Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
vinh

Thanh Phương - Sáng hôm qua, 17/09/2013, gần 10 ngàn giáo dân của các xứ thuộc hạt Nhân Hòa, Giáo phận Vinh, đã hành hương về Trung tâm thánh Antôn Trại Gáo, để tỏ lòng hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên. Cuộc hành hương này nối tiếp một thánh lễ ngày hôm trước của Linh mục đoàn giáo phận Vinh, quy tụ chung quanh Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng tại đền thánh Antôn Trại Gáo và cũng với sự tham dự của hàng ngàn giáo dân, để hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên.

Những thánh lễ, những buổi cầu nguyện và những cuộc hành hương này đã liên tiếp diễn ra kể từ sau vụ việc xảy ra trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Nghi Phương ngày 04/09. Theo tường trình của Tòa Giám mục Xã Đoài ( Giáo phận Vinh ), ngày hôm đó, chính quyền địa phương ở Nghệ An đã sử dụng một lực lượng hùng hậu gồm công an, bộ đội, dân phòng và cả côn đồ để đàn áp dã man các giáo dân Mỹ Yên, kéo đến trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Nghi Phương để đón hai người bị bắt giữ trái phép và chính quyền xã hôm trước đã hứa sẽ thả.  Nhưng về phía chính quyền Nghệ An và các báo đài Nhà nước, thì đây là một vụ vi phạm pháp luật, gây rối trật tự, vì chính những "thành phần quá khích" đã tấn công, ném đá vào lực lượng an ninh và hành hung cán bộ.

Sau những thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài, sau bức thư chung của Đức Giám mục Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp lên án vụ đàn áp nói trên, báo chí Nhà nước tiếp tục loan tải những thông tin bị các giáo dân tại Vinh xem là "xuyên tạc sự thật" về vụ Mỹ Yên. Hơn thế nữa, trong chương trình thời sự ngày 15/09, đài truyền hình VTV đã phát một bản tin dài gần 9 phút, lên án Tòa Giám mục Xã Đoài và Đức cha Hợp là đã ra những văn thư, thông cáo, thư chung mang tính "kích động và vu khống chính quyền", nhằm biến một "vụ án hình sự" thành một vụ đàn áp tôn giáo. Theo đài VTV, các chức sắc Giáo phận Vinh như vậy là đã "vi phạm nghiêm trọng pháp luật".

Một phần chính là để tố cáo báo chí Nhà nước xuyên tạc sự thật mà hàng ngàn giáo dân từ các nơi ở giáo phận Vinh đã tham dự các thánh lễ, các cuộc hành hương nói trên.  Theo nhận định của hãng thông tấn Asianews, trong bản tin đề ngày 17/09, thánh lễ tại đền thánh Antôn Trại Gáo ngày 16/09, với sự có mặt của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, là một hành động thách thức chính quyền, bởi vì theo quy định của Ban Tôn giáo, những thánh lễ như vậy lẽ ra phải được các chính quyền địa phương cho phép thì mới được cử hành.

Vụ Mỹ Yên suy cho cùng cũng liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam. Vụ này bắt đầu từ  tối ngày 22/05/2013. Hôm đó đã xảy ra xô xát giữa khách hành hương và giáo dân giáo xứ Mỹ Yên với một số người lạ mặt, khi những người này vô cớ chặn xe và lục soát hành lý cá nhân của khách hành hương đến tham dự Thánh lễ tại Linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh. Sau đó người ta mới biết những kẻ lạ mặt đó là công an. Báo chí Nhà nước gần đây mới tiết lộ đó là những công an đến đấy để "nắm tình hình", vì họ được tin là linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc) tổ chức lễ tại Trại Gáo cho giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông, cầu nguyện cho 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị kết tội "lật đổ chính quyền nhân dân" trước phiên tòa phúc thẩm ngày 23/05/2013.

Đến ngày 27/06 hai giáo dân Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải bị công an Nghệ An chặn đường bắt cóc và mấy ngày sau, gia đình mới nhận được thông báo « khởi tố và bắt tạm giam » hai giáo dân này, với cáo buộc « gây rối trật tự công cộng ».

Trước một chính quyền với nhiều công cụ trấn áp, với nhiều phương tiện truyền thông, các tín hữu Công giáo ở Vinh chỉ biết hiệp thông công nguyện cho hòa bình và công lý. Hiện giờ, chưa biết là Tòa Giám mục Xã Đoài sẽ có những hành động gì khác để đáp lại những cáo buộc của chính quyền. Trước mắt, cuộc chiến tranh thông tin giữa hai bên tiếp diễn. Báo Nghệ An điện tử hôm nay tiếp tục đăng ý kiến của một độc giả "nhắn gửi" giáo dân Mỹ Yên, với hàng tựa nghe giống như lời cảnh cáo: " Hãy dừng lại khi chưa muộn !".
by Lý Tưởng Người Việt
LÂM ĐỒNG (NV) - Một người nguy kịch còn một người nữa mạng vong vì sĩ diện, đã nốc cạn mấy ly rượu "thuốc" tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hôm 11 tháng 9 qua.

VNbenhnhan
Ông Nguyễn Quang Hướng, suýt chết vì uống nhầm rượu độc ngâm với một loại cây rừng. (Hình: báo Tuổi Trẻ)


Người may mắn sống sót là ông Nguyễn Quang Hướng 55 tuổi, cư dân Lâm Hà. Còn người kia được biết tên là Sang, người hàng xóm của ông Hướng.

Tin báo Tuổi Trẻ cho biết, trước đó một ngày, ông Sang đem tặng ông Hướng một khúc cây, nói là "mật nhân" để ngâm rượu trong vòng 24 tiếng đồng hồ rồi dùng, chữa được nhiều bệnh.

Ông Hướng cả tin, làm theo lời của ông Sang. Tuy nhiên, khi vừa uống vào một ly rượu "thuốc mật nhân," ông này lên cơn co giật, khó thở... Nạn nhân được người nhà đưa vào bệnh viện cứu sống kịp thời. Sau năm ngày điều trị, các bác sĩ Bệnh viện Lâm Đồng cho biết, ông Hướng bị ngộ độc vì uống phải rượu ngâm với một loại cây "không rõ nguồn gốc."

Trưa ngày 14 tháng 9, ông Sang đến thăm người bệnh, không tin cây "quý" của mình cho người hàng xóm là "độc," nốc liền ba ly rượu "thuốc" của ông Hướng. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, ông Sang lăn ra chết. Nội vụ hiện còn trong vòng điều tra.

Tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cùng ngày 11 tháng 9 cũng đã xảy ra vụ trúng độc cây rừng làm một phụ nữ thiệt mạng. Nạn nhân là bà Lữ Thị Xuân 56 tuổi, cư dân huyện Con Cuông.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, bà Xuân vào rừng hái lá một loại cây được gọi là "cây thuốc khỏe." Bà nấu lá, dùng nước để uống, cùng với con dâu tên La Thị Mơ. Nước lá "cây thuốc khỏe" đã làm hai mẹ con bà Xuân chóng mặt, ói mửa dữ dội. Cả hai nạn nhân được đưa vào bệnh viện cứu cấp, nhưng bà Xuân đã tắt thở dọc đường. Bà Mơ may mắn được cứu sống.

Theo ông Trạm phó Trạm y tế xã Đôn Phục, nơi cư trú của hai nạn nhân, bà Xuân đã hái nhầm lá độc để nấu uống, gây hậu quả trầm trọng như kể trên.

VNruourecay
Rượu ngâm đủ loại cây không rõ nguồn gốc để lừa người tiêu thụ nhẹ dạ, cả tin. (Hình: báo An Ninh Thủ đô)


Còn theo báo An ninh Thủ Đô, dân nghiện ở Việt Nam đang có khuynh hướng uống rượu ngâm thuốc phiện cho "khỏe" mà không bị quy tội sử dụng ma túy. Một chủ cơ sở ở huyện Từ Liêm, Hà Nội đã bày bán hàng trăm chai rượu ngâm đủ thành phần của cây thuốc phiện, gồm thân, rễ, lá, quả và vỏ cây. Tại kho cửa hàng này, công an Hà Nội tìm thấy khoảng 3,000 lít rượu thành phẩm.

Theo một cán bộ Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an Cộng sản Việt Nam, một số dân nghiện ở ngoại quốc có khuynh hướng "uống" rượu ma túy, thay vì chích, choác như trước đây. Chủ cơ sở nói trên thú nhận đang tìm cách chuyển rượu ma túy ra nước ngoài để tiêu thụ. (PL)
by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI (NV).- Hiệp hội Chế biến và xuất cảng thủy sản Việt Nam, viết tắt là VASEP vừa lên tiếng báo động về nạn thu mua tôm ồ ạt của con buôn Trung Quốc những ngày qua.

VNPhuYen
Con buôn Trung Quốc ồ ạt thu mua tôm tại tỉnh Phú Yên chuyển về nước. (Hình: báo Người Lao động)


Thông báo này ước tính số lượng tôm được thu mua, đưa về Trung Quốc mỗi ngày lên tới 100 tấn tại một tỉnh. Báo Người Lao động dẫn thông báo trên nói rằng, thương lái Trung Quốc còn đẩy giá thu mua lên cao, bất chấp cả tôm chứa dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.

Phúc trình của VASEP nói rằng, tỉnh Phú Yên hiện nay được coi là "điểm nóng," xuất hiện hàng chục thương lái Trung Quốc phối hợp với dân buôn người Việt Nam mở một "chiến dịch" mua tôm ồ ạt. Giá mua của họ cao hơn giá mua của các công ty nội địa ít nhất 10,000 đồng mỗi kí, tương đương 50 cent. Tôm được đóng thùng, chuyển lên xe đông lạnh chờ sẵn, trực chỉ Lạng Sơn, hướng về Trung Quốc hầu như mỗi ngày.

Báo Người Lao động dẫn lời bà Huỳnh Thị Năm, giám đốc công ty Năm Rùm cho hay, đã cắt bớt số lượng tôm bán cho công ty Việt Nam, để gom phần lớn tôm bán cho thương lái Trung Quốc. Bà Năm nói rằng người Trung Quốc đã đẩy giá tôm từ 120,000 đồng, tương đương 6 đô lên 150,000 đồng, tương đương 7.5 đô mỗi kí. "Chiêu bài" tăng giá của họ đã khiến các công ty thu mua quay sang bán cầm chừng cho công ty Việt Nam để gọi là "giữ mối."

Bà Năm còn tiết lộ rằng, các thương lái lạ mặt mới xuất hiện đã đến trú ngụ tại thành phố Tuy Hòa. Họ chỉ đến gặp bà trong giây lát, trả tiền rồi nhận tôm, chuyển lên xe. Bà cũng xác nhận rằng, số người lạ nọ chỉ lắc đầu khi được hỏi giấy phép kinh doanh.

Dù vậy, bà - kể cả các bạn hàng, đều sẵn sàng thu mua rồi giao tôm cho người Trung Quốc. Bà nói: "Hiện nay, bán cho công ty trong nước thì chúng tôi chịu thiệt khoảng 10 triệu đồng, tương đương 500 đô mỗi tấn, so với giá của người Trung Quốc đưa ra."

Tình trạng trên đã khiến các công ty chế biến, xuất cảng tôm Việt Nam sốt vó. Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Bá Hải của tỉnh Phú Yên lo thiếu tôm nguyên liệu cho nhà máy. Ông Hồng than "không kiếm đủ tôm nguyên liệu để chế biến, giao cho các công ty ngoại quốc đã ký hợp đồng."

Một nguồn tin khác cũng cho hay, nguồn cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc là Thái Lan đang bị "teo" vì mất mùa. Vì vậy, họ ồ ạt đổ sang Việt Nam tìm nguồn thay thế. Các công ty chế biến, xuất cảng tôm Việt Nam vốn bị sưu cao, thuế nặng, lại thiếu sự trợ giúp của chính quyền nay đứng trước một nguy cơ trở thành nhà máy gia công cho thương lái Trung Quốc.

Theo bà Nguyễn Thị Phi Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Thuận Phước, các công ty tôm Trung Quốc còn được chính phủ họ trợ giá ít nhất 13% đối với con tôm. Còn công ty Việt Nam bị bỏ mặc từ lâu, coi như "chết chắc" trong tình thế khó khăn này. (PL)
by Lý Tưởng Người Việt
dalailama

Trọng Nghĩa - Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17/09/2013 đã lên tiếng kêu gọi các tu sĩ Phật giáo ở Miến Điện, là phải tôn trọng các nguyên tắc của đạo Phật để chấm dứt tình trạng đổ máu tại nước này. Cho đến nay, nhiều nhà sư Miến Điện bị coi là những kẻ kích động bạo lực gây chết người chống lại thiểu số Hồi giáo.

Phát biểu trước báo giới tại Praha, nhà lãnh đạo Phật giáo tuyên bố : « Với các tu sĩ Miến Điện đang trong cơn tức giận đối với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, tôi yêu cầu : xin ghi nhớ thế nào là đức tin Phật giáo ». Đức Đạt Lai Lạt Ma đang có mặt tại thủ đô Cộng hòa Séc nhân một hội nghị về nhân quyền.

Tại Miến Điện, bạo động bùng lên trở lại ở bang Rakhine (miền tây) từ năm ngoái 2012 đến nay là làm cho khoảng 200 người thiệt mạng, chủ yếu là người thuộc sắc dân Rohingya không được công nhận quốc tịch Miến Điện. Loạn lác cũng đã đẩy khoảng 140.000 người khác vào tình trạng vô gia cư.

Miến Điện có khoảng 800.000 người Rohingya theo Hồi giáo, tập trung ở khu vực miền tây. Họ được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp dữ dội nhất trên thế giới.

Tệ nạn bạo động nhắm vào nhóm thiểu số theo đạo Hồi ở Miến Điện đã nghiêm trọng hơn với một số tu sĩ Phật giáo cũng như các Phật tử cực đoan, không ngần ngại phát động phong trào bài Hồi giáo trên toàn đất nước.

Ngay cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, cũng tránh đề cập đến xung đột tôn giáo tại Miến Điện. Tuy nhiên, vào tuần trước bà đã cho rằng một mình bà không tài nào ngăn chặn được tệ nạn này, mà cần phải có sự góp sức của toàn xẫ hội, thông qua việc xây dựng một Nhà nước Pháp quyền.

Chủ nhật 15/09 vừa qua, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng tại Praha, bất chấp việc hành động này có thể chọc giận Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh của Miến Điện.
by Lý Tưởng Người Việt
vn

Tỉ lệ người siêu giàu ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên vẫn tăng trong năm 2012.

Đó là kết luận của một phúc trình của công ty tư vấn và đánh giá tài sản cá nhân Wealth-X và ngân hàng UBS có trụ sở ở Thụy Sĩ.

Trong số 6 nước Đông Nam Á được nêu trong phúc trình, Thái Lan có số người siêu giàu tăng cao nhất, tiếp đến là Việt Nam với tỷ lệ tăng 14.7% và sau đó là Indonesia.

Phúc trình nói số người siêu giàu ở Việt Nam hiện nay là 195 người với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Con số một năm trước ở Việt Nam là 170 triệu phú.

Phúc trình cho rằng Việt Nam và Miến Điện tiếp tục là những thị trường triển vọng với giới tiêu dùng tăng trưởng ổn định và tầng lớp người giàu gia tăng.

Đánh giá của Wealth-X và UBS không nêu rõ số người siêu giàu ở Việt Nam có khối tài sản khổng lồ như vậy nhờ các hoạt động kinh doanh như thế nào.

Năm nay, trong danh sách tỉ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố, lần đầu tiên có một người Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn Vingroup, đứng thứ 974 với tài sản là 1,5 tỷ đôla.

Nguồn: WSJ, Wealth-X, UBS
by Lý Tưởng Người Việt
usa

Sự dẫn đầu của Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn tại Châu Á và Mỹ nên ủng hộ nỗ lực của các nước phát triển cơ chế xử lý khủng hoảng thích hợp để kiểm soát hoạt động của các lực lượng quân sự và bán quân sự trong khu vực.

Đó là đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Robert Menendez, trong bài xã luận đăng trên tờ The Wall Street Journal hôm nay.

Ông Menendez hoan nghênh việc thành lập đường dây nóng giữa Việt Nam với Trung Quốc giúp tránh va chạm ở Biển Đông và nói rằng đây là bước đi đúng hướng.

Chủ tịch Menendez bày tỏ quan ngại rằng các sự cố gần đây ở Biển Đông trong đó có vụ Trung Quốc bị Việt Nam tố cáo nổ súng vào các tàu cá Việt có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn.

Thượng nghị sĩ Menendez nhắc lại dù Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì ổn định khu vực.

Vì vậy, ngoài việc kêu gọi các nước tự chế, tránh sử dụng võ lực hay đe dọa, ông Menendez đề nghị chính phủ Mỹ một lần nữa nhân đôi nỗ lực làm việc với các nước để hình thành cơ chế giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao phù hợp với luật quốc tế.

Tác giả bài xã luận nói Thượng viện Mỹ đã tỏ rõ lập trường đối với các cuộc tranh chấp biển đảo ở Châu Á bằng việc thông qua Nghị quyết 167 về Biển Đông hồi đầu tháng rồi do chính ông làm đồng tác giả và ông thúc giục các nước liên quan nhanh chóng đề ra một Bộ quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý giữa ASEAN với Trung Quốc để gìn giữ an ninh-thịnh vượng cho khu vực.

Thượng nghị sĩ Menendez cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ phải tiếp tục thể hiện dứt khoát quan điểm đứng về các đồng minh trong vùng và các cam kết hiệp ước với họ.

Ngoài ra, vẫn theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Washington có thể đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng an ninh hàng hải của khu vực như đề ra các mối hợp tác xây dựng khả năng cho cảnh sát biển chẳng hạn.

Nguồn: The Wall Street Journal, US Senator Robert Menendez
by Lý Tưởng Người Việt
tq

Trung Quốc đề nghị mở đường dây cấp cứu hàng hải với các nước Đông Nam Á nhân cuộc gặp với giới chức các nước ASEAN tại thành phố Tô Châu trong hai ngày 14 và 15/9.

Đây là cuộc họp lần thứ 6 của quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Dịp này, Trung Quốc cũng đề nghị mở các cuộc tìm kiếm cứu hộ trên biển chung với các nước ASEAN trong khi Thái Lan, Indonesia và các nước khác đưa các đề nghị về hợp tác hàng hải.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay tất cả các bên đã trao đổi sâu sắc về cách thực thi đầy đủ và hữu hiệu Tuyên bố Ứng xử Biển Đông và tăng cường hợp tác đường biển trong bầu không khí hữu nghị.

Vẫn theo nguồn tin này, các bên tán thành việc thực thi DOC phải phù hợp với lợi ích của tất cả các nước và có lợi cho mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc.

Trung Quốc cũng cho biết thêm rằng tại cuộc họp ở Tô Châu vừa qua, các bên đã thông qua một kế hoạch làm việc để thực thi DOC từ 2013 đến 2014.

Nguồn: Xinhua, China's Foreign Ministry
by Lý Tưởng Người Việt
manoeuvresUSPhilip

Thụy My - Hôm nay 18/09/2013 Hoa Kỳ và Philippines khởi đầu cuộc tập trận chung, được tổ chức từ một căn cứ Hải quân ở vùng duyên hải đảo Luzon tại Biển Đông, gần khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Đối mặt trước những sóng gió từ yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, hai nước đồng minh muốn nhấn mạnh việc Mỹ-Phi mở rộng hợp tác về quân sự.

Khoảng 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên, năm nay diễn ra tại Biển Đông và ngay trước chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines vào ngày 11 và 12/10 tới.

Manila vốn đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Kinh tại Biển Đông, rất hồ hởi với cuộc tập trận chung này, trong lúc đang chuẩn bị một hiệp ước quan trọng nhằm tăng cường năng lực quốc phòng.

Căn cứ Hải quân trên đây nằm ở San Antonio, một thành phố thuộc vùng duyên hải phía tây đảo Luzon, chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và cách đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam đến 650 km. Nhưng Bắc Kinh đã cho các chiến hạm đến trấn giữ từ năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines đến đây. Manila cũng vừa phản đối việc Bắc Kinh cho dựng những cọc bê-tông tại Scarborough, bắt đầu công việc chiếm đóng thường trực bãi cạn này.

Chuẩn đô đốc Jaime Bernardino, Tư lịnh phó Hải quân Philippines trong diễn văn khai mạc tuyên bố: "Những cuộc tập trận đa phương và các hiệp ước là rất cần thiết cho việc hợp tác và sẵn sàng hoạt động như một lực lượng đa năng, có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ».

Cuộc tập trận Hoa Kỳ - Philippines Amphibious Landing Exercises (Phiblex) kéo dài ba tuần lễ với sự tham gia của hai chiến hạm Mỹ và tập trận bắn đạn thật trên đất liền. Thiếu tướng Remigio Valdez, chỉ huy cuộc tập trận phía Philippines cho các nhà báo biết cũng sẽ có các cuộc thực tập tấn công đổ bộ để chiếm lại các đảo bị quân địch chiếm đóng, tuy nhiên không nêu rõ tên quốc gia thù địch.

Cuộc tập trận Mỹ-Philippines diễn ra vào thời điểm Manila và Washington đang thương lượng một hiệp ước về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Hiệp ước này chính thức cho phép Mỹ đưa các thiết bị quân sự đến các căn cứ của Philippines, cũng như các chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ. Phía Manila muốn ký kết càng sớm càng tốt.

Phát biểu trong lễ khai mạc hôm nay, Thiếu tướng Paul Kennedy, chỉ huy lữ đoàn viễn chinh số 3 thủy quân lục chiến Mỹ nói rằng ông không biết hiệp định trên có sẵn sàng vào lúc ông Obama công du Philippines hay không.

Hoa Kỳ có lực lượng trú đóng thường trực tại hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines cho đến năm 1992, khi áp lực của phe dân tộc chủ nghĩa khiến Manila phải cho đóng cửa hai căn cứ trên.

Cả hai bên Mỹ-Philippines đều không cho biết cụ thể địa điểm của cuộc tập trận Phiblex, và tướng Valdex nói rằng cuộc tập trận đổ bộ tái chiếm đảo không phải để chiếm lại bãi cạn Scarborough.

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng cho thương mại thế giới và được cho là có trữ lượng dầu khí lớn, cũng như nguồn hải sản dồi dào. Ngoài Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Nhật Bản cũng đang tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.

Năm 2002, Trung Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC), là một văn kiện không mang tính ràng buộc, nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Tuy nhiên Bắc Kinh luôn trì hoãn việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) vì trái với DOC, đây là một thỏa thuận ràng buộc.
by Lý Tưởng Người Việt
tg093

BỘ NGOẠI GIAO — Khung sườn của thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria không nhắm giải quyết những bất đồng chính trị mà lâu nay vẫn làm trì hoãn tiến trình hòa đàm Syria. Thông tín viên Scott Stearns của đài VOA từ Bộ Ngoại giao tường trình về việc thỏa thuận này có ý nghĩa gì đối với việc thương lượng cho một chính phủ chuyển tiếp có thể có trong tương lai.

Chấm dứt giao tranh kéo dài không thuộc khuôn khổ thỏa thuận của chương trình giải trừ vũ khí hóa học của Syria.

Nhưng sự can thiệp lớn nhất của quốc tế cho đến giờ này là một cơ hội có thể làm được nhiều hơn nữa, như phát biểu của trưởng ban chính sách đối ngoại Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton.

"Do đó những diễn biến mới nhất mà chúng ta có được là một cơ hội để tăng cường, chứ không chỉ giới hạn trong nỗ lực giải quyết vấn đề vũ khí hóa học, mà có hướng đến một giải pháp chính trị lớn hơn."

Các cuộc đối thoại chính trị liên tục bị trì hoãn bởi những lộn xộn trong hàng ngũ lãnh đạo của phe đối lập, và bởi những bất đồng về việc đại diện nào khác có thể tham dự đối thoại.  Nga muốn Iran tham gia đối thoại, nhưng Washington phản đối bởi vì các lực lượng Iran đang sát cánh chiến đấu với các binh sĩ chính phủ Syria.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague nói rằng không có sự thoái lui trong nỗ lực tiến tới hòa đàm.

"Mục tiêu của chúng ta vẫn là triệu tập một hội nghị Geneva lần thứ hai để các bên ngồi lại với nhau và thỏa thuận về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.  Và chúng tôi sẽ làm việc với Nga để đi tới kết quả đó càng sớm càng tốt.'

Tìm cách thu giữ đến 1.000 tấn khí độc giữa một cuộc nội chiến thực sự đang xao lãng nỗ lực xúc tiến hòa đàm, theo như nhận định của quyền giám đốc văn phòng Washington của tổ chức Human Rights Watch, bà Sarah Margon.

"Chúng ta đã đặt chú tâm vào vấn đề vũ khí hóa học.  Và mặc dù Ngoại trưởng Kerry đã nói về khả năng thương thuyết, một hội nghị Geneva Số Hai sắp tới, song từ những gì chúng ta có thể đoán được, rất tiếc không thấy được sự khẩn trương trong việc xúc tiến việc ấy."

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng có thể đã đến thời điểm "buộc" các thủ lãnh đối lập ngồi vào bàn hòa đàm. Ông Lavrov quy lỗi trì hoãn cho những ai đã đe dọa Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

"Nếu một số người cảm thấy cần thiết hơn phải liên tục áp lực và đe dọa, cần phải tìm ra lý do để tấn công, thì có lẽ đó là một cách gợi ý cho những người chống đối chế độ rằng  những hành động khiêu khích mới được trông chờ từ phía họ.  Ðiều có cũng có thể dẫn tới sự phá vỡ hoàn toàn tiến trình hòa đàm Geneva số Hai."

Nhưng  chính sự thiếu vắng một giải pháp chính trị thay thế cho Tổng thống Bashar al-Assad gây khó khăn cho việc xúc tiến các cuộc hòa đàm, theo như nhận định của nhà phân tích Doug Bandow của Viện Cato.

"Giải pháp thay thế không phải là  ông Bashar al-Assad và ai đó mà chúng ta tin tưởng phần nào. Giải pháp ấy là Bashar al-Assad và tiềm năng hỗn loạn."

Bối rối trong nội bộ phe đối lập gây phương hại cho nỗ lực tiến tới đối thoại, theo như nhận xét của phân tích gia Manal Omar của Viện Hòa bình Hoa Kỳ.

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ông Assad rời bỏ quyền lực, hay từ chức hay bị lật đổ?  Theo tôi, chưa có đủ bảo đảm từ các nhóm đối lập là sẽ có những phương sách để thực sự để kiểm soát Syria sau này."

Hai ông Kerry và Lavrov tuần tới sẽ gặp nhau ở New York để thảo luận về một thời biểu cho các cuộc hòa đàm Syria, nhưng ông Kerry nói rằng điều đó lệ thuộc nhiều vào tiến bộ trong vấn đề vũ khí hóa học.
by Lý Tưởng Người Việt
tg092

Anh Vũ -  Theo AFP, trong cố gắng đưa Cam Bốt thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, hôm nay 18/09/2013, Vua Norodom Sihamoni kêu gọi phe đối lập hãy đặt "đoàn kết dân tộc" lên trước, không tẩy chay Quốc hội mới để phản đối kết quả bầu cử như dự kiến.

Trong một bức thư gửi tới 55 tân nghị sĩ của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt do ông Sam Rainsy lãnh đạo, nhà Vua cho biết sẽ đích thân chủ trì phiên khai mạc của Quốc hội dự kiến vào thứ Hai tới đây. Trong thư nhà Vua Cam Bốt viết: "Tôi muốn mời các quý vị tham dự vào phiên họp đầu tiên tiên của Quốc hội để chứng tỏ tinh thần đoàn kết quốc gia".

Đây là lần đầu tiên từ khi lên ngôi năm 2004, Quốc vương Sihamoni, vốn không có thực quyền chính trị đã phải can thiệp giải quyết tranh chấp giữa hai đảng phái chính trị.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Cam Bốt kéo dài từ gần 2 tháng nay, sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 28/7 bị đối lập tố cáo gian lận. Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt đòi phải có 63 ghế trên tổng số 123 ghế tại Quốc hội, thay vì kết quả chính thức dành 68 ghế cho đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP).  Đối lập yêu cầu thành lập một ủy ban độc lập điều tra gian lận và kiểm lại phiếu bầu với sự giám sát của Liên hiệp quốc. Những đề nghị này không được chấp nhận  và vì thế đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình, đe dọa tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội mới.

Cùng lúc, từ hôm thứ Hai đầu tuần thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã có hai buổi đối thoại trực tiếp. Sau buổi họp hôm qua, hai bên đều cho biết đã đạt được nhiều tiến bộ để đưa Cam Bốt thoát ra khỏi khủng hoảng. Cụ thể lãnh đạo hai đảng đã thống nhất với nhau trên 3 điểm chính: Tôn trọng kêu gọi không bạo lực của nhà Vua, tiếp tục các cuộc thương lượng để giải quyết khủng khoảng hiện nay và trong tương lai xa hơn sẽ tiến hành cải các bầu cử.

Tuy nhiên, bạo lực vẫn xảy ra ở thủ đô Phnom Penh là một người chết và một số bị thương  sau cuộc biểu tình của phe đối lập quy tụ khoảng hai chục ngàn người tham gia hôm 15/9. Lực lượng giữ gìn trật tự đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng phun nước giải tán người biểu tình trong cơn phẫn nộ. Giới quan sát nhân quyền tại Cam Bốt tố cáo lực lượng an ninh đã bắn đạn thật vào đoàn biểu tình.
by Lý Tưởng Người Việt
zamboanga

Tú Anh - 100 người chết  đa số là chiến binh hồi giáo phiến loạn : đó là tổng kết thiệt hại nhân mạng trong trận đánh tái chiếm thành phố cảng Zoambanga, miền nam Philippines.Quân đội chính phủ thông báo đã giải cứu cho 200 thường dân bị bắt làm con tin. Tàn quân Mặt trận Moro rút đi nhưng bắt theo cảnh sát trưởng.

Theo  trung tá  Ramon Zagala, phát ngôn viên quân đội Philippines, lực lượng phản công đã đánh đuổi phiến quân Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo FLNM ra khỏi phần lớn thành phố Zamboanga sau đợt tấn công vào tối hôm qua 16/09/2013 có trực thăng võ trang yễm trợ.

Tổng cộng 86 chiến binh hồi giáo,  9 quân nhân và 4 thường dân tử vong. Phiến quân rút chạy về các đảo lân cận mang theo một số con tin  không rõ là bao nhiêu nhưng trong đó có chỉ huy trưởng cảnh sát.

Cũng theo nguồn tin chính thức này thì « chiến sự  chưa kết thúc ». Lực lượng hồi giáo còn khoảng 100 tay súng vẫn  kiểm soát hai ngôi làng lân cận. Quân đội sẽ tiếp tục « truy bắt tàn quân phiến loạn ».

Ngày 09/09/2013 vừa qua, khoảng 200 chiến binh hồi giáo ly khai từ Mặt Trận Giải Phóng Moro đã bất ngờ chiếm thành phố cảng Zamboanga bắt hơn hai  trăm người làm con tin. Ba  ngày sau, đích thân Tổng thống Aquino đã đến tận nơi thị sát chiến trường.

Theo giới phân tích, thành phần ly khai này muốn phá vỡ hiệp ước hòa bình mà Mặt Trận Moro vừa ký với chính phủ Manila vào tháng 10/2012.
by Lý Tưởng Người Việt
tg091

Ông Tony Abbott, một nhà lập pháp thuộc phe bảo thủ, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Australia, chấm dứt quyền cai trị trong 6 năm qua của các chính phủ do đảng Lao động lãnh đạo.

Đảng của ông Abbott đã đánh bại đảng Lao động của cựu Thủ tướng Kevin Rudd trong cuộc bầu cử hôm 7 tháng 9. Ông tuyên thệ nhậm chức hôm nay tại một buổi lễ ở Canberra.

Chính khách 57 tuổi, lãnh đạo Liên đảng Tự do-Quốc gia, tuyên bố chính phủ ông sẽ thực hiện các cam kết về việc hủy bỏ thuế carbon, ngăn chận làn sóng thuyền nhân, cân bằng ngân sách và xây dựng hệ thống đường sá cho thế kỷ 21.

Ông nói thêm rằng chính phủ ông sẽ là một chính phủ giải quyết vấn đề dựa trên giá trị chứ không dựa trên ý thức hệ.

Toàn bộ 19 thành viên nội các của ông Abbott cũng tuyên thệ nhậm chức trong ngày hôm nay, trong đó có tân Ngoại trưởng Julie Bishop, phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này.

Bà Bishop là phụ nữ duy nhất trong nội các của ông Abbott. Tân Thủ tướng Australia đã bị nhiều người chỉ trích về việc này.
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
LTLogoKính thưa quý độc giả, quý cộng tác viên và quý thân hữu,


Vì những trục trặc kỹ thuật trong trang nhà, nên phần đăng bài đã gây khó khăn cho rất nhiều quý cộng tác viên và quý thân hữu. Do đó Ban Điều Hành đã quyết định nâng cấp toàn diện cho trang nhà nhằm có thể sửa chữa đổi mới cho trang nhà và cũng làm cho trang nhà được thêm an toàn.

Trong thời gian này trang nhà LýTưởng Người Việt sẽ tạm ngưng hoạt động để tiến hành nâng cấp. Trong thời gian tạm ngưng hoạt động link của trang Lý Tưởng Người Việt sẽ được chuyển tới Lý Tưởng Người Việt blogspot.

 

Tất cả các bài viết cùng với các góp ý sẽ được bảo toàn và hoạt động trở lại sau khi nâng cấp.

 

Chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quý độc giả, quý cộng tác viên và quý thân hữu thật nhiều.


Kính Chào Đoàn Kết,

Ban Điều Hành Trang Lý Tưởng Người Việt

http://www.lytuongnguoiviet.com

http://www.lytuongnguoiviet.blogspot.com

http://www.facebook.com/lytuongnguoiviet.com
by Lý Tưởng Người Việt
Mỹ Yên nhưng lại không được yên

Bởi vì xảy ra lắm nỗi phiền !

Người dân thể hiện lòng tín ngưỡng

Chính quyền cư xử thiếu thiện nguyên

Làm sao hai bên cùng điểm hợp ?

Có dân, có chủ mới được yên

Trách sao chính quyền thiếu thiện chí !

Quen thói đàn áp vốn ưu tiên

Gây ra thảm cảnh người đổ máu

Tức nước vỡ bờ, vốn hiển nhiên

Tại sao chính quyền dùng hạ sách?

Đối với dân tình quá nhỏ nhen

Như thế, làm sao dân tin phục

Vận nước suy tàn thấy rõ nghen !

 

 

Khôn ngoan đối phó ngoại bang

Người dân trong nước thuộc hàng "con cưng "

Tại sao chính quyền dửng dưng

Sinh ra loạn nước, ắt chừng không xa

Mong sao thảm cảnh xảy ra !

Chính quyền nhận thức sẽ hòa với dân

Chính quyền ngoan cố làm càn

Thế dân lật ngược, phủ phàng chẳng sai

Người ta kính sợ hiền tài

Chẳng ai trọng kính những loài "hại dân "

Mong sao hai chữ "Mỹ Yên"

Trả lại cho xứng với miền "Đạo Thiên"

Nếu có loạn nước đảo điên

Chính là tại bởi chính quyền chẳng ngoa

Giáo dân chăm chỉ thật thà

Tốt đời, đẹp đạo đáng là hoan nghênh

Tại sao chính quyền" khuấy lên" ?

Làm cho nỗi loạn chênh vênh dân tình

Lại còn vu khống Bề trên

Rõ là hại nước chính "tên" gian tà

Cầu cùng Thiên Chúa là Cha

Ban xuống thuận hòa tại xứ Mỹ Yên

Người người hạnh phúc triền miên

Dựng xây no ấm trên miền dương gian

Đến khi về bến Thiên Đàng

Chung lo vui hưởng một bàn "tiệc chung"

Giêsu Thiên Chúa ở cùng

Mỹ Yên, Yên Mỹ ung dung trọn đời./. Mong thay!

15/09/2013

P.Trần Đình Phan Tiến
by Lý Tưởng Người Việt

alt
Người em gom của lên đàng
Để Cha ở lại võ vàng ruột gan
Trẩy đi vui thú trần gian
Ngờ đâu một kiếp đi hoang điêu tàn

Ngụp trong men rượu cung đàn
Sa chân trụy lạc nát tan cuộc đời
Đói vàng con mắt nghẹn lời
Chăn heo chẳng được cám rơi đỡ lòng

Ngồi đây nghĩ lại ngược dòng
Nhà Cha đầy tớ ngoài trong no đầy
Tại sao ta đói ngồi đây?
Trở về xin chút chân gầy kiếm cơm

Vừa đi vừa tính lời thơm
Nhưng quần áo rách bờm xờm từ xa
Bất ngờ! Cha đã chạy ra
Chàng như á khẩu khi Cha ôm chầm

Hôn lên thơm ngát từ tâm
Tràn lên mạch cuộn sóng ngầm đợi mong
Truyền ban rước cậu vô trong
Nhẫn vàng, áo mới, hài cong mang vào

Nhạc vang trỗi dậy cung chào
Mừng con đã mất, ôi chao! trở về
Mở tiệc truyện lệnh giết bê
Bao ngày "vỗ bèo" bồ đề rượu vang

Người anh nghe tiếng nhạc vàng
Nổi xung điên tiết lại càng ghét em
Người Cha lại vội ra xem
Làm sao giải quyết khỏi thêm đoạn trường

Ruột gan tan nát như tương
Anh em sao chẳng yêu thương nhau cùng
Lòng tham ích kỷ lạnh lùng
Làm Cha sầu khổ muôn trùng mãi sao?

Trầm Hương Thơ 15.09.2013
by Lý Tưởng Người Việt
Liên tiếp trong 3 ngày (10, 11 và 12/9), những trận mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Người Sài Gòn đã "sẵn sàng sống chung" với tình trạng ngập lụt này.

alt
Không chỉ một đoạn dài trên đường Phan Huy Ích (Q.Gò Vấp) bị ngập nặng khiến giao thông bị tê liệt mà nước còn tràn vào nhiều công ty, cơ sở kinh doanh và nhà dân.
alt
Bơm nước bẩn ra khỏi quán.
alt
Dùng ván chống sóng nước đánh vào nhà trên đường Nguyễn Văn Quá (Q.12) và tối 10/9.
alt
Taxi chết máy, tài xế xuống đẩy đi trên đường Âu Cơ, tối 10/9.
alt
Dùng bao tải cát ngăn nước vào khu phố trên đường Nguyễn Văn Quá (Q.12).
alt
Đường Đồng Đen (Q.Tân Bình) thành sông vào ngày 11/9.
alt
Đường Quang Trung dưới chân câu Chợ Cầu (Q.Gò Vấp) bị ngập nặng chiều 10/9.
alt
Hàng trăm xe buýt và hàng ngàn xe máy kẹt cứng nhiều giờ trên đường Quang Trung, Phan Huy Ích.
alt
Đẩy xe qua đoạn đường bị ngập.
alt
Sau cơn mưa lớn trưa 12/9, đường Hòa Bình (Q.11) bị ngập nặng, nhiều người tìm cách vượt qua bằng cách đi sát vào vỉa hè nhưng cũng không thoát khỏi bị té ngã.
alt
Nước ngập gần lút bánh xe tại đường Hòa Bình.
alt
Không ít người sụp ổ gà, té nhào trên đường Tân Hóa vào trưa 12/9.
alt
Sóng nước đánh ngã hàng loạt xe trên đường Đồng Đen.
alt
Giao thông tê liệt tại đường Hòa Bình.
alt
Nước tràn vào nhà, mọi sinh hoạt bị ngưng trệ.
alt
Hình ảnh người dân chờ sửa xe chết máy trở nên quen thuộc tại các khu vực bị ngập.
by Lý Tưởng Người Việt

Thay vì mua đậu phụ non bán sẵn ngoài chợ, bạn có thể tự tay chế biến món này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho cả nhà vừa thơm ngon miệng.



Nguyên liệu:

- 200g đậu nành.

- 4 thìa canh giấm; 1 thìa cà phê muối.

Cách chế biến:

alt
- Đậu nành ngâm nước lạnh trong khoảng 6 tiếng, đãi sạch vỏ, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.

alt
- Cho đậu nành vào máy sinh tố và xay nhuyễn với 0,5 lít nước lọc. Sau đó lược lấy sữa đậu nành, làm nhiều lần để lược bỏ hết xác đậu.

alt
- Cho sữa đậu lên bếp rồi đun với lửa nhỏ. Trong quá trình nấu, nhớ khuấy nhẹ sữa liên tục vì đậu nành rất dễ cháy ở đáy nồi. Khi thấy đậu nành sôi nhẹ thì vớt bỏ bọt, tắt bếp.

alt
- Hòa tan 4 thìa canh giấm với 1 thìa cà phê muối. Cho vào nồi đậu nành và khuấy đều để đậu nành kết tủa lại.

alt
- Lấy một chiếc rổ nhựa, lót lên một tấm khăn bằng vải mịn, đổ hết đậu nành đã nấu vào. Xếp khăn gọn lại, lấy một vật nặng vừa phải đè lên bề mặt để phần nước dư chảy hết ra bên ngoài.

alt
- Phần đậu phụ non còn lại trắng tinh, mềm và béo. Bạn có thể dùng để chế biến thành nhiều món chiên, xào, nấu canh... đều rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Khánh Hòa

(Phan Dương Sơn sưu tầm)

by Lý Tưởng Người Việt
alt
 
Lừa từ chối không cần thuyết Mác
Hồ Chí Minh lại vác đem về
Lập nên một đảng u mê
Giết dân hại nước tứ bề khổ đau
 
Lừa còn biết thương người nước họ
Không như đảng nhuộm đỏ nước tôi
Buôn dân bán nước làm bồi
Mẹ Việt đau khổ chúng ngồi nhởn nhơ
 
Lừa còn biết thương người đói khổ
Không như đảng bóp cổ dân tôi
Bò vàng chó đốm rất tồi
Cắn dân hãm hiếp hỡi ôi! đủ đường.
 
Lừa nước người biết cõng trẻ em
Gái nước tôi đảng đem xuất khẩu
Làm tôi nước lạ cúi đầu
Vô tiền khoáng hậu có đâu thế này!
 
Lừa đã ngu mà còn biết thế
Đảng cộng nô còn tệ hơn nhiều
Dân oan đói khổ tiêu điều
Tà quyền nào biết thương yêu giống nòi
 
    
 Thanh Sơn 09.09.2013
by Lý Tưởng Người Việt
alt

 
Mùa thu đến gió giật rung cánh lá
Từng cơn ho như rã cả rừng hoang
Còn đâu nữa cảnh êm đềm đoan trang
Của nắng hạ cao sang ngàn cánh bướm 
 
Lượn quanh những đời hoa gieo hương sớm 
Hoa cũng tàn theo gió ướm thời gian
Dòng đời trôi, trôi dạt ôi! phũ phàng
Còn đâu nữa huy hoàng thời hoa mộng
 
Con đường đời đang trở về giang rộng
Lá vàng rơi bão lộng xuống đất thôi
Rồi từ từ cũng sẽ đến lượt tôi
Bao lâu nữa hãy ngồi hồi tưởng lại
 
Trên thế gian điều gì là trong đại
Cuối cuộc đời khôn dại sẽ phơi ra
Bao danh vọng hay tiền của theo ta?
Hay nhân đức lời Cha Ngài căn dặn?
 
Ta mang về đầy kim cương rất nặng
Theo áo quan xuống đó đặng khoe ra
Hay nhân đức ta đem về với Cha?
Trong mái nhà xa hoa tình thương mến.
 
Trầm Hương Thơ 12.09.2013
by Lý Tưởng Người Việt
Còn đâu hình ảnh ''Lương Sư''?
Thầy-Cô ''nhận xét'', làm hư học trò!!!
Học sinh đâu phải ''bầy cò''
Để cho nhà giáo bày trò nhổ lông?
Trò là miêu duệ Lạc Hồng
Cớ sao lại bị điểm ''không'' thế nầy?
- Trò hư cũng tại vì Thầy
''Con người'' mà tưởng là ''cây dễ trồng''!!!
Hai chữ ''THỤ NHÂN'' đâu có nghĩa: TRỒNG NGƯỜI, mà là ''đạo tạo thành người tài đức''!!!
Cho nên, có Thầy-Cô biết trân trọng học sinh bằng lời phê như sau:
1- "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người".
2- "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thật sự thành công rồi đấy. Mong em tiếp tục thành công"
3- "Cô đã hơn một lần bị bất ngờ và xúc động khi chấm bài của Hiếu… Rất đáng quý ở sự chân thành và nghị lực của con".
Tuy nhiên, xin mời Bà Con xem lời phê ''phản giáo dục'' dưới đây của Thầy-Cô, cũng trích từ ''Tiền Phong Online, Cơ quan trung ương của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
 
  alt
  Có lẽ vì bức xúc trước bài kiểm tra của học trò, giáo viên đã không ngần ngại cho điểm kém cùng lời phê   Có lẽ vì bức xúc trước bài kiểm tra của học trò, giáo viên đã không ngần ngại cho điểm kém cùng lời phê "rất vần": "Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục".
by Lý Tưởng Người Việt
Vũ Văn An, 11.9.2013

Ngày 11, tháng 9, trong lá thư gửi cho nhật báo Ý "La Republica", Đức Giáo Hoàng Phanxicô thuật lại kinh nghiệm đức tin của ngài cho người vô tín ngưỡng. Lá thư này nhắm trả lời một số câu hỏi liên quan tới việc Giáo Hội phải đáp ứng ra sao đối với những người không tin vào Chúa Giêsu. Các câu hỏi này đã được nêu ra trên tờ báo này, ngày 7, tháng 7, năm nay.

Đức Giáo Hoàng viết: "Tôi cảm thấy rất tích cực, không phải chỉ đối với cá nhân mỗi người chúng ta, mà còn đối với cả xã hội nơi chúng ta đang sống, nếu có thể dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại rất quan trọng đối với đức tin, một thực tại dẫn ta tới lời dạy và khuôn mặt của Chúa Giêsu. Ngày nay, tôi nghĩ có hai nhân tố đặc biệt biến cuộc đối thoại này thành một nhiệm vụ và một điều quý giá. Hơn nữa, như mọi người đều biết, nó còn là một trong các mục tiêu chính của Công Đồng Vatican, (do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập) và của thừa tác vụ các Giáo Hoàng mà mỗi vị, với tính nhạy cảm và đóng góp riêng, kể từ thời đó tới nay, đã bước theo, trong khuôn thước do Công Đồng đặt để."

Sau đó, Đức GH Phanxicô thuật lại kinh nghiệm bản thân của ngài về đức tin và việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống của ngài. Ngài viết: "Đối với tôi,đức tin phát sinh từ việc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Một cuộc gặp gỡ có tính bản thân, tác động tới trái tim tôi và đem lại cho tôi một hướng đi và một ý nghĩa mới cho cuộc hiện sinh của tôi. Nhưng, cùng một lúc, nó cũng là một cuộc gặp gỡ chỉ có thể có được nhờ cộng đoàn đức tin nơi tôi sinh sống và nhờ cộng đoàn này tôi tìm được lối đi vào việc hiểu biết Thánh Kinh, vào cuộc đời mới vốn vọt lên như suối nước từ Chúa Giêsu qua các Bí Tích, vào tình huynh đệ với mọi người và vào việc phục vụ người nghèo, hình ảnh đích thực của Chúa. Tôi tin rằng, không có Giáo Hội, chắc chắn tôi đã không gặp được Chúa Giêsu, dù biết rằng hồng phúc bao la là đức tin vốn được duy trì trong bình chứa bằng đất sét dễ vỡ là chính nhân tính chúng ta."

Về vấn đề Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với những người không có cùng một đức tin như mình vào Chúa Kitô, Đức GH Phanxicô trả lời: "Lượng từ bi của Thiên Chúa là lượng từ bi vô lường nếu người ta chịu hướng về Ngài với tâm hồn thành thực và sám hối. Vấn đề thực sự đối với những người không tin vào Thiên Chúa nằm ở chỗ lắng nghe chính lương tâm của họ. Cả đối với những người không có đức tin, tội lỗi hệ ở việc đi ngược lại lương tâm của mình. Thực vậy, lắng nghe và vâng theo lương tâm của mình là đưa ra các quyết định liên quan tới những điều mình cho là đúng hay xấu. Tính thiện hay tính ác trong hành động của chúng ta hệ ở chính các quyết định này."

Một trong các câu hỏi được Đức GH Phanxicô trả lời liên quan tới việc liệu có tội hay không khi tin rằng không hề có một chân lý tuyệt đối. Ngài cho hay: "Chân lý là tình yêu Thiên Chúa dành cho ta trong Chúa Giêsu Kitô. Thành thử, chân lý là một liên hệ! Mỗi người chúng ta đều nhận được chân lý và phát biểu nó ra theo cách riêng của mình tùy theo lịch sử, văn hóa và hoàn cảnh sống."

Câu hỏi cuối cùng được Đức Thánh Cha trả lời là: "Khi không còn con người trên mặt đất nữa, thì tư duy có thể tưởng tượng ra Thiên Chúa có biến mất hay không?" Đức GH Phanxicô nói rằng "sự cao cả của con người hệ ở khả năng suy nghĩ của họ về Thiên Chúa. Và điều này có nghĩa họ có khả năng cảm nghiệm được việc nhận ra và bước vào liên hệ với Ngài... Nhưng liên hệ bao giờ cũng là liên hệ giữa hai thực tại. Thiên Chúa không tùy thuộc ý nghĩ của ta. Đàng khác, dù sự sống của con người có chấm dứt trên mặt đất, điều mà theo đức tin Kitô Giáo, chắc chắn sẽ xẩy ra, con người vẫn không ngừng hiện hữu, và bằng một cách chúng ta không biết, cả vũ trụ này nữa, vũ trụ từng được tạo dựng cùng với con người, cũng sẽ không ngừng tiếp tục hiện hữu."

Trong phần kết luận, Đức GH Phanxicô nhấn mạnh tới sứ mệnh của Giáo Hội trong việc loan báo Chúa Giêsu bất chấp các thiếu sót của mình. Ngài viết: "Tôi tin rằng, bất chấp mọi chậm chạp, bất trung, sai lầm và tội lỗi rất có thể có nơi các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ không có một ý nghĩa nào hay một mục đích nào khác hơn là sống và làm chứng cho Chúa Giêsu."

Chấn động mới nhất

John L. Allen Jr. của tờ National Catholic Reporter coi lá thư trên là chấn động mới nhất tại Vatican, chứ không hẳn các nhận định mới đây của Đức TGM Pietro Parolin, (người vừa được Đức GH Phanxicô cử nhiệm làm Quốc Vụ Khanh) về độc thân và dân chủ. Thực vậy, lá thư riêng được Đức GH Phanxicô gửi cho một ký giả nổi tiếng, vốn là người vô tín ngưỡng, đã được đăng trên tranh nhất của tờ La Republica đông độc giả nhất nước Ý.

Allen lưu ý 3 điểm từng được nhiều người nói tới trước đây kể cả các vị giáo hoàng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng bằng dịp này:

a) Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ giao ước của Người với Dân Do Thái, và Giáo Hội "không bao giờ biết ơn đủ" đối với người Do Thái vì đã bảo tồn đức tin của họ bất chấp mọi kinh hoàng của lịch sử, nhất là nạn Shoah, chữ Do Thái có nghĩa diệt chủng.

b) Lượng từ bi của Thiên Chúa "không cùng" và, do đó, vươn tới cả những người không tin nữa. Với những người này, tội không hệ ở việc thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, mà đúng hơn hệ ở việc không tuân theo tiếng lương tâm. Chân lý không "thay đổi hay có tính chủ quan" nhưng Đức GH Phanxicô cho hay ngài không muốn nói nó "tuyệt đối", theo nghĩa không ăn uống với ai, không có bất cứ liên hệ nào. Ngài bảo: "Chân lý chiếm hữu ta, chứ không ngược lại, và chân lý luôn được phát biểu theo "lịch sử và văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống của người ta."

c) Các vị giáo hoàng trước đây vốn trao đổi tư duy với các nhà báo. Đức GH Gioan Phaolô II với Vittorio Messor qua cuốn "Vượt Ngưỡng Cửa Hy Vọng", xuất bản năm 1994. Đức GH Bênêđíctô XVI với Peter Seewald qua cuốn "Ánh Sáng Thế Gian" xuất bản năm 2010.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng đích thân trả lời các câu hỏi được đặt ra cho ngài trên hai bài xã luận của một tờ nhật báo. Eugenio Scalfari, một trong những người lập ra tờ La Republica, đã viết hai bài xã luận, một vào hồi tháng 7 và một vào hồi tháng 8, ngỏ ý muốn được hỏi chính Đức GH Phanxicô mấy câu.

Khởi điểm của Scalfari là đoạn của thông điệp Lumen Fidei mới đây, nói rằng: "bao lâu họ thành thực cởi mở đối với tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào thấy được", người vô tín ngưỡng "dù không biết, nhưng đã đang ở trên con đường dẫn tới đức tin rồi".

Scalfari vốn là người nổi tiếng thuộc phe tả của Ý, rất tích cực trong các đảng phái xã hội chủ nghĩa và cấp tiến. Ông cũng công khai tuyên bố mình là người vô thần không tin bất cứ tôn giáo nào và hay lên tiếng chỉ trích vai trò của Giáo Hội trong nền chính trị Ý.

Để trả lời Scalfari, Đức GH Phanxicô cho rằng cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và người vô tín ngưỡng là điều quan trọng vì 2 lý do: Thứ nhất, việc ly khai giữa Giáo Hội và văn hóa do phong trào Ánh Sáng gây ra. Ngài viết: "Thời gian đã tới, và Công Đồng Vatican II đã khai mở một mùa mới, mùa đối thoại cởi mở, không có tiên kiến, một cuộc đối thoại sẽ mở lại mọi cánh cửa để gặp nhau cách nghiêm chỉnh và có kết quả."

Thứ hai, theo quan điểm của người tin, đối thoại với người khác không phải là việc phụ thuộc mà đúng hơn là việc "thân thiết và không thể miễn chước."

Một trao đổi tương tự cũng đã diễn ra giữa Đức HY Carlo Maria Martini của Milan, người đã qua đời hồi tháng Tám, 2012, và tiểu thuyết gia vô tín ngưỡng là Umberto Eco. Các lá thư trao đổi này đã được đăng năm 1996 tại Ý và năm 2000 tại Hoa Kỳ.

John Thavis thì coi lá thư trên như một cố gắng bắc cầu, cố gắng của một nhà truyền thông có tài, không những được đặt tít lớn, mà còn làm "nhiều người rơi lệ". Nó chứng tỏ vị đương kim giáo hoàng thoải mái cả trên các cột báo lẫn trong các văn kiện chính thức của mình.
by Lý Tưởng Người Việt
HẠT GIỐNG TỐT NẨY MẦM SINH TRÁI NGỌT.
 
Xoay vần, mọi sự sẽ qua
Thản nhiên, tâm thức như hoa, hãy cười
Nhiều vô kể: khổ đau người
Cũng nhiều không kém: thiện vui gọi mời.
 
Ý Nga, 1-9-2013.
 
image 
 
 
ĐẠO ĐỨC.
 
Niết Bàn, cứu rỗi, đức tin
Thiên đàng, cầu nguyện? Giữ gìn rất hay!
Hay hơn hết vẫn thế này:
Tín đồ nào cũng sống đầy THIỆN TÂM!
 
Ý Nga, 1-9-2013.
 
alt 
  
SAO THẾ?
 
Xấu xa, xấu xí nhất nhì
Cả hai bất khả phân ly nơi "người"
Nhưng than ôi chuyện nực cười:
Kẻ hiền, đẹp chẳng thảnh thơi, sang giàu!
 
Ý Nga, 17-8-2013.
 
 image
 
CHẾT VÌ SỢ.
 
Có người chết, vì ung thư thứ "dữ"
Người ưu tư, chưa tử: sợ ung thư!
Tự chối từ mọi vui thú, gần như:   
Nhìn mọi sự hiền từ ra địch thủ!
 
Ý Nga, 24-12-2012.
 
 alt
 
ĐÓI TRONG VÒNG LẨN QUẨN.
 
Kẻ bắt trộm trở thành tên ăn trộm
Chỉ vài giờ đã hoán đổi nhau thôi
Tại cái nghèo nhân phẩm đành bỏ rơi
Không lúa mới, rách mồng tơi trong đói.
 
Ý Nga, 21-8-2013.
 
 alt
 
 
Thưa Quý Vị,
 
Bài thơ này là 1 trong nhiều bài thơ với MẸO NHỚ HỎI NGÃ, dành tặng riêng cho các học sinh lớp Việt Ngữ và các em Hướng Đạo Sinh ngành Thiếu. Đa số thơ trong phần này gom lại từ những bài tác giả đã dạy ở các trường Việt Ngữ Ý, Canada và sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo với các Sói Con, Thiếu Sinh.
Với "mẹo nhớ" này, tác giả nhận thấy các em đã vui học tiếng Việt một cách thú vị và không bao giờ mắc lỗi lần thứ 2. (Ngoại trừ những bài biếm thi, tác giả đảo lộn các dấu với chủ đích chơi chữ)
Quý Vị nào cần để giúp các em, xin  liên lạc riêng với tác giả về đ/c email sau để nhận các bài còn lại: yngacalgary@aol.com.
 
Nhằm mục đích chung trong bổn phận BẢO TỒN & GIỮ GÌN VĂN  HÓA VIỆT, mọi sự sai sót, xin được học hỏi thêm nơi Quý Học Giả & quý Văn Thi Hữu.
Tác giả xin đa tạ quý Văn, Thi Hữu và Bạn Hữu đã và sẽ đóng góp ý kiến!
 
                Ý Nga.
 
 
NHÂN ÁI.
           
Ngồi không… ăn RỞ* nhớ mời
Mai, con: rạng RỠ nụ cười dư ăn,
Không nằm ốm lốc, ốm lăn;          
Mồ hôi không đổ nhọc nhằn như ai.
 
Ý Nga, 14-12-2012
                               
*Ăn rở: ăn nhiều những món chua, ngọt như phụ nữ khi mang thai
 
 alt
  
MẶN MÀ THÁCH THỨC TRƯỜNG CHAY.
 
Tặng anh chị Nghiên Nâu-Calgary
 
Lát cá nướng thơm tỏi, dòn, vàng óng
Hỏa đầu quân khó hy vọng trường chay
Ngon thế này còn cơm cháy trưng bày
Phô bóng bẩy lớp mỡ hành thách thức.
 
Câu chi cá rồi um sùm bếp núc?
Tội sát sinh ai mặc sức tụng kinh
Nghiệp thiện lành, tâm dục còn loanh quanh
Bao hấp lực khó quy y Tam Bảo.
 
Ý Nga, 1-9-2013.
               
*Bóng bẩy = bóng bảy
 
 alt
 
THẮP HƯƠNG THƯƠNG MẠI .
           
Nghe thầy P.H. nói chuyện.
 
Vào chùa áo hở "khoe" ai?
Diện xà lỏn, khoe chân… dài, ngồi đâu?
*
Đi mừng đám cưới: cạo râu,
Com lê, cà vạt khoe nhau áo cài               
Trời nóng đến bở hơi tai,
Áo là láng coóng, hình hài phủ che.
*
Áo lam: có, bỏ xó xe
Vào chùa khấn lẹ, bét nhè nồng men,
Áo quần nhăn, người mắt ghèn,
Cầu xin: "Trúng số, đỏ đen…" Phật cười!
 
Ý Nga, 28-11-2012.
                               
*Quần xà lỏn = culotte (tiếng Pháp)
 
 
 alt
  
QUÀ CHI XÉ NÁT CẢ LÒNG.
 
Lụa là mặc mát thịt da
Tay thô Mẹ chọn, hiền hòa chỉ kim
Cầm lên nghe xót cả tim
Tiền đâu mua gạo, Mẹ tìm lụa, tơ?
 
Cái tâm Mẹ thật đơn sơ
Chạy ăn từng bữa vật vờ, xác xơ
Tình con, tình Mẹ khó ngờ
Con thương Mẹ, có bài thơ gửi về.
 
Mặc vào áo ngủ hồng, nghe
Bàn tay cực khổ trăm bề vì con.
 
Ý Nga, 31-8-2013.
 
 alt
  
ĐÓN TRĂNG.
           
Trăng lên, anh mở cửa mời
Xe bon bon lộng gió trời lả lơi.
Vui tươi hai đứa cùng cười
Chị Hằng được xuống với Người Đang Yêu.
Thèm tưng tiu, ước nâng niu
Những liêu trai đã hóa liều! Tim reo!
Tóc bay trong gió dập dìu,
Đan tay mát dịu mình chiều chuộng nhau.
Tiếc rằng thiếu bóng hàng cau,
Thiếu đom đóm tỏa đẹp màu quê hương.
Thu hay xuân, vẫn cứ thương:
Đón trăng ở hướng con đường làng Quê!
 
Ý Nga, 14-5-2013.
 
alt
  
CHIỀU CÔ THÔN.
 
Diều bay trong gió, cò lả ruộng xanh
Trâu Về đầu ngỏ ngó vịt bơi quanh
Trẻ chạy loanh quanh, chân trần đá kiện
Ngoại già ngoáy trầu trước mái nhà tranh.
 
Ý Nga, 1-9-2013.
 
 image
 
TAY KHÔNG BẮT, MẶT SAO MỪNG?
 
Người quen? Đành mặt lạ xa
Xảo gian, dối trá, chẳng thà đừng quen
Ép chèn, nịnh hót, mon men
Tránh xa kẻo vạ thấp hèn khổ thân.
 
Ý Nga, 30-8-2013.
 
 alt
  
BỆNH ƠI, MỞ LƯỢNG TỪ BI!
 
Mệt kia cộng với nhọc này
Nghe thân thể tựa ai bày bão giông
Gió mưa vồ vập tranh công
Thi công biển động, võ gồng đành… rên.
 
Buồn tênh ủ kín mông mênh
Lênh đênh không Mẹ, chênh vênh một mình
Bấp bênh, bất hạnh, tội tình
Nên em xin tiễn: "Độc hành, bệnh đi!"
 
Ý Nga, 14-8-2013.
 
alt 
 
NGƯỜI BỆNH, NHỚ VƯỜN.
 
Cỏ dại đã mọc… khôn
Bệnh, người khôn hóa… dại
Vườn hoa có bồn chồn?
Đất đai không thoải mái?
 
Ý Nga, 12-8-2013.