Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Những bí mật của thị trường vàng Việt Namđã được kể ra từ những con sốthống kê của Hiệp hội Vàng thế giới. Một bài báo đăng trên nhật báo Thanh Niên đã tố cáo nhà nước Cộng sản Việt Nam rửa vàng bằng cơ chế, đã nhanh chóng bị bắt phải gỡ xuống và đến sáng nay, Ngân hàng nhà nước lẫn ??osb1  9 -large-content copy copy copy đã phải lên tiếng bác bỏ. Bài báo viết rằng theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng Việt Nam đã lên đến gần chục tỷ đô-la. Trong đó giá trị vàng nữ trang nhập cảng đã lên đến con số gần 1.3 tỷ đô-la. Chi tiết cho thấy lượng vàng nữ trang Việt Nam nhập cảng năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu đô-la. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. 3 tháng đầu năm nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu đô-la, tam cá nguyệt thứ nhì nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu đô-la, tam cá nguyệt thứ 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu đô-la và tam cá nguyệt thứ 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu đô-la. Tổng cộng, năm 2012 Việt Namđã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu đô-la. Điều đáng nói là cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25.5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn. Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều. Trong hai năm 2011 và 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.

Bài báo cho rằng với những biến động tại thị trường vàng, việc nhà nước Cộng sản Việt Nam cho phép công ty vàng và đá quý SJC độc quyền bán, cũng như việc đem vàng ra đấu thầu gần đây của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chính là tình trạng trục lợi chính sách để rửa số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam. Những chuyên gia vềkinh tế cho biết từ quyết định của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho đến 11 phiên đấu thầu của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Bình với 12 tấn vàng bán ra thị trường, với giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới đã giúp cho Nguyễn Văn Bình và Ngân hàng nhà nước thu lợi khoảng 1400 tỷ đồng Việt Nam.

Vào sáng nay, Ngân hàng nhà nước đã ra thông cáo báo chí phản hồi về bài báo trên tờ Thanh Niên, và cho rằng con số vàng của Hội đồng Vàng Thế giới đưa ra chỉ là ước tính nhu cầu vàng tiêu dùng tại Việt Nam, và tác giả bài báo đã cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Ngân hàng nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơquan Nhà nước. Thế nhưng thông cáo không giải thích rõ 12 tấn vàng đã bán là vàng nhập chính thức từ lúc nào, hay tồn kho từ lúc nào. Trước mắt chỉ biết chính Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định chođàn em Nguyễn Văn Bình, và ông Thống đốc này đã rửa được 12 tấn vàng lậu, chưa kể sẽcòn thêm nhiều phiên đấu thầu vàng sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
ViSaoPhe theo Tàu, phe lăm le theo Mỹ

Phe Dân Việt tôi đâu?



Tiếng hát Việt Khang cật vấn bạo quyền bán nước: Việt Nam tôi đâu? còn vẳng đưa, những người làm chánh trị trơ lì, vô cảm đã bịt tai, bưng mắt, a tùng cùng quỉ cọng hô hào dựa Tàu, dựa Mỹ! Quên khuấy đi chỗ dựa vững chắc, lâu bền là căn bản Dân Tộc. Quên mất câu " Quan nhất thời, dân vạn đại."

Ngày xưa, Quân, cán, chánh VNCH tuy cộng tác chặc chẻ với người Mỹ, nhưng hễ động tới uy quyền, thể diện Quốc gia là cương quyết đương đầu, một ly cũng không lùi bước. Vì chiến đấu sát cánh bên nhau nên đôi khi tiếng hơn, tiếng thua có thể bỏ qua. Nhưng mà hễ xen vào việc nội bộ Việt Nam là gạt phắt. Còn bướng bỉnh, ngang tàng là dùng tay chân. Nhỏ thó đánh không lại thì vác súng rượt.

Ngày nay, bọn ngu hèn cọng sản cúc cung thờ Tàu thì cũng đành đi một nhẽ. Đằng nầy có những người có học thức lại đi khởi đầu sự nghiệp bằng cách theo phe cs dựa Tàu, dựa Mỹ. Khởi đầu bằng đầu óc nô lệ như vậy thì không bao giờ phục vụ quyền lợi Quốc gia được, chỉ là tay sai cho người ngoài.

Có người nói rằng vc đang bị Tàu khống chế, nhân khi Mỹ " Xoay trục " nương theo đó giúp ba Dũng dựa Mỹ tháo gở vòng kim cô Tàu rồi sau đó sẽ liệu. Đó là đánh giá sai thực tế. Không phải cọng sản xã nghĩa ngày nay chỉ là bị Tàu khống chế. Thực tế là đảng csvn ngày nay chỉ là " Chi bộ An Nam " của đảng cọng sản Tàu. Bọn Trọng lú, Sang sâu, Dũng y tá và cả bộ sậu Ba Đình hành xử như lả chi bộ đảng của Tàu, bởi vì Tàu cọng đã chi phối An Nam từ ngày bộ ba tên Việt gian Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật ký Hiệp ước Thành Đô cam kết biến Việt Nam thành " Khu Tự Trị An Nam " tương tư như Mông, Hồi, Mãn, Tạng vào năm 2020. Nó trơ trẽn, lộ liểu đến nỗi từ ngày ấy đến nay, các ban ngành Ố Nàm có việc cần tâu trình với thiên triều thì đến thưa trình thẳng với Đại sứ Tàu ở Hà Nội, khỏi cần qua Bắc Kinh lãnh lịnh:



"Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5/8/91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố:
'Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh'."


(Trích Hồi ký Trần Quang Cơ)



Vậy đó, cái nỗi đau đớn nhọc nhằn của Đất Nước Việt Nam nho nhỏ vì bọn Lê Chiêu Thống cs thời đại mà ra nông nỗi như vậy đó!



Cho nên đừng nói dựa thế Mỹ gở ách kềm kẹp Tàu làm chi mà phải tiến hành cuộc nổi dậy toàn dân làm một công hai chuyện vĩ đại là đánh đuổi cả bọn thái thú Tô Định lẫn đám Việt gian cs Lê Chiêu Thống chạy về Tàu và lấy lại Đất Nước đã mất rồi trên thực tế.



Còn như cứ tiếp tục làm chánh trị cù cưa, dựa Mỹ, dựa Tàu thì rồi đây, khi Mỹ - Tàu thỏa thuận được chia đôi Biển Đông thì môt lần nữa dân tộc Việt Nam sẽ cười đau, khóc hận khi bừng con mắt dậy chợt thấy:



1/ Ít đau đớn nhất là: Một thứ chánh phủ Liên Liên Hiệp ba bề, bốn bên do Mỹ – Tàu dựng lên để phục vụ cho quyền lợi của họ. Người dân Việt phải sao, chịu vậy!



2/ Trường hợp vô phúc thiếu âm đức: Phần Nam Biển Đông chia cho Mỹ, phần Bắc nhượng cho Tàu, nghĩa là Miền Nam thuộc về Mỹ, Miền Bắc thuộc Tàu thì... Nước Việt lại phân ly lần nữa! Tiếng sáo nỉ non than khóc cho Đất Nước bị chia cắt của người nghệ sĩ Võ Thành Minh bên bờ hồ Leman lại vẳng đưa!



3/ Đứt ruột là khi Tàu cọng trưng ra cái Hiệp ước Thành Đô, trương lá cờ 6 ngôi sao trên Quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập Khu Tự Trị An Nam hay Tỉnh Quảng Nam mới. Danh tự Viêt Nam từ đây xóa sổ!



Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngủ vùng lên:

Một là triệt hạ nội gian cọng sản An Nam

Hai là đánh đuổi thái thú xâm lược Khổng Hựu chạy về Tàu



Xin nhằn gởi giới trẻ lời nầy: Nhà cách mạng Tư sản – Dân quyền Pháp 1789 Marat dõng dạc hiệu triệu công dân Đất nước của ông:



" Nó vĩ đại vì các ngươi chấp tay quì gối.

Nầy công dân! Hãy đứng thẳng người lên.



Hãy cất cao lời hát ngạo nghễ của tuổi trẻ Việt Nam:



" Thanh niên ơi!

Hồn thiêng núi sông đợi chờ

Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ

Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng

Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung"





Nguyễn Nhơn

( Ngày Quốc Hận 2013 )
by Lý Tưởng Người Việt
quochan3004
Ba mươi tháng Tư - Ba mươi tháng Tư


Tiếng nấc uất nghẹn nghe vẫn còn như

Văng vẳng bên tai một trời oan khuất

Đằng đằng sát khí dằng dặc oán thù

 

Ba mươi tháng Tư - Ba mươi tháng Tư

Lòng người thổn thức trời đất âm u

Ngậm ngùi miền Nam thân yêu đã mất

Thương xót dân Nam rên xiết tội tù

 

Ba mươi tháng Tư, bao nhiêu tháng thảm

Dài cơn quốc nạn nước mất nhà tan

Kẻ ở dãi dầu thân tàn một kiếp

Người đi ngơ ngác lệ đẫm hai hàng

 

Ba mươi tháng Tư, bàng hoàng nỗi chết

Chết cha, chết mẹ, chết chị, chết anh

Chết cả hài nhi còn trong trứng nước

Chết trôi sông biển, chết rục núi rừng

 

Ba mươi tháng Tư, triền miên tiếng khóc

Khóc cho dân tộc, khóc cho đồng bào

Dân tộc khổ đau đồng bào bất hạnh

Nỗi niềm canh cánh ruột thắt gan cào

 

Ba mươi tháng Tư, hướng lòng thương nhớ

Nhớ về tổ quốc, nhớ về quê hương

Tổ quốc điêu tàn quê hương tan nát

Tuôn giòng lệ nóng tưởng niệm Việt Nam

 

Ba mươi tháng Tư, trang nghiêm cẩn kính

Liệt nữ, anh hùng quân, dân, cán, chính

Vị quốc vong thân quyết không hàng giặc

Tuẫn tiết theo thành thơm mãi sử xanh

 

Ba mươi tháng Tư, hằn sâu quốc hận

Có tháng Tư nào mà không nuốt giận

Bao năm qua rồi vẫn đau như xé

Bát cơm cúng giỗ nước mắt đầm đìa

 

Ba mươi tháng Tư, băm tám năm qua

Quê hương quằn quại gió táp mưa sa

Đày đọa đau thương dưới màu cờ máu

Khắp Nam, Trung, Bắc địa ngục một nhà

 

Ba mươi tháng Tư, dốc hết hờn căm

Thù quân cộng phỉ, giận giống việt gian

Ác đức ác nhân ngu si ngạo mạn

Nồi da xáo thịt sắt máu bạo tàn

 

Ba mươi tháng Tư, còn bao lâu nữa?

Triệu triệu hồn ma vương vất đêm trường

Đợi giờ hiển linh tội tình tính sổ

Trước khi tịnh độ oan thác siêu sinh

 

Ba mươi tháng Tư, hẹn ngày quật khởi

Dựng lại cờ vàng chính nghĩa thân thương

Lớp lớp cánh tay trong ngoài vẫn đợi

Xóa sạch bạo quyền giành lại quê hương

 

Quang Dương (Quốc hận 4/2013)
by Lý Tưởng Người Việt
traicaitao1
Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng Sáu năm 1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hòa. Vậy mà đã mười năm.




Mười năm xuôi ngược bên trời

Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.

Mười năm hoa lá ưu sầu

Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi

Mười năm vật đổi, sao dời

Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.

Mười năm cánh vạc bay qua

Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường

Mười năm lệ xối xả tuôn

Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu?

Mười năm một mảnh trăng lu

Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.

Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng

Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.

Mười năm ai hát biệt ly

Để cho núi cắt, biển chia lối về.



Tôi biết dù mười năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

Vào khoảng tuần lễ cuối tháng Ba năm 1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính ủy với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích: "Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính ủy cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.

Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.

Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính ủy múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính ủy nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé:

-Thế này nhé: Trong thời gian gần hai mươi tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem "ti-di", sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là ngụy quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính ủy đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.

Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính ủy đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc:

-Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi:

-Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết?

Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi:

-Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng...

Tên chính ủy khuyến khích:

-Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói:

-Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.

Tên chính ủy cười hể hả:

-Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.

Người tù lại gãi gãi đầu:

-Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính ủy tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm: "Thật chẳng ra làm sao cả." Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ:

-Thế nào? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.

Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên:

-Tôi xin có ý kiến.

Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính ủy thở phào như người vừa trút xong gánh nặng:

-Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính ủy, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính ủy:

-Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công pháp Quốc tế, cấp bậc: Trung úy, chức vụ: giảng viên trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung tá trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy nhìn anh ta gật gù:

-Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.

Nói xong, y quay về đám đông:

-Thế mới dân chủ chứ, phải không nào?

Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.

Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc:

-Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị...

Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy gật gù với ý nghĩ trong đầu: "Có thế chứ!"

Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên:

-Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần hai mươi tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ...

Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính ủy bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy:

-Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam...

Tên chính ủy há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.

Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên:

-Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính ủy:

-Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ: Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.

Tên chính ủy xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.

Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.

Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta:

-Anh nói làm chi những điều như vậy.

Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời:

-Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Tên chính ủy ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải hai giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.

*

Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên:

-Thằng Trụ ra kìa.

Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.

Tên chính ủy quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.

Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính ủy hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.

Tên chính ủy có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.

*

Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính ủy mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề:

-Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính ủy đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.

Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố:

-Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.





*

Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.

Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói:

-Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.

Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai:

-Vĩnh biệt anh em!

Và bình tĩnh chờ dợi.

Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm - người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.



NGUYỄN THIẾU NHẪN
by Lý Tưởng Người Việt
lt quochan
Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng  bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị rút chốt.
NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH THỜI LỬA BINH
Trong  cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt  và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã  rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những  người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh  sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn  vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân,  không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người  lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt  ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường.
Ðó là  NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH, những người chị cao cả mà đã cùng chồng dấn mình  trong cơn bão lửa của chiến tranh, cùng chia sẻ cái chết, có khi các chị hy sinh trước cả các anh. Những cái chết anh dũng trong âm thầm đó nào  ai biết được. Không có Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ phủ trên chiếc quan tài được ghép thành từ những mảnh ván đơn sơ, không có chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, không cả tiếng kèn truy điệu ai  oán.
Những  người lính đóng đồn cùng vợ con của các anh cùng sống chui rúc trong  những cái hầm tối tăm ngột ngạt, dưới những những cái hố nhỏ ngập đầy  nước. Những người lính nghèo nàn, rách rưới và tội nghiệp co ro ôm súng  gác giặc và đánh giặc trong cái lạnh xé thịt của đêm. Ăn uống thì đạm  bạc đến không có gì đạm bạc hơn được nữa. Một cái nồi cơm méo mó, với  vài con cá nhỏ kho trong chất nước mắm hạng bét mặn chát những muối, một dĩa rau muống ruộng hay rau đắng xơ xác, mà có thể tìm thấy mọc đầy  khắp những vũng nước đọng trên những cánh dồng lầy.
Cả gia đình người lính Ðịa Phương Quân hay Nghĩa Quân quây quần chung quanh  mâm cơm đơn sơ đó chấp nhận sự thua thiệt của mình. Không than thở, không ta thán và vui lòng với niềm hạnh phúc mong manh của mình. Một năm 365 ngày, mười năm, hai mươi năm, cho đến ngày cuối cùng của cuộc  chiến, hơn bảy ngàn đêm những người chị ấy chưa từng bao giờ biết ngủ yên giấc là gì. Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác  vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó, chị thổn thức  nguyện cầu cho anh được bình yên, để anh có một ngày được về với chị và  con, dù chỉ là những khoảnh khắc về phép thật quá hiếm hoi. Hay nếu chị cùng chồng trấn thủ lưu đồn, anh chiến đấu cơ cực như thế nào, anh ăn  ngủ chập chờn ra sao, thì chị cũng cơ cực và chập chờn ngần ấy.
CHỊ PHẠM THỊ THÀNG, NỮ ANH THƯ ÐẤT GÒ CÔNG
Người  vợ lính ở tiền đồn cáng đáng cùng một lúc hai công việc, mà công việc  nào cũng biểu hiện hình ảnh và đức tính cao quí của người phụ nữ Việt  Nam. Thứ nhất, đức tính đảm đang tận tụy của người vợ, người đàn bà Việt Nam quán xuyến chuyện gia đình, trông nom dạy dỗ con cái và nấu nướng  những bữa ăn.
Thứ hai, khi quân giặc đã thấy dẫy đầy ngoài những vòng rào kẽm gai, thì  những người nữ chiến sĩ chưa từng một ngày được huấn luyện ở quân trường ấy đã chiến đấu như bất cứ người lính chuyên nghiệp nào. Chị cũng biết  dùng máy truyền tin gọi Pháo Binh, chị biết sử dụng thành thạo mọi loại  súng trong đồn có, chị ném lựu đạn ác liệt và chính xác, tấm thân nhỏ bé của chị oằn nặng dưới những thùng đạn tiếp tế. Và chị cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho, để tên chị vĩnh viễn đi vào lịch sử. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm. Ở ngay tại đồng Giồng Ðình này thì ít nhất cũng có những chị Phạm Thị Thàng và Trần Thị Tâm.
Ðêm  2.10.1965, với âm mưu làm xáo trộn hệ thống tiếp viện của những đơn vị diện địa trong khu vực Tiền Giang để dễ dàng thanh toán mục tiêu chính  nào đó, chỉ trong một đêm Việt cộng đã tổ chức tấn công 11 vị trí của  quân ta với quân số thật lớn. Ðồn Giồng Ðình thuộc tỉnh Gò Công cũng bị áp lực rất nặng của quân địch khi hứng chịu cuộc cường kích của 300 lính cộng.
Ðây là một lực lượng chính qui Việt cộng với hỏa lực rất mạnh, chúng quyết tâm hủy diệt đồn Giồng Ðình nhỏ bé, mà chỉ có vỏn vẹn một Trung Ðội Nghĩa  Quân 24 tay súng trấn giữ. Là những con ác quỷ hung tợn và thâm độc, lực lượng cộng quân đã bố trí ở hướng có nhiều nhà dân chúng, vừa làm bia đỡ đạn cho chúng, vừa ngoác miệng tuyên truyền gây căm thù nếu quân ta  bắn trả. Người dân, nhất là những ông bà lão già, đàn bà và trẻ con luôn luôn là những cái bia sống đỡ đạn cho bọn giặc hèn nhát gọi là những "người giải phóng". Với quân số ấy, vũ khí hùng hậu ấy mà chúng cũng  ngán ngại 24 chiến sĩ Nghĩa Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến nỗi phải cậy nhờ đến máu thịt của đồng bào để có cơ may thủ thắng, thì còn từ ngữ nào, hình dung từ tồi tệ nhất nào để diễn tả bộ mặt cùng hung cực ác rất đốn mạt của cộng sản nữa không.
Ðúng 2 giờ đêm, quân cộng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng Úy Sáu Bích, đã mở cuộc tấn công từ hai mặt đánh vào Giồng Ðình, với sự tin tưởng điên rồ, rằng chúng sẽ thanh toán cái tiền đồn nhỏ xíu này trong một  thời gian ngắn. Chiến thắng dường như là chắc chắn, vì với quân số mười  lần hơn, mười đè một, dẫu chúng có thí chín tên thì cũng có thể hạ gục được một chiến sĩ Nghĩa Quân Giồng Ðình.
Trên  lý thuyết, thì giả thiết đó dường như đúng. Nhưng trên trận địa, người  lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn thể hiện những chuyện phi  thường, mà rất hằng hiện hữu trên bất kỳ chiến trường nào, quả thật cộng quân đã chọn lầm mục tiêu. Sau ba đợt tấn công hung bạo, tưởng gạch đá  cũng phải nát thành tro, đã chiếm được 2 trong số 3 lô cốt trong đồn,  cộng quân vẫn phải rút trở ra. Cuộc tấn công lần thứ tư được hối hả tổ chức và thực hiện, với quyết tâm san bằng Giồng Ðình. Nhưng liệu 24  chiến sĩ Nghĩa Quân có cho phép điều đó không. Câu trả lời là không,  không chỉ đến từ ý chí hừng hực tử thủ của các anh, mà còn là từ đôi bàn tay yếu mềm của những người vợ lính đang sống cùng với chồng con của  các chị trong đồn. Phải, cuộc chiến thắng cuối cùng của Nghĩa Quân đồn  Giồng Ðình sẽ không thể thực hiện được, nếu không có sự góp sức chiến đấu của những người chị này. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Không phải  chỉ những người chị dũng cảm ấy không thôi, mà cả trẻ con cũng đánh.
Ðồn  Giồng Ðình nằm ở một vùng thôn ấp hẻo lánh trong tỉnh Gò Công, do một  Trung Ðội Nghĩa Quân trấn giữ, với thành phần chỉ huy gồm có anh Nguyễn  Văn Thi, Ðồn Trưởng, anh Lê Văn Hùng, Ðồn Phó và anh Lê Văn Mẫn, âm  thoại viên. Trấn thủ một vị trí hung hiểm như vậy, không chỉ có 24 tay  súng mà đã đủ, nên tất cả những người vợ lính trong đồn đều đã được  chồng huấn luyện sử dụng thành thạo những loại máy móc truyền tin và vũ khí. Như vậy số tay súng đã được nhân lên gấp đôi.
Trong  nhiều trường hợp, đến những giây phút tử sinh tuyệt vọng nhất, những em  bé cũng tham chiến, khi các em gan dạ bò dưới lưới đạn của giặc để đem  tiếp tế đến cho cha và mẹ. Không ai buộc những người vợ lính, con lính  cầm súng đánh địch. Nhưng chính những người vợ lính, con lính ấy làm sao có thể ẩn náu tìm cái sống trong khi chồng và cha của họ sắp ngã gục  ngoài chiến hào.
Khi  chấm dứt đợt tấn công thứ ba, địch tạm rút để tái tổ chức tấn công, thì  tình trạng bên trong đồn Giồng Ðình đã khá là bi đát. Ðã có đến 16 chiến sĩ Nghĩa Quân bị thương, chỉ còn 8 Nghĩa Quân còn chiến đấu được. Âm  thoại viên Lê Văn Mẫn bị thương ở đầu trong lúc anh đang cố gắng gọi máy về Tiểu Khu.
Anh  Mẫn gục xuống buông chiếc ống liên hợp. Chị Trần Thị Tâm, vợ anh Mẫn vội đặt con bên cạnh anh và chộp lấy ống liên hợp. Liên lạc được tiếp nối,  chị Tâm nghiễm nhiên trở thành một âm thoại viên, và là cứu tinh của đồn Giồng Ðình. Ở một góc đồn, anh Lê Văn Hùng và chị Phạm Thị Thàng, vợ anh, và hai đứa con nhỏ đang phải đối đầu với một lực lượng quá đông của địch.
Nhìn  ra ngoài hàng rào kẽm gai, giặc đã đã tràn vào đen ngòm như những con  quái vật hung hãn. Anh Hùng chỉ còn trong tay cây tiểu liên Thompson và  16 trái lựu đạn, chị Thàng có một khẩu Carbine. Thật tội nghiệp cho hai đứa nhỏ, sức ép của bộc phá và súng SKZ của Việt cộng bắn vào quá gần,  các em không còn khóc được nữa mà đã nằm bất động dưới chân hai vợ chồng anh Hùng. Chị Thàng thì thào:
- Chúng đang phá lô cốt chánh, để em bắn yểm trợ anh bò về giữ. Lô cốt mất là đồn mình mất, em nằm tại đây giữ mấy đứa nhỏ, nếu chúng tràn vào  thì… thì… em ném lựu đạn ra, có thể cầm cự đến sáng được.
Anh  Hùng ngần ngừ, anh rưng rưng nhìn vợ con, rồi nhìn về phía lô cốt. Tiếng súng từ lô cốt cuối cùng đã yếu ớt lắm, có lẽ mấy Nghĩa Quân cố thủ ở  đó đã kiệt quệ quá rồi. Số phận của anh Thi Ðồn Trưởng thế nào. Anh Hùng lắc đầu không dám nghĩ đến chuyện xấu nhất đã xảy ra cho đồng đội.  Nhưng nếu Việt cộng chiếm được lô cốt ấy, thì coi như đánh dấu chấm hết  cuộc kháng cự. Anh Hùng phải quyết định, dù quyết định đó quá đau xót,  là bỏ lại vợ con, mà trong lúc quân giặc đã hò hét ngay sát bên rồi:
- Anh chạy theo giao thông hào, em bắn yểm trợ cho anh.
Anh  Hùng nhìn chị Thàng và hai đứa nhỏ lần cuối cùng. Trong lòng anh quặn  lên một nỗi bi thương. Trời ơi, vợ con mình. Hai đứa nhỏ chẳng biết còn  sống hay đã chết. Anh phóng mình xuống hào chạy băng băng về hướng lô  cốt. Cây Carbine trên tay chị Thàng run lên, những tràng đạn rải vào  những cái bóng đen đã quá gần. Anh Hùng đã bò vào được lô cốt, giữa  những tiếng đạn nổ rền trời. May quá, anh Thi trưởng đồn vẫn nguyên vẹn. Súng SKZ của địch thụt ầm ầm, nhưng anh Hùng vẫn có thể nghe được từng  tiếng lựu đạn nổ từ phía công sự của chị Thàng.
Nước  mắt anh rơi lả chả trên nền đất. Anh đã đếm được đến con số 15, mà tiếng súng của địch vẫn nỗ dòn dã ngay sát tuyến phòng thủ của chị Thàng. Anh biết giây phút định mệnh thảm thiết nhất cũng đã điểm. Chị Thàng sẽ làm gì với quả lựu đạn thứ 16. Anh Hùng đau đớn rên lên trong lòng : "Chỉ còn một trái lựu đạn nữa thôi, làm sao em cầm cự được đến sáng". Chính  anh cũng không có được một giây để nghĩ tiếp cái gì sẽ xảy đến cho vợ con mình, vì dưới chân lô cốt anh tử thủ đã đông nghẹt quân giặc. Ðủ mọi thứ loại súng nỗ chát chúa khắp đồn, anh Hùng không biết chắc là mình đã nghe được tiếng nổ của trái lựu đạn thứ 16 chưa.
Cuộc  chiến đấu đã kéo dài được một tiếng đồng hồ, quân địch đã phá được lớp  kẽm gai cuối cùng và sắp tràn ngập đồn Giồng Ðình. Lúc đó là 3 giờ sáng  rạng ngày 2.10.1965. Tình hình đã quá nguy ngập. Anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, quyết định thà hy sinh còn hơn là để đồn lọt vào tay địch. Anh  giật lấy ống liên hợp từ tay chị Tâm và thét lớn:
- Hãy  bắn lên đầu chúng tôi ! Bắn vào giữa đồn… Hai lô cốt thứ nhứt và thứ hai đã thất thủ. Tụi tui ở lô cốt thứ ba. Hãy bắn lên trên đầu chúng tôi,  Việt cộng đông lắm. Bắn đi… bắn…
Sau  tiếng gọi thống thiết của người Ðồn Trưởng, Pháo Binh Tiểu Khu Gò Công  lập tức bắn vào đồn với loại đầu nổ cao. Loại đạn đặc biệt này nổ khi  cách mặt đất chừng 4, 5 thước, rất hữu hiệu tiêu diệt biển người địch,  quân ta núp trong lô cốt vẫn có hy vọng sống sót. Những cái bóng đen  nhập nhoạng dưới ánh sáng hỏa châu văng tung tóe, tiếng kêu dẫy chết của chúng như tiếng rú của quỷ. Hàng tràng đạn nổ cao vẫn dội ùng oàng  xuống đồn. Chiếc lô cốt cuối cùng vẫn đứng vững, anh Thi cùng anh Hùng  từ trong những lổ châu mai bắn tỉa từng tên địch. Giữa tiếng súng nổ dòn, dường như người ta nghe âm thanh rì rì của máy bay. Không Quân Việt Nam đã tới. Những chiếc A1 khu trục cơ đã xuất kích. Ðến đây thì "Thượng Úy" Việt cộng Sáu Bích, tên chỉ huy trận đánh đã có thể nhận  thấy rằng, cuộc tấn công đồn Giồng Ðình đã đánh dấu chấm hết, với phần  thắng nghiêng về phía Nghĩa Quân Việt Nam Cộng Hòa. Lúc 4 giờ 30 sáng,  chiến địa hoàn toàn im tiếng súng. Quân địch đã kéo những xác chết và  những tên bị thương chạy trốn vào phía bóng tối.
Khi  ánh hừng đông của một ngày mới đã lên, hai Ðại Ðội Ðịa Phương Quân do  chính Trung Tá Tiểu Khu Trưởng Gò Công chỉ huy đã đến và tổ chức bung  quân ra lục soát. Quân cộng đã để lại trận địa 23 xác chết, ở giữa đồn  có 6 xác khác nằm bên cạnh lô cốt thứ ba, nơi mà anh Ðồn Trưởng Thi, Ðồn Phó Hùng và chị Tâm giữ máy truyền tin đã kháng cự mãnh liệt, thà chết  không hàng. Những tên Việt cộng này mang trên mình rất nhiều lựu đạn và  bộc phá, chắc là chúng quyết thí mạng để phá cho bằng được ổ kháng cự cuối cùng này.
Anh  Thi và anh Hùng đã bắn địch theo lối xâu chéo, nghĩa là bắn chéo góc với nhau tạo thành một xạ trường quét gọn tất cả những tên cộng nào nằm  trong đó. Ngày hôm sau, một người thường dân bị Việt cộng bắt đi tải  thương lén trốn về được đã cho biết số bị thương của chúng chở đầy sáu  chiếc ghe tam bản. Một lính cộng may mắn bị thương tên Dương Văn Thiều,  18 tuổi, sống sót và bị bắt làm tù binh. Tại sao may mắn ? Vì nếu anh ta bị kéo đi theo vào bưng biền, nếu không bị chết vì nhiễm trùng, bị những quân y sĩ Việt cộng cưa cắt bằng những loại cưa và đục của thợ mộc, thì cũng bị cấp chỉ huy ra lệnh mang anh đi thủ tiêu. Ðó là lý do  giải thích tại sao sau ngày 30.4.1975, người dân Miền Nam hiếm thấy  người thương phế binh cộng sản trên đường phố.
Nhưng đối với anh Hùng, thì tất cả những gì mà Viêt cộng đã trả giá cho cuộc  tấn công không làm anh quan tâm. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt., quân cộng đã rút đi, thì anh đã như một người điên lao mình ra chỗ chiến hào mà chị Thàng đã một mình một súng trấn giữ ở đó, với một niềm hy vọng  mỏng manh, rằng đừng bao giờ trái lựu đạn thứ 16 được rút chốt. Anh Hùng bò vào khúc hào mà anh đã nuốt nước mắt chạy đi. Chị Thàng cùng hai đứa con của anh nằm chết bên cạnh ba xác Việt cộng. Anh Hùng gục xuống như thân cây chuối bị một nhát dao bén chém ngọt làm đôi. Anh biết, nếu trái lựu đạn thứ 16 nổ thì chị Thàng cũng đi vào cõi chết, vì chị Thàng sẽ không bao giờ cho phép giặc bắt chị hoặc đạn của chúng bắn vào người  chị. Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa  con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào,  chị rút chốt!
Tiếng  nổ kinh thiên cùng với xác thịt và máu của người nữ chiến sĩ đó đã được đánh đổi với ba mạng giặc. Anh Hùng ôm xác vợ con vào lòng và gần như ngất xỉu. Nhưng khi nhìn ra ngoài, những xác giặc thù nằm ngỗn ngang  khắp nơi, trong nỗi đau khổ tột cùng của mình, anh Hùng thấy trong lòng  dậy lên một niềm tự hào đến nghẹn ngào. Sự hy sinh của chị Thàng đã cứu  sống được tất cả những thương binh Nghĩa Quân cùng vợ con các anh, nhưng trên hết cứu sống chính sinh mạng của người chồng mà chị yêu mến. Những viên đạn Carbine và 15 trái lựu đạn của chị đã đóng góp vào sự tồn tại  kỳ diệu của đồn Giồng Ðình. Một người lính chuyên nghiệp và thiện chiến  nhất cũng chỉ làm được đến ngần ấy. Nếu cái lô cốt thứ ba không đứng  vững, thì chắc chắn tất cả sinh mạng mấy mươi người Nghĩa Quân và vợ con của đồng Giồng Ðình đều sẽ chết hết.
Anh  Hùng ẳm chị Thàng ra ngoài, để trông thấy những người còn sống, những  người vợ lính khác đã gục đầu khóc tiếc thương chị Thàng. Những nấm mộ  đất được đắp vội với ba tấm bia tang tóc. Một của chị Phạm Thị Thàng, và hai kia của cháu Lê Văn Dũng và Lê Tấn Sỹ. Ôi, những người vợ của lính  trong thời lửa binh. Chị Phạm Thị Thàng, chị Trần Thị Tâm, và nhiều  người chị khác trên khắp nẽo chiến trường, chị Thạch Thị Ðịnh, chị Bùi  Thị Xiếu, chị Am Reng. Người lính của chúng ta, những công dân xếp hạng  chót nhất trong bậc thang xã hội, nhưng là những người hứng chịu oan  nghiệt trước nhất, là bức tường chắn cho sự an toàn của hậu phương phồn  thịnh và hạnh phúc. Trong đời của các anh không có được một thứ ưu tiên  vật chất nào cả, ngoài cái ưu tiên phải hy sinh và chết. Có những người  lính từ Miền Tây ra tận miền hỏa tuyến hay trên vùng cao nguyên sương mù Miền Trung, nhiều năm liền không có lấy được một ngày phép về thăm gia đình. Nếu anh may mắn, thật đau xót, quân thù bắn anh bị thương, thì anh mới có cái diễm phúc được nắm trong tay tờ giấy phép. Còn nếu sự gọi là may mắn đó đi xa hơn một bước, anh chết, thì anh được phép dài hạn trở về và vĩnh viễn được an nghỉ ở nơi đã sinh ra anh. Ðầu năm 1972, trong  một trận đánh của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh tại khu vực Cồn Tiên nằm sát phía  Nam khu phi quân sự bên này bờ sông Bến Hải, một tiểu đoàn sau nhiều  ngày cố gắng đã không thể chiếm được một cao điểm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng  gọi bốn người lính gốc Miền Tây lên hứa sẽ cấp mỗi anh mười ngày phép  nếu các anh chiếm được ngọn đồi ấy. Bốn người tráng sĩ Kinh Kha đã nai  nịt tề chỉnh, mang thật nhiều lựu đạn bò lên, mỗi người cầm một cây gậy  ngắn dò đường. Ðêm tối như mực. Hễ chọt trúng cái lổ nào là thảy lựu đạn vô cái lổ đó, vì ở đó chính là cái miệng hầm chốt của địch. Ðến sáng,  bốn người dũng tướng vô danh đó đã reo hò trương Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh cao điểm. Ôi, những ngày phép đã trở thành một ân huệ chứ không  phải là một quyền lợi đương nhiên của những người lính trận.
Người  vợ lính cùng chia sẻ với chồng những nỗi đắng cay thiệt thòi đó, bằng  tất cả sự câm nín nhẫn nhục và vui lòng với những gì mình có. Một góc  hầm tối tăm, một chiếc ghế bố cũ, vài cái nồi, chảo nhem nhuốc, những  cái chén sành và những đôi đũa tre, cùng tiếng cười của lũ trẻ thơ cũng đủ làm nên thành niềm hạnh phúc vĩ đại của những người vợ lính. Chị Thàng đã chết đi, anh linh của chị cùng hai cháu bé đã thăng thiên lên  cõi vĩnh hằng, nhưng những người còn sống cùng thời với chị, cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên chị. NGƯỜI CHỊ CAO CẢ PHẠM THỊ THÀNG. Vì tên chị đã được trân trọng ghi chép vào những trang bi tráng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chống  Cộng sản quốc tế và Cộng sản Hà Nội, một lũ hung đồ diệt chủng, diệt dân tộc gớm ghiếc nhất của thế kỷ thứ 20 và của lịch sử hình thành nhân con người.
AMRENG, NGƯỜI NỮ CHIẾN SĨ CAO NGUYÊN
Quân  cộng sản hành quân trên vùng cao nguyên thường khinh rẻ và húng hiếp các sắc dân Thượng rất thậm tệ. Chúng bắt trai tráng đi dân công, thậm chí  cho bổ sung vào những đơn vị Thượng cộng, người làng thì bị ép buộc đóng góp lương thực, lúa gạo. Chúng dùng muối, là thứ tối cần của người dân  miền cao, để đổi chác một cách rất bất lợi cho người Thượng. Người  Thượng sống vất vả quanh năm, chỉ trông cậy vào những mảnh đất rừng khai phá để trồng trọt chút hoa màu hay trồng lúa rẫy, không đói đã là may  lắm rồi, có còn đâu dư dả để cung phụng cho bọn Phỉ Cộng. Có nhiều  trường hợp cả làng trong rừng sâu chịu không nỗi cảnh áp bức, giết chóc, đã kéo nhau ra quận hay tỉnh để xin nương náu với người Kinh.
Chính  phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lập Bộ Phát Triễn Sắc Tộc để giải quyết những  vấn đề của người thiểu số. Hàng trăm trại tiếp cư tị nạn cộng sản đã được thiết lập để đón tiếp đồng bào Thượng và giúp đỡ đồng bào tạo dựng  cuộc sống mới. Ðất canh tác được cấp phát vô điều kiện cho đồng bào  Thượng tị nạn cộng sản. Thông thường thì mỗi gia đình thiên tai hay tị nạn đều được cấp phát 10 bao xi măng và 20 tấm tôn để cất lại một căn  nhà nhỏ. Một nước nhỏ, nghèo là Việt Nam Cộng Hòa, quanh năm chiến  tranh, ngân khoản thiếu thốn, mà đã cắn răng gồng gánh giúp đỡ hàng  triệu người đồng bào bất hạnh của mình. Không phải "Lá lành đùm lá rách  nữa", mà là "Lá rách đùm lá nát". Ðã vậy mà thôi đâu, những làng định cư nhỏ bé và nghèo nàn ấy vừa được dựng lên chưa được bao lâu, thì Việt  cộng đã tràn về đốt phá tan hoang. Những chiếc lá rách nát lại cắn răng  san sẻ cho nhau những gì mình có. Dưới mắt cộng sản, thì những người dân chạy về phía chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa xin được che chở và giúp đỡ, đều mang cái tội tày trời là "dân ngụy", là "phản động", dù có bắn bỏ hay đốt cháy nhà cửa của họ cũng là chuyện trừng phạt đương  nhiên của điều mà chúng gọi là cuộc "cách mạng giải phóng".
Với  bản chất là một lũ cướp chuyên nghiệp và man rợ, cộng sản Hà Nội hiện  nay không bao giờ từ bỏ cơ hội chiếm đoạt đất khẩn hoang của người  Thượng. Chúng chờ cho các sắc tộc Thượng khai phá rừng tạo dựng nên  thành những vùng sinh sống màu mỡ trên những tỉnh cao nguyên, là chúng  kiếm chuyện cứớp đoạt một cách trắng trợn ngay, nại lý do đất đai thuộc  về quyền quản lý của nhà nước, người dân không có quyền sỡ hữu. Mặt  khác, chúng áp dụng hình thái thực dân, cho di chuyển dân Kinh gốc Miền  Bắc vào ở trên đất mà người Thượng đã sinh sống từ ngàn năm, lấn dần,  lấn dần, người Thượng kém thế phải lùi mãi vào tận rừng sâu,ở chỗ chỉ có nước độc, bệnh hoạn và đói kém. Ðã thế mà cộng sản nào chịu buông tha,  chúng vẫn cứ cho phép những người gọi là di dân tràn vào như vết dầu  loang, để đồng bào Thượng chịu không nỗi phải chạy qua đất Miên xin tị nạn. Ðây là một tiến trình có chủ mưu, có sách lược để tiêu diệt dần mòn dân Thượng. Chúng ta có thể thấy ngay rằng, những người di dân Miền Bắc đã không biết rằng mình đang được rải ra làm phên dậu phòng thủ dọc  theo dãy biên thùy Trường Sơn, án ngữ con đường đổ xuống đồng bằng duyên hải, nếu có một đạo quân đánh sang từ đất Lào và Miên. Cũng tốt, cái  phên dậu đó giống như con dao hai lưỡi, rồi cũng có một ngày những đồng  bào di dân nghèo Miền Bắc đó sẽ trở thành một lực lượng mạnh có khả năng thọc sâu mũi dao vào tận tim của bọn cộng sản để tiễn chúng xuống tận đáy địa ngục.
Tức  nước thì có lúc cũng phải vỡ bờ. Ngày 12.4.2004, nhiều chục ngàn dân  Thượng của các sắc tộc sinh sống trong những tỉnh Kontum, Pleiku,  Darlac, Phước Long, Bình Long đã kéo vào những thành phố tỉnh lỵ để hình thành một cuộc phản kháng bất bạo động, phản đối cộng sản Hà Nội đàn áp đức tin đạo Tin Lành, chiếm đoạt đất đai và quyền sống căn bản của  người Thượng. Dưới mắt cộng sản, dù chỉ là một biểu hiện phản đối nhỏ cũng đã được gán cho cái tội phản động, tội chết, chứ đừng nói gì đến  những cuộc tập trung đông đảo như vậy. Hàng sư đoàn bộ binh của cộng sản đã được điều động lên phối hợp với công an đàn áp dã man cuộc tập  trung. Hàng trăm đồng bào Thượng đã bị bắn chết, những người bị thương  bị đem vào cô lập trong bệnh viện nhà nước, không ai có thể vào thăm  viếng, kể cả những phóng viên và những nhà ngoại giao nước ngoài.
Ngày đầu xuân Tân Hợi 1971, trên miền cao nguyên của Quân Khu II, trong chiến dịch quân sự mà cộng sản gọi là Cao Ðiểm Tân Hợi nhằm quấy phá những  tỉnh biên thùy đã không thực hiện được. Có thể bởi hậu quả của những  cuộc hành quân Tây chinh vượt biên Cửu Long của Quân Ðoàn IV, Toàn Thắng của Quân Ðoàn III và Bình Tây của Quân Ðoàn II trong năm 1970 đã gây  tổn thất nặng ở những kho tiếp tế hậu cần của cộng sản, nên chúng khó  thể đủ sức mở được những mặt trận lớn như mong muốn. Ðêm 31.1.1971, lúc 3 giờ sáng, một lực lượng cộng quân tấn công vị trí của Ðại Ðội 838 Ðịa  Phương Quân tại làng Plei Kênh Săn thuộc tỉnh Pleiku..
Cuộc  tấn công đã rất sớm bị thảm bại vì quân địch đã không thể ngờ rằng, có  những người vợ lính cũng đã chiến đấu dũng mãnh như thế nào. Ðại Ðội 838 Ðịa Phương Quân đa số chiến sĩ là người dân tộc Thượng, là những chiến  sĩ sinh ra và lớn lên ở giữa núi rừng cao nguyên, đã hun đúc các anh trở thành những con người cứng rắn như những tảng đá khổng lồ trên triền  dãy Trường Sơn. Người Thượng quen sống kiếp du mục du canh, nên khi  người lính Thượng Ðịa Phương Quân đóng đồn ở đâu thì vợ con của các anh  cũng đi theo và nhanh chóng thích ứng với môi trường cùng cuộc sống mới ở nơi đó. Tuy là phụ nữ, nhưng những người đàn bà Tây nguyên dẻo dai  không kém gì người đàn ông Thượng. Vai mang gùi nặng trên lưng, chân  trần chai sạn vì đá cứng và gai nhọn của núi rừng, cùng hoàn cảnh sinh  tồn khắc nghiệt, bất cứ một người phụ nữ Thượng nào cũng đã được thiên  nhiên rèn luyện nên thành một mẫu người khỏe mạnh, rắn rỏi, nhưng vẫn  giữ được những dường nét mềm mại tràn đầy mạch sống. Cho nên khi cuộc  chiến đấu nổ ra, thì những người đàn bà đó đã rất nhanh chóng trở thành  những người nữ binh hăng hái cầm súng đánh địch. Một trong những người  chị đó là chị Ksor Amreng, vợ của Binh Nhứt Kpa Dan.
Anh  chị Dan và Amreng đều là người sắc tộc Djarai, sinh quán ở quận Phú Túc, tỉnh Phú Bổn. Từ sau khi thành hôn, anh Dan nhập ngũ, thì chị Amreng  cũng đã theo chồng lên sinh sống trong những tiền đồn hẻo lánh ở biên  giới trong quận Phú Nhơn, tỉnh Pleiku, những địa danh thật xa lạ với chị : Queng Mep, Plei Kênh Săn. Khi quân cộng sản Bắc Việt nổ súng tấn công Plei Kênh Săn, chị Amreng đã vững vàng trong tư thế phụ xạ thủ đại liên cho chồng. Khẩu đại liên M60 nằm phía sau những lổ châu mai nhỏ đã bị giới hạn rất nhiều khu vực tác xạ, anh Dan quyết định dời khẩu đại liên  sang một vị trí khác có xạ trường rộng lớn và bao quát hơn. Trong lúc  chị Amreng chạy đi chạy lại để khiêng những thùng đạn đại liên sang vị trí mới, thì có ba tên Ðặc Công Việt cộng đã nhào vào đánh cận chiến với anh Dan. Anh Dan thật dũng cảm, như một con beo ở rừng xanh, bằng tay  không anh đã vật lộn với chúng mà không nao núng. Chị Amreng vừa vác một thùng đạn đến, quát bảo anh Dan tránh ra xa. Hiểu ý vợ, anh Dan lăn một vòng, một trái lựu đạn M26 từ trong tay chị Amreng được ném tới. Ba tên Ðặc Công chưa kịp phản ứng, thì một tiếng nổ chát chúa đã đốn gục chúng xuống ngay bên cạnh đường giao thông hào. Khẩu đại liên M60 trong tay đôi vợ chồng Dan và Amreng đã bắt đầu nổ dòn dã ngăn chận tất cả những  cuộc tấn công biển người của địch vào đồn. Anh Dan đang say mùi thuốc  súng, anh đã không để ý nhiều tên Ðặc Công khác đã bò vào gần khẩu đại  liên để mở cuộc cận chiến lần nữa.
Nhưng  chúng không biết rằng người nữ binh vóc dáng nhỏ bé với khuôn mặt hiền  lành như một em bé đã rất cảnh giác. Ba trái lựu đạn M26 đã được chị quăng ra rất chính xác vào những cái bóng đen đang bò lổn nhổn. Giữa  tiếng súng nổ ầm ầm, chị Amreng đã có thể nghe thấy tiếng kêu gào thảm  thiết của những lính địch trúng phải lựu đạn của chị. Ðến lúc này thì  anh Kpa Dan chợt nhận ra rằng mình đã bị thương, chị Amreng lập tức trở thành xạ thủ chính, anh Dan lùi qua một bên làm xạ thủ phụ cho chị. Hào  hùng không kém gì những đấng nam nhi, người nữ chiến sĩ ấy đã cùng với  khẩu M60 đốn ngã hàng loạt cuộc tấn công của giặc. Sinh mạng của cái đồn nhỏ Plei Kênh Săn phần lớn trông cậy vào khẩu đại liên. Nói một cách  chính xác, toàn tiền đồn cậy nhờ vào đôi bàn tay nhỏ nhắn của một cô gái mà ngày thường rất hiền hòa và ít nói này.
Khi  ánh bình minh lên, giặc chấp nhận thua cuộc và đã rút đi, chiến trường đã hoàn toàn im tiếng súng, lũ chim rừng sau một đêm kinh hoàng đã ríu  rít hát ca trên cành lá đón chào một ngày mới. Tin chiến thắng của Plei  Kênh Săn đã bay về đến Pleiku và cái tên Ksor Amreng thật dịu dàng và  thật đẹp ấy đã được người dân thành phố gọi là buồn muôn thuở này nhắc  nhở nhiều. Kinh lẫn Thượng, đồng bào Pleiku đã chung góp gửi đến chị Amreng và Ðại Ðội 838 Ðịa Phương Quân nhiều tặng phẩm và tiền thưởng.  Thiếu Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Ðoàn II & Quân Khu II đã đích thân bay trực thăng đến Plei Kênh Săn trân trọng trao gắn cho người lính  không số quân Amreng chiếc huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh, một  vinh dự hiếm có dành cho một người dân sự .
Tấm  gương chiến đấu của chị Ksor Amreng là một trong nhiều tấm gương thầm  lặng còn chưa được biết của những người chị trên cao nguyên trong cuộc  chiến tranh bảo quốc bi tráng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những thế hệ đi sau anh chị Dan và Amreng sẽ mãi nhớ rằng, dòng máu kiên cường uy  vũ bất năng khuất, mà anh chị cùng những chiến sĩ Thượng, từng một thời  thể hiện dưới lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam  Cộng Hòa, là một niềm kiêu hãnh sáng chói mà họ, những đồng bào Thượng đang bị kềm kẹp oan khuất dưới bàn tay sắt máu của cộng sản Bắc Việt,  cũng sẽ có ngày vùng lên ném những quả lựu đạn, và bắn những tràng đại  liên vào giữa mặt bọn chúng, để hủy diệt chúng, bọn vô dân tộc, vô thần đó, và cho chúng biết lòng quật khởi phi thường của người dân Nước Nam.
Phạm Phong Dinh 18/4/2013
by Lý Tưởng Người Việt
Những Cái Chết của 15 Vị Tướng QLVNCH Từ 1955 Đến Trước Và Sau Quốc Hận: 30/4/1975


Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

TuongTrinhMinhThe


Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.

Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

..."Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.

Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.

Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình Minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm Văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình Minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.

Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình Minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình Minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn "Le Mal Jaune", bản tiếng Anh là "Yellow Fever").

"...Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale* quả có mặt tinh đời khi chọn Thế ... "*(Đại Tá Edward Lansdale , 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)

TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ:

TuongDoCaoTri2


Trung Tướng Đỗ cao Trí Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam , nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Thành), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.

Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:

TuongNguyenVanHieu3


Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu

Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).

Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.

Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để "giết người bịt miệng" lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.

CÁI CHẾT ĐAU LÒNG CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:

TuongTruongQuanAn4


Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.

NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH

TuongNguyenVietThanh5


Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.

CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN

TuongPhanDinhSoan6


Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận Ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH

TuongNguyenHuyAnh7


Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

TuongNguyenVanDiem8


Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam

NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

TuongLeNguyenVy9


Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.

THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ

TuongPhu10


Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.

CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI

TuongTranvanhai11


Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).

Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.

CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

TuongLeVanHung12


Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973).

Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

TuongNguyenKhoaNam13


Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.

Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.

CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM: THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG

TuongDoanVanQuang14


* Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .

* 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)

* 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.

* 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.

* 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.

* 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.

* 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.

* 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.

CHUẨN TƯỚNG BÙI VĂN NHU

TuongBuiVanNhu15


Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.

* Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.

* 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG

* 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA

* 1960- chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.

* 1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha

* 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.

BĐQ Đỗ Như Quyên

1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS

* Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng và đảm nhiệm

BĐQ Đỗ Như Quyên
by Lý Tưởng Người Việt
HoChiMinhBanNuocLúc rày dư luận báo chí, bàn tán về việc đổi tên nước, đổi tiền, tôi đoán trước sau gì CSVN cũng đổi tên đảng, do đó tôi viết bài này để người ta bớt ngạc nhiên.

Chắc nhiều người biết chuyện cười: Đổi tên đèo, như sau:

- Chuyến công tác vào miền Nam, Bộ Chính Trị đi bằng xe, khi ngang qua đèo Ngang, Tổng Bí Thư nhìn xuống xóm làng, hai bên đèo sao mà nghèo xác xơ, ông than thở như vậy. Một cán bộ cao cấp nói: Tại cái tên đèo làm nghèo chớ sao! Đoàn cán bộ và TBT ngạc nhiên, hỏi cái tên đèo sao làm nghèo được? Cán bộ kia trả lời: Còn gì nữa, đèo Ngang là đang nghèo không đúng sao, cả đoàn ồ lên. Đúng rồi nguyên nhân cái nghèo đã tìm ra, TBTgợi ý: Thế ta tìm cái tên gì đổi cho nó hết nghèo xem. Ông Bộ Trưởng Giáo Dục, người có học vấn cao hơn đề nghị đổi thành đèo Nghếch: Đếch nghèo, tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt, từ đó đèo Ngang có tên mới: Đèo Nghếch. Mấy năm sau cũng đoàn cán bộ cao cấp ấy trở vào Nam, thấy hai bên đèo Nghếch, dân làng có đỡ hơn xưa, nhưng dân số tăng qúa mức, TBT hỏi sao mà họ đẻ hăng thế, làm cách nào ngăn chận đây? Một cán bộ lên tiếng: Cũng tại tên đèo nó thế, TBT bảo giải thích, ông ta nói, khi người ta hết nghèo, khá lên thì "no cơm ấm cật, sinh ra dậm dật." bây giờ đổi tên đèo tiếp.

TBT hỏi: Đã đổi thành đèo Nghếch, chúng nó khá lên, bây giờ đẻ tràn lan, ta biết đổi tên gì cho chúng bớt đẻ? Ông cán bộ nói: Tôi mà đổi thì đảm bảo chúng hết đẻ luôn, hơn cả triệt sản!

Tên gì mà hiệu nghiệm guớm thế? TBT hỏi, cán bộ ấy đáp: Đổi thành tên: Đèo đứng!

Từ ngày Nguyễn Phú Trọng lên TBT, ông cũng làm được vài việc, vui tai vui mắt thiên hạ, không kém cái đèo Đứng.

Việc thứ nhất, ông dời cái hầm phốt ở sân bay Nội Bài, ra giữa Thủ Đô Hà Nội, sau đó ông chọt một phát, bể phốt, nó phọt ra một đồng chí rất mới và rất lạ, đấy là đồng chí Ít Xờ, bên cạnh đồng chí X, còn cả "một bộ phận không nhỏ", nó nổi lình bình. Khổ nổi người Tiều Phu, Nông Phu còn biết câu hết sức chiến thuật: Đốn được thì vác được, ông TBT không liệu sức mình, chọt nó vọt lên, thấy bự qúa, nhiều qúa không biết làm sao, ông chạy ra Đà Nẵng kêu Bí Thư Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội hốt phụ, ông thanh tuyên bố:

- "Hốt liền, hốt ngay, không nói nhiều".

Đúng thế, thối qúa nói chi được, thế nhưng từ bấy giờ đến nay, không thấy ông Thanh hốt, thiên hạ chẳng ngạc nhiên mấy, vì người dân Việt Nam, đều thấm nhuần danh ngôn: "Đừng nghe những gì CS nói". Người dân ngán cái đảng cướp này tới cổ, ông Thanh biết tâm lý đó, nên tuyên bố cho vui thôi, lẽ ra không hốt nổi các ông nên bịt nó lại. Tiếc thay tay thằng đảng viên cao cấp nào cũng dơ cả, bịt cũng không xong, bất lực đảng bỏ thí hầm phân, bục bể phốt sôi lên ục ục giữa thủ đô Hà Nội, mong rằng có ngày nó cuốn trôi cái lăng Ba Đình, vui tợn!

Để người ta quên thối, ông Trọng bày việc thứ hai: Kêu gọi toàn dân thay đổi hiến pháp! Tương kế địch, tựu kết ta, những nhà trí thức, đoàn thể, tôn giáo tràn lên đòi bứng điều 4 hiến pháp, tức là đạp đổ chế độ Cộng Sản vô luân, vô đạo, đảng CS thất kinh hồn vía, cho in:

PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP...

Coi bộ đảng ta dạo rày nhã nhặn, lễ độ ghê! Biết đi xin ý kiến để sửa đổi hiến pháp, chớ không cưỡng chế ý kiến, cũng chưa chắc, không chừng người dân chính là "chủ" của động từ " XIN", chẳng hiểu lý do nào ở Bình Dương, xứ của danh hài Nguyễn Minh Triết, rất "hoành tráng.", Tỉnh có 1.6 triệu dân, tính từ mới nức mũi oe oe chào đời, tới người sắp đứt hơi chỉ 1.6 triệu dân, thế mà có tới 44.459.628 ý kiến đóng góp, thật tình cán bộ tỉnh này không làm hổ danh, xứ danh hài chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. "Người" đã để lại nước Cuba nhiều ấn tượng sâu sắc.

Hành tinh nầy được mấy nước dân chủ như Việt Nam? Phiếu xin ý kiến được đưa vào tận nhà tù để thỉnh ý kiến của tù nhân, hy vọng từ nhà tù thầy Sầm Đức Xương, sát thủ Luyện cho ý kiến thật nghiêm túc! Thấy màn đổi hiến pháp khá ăn khách, đảng rục rịch đổi tên nước, tôi thiết tưởng đảng đã cướp chính quyền. Ngày 2/9/1945, đảng khai sinh ra nước mới, nước.... gì đó, thì đảng cố nặn óc mà đặt cái tên khác, đừng đụng tới hai chữ VIỆT NAM, vì nước Việt Nam là của người Việt Nam, ví dụ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa gì đó, hay: Gì đó Dân Chủ Cộng Hòa, yêu cầu đảng tránh cho hai chữ Việt Nam, đảng CSVN không có tổ quốc, bằng chứng Hồ Chí Minh, sống và chiến đấu cho ngoại bang là quốc tế vô sản, tới lúc chết xin được về với Karl Marx, Lê Nin, chứ không về với ông bà, ông vải ở Nghệ An!? Chưa nói Hồ Chí Minh, là tên chệch Hồ Tập Chương, lại càng không hề liên quan gì tới hai chữ Việt Nam!

Lê Duẩn, đệ tử ruột của Hồ, cũng tuyên bố "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc"

Đảng CS, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, đã bán đất, bán biển cho Trung Cộng, trước cầu danh, sau cầu thực, hiện nay đã hiện nguyên hình đảng cướp, không xứng đáng dùng hai chữ Việt Nam, hai chữ thiêng liêng này hãy trả lại cho dân tộc Việt Nam. Tương tự như trên đảng đổi tên gì cũng được, ví dụ đảng Lao Động, đảng Lao Đao, đảng Ăn Bám cứ viết khơi khơi tên đảng, như thế được rồi, tuyệt đối xin đừng dính dấp tới hai chữ Việt Nam! Cảm ơn.

Ông Bút
by Lý Tưởng Người Việt
H,

babui doclaptudoCòn hơn 10 ngày nữa là đến ngày Quốc Hận 30 tháng 4. Như vậy là gần tròn 38 năm Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam bằng bạo lực và lừa đảo, áp đặt lên toàn cỏi đất nước Việt Nam chủ nghĩa Cộng sản, cai trị cả nước Việt Nam bằng độc đảng độc tài.

Mấy năm gần đây có một số người, với chủ đích không tiện nói ra(?),muốn biến ngày Quốc Hận thành một ngày nào đó, có một ý nghĩa nào đó, phù hợp với ý muốn của họ và một số người non lòng nhẹ dạ, dể tin, dễ quên nỗi đau còn đè nặng lịch sử và những trầm luân của non 90 triện dân vẫn còn chịn đựng nơi quê nhà. Nhưng, hầu hết họ đều thất bại, vì với hầu hết mọi người lưu dân Việt hải ngoại, và đồng bào quốc nội, ngày 30 tháng 4 vẫn mãi mãi là ngày Quốc Hận, ngày nào Cộng sản Việt Nam vẫn còn cai trị đất nước bằng độc đảng độc tài, đất nước vẫn còn lầm than trong vòng tròn đỏ, quốc gia không có dân chủ pháp trị, người dân không được tự do và nhân quyền vẫn bị chà đạp...

Ðây là ngày dài nhứt của lịch sử Việt Nam; ngày của những "NGƯỜI TÙ KHÔNG TỘI, và KẺ CÓ TỘI KHÔNG BỊ TÙ". Ðó là ngày cả Miền Nam Việt Nam bắt đầu chìm ngập trong đêm đen tù ngục; ngày hơn 20 triệu dân Miền Nam bị giam vào nhà tù lớn; ngày nhiều trăm ngàn người bị bạo quyền CSVN lừa gạt đi trình diện "học tập cải tạo" ngắn ngày, để tống giam họ vào các trại tù được thiết lập nơi núi rừng xa xôi và bưng biền hẻo lánh, biến họ thành những người tù khổ sai vô thời hạn...

Bỏ qua những lời đồn đãi trong dân gian Giáo Già vào Google để tìm con số thống kê mang tính tài liệu thì được biết về số người bị đưa vào các trại tù như sau:

"Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Ðồng [Thủ tướng của bạo quyền CSVN] con số người phải trải qua giam giữ sau ngày 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Cộng sản Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam. Theo Aurora Foundation thì việc bị giam giữ dài hạn thường bị chuyển từ trại này sang trại khác có dụng ý ly gián để tù nhân không liên kết với nhau được và đường dây liên lạc với gia đình thêm khó khăn".

Ðến nay, sau 38 năm cai trị Việt Nam bằng độc đảng độc tài, thực tế người tù không tội và kẻ có tội không bị tù vừa diễn ra rõ mặt qua vụ án dân oan Ðoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Nó chẳng những khiến người dân phẫn nộ mà dư luận quốc tế cũng lên án gắt gao. Xin nhắc lại một số chi tiết rất đáng quan tâm:

Trong một bài viết được đăng trên Blog Quê Choa tác giả Nguyễn Ðình Ấm cho biết:

"Năm 1993 huyện Tiên Lãng (TL) giao cho ông Ðoàn Văn Vươn (ÐVV) 21 ha đất bãi biển nam Cống Rộc xã Vinh Quang để nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình đó ông quai đê lấn thêm 19 ha nữa.... Năm 1997 ÐVV xin giao bổ sung số diện tích cải tạo thêm và địa phương đồng ý nên có diện tích canh tác 40,3 ha. Ðến 2009 hết hạn giao đất (sai) huyện TL làm thủ tục thu hồi (sai) 40,3 ha của ÐVV, và ông khiếu nại việc thu 19 ha lên huyện nhưng không được chấp nhận. ÐVV khởi kiện ra tòa án. Ngày 27/1/2010 tòa huyện xử sơ thẩm bác đơn, giữ nguyên quyết định thu hồi. ÐVV kiện lên toà Hải Phòng (HP). Toà HP thụ lý xếp lịch xét xử phúc thẩm vào ngày 19/4/2010 nhưng lại "dụ" ÐVV "hòa giải" và thỏa thuận nếu ÐVV rút đơn thì sẽ tiếp tục cho thuê đất. Tin tòa, ÐVV rút đơn kháng cáo. Ba ngày sau tòa HP đình chỉ xét xử vụ án HC.
Sau khi lừa ÐVV rút đơn, huyện TL liên tục thông báo ÐVV về việc thu hồi đất "đã hết thời hạn" và 5/1/2012 điều đội quân binh chủng hợp đồng hơn 100 người trang bị vũ khí đến "tận răng" xông vào phá nhà, tài sản của ÐVV và chiếm đầm.
Ðộng lực nào làm cơ quan, chính quyền nhà nước lại đi lừa một người nông dân chất phác để cướp mồ hôi nước mắt của họ như vậy? Tại sao những năm trước chính quyền ủng hộ ÐVV đã giới thiệu cho báo chí về tuyên tuyền, ca ngợi điển hình, công lao lãnh đạo "sáng suốt" của mình mà nay lại tiến hành một âm mưu cướp đoạt hèn hạ như vậy?
Chỉ có thể giải thích bởi một lý do đáng thuyết phục: Dự án xây cảng Hàng Không (HK) quốc tế Tiên Lãng rộng 4.55ha được khảo sát, quy hoạch, trong đó có xã Vinh Quang. Nếu dự án thực hiện thì số tiền đền bù cho 40 ha đất cải tạo, đê bao, cây cối, hoa màu, tôm, cá... sẽ là hàng trăm tỷ đồng; hoặc khi nơi đây thành cảng HK quốc tế nhộn nhịp thì giá trị diện tích đất ấy của ÐVV cũng quá đủ để thôi thúc lòng dạ quan tham..."

Do thấy món ngon (đầm thủy sản của Ðoàn Văn Vươn) quá "béo", đám quan tham Tiên Lãng cho tiến hành ngay việc cướp đoạt. Do vậy, vụ án "cướp đất" Ðoàn Văn Vươn xảy ra theo tiến trình được VnExpress ghi lại như sau:

• Ngày 5/1/2012, hơn 100 cảnh sát, bộ đội tham gia cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Vươn. Một số thành viên trong gia đình ông Vươn chống đối làm 7 người bị thương.
• Chiều 5/1/2012, hai căn nhà của ông Vươn và Quý đã bị đốt, đập phá.
• Ngày 10/1/2012, các ông Ðoàn Văn Quý (46 tuổi), Ðoàn Văn Vươn (49 tuổi), Ðoàn Văn Sinh (55 tuổi) và Ðoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "giết người" (có ai chết đâu mà dựng thành tội giết người?). Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương bị khởi tố về tội "chống người thi hành công vụ".

Diễn tiến nội vụ gây xôn xao dư luận có thể gây thành sự chống đối lớn khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải lên tiếng để trấn an. Kết quả là ngày 10/2, sau cuộc họp với các bộ ngành, Thủ tướng kết luận: "Các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng) đều trái luật và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn".

Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó coi như chẳng có ai nghe và gia đình ông Ðoàn Văn Vươn vẫn bị đưa ra tòa để xử. Họ, chẳng những là những người "không tội" lại còn là nạn nhơn của bọn "cướp ngày", bị tòa cho vào tù. Bọn CSVN cầm quyền đã dàn xếp cho tòa xử theo ý của bọn chúng trong phiên tòa ngày 5/4/2013, khiến các người không có tội phải vào tù gồm các ông:

1.    Ðoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù;
2.    Ðoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù;
3.    Ðoàn Văn Sinh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù;
4.    Ðoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù về tội "giết người" theo quy định tại điểm d, khoản 1, Ðiều 93 Bộ Luật Hình sự. [Xem hình 2 anh em ông Ðoàn Văn Vươn và Ðoàn Văn Quý].

Hai bị cáo:

1.    Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Ðoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng; và
2.    Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Ðoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Ðiều 257 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, cũng được biết thêm là phiên tòa tuy được nói là công khai nhưng lại cấm người vào xem. Hầu hết dân chúng bị ngăn chặn không cho đến gần Tòa án Hải Phòng [xem hình chị Bùi Minh Hằng giữa đám đông trước tòa đang bị an ninh bẻ tay dẫn đi, trích từ danlambao].

Trong khi đó, trong cùng một vụ án Ðoàn Văn Vươn, những người trong gia đình ông Ðoàn Văn Vươn không có tội bị tòa án CSVN cho vào tù, thì những kẻ có tội lại không bị bắt ngồi tù.

Ðúng vậy, vào tháng 1/2013, liên quan trách nhiệm trong vụ phá nhà ông Vươn, nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Trước đó, nguyên phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Ðăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội "Hủy hoại tài sản". Chúng là những kẻ đã từng bị chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng lên án là làm "trái luật"; nhưng, ngày 8/4/2013, bọn chúng được đưa ra tòa xét xử với bản án chẳng làm hài lòng dân. Thật vậy, sau hơn hai ngày xét xử, sáng ngày 10/4/2013 phiên tòa sơ thẩm đã tuyên bốn án treo và một án tù giam, gồm:
•  Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, bị 3 0 tháng tù giam.
Hai án treo 24 tháng cho:
• Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tiên Lãng;
•  Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch xã Vinh Quang; và
Một án treo 15 tháng cho:
• Phạm Ðăng Hoan, nguyên Bí thư Ðảng uỷ xã Vinh Quang.
• Riêng quan chức huyện cao nhất là nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Hiền chỉ bị kết án 15 tháng tù treo vì tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngoài ra, bản án cũng buộc các bị cáo bồi thường thiệt hại cho bên bị hại là gia đình anh em ông Ðoàn Văn Vươn trên 200 triệu đồng.

Như vậy, trừ ông Nguyễn Văn Khanh, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Ðoàn Văn Vươn, tức chống lại bọn quan tham, lại bị xử tù [xem phần sau]. Còn lại tất cả quan chức tham lam có tội chẳng có tên nào bị ngồi tù.

Theo dõi diễn tiến nội vụ, bản tin được phóng viên Anh Vũ đưa lên đài RFI cho biết: "Bản án sơ thẩm dành cho các bị cáo là quan chức huyện Tiên Lãng trong vụ án "hủy hoại tài sản" gia đình nhà ông Vươn được tòa sơ thẩm thành phố Hải Phòng tuyên sáng nay (10/4), với 4 án tù treo và một án tù giam, đã bị dư luận đánh giá là quá nhẹ không thỏa đáng với tội danh của các bị cáo".

Bản tin cũng cho biết thêm: Riêng với gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, bên bị hại của vụ án, đây là một phán quyết quá bất công trong khi theo họ những quan chức bị đưa ra tòa chính là căn nguyên đã đẩy gia đình ông Vươn đến tình cảnh bi đát hôm nay. Bà Phạm Thị Hiền (tức Phạm Thị Báu), em dâu ông Ðoàn Văn Vươn, người vừa bị kết án 18 tháng tù treo vì tội chống người thi hành công vụ trong vụ xử gia đình ông Vươn cho RFI biết quan điểm về bản án dành cho các quan chức Hải Phòng như sau:

"Khi mà hôm qua, phiên xử ngày thứ 2 đó, khi mà nghe xong cái bản luận tội của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng thì thực sự là tôi rất là phẫn uất. Nếu như mà sự phẫn uất của tôi đối với bản án của gia đình tôi một thì điều phẫn uất với bản án của quan chức Hải Phòng thì phải nhân lên gấp rất nhiều lần. Sau khi nghe Viện Kiểm sát đọc cái bản luận tội thì chúng tôi đã biết ngay được mức án tòa sẽ tuyên cho quan chức Hải Phòng. Tôi đã phẫn uất đến nỗi mà không thể chịu nổi, lập tức bỏ ra ngoài ngay. Nhìn những kẻ đã đẩy gia đình tôi vào cái hoàn cảnh khốn khổ như ngày hôm nay đang được hưởng cái mức án mà bất cứ ai khi nghe thấy cũng không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng ngay cả hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng cũng thấy ngượng miệng và xấu hổ khi tuyên cái mức án đấy..." [Xem hình Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012].

Cũng trên đài RFI, phóng viên Thụy My đã có cuộc phỏng vấn ông ông Vũ Văn Luận, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng liên quan đến nội vụ thì được ông này nói rằng "phiên tòa này chỉ là một trò hề" khi ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Ðoàn Văn Vươn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị án tù giam. Ông Luận nói:

"Trước kia thì chúng tôi cũng đã trả lời, là với vụ án này thì Hải Phòng sẽ không bao giờ có công lý. Và kịch bản cho cái việc hủy hoại tài sản này thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy rồi. Chúng tôi cho rằng đó là một cái trò hề, vì trước đó chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thông tin rằng anh em ông Hiền, ông Liêm từng nói đã chạy được tất cả án treo. Thế thì đây là một vấn đề rất là nhức nhối. Hôm nay chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị các bị cáo trong vụ án 'hủy hoại tài sản' mức độ như một trò hề như thế... khung hình phạt về tội hủy hoại tài sản theo điều 143 ở khoản 2, khoản 3 thì thấp nhất là phải 7 năm... Chúng tôi cũng đã nhận định rồi, ông Khanh là một nạn nhân trong vụ án như thế này. Bởi vì trước đó, ngày 18/10/2010, lần đầu tiên ông Khanh đã phản đối vấn đề cưỡng chế và yêu cầu ông Hiền phải làm thủ tục theo đề án 30 giao lại đất cho chúng tôi để sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo thỏa thuận ở Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng và đại diện Ủy ban Nhân dân huyện ngày 09/04/2010. Thế nhưng chúng tôi biết rằng ông Khanh khi tuyên bố như thế, đương nhiên là đang chống lại toàn bộ Ðảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng và rộng hơn, là thành phố Hải Phòng này. Và như thế thì người ta cho rằng ông Khanh là một người phản bội lại cái tổ chức đó, trong khi tất cả những ý đồ chiếm đoạt đất của chúng tôi trên toàn bộ huyện Tiên Lãng là đã được hình thành. Vì vậy tôi cho rằng việc các cơ quan tư pháp, mà có thể là đằng sau đó đã có sự chỉ đạo của ai đó bên Thành ủy và Ủy ban thành phố Hải Phòng, như một đòn trả thù dằn mặt ông Khanh, cho rằng ông ấy là một người phản bội. Do đó họ đã tách ông Khanh ra, mặc dù ông Vươn cũng đã có ý kiến về ông Khanh như thế nhưng vẫn không được chấp nhận. Cho nên chúng tôi cho rằng cái kịch bản này là người ta đã sắp xếp, và đến bây giờ đúng là cũng đã diễn ra..

nhạc sĩ Tạ Trí Hải
Vụ án người tù không tội Ðoàn Văn Vươn cùng gia đình bị xử có tội, bị ở tù; còn kẻ có tội không bị tù là cán bộ các cấp lãnh đạo hàng đầu Tiên Lãng, Hải Phòng, như Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Ðăng Hoan, Nguyễn Văn Hiền...; gây bất mãn trong dân chúng, càng lúc càng lan truyền rộng rãi hơn, rộng rãi đến nổi cụ nhạc sĩ Tạ Trí Hải [xem hình], người hầu như lúc nào cũng có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung cộng, đòi Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, vừa sửa lời ca của bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa thành bài hát ca ngợi Ðoàn Văn Vươn, quá hay, đúng với thực trạng của con người và vụ án, để chính cụ ca vang giữa phố đông người. Hoạt cảnh này vừa được đưa lên youtube [http://www.youtube.com/watch?v=Qv7TiDEpsQs&feature=youtu.be] truyền đi khắp nơi qua các mạng Internet và các email mà Giáo Già vừa nhận được sáng nay, 19/4/2013.

Nhìn lại 38 năm CSVN cai trị Việt Nam bằng độc đảng độc tài, vô số người tù không tội bị giam cầm trong vô số nhà tù, trong thời gian đầu, dư luận bị lừa đảo bởi luận điệu tuyên truyền về hào quang gọi là "chiến thắng" của Cộng sản Bắc Việt, và người dân cũng bị Cộng sản cai trị bằng bạo lực và gian dối, khiến nhiều người quá sợ hãi, không dám có những hành động chống đối, một số khác tìm cách thỏa hiệp để yên thân, khiến nhiều tổ chức phục quốc bị truy diệt, nhiều người bị xử tử, giam cầm... Nhưng, càng lúc mặt thật dốt nát, ngu đần và gian ác của Việt cộng càng lộ rõ, khiến người dân càng lúc càng bất mãn hơn, dư luận quốc tế cũng càng lúc càng vỡ mộng, sự ủng hộ của họ dành cho Việt cộng buổi đầu không còn nữa. Cùng lúc, sự đấu tranh của những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ càng lúc càng xuất hiện nhiều hơn với những thành quả gặt hái được vô cùng khích lệ.

Cho tới nay thì nỗi sợ hãi của người dân đối với Việt cộng đã giảm sút rất nhiều, thậm chí coi như không còn nữa. Nếu sự chống đối rộng rãi và mạnh mẽ chưa bùng phát là vì qua nhiều năm dài người dân đã bị sự kềm kẹp và đe dọa thường xuyên của Việt cộng làm cho tê liệt. Tuy nhiên, nhìn chung, Việt cộng càng lúc càng sợ dân hơn. Có một số công an trong nhiều khu vực đã tìm cách nói nhỏ với dân, phần lớn có "gốc ngụy", rằng "mai mốt khi có đổi đời xin được giúp đỡ bao che". Một số khác có điều kiện và phương tiện "tốt" đã tìm đường tháo chạy qua Mỹ, Pháp, Canada, Úc...; trong khi một số lãnh đạo hàng đầu tìm cách xây hầm trú ẩn bằng chuyện giả vờ sửa đổi Hiến pháp, có kẻ thu gom tài nguyên đất nước và lấy tiền vay của ngoại quốc làm của riêng chuẩn bị tháo chạy, có kẻ đi bằng đầu gối nhận làm thái thú cho Tàu để được bao che khi quê hương đang lâm vào "đại họa một nước".

Diễn biến thời cuộc trong thời gian gần đây cho thấy với sự phối hợp nhịp nhàng giữa cuộc đấu tranh ở quốc nội và sự yểm trợ tích cực của người Quốc gia Việt Nam ở hải ngoại, cùng lúc với trào lưu yểm trợ mạnh mẽ của quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng tiến trình của "Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy", khiến con đường lùi của Cộng sản Việt Nam không dừng lại được.

Ðiển hình gần nhứt ai cũng thấy là ở quốc nội, giáo xứ Vĩnh Hòa, thuộc giáo phận Vinh, vào lúc 20h 30 ngày 13/4/2013 vừa tổ chức đêm thắp nến hiệp thông hướng về 14 Thanh Niên Yêu Nước đã bị bạo quyền CSVN kết án bất công tại phiên sơ thẩm trong 2 ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Họ sẽ bị đưa ra tòa phúc thẩm vào ngày 24/4/2013 sắp tới. Ðêm thắp nến cũng đồng thời cầu nguyện cho gia đình Luật sư Lê Quốc Quân sớm thoát khỏi cảnh áp bức của bạo quyền với sự hiện diện của hơn 1.000 người tham dự [xem hình].

Cùng ngày, 13-4-2013, ở hải ngoại, tại Miền Bắc California, một đêm thắp nến cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Việt Nam cũng đã được Tổ chức Lương Tâm Công Giáo phối hợp với các hội đoàn quốc gia tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Mỹ, thành phố San Jose [xem hình buổi lễ được tường thuật trên Diễn đàn Việt Vùng Vịnh].



Trên bình diện quốc tế, sự gian dối của Việt cộng vừa bị một lần nữa vạch trần trước công luận, nhân dịp hai phái đoàn Việt-Mỹ có cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 17, diễn ra tại Hà Nội, ngày Thứ Sáu, 12/4/2013.

Liên quan đến vấn đề này, nguồn tin được hãng thông tấn đánh AFP loan đi từ Washington, ngày 16/4/2013, nói rằng: "Hoa Kỳ giận dữ Việt Nam ngăn cản cuộc họp mặt với các nhà bất đồng chính kiến". Nguồn tin nay viết: "Hôm thứ hai, Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp gỡ một quan chức của họ đang ở Hà Nội để đối thoại về nhân quyền. Các quan chức Hoa Kỳ cho hay, họ đã mời nhà hoạt động dân chủ Phạm Hồng Sơn và Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài, cả hai đều từng bị ngồi tù, tham gia cuộc đối thoại vào ngày thứ Sáu với Dan Baer [xem hình], quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell [xem hình] đã phát biểu với các nhà báo rằng: "Chúng tôi quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản các nhà hoạt động Nguyễn Văn Ðài và Phạm Hồng Sơn gặp gỡ Dan Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ".

Ðể tìm hiểu vấn đề, ngày 14/4/2013, phóng viên Gia Minh của đài RFA đã có cuộc phỏng vấn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn [xem hình], được Bác sĩ Sơn cho biết:

"...phía Ðại sứ quán Hoa Kỳ thông báo cho tôi biết là họ muốn gặp tôi và luật sư Nguyễn Văn Ðài vào 15 giờ chiều ngày 13 tháng 4 tại khách sạn Metropole. Thông báo đó được đưa ra khoảng 1 tuần lễ trước đó. Ðến chiều ngày 12 tháng tư, tôi thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường từ phía giới chức Việt Nam; tức họ cho rất nhiều cảnh sát mặc thường phục đến quanh nhà tôi và họ đi theo tôi. Cho đến ngày hôm sau, sự xuất hiện nhiều hơn và họ lập chốt chắn ngay trước cổng nhà tôi. Họ cắm những bảng cấm lại gần, cấm chụp ảnh. Họ cho người đến rất đông. Theo tinh thần hẹn thì tôi vẫn đi vì tôi nghĩ mình là một công dân tự do, không ai có thể ngăn cấm tôi được. Trước khi đi, tôi cũng có trao đổi với sứ quán; nhân viên sứ quán cũng lo lắng và nói sẽ gửi xe đến đón tôi. Nhưng khi đến giờ tôi đi ra ngoài thì chính quyền đã có một xe ô tô chặn ngang ngõ, tôi không thể đi ra ngoài. Sau đó họ dùng vũ lực ép tôi lên xe và họ đưa tôi về trụ sở phường cách đó chừng 100 mét. Khi về phường họ cố tình giữ chân tôi ở đó, đến 18:20 tôi mới trở về được... Những người làm việc với tôi không phải công an phường mà là nhân viên an ninh từ ba bộ phận: từ quận, thành phố và bộ công an, tổng cục bảo vệ chính trị 5..."

Ðứng trước sự bất bình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 17/4/2013, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị [xem hình] đã tráo trở nói: "Việt Nam đã tạo điều kiện cho Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer 'gặp một số cá nhân Hoa Kỳ quan tâm' nhân cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 17 diễn tại Hà Nội hôm 12/4".

Nghe vậy, ngay lập tức luật sư Nguyễn Văn Ðài [xem hình] đã mạnh mẽ phản bác: "Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói như vậy là không trung thực. Trước đó, tôi được tòa đại sứ Mỹ thông báo rằng phía Việt Nam đã đồng ý cho Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ được gặp bất kỳ công dân nào của Việt Nam trong đó có tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Tuy nhiên, trên thực tế, trước (cuộc gặp dự kiến) một ngày, phía an ninh Việt Nam đã thông báo không cho chúng tôi đi gặp. Ngày hôm sau, nhà tôi và nhà bác sĩ Sơn bị lực lượng an ninh đông đảo hàng mấy chục người bao vây, phong tỏa kín. Tôi hỏi lý do, họ bảo: 'Anh cứ báo với phía Hoa Kỳ là Bộ Công an Việt Nam không đồng ý'. Rất nhiều bạn bè của tôi đến chia sẻ cũng bị công an bắt đưa ra phường sách nhiễu nhiều giờ đồng hồ trước khi trả tự do cho họ."

Mặt khác, tổ chức Human Rights Watch cũng cho biết "Trong một tháng rưỡi đầu năm nay đã có thêm ít nhất 40 nạn nhân nữa bị buộc tội tại các phiên tòa chính trị trong nỗ lực ngăn chặn những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước ngày một gia tăng tại Việt Nam".

Ðặc biệt hơn nữa là theo bản tin được phổ biến trên đài RFI ngày 19/4/2013 thì "Theo trang thông tin của Nghị viện Châu Âu http://www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các Nghị sĩ của Liên hiệp Châu Âu đã hoàn toàn đồng ý về Nghị quyết Khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Ðồng thời Nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo" [xem hình Nghị viện Châu Âu].

Bản tin của RFI cũng cho biết thêm: "...Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua gấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam... Văn kiện này cũng sẽ được Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm..."

Như vậy, chuyện những người tù không tội tại Việt Nam đang được cả thế giới quan tâm đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho họ. Ðồng thời những kẻ có tội tuy chưa bị tù nhưng tội lỗi của chúng ngày càng lộ diện để trong tương lai không xa khi "Mùa Xuân Việt Nam" đến, nhứt dịnh chúng sẽ bị tòa án xử phạt, hay ít nhất cũng bị giam trong nhà tù lịch sử.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già

http://www.vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=3099:nguoi-tu-khong-toi-va-ke-toi-khong-tu&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82