài liệu, hoặc sự giải thích một cách minh bạch, hợp lý của các cán bộ trong quân đội, đối với nhiệm vụ, quyền lợi và thời gian thi hành lệnh động viên.  Với cuộc chiến ác liệt trong những năm sau cùng, nhiều khi sau một trận giao tranh, một tiểu đoàn tác chiến, với quân số hành quân khoảng 400 người, có khi bị thiệt hại 1/3 hay nhiều hơn nữa.  Và trong trường hợp ấy, ít nhất 50 phần trăm sĩ quan trung đội trưởng, cấp chuẩn úy, thiếu úy bị hy sinh.

         Một bức hình chụp 9 người khi nhập học khóa 2/73 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, hình như chỉ có tôi và một người nữa sống sót.

         Thật tình tôi đã không hiểu nổi, tại sao những người làm việc tại Nha Động Viên thời gian đó đã tiếp tục gọi nhập ngũ chúng tôi sau khi Hiệp định Ba Lê 27-1-1973 được ký kết?  Tôi không muốn nói đến cái "văn kiện đầu hàng" không có một chút xíu giá trị này, vì bọn cộng sản không bao giờ tôn trọng những điều chúng cam kết, và không bao giờ chúng thay đổi chính sách sắt máu, xâm lăng miền Nam bằng võ lực, nếu chưa nhuộm đỏ được miền Nam Việt Nam.

         Tôi chỉ muốn nói đến sự giải kết, bỏ chạy của người Mỹ khi ký hiệp định này với cộng sản Bắc Việt.  Vì vấn đề tù binh Mỹ, chắc chắn Mỹ sẽ ép Việt Nam Cộng Hòa trên nhiều lãnh vực, và tôn trọng những mật ước đối với cộng sản Bắc Việt.

         Sau Hiệp định Ba Lê 1973, viện trợ quân sự bị Mỹ cắt xuống rất nhiều.  Do đó, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải giảm bớt quân số, chiến cụ, phi cơ, và đạn dược sử dụng bị hạn chế.

         Để đối phó với vấn đề giảm bớt quân số, những giới chức quân sự cao cấp đã hành động để có biện pháp như thế nào?  Họ cho giải ngũ một số sĩ quan và hạ sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu, và cuộc đời họ hầu như đã gắn liền với trận mạc từ nhiều năm nay.  Những người này bị cho giải ngũ, vì lý do kỷ luật, và dù họ không muốn bị giải ngũ.  Trong khi đó, chúng tôi, những sĩ quan "non choẹt", ra trường mới được mấy tháng, nếu sống sót, được "đẩy" lên làm đại đội phó, hay đại đội trưởng, dù kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu chưa có bao nhiêu. Sự làm việc không có kế hoạch, chương trình của những cơ quan phụ trách về động viên và giải ngũ đã gây sựï oán hận cho rất nhiều người, và hủy hoại tiềm năng của Quốc Gia, của quân đội không ít, trong 2 năm chót, trước khi chiến tranh chấm dứt.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi trung đội của tôi lui về phòng thủ tại xã Dầu Giây, với quân số chiến đấu vỏn vẹn còn 12 người, đi nằm tiền đồn, bố trí chờ địch đến, hay tránh pháo kích, chúng tôi đều dàn hàng ngang, sau những gốc cao su.  Tôi cũng không còn khe khắt bắt anh em binh sĩ đào hố cá nhân như trước kia nữa.  Bởi vì, những hố đó cũng sẽ chẳng ích lợi gì khi Việt cộng tràn đến. Lúc tôi trúng mảnh pháo của địch, người đầy máu té xuống, tôi đã nghe thấy tiếng rên la trong đêm tối của Trung sĩ Hoan, người Trung đội Phó gan dạ, anh hùng.  Hoan người gốc Tầu vùng Chợ Lớn, lầm lì, ít nói, nhưng can đảm và tháo vát.  Trận đánh tại Bến Cát cách đây mấy tháng, khi tôi chỉ huy 2 khinh binh bò lên đánh lựu đạn vào một cái hầm có Việt cộng trú ẩn, một trái B-40 của địch "thổi" trúng, "chém" đứt đôi 2 người lính, Hạ sĩ Lê Sen và Binh nhất Hòa.  Tôi thoát chết trong gang tấc, nhờ Hoan kẹp khẩu đại liên vào đùi, đứng bắn che cho tôi bò ngược trở lại.

         Hạ sĩ Sen và Binh nhất Hòa đều là "những người lính bất hạnh" mà tôi thương mến họ.  Tôi gọi Sen là "người lính gương mẫu" và Hoà là "đứa bất hiếu".  Sen là người tằn tiện, mực thước, tiền lương hàng tháng thường dành dụm gởi về cho vợ con.  Còn Hòa ăn tiêu hoang phí, rượu chè, nhiều khi bà mẹ già chờ đầu tháng lên vùng hành quân xin tiền con, Hòa không có, phải trốn mẹ, bị tôi rầy la hoài.  Trận trước, Hạ sĩ Sen và Hòa đã ra đi.  Hôm nay đến lượt tôi và Hoan!  Hoan có người vợ trẻ mới cưới từ 2 tháng trước, định "dù" về Chợ Lớn thăm vợ, nhưng thấy trung đội chỉ còn có mình tôi là cấp chỉ huy, nên không nỡ bỏ đi.  Tự nhiên tôi mong ước Hoan sẽ thoát được bàn tay tử thần đêm nay để về thăm vợ anh, dù đó là lần cuối cùng!

         Tôi tỉnh dậy sáng hôm sau, một sĩ quan đã cho biết tôi được cứu sống nhờ 3 người lính thay nhau dìu về, những người lính của Trung đội 1, trung đội do cố Thiếu úy Lương Đức Hậu chỉ huy trước đây.  Còn 12 quân nhân trong Trung đội 3 của tôi vĩnh viễn ra đi, không một người nào về được.                   Ngày 14-4-1975, phòng tuyến của Chiến đoàn 52 Bộ binh co lại thêm nữa.  Đồng bào từ Đà Lạt, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh... khắp nơi đổ tới Ngã Ba Dầu Giây để tìm đường về Sài Gòn.  Việt cộng nã pháo vào khắp các vị trí của quân ta ngay từ sáng sớm.  Đồng bào chiến nạn trở thành nạn nhân sau những trận mưa pháo của địch.  Tiếng kêu khóc thảm thiết.  Cảnh chết chóc, hỗn loạn dài hàng cây số trên Quốc lộ 20 và Quốc lộ 1 thật khủng khiếp, đau thương.

         Vị Tư lệnh mặt trận, Đại tá Chiến đoàn Trưởng Chiến đoàn 52 lồng lộn như một con hổ ở trong chuồng, ra lệnh tổ chức phòng tuyến cuối cùng, không lùi thêm nữa.  Nhưng cố gắng của ông và của những người lính Chiến đoàn 52 Bộ binh cũng chỉ giữ được phòng tuyến này thêm một ngày nữa, rồi tan hàng.

         9 giờ đêm 15-4-1975, đại bác cộng quân bắn sập hầm chỉ huy của Đại tá Chiến đoàn Trưởng, các hệ thống truyền tin, liên lạc bị hủy diệt, ông thoát chết nhờ đang ở bên ngoài.  Và lúc đó, ông mới quyết định cho mở đường máu rút lui về hướng Long Bình.  Tổng cộng chỉ có 200 người thoát về được đêm 15-4-1975.  Khoảng 1500 quân thuộc Chiến đoàn 52 Bộ binh bị thiệt hại, bị đánh tan tác trong 6 ngày cuối cùng tại mặt trận Dầu Giây, Long Khánh.

GHI CHÚ:  Viết theo lời tường thuật của Thiếu Úy Phạm Văn Trung, Trung đội Trưởng Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52, Sư đoàn 18 Bộ binh.

Toquocghion


Chút ít về Phạm Huấn: Trước năm 1975, ký giả Trung tá Phạm Huấn từng ở trong bộ biên tập tạp chí Diều Hâu và là chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam. Ông cũng phục vụ trong tư cách thành viên Ban Liên Hiệp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về báo chí sau khi Hiệp Định Ba-lê được ký kết vào năm 1973, và sau thực hiện chuyến đi Hà Nội về vấn đề trao trả tù binh các bên. Trong cuốn hồi ký "Một Ngày ở Hà Nội", ông viết về chuyến ra Hà Nội trong đợt giao trả tù binh giữa hai phía Hoa Kỳ và Bắc Việt vào năm 1973.

Ký giả Phạm Huấn tốt nghiệp Khóa 13 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1956 và Trường Đại Học Quân Sự năm 1963. Ông cũng từng theo học các trường quân sự tại Hoa Kỳ như Infantry School ở Fort Benning, Georgia năm 1958, Fort Gordon, Georgia năm 1962, và Special Warfare School tại Fort Braggs, North Carolina năm 1965. Bút ký Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 của Phạm Huấn là một trong những quyển sách được bán chạy nhất tại hải ngoại.

Ký giả Phạm Huấn, một nhà báo quân đội kỳ cựu thời Việt Nam Cộng Hòa, đã qua đời ngày 21 tháng 10 năm 2005 tại San José, California, USA, hưởng thọ 68 tuổi, để lại nhiều tiếc thương trong làng báo người Việt hải ngoại.
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Âm mưu Xóa Bỏ
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4


Lê Duy San

Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng Hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn, hãy bình tĩnh, không nổ súng và ai ở đứng vị trí của người ấy để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu. Mặc dầu lời kêu gọi này không có hai chữ đầu hàng (1), nhưng cũng đủ làm cho người nghe có cảm tưởng như cả một bầu trời đã đổ xụp xuống đầu người dân miền Nam. Vì thế, ngày 30/4 đã được người dân miền Nam, nhất là những người đã phải đi tù hay đi cải tạo gọi đó là ngày Quốc Hận.
I/ Quốc Hận vì:
1/ Bị đồng minh phản bội. Thực vậy, quân đội VNCH, một quân đội thiện chiến và can đảm, đã đẩy lui và chiến thắng quân đội nhân dân của VC không biết bao nhiêu là trận chiến, làm cho quân đội nhân dân của VC phải khiếp vía kinh hồn mỗi khi nghe tin có Nhẩy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến hay Biệt Động Quân tới. Vậy mà cuối cùng vì bị đồng minh phản bội đã phải buông súng tan hàng, hàng chục Tướng Tá và hàng trăm binh sĩ đã uất hận mà tự sát vì không muốn sống nhục.
2/ Bị Việt Cộng lường gạt. Hẳn chúng ta còn nhớ, ngay sau khi nhận lời đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào khỏang 12 giờ trưa ngày 30/4/75, Việt Cộng liên tục cho phát thanh chính sách hòa hợp hòa giải của MTGPMN khiến nhiều người tin tưởng là có hòa hợp hòa giải thực sự nên đã không còn tìm cách rời khỏi VN nữa. Một số khác, tuy đã trốn chạy khỏi VN cũng tìm cách trở về để rồi cả trăm ngàn quân cán chính phải nuốt hận vào tù hoặc dắt díu nhau đi học tập cải tạo cả một hai chục năm khiến cả chục ngàn người phải chết vì bị đói, vì bệnh hoặc vì bị đầy đọa.
3/ Bị cướp đọat tài sản và bị đẩy đi kinh tế mới. Đối với những người không phải là quân nhân hay công chức mà bọn VC gọi là "ngụy quân", "ngụy quyền", chúng dùng chính sách đổi tiên và cải tạo Công Thương Nghiệp để cướp đọat tiền bạc, tài sản và nhà cửa của người dân rồi đẩy họ đi lên các vùng kinh tế mới khiến nhiều người uất hận phải nhẩy lầu tự tử hoặc liều chết vượt biên đi tìm tự do khiến cả trăm ngàn người phải bỏ mình ngòai biển khơi.
II/ Những âm mưu muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4
Không phải bọn Việt Cộng chỉ gây nên hận thù cho đồng bào miền Nam vào ngày 30/4/75. Thực ra chúng đã gây nên không biết bao nhiêu tội lỗi, óan thù cho đồng bào cả nước từ 1945 và cho tới nay chúng vẫn còn gây không biết bao tang thương cho đồng bào. Chúng còn bán cả đất, dâng cả biển cho Trung Cộng. Chúng làm lơ cho Trung Cộng đưa dân tới tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam để lập làng, lập ấp sinh sống. Chúng làm lơ cho tầu Trung Cộng vào hải phận Việt Nam cướp bóc các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ấy vậy mà tại hải ngọai này lại có một số người Việt vô liêm sỉ lại toan tính biến ngày Quốc Hận 30/4 thành ngày Việt Nam.
Ngày 4/4/2013, Trucie D. phổ biến bài viết của Tâm Việt, bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Bích về tin viện quốc hội tiểu bang Virginia, chấp thuận Nghị quyết SJR 455, chọn ngày 30-4 năm nay 2013 và cho những năm sau đó, là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa.
Thực ra thì Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện, là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; Nhưng dù là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa thì cũng không thể là ngày 30/4.
Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa là ngày 26/10 tức ngày nền Cộng Hòa Việt Nam được thành lập và tồn tại đến ngày 30/4/75 tức ngày miền Nam Việt Nam bị bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm. Đó chính là ngày Việt Nam Cộng Hòa bị xụp đổ. Vậy thì làm sao có thể gọi ngày 30/4 là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa ?
Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này đã đưa cả nước Việt Nam chìm đắm trong ngục tù Cộng Sản. Chính cái ngày này đã làm cho người dân VN mất hết tự do và không có nhân quyền.
Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này là kết qủa của cả triệu người chết vì đi tim tự do và triệu người khác chết vì chiến tranh do bọn Việt Cộng miền Bắc gây ra.
Đây là một âm mưu của bọn VC và VGCS muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận. Xóa bỏ được ngày Quốc Hận là chúng xóa bỏ được hận thù của người quốc gia, xóa bỏ được làn ranh quốc cộng và thực hiện được những mục tiêu mà bọn Việt Cộng đã đề ra trong nghị quyết 36.
Chúng ta có thể quên hận thù, nhưng chúng ta không thể quên những tội ác của chúng (VC). Vì thế ngày 30/4 sẽ mãi mãi là ngày Quốc Hận. Chúng ta không những phải nhớ ngày Quốc Hận 30/4 mà còn phải nhớ cho thật đầy đủ, cho thật rõ ràng những tội ác mà bọn VC đã gây ra cho dân tộc VN để một ngày nào đó chế độ Cộng Sản có bị tiêu vong chúng ta sẽ đưa bọn chúng ra trước đồng bào cả nước để xét xử những tội lỗi của chúng.
Là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta phải cực lực phản đối Quyết Nghị SJR 455 chọn ngày 30/4 năm nay (2013) và cho những năm sau đó là Ngày Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa và cực lực lên án những tên VGCS đã vận động cho Quyết Nghị này ra đời. Yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Bích phải bạch hóa tên của những kẻ này, nếu không ông Nguyễn Ngọc Bích phải hòan tòan chịu trách nhiệm về Quyết Nghị SJR 455.


Chú thích.
(1) Lời đầu hàng được chính thức phát thanh vào lúc 12 giờ trưa ngày 30/4/75 và được tên Trung tá Việt Cộng Bùi Văn Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".






Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng Hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn, hãy bình tĩnh, không nổ súng và ai ở đứng vị trí của người ấy để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu. Mặc dầu lời kêu gọi này không có hai chữ đầu hàng (1), nhưng cũng đủ làm cho người nghe có cảm tưởng như cả một bầu trời đã đổ xụp xuống đầu người dân miền Nam. Vì thế, ngày 30/4 đã được người dân miền Nam, nhất là những người đã phải đi tù hay đi cải tạo gọi đó là ngày Quốc Hận.
I/ Quốc Hận vì:
1/ Bị đồng minh phản bội. Thực vậy, quân đội VNCH, một quân đội thiện chiến và can đảm, đã đẩy lui và chiến thắng quân đội nhân dân của VC không biết bao nhiêu là trận chiến, làm cho quân đội nhân dân của VC phải khiếp vía kinh hồn mỗi khi nghe tin có Nhẩy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến hay Biệt Động Quân tới. Vậy mà cuối cùng vì bị đồng minh phản bội đã phải buông súng tan hàng, hàng chục Tướng Tá và hàng trăm binh sĩ đã uất hận mà tự sát vì không muốn sống nhục.
2/ Bị Việt Cộng lường gạt. Hẳn chúng ta còn nhớ, ngay sau khi nhận lời đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào khỏang 12 giờ trưa ngày 30/4/75, Việt Cộng liên tục cho phát thanh chính sách hòa hợp hòa giải của MTGPMN khiến nhiều người tin tưởng là có hòa hợp hòa giải thực sự nên đã không còn tìm cách rời khỏi VN nữa. Một số khác, tuy đã trốn chạy khỏi VN cũng tìm cách trở về để rồi cả trăm ngàn quân cán chính phải nuốt hận vào tù hoặc dắt díu nhau đi học tập cải tạo cả một hai chục năm khiến cả chục ngàn người phải chết vì bị đói, vì bệnh hoặc vì bị đầy đọa.
3/ Bị cướp đọat tài sản và bị đẩy đi kinh tế mới. Đối với những người không phải là quân nhân hay công chức mà bọn VC gọi là "ngụy quân", "ngụy quyền", chúng dùng chính sách đổi tiên và cải tạo Công Thương Nghiệp để cướp đọat tiền bạc, tài sản và nhà cửa của người dân rồi đẩy họ đi lên các vùng kinh tế mới khiến nhiều người uất hận phải nhẩy lầu tự tử hoặc liều chết vượt biên đi tìm tự do khiến cả trăm ngàn người phải bỏ mình ngòai biển khơi.
II/ Những âm mưu muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4
Không phải bọn Việt Cộng chỉ gây nên hận thù cho đồng bào miền Nam vào ngày 30/4/75. Thực ra chúng đã gây nên không biết bao nhiêu tội lỗi, óan thù cho đồng bào cả nước từ 1945 và cho tới nay chúng vẫn còn gây không biết bao tang thương cho đồng bào. Chúng còn bán cả đất, dâng cả biển cho Trung Cộng. Chúng làm lơ cho Trung Cộng đưa dân tới tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam để lập làng, lập ấp sinh sống. Chúng làm lơ cho tầu Trung Cộng vào hải phận Việt Nam cướp bóc các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ấy vậy mà tại hải ngọai này lại có một số người Việt vô liêm sỉ lại toan tính biến ngày Quốc Hận 30/4 thành ngày Việt Nam.
Ngày 4/4/2013, Trucie D. phổ biến bài viết của Tâm Việt, bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Bích về tin viện quốc hội tiểu bang Virginia, chấp thuận Nghị quyết SJR 455, chọn ngày 30-4 năm nay 2013 và cho những năm sau đó, là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa.
Thực ra thì Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện, là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; Nhưng dù là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa thì cũng không thể là ngày 30/4.
Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa là ngày 26/10 tức ngày nền Cộng Hòa Việt Nam được thành lập và tồn tại đến ngày 30/4/75 tức ngày miền Nam Việt Nam bị bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm. Đó chính là ngày Việt Nam Cộng Hòa bị xụp đổ. Vậy thì làm sao có thể gọi ngày 30/4 là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa ?
Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này đã đưa cả nước Việt Nam chìm đắm trong ngục tù Cộng Sản. Chính cái ngày này đã làm cho người dân VN mất hết tự do và không có nhân quyền.
Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này là kết qủa của cả triệu người chết vì đi tim tự do và triệu người khác chết vì chiến tranh do bọn Việt Cộng miền Bắc gây ra.
Đây là một âm mưu của bọn VC và VGCS muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận. Xóa bỏ được ngày Quốc Hận là chúng xóa bỏ được hận thù của người quốc gia, xóa bỏ được làn ranh quốc cộng và thực hiện được những mục tiêu mà bọn Việt Cộng đã đề ra trong nghị quyết 36.
Chúng ta có thể quên hận thù, nhưng chúng ta không thể quên những tội ác của chúng (VC). Vì thế ngày 30/4 sẽ mãi mãi là ngày Quốc Hận. Chúng ta không những phải nhớ ngày Quốc Hận 30/4 mà còn phải nhớ cho thật đầy đủ, cho thật rõ ràng những tội ác mà bọn VC đã gây ra cho dân tộc VN để một ngày nào đó chế độ Cộng Sản có bị tiêu vong chúng ta sẽ đưa bọn chúng ra trước đồng bào cả nước để xét xử những tội lỗi của chúng.
Là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta phải cực lực phản đối Quyết Nghị SJR 455 chọn ngày 30/4 năm nay (2013) và cho những năm sau đó là Ngày Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa và cực lực lên án những tên VGCS đã vận động cho Quyết Nghị này ra đời. Yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Bích phải bạch hóa tên của những kẻ này, nếu không ông Nguyễn Ngọc Bích phải hòan tòan chịu trách nhiệm về Quyết Nghị SJR 455.


Chú thích.
(1) Lời đầu hàng được chính thức phát thanh vào lúc 12 giờ trưa ngày 30/4/75 và được tên Trung tá Việt Cộng Bùi Văn Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
"NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4" BIẾN THÀNH "NGÀY NAM VIỆT NAM": PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ ÂM MƯU "THAY TÊN, ĐỔI NGHĨA" NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN ĐỂ CHẠY TỘI CHO VIỆT CỘNG?!


Trong tuần qua, người ta thấy xuất hiện trên các diễn đàn điện tử cho biết Lưỡng viện Quốc Hội tiểu bang Virginia đã đồng chấp thuận "Ngày Quốc Hận 30-4" cho người Việt tỵ nạn không Cộng sản là "Ngày Nam Việt Nam".



Người hăm hở, nồng nhiệt phổ biến bản tin này là ông Tâm Việt (Nguyễn Ngọc Bích) - người mà năm ngoái đã "nổi nang" trong vai trò "Tổng Thống Chính Phủ Lâm Thời" (?) do ông "Lã Bất Vi tân thời" Hồ Văn Sinh thành lập tại Nam California! Trong bản tin, ông Nguyễn Ngọc Bích đã "để lộ gian ý" khi viết: "… Ngày Nam Việt Nam (mà ta cũng có thể nói gọnNgày VNCH)". (Chuyện này thì cũng giống như ông "Vua buôn xương tử sĩ QLVNCH" Nguyễn Đạc Thành "nói gọn" "Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Bình An" thành "Nghĩa Trang Biên Hoà" để mà mắt mọi người và được đồng bọn vỗ tay hoan hô nhiệt liệt!).



Có dư luận cho rằng đây là âm mưu của đảng Việt Tân. Vì không nắm vững các sự kiện trong vụ "Ngày Quốc Hận 30-4" thành "Ngày Nam Việt Nam", do đó, chúng tôi xin không có ý kiến gì về chuyện này.



Bài viết sau đây xin trình bày những việc làm "thay tên đổi nghĩa" những ngày lịch sử để chạy tội cho VC mà đảng Việt Tân đã làm từ nhiều năm trước.





*

Tháng 9 năm 2004, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MT) có trụ sở chính ở Bắc California ra "cáo phó" khai tử "Mặt Trận" và đăng "cáo tồn" khai sinh Đảng Việt Tân (VT) tuốt bên Berlin, Đức Quốc.



Vừa ra đời, đảng Việt Tân đã giở trò "treo đầu dê, bán thịt chó" bằng cách dùng tổ chức ngoại vi của mình là tổ chức VPAC liên kết với Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (từ nay viết tắt là "Tập Thể"), (một tổ chức mà dư luận cho rằng do MT giật dây thành lập để lợi dụng màu cờ, sắc áo của những cựu quân nhân đã từng hy sinh trong cuộc chiến chống lại Cộng sản miền Bắc, bảo vệ chế độ tự do miền Nam và đại hội thành lập đã được đài truyền hình SBTN yểm trợ 40 ngàn đo-la) tổ chức "Ngày Tự Do Việt Nam" để thay thế "Ngày Quốc Hận 30-4".



Bị dư luận khắp nơi lên tiếng phản đối, đảng Việt Tân bèn phải đổi thành "Ngày Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam." Và, Tập Thể, qua cô Lữ Anh Thư, Trung Tâm Phó Đặc Trách Hậu Duệ và ông Đoàn Hữu Định, Tổng Thư Ký Văn Phòng Thường Trực Trung Ương đã từng đứng tên chung với ông Võ An Bình trong Ban tổ chức "Ngày Tự Do Việt Nam" tuyên bố rút tên khỏi ban Tổ chức của ngày này, và Tập Thể tuyên bố sẽ tổ chức Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Bức Tường Đá Đen cũng cùng ngày, giờ và cách điạ điểm đảng Việt Tân tổ chức "Ngày Tự Do Việt Nam" không xa. Việc làm "không trong sáng" này của Tập Thể đã bị cựu Trung Tướng Phạm Quốc Thuần phê bình mà những người lãnh đạo của Tập Thể đã không thể trả lời được.



Vì bị dư luận khắp nơi phản đối về việc làm có dụng ý "chạy tội" cho Việt Cộng khi biến "Ngày Quốc Hận 30-4" thành "Ngày Tự Do Việt Nam", đảng Việt Tân đã không được sự công tác của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (lúc đó) do ông Nguyễn Văn Tần làm chủ tịch, nên "Ngày Tự Do Việt Nam" đã bị thất bại thê thảm dù đảng Việt Tân đã khua chiêng, gióng trống quảng cáo rầm rộ từ nửa năm trước. Sau khi bị thất bại, Việt Tân lại giở trò ma giáo mà MT đã từng làm trong quá khứ là tung tiền ra báo chợ "SV" tự ca tụng "thành tích" của đảng mình và bịa chuyện đánh phá ông Nguyễn Văn Tần, chủ tịch Ban đại diện Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận.



Thê thảm nhất là "Tập Thể" bị tai tiếng vì đã bị đảng Việt Tân lợi dụng nhưng lại chẳng dám lên tăm, lên tiếng gì ngay khi chính hậu duệ Mai Quốc Minh của Tập Thể Âu Châu đã thú nhận việc này trên net!



Chuyện lạ làm nhiều người thắc mắc là tại sao trước những chuyện tai hại như thế mà những người lãnh đạo của Tập Thể vẫn im lặng một cách khó hiểu, thay vì ra những bản thông cáo nói rõ mọi việc.



Người ta lại càng ngạc nhiên khi trong Đại hội Khoáng Đại lần thứ 1 của Tập Thể được tổ chức tại San Jose, ông Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện của Tập Thể, đã lớn tiếng "kết tội" những người minh danh lên tiếng phê phán những việc làm của Tập Thể là… những kẻ phá rối (sic!). Dư luận lại càng ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Hội Đồng Đại Biểu của Tập Thể "đã tranh đấu" cho "người hùng" Lý Tống bằng cách gửi "bưu điệp" đến các tổ chức trực thuộc ra lệnh các tổ chức này tích cực can thiệp với Thái Lan.



Được biết, khi Đại hội Toàn Quân được tổ chức tại Nam Cali cách đây 9 năm (?), khi có người trong Ban tổ chức đề nghị Đại hội cho phép Ủy Ban Phát Huy Tinh Thần Lý Tống đặt một chiếc bàn để đồng bào ký thỉnh nguyện thư gửi TT Bush thỉnh cầu can thiệp cho Lý Tống thì "các ông lớn" của Đại Hội đã "phán" rằng: "Chuyện Lý Tống là chuyện nhỏ, chuyện Đại Hội mới là chuyện lớn (sic!)". Việc làm này khiến nhiều người bất mãn vì một Đại Hội nhân danh tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà như "Tập Thể" lại coi sự hy sinh vì đại nghĩa của một chiến sĩ đã có quá trình đấu tranh chống lại chế độ Cộng sản bạo tàn như Lý Tống chỉ là chuyện nhỏ thì không biết đối với Tập Thể thì chuyện nào là chuyện lớn?! Dư luận cho rằng với những việc làm và những lời tuyên bố từ khi đảm trách chức Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện của Tập Thể trong mấy năm qua, ông Nguyễn Xuân Vinh đã tự đốt cháy uy tín nhà văn Toàn Phong và khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh (sic!).





*

Mấy tháng gần đây, người ta lại thấy trên internet, trên các báo chí, đài phát thanh Tiếng Nước Tôi có phổ biến "Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" của Nhóm "Vì Tự Do". "Nhóm" này, nhân việc nhà cầm quyền Indonesia và Malaysia phá hủy bia tưởng niệm những người tỵ nạn Việt Nam trên hai đảo Galang và Bidong, đề nghị những người Việt Quốc Gia Tỵ nạn Cộng sản "Trưng Cầu Dân Ý" chọn "Ngày Tỵ Nạn Việt Nam".



Thoạt nghe hoặc mới đọc trên báo "Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" của Nhóm "Vì Tự Do" ít ai thấy có "dụng ý" gì trong việc làm này. Nhóm "Vì Tự Do" lại tỏ ra rất có tinh thần cởi mở và tôn trọng dân chủ khi đưa ra 4 ngày (do tác giả bài này in đậm) để được "trưng cầu ý kiến" của tất cả những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.



Theo ông Hoàng Thế Dân, Chủ tịch Hội Đồng Điều hành Cộng đồng Người Việt Bắc California (khác với Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California do ông Nguyễn Ngọc Tiên làm Chủ tịch) thì tới nay "con số 4 ngày được đề nghị lúc khởi cuộc đã thay đổi". (Thời Báo San Jose số 4208, 20-12-2005). Theo ông Hoàng Thế Dân thì đến nay có tới 5 ngày, gồm các ngày: 14-11, ngày 20-6, ngày 20-7, ngày 12-6, ngày 30-4 được nhóm "Vì Tự Do" đưa ra "trưng cầu ý kiến" để chọn một trong các ngày này là "Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" hay "Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản".



Trả lời phóng viên Võ Triều Sơn phóng viên của hãng Thông tấn VNN (là hãng thông tấn của MT trước kia và là đảng Việt Tân hiện nay) về câu hỏi:



"Kính thưa ông chủ tịch với 4 ngày được quý vị trong nhóm "Vì Tự Do" đưa ra để Trưng cầu ý kiến trong tinh thần cởi mở và rất dân chủ đóng góp ý kiến, xin ông chủ tịch cho biết, cá nhân ông chọn ngày nào? Tại sao?"



thì ông Hoàng Thế Dân, chủ tịch Ban Đại diện Người Việt Bắc Cali (kế nhiệm bà Nguyễn Lan Hải, Chủ tịch Ban Đại diện Cộng Đồng thứ 2 do Phan Nam của Mặt Trận và Chu Tấn của Chính Phủ Việt Nam Tự Do thành lập tại Bắc Cali) đã trả lời rất "lăng ba vị bộ" và rất văn chương… tản mạn như sau:



"… Thưa anh, cá nhân chúng tôi đã có dịp thổ lộ quyết định chọn lựa của mình trong những buổi họp của Nhóm: Ngày đó có tên là Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, và ngày đó nói lên sự liên kết nhiệm mầu của lương tâm thế giới đối với sự chọn lựa ra đi tỵ nạn, vì tự do, của người Việt, bằng bất cứ giá nào, hàng triệu người đã khoác lên mình định danh căn cước tỵ nạn chính trị.

Ở đây sự quan trọng là ngày nào, tên gì nhận được số phiếu kết quả thăm dò nhiều nhất của đồng hương tham dự. Trong những ngày này, ngày nào cũng nhân bản cả, ngày nào cũng nói lên ý nghĩa của hai chữ tỵ nạn. Chúng ta chờ xem, sáu tháng nữa sẽ có kết quả chung cuộc." (Thời Báo San Jose, số báo đã dẫn).



Trong khi đó thì ông Hoàng Cơ Định, một "cán lớn" khác của đảng Việt Tân đã viết hẳn một bài để "cổ động" cho "Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản" văn chương rất là đao to, búa lớn và đầy bí hiểm!.



Theo ông Hoàng Cơ Định thì "Việc đồng bào cùng nhau ấn định một "Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản" là một sự xác định lập trường chính trị của cộng đồng người Việt, đó là một cộng đồng tỵ nạn, không chấp nhận chế độ Cộng sản hiện nay tại Việt Nam… Khi Ngày Tỵ Nạn được chọn lựa và được tổ chức hàng năm ở khắp nơi, các thế hệ tương lai của cộng đồng sẽ luôn luôn được nhắc nhở về nguồn gốc của mình và hiểu được tại sao các thế hệ cha anh đã kiên trì tranh đấu để chấm dứt cái nguyên nhân đã gây ra thảm trạng tỵ nạn Dân Tộc.

Việc làm vô vị lợi của tập hợp "Vì Tự Do" cần được sự hậu thuẫn của mọi người, mọi giới vì đây là việc làm nhân nghĩa, đối với những người Việt đã chết cũng như đối với những ai đang tranh đấu vì hai chữ Tự Do. Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, tinh thần hợp tác trong cộng đồng và sự gắn bó của các thế hệ trẻ với Tổ Quốc.

Đây không phải chỉ là một việc làm Vì Tự Do, mà còn là cả Vì Đất Nước Hôm Nay và Ngày Mai." (Thời Báo số 4205, ngày 15-12-2005).





*

Về việc nhóm "Vì Tự Do" đưa ra lá "Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam", ông Pham Thanh Phương ở Úc Châu đã đưa ra ý kiến với những lập luận rất vững chắc như sau:



"… Trong sự kiện này chúng tôi mạn phép đưa ra một số nhận xét về hai lãnh vực ý nghĩa lịch sử và "phương pháp trưng cầu dân ý" như một sự quan tâm, chia sẻ.

Về phần ý nghĩa lịch sử, theo cạn nghĩ của chúng tôi, ngày 20-7 là ngày mang những ý nghĩa đặc biệt phi không gian và thời gian, với tất cả những ấn tích chia ly, tan tác, hận thù. Không ai có thể phủ nhận, ngày ấy đã cưu mang cả một sự kiện lịch sử của dân tộc, không hề mang một ý nghĩa tỵ nạn cho 3 triệu người tại hải ngoại. Hơn nữa, ngày 20-7 còn là ngày đau thương, uất hận, và nó đã được hình thành bởi sự man trá, bịp bợm, phản bội của tên tội đồ Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta không thể xoá bỏ.



Riêng ngày 30-4 thì lại càng quan trọng hơn, đây mới chính là ngày đen tối của dân tộc. Ngoài những đau thương, ly tán như ngày 20-7, nó còn là ngày CSVN đã đưa toàn thể dân tộc vùi sâu trong vũng lầy đen tối nhất của nhân loại. Ngày 30-4 cũng đánh dấu một ngày toàn dân miền Nam đã bị cướp trắng tay, dắt díu nhau đi vào một nhà tù vĩ đại không cửa sổ của CSVN ròng rã đã 30 năm qua.



Trong ý nghĩa của những ngày 20-7 và 30-4-1975 đã là một sự hiển nhiên, bất khả chối từ. Do đó, hai ngày lịch sử 20-7 và 30-4 không dành riêng cho những người tỵ nạn mà nó đã thuộc về toàn dân. Không thể vì một lý do gì lại có thể xóa bỏ hay bóp méo ý nghĩa lịch sử của nó…



Như vậy, việc đề nghị hai ngày 20-7 và 30-4, không hội đủ điều kiện cả tình lẫn lý. Ngược lại, rất bất lợi cho công cuộc đấu tranh chung của toàn dân trong hiện tại nói chung và cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói riêng. Không biết vô tình hay cố ý, nhóm "Vì Tự Do" đã đưa ra một đề nghị khá nguy hiểm trong việc chọn ngày và cả phương pháp "Trung Cầu Dân Ý". Nếu cuộc "Trưng Cầu Dân Ý" được thực hiện bằng internet và bưu điện. Thử hỏi ai có thể kiểm soát tất cả các danh sách trên web và thư của người Việt tỵ nạn hay của bọn VC nằm vùng và du sinh phải làm theo lệnh đảng. Riêng trên phần "bỏ phiếu online" thì lại phức tạp hơn rất nhiều, phương pháp này đã vô tình tạo cơ hội rất thuận lợi cho tất cả cán bộ đảng CSVN có thể tham gia, lèo lái, "đóng đinh" ngày 30-4 làm "Ngày Tỵ Nạn", hầu xóa bỏ tội ác mà chúng đã đè lên đầu toàn thể dân tộc từ hơn nửa thế kỷ qua. Nó cũng không khác hành động bỉ ổi khi chúng áp lực Nam Dương và Mã Lai để tiêu hủy những tấm bia tưởng niệm trên hai đảo Galang và Bidong trong mấy tháng trước đây. Vì vậy, chúng ta không nên vì bất cứ vì lý do gì để VC được toại nguyện trong thế "Bất Chiến Tự Nhiên Thành" với mưu đồ xoá bỏ tội ác của chúng trước lịch sử bằng cách biểu quyết thay tên, đổi nghĩa của một trong hai ngày lịch sử (20-7 và 30-4).



Sự kiện nhóm "Vì Tự Do" đề nghị tìm một ngày để làm "Ngày Tỵ Nạn", thực ra cũng không có gì cần phải bàn. Tuy nhiên, nếu muốn lấy một ngày mang nhiều ấn tích máu xương của lịch sử như ngày 20-7 và 30-4 là một điều tối kỵ, không có lợi mà chỉ có hại. Nó có thể hiểu như là một sự kiện bóp méo lịch sử, trong âm mưu nhằm hậu thuẫn cho phong trào Hoà Hợp Hoà Giải đầy bịp bợm trong nghị quyết 36 lừa bịp của CSVN…"





*

Không biết các ông Hoàng Thế Dân, Hoàng Cơ Định khi khua môi, múa mép trả lời phỏng vấn, khi vung tay, phóng bút viết bài ca tụng cuộc "Trưng Cầu Dân Ý" về "Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" đã có xem qua ý kiến của ông Phạm Thanh Phương với những lập luận rất sắc bén mà ông Phương đã trình bày trong bài viết của ông ta?



Thực ra thì câu hỏi này quá thừa với các ông "cán lớn" của đảng Việt Tân như các ông Hoàng Thế Dân, Hoàng Cơ Định. Chuyện chủ tịch Hoàng Cơ Minh các ông ấy chết mà các ông ấy còn "bắt" chủ tịch của các ông ấy "phải sống" cho tới 14 năm sau mới cho chết thì có chuyện gì mà các ông ấy không làm được. Chuyện bà doctor-to-be (lúc đó) Trần Diệu Chân "bắt" hương linh cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đứng tên với bà trong đơn thưa đài phát thanh Quê Hương với Tổng đài và cơ quan FCC mà bà ta còn dám làm thì chuyện thay tên,đổi nghĩa những ngày lịch sử của dân tộc để bàu chữa tội ác cho bọn Việt Cộng thì có nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ mà họ không dám làm.



Trong quá khứ, MT đã từng biến "Ngày Quốc Hận 30-4" thành "Tháng Tư Xanh", "Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ" thành "Lá Cờ Việt Nam Tự Do". MT trước kia (đảng Việt Tân hiện nay) đã len lỏi vào cộng đồng, tìm mọi cách gây chia rẽ, khống chế - như trường hợp Phạm Quốc Hùng, một cán bộ cao cấp của đảng Việt Tân, đã len lỏi vào hàng ngũ Quốc Gia chống Cộng, leo lên chức Chủ tịch Ủy Ban bảo vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Bắc California, và sau đó đã nắm chức Chủ tịch Ban Đại diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California nhiệm kỳ 3, đã tìm mọi cách gây chia rẽ, phân hóa cộng đồng. Sau đó, đã tìm mọi cách sáp nhập hai Ban Đại diện Cộng Đồng làm một là một bằng chứng rõ ràng nhất.

Sau khi bị truất phế, Phạm Quốc Hùng đã phối hợp với Vũ Huynh Trưởng tổ chức họp báo để gỡ gạc nhưng cũng chẳn đi đến đâu.



Và hiện nay, đảng này đang phối hợp với "tàn dư" của Phong Trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động của Hoàng Duy Hùng tại Bắc California do bà Christine Hồ điều động đã phối hợp nhịp nhàng với các ông cựu Trung Tá Trần Như Huỳnh (tức Chu Tấn), Nguyễn Tái Đàm (kẻ đã từng "chào kính" bà Đoan Trang, Giám đốc đài phát thanh Quê Hương trong một buổi lễ tưởng niệm 30-4 tại công viên Saint James) dưới sự điều động của "ông Tướng Bình vôi" và "ông anh chi địa của đảng VT" quyết tâm đánh chiếm Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California theo lệnh của những thế lực đen, thế lực đỏ.



Âm mưu lợi dụng Tập Thể biến "Ngày Quốc Hận 30-4" thành "Ngày Tự Do Việt Nam" bị bễ mánh, đảng Việt Tân lại cho các tổ chức ngoại vi lợi dụng cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản "trưng cầu dân ý" để thay tên, đổi nghĩa "Ngày Quốc Hận 30-4" thành "Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" để lại tiếp tục bàu chữa tội ác cho mấy anh lớn bên nhà là chuyện chẳng làm ai ngạc nhiên.



Có điều đảng Việt Tân có làm được những chuyện mờ ám này hay không lại là một vấn đề khác.



Ai trong chúng ta cũng biết là chuyện tìm một ngày để tượng trưng cho "Ngày Tỵ Nạn Việt Nam" không phải là cứu cánh cho công cuộc tranh đấu hiện nay nhưng tại sao đảng Việt Tân liên tiếp trong nhiều năm đã làm rùm beng lên về chuyện này?.



Chắc chắn dụng ý của họ không gì khác hơn là tìm mọi cách thay tên, đổi nghĩa "Ngày Quốc Hận 30-4" để chạy tội cho bọn tội đồ của dân tộc là đảng Cộng Sản Việt Nam - một việc làm mà đảng Việt Tân đã theo đuổi từ bấy lâu nay.



LÃO MÓC





============================================

30-4 :  Ngày Nam Việt Nam

hay còn gọi là

Ngày Việt Nam Cộng Hòa
Tiểu bang Virginia, chấp thuận Nghị quyết SJR 455, chọn ngày 30-4 năm nay 2013 và cho những năm sau đó, làNgày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa

30/4 NĂM NAY, VIRGINIA ĐI ĐU TRONG VIC CÔNG-NHN NGÀY NAM VIT-NAM
 
Có lẽ không ít người trong chúng ta còn nhớ: Tại buổi chào cờ đầu năm ở Eden Center vào mồng 1 Tết Quý Tỵ (10 tháng 2-2013), một vị khách đến từ Richmond, thủ-phủ của Tiểu-bang Virginia, đã hết lòng ca tụng lòng quả cảm và sự can trường trong chiến-tranh của Quân-lực VNCH và nhất là binh-chủng Thủy-quân lục-chiến.  Phải nói, những lời phát biểu hôm đó của một bạn đồng-minh đã chiến-đấu lâu năm ở VN đã làm cho không ít các cựu-quân-nhân VN có mặt hôm đó ấm lòng.  Bởi nó không phải là một lời ca tụng đãi bôi của một chính-trị-gia đi tìm lá phiếu của chúng ta.  Nó đến từ một sĩ-quan TQLC đã hơn một lần vào sinh ra tử trong thời-gian ông ở VN, máy bay ông bay đã bốn lần bị trúng đạn phòng không của địch, và ngay trong một lần chạm súng ở dưới đất ông cũng bị thương và sau đó được huy-chương Purple Heart.
Chúng tôi đang nói đến Thượng-nghị-sĩ Tiểu-bang, ông Dick Black, một trong những người bạn tốt nhất của cộng-đồng chúng ta ở Richmond.  Ông rất quý những huynh đệ chi binh VNCH của ông mà ông không ngớt lời ca tụng vì ông đã từng sát vai chiến-đấu với họ.  Hôm đó, ông được chị Trần Mỹ Lan, một giáo-sư đại-học ở Virginia Commonwealth University, hướng-dẫn để đến với cộng-đồng chúng ta.  Được biết, chị Mỹ Lan cũng còn kiêm thêm chức giám-đốc điều hành của Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia.
Hôm đó, TNS Dick Black cũng tiết-lộ một tin vui đến cộng-đồng chúng ta.  Đó là sau một thời-gian dài vận-động của cộng-đồng VN ở Richmond do ông Phan Đức Tính đốc thúc và được sự yểm-trợ đắc lực của các thành-viên khác trong Hiệp-hội Thương mại của Chị Mỹ Lan, cuối cùng nghị-quyết công-nhận một Ngày Nam Việt-nam (mà ta cũng có thể nói gọn là Ngày VNCH) trong năm đã được dự-trù đưa ra bàn thảo trong Đại-nghị-viện (General Assembly) của tiểu-bang.  Và đúng như lời thông-báo của ông, ngày 21/2 Nghị-quyết của Lưỡng viện SJR455 đã được Thượng-viện thông qua và đến ngày hôm sau thì Hạ-viện Virginia cũng ủng-hộ luôn.
Ngày Quân Lực 19/6 - Ngày Chiến Sĩ Tự Do/Freedom Fighters Day
Với quyết-định này, một lần nữa Virginia lại tỏ ra dẫn đầu trong các tiểu-bang ở Hoa-kỳ có những hành-động thật ân cần, thân thiện đối với cộng-đồng người Việt tự do.  Tại vì có lẽ ta cũng nên nhớ là chính Đại-nghị-viện Virginia đã công-nhận Ngày Quân Lực VNCH 19/6 làm Freedom Fighters Day (Ngày Chiến-sĩ Tự do) từ năm 2002 với SJR139.  Rồi đến ngày 15/4/2004, lại cũng Đại-nghị-viện Virginia thông qua một tu-chính-án cho Luật Tiểu-bang để công-nhận Cờ vàng ba sọc đỏ làm "Cờ di-sản của Người Mỹ gốc Việt" (tức Chương 970, đoạn 2.2-3310.2).  Một bà Dân-biểu Virginia, bà Leslie Byrne, cũng đã là một trong những người chính đỡ đầu cho Nghị-quyết lấy ngày 11/5 (ngày B.S. Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên-ngôn của Cao Trào Nhân Bản ở VN) làm Ngày Nhân-quyền VN hàng năm trên Quốc-hội Liên-bang.  Và nay, ta lại có Nghị-quyết lấy ngày 30/4 năm nay (2013) và những năm kế-tiếp làm Ngày Nam VN (hay còn gọi là Ngày VNCH).
Như vậy, ta có thể thấy được rằng vị-thế của VNCH ngày càng được phục-hồi và công-nhận, ăn khớp với những sách vở (trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) cũng như dư-luận ngày càng muốn trả lại danh-dự cho miền Nam và Quân-lực VNCH.  Có thể nói bản văn của Nghị-quyết SJR455 (được dịch toàn vẹn dưới đây) là một bản đúc kết khá gọn và đầy đủ về cuộc tranh đấu kiên cường của chúng ta trước tháng 4/1975 và sự thành công vượt bực của cộng-đồng chúng ta từ khi đặt chân lên nước này.
Để đón nhận tin mừng này, các cộng-đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây--nhằm đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính-nghĩa VN tự do.
Tâm Việt
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bản dịch Việt ngữcủa Nguyễn Ngọc Bích:
 
Bn Dch Ngh Quyết 455
 
NIÊN-KHÓA 2013
NGH-QUYT LƯỠNG VIN DO THƯỢNG-VIN KHI XƯỚNG S 455
 
Chỉ-định ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế-tiếp, là Ngày Công Nhận
Nam Việt Nam ở Virginia
Được Thượng-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 21/2/2013
Được Hạ-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 22/2/2013
 
XÉT VÌ, những người Mỹ gốc Nam Việt Nam, một dân-tộc oai hùng và cần mẫn, hiện là nhóm người Mỹ gốc Á lớn thứ tư trên đất Mỹ; và
 
XÉT VÌ, một cuộc di-cư vĩ-đại của người Việt miền Nam đã sang Hoa-kỳ khi bạo-quyền cộng-sản chiếm xong Việt-nam Cộng-hòa sau ngày Sài-gòn thất thủ vào năm 1975; và
 
XÉT VÌ, cho đến phút chót, những binh sĩ trong Quân-lực VNCH đã kiên-cường chiến-đấu để bảo-vệ nền tự do của họ một cách tài-tình, táo-bạo và can-đảm, như trường-hợp Lữ-đoàn III Kỵ-binh QLVNCH đã chứng-minh sự dũng-cảm và tài-nghệ trong chiến-đấu đến độ được lãnh Huy-chương của Tổng-thống Hoa-kỳ dành cho một đơn-vị; và
 
XÉT VÌ, gần 60 nghìn chiến-sĩ Hoa-kỳ đã hy-sinh trong Chiến-tranh VN và 224 nghìn binh sĩ QLVNCH đã nằm xuống để bảo-vệ quốc gia của họ; và
 
XÉT VÌ, mặc dầu sự hy-sinh của người Mỹ rất to lớn ở VN, một số trận chiến khắc nghiệt nhất--kể cả cuộc chiến dã-man sau khi Hoa-kỳ đã rút khỏi VN--đã được gánh vác chủ-yếu bởi các đồng-minh Nam Việt Nam của chúng ta; và
 
XÉT VÌ, cuộc Tổng-công-kích Tết Mậu-thân 1968 của CS là nhằm bẻ gãy ý-chí chống lại CS của quân dân Miền Nam, Quân-lực VNCH đã chống trả quyết-liệt, và không một đơn-vị nào bỏ chạy hay tan hàng; thật vậy, đến ngay cảnh-sát cũng hăng say chiến-đấu, dùng súng lục chống lại quân chính-quy của địch được võ-trang đầy đủ; và
 
XÉT VÌ, cùng với bộ-binh, thủy-quân, không-quân, và TQLC Hoa-kỳ, Quân-lực VNCH đã tận-diệt bộ-đội du-kích của Việt-Cộng, loại-trừ hẳn thành-phần này ra như một binh-đội còn có khả-năng chiến-đấu trong phần còn lại của cuộc chiến; và
 
XÉT VÌ, hầu hết các đơn-vị chiến-đấu của Hoa-kỳ đã rời VN vào năm 1972, các đơn-vị QLVNCH đã tiếp-tục chiến-đấu rất hào-hùng chỉ với một sự giúp đỡ tối-thiểu của Mỹ, đánh bại cuộc Tổng-công-kích Mùa Hè Đỏ Lửa năm ấy, một cuộc xâm-lăng quy-mô và quy-ước trên toàn miền, có chiến-xa T-54 của Liên-Xô dẫn đường; và
 
XÉT VÌ, chính chiến-thắng của QLVNCH vào Mùa Hè Đỏ Lửa đã buộc Bắc-Việt phải chấp nhận kết-thúc chiến-tranh qua thương thảo; và
 
XÉT VÌ, tiếc thay, vào năm 1974 Hoa-kỳ đã rút cầu bằng cách giảm gần hết yểm-trợ quân-sự, kể cả không-lực, cắt nghiêm-trọng việc cung-cấp dầu xăng và đạn-dược cho Quân-lực VNCH--giờ đây bị bóp nghẹt bởi thiếu hết quân-trang quân-cụ trong khi chiến-xa và pháo-đài chỉ được phát một số-lượng rất nhỏ đầu đạn, có khi xuống đến vài quả trong một ngày, thậm chí đến các bộ truyền tin cũng không cả có pin để xử dụng; và
 
XÉT VÌ, việc thắt chặt các đường dây tiếp-tế cho Quân-lực VNCH đã làm suy sụp tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của họ, làm cho việc chiến-đấu hữu hiệu của ngay những đơn-vị can trường nhất của Miền Nam cũng không thể thực-hiện được trước cuộc xâm-lăng chót của quân Bắc-Việt, vào lúc đó vẫn được cung-cấp đầy đủ bởi đồng-minh Trung-Cộng và Liên-Xô của họ; và
 
XÉT VÌ, bởi tất cả mọi người có liên-hệ với Mỹ hay chính-quyền VNCH rất lo ngại về viễn-ảnh trả thù tệ-hại của CS nên vào phút chót, trong khi quân-đội CS tràn xuống miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, 125 nghìn nhân-viên then chốt của VNCH đã được không-vận từ Miền Nam sang các trại tỵ nạn ở Hoa-kỳ; và
 
XÉT VÌ, ngay trong lúc binh lính Mỹ và nhân-viên Sứ-quán Hoa-kỳ được trực-thăng đến đón thì có những bà mẹ VN kinh hãi ném ngay con mình vào tay những người hoàn-toàn xa lạ, chỉ để mong làm sao cho con mình thoát được cảnh tắm máu sắp xảy ra; và
 
XÉT VÌ, chế-độ kinh-hoàng xuất hiện gần như tức-khắc nên người Việt miền Nam đã trong tuyệt-vọng trốn chạy bạo-quyền sát sinh CS, đưa đến khoảng 2 triệu người đã tìm cách trốn khỏi "thiên-đường nhân-dân" do CS Bắc-Việt hứa hẹn; và
 
XÉT VÌ, đi bằng những con thuyền mỏng manh, chặt nứt, rất nhiều người miền Nam đã liều lĩnh ra khơi, đi vào sóng gió bão táp của Biển Đông, đem lại cái chết của hàng trăm ngàn người bị lật thuyền, chìm xuống đáy đại-dương; mặc dầu vậy, những con số khổng-lồ người Việt miền Nam vẫn tiếp-tục ra đi từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980; và
 
XÉT VÌ, cũng bắt đầu từ 1975 và kéo dài hàng thập niên sau đó, hơn một triệu người miền Nam--đặc-biệt là các cựu-sĩ-quan và công-chức chính-phủ--bị đưa vào các trại tập trung mà được gọi một cách hiền lành là các trại "học tập cải tạo," nơi đó nhiều ngàn người đã bị "cải tạo" đến chết luôn; và
 
XÉT VÌ, những trại tập trung của CS được nổi tiếng qua các chế-độ khổ-sai tàn-bạo, nhồi sọ về chính-trị, và những nhiệm-vụ chết người như đi chân đất dò mìn, không hề qua những thủ-tục cáo buộc tội-trạng hay xét xử trước tòa án; và
 
XÉT VÌ, những điều-kiện trong trại tệ hại đến mức nhiều người sống sót cho rằng gần một phần ba các tù-binh đã chết trong thời-gian bị cầm tù; và
 
XÉT VÌ, con số di-cư của người Việt miền Nam sang Hoa-kỳ lên tới đỉnh-điểm vào năm 1992 khi, sau hàng thập niên bị tra tấn, nhiều người sống sót từ các trại tập trung nói trên cuối cùng mới được thả ra và bảo trợ bởi gia-đình họ sang xứ này; và
 
XÉT VÌ, sau khi chịu cực-hình qua nhiều năm khổ đau và ngược-đãi không thể tưởng-tượng nổi, những người miền Nam đã trốn được khỏi quê hương đã tỏ ra tài-năng và thông minh vượt bực để trở thành một nhóm người dám vào thương-trường và tìm đường thăng-tiến, giải-quyết chóng vánh những bước đầu nghèo khó sau khi đến Hoa-kỳ; và
 
XÉT VÌ, ngày nay, 82 phần trăm người Việt miền Nam có mặt ở Hoa-kỳ là những người sinh trưởng ở đây hay là người đã có quốc-tịch Hoa-kỳ, một tỷ-lệ rất cao trong mọi nhóm di-dân có quốc-tịch; và
 
XÉT VÌ, qua nhiều thập niên, những người Mỹ yêu nước gốc Nam Việt Nam này đã đóng góp đáng kể vào nước Mỹ với trí-tuệ, tài-năng, quyết-tâm và lòng trung-thành của họ, với không ít con em đang phục-vụ một cách hãnh-diện trong Quân-lực Hoa-kỳ; do đó,
 
Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện,
 
Là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và
 
QUYẾT-NGHỊ TIẾP,
 
Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị-quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ đặng cho những thành-viên của hai tổ-chức này được biết về quyết-định của Đại-nghị-viện Virginia về vấn-đề này; và
 
CUỐI CÙNG QUYẾT-NGHỊ,
 
Là Thư-ký Thượng-viện đưa việc chỉ-định ngày này lên Trang Nhà Điện Tử của Đại-nghị-viện Virginia.
 
 
Nguyễn Ngọc Bíchdịch
Springfield, VA
Đêm 28-29 tháng 3, 2013
by Lý Tưởng Người Việt
NgayQuocHanLời BBT: Một bản tin từ Virgina cho biết Hạ nghị viện và Thượng nghị viện của tiểu bang này đã đồng chấp thuận ngày Quốc Hận 30-4 của người Việt tị nạn không Cộng Sản là ngày Nam Việt Nam hay còn được gọi ngày Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa có thật đúng nhân xưng cho ngày mà hàng trăm, hàng ngàn người dân miền Nam từ nam-nữ-lão-ấu phải hốt hoảng bỏ chạy trước các cuộc xâm lăng, pháo kích bừa bãi của quân Bắc Cộng dưới chiêu bài "giải phóng", "thống nhất" ?

Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa có thật đúng nhân xưng cho ngày gây ra những cái chết tức tưởi, uất nghẹn của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như những nỗi nhục nhã ê chề phải buông súng trước bọn Cộng phỉ ngang ngược ?

Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa có thật đúng nhân xưng cho ngày mở đầu trang sử bi thương nhất của nhân loại bởi cuộc trốn chạy Cộng Sản vô tiền khoáng hậu của người dân Việt Nam ?

BBT cũng xin kèm dưới bản tin trên bản dịch Nghị Quyết 455 chỉ định ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế tiếp, là ngày công nhận Nam Việt Nam ở Virginia, cùng bài viết của tác giả Kim Âu, nói lên quan điểm của tác giả về ngày Quốc Hận 30-4.

Các phần in đậm trong bài do BBT làm có chủ đích.

**********

30/4 NĂM NAY, VIRGINIA ĐI ĐẦU TRONG VIỆC CÔNG-NHẬN NGÀY NAM VIỆT-NAM

Có lẽ không ít người trong chúng ta còn nhớ: Tại buổi chào cờ đầu năm ở Eden Center vào mồng 1 Tết Quý Tỵ (10 tháng 2-2013), một vị khách đến từ Richmond, thủ-phủ của Tiểu-bang Virginia, đã hết lòng ca tụng lòng quả cảm và sự can trường trong chiến-tranh của Quân-lực VNCH và nhất là binh-chủng Thủy-quân lục-chiến.  Phải nói, những lời phát biểu hôm đó của một bạn đồng-minh đã chiến-đấu lâu năm ở VN đã làm cho không ít các cựu-quân-nhân VN có mặt hôm đó ấm lòng. Bởi nó không phải là một lời ca tụng đãi bôi của một chính-trị-gia đi tìm lá phiếu của chúng ta. Nó đến từ một sĩ-quan TQLC đã hơn một lần vào sinh ra tử trong thời-gian ông ở VN, máy bay ông bay đã bốn lần bị trúng đạn phòng không của địch, và ngay trong một lần chạm súng ở dưới đất ông cũng bị thương và sau đó được huy-chương Purple Heart.

virginiaTNS Tiểu Bang Virginia Richard H. "Dick" Black.

Chúng tôi đang nói đến Thượng-nghị-sĩ Tiểu-bang, ông Dick Black, một trong những người bạn tốt nhất của cộng-đồng chúng ta ở Richmond. Ông rất quý những huynh đệ chi binh VNCH của ông mà ông không ngớt lời ca tụng vì ông đã từng sát vai chiến-đấu với họ. Hôm đó, ông được chị Trần Mỹ Lan, một giáo-sư đại-học ở Virginia Commonwealth University, hướng-dẫn để đến với cộng-đồng chúng ta. Được biết, chị Mỹ Lan cũng còn kiêm thêm chức giám-đốc điều hành của Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia.

Hôm đó, TNS Dick Black cũng tiết-lộ một tin vui đến cộng-đồng chúng ta. Đó là sau một thời-gian dài vận-động của cộng-đồng VN ở Richmond do ông Phan Đức Tính đốc thúc và được sự yểm-trợ đắc lực của các thành-viên khác trong Hiệp-hội Thương mại của Chị Mỹ Lan, cuối cùng nghị-quyết công-nhận một Ngày Nam Việt-nam (mà ta cũng có thể nói gọn là Ngày VNCH) trong năm đã được dự-trù đưa ra bàn thảo trong Đại-nghị-viện (General Assembly) của tiểu-bang. Và đúng như lời thông-báo của ông, ngày 21/2 Nghị-quyết của Lưỡng viện SJR455 đã được Thượng-viện thông qua và đến ngày hôm sau thì Hạ-viện Virginia cũng ủng-hộ luôn.

virginia2

Ngày Quân Lực 19/6 – Ngày Chiến Sĩ Tự Do (Freedom Fighters Day)

Với quyết-định này, một lần nữa Virginia lại tỏ ra dẫn đầu trong các tiểu-bang ở Hoa-kỳ có những hành-động thật ân cần, thân thiện đối với cộng-đồng người Việt tự do. Tại vì có lẽ ta cũng nên nhớ là chính Đại-nghị-viện Virginia đã công-nhận Ngày Quân Lực VNCH 19/6 làm Freedom Fighters Day (Ngày Chiến-sĩ Tự do) từ năm 2002 với SJR139. Rồi đến ngày 15/4/2004, lại cũng Đại-nghị-viện Virginia thông qua một tu-chính-án cho Luật Tiểu-bang để công-nhận Cờ vàng ba sọc đỏ làm "Cờ di-sản của Người Mỹ gốc Việt" (tức Chương 970, đoạn 2.2-3310.2). Một bà Dân-biểu Virginia, bà Leslie Byrne, cũng đã là một trong những người chính đỡ đầu cho Nghị-quyết lấy ngày 11/5 (ngày B.S. Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên-ngôn của Cao Trào Nhân Bản ở VN) làm Ngày Nhân-quyền VN hàng năm trên Quốc-hội Liên-bang. Và nay, ta lại có Nghị-quyết lấy ngày 30/4 năm nay (2013) và những năm kế-tiếp làm Ngày Nam VN (hay còn gọi là Ngày VNCH). 

Như vậy, ta có thể thấy được rằng vị-thế của VNCH ngày càng được phục-hồi và công-nhận, ăn khớp với những sách vở (trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) cũng như dư-luận ngày càng muốn trả lại danh-dự cho miền Nam và Quân-lực VNCH. Có thể nói bản văn của Nghị-quyết SJR455 (được dịch toàn vẹn dưới đây) là một bản đúc kết khá gọn và đầy đủ về cuộc tranh đấu kiên cường của chúng ta trước tháng 4/1975 và sự thành công vượt bực của cộng-đồng chúng ta từ khi đặt chân lên nước này.

Để đón nhận tin mừng này, các cộng-đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây–nhằm đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính-nghĩa VN tự do.

Tâm Việt

———————————————–

Bản Dịch Nghị Quyết 455

NIÊN-KHÓA 2013

NGHỊ-QUYẾT LƯỠNG VIỆN DO THƯỢNG-VIỆN KHỞI XƯỚNG SỐ455

    Chỉ-định ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế-tiếp, là Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia

Được Thượng-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 21/2/2013   Được Hạ-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 22/2/2013

XÉT VÌ, những người Mỹ gốc Nam Việt Nam, một dân-tộc oai hùng và cần mẫn, hiện là nhóm người Mỹ gốc Á lớn thứ tư trên đất Mỹ; và

XÉT VÌ, một cuộc di-cư vĩ-đại của người Việt miền Nam đã sang Hoa-kỳ khi bạo-quyền cộng-sản chiếm xong Việt-nam Cộng-hòa sau ngày Sài-gòn thất thủ vào năm 1975; và

XÉT VÌ, cho đến phút chót, những binh sĩ trong Quân-lực VNCH đã kiên-cường chiến-đấu để bảo-vệ nền tự do của họ một cách tài-tình, táo-bạo và can-đảm, như trường-hợp Lữ-đoàn III Kỵ-binh QLVNCH đã chứng-minh sự dũng-cảm và tài-nghệ trong chiến-đấu đến độ được lãnh Huy-chương của Tổng-thống Hoa-kỳ dành cho một đơn-vị; và

XÉT VÌ, gần 60 nghìn chiến-sĩ Hoa-kỳ đã hy-sinh trong Chiến-tranh VN và 224 nghìn binh sĩ QLVNCH đã nằm xuống để bảo-vệ quốc gia của họ; và

XÉT VÌ, mặc dầu sự hy-sinh của người Mỹ rất to lớn ở VN, một số trận chiến khắc nghiệt nhất–kể cả cuộc chiến dã-man sau khi Hoa-kỳ đã rút khỏi VN–đã được gánh vác chủ-yếu bởi các đồng-minh Nam Việt Nam của chúng ta; và

XÉT VÌ, cuộc Tổng-công-kích Tết Mậu-thân 1968 của CS là nhằm bẻ gãy ý-chí chống lại CS của quân dân Miền Nam, Quân-lực VNCH đã chống trả quyết-liệt, và không một đơn-vị nào bỏ chạy hay tan hàng; thật vậy, đến ngay cảnh-sát cũng hăng say chiến-đấu, dùng súng lục chống lại quân chính-quy của địch được võ-trang đầy đủ; và

XÉT VÌ, cùng với bộ-binh, thủy-quân, không-quân, và TQLC Hoa-kỳ, Quân-lực VNCH đã tận-diệt bộ-đội du-kích của Việt-Cộng, loại-trừ hẳn thành-phần này ra như một binh-đội còn có khả-năng chiến-đấu trong phần còn lại của cuộc chiến; và

XÉT VÌ, hầu hết các đơn-vị chiến-đấu của Hoa-kỳ đã rời VN vào năm 1972, các đơn-vị QLVNCH đã tiếp-tục chiến-đấu rất hào-hùng chỉ với một sự giúp đỡ tối-thiểu của Mỹ, đánh bại cuộc Tổng-công-kích Mùa Hè Đỏ Lửa năm ấy, một cuộc xâm-lăng quy-mô và quy-ước trên toàn miền, có chiến-xa T-54 của Liên-Xô dẫn đường; và

XÉT VÌ, chính chiến-thắng của QLVNCH vào Mùa Hè Đỏ Lửa đã buộc Bắc-Việt phải chấp nhận kết-thúc chiến-tranh qua thương thảo; và

XÉT VÌ, tiếc thay, vào năm 1974 Hoa-kỳ đã rút cầu bằng cách giảm gần hết yểm-trợ quân-sự, kể cả không-lực, cắt nghiêm-trọng việc cung-cấp dầu xăng và đạn-dược cho Quân-lực VNCH–giờ đây bị bóp nghẹt bởi thiếu hết quân-trang quân-cụ trong khi chiến-xa và pháo-đài chỉ được phát một số-lượng rất nhỏ đầu đạn, có khi xuống đến vài quả trong một ngày, thậm chí đến các bộ truyền tin cũng không cả có pin để xử dụng; và

XÉT VÌ, việc thắt chặt các đường dây tiếp-tế cho Quân-lực VNCH đã làm suy sụp tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của họ, làm cho việc chiến-đấu hữu hiệu của ngay những đơn-vị can trường nhất của Miền Nam cũng không thể thực-hiện được trước cuộc xâm-lăng chót của quân Bắc-Việt, vào lúc đó vẫn được cung-cấp đầy đủ bởi đồng-minh Trung-Cộng và Liên-Xô của họ; và

XÉT VÌ, bởi tất cả mọi người có liên-hệ với Mỹ hay chính-quyền VNCH rất lo ngại về viễn-ảnh trả thù tệ-hại của CS nên vào phút chót, trong khi quân-đội CS tràn xuống miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, 125 nghìn nhân-viên then chốt của VNCH đã được không-vận từ Miền Nam sang các trại tỵ nạn ở Hoa-kỳ; và

XÉT VÌ, ngay trong lúc binh lính Mỹ và nhân-viên Sứ-quán Hoa-kỳ được trực-thăng đến đón thì có những bà mẹ VN kinh hãi ném ngay con mình vào tay những người hoàn-toàn xa lạ, chỉ để mong làm sao cho con mình thoát được cảnh tắm máu sắp xảy ra; và

XÉT VÌ, chế-độ kinh-hoàng xuất hiện gần như tức-khắc nên người Việt miền Nam đã trong tuyệt-vọng trốn chạy bạo-quyền sát sinh CS, đưa đến khoảng 2 triệu người đã tìm cách trốn khỏi "thiên-đường nhân-dân" do CS Bắc-Việt hứa hẹn; và

XÉT VÌ, đi bằng những con thuyền mỏng manh, chặt nứt, rất nhiều người miền Nam đã liều lĩnh ra khơi, đi vào sóng gió bão táp của Biển Đông, đem lại cái chết của hàng trăm ngàn người bị lật thuyền, chìm xuống đáy đại-dương; mặc dầu vậy, những con số khổng-lồ người Việt miền Nam vẫn tiếp-tục ra đi từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980; và

XÉT VÌ, cũng bắt đầu từ 1975 và kéo dài hàng thập niên sau đó, hơn một triệu người miền Nam–đặc-biệt là các cựu-sĩ-quan và công-chức chính-phủ–bị đưa vào các trại tập trung mà được gọi một cách hiền lành là các trại "học tập cải tạo," nơi đó nhiều ngàn người đã bị "cải tạo" đến chết luôn; và

XÉT VÌ, những trại tập trung của CS được nổi tiếng qua các chế-độ khổ-sai tàn-bạo, nhồi sọ về chính-trị, và những nhiệm-vụ chết người như đi chân đất dò mìn, không hề qua những thủ-tục cáo buộc tội-trạng hay xét xử trước tòa án; và

XÉT VÌ, những điều-kiện trong trại tệ hại đến mức nhiều người sống sót cho rằng gần một phần ba các tù-binh đã chết trong thời-gian bị cầm tù; và

XÉT VÌ, con số di-cư của người Việt miền Nam sang Hoa-kỳ lên tới đỉnh-điểm vào năm 1992 khi, sau hàng thập niên bị tra tấn, nhiều người sống sót từ các trại tập trung nói trên cuối cùng mới được thả ra và bảo trợ bởi gia-đình họ sang xứ này; và

XÉT VÌ, sau khi chịu cực-hình qua nhiều năm khổ đau và ngược-đãi không thể tưởng-tượng nổi, những người miền Nam đã trốn được khỏi quê hương đã tỏ ra tài-năng và thông minh vượt bực để trở thành một nhóm người dám vào thương-trường và tìm đường thăng-tiến, giải-quyết chóng vánh những bước đầu nghèo khó sau khi đến Hoa-kỳ; và

XÉT VÌ, ngày nay, 82 phần trăm người Việt miền Nam có mặt ở Hoa-kỳ là những người sinh trưởng ở đây hay là người đã có quốc-tịch Hoa-kỳ, một tỷ-lệ rất cao trong mọi nhóm di-dân có quốc-tịch; và

XÉT VÌ, qua nhiều thập niên, những người Mỹ yêu nước gốc Nam Việt Nam này đã đóng góp đáng kể vào nước Mỹ với trí-tuệ, tài-năng, quyết-tâm và lòng trung-thành của họ, với không ít con em đang phục-vụ một cách hãnh-diện trong Quân-lực Hoa-kỳ; do đó,

Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện,

Là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và

QUYẾT-NGHỊ TIẾP,

Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị-quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ đặng cho những thành-viên của hai tổ-chức này được biết về quyết-định của Đại-nghị-viện Virginia về vấn-đề này; và

CUỐI CÙNG QUYẾT-NGHỊ,

Là Thư-ký Thượng-viện đưa việc chỉ-định ngày này lên Trang Nhà Điện Tử của Đại-nghị-viện Virginia.

Nguyễn Ngọc Bích dịch,  Springfield, VA

Đêm 28-29 tháng 3, 2013

**********

ĐÚNG LÀ MỘT BỌN NGU ĐẦN !



BlackAprilRốt cuộc bọn đầu tôm ở Viginia vào tròng gian đảng Việt Tân để xóa bỏ việc tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4.

Có phải là từ nay Người Mỹ Gốc Việt thoát thai từ Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Virginia đến ngày 30-4 chỉ đón mừng  "NGÀY NAM VIỆT NAM"  không còn biết "NGÀY QUỐC HẬN 30/4″. Thật là đau đớn khi việc tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 – 4  từ nay trở thành ngày người Việt Nam vui mừng được đến làm di dân rồi công dân Hoa Kỳ sau khi thể chế Việt Nam Cộng Hòa bị tiêu vong, đất nước bị Việt Cộng chiếm đoạt, cả dân tộc bị đọa đày.

Năm 1975 sau ngày 30 – 4 , The Electric Light Orchestra, một ban nhạc rock Hoa Kỳ, sáng tác một ca khúc có tên: The Saddest Day: 30 April 1975 (The Fall of Saigon) hay Sorrow About To Fall (Album: Balance of Power)


Điều này cho thấy những nghệ nhân khác chủng tộc, ngôn ngữ có ý thức nhân bản còn biết chia sẻ nỗi đau buồn của một vùng trời tự do bị lọt vào tay cộng sản trong khi bọn da vàng mất nước thì biến đau thương thành hoan hỷ, hí hửng nhờ ngày sụp đổ của thể chế Việt Nam Cộng Hòa nên được trở thành một "cộng đồng dân tộc thiểu số tân lập" ở Hoa Kỳ. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống còn chạy dài đám người vong bản này.

38 năm đám nô lệ vọng ngoại quanh quẩn múa rối, hồ hởi với những cái bánh vẽ, Ngày Nhân Quyền VN (ngày B.S. Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên-ngôn của Cao Trào Nhân Bản ở VN), Ngày Tỵ Nạn Việt Nam, Freedom Fighters Day (Ngày Chiến-sĩ Tự do) từ năm 2002 với SJR139,  Ngày Nam VN (hay còn gọi là Ngày VNCH). Nghe đâu các cộng-đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây nhằm đánh dấu việc "xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30-4.

Đã thế trong bài viết của tác giả có đoạn bóp méo lịch sử khi cho rằng:" Như vậy, ta có thể thấy được rằng vị-thế của VNCH ngày càng được phục-hồi và công-nhận, ăn khớp với những sách vở (trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) cũng như dư-luận ngày càng muốn trả lại danh-dự cho miền Nam và Quân-lực VNCH."

Không phải đợi đến bây giờ mà từ 17 năm về trước. Vào Ngày 19 tháng sáu năm 1996, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ đã mời nhóm Vietnamese Commandos vào điều trần và sau đó Quốc Hội Hoa Kỳ đã chính thức công nhận sự hy sinh và lòng dũng cảm của các lực lượng quân sự của Nam Việt Nam, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, New Zealand, và Philippines qua SEC 535.

Đặc biệt Vietnamese Commandos được dành riêng một SEC 536. Sau đó lưỡng viện đã thông qua một đạo luật mới vinh danh và bồi hoàn danh dự cho Vietnamese Commandos. Những sự kiện lịch sử đó cho thấy  South Vietnam hay Việt Nam Cộng Hòa đã được phục hồi vị thế và danh dự sau thắng lợi của cuộc đấu tranh và vận động của Vietnamese Commandos với cả ba ngành Tư Pháp, Lập Pháp và Hành Pháp. Chính đương kim ngoại trưởng John Kerry là một trong những người bảo trợ và giới thiệu cuộc điều trần vào ngày June 19/1996.

(Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session … Wednesday, June 19, 1996 (1997) .

http://archive.org/stream/vietnamesecomman00unit#page/6/mode/2up

Kết luận, vị thế và danh dự của VNCH và QLVNCH đã được phục hồi từ lâu. Việc được công nhận Ngày Nam VN chưa chắc đã đáng gọi là niềm vui chính đáng, bởi những Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản hầu hết là công dân của thể chế VNCH không thể vui trong ngày tang thương đau buồn của đất nước và dân tộc.

Ngày 30 – 4 mãi mãi vẫn là Ngày Quốc Hận.

Kim Âu

Chú thích:

http://www.globalsecurity.org/military/library/congress/1998_rpt/hr3616.htm

SEC. 535. SENSE OF CONGRESS REGARDING THE HEROISM, SACRIFICE, AND SERVICE OF THE MILITARY FORCES OF SOUTH VIETNAM AND OTHER NATIONS IN CONNECTION WITH THE UNITED STATES ARMED FORCES DURING THE VIETNAM CONFLICT.

(a) FINDINGS- Congress finds the following:

(1) South Vietnam, Australia, South Korea, Thailand, New Zealand, and the Philippines contributed military forces, together with the United States, during military operations conducted in Southeast Asia during the Vietnam conflict.

(2) The contributions of the combat forces from these nations continued through long years of armed conflict.

(3) As a result, in addition to the United States casualties exceeding 210,000, this willingness to participate in the Vietnam conflict resulted in the death, and wounding of more than 1,000,000 military personnel from South Vietnam and 16,000 from other allied nations.

(4) The service of the Vietnamese and other allied nations was repeatedly marked by exceptional heroism and sacrifice, with particularly noteworthy contributions being made by the Vietnamese airborne, commando, infantry and ranger units, the Republic of Korea marines, the Capital and White Horse divisions, the Royal Thai Army Black Panther Division, the Royal Australian Regiment, the New Zealand `V' force, and the 1st Philippine Civic Action Group.

(b) SENSE OF CONGRESS- Congress recognizes and honors the members and former members of the military forces of South Vietnam, the Republic of Korea, Thailand, Australia, New Zealand, and the Philippines for their heroism, sacrifice and service in connection with United States Armed Forces during the Vietnam conflict.

SEC. 536. SENSE OF CONGRESS REGARDING THE HEROISM, SACRIFICE, AND SERVICE OF FORMER SOUTH VIETNAMESE COMMANDOS IN CONNECTION WITH UNITED STATES ARMED FORCES DURING THE VIETNAM CONFLICT.

(a) FINDINGS- Congress finds the following:

(1) South Vietnamese commandos were recruited by the United States as part of OPLAN 34A or its predecessor or OPLAN 35 from 1961 to 1970.

(2) The commandos conducted covert operations in North Vietnam during the Vietnam conflict.

(3) Many of the commandos were captured and imprisoned by North Vietnamese forces, some for as long as 20 years.

(4) The commandos served and fought proudly during the Vietnam conflict.

(5) Many of the commandos lost their lives serving in operations conducted by the United States during the Vietnam conflict.

(6) Many of the Vietnamese commandos now reside in the United States.

(b) SENSE OF CONGRESS–Congress recognizes and honors the former South Vietnamese commandos for their heroism, sacrifice, and service in connection with United States armed forces during the Vietnam conflict.

http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2009-11-12/xml/FR-2009-11-12.xml

G. VIETNAMESE COMMANDOS The Committee held a hearing on June 19, 1996, to hear testimony regarding a Vietnam-era covert action program. This operation, funded and supported by the United States, sent several hundred Vietnamese commandos into North Vietnam on espionageand sabotage missions. Nearly all of these commandos were killed or captured by the North Vietnamese. Those who were captured were not released in 1973 following the Paris peace agreement and spent as long as twenty years in North Vietnamese jails. Recently declassified documents and statements made by individuals in-volved with this program suggested that in 1964 U.S. officials directing the operation began declaring these men as killed-in-action so that the captured commandos could be dropped from the program's payroll. In a case in the U.S. Court of Claims, 281 of these commandos sought payment from the U.S. Government for the time they spend in prison. After the Committee's hearing, Senators John Kerry and JohnMcCain offered an amendment to the Defense Authorization Bill to provide these men, or their heirs, with compensation. The Administration, without reference to any outstanding legal issues, sup-ported the Kerry-McCain amendment. This provision was included in the National Defense Authorization Act for Fiscal Year 1997 signed by President Clinton. The Department of Defense Appropriations Conference Report contained identical language and provided up to $20 million for payment of the claims.

Bill Text

105th Congress (1997-1998)

H.CON.RES.269.IH

H.CON.RES.269 — Expressing the sense of the Congress regarding the heroism, sacrifice, and service of former South Vietnamese commandos in connection with United States armed forces during the Vietnam… (Introduced in House – IH)

HCON 269 IH

105th CONGRESS

2d Session

H. CON. RES. 269

Expressing the sense of the Congress regarding the heroism, sacrifice, and service of former South Vietnamese commandos in connection with United States armed forces during the Vietnam conflict.

IN THE HOUSE OF REPRESENTATIVES

April 30, 1998

Ms. SANCHEZ submitted the following concurrent resolution; which was referred to the Committee on National Security

CONCURRENT RESOLUTION

Expressing the sense of the Congress regarding the heroism, sacrifice, and service of former South Vietnamese commandos in connection with United States armed forces during the Vietnam conflict.

Whereas South Vietnamese commandos were recruited by the United States as part of OPLAN 34A or its predecessor or OPLAN 35 from 1961 to 1970;

Whereas the commandos conducted covert operations in North Vietnam during the Vietnam conflict;

Whereas many of the commandos were captured and imprisoned by North Vietnamese forces, some for as long as 20 years;

Whereas the commandos served and fought proudly during the Vietnam conflict; and

Whereas many of the commandos lost their lives serving in operations conducted by the United States during the Vietnam conflict: Now, therefore, be it

Resolved by the House of Representatives (the Senate concurring), That the Congress recognizes and honors the former South Vietnamese commandos for their heroism, sacrifice, and service in connection with United States armed forces during the Vietnam conflict.

by Lý Tưởng Người Việt
Đây chỉ là một vài  kiến cá nhân chúng tôi muốn gửi đến Lm Quản Xứ Thomas Lê Thanh Liêm, đến các anh chị đã tham dựphiên họp ngày 10.03.2013, đến các Nhóm Viên của Nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa, đến những bạn bè, thân hữu, đến những người đã từng quan tâm, tiếp tay xây dựng Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình, tức Giáo Xứ Việt Nam tại München Đức Quốc.

Rất nhiều người trong Nhóm SHVH muốn biết rõ sự thật về Phiên Họp ngày 10.03.2013 đã yêu cầu chúng tôi, người đã dự họp hôm đó, phải lên tiếng.

Từ trước đến nay chúng tôi giữ im lặng một phần vì hoàn cảnh sức khoẻ cá nhân, một phần vì không muốn can dự vào một tình huống thê thảm của Giáo Xứ VN từ lâu đã chia rẽ ý kiến, với nhiều xáo trộn, một phần vì tôi không nhận được tin tức, không nhận được Biên Bản Phiên Họp của Giáo Xứ ngày 10.03.2013 .

Cách nay hơn một tuần, tôi phải gửi thư điện tử hỏi ông Phạm hồng Lam thì Ông Lam mới gửi biên bản cho, mà lại gửi cho cái Biên Bản do Ông Thư Ký Toản viết, biên bản này chưa được Chủ Tọa phiên họp xem xét, chấp thuận như thường lệ. Điều đáng lưu ý là ông Toản vội vã gửi Biên Bản đi cho mọi người, nhưng (cố tình ??) không gửi cho tôi và Bà Thái.

Tuy biết Biên bản này chưa chính thức, bất hợp lệ, nhưng đã được phổ biến rộng rãi, chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng để đính chính một số điểm sai, không đúng sự thực. Chúng tôi nêu ra một vài điểm sai trong Biên Bản do Ông Thư Ký Toản viết (hay là do ai viết??  Để gài bẫy nhau chăng??). Xin mọi người đọc Biên Bản đính kèm bên dưới bài này.

Với cương vị là tham dự viên buổi họp, với tư cách là Đại Diện Lâm Thời của nhóm Sinh Hoạt Văn hóa, chúng tôi đính chính mấy điểm sau đây

1.   Tôi đã nói „Thánh Tử Vì Đạo thay vì Thánh Tử Đạo"

Theo yêu cầu của Lm Qủan Xứ Lê Thanh Liêm, tôi thông báo trong phiên họp rằng Nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa dự định tổ chức Kỷ Niệm 25 Năm Lễ Phong Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam vào tháng Sáu năm nay.

Chúng tôi dùng từ ngữ THÁNH TỬ VÌ ĐẠO chứ không dùng từ ngữ THÁNH TỬ ĐẠO

Đây chỉ là một lỗi nhỏ nhặt, nhưng quan trọng. Khi nói chuyện, chúng ta có thể ngầm hiểu với nhau, nhưng khi viết trên giấy trắng mực đen thì chúng ta nên thận trọng. Sai một li đi một dặm. Tại sao?? Xin trả lời như sau: Từ ngữ TỬ ĐẠO có nghiã là ĐẠO CHẾT. Thánh Tử Đạo có nghiã là Thánh Của Đạo Chết. Còn từ ngữ TỬ VÌ ĐẠO có nghiã là CHẾT VÌ ĐẠO. Thánh Tử Vì Đạo là Thánh Chết Vì Đạo Thật. Hai nghiã khác nhau hoàn toàn. Tôi chắc chắn mọi người còn thuộc câu kinh cầu đọc cuối cùng sau mỗi thánh lễ Chúa Nhật: „ Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt Nam Cầu cho chúng con".

2.   Tôi không hề xác nhận Nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa thuộc hay không thuộc về các Ban Ngành của Giáo Xứ.

Tiếp lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Ngoạn, tôi đã giải thích Cơ Cấu Tổ Chức một Giáo Xứ Đức theo qui định của Tòa Tổng Giám Mục. Sau đó linh mục quản xứ Lê Thanh Liêm nghĩ rằng có thể có nhiều người chưa biết gì về cách tổ chức Giáo Xứ Đức cho nên Ngài đề nghị sẽ dành riêng một phiên họp khác để thảo luận và học hỏi về đề tài này. Tôi không hề xác nhận Nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa thuộc hay không thuộc về các Ban Ngành của Giáo Xứ.

Như mọi người đều biết, Nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa đã hiện diện trong Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình hơn mười năm qua, đã đóng góp, giúp ích phần nào về Văn Hóa Công Giáo, Văn Hóa Dân Tộc trong các buổi lễ, qua các buổi thuyết trình, qua việc dịch sách, in sách v. v...

Nhóm chúng tôi đã được thành lập dựa theo điều Giáo Luật 208, điều Giáo Luật 211 của Giáo Luật Công Giáo 1983

 

Ðiều 208: Giữa các tín hữu, nhờ sự tái sinh trong Ðức Kitô, "mọi Kitô hữu đều thực sự bình đẳng với nhau về phẩm giá và hành động, nhờ đó họ cùng cộng tác vào việc xây dựng thân Mình Đức Kitô, tùy theo hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng của mình" (GL 208).

 

Điều 211: "Tất cả mọi Kitô hữu, có bổn phận và có quyền hoạt động để cho sứ điệp Cứu Độ của Thiên Chúa càng ngày càng được truyền đạt tới toàn thể nhân loại trong mọi thời và mọi nơi" (GL 211)

 

3.   Làm sao ông Thư Ký Toản biết chúng tôi và Bà Thái Đồng Tình với Ông Chủ Tịch Tạ Văn Thành khi chúng tôi còn thinh lặng, lắng nghe, chưa phát biểu ý kiến trong phần Báo Cáo về buổi Đức Ông Obermaier, phụ trách các Cộng Đoàn CG ngoại kiều, đến Thăm Viếng Giáo Xứ một tuần trước, chỉ tiếp xúc, nói chuyện với Lm Liêm và Ban Đại Diện Giáo Dân (Pfarrgemeinderat), trong đó có đề tài liên quan đến việc Hủy Bỏ Nhà Nguyện/ Phòng Nguyện.

Chúng tôi còn đang sững sờ vì phần báo cáo này chưa được thông báo trong Thư Mời Họp thì nổ ra cuộc tranh cãi tay ba giữa Lm Liêm, ông Toản và ông CT Thành về Nội Dung và Cách Hiểu Những Câu Nói của Đức Ông Obermaier liên quan đến việc Hủy Bỏ Nhà Nguyện.

Cả ba người ai cũng cho là mình hiểu đúng Tiếng Đức.

Vì chưa biết rõ vấn đề, chúng tôi chưa phát biểu một câu nào cả, chỉ thinh lặng và lắng nghe. Chúng tôi hoàn toàn im lặng, cớ sao ông Toản lại biết rõ là lúc ấy chúng tôi đồng tình với ông Chủ Tịch Tạ Văn Thành. Xin ông Toản vui lòng sửa Biên Bản lại cho đúng sự thật.

4.   Sau đó, ông CT Tạ Văn Thành đã „chạm nọc" Lm Liêm khi ông Thành kể lại diễn tiến Hủy Bỏ Nhà Nguyện. Lm Liêm đã nhiều lần cắt lời ông CT Thành, sợ ông Thành phanh phui hết sự thật chăng?

Ông CT Tạ Văn Thành đặt ra một số câu hỏi, ngầm cho mọi người hiểu rằng:

a. Lm Liêm phải chịu trách nhiệm cá nhân khi Lm Liêm tuyên bố Hủy Bỏ Nhà Nguyện sau Thánh Lễ Giáng Sinh 25.12.2011 vì Lm Liêm chưa bàn hỏi với Ban Đại Diện Giáo Dân (Pfarrgemeinderat) trước.

b. Phiên họp mở rộng ngày 05.02.2012 là bất hợp lệ. Phiên họp này được tổ chức ra để Lm Liêm gán trách nhiệm cho Hội Đồng Giáo Dân, còn Lm Liêm phủi trách nhiệm.

c. Lm Liêm đã nói dối Tòa Tổng Giám Mục và nói dối giáo dân, cùng một lúc. Với Tòa Tổng Giám Mục thì Lm Liêm nói là do nhu cầu của giáo dân, giáo dân xin bỏ Nhà Nguyện. Với giáo dân thì Lm Liêm thông báo Đức Ông Cấm, Đức Ông Khuyên Hủy Bỏ Nhà Nguyện. Ngày 18.03.2012 Lm Liêm cho đọc một văn bản Hủy Bỏ Nhà Nguyện sau lễ Chúa Nhật.. Một vài giáo dân xin xem Văn Bản để biết ai ký, và Đức Ông tên gì nhưng Lm Liêm không cho xem. (Nên nhớ, theo đúng Giáo Luật thì chỉ Đức Giám Mục bản quyền mới có quyền Hủy Bỏ Nhà Thờ, Nhà Nguyện, Phòng Nguyện sau khi xem xét kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến khác biệt. Đức Giám Mục phải ký tên trong Văn Bản Hủy Bỏ đó, và phổ biến công khai.)

d. Nếu Đức Ông Obermaier có quyền Hủy Bỏ Nhà Nguyện tại sao Đức Ông Obermaier còn xuống đây, hỏi xem Hội Đồng Giáo Xứ có còn giữ ý định bỏ Nhà Nguyện Phòng Nguyện hay không, nếu vẫn còn giữ ý định đó thì HĐGX ký tên xác nhận để Ngài sẽ làm tường trình cho Đức Giám Mục?

Lm Liêm nhiều lần cố ý ngắt lời ông CT Thành không được, liền thô bạo cắt ngang phiên họp. (Xem Biên Bản của Ông Toản: Lm Liêm hai lần cố tình giải tán Phiên Họp)

5.   Không khí phiên họp qúa căng thẳng, cãi vã to tiếng, khi Lm Liêm hai lần vẫy tay kêu gọi mấy người cùng phe đứng lên, phá ngang cuộc họp. Nhìn thấy hành động không đẹp mắt của Lm Liêm, tôi giơ tay xin phát biểu ý kiến. Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này:  „Tôi xin có một câu hỏi, trước khi có ý kiến. Xin mọi  người trả lời Tại Trung Tâm Công Giáo này từ trước đến nay đã có hay chưa có một Nhà Nguyện." Nghe thế, mọi người tiu nghiủ. Tôi nói thêm „Nếu đã có Nhà Nguyện thì khi muốn hủy bỏ phải theo đúng Giáo Luật Công Giáo." Nghe nói đến Giáo Luật thì mọi người lại càng nghệt mặt ra, chẳng hiểu mô tê gì. Trước đó ông Nguyễn Đình Ngoạn phát biểu „Phải bỏ Nhà Nguyện vì có người đem con vào đây thay tã."

Lm Liêm giận dữ nói: „ Ai thắc mắc về việc Hủy Bỏ Nhà Nguyện xin gặp riêng tôi trong văn phòng." Nói xong Ngài rời phòng họp.

Phòng họp hôm nay chính là Nhà Nguyện cũ. Trước kia, các cuộc họp vẫn được khai diễn trong phòng họp lớn, không hiểu vì lý do gì mà hôm nay Lm Liêm lại quyết định họp nơi đây, rồi ăn uống, cãi nhau ngay trong phòng đã được thánh hiến này.

·      Sự việc diễn tiến như thế, tại sao ông Toản không viết rõ ra mà lại viết mập mờ trong biên bản như thế này Trong khi tham dự viên chuẩn bị rời khỏi phòng, thì đại diện của nhóm sinh hoạt văn hoá lên tiếng. (chi tiết xin hỏi những người có mặt tại đó)

 

Giả như có ai đó đọc biên bản rồi thêm mắm thêm muối vào thì tội nghiệp cho chúng tôi qúa. Những người không dự họp mà đọc được cái biên bản này lại tưởng chúng tôi là người vô văn hóa, ăn nói có điều gì khiếm nhã... chăng. Xin ông sửa sai điều này trong biên bản. Xin cám ơn.

 

X X X X

  X X X

 

Sau đó, tôi và Bà Hoàng Quốc Thái xin gặp riêng Lm Liêm về việc Hủy Bỏ Nhà Nguyện. Ngài đã tiếp chúng tôi. Cả ba chúng tôi chỉ đứng trong văn phòng của ngài, nói chuyện khoảng 10 phút. Trong phòng kín chỉ có ba người, Lm Liêm đã xác nhận với chúng tôi mấy điểm sau đây:

1. Ngài công nhận là từ trước đến nay tại Trung Tâm Công Giáo đã có một nhà nguyện.

2. Ngài quyết định bỏ Nhà Nguyện vì cần có thêm phòng để sinh hoạt.

3. Chúng tôi yêu cầu đối thoại hòa bình với giáo dân, giải thích cho mọi người hieu tường tận các điểm lợi và điểm hại về tinh thần cũng như vật chất.

4. Chúng tôi nhắc Ngài rằng việc giữ Nhà Nguyện hay bỏ Nhà Nguyện thì phải theo đúng Giáo Luật Công Giáo.

5. Ngài tuyên bố sẵn sàng chấp nhận phán xét của công luận, của lịch sử, và chấp nhận hậu qủa theo đúng Giáo Luật khi chúng tôi nói rằng, có thể trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ than trách: Trải qua bao đời, rất nhiều người góp công sức xây dựng Giáo Xứ Việt Nam, thì chính Lm Lê Thanh Liêm và một số người trong Ban Đại Diện lại nhẫn tâm phá hủy một Nhà Nguyện Duy Nhất của Người Việt Nam tại nước Đức, làm thiệt hại về phần linh hồn của rất nhiều giáo dân Việt Nam.

__________________________________________________

Biên bản họp ban ngành

Ngày 10.03.2013 từ 12:50-14:30 tại Trung tâm Công giáo

 

Tham dự:      Cha Liêm, c.Hương, c.Thu, a.Toản,a. Lâm,Hưng, a.Thuyết, a.Thành,

Các đại diện: hội Legio Mariae, cđ Thăng thiên, cđ Thánh gia, Ban nhạc, Lớp đàn,

Ban Giúp lễ, Lớp việt ngữ, Nhóm văn hoá.         

 

Cha Liêm khai mạc bằng một phút tâm linh và anh Thành chủ toạ buổi họp.

 

A-Sinh hoạt các nhóm:

 

·      Nhóm Văn hoá nói về tình trạng sinh hoạt hiện tại và dự định kỷ niệm 25năm ngày phong Thánh 117 vị tử đạo VN  vào tháng 6.

 

·      Đề nghị:

a-   Các nhóm (Ban ngành): ngoài quyền lợi phải có nghĩa vụ trong mọi công tác chung GX.

b-   Đề nghị xác định lại: thế nào thì mới gọi là Ban ngành trong GX? Cha Liêm đề nghị HĐGX nên bàn thảo điều này kỹ càng hơn vào dịp khác.

c-    Đại diện của Lớp đàn và đại diện của nhóm văn hoá xác nhận, hai nhóm này không thuộc về ban ngành của GX. 

d-   Lớp việt ngữ đề nghị làm màn che trong phòng dâng Thánh Lễ. Cha Liêm thông báo, điều này đã nghĩ đến, nhưng không thực hiện được. Thay vào đó, là sẽ làm kệ đặt tượng Đức Mẹ,  vấn đề này HĐGX cũng đã đề cập trong kỳ họp trước.     

        

B-Chuẩn bị mừng Phục sinh:

 

·      Thánh lễ: St.Nikolaus.

·      Ca đoàn Thăng thiên  tự lo dụng cụ nhạc cũng như âm thanh.

·      Legio Mariae: đi quyên góp, thùng tiền chi Thu làm.

·      Ẩm thực:.

-       Legio Maria: 10 kg bánh cuốn chay, xôi séo.

-       Cđ Thăng thiên, lớp tiếng việt, nhóm văn hoá : không nhận công tác.

-       Cđ Thánh gia :150x bánh mì.

-       Ban Giúp lễ: giúp bán quầy nước để trong lễ hội GX sẽ được phụ trách tiếp tục công việc này, nhằm gây quỹ cho nhóm.

-       Tiền thu nhập: đề nghị quyên góp cho việc trùng tu của Giáo xứ (bếp, tu sửa hành lan). HĐGX sẽ họp và xem xét về đề nghị này.

 

·      Văn nghệ: Karaoke, HĐGX liên lạc với anh Hiệp.

-       Ban nhạc chuẩn bị loa và bố trí dàn nhạc.

-       HĐGX lo vấn đề chuyên chở (St.Nikolaus có tổ chức ăn sáng chúa nhật).

-       Ban nhạc kiếm người làm MC.

-       Văn nghệ đến 20:30 chấm dứt, ai  muốn hát nên ghi danh trước qua anh Hiệp

-       Thiếu nhi: Lụa, Thuyết, Hưng phụ trách và sinh hoạt trong phòng nhỏ cạnh hội trường.

 

·      Vệ sinh: 

-       St. Nikolaus có cha xứ mới, anh Sơn nên liên lạc về chi phí .

-       Các nhóm không nhận công tác nên giúp đỡ trong vấn đề dọn và mang rác về.

 

 

C-Công tác Liên đoàn:

 

                  Cần khoảng 15 người để hướng dẫn linh mục đến nơi cho rước lễ cũng như làm vệ sinh

                  chung. Các ban ngành bàn thảo lại và báo cho HĐGX.

 

D- HĐGX tường thuật về cuộc viếng thăm của Đức Ông Obermaier ngày 17.02.2013 :

 

·      Chị Thu và anh Toản trình bày, cha Liêm bổ túc thêm.

·      Anh Thành xin bổ túc. Nhưng lại thông báo không trung thực về lời của Đức Ông. Thí dụ như: „Nếu không giải quyết được vấn đề nhà nguyện, thì sẽ đưa lên Đức Giám Mục  giải quyết, và nếu địa phận cấm không cho có nhà nguyện thì thư cấm của Giám Mục hay Hồng Y phải được dán lên bảng để giáo dân xem. Vấn đề nhà nguyện vẫn còn có thể giải quyết được".

·      Cha Liêm và thành viên của HĐGX đính chính những thông tin sai lạc từ anh Thành.

·      Anh Châu yêu cầu: HĐGX nên thống nhất thông tin trước khi thông báo.

·      Cha Liêm nhấn mạnh yêu cầu của anh Châu, và yêu cầu chấp dứt cuộc họp, vì thấy đã có mâu thuẩn trong HĐGX về việc này.

·      Anh Thành không đồng ý, và muốn đem lại việc nhà nguyện ra để bàn thảo. Anh Cư và chị Thái cũng đồng tình.

·      Anh Ngoạn, Châu, và vài thành viên của HĐGX không đồng ý.

·      Cha Liêm tuyên bố chấm dứt cuộc họp. Đồng thời mời những ai muốn biết về việc nhà nguyện, có thể gặp cha.

·      Nhưng anh Thành, anh Cư và chị Thái muốn bàn thảo tại phòng họp.

·      Cuộc cãi vã vấn tiếp tục, nhất là về vấn đề biên bản cuộc viếng thăm của Đức Ông.

·      Cha Liêm nhấn mạnh kết thúc cuộc họp.

·      Vài thành viên cũng rời khởi phòng.

·      Trong khi tham dự viên chuẩn bị rời khỏi phòng, thì đại diện của nhóm sinh hoạt văn hoá lên tiếng. (chi tiết xin hỏi những người có mặt tại đó)

 

 

Thư ký

Mai Đức Toản