Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền   
GvnhamletQuốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.
Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.
Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:
"Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:
1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược.
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình.

Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:
"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân." [9]

Thành phố đổ nát

 Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.
Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:
* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).
* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.
* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)
Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."
Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".
Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali, để cũng được trích đoạn trong bài:
"Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn" như sau:
"Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là "lấy nông thôn bao vây thành thị" nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...
Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.
Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!"
Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:
Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được "la làng" thì càng thích hơn nữa. Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng: "Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng"; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa", thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.
Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: "Đứng im"; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các anh đừng bắn". Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.

Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:
Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:
"Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân Trời
Đường quê quanh quất bao người về thôn
Ráng hồng lơ lững mây son
Mặt trời thức giấc véo von chim chào
Cổng Làng rộng mở ồn ào
Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"
Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào" để cho những "Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.
Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là "Giải phóng miền Nam " vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam", nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng - gánh con thơ tìm đường chạy trốn.
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.
Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.
Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.
by Lý Tưởng Người Việt
Mười hai giờ trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, quân Cộng sản Bắc Việt ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Độc Lập. Tướng Dương Văn Minh – thay Tổng Thống Trần Văn Hương, người mà Nguyễn Văn Thiệu giao tất cả quyền hành cho trước khi đào tẩu, cùng vài nhân viên nữa ra tiếp đầu hàng không điều kiện (*)…
Tướng Minh mặc áo ngắn tay, bỏ ngoài quần, tâm sự với viên hầu cận "những người cách mạng không đeo cà vạt" trước giờ ông ta chờ đợi dâng hiến miền Nam. Tướng Minh nói với tên sĩ quan cao cấp có "bốn bộ đội võ trang đầy mình":
"Thưa ông sáu, tôi chờ ông từ sáng để trao lại quyền hành cho ông…"
Tên này đáp cộc lốc và "mày tao" với tướng Minh:
"Mày còn dám nói tới chữ trao quyền. Mày chỉ là kẻ tiếm quyền, là bù nhìn. Mày không trao quyền lại cho chúng tao. Chúng tao dùng súng để lấy lại cái quyền ấy. Tao nói rõ  tao không phải là một cấp tướng, tao là trung tá chính ủy. Kể từ lúc này tao cấm mày ngồi."
Mặt tướng Minh tối sầm lại. Cái lối nói hung bạo và khinh miệt ấy làm ông ta nhớ lại rằng ông ta đã nói chuyện với bọn người Bắc, chứ không phải với các người Mặt Trận Giải Phóng. Chỉ có xe tăng, sĩ quan và lính Bắc của Lữ đoàn 26 đang ở trước mặt ông ta. Bọn Bắc Kỳ! Chỉ thấy bọn Bắc Kỳ mà ông ta chưa bao giờ chịu nổi và bọn ấy chỉ coi ông ta là kẻ bại trận, chứ không phải là bạn. Tướng Minh lại cố gắng ra vẻ thân thiện:
"Chúng tôi đã sữa soạn bữa ăn tiếp đón các ông. Có món yến, súp cua…"
Tên Trung Tá Bắc Kỳ cắt lời ông ta bằng một cử chỉ hạ cấp:
"Mày và những đứa khác, tụi mày bị bắt rồi. Giữ lấy cái lối ăn tư sản của mày. Chúng tao sẽ dọn cho tụi mày một bữa cơm chiến tranh: Một nắm cơm và một hộp thịt mặn." (**)
*
Câu chuyện sau đây xảy ra một năm, sau ngày hoạt cảnh trên xảy ra. Khi đó, những người miền Bắc thắng trận "bằng một mẻ lưới đã hốt trọn ổ quân, công, cán, chính của miền Nam" nhốt vào những trại giam mà họ gọi bằng cái tên trá hình là "trại cải tạo".
Chuyện này xảy ra ở phân trại K.7, trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hòa. Vì đây là một chuyện có thực, theo lời của người kể chuyện, xin tạm gọi tên nhân vật chính của câu chuyện là X. X. là sĩ quan cấp Tá của Lực Lượng Biệt Cách Dù , binh chủng hào hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã được ca tụng qua hai câu thơ:
"An Lộc địa danh ghi chiến tíchBiệt Cách Dù vị quốc vong thân!"
Như đa số những sĩ quan miền Nambại trận, trong trại tù, X. vẫn giữ được tư cách của một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Hầu hết những sĩ quan miền Nambại trận đều coi khinh những hành động chỉ điểm của những kẻ bán rẻ lương tâm. Nói nào ngay, trong "mô hình xã hội đã tố cáo, phản bội, vu khống người khác" – như một nhà văn của chính chế độ Việt Cộng đã thú nhận, thì việc làm của những sĩ quan miền Nam nhẹ dạ, cả tin vào những lời xảo mị, tàn phá nhân  phẩm người tù bằng những thủ đoạn bỏ đói, đánh đòn cân não để hạ giá người tù xuống ngang hàng với con vật của hệ thống nhà tù Việt Cộng – một hệ thống tổng hợp những thủ đoạn tinh xảo, dã man nhất của những ngành tình báo K.G.B. của Liên Sô và Trung Ương Tình Báo Sở của Trung Cộng, cũng là chuyện thường tình.
Trong những luyện ngục đó, những kẻ sống bình thường cũng đã là "anh hùng" lắm rồi!
Trong tổ, đội do Việt Cộng phân chia để kiểm soát, X. là một người rất được lòng anh em. Anh là mẫu người "khi làm quan ta không lấy làm vinh, khi làm tù ta không lấy làm nhục." Không bao giờ anh em nghe anh trách móc, chửi rủa những người lãnh đạo bất tài, vô tướng đã lường gạt kêu gọi binh sĩ ở lại tiếp tục chiến đấu không được hèn nhát chạy trốn như lũ chuột, nhưng chính những người này lại là những con chuột chù đã bỏ thành mà chạy trước lúc giặc vào. Anh cũng chẳng bao giờ than van gì về đời sống khổ cực, thiếu thốn trong trại cải tạo.
Thế cho nên những việc xảy ra cho X. trước ngày những người miền Bắc thắng trận ăn mừng lễ chiến thắng năm đó, mọi người đều tỏ vẻ ái ngại, lo lắng cho anh. Số là vào trưa ngày 28 tháng 4 năm 1976, cán bộ quản giáo vào trại với hai vệ binh có võ trang, cầm giấy đọc tên gọi X. đi "làm việc."
Trước đó ít lâu, một số người cũng bị gọi tên đi "làm việc" rồi sau đó, đã bị kết án tử hình vì tội "tiếp tay đế quốc Mỹ chống phá cách mạng" như trường hợp Lê Đức Thịnh, Đại úy Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như Trung úy Nguyễn Ngọc Trụ, giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và nhiều người khác nữa.
Ban chỉ huy Đoàn 775, tức Trung đoàn đặc biệt được thành lập vào tháng 7 năm 1975, đặc trách việc cải tạo tù binh, nằm cạnh quốc lộ 1, là những dãy nhà tiền chế trước đây được Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dùng để giam giữ tù binh Bắc Việt trước khi trao trả theo hiệp định Paris.
Buổi trưa, X. được hai vệ binh có võ trang đưa vào trại. Và buổi chiều lại gọi đi "làm việc" rồi lại được đưa vào trại. Qua ngày 29 lại hai buổi trưa, chiều được gọi đi "làm việc" dưới những họng súng A.K.
Một số bạn bè được X. cho biết là anh được đưa lên Trung Đoàn và được cho ăn "bồi dưỡng." Thức ăn hàng ngày ở trại cải tạo Suối Máu lúc đó là su su, cà rốt, củ cải trắng nấu với nước muối, thỉnh thoảng vào những ngày lễ lạc của Việt Cộng mới có được chút ít thịt. Có người đã "cải thiện" bữa ăn bằng cách bắt cắc ké, bắt chuột và làm bẫy gài chim én. Thế nên việc Ban chỉ huy Trung Đoàn 775 mời X. lên "bồi dưỡng" chẳng ai hiểu được lý do, ngay cả X. Mỗi người góp một ý kiến. Ý kiến nào cũng bi thảm. Riêng X. vẫn ung dung:
"Tới đâu thì tới. Tớ chẳng làm được như cái ông gì khi được giặc mời cứ bình tĩnh gắp óc người vừa ăn vừa uống rượu, nhưng tớ cũng chẳng có gì phải lo lắng. Mấy ổng muốn bắn, muốn giết gì thì cũng đành chịu thôi. Bọn mình bây giờ cũng như Kiều đã tới sông Tiền Đường." (1)
Sáng ngày 30 tháng 4, X. lại được cán bộ quản giáo và hai vệ binh có võ trang gọi lên Ban Chỉ Huy Trại "làm việc."
Sau đây là hoạt cảnh và những lời đối thoại ở Ban Chỉ Huy Trung Đoàn 775 giữa X. và "những người cách mạng", theo lời kể lại của X.
Lời Trung tá Chính ủy Trung Đoàn 775 nói với X. khi cán bộ quản giáo đưa X. vào ban Chỉ Huy Trại:
"A… chào anh X., hôm nay chúng tôi, những người đại diện Đảng và Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, theo đúng chính sách khoan hồng nhân đạo đối với những người lầm đường, lạc lối đã biết ăn năn, hối cải…"
Viên chính ủy ngập ngừng một lúc rồi lại nói tiếp:
"Sau đây chúng tôi sẽ cho anh gặp đồng chí Y., bố của anh từ miền Bắc vào đây thăm anh trong dịp đồng chí vào miềnNamcông tác. Đề nghị anh trình bày với đồng chí Thứ Trưởng là chế độ ăn uống trong trại rất tốt – như chúng tôi đã bồi dưỡng anh hai ngày vừa qua."
Viên chính ủy có vẻ ngần ngừ, rồi nói tiếp:
"Nói chung là việc ăn uống của toàn trại cũng chưa được… tốt lắm. Đó là khó khăn chung bởi vì ta chỉ mới tiếp thu miềnNammới có một năm, địch và đế quốc Mỹ đã để lại cho ta biết bao nhiêu là khó khăn. Mặc dù đã cút chạy nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, chúng đã dùng đủ mọi thủ đoạn…"
Viên chính uỷ gầm gừ:
"Đúng là cái bọn đế quốc… chết đến đít mà vẫn còn cay. Như vừa qua anh đã biết đấy: Chúng cho người lẻn vào phá hủy kho đạn Long Bình."
Y thở dài:
"Mà thôi… bỏ qua mấy chuyện đó đi. Anh X. nhớ nhé, nếu đồng chí Thứ Trưởng có hỏi han gì về chuyện ăn uống thì anh nói hộ một tiếng, nhé."
Sau đó, X. được viên chính ủy đích thân đưa qua phòng tiếp tân. Trong phòng có hai người đàn ông, một già, một trẻ. Người đàn ông lớn tuổi mặc thường phục đứng dậy khi viên chính ủy Việt Cộng và X. bước vào. Họ bắt tay nhau và, sau đó, viên Trung Tá chính ủy xin phép rút lui để "đồng chí Thứ Trưởng và anh X. được tự nhiên."
Khi viên chính ủy đi khỏi, không khí trong phòng trở nên ngột ngạt. Người đàn ông mặc thường phục đầu tóc bạc phơ, gương mặt khắc khổ có vẻ hao hao giống X. Người trẻ tuổi mặc quân phục của Quân Đội Nhân Dân miền Bắc, trên cổ có đính cấp bậc Thiếu úy, trên đầu úp chụp chiếc nón cối có đính huy hiệu ngôi sao vàng trên nền đỏ màu máu, dù lúc bấy giờ là đang ở trong phòng.
Người đàn ông lớn tuổi tằng hắng, đôi mắt hấp háy sau làn kính trắng, bắt đầu câu chuyện:
"Nhân dịp vào đây công tác, nhân tiện bố ghé thăm mẹ của anh, được bà ấy cho biết là anh đang cải tạo ở đây, bố đến thăm anh…Như anh đã biết, đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ chủ tịch đã đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mỹ để thu giang sơn về một mối. Đất nước ta từ nay sạch bóng quân thù. Bằng cuộc cách mạng giáo dục song song với cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, Đảng và Nhà Nước ta sẽ đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa mà không cần phải quá độ qua chủ nghĩa tư bản…"
Người đàn ông lớn tuổi chợt ngừng nói khi nhìn thấy X. đang nhìn mình có vẻ ngạc nhiên. Giọng nói của ông ta bớt hăm hở:
"Anh cũng biết là cách mạng bao giờ cũng khoan hồng nhân đạo. Về những sai lầm của anh trong quá khứ, anh phải sửa chữa bằng việc cải tạo bản thân. Đây là chính sách chung, bố không thể giúp gì cho anh được mặc dù mẹ anh có yêu cầu bố giúp đỡ cho anh. Anh cố chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Nhà Nước để sớm trở thành một công dân lương thiện của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam."
Người đàn ông lớn tuổi ngừng nói. Ông thấy X. vẫn ngồi bất động trên ghế, nhìn ông với ánh mắt lạ lùng, khó hiểu, chợt gương mặt anh ta có vẻ tươi tỉnh, anh ta gật gù:
"Thưa bố, con biết. Con xin nghe và làm theo lời chỉ dạy của bố."
Sau câu nói, X. ngập ngừng một lúc, rồi quay sang hỏi người lớn tuổi:
"Thưa bố, con có thể nói chuyện với bố bằng Pháp ngữ hoặc Anh ngữ?"
Người đàn ông lớn tuổi được viên Trung tá chính ủy gọi là đồng chí Thứ Trưởng ngạc nhiên nhìn X.. Ông ta không ngờ cái thằng lỏi tì lúc ông đi theo cách mạng của cái thuở "chín năm đốt đuốc soi rừng", vợ ông còn ẵm ngửa trên tay, sau đó, vợ của ông vì mất liên lạc với chồng đã theo gia đình bồng con lên tàu há mồm di cư vào Nam và ở vậy nuôi con cho tới ngày miền Nam được miền Bắc "giải phóng" mà nó đã được nên người tới như vậy. Thì ra bà ấy cũng tài lắm chứ có chơi đâu. Ông ngần ngừ một lúc rồi nói với X. với giọng nói có vẻ thân mật, khác hẳn với cái giọng-nói-của-Đảng-và-Nhà-Nước:
"Con có thể nói chuyện với bố bằng tiếng Pháp."
X. bắt đầu hỏi về tình trạng gia đình, sinh hoạt ngoài miền Bắc. Người bố nhìn đứa con đã mấy chục năm xa cách với cái nhìn thiện cảm. Ông thực tình kể lại những chính sách, những đãi ngộ của Đảng và Nhà Nước đối với ông – một Thứ Trưởng của một Bộ trong chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người bố kể rất nhiều chuyện với giọng nói ngày càng thân mật. Đứa con chỉ ngồi im lắng nghe., thỉnh thoảng anh ta lại gật gù. Khi người bố dứt lời, X. chậm rải nói:
"Thưa bố, qua những điều bố vừa cho con biết thì theo con, con thấy là Đảng và Nhà Nước của bố có chiến thắng được cái gì đâu."
Người bố sửng sốt nhìn đứa con, ông tưởng chừng như tai mình nghe lầm. X. vẫn tỉnh bơ nói tiếp:
"Thưa bố, xin bố đừng giận con về những điều con nói thực với bố. Theo những điều bố vừa kể thì con thấy là Đảng và Nhà Nước của bố không có chiến thắng một cái gì hết. Nếu nói mục đích của chủ nghĩa Cộng sản là đem lại cơm no, áo ấm cho dân cho nước; thì Đảng và Nhà Nước của bố trong mấy chục năm qua đâu có thực hiện được một chút nào đâu."
Người bố tằng hắng, định lên tiếng nhưng X. đã nói tiếp:
"Con xin lỗi bố, xin bố cho phép con trình bày ý kiến của con. Con sẽ không nói gì về những cái cao xa của những quốc tế vô sản, của chủ nghĩa tư bản gì hết, những điều con nói với bố là những cái thiết thực trước mắt. Điển hình như những đải ngộ mà Đảng và Nhà Nước đã dành cho bố: một Thứ Trưởng của Chính Phủ. Con có nghe bố nói là với chức vụ Thứ Trưởng mỗi tháng bố sẽ được cấp phát 2 ký thịt lợn và nếu muốn mua thêm thì phải trả thêm tiền. Và nếu muốn mua nhiều hơn nữa thì phải mua với giá chợ đen…"
Người bố vừa định xen vào nhưng X. đã tặc lưỡi nói:
"Xin bố đừng ngắt lời con. Những điều con nói đây là con nói trong tình cảm gia đình, nói bằng trái tim, bằng tình thương, chứ không phải nói bằng chủ nghĩa giáo điều. Dĩ nhiên bố có quyền đề nghị bỏ tù con lâu hơn vì nhưng cái gọi là tư tưởng phản động, có điều con chỉ xin bố tin rằng những điều con vừa trình bày với bố là Sự Thật, xuất phát tự đáy lòng của con. Theo ý kiến của riêng con, nếu nói mục đích của nhà cầm quyền là đem lại cơm no, áo ấm cho dân thì miềnNamđã có được từ khuya. Ở miền Nam, con xin lỗi bố, không cần phải là Thứ Trưởng như bố, từ anh đạp xích lô đến Tổng thống Thiệu, có tiền muốn mua bao nhiêu thịt lợn cũng được, không cần phải cấp bậc, chức vụ, không cần phải chợ đen, chợ đỏ gì cả."
X. tặc tặc lưỡi:
"Con chỉ nói một thí dụ nhỏ thôi. Con mong rằng nếu có những gì bố không đồng ý, xin bố tha lỗi cho con vì mẹ con có dạy rằng: "Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Dù ai cầm dao dọa giết. Cũng không nói ghét thành yêu!" (3).
Người bố nhìn đứa con. Đôi mắt sáng như sao băng của đứa con chiếu thẳng vào người bố:
"Thưa bố, con rất biết ơn về việc bố đã còn nghĩ đến con, đã vào đây thăm con và dạy dỗ con. Con xin bố tha lỗi về việc trong tờ khai lý lịch con đã khai là bố vô danh, dù mẹ con có cho con biết tin tức về bố. Con xin lỗi bố con khai như vậy vì con không muốn ảnh hưởng đến sự nghiệp của bố. Việc con làm, con chịu, vì con tin là con đã đi đúng đường. Bố không cần phải bận tâm gì về việc có can thiệp được hay không can thiệp được cho con."
X. ngừng lại một lúc lâu, sau cùng, anh bậm môi, nói với giọng đanh thép:
"Có một điều con xin được phép nói với bố là Đảng của bố và bố đã đi lầm đường!"
Gương mặt của người đàn ông lớn tuổi bỗng trở nên tối sầm. Ông ta, ngay từ lúc đầu khi viên chính ủy và đứa con bước vào, ông ta đã cảm thấy có một cái gì không ổn đang rình rập ông. Ông không bao giờ nghĩ là cái thằng con vừa gặp lại sau mấy chục năm xa cách nó lại dám nói với ông như vậy. Nó là "thằng tù" mà! Khả năng của ông, ông có thể can thiệp cho nó về sớm. Phép tắc nào mà không có một ngoại lệ. Sở dĩ ông không muốn đứng ra bảo lãnh cho nó vì ông có ý định bắt cái ghế Bộ Trưởng trong kỳ đại hội Đảng sắp tới. Khi vào đây ông nghĩ là khi gặp ông thằng con nó sẽ khóc lóc, năn nỉ ỉ ôi để ông can thiệp cho nó về sớm, chẳng ngờ, ông gặp thằng con ngoài cả cái ý nghĩ của ông. "Đảng của bố và bố đã đi làm đường!" Con cái láo lếu thật! Nhưng mà rõ ràng những thực tế nó dẫn chứng ông đâu có thể phủ nhận được. Lịch sử đâu thể đem căng trên một cái bàn căng. Lịch sử là lịch sử. Duy vật sử quan là một cưỡng ép. Người đàn ông lớn tuổi chợt giật mình: Chỉ mới có thằng lỏi mà mình đã chao đảo, thì còn nói gì tới những thằng xếp của nó. Ông buông thỏng hai tay.
Vừa lúc đó thằng con tiếp lời:
"Thưa bố, con nhờ bố về nói dùm với mẹ là xin mẹ tha lỗi cho con về việc trong những ngày tuổi mẹ đã xế bóng con không thể sớm hôm săn sóc mẹ. Con cũng nhờ bố cho con kính gửi lời thăm dì…"
Ông bố ngồi im, chết cứng trước những sợi dây tình cảm mà thằng con nó vừa buộc cứng vào ông.
Quay qua viên thiếu úy Quân Đội Nhân Dân, X. hỏi ông bố:
"Thưa bố, anh này là ai?"
Người bố cựa quậy trong cái vỏ vô hình êm ái đang bao vây lấy ông:
"Đây là Z., em cùng cha khác mẹ với con đấy. Sau khi mẹ đem con di cư vào Nam, bố vì lý tưởng đi hoạt động cách mạng, do đó bố được Đảng cho phép cưới một người vợ khác. Bố đã kết hôn với dì con. Và bố có thêm hai đứa con."
X. quay nhìn viên thiếu úy bộ đội, làm ra vẻ ngạc nhiên:
"Thế ra là chú Z. đấy à. Chú Z. ăn học tới đâu rồi nhỉ?"
Viên  thiếu úy bộ đội lí nhí một điều gì đó nghe không rõ. X. nói tiếp:
"Theo anh được biết là ở đâu cũng vậy: "Tiên học lễ, hậu học văn." Chú là sĩ quan Quân Đội Nhân Dân chắc chú cũng phải có học. Chú theo bố vào đây thăm anh, anh rất cám ơn. Có điều anh nhắc cho chú biết: gia đình ta không có cái thói mất dạy trẻ nhỏ mà hỗn hào vô lễ với người lớn. Em gặp anh cả mà chẳng biết mở miệng chào."
Ông bố lặng người. Viên thiếu úy bộ đội đỏ mặt. X. tỉnh bơ nói tiếp:
"Lần này anh tha lỗi cho chú đấy. Nhưng lần sau là chú liệu hồn đấy nhé. Gia đình ta vốn nề nếp từ trước tới giờ. Mẹ vẫn thường nhắc nhở anh những điều lễ giáo mà bố đã dạy dỗ, dặn dò mẹ."
Trầm ngâm một lúc, X. nói tiếp:
"Chú có ghé nhà anh chú biết đó. Trước khi phải vào đây, anh may mắn hơn một số người khác. Với cái trại nuôi heo giống ở Thủ Đức và những của nổi, của chìm mà anh để lại ở nhà, anh tin rằng mẹ và vợ anh tức chị dâu của em không đến nổi vất vả. Bố và chú lúc trở về, anh xin bố và chú ghé nhà. Chú thích gì, dì và chú em ở ngoài Bắc nếu thích cái gì như đồng hồ, radio, cassette, xe đạp… em nói với chị chị sẽ mua. Nhờ em nói với dì, với chú em của chúng ta… đây là quà tặng của anh."
X. quay sang ông bố:
"Bố thích gì cứ nói mẹ mua, con biết là với tài sản của con gầy dựng với sự trợ giúp của mẹ và vợ con, con có khả năng tặng bố, dì và các em những món quà theo ý thích…"
*
Câu chuyện chấm dứt ở đây. Như đã nói đây là một chuyện có thực.
Vào tháng Chạp năm 1978, có cuộc nổi dậy của toàn thể 7K. tức bảy phân trại của trại cải tạo Suối Máu. Không biết tự lúc nào, các hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa các phân trại đã bị cắt đứt. Trong đêm Giáng Sinh năm đó, hàng vạn tù nhân của bảy phân trại đều tập họp tại hội trường và tất cả đều cất cao giọng hát hát bài mừng Chúa giáng sinh.
Quân Khu 7 đã huy động xe tăng, thiết giáp bao vây trại cải tạo Suối Máu, cũng như trước đó đã bao vây các nhà thờ thuộc khu vực Hố Nai, Gia Kiệm.
Những người cầm quyền đã ra lệnh bắn xối xả vào hàng vạn tù nhân đang cất cao giọng hát mừng Chúa ra đời: "Trong đêm Noel lạnh lẽo Chúa sinh ra đời. Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá bên máng lừa…" Có người bị trúng đạn lòi ruột, máu chảy ròng ròng, lấy tay nhét ruột vào, ôm bụng hát tiếp. Mặc súng nổ, những người tù vẫn tiếp tục cất cao giọng hát mừng Chúa ra đời. Tiếng hát trong đêm vang đi rất xa. Sau này, các cán bộ quản giáo có mặt trong đêm hôm  đó đã nói:
"Các anh… kinh thật. Chúng tôi không hiểu tại sao các anh "cuồng tín" tới như vậy. Đạn nổ ầm ầm thế mà các anh vẫn tỉnh bơ hát bài mừng Chúa ra đời. Chúa các anh là cái quái quỷ gì mà lại được các anh ca tụng đến thế. Chúa các anh có đem các anh ra khỏi vòng rào kẽm gai đâu. Có điều phải nói là chúng tôi… sợ các anh thật!"
Những người tù không trả lời những cai tù bằng lời nói, họ trả lời bằng việc làm; bởi, không có căn bản để thảo luận giữa những kẻ vô thần và những người hữu thần. Bởi, chỉ có sự bình đẳng giữa những người đồng đẳng.
Người được toàn thể tù nhân bảy phân trại bầu lên để chỉ đạo tổ chức mừng Giáng Sinh năm đó là X.
Anh đã bị biệt giam trong conex nhiều tháng trời. Những cai tù đã tra tấn, đánh đập, dọa nạt, rúng ép để anh phải khai đồng bọn. Câu trả lời duy nhất của anh:
"Đồng bọn của tôi là tất cả trại viên 7 phân trại cũng như tất cả người dân miền Nam không đồng ý về việc các ông đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đầu, lên cổ chúng tôi."
*
Người viết lại câu chuyện này không có ý làm-công-việc-văn-chương-chữ-nghĩa vốn ngày càng nhẹ nhổm nơi trường văn, trận bút ở hải ngoại. Đây là một câu chuyện có thực, người viết chỉ nghe sao ghi lại vậy, không thêm thắt, cường điệu. Đoạn (*), người viết ghi lại ý kiến của cố học giả Nguyễn Hiến Lê về cái nhìn của ông đối với việc sụp đổ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa. Đoạn (**), người viết trích từ quyển "Sàigòn" của ông Phạm Kim Vinh. Có thể vì ông Phạm Kim Vinh dịch lại từ sách ngoại quốc nên mới có cái chuyện mày, tao, chi, tớ giữa ông tổng-thống-thời-cơ Dương Văn Minh với ông Đại tá chính ủy Việt Cộng Bùi Tín – người vừa làm ồn ào hải ngoại với cái kiến nghị của một công dân!
Người viết cũng xin không có ý kiến về những việc này. Xin để tất cả cho lịch sử phê phán. Bởi, lịch sử vốn nghiêm khắc và công bằng. Một điều chắc chắn là Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn, bố của Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín, không thể ngồi chung chiếc chiếu lịch sử với nhà ái quốc Phan Bội Châu!
Theo lời người kể chuyện, X. đã được trả tự do sau mười ba năm cải tạo. Thứ Trưởng Y., bố anh, vài tháng sau khi đi thăm anh về đã từ chức. Và viên thiếu úy Quân Đội Nhân Dân, người em cùng cha khác mẹ với X. cũng đã nộp đơn xin phục viên. Tất cả gia đình họ đã vào miền Nam. Theo lời người kể chuyện, X. đã từ chối qua Mỹ theo chương trình H.O. Anh nói với người kể chuyện về một thần thoại kể về một vị thần chỉ có sức mạnh khi đứng trên mặt đất, khi bị nhấc lên khỏi mặt đất thì vị thần đó sẽ không còn sức mạnh.
Người kể chuyện cũng cho biết là gia đình của X. bây giờ rất hòa thuận. Người bố và đứa em đều công nhận là họ đã lầm đường. Họ đang cùng nhau chung bước trên con đường Cách Mạng Quốc Dân. Họ và những người cùng đi với họ quyết lấy máu của mình để viết nên trang sử mới của dân tộc.
Thái độ sống của họ sẽ là điều mà những kẻ loay hoay lẩn quẩn giữa sống và viết, không dám sống điều mình viết phải cụp đuôi, cúi đầu. (3).
Họ là những người đã chọn ở lại để sống, chết với quê hương.
*
ĐOẠN VIẾT THÊM: Tôi biết có rất nhiều người đã chọn ở lại để sống chết với quê hương. Cuộc "cách mạng hoa Lài" với cơn bão lửa của tự do, dân chủ, nhân quyền đã bùng lên ở Tunisia rồi sẽ lan qua Ai Cập… rồi sẽ đến Việt Nam. Hy vọng toàn dân trong nước sẽ cùng những người đã chọn ở lại để sống chết với quê hương sẽ tiếp sức với làn gió "cách mạng hoa Lài" thổi sập "căn nhà cộng sản" đã mục nát để, xây dựng lại đất nước Việt Nam với đầy đủ tự do, dân chủ, nhân quyền vốn là những quyền mà toàn dân Việt Nam phải được hưởng.
(1)   Câu nói của nhà văn Doãn Quốc Sĩ nói với Vũ Hạnh sau ngày 30-4-1975
(2)   Thơ Phùng Quán.
(3)   Bài Tự Phận Ca viết về anh hùng Nguyễn Cao của Tường Vũ Anh Thy.
 NGUYỄN THIẾU NHẪN
  San Jose 1992-2012
by Lý Tưởng Người Việt

Kính thưa Quý Vị:

Hôm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh, trước 3 giờ chiều (tại Đức) là thời điểm tưởng nhớ giây phút Chúa tắt hơi, tôi làm bài thơ dưới đây, mà xót xa nghĩ đến lỗi lầm của mình đã làm Chúa buồn dù các tội ấy không đến nổi nặng lắm. Nhưng, xét cho cùng, đã là tội thì nó ngược với Tình Yêu của Thiên Chúa là Đấng Thánh. Cho nên, chính tôi cũng là lý hình thời nay đang hành hạ Chúa bằng roi da bọc sắt, mão gai, lưỡi đòng... là tội lỗi của mình.

Đặc biệt, tôi nghĩ đến Thánh Giá Đồng Chiêm, Thái Hà, Tam Tòa..., nhất là Thánh Giá ở Giáo Xứ Cồn Dầu bị tà quyền tại Đà Nẵng ra lệnh phá đi trước Lễ Phục Sinh. Vậy mà ĐỨC ĐẠI giám mục ''Châu Ngọc'' Tri lại trở thành ''vô tri'', tức là bất mộ. ĐỨC ĐẠI giám mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình chỉ muốn ''thái hòa, hòa hợp'' với đảng vô lương là bịt tai, miệng, mắt, mũi, đầu, không chịu mở (EPHATA) chúng ra mà nhận thức rõ thảm trạng Chúa đang bị tra tấn dã man.

Do đó, bài thơ hôm nay cũng là món quà giúp Hàng Giáo Phẩm Việt Nam xét mình có xứng đáng bước tới, quỳ lạy, hôn Chân Chúa không!!!

Đaminh Phan văn Phước

 

thanhgia

Con Đường mà Chúa đi qua

Mang tên ''Thập Giá'' chan hòa Tình Thương!

Con Đường Ngài ra pháp trường

Mang theo tội lỗi của dương thế nầy!

Vai Ngài nặng trĩu một cây

Có tên ''thập ác'' của bầy sói lang!

Là Vua Vũ Trụ, Thiên Đàng

Vì yêu nhân loại, Ngài mang thập hình!

Con Đường của Chúa chứng minh:

- Ngài là Thiên Chúa, là Tình Bao La!

- Là Lời hằng ở trong Cha *

- Ngài thương con lắm, mới ra nỗi này:

- Chết trên Thập Giá, dang tay

- Bởi vì Chúa muốn giải bày Tình Thương!

Giờ đây, con hiểu ''Đoạn Trường''

Nên yêu Thập Giá, Con Đường Chúa đi!

Đời con chẳng có nghĩa gì

Nếu không thờ Chúa Trị Vì trên cao!!!

Chết rồi, mình sẽ ra sao?

Khinh khi Thánh Giá, hồn vào nơi đâu?

Chúa ôi, Thánh Giá Nhiệm Mầu

Mão gai Chúa đội trên đầu vì yêu!

Nhìn lên Thánh Giá, nhớ Chiều

Của Ngày Thứ Sáu Tình Yêu Tuyệt Vời!

Cho con Thánh Giá, Chúa ơi

Để con thánh hóa đường đời chông gai!

Từ nay, con quyết theo Ngài

Là mang Thánh Giá dù ai nhạo cười!

Khổ đau là đóa hoa tươi

Giúp con sống Đạo, giữ Mười Giới Răn...

 

                          ***

Đức Quốc, 06.4.2012

Cảm tác trước giờ Chúa tắt hơi.

Đaminh Phan văn Phước

 

Kính mời quý Vị nghe hai ca khúc: Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Lệ Hằng – YouTube

                                                           TINH YEU THIEN CHUA - YouTube

 

* ''Lời hằng ở trong Cha'': Tin Mừng theo Thánh Gioan 1,18: ''(Thiên Chúa) Con Một ở trong lòng Cha.'' Trong tất cả mọi bản dịch, động từ ''ở, hiện diện'' được dùng với thì hiện tại để chứng minh chân lý vĩnh hằng: hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi! Trả lời câu hỏi của tông đồ Philip, Chúa nói: ''Con không tin Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta sao?'' (Gioan 14,10) Vì thế, phải dịch câu ở Tin Mừng theo Gioan 1,1 như sau: ''…, và Lời ở trong Thiên Chúa...'' đúng với ý nghĩa của giới từ Hy-La-Đức ''pros, apud, bei'' có động từ ''ở, hiện hữu'' không chỉ sự di chuyển.

by Lý Tưởng Người Việt
Trong một thông báo khác, nhóm Thanh Niên Cờ Vàng đã cho biết địa chỉ trang nhà và email của Thanh Niên Cờ Vàng đã bị Việt Công đánh cắp. Các trang nhà là
caydaowww.thanhniencovang.com , www.thanhniencovang.net, www.thanhniencovang.org và thanhniencovang at gmail.com đã bị đánh cắp từ tháng 9 năm ngoái tới nay. Tổ chức này cho biết đang làm việc với registrar và sẻ thông báo đến với quý vị khi có kết quả. Hiện tại trang nhà của Thanh niên Cờ vàng đã được chuyển đến www.TNCVOnline.com. xin thông báo cùng tất cả quý vị về việc này.