Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
VIỆT NAM -  Quyền tự do cư trú là một trong những quyền căn bản của công dân được hiến pháp minh thị, nhưng nhiềuđiều khoản được thêm vào dựluật Cư Trú sửa đổi mặc nhiên xiết chặt việc nhập "hộ khẩu" tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Dự luật này do Bộ trưởng Bộ Công an Cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang trình bày tại cuộc họp của Quốc hội sáng ngày 23 tháng 5. SC 8-large-content copy copy copy copy copy copy copyTường thuật nội dung cuộc họp trên, báo Tuổi Trẻ nói rằng một số qui định mới được thêm vào theo hướng xiết chặt thủ tục, điều kiện ghi danh thường trú tại các thành phố lớn trực thuộc chính quyền trung ương Việt Nam. Hiện nay, có năm thành phố ở Việt Nam được coi là trực thuộc chính quyền trung ương bao gồm Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Theo báo Tuổi Trẻ,những điều kiện mới buộc công dân Việt Nam cần có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tiếp hai năm trở lên mới có thể được nhập hộ khẩu. Qui định mới cũng ấn định rằng  chỗ ở hợp pháp của cá nhân thuê, mượn, hay ở nhờ, cần hội đủ diện tích trung bình tối thiểu…Ngay sau khi nội dung dự luật Cư Trú được công bố chính thức, nhiều ý kiến nói rằng những qui định xiết nhập cư tại năm thành phốlớn như trên là làm khó người dân. Theo thống kê được công bố hồi năm 2012, mật độ dân số hiện nay ở Sài Gòn là 3,589 người trên một cây số vuông; tại Hà Nội là 2,013 người trên một cây sốvuông. Trước đó, Bộ Công an Cộng sản Việt Nam đòi xóa tên các công dân xuất ngoại từ hai năm trở lên trong dự thảo Luật Cư Trú sửa đổi. Bị phảnđối mạnh, Bộ này đã phải thu hồi qui định nói trên.Còn tại Đà Nẵngđầu năm nay, chính quyền thành phố này ra lệnh ngưng cho nhập hộ khẩu các công dân không có nhà thuộc sở hữu riêng.
by Lý Tưởng Người Việt
Một phó công an xã ở tỉnh Quảng Nam vừa bị bắt vì trong lúc say xỉn đã dùng dao chém chết một cán bộ Ban tuyên giáo. Sự việc xảy ra hôm 20/5 vừa qua tại xã Trà Vân, huyện Nam TràMy thuộc tỉnh Quảng Nam, theo truyền thông Việt Nam đăng tải. Quyếtđịnh bắt giam ông Hồ Văn Huynh, phó Công an xã Trà Vân - về hành vi giết người và cố ý gây thương tích, đã được đưa ra hôm 21/5. Theo báo Tuổi Trẻ cùng ngày, vụ việc xảy ra sau khi một cuộc nhậu nhẹt trong quán kết thúc và Hồ Văn Huynh đã "cãi nhau" với các cán bộ cùng bàn. Sau khi về nhà lấy dao dài 30 cm, Hồ Văn Huynh đến gây gổ và chém vào đầu ông Hồ Văn Thà, cán bộ Ban Tuyên giáo xã. Khi ông Đinh Hoàng Nhã, Chủ tịch Hội Nông dân xã và một người dân là Hồ Văn Chính vào can ngăn thì thủ phạm chém luôn cả hai vào đầu, tay và mặt. SC 11-large-content copy copy copy copy copy copy

Riêng ông Hồ Văn Thà bị thương nặng vào động mạch cổ nên đãchết trên đường đi cấp cứu vào trung tâm y tế huyện. Vụ việc xảy ra chỉ vì "uống rượu xảy ra mâu thuẫn", theo điều tra ban đầu của công anđịa phương. Đây không phải là vụ việc duy nhất xảy ra cùng thời gian tại Quảng Nam nhưng có vẻ như là vụ được dư luận quan tâm vì thủphạm là công an, còn nạn nhân cũng là cán bộ xã. Cũng hôm 21/5, một nhóm thanh niên Đà Nẵng vào xã Quế Phong, huyện Quế Sơn ở Quảng Namăn cưới đã mâu thuẫn với dân địa phương, xảy ra xô xát. Sau đó, nhóm thanh niên Đà Nẵng dùng dao tấn công người trong một quán nước, khiến chủ quán, ông Mai Văn Bảy bị chết.
by Lý Tưởng Người Việt
NINH BÌNH.- Nhà cầm quyền địa phương vừa buộc Giám đốc Công ty Cúc Phương xin lỗi dân hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân, thuộc xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để vãn hồi trật tự tại đây. Vụ nổi loạn ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vừa được tờ Thanh Niên đề cập và xem đó như một bài học cho các doanh nghiệp chuyên dựa vào chính quyền và côn đồ để trục lợi. Công ty Cúc Phương thuê hai xe taxi, chở sáu thanh niên, xăm trổ vằn vện trên người tới xua đuổi dân chúng địa phương ra khỏi khu vực canh tác của họ. Sáu thanh niên này đã sử dụng dao, kiếm, đuổi đánh những người phản đối việc san ủi, đào xới của Công ty Cúc Phương, bất kể đa số là phụ nữ và trẻ con. SC 9-large-content copy copy copy copy copy

Tờ thanh Niên mô tả: cả khu vực náo loạn vì tiếng gào thét, chửi bới tục tĩu của nhóm côn đồ và tiếng kêu khóc của dân. Cũng theo tường thuật của tờ Thanh Niên, có một thanh niên ở thôn Đồng Quân đã quỳ xuống giữa đường, giơ tay xin nhóm côn đồ dừng truy đuổi, đánh đập phụ nữ, trẻ em nhưng bị nhóm này đánh trọng thương. Uất ức trước cảnh tượng trên, hàng trăm người dân đổ tới, dồn nhóm côn đồ vào phía trong Khu du lịch Thung Phương. Một số người đã leo qua hàng rào, mở cổng cho mọi người tràn vào đánh nhóm côn đồ. Tới lúc này chính quyền địa phương mới xuất hiện song công an địa phương không thể vãn hồi được trật tự. Dân chúng cương quyết không cho công an đưa nhóm côn đồ đi cấp cứu, nếu chủ công ty Cúc Phương không đứng ra xin lỗi họ… Đây có thể là vụ đầu tiên mà nông dân thẳng tay trị côn đồ, dằn mặt cả nhà cầm quyền lẫn những kẻ vẫn quen dựa vào chế độ độc tài tham nhũng này để cướp đoạt đất của họ
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Cục trưởng An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Y tế nói với BBC ông chưa nhận được thông tin về tình trạng người tiêu dùng bị cho ăn nước phở chế biến từ các loại thịt phế phẩm, ôi thiu từ một lò chế nước phở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bài phóng sự của báo thuộc Hội luật gia Việt Nam này cảnh báo về công nghệ chế nước phở từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Bài báo nêu rõ địa chỉ của nơi được gọi là Lò chế nước phở là một căn nhà ba tầng ở ngõ 10 đường Đê Tô Hoàng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.A 3-large-content copy

Bài báo mô tả: Các loại thịt được cơ sở này nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết, chỉ cần mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành. Tác giả bài báo cho biết giá vài chục lít nước phở chế sẵn theo dạng này là 50.000 đồng. Bà chủ lò nấu nước lèo tên Lan được dẫn lời nói với phóng viên báo này rằng công việc kinh doanh như vậy đã diễn ra hàng chục năm nay rồi.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC ngày 22/05/201, Cục trưởng An toàn Thực phẩm, ông Trần Quang Trung tỏ ý nghi ngờ đối với tin tức nước phở bẩn vì theo ông thì: Theo truyền thống, các hàng phở đều để nồi nước dùng nấu ngay trước mặt khách hàng, ai cũng nhìn thấy là có cả xương hầm đàng hoàng.Đánh giá chung về tình hình an toàn thực phẩm, ông Trung cho rằng việc bán thực phẩm bẩn ra thị trường không phải là hiện tượng phổ biến: Nếu có, thì đó là báo chí [nêu ra các trường hợp] cá biệt. Chúng tôi cho anh em đi kiểm tra thì không phát hiện được các trường hợp như vậy. Chúng tôi vẫn thường xuyên đi kiểm tra nhằm khuyến cáo cho người dân. Ông Trung đánh giá vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay là trong tầm kiểm soát.
by Lý Tưởng Người Việt
TIN HÀ NỘI -Người dân Hà Nội đang chạy theo xu hướng tiêu thụ mới: tìm cách xuất ngoại qua đường du lịch hoặc nhờ người quen biết, đặt hàng qua mạng… để mua sắm các loại hàng hiệu cho con trẻ ở nhà. Báo mạng Việt Nam Net dẫn lời tâm sự của bà Nguyễn Thị Khánh Linh, ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội xác nhận chỉ mua tất cả các loại vật dụng ở ngoại quốc cho con xài. Bà Khánh Linh hiện có hai con nhỏ, một lên bảy và một mới lên ba. Theo bà, sự thận trọng trong việc mua hàng hóa các loại cho trẻ dùng là để bảo đảm sức khỏe của trẻ. A 7-large-content copy copy

Vì vậy, mỗi lần người thân ở Đức hoặc ở Nga về, bà Khánh Linh đều nhờ họ cầm giùm các loại vật dụng cần yếu cho hai đứa con. Ngay cả quần áo cho trẻ, bà cũng xài hàng nhập cho "an toàn." Bà Linh còn cho rằng phải "xài hàng ngoại," vì không còn tin vào phẩm chất hàng hóa "Made in Việt Nam," đặc biệt là hàng "Made in China." Cũng theo bà, hàng hóa ngoại quốc như dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng da… đều đậm đặc. Còn hàng trong nước đã kém phẩm chất, còn bị pha loãng lung tung, cho nên rẻ cũng thành… đắt tiền.

Một cư dân khác ở Hà Nội là bà Hoàng Quỳnh Nga được nhiều người biết vì có kinh nghiệm "săn" hàng "độc" ở ngoại quốc. Mỗi năm xuất ngoại độ hai lần, lần nào bà Nga cũng khệ nệ "rinh" về một thùng chứa quần áo, giày dép, mỹ phẩm… Bà này cho hay, canh đúng vào dịp các nước châu Âu, hoặc Đông Nam Á giảm giá mạnh, đặc biệt vào mùa lễ, bà lại đặt vé đi du lịch. Một số người khác còn nói rằng, từ sau vụ trẻ em Trung Quốc uống nhầm sữa nhiễm melamine bị suy thận, họ bắt đầu tẩy chay hàng "Made in China." Cũng theo Việt Nam Net, khuynh hướng "sính" hàng ngoại của cư dân Hà Nội trong thời gian gần đây thu hút ngày càng nhiều người tiêu thụ, kể cả giới trung lưu.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Tổng Hợp -  Hàng chục tỉnh thành ở Miền Nam đã bị cúp điện nhiều giờ đồng hồ được mô tả là do một đường dây điện bị cắt vì xe cần cẩu sơ ý làm vướng đứt. Bản tin RFI cho biết, theo thông cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vào lúc 14 giờ 19 (giờ Việt Nam) ngày hôm Thứ Tư 22/05/2013, một chiếc xe cần cẩu trồng cây trong khu vực thành phố mới Bình Dương đã chạm vào đường dây 500 kV gần trạm biến áp Tân Định, làm cho toàn miền Nam bị mất điện, gây hỗn loạn trong sinh hoạt. RFI cũng nói, theo báo chí trong nước ghi nhận, tại Thành phố Sài Gòn do hệ thống đèn tín hiệu không hoạt động nên tình hình giao thông trở nên rối loạn. A 1-large-content copy copy

Hàng loạt nhà máy cấp nước như BOO Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp phải ngưng hoạt động trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sự cố mất điện cũng đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động của các bệnh viện.Bản tin báo Tuổi Trẻ ghi nhận là ngay sau khi cúp điện, tại nhiều khu vực ở trung tâm Q.1, Q.3… TP.Sài Gòn giao thông ở các ngã tư trở nên hỗn loạn; nhiều nhà hàng, cửa hàng kinh doanh phải ngưng hoạt động. Ở rất nhiều khu vực, do mất điện, hệ thống đèn giao thông không thể hoạt động. Tình hình giao thông tại nhiều giao lộ có mật độ xe cộ cao trở nên rối loạn. Tại các ngã tư, nhiều xe cộ chen lấn nhau, khiến lực lượng cảnh sát giao thông phải làm việc khá vất vả.

Bản tin Tuổi Trẻ cũng nói, hàng loạt nhà máy cấp nước như BOO Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp... cũng phải ngưng hoạt động trong khoảng một tiếng đồng hồ, ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân thành phố. Trong khi đó, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi nhận rằng, sau sự cố miền Nam cúp điện trên diện rộng kéo dài chiều 22-5, doanh nghiệp nhiều ngành sản xuất đã thiệt hại quá lớn, nặng nề nhất rơi vào các ngành như nhựa, sợi, gỗ, linh kiện điện tử xuất khẩu... Trong khi đó, thông tấn Infonet nêu lên nghi vấn qua đoạn kết bản tin: Tuyến cao thế Bắc - Nam rất quan trọng, mang tầm quốc gia, phải có người chịu trách nhiệm cho sự cố này
by Lý Tưởng Người Việt
TIN HÀ NỘI - Một số quán cóc bán bún chả Hà Nội tại chính thành phố này vừa bị tố: sử dụng các loại "phụ gia" tạo màu và mùi cho thịt ôi để biến thành món ăn "đặc sản." Báo mạng Viet Q nêu đích danh một quán bún chả nướng ở đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đông nghẹt khách hàng nhờ áp dụng "bí quyết" chế biến món ăn nêu trên. Báo này nói rằng ông chủ quán bún đã dùng một lọ giống như saté để tạo màu vàng "rụm" cho thịt. Còn một loại bột màu trắng được dùng để làm thịt bay mất chất hôi và mềm. Theo ông chủ quán, tất cả các loại thực phẩm nướng, từ vịt, heo, bò, gà… đều không thể thiếu hai loại "phụ gia" nói trên. Ông còn cho biết, hai loại hóa chất "thần kỳ" giúp các món thịt chiên, nướng trở nên thơm phức, béo ngậy, dòn tan… do Trung Quốc sản xuất, với giá rẻ mạt.  A 6-large-content copy
Ông còn khẳng định rằng không có quán bún nào không dùng tới hai loại "phụ gia" nọ. Cũng theo báo Viet Q., chủ nhân các quán ăn ven đường còn dùng tay không để bóc thịt, rau, bún… cho nhanh và tiện lợi. Nhờ giá rẻ, khoảng 25,000 đồng, tương đương 1.2 đô một dĩa bún chả đầy, quán ăn không cần bảng hiệu vẫn nườm nượp khách hàng. Được hỏi về nguồn gốc, chủ quán cho biết, các loại phụ gia nói trên bán đầy chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Một bà chủ sạp xác nhận rằng không quán ăn nào không dùng đến lọ "saté" và loại bột trắng để làm cho thịt có mùi, có màu bắt mắt. Tuy nhiên, theo một số nhà chuyên môn, thịt ôi đã đủ để gây bệnh, nói gì đến các loại hóa chất tạo màu, tạo mùi.
by Lý Tưởng Người Việt
TIN SÀI GÒN - Ban tổ chức chương trình trình diễn thời trang mang tên "Đêm hội chân dài 7" có thể bị rút giấy phép hoạt động trong thời gian tới vì dám qua mặt chính quyền tại Sài Gòn.  Báo mạng VTC News cho biết, chương trình trình diễn thời trang mang tên "Đêm hội chân dài lần thứ 7" diễn ra tại Sài Gòn mới đây nhằm giới thiệu 13 mẫu trang phục mới của các nhà thiết kế địa phương. Chương trình này do công ty Venus tổ chức, quy tụ 13 người mẫu Việt Nam, gồm nhiều nhân vật khá nổi tiếng như Ngọc Trinh, Thái Hà, Andrea, Diệu Huyền… Phó Giám đốc Sở Văn Hóa – Thông tin Sài Gòn, ông Võ Trọng Nam nói đã nhận được phúc trình của hai đơn vị trực thuộc là Phòng nghiệp vụ và Thanh tra Sở nói rằng các người mẫu đã mặc các mẫu "nội y mát mẻ" không có trong buổi tổng duyệt chương trình trước đó.A 12-large-content copy

Ban Tổ chức chương trình "Đêm hội Chân dài 7" còn bị ghép tội "quảng cáo rượu trái phép; in hình người mẫu khỏa thân trên thiệp mời phản cảm; trình diễn nội y trái phép." Ông phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Sài Gòn còn cho rằng ban tổ chức chương trình trình diễn nói trên đã "lách luật," "qua mặt" cán bộ kiểm duyệt chương trình. Vì những sai phạm nói trên, người đại diện Công ty Venus cùng với 13 người mẫu đã được mời đến văn phòng cơ quan thẩm quyền để giải trình. Cán bộ lãnh đạo Sở Văn hóa – Thông tin Sài Gòn cũng cho hay, sẽ phạt ban tổ chức cũng như 13 người mẫu tham dự đêm trình diễn thời trang "nội y trái phép" nói trên. Ông này còn nói, có thể rút giấy phép hoạt động của Công ty Venus vì "đã nhiều lần sai phạm."
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Vinh - Sáng nay 8 thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bước ra phiên tòa phúc thẩm trong một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An. Dưới cơn mưa nặng hạt, hàng trăm người dân từ khắp nơi đãđổ về khu vực Tòa án tỉnh Nghệ An để ủng hộ tinh thần cho những thanh niên yêu nước. Mặc dù được thông báo đây là phiên tòa công khai, nhưng trước ngày xử, Công an NghệAn đã huy động lực lượng nhằm uy hiếp, sách nhiễu người dânđến tham dự phiên tòa. Có tin nói để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với nhân dân diễn ra sáng nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động một lực lượng ô hợp gồm dân phòng, côn đồ, công an...PHIEN TOA PHUC THAM 8 THANH NIEN YEU NUOC TAI NGHE AN-large-content với số lượng lên đến 1600 người. Các bị can thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế bị tuyên án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm về tội danh hoạt động nhằm lật đổ chế độ theo điều 79 bộ Luật hình sự, vì các hoạt động bao gồm viết blog, bày tỏ quan điểm chỉ trích nhà nước, cổ xúy dân chủ-nhân quyền-đa đảng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.
Một số người trong nhóm bị cáo buộc đã dự khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động của đảng Việt Tân ở hải ngoại. Tám người kháng cáo tại tòa hôm nay gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, NguyễnĐình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật. Ngay sau phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho Lê Sơn, Oanh, Đình Cương, và Minh Nhật, cho biết kết quả có 4 người được sửa án, 4 người bị giữnguyên án. Lê Sơn giảm từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù, 4 năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt giảm từ 4 năm tù còn 3 năm rưỡi tù, 4 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm tù, không quản chế. Hồ Văn Oanh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm rưỡi tù, không quản chế.Bốn người bị y án gồm Hồ Đức Hòa 13 năm tù, 5 năm quản chế, Nguyễn Đình Cương 4 năm tù, 3 năm quản chế,Trần Minh Nhật 4 năm tù, 3 năm quản chế, và Thái Văn Dung 4 năm tù, 3 năm quản chế. Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chếcòn 4 năm tù và 4 năm quản chế.Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế. Như vậy mức án được giảm cao nhất hôm nay là 9 năm tù của Lê Sơn. Luật sư Sơn cho biết đối với anh Lê Sơn được giảm án vì anh này thừa nhận tham gia đảng Việt Tân. Còn các trường hợp được giảm án khác thì nhà nước cho rằng họ đã hợp tác với tòa và nói họ đều không có mục đích chống chế độ. Luật sư biện hộ đã đề nghị với tòa là các thân chủ của ông vô tội, nhưng bản án vẫn được tuyên dù có những tiến bộ hơn so với trước.

Tuy nhiên vẫn như trước đây, quan điểm của Hội đồng xét xử vẫn cho rằng đòi hỏi đa nguyên-đađảng là một tội, rằng tổ chức Việt Tân là tổ chức phản động, rằng các hành vi đấu tranh bất bạo động vẫn là một tội. Có điều đáng chú ý so với phiên sơ thẩm là người ta không nhắc tới các hành vi phản đối Trung Cộng xâm lược là một tội nữa. Tin từ bên trong phiên tòa cho biết mỗi gia đình nạn nhân chỉ được 3 người thân tham gia, còn lại hầu hết là công an. Tinh thần các anh em bình thường, riêng Paulus Lê Sơn bị xúc động khi biết tin mẹ bị mất nên xuống tinh thần. Trong phiên tòa hoàn toàn không có phóng viên ngoại quốc mà chỉ có các phóng viên của nhà nước
by Lý Tưởng Người Việt
alt
Đức Nguyễn (TP) - Tàu cá QNg 90917 TS hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc quyết liệt cản đường và suýt bị đâm chìm trên biển. Con tàu trở về với nhiều vết thương trên thân tàu, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
 
16 tàu quây 1 tàu
 
Tối 21/5, tàu cá QNg 90917 TS cùng 15 ngư dân cập bến Sa Cần (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với nhiều vết thương trên thân tàu. Chủ tàu là Trần Văn Quang, thuyền trưởng tàu là Trần Văn Trung (ở xã Bình Thạnh, Bình Sơn).
 
Thuyền trưởng buồn rầu kể lại: "Chiều 20/5, tàu chúng tôi sau chuyến đánh bắt ở Hoàng Sa trở vào đất liền. Tại tọa độ 15 độ 21 phút bắc, 111 độ 28 phút đông, cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu ghi chữ China gồm 16 chiếc đi thành hai tốp. Mỗi chiếc đi cách nhau khoảng 3 hải lý. Đoàn tàu này hướng mũi sang tàu tôi và bắt đầu cản đường".
 
alt
 
Chủ tàu Trần Văn Quang và chiếc mỏ neo bị tàu lạ đâm lút vào mũi tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.
 
Theo anh Trung, chiếc tàu sắt đầu tiên sơn màu trắng, mũi tàu mang số 32001 có in hình mỏ neo trên thân tàu màu trắng bạc và có chữ "China". Trên tàu có người mặc áo quần giống cảnh sát biển Trung Quốc, mang dây đeo màu đen, không đội mũ. Tàu được trang bị súng ống đầy đủ.
 
Thủy thủ trên tàu ra hiệu cho tàu Quảng Ngãi phải hành trình về phía nam, không được về Quảng Ngãi. Thuyền trưởng Trung hướng tàu đi xiên về phía nam. Tuy nhiên, những chiếc tàu trên vẫn tiếp tục đeo bám.
 
17h 30 phút, trời bắt đầu sập tối. Chiếc tàu sắt sơn màu cam mang số 264 bắt đầu tách ra và đâm thẳng vào đuôi tàu ngư dân Quảng Ngãi. Ngư dân dưới khoang bắt đầu hò hét và kiếm áo phao. Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi. Những người điều khiển tàu này mặc quần áo dân sự.
 
Anh Trung bình tĩnh quay bánh lái cho con tàu lắc tròn né những cú đâm hiểm. Con tàu sắt công suất lớn nhanh chóng trở đầu và tiếp tục lao vào hông tàu ngư dân. Chiếc tàu có thành tàu cao ngang tầng thượng tàu cá, nên mỗi cú đâm trượt, lan can tàu này lại quét giàn đèn pha tàu ngư dân vỡ toác.
 
Thoát nạn trong gang tấc
 
Thấy chưa làm gì được tàu ngư dân, con tàu này quay lại tấn công cú chót bằng cách đâm thẳng vào mũi tàu gỗ. Tất cả ngư dân trên tàu hoảng loạn khi chiếc tàu nghiêng hẳn một bên, nước tràn vào khoang tàu. Biết chúng quyết dìm 15 ngư dân Việt Nam, ông Trung kéo hết ga cho tàu tháo chạy. Các ngư dân dưới khoang tàu bị hất văng ngã lăn qua mạn trái. Trên ca bin, thuyền trưởng vừa lái tàu vừa hò hét vào máy Icom gọi về tổng đài Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam để báo cáo tình hình.
 
alt
Vết nứt chạy dọc thân tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.
 
Trước sự việc trên, Đồn biên phòng Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tiến hành lập biên bản kiểm tra dấu vết trên tàu, ghi lời khai của các ngư dân. Theo hồ sơ ban đầu, thiệt hại của tàu ngư dân gồm: be phải tàu bị gãy dài 17m; be phía sau gãy 6,8m; 4 đà ngang bị gãy dài 2,7m; ca bin bị gãy dài 1m. Đây là con tàu vừa hoàn thành chuyến biển dài 20 ngày tại quần đảo Hoàng Sa, thu hoạch được 7 tấn cá, đang trên đường trở về.
 
Tàu ngư dân bị nứt dài chạy dọc theo be phải con tàu. Một số điểm trên thành tàu lún sâu vào như bị một chiếc búa máy va đập mạnh. Chiếc tàu cá có công suất 340 mã lực, thân tàu dài 19,5 mét nên rất vững chãi. Tuy nhiên, là tàu vỏ gỗ, ngư dân vẫn không thể trụ nổi trước những con tàu vỏ thép cố tình đâm và có chiều dài gần 30 mét.
 
Dấu vết rõ nét nhất là chiếc neo tàu bị cắm sâu vào thành gỗ. Ông Trần Văn Quang, chủ tàu lý giải: "Chiếc neo này nằm cạnh mũi, khi tàu ghi chữ China đâm thẳng vào tàu chúng tôi thì chiếc neo đã bị đóng mạnh và ghim lút vào mũi tàu. Đây là cú đâm chí tử khiến tàu của chúng tôi gần chìm".
 
Tàu của ông Quang là loại tàu hành nghề lưới rút theo công nghệ hiện đại, được trang bị hệ thống thiết bị ánh sáng cao áp, giàn kéo lưới bằng máy, cần cẩu để nhấc giàn chì lưới nặng hàng tấn.
 
Hệ thống thông tin trên tàu gồm 2 máy Icom tầm xa, một định vị, tầm ngư, máy dò. Trên tàu, ngoài cột cờ cao nhất phía trên mũi, ngư dân còn cắm hàng chục lá Quốc kỳ trên giàn phao nổi. Nhìn từ xa, chiếc tàu cá của ngư dân Bình Sơn như một cụm cờ Tổ quốc trên biển Đông.
 
Đức Nguyễn
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/628548/Tu-Hoang-Sa-tro-ve-Tau-ca-Viet-bi-dam-toi-ta-tpp.html
by Lý Tưởng Người Việt
altLê Thăng Long (Danlambao) - Tôi ra tù đã gần 1 năm. Vụ án chúng tôi đã tròn 4 năm.
 
Gần đây, từ cuối năm 2012, trong những lần làm việc với các sĩ quan an ninh, họ thường nói với tôi rằng: "Đảng và nhà nước cũng đã phần nào nhận ra sai lầm… và cũng đang cố gắng thay đổi. Các anh cũng không nên làm quá sẽ gây khó xử." Những thành viên khác của phong trào Con đường Việt Nam khi bị nói chuyện với an ninh cũng nghe họ thừa nhận những gì anh Thức cảnh báo đã được thực tế chứng minh. Họ còn nói rằng vụ án của anh Thức sẽ phải xét lại, tuy nhiên không thể là ngày một ngày hai. Những hành xử của các cơ quan an ninh và những bản án chính trị của chính quyền mới đây khiến người ta thật khó tin vào những thiện ý như vậy. Nhưng một điều có thể thấy rõ là vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, NguyễnTiến Trung, Lê Thăng Long đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ của những người cầm nắm quyền lực. Trong những buổi làm việc với an ninh, vào những lúc mà họ gọi là tâm tình ngoài nhiệm vụ, họ thường tỏ thái độ khâm phục tầm nhìn của anh Thức, anh Định và giãi bày rằng chẳng qua họ phải làm vì nhiệm vụ.
 
Không ai không thấy được thực tế xấu đã và đang xảy ra chính là những gì các anh đã cảnh báo và không muốn đất nước gặp phải. Chia sẻ những điều trên với người dân, tôi nhận thấy rằng tất cả họ đều hoài nghi vào thiện chí của chính quyền nhưng lại tin tưởng rằng lẽ phải sẽ nhanh chóng được trả về đúng vị trí của nó. Họ tỏ ra rất tiếc nuối cho đất nước vì đã không có một cơ chế biết lắng nghe hiền tài để tránh được những thảm họa làm dân chúng khốn khổ. Họ cũng buồn tiếc cho tôi và những người bạn Thức, Định, Trung. Nhưng tôi nói nếu được lựa chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn con đường chúng tôi đã đi và không có gì phải ân hận. Có người nói rằng nếu tôi không cùng anh Thức kinh doanh thì giờ đây tôi đã là một quan chức đang thăng tiến, chứ không phải một cựu tù chính trị đang bị chính quyền quản chế. Điều đó có thể đúng. Nhưng nếu vậy thì tôi chắc chắn rằng lương tâm tôi lúc này đang bị dằn vặt và ân hận về con đường mình đã chọn khi phải chứng kiến tương lai của đất nước, của con cháu mình đi vào ngõ cụt. Hậu quả đó có trách nhiệm của mình. Điều đáng mừng là tôi chứng kiến tâm trạng như vậy đang diễn ra với hầu hết những người cộng sản. Điều đó cho tôi niềm tin vào một sự thay đổi tốt đẹp không xa nữa.
 
Nếu được lựa chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung là những người bạn đồng chí hướng và cùng nhau dấn thân đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng cho dù biết trước sự lựa chọn đó sẽ dẫn đến những gian nguy, thử thách.
 
Hôm nay 24/5/2013, tròn 4 năm Trần Huỳnh Duy Thức bị tước đoạt tự do một cách tùy tiện. Có nhiều người nói nếu 4 năm qua anh không bị bắt thì anh đã làm được rất nhiều việc có ích cho gia đình, cho cộng đồng và lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông của đất nước. Hẳn là như vậy. Nhưng tôi lại nghĩ 4 năm tù của anh đã tạo ra những giá trị lớn hơn nhiều. Làm cho rất nhiều người phải suy nghĩ và thay đổi nhận thức một cách đúng đắn là điều không hề dễ dàng. Áp đặt một tư tưởng bằng quyền lực thì dễ, còn thuyết phục để người ta hiểu đúng và tự nguyện chấp nhận lẽ phải là điều rất khó và có khi phải hy sinh. Đó chính là cuộc CÁCH MẠNG SUY TƯỞNG mà Thức theo đuổi vì anh tin rằng dân tộc Lạc Hồng chỉ có thể ngẩng cao đầu khi nào người dân nhận thức đúng về quyền con người của mình để hành động như những người chủ đích thực của đất nước. Nếu không thì nhân dân sẽ luôn là những người nô lệ bị trị. Cuộc đấu tranh để con người hiểu ra chân lý thường rất gian khổ và nguy hiểm. Nhất là trong một bối cảnh mà sự giáo điều và phản động ngự trị nhiều năm trời bằng bạo quyền. Nhưng thành công của những cuộc đấu tranh này luôn là những phần thưởng rất giá trị và vĩ đại cho nhân loại.
 
Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn sẽ đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức dù biết rằng hành trình đó sẽ trải qua tù đày. Gần một năm ra tù và đối diện với bao nhiêu thử thách nguy nan, tôi nhận ra rằng mình đã bản lĩnh và vững vàng gấp bội trước khi vào tù. Đó là một khoảng thời gian để tu thân tuyệt vời nhất mà không phải ai cũng có được cơ duyên ấy. Tôi tự hào vì là bạn học, đồng nghiệp và bạn tù của Thức. Tôi vẫn sẽ chọn đi cùng anh vì tôi thấy rõ con đường mà chúng tôi đã chọn sẽ dẫn đến một tương lai tươi sáng không còn xa nữa. Và vì tôi đã được thấy ngày càng nhiều người bước vào con đường đó – Con đường Việt Nam – Con đường phát triển đất nước tốt đẹp trên nền tảng quyền con người.
 
Tôi khâm phục tầm nhìn chính trị của Thức. Trong kinh doanh anh là người luôn nhìn ra các đích nhắm chiến lược chỉ đòi hỏi những nguồn lực nhỏ hơn nhưng giúp đạt được những mục tiêu cuối cùng lớn hơn. Đến giờ anh lại cho thấy anh không chỉ có khả năng quản trị chiến lược trong kinh doanh mà cả trong chính trị. Quyền con người vừa là một mục tiêu chung của tất cả mọi người, vừa là một đích nhắm chiến lược hiệu quả cho cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước và làm cho dân giàu nước mạnh. Khi các mục tiêu đấu tranh hội tụ về đích nhắm này thì sẽ không có sự độc tài, toàn trị nào có thể tồn tại trên đất nước mãi về sau.
 
Tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều người nhận ra chiến lược đó. Và ngày càng có nhiều người thấy được và mong muốn Trần Huỳnh Duy Thức trở về để đóng góp cho đất nước vượt qua khó khăn và phát triển tốt đẹp. Tôi tin ngày đó sẽ không lâu nữa.
 
Tôi cũng tin rằng ngay bây giờ nếu được lựa chọn giữa phải từ bỏ con đường đã chọn để được trở lại thành doanh nhân thành đạt, hoặc sẽ chấp nhận gian khổ để tiếp tục con đường đó thì Thức sẽ chọn gian khổ. Anh không phải là người hy vọng vào ánh sáng cuối đường hầm. Anh hiểu rõ và biết mình phải làm gì, trải qua những gì để đi về đích.
 
 
Lê Thăng Long, Phong trào Con đường Việt Nam
danlambaovn.blogspot.com
_______________________________
 
TB: thể theo yêu cầu của nhiều người muốn biết "họ đã bắt chúng tôi như thế nào và hành xử trong tù ra sao?", hôm nay tôi xin được kể phần của anh Thức trước.
 
HỌ ĐÃ BẮT ANH THỨC NHƯ THẾ NÀO?
 
alt
Thứ sáu 22/05/2009, ban lãnh đạo công ty One-Connection Internet (OCI) họp tại TpHCM thông qua quyết định khởi kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM về những quyết định hành chánh sai trái của cơ quan này đối với OCI. Cũng trong cuộc họp này anh Thức phân công những người kế nhiệm trong trường hợp mình bị bắt vì anh tin rằng sở Thông tin truyền thông TpHCM sẽ tìm cách hình sự hóa vấn đề để né tránh trách nhiệm làm sai của họ. Anh Thức cũng cho biết rằng thời gian đó xuất hiện nhiều người lạ mặt lảng vảng trước cửa nhà anh. Sau cuộc họp anh Thức nói chuyện tiếp với tôi trên điện thoại nhận định rằng nếu họ không hình sự hóa được vấn đề thì họ sẽ chính trị hóa nó. Anh dặn tôi cẩn thận nhưng phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất và kiên định những gì đã chọn. Tôi cũng bắt đầu linh cảm những chuyện chẳng lành.
 
Thứ bảy 23/05/2009, anh Thức gặp luật sư Lê Công Định để chia sẻ tất cả các nội dung trên. Anh Định đảm nhiệm về pháp lý cho vụ kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM của OCI. Anh Thức nhờ anh Định nếu anh bị bắt thì anh Định tiếp tục hỗ trợ cho các lãnh đạo kế nhiệm của OCI theo tiếp vụ kiện tới cùng. Tuy nhiên nếu họ chính trị hóa vấn đề thì không loại trừ anh Định cũng sẽ bị bắt. Trong thời gian này. Thanh tra bộ Thông tin truyền thông đang tiếp nhận đơn khiếu nại của OCI và bắt đầu xem xét các trách nhiệm của sở Thông tin truyền thông TpHCM trong việc xử phạt OCI. Cùng lúc đó đài truyền hình Việt Nam (VTV) liên tục phát đi những phóng sự cho thấy sự sai trái và vi phạm pháp luật của sở Thông tin truyền thông TpHCM trong sự việc này. Nhiều tờ báo như Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu có những phân tích chỉ ra sự lạm quyền của sở Thông tin truyền thông TpHCM. Dư luận đã thấy rõ sự đuối lý của cơ quan này.
 
Chủ Nhật 24/5/2009, khoảng 8h00 tối, tôi hay tin được đăng trên tờ Công an nhân dân online là anh Thức bị bắt vì tội "trộm cước viễn thông". Gọi cho Trần Huỳnh Duy Tân, em trai anh Thức thì được biết đang có đến cả trăm người tràn ngập sân, hẻm và nhà anh Thức. Lúc này tôi đang ở Hà Nội nên không thể đến được với anh. Họ ập vào lúc 4h30 chiều, quần nát trong nhà đến 10h30 tối thì đưa anh đến văn phòng công ty OCI. Họ lục soát văn phòng làm việc của anh Thức gần 2 tiếng và thu toàn bộ hồ sơ OCI khởi kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM. Nếu không bị bắt thì hồ sơ này sẽ được nộp cho tòa án hành chính TpHCM vào ngày hôm sau. 0h30 khuya hôm đó họ rời OCI và chở anh về trại giam B34 (Nguyễn Văn Cừ, Q1, TpHCM) và hỏi cung anh đến hơn 2h sáng.
 
Ngay khi họ nhốt anh vào phòng giam thì một cơn mưa trên toàn thành phố trút xuống. Sài Gòn gần như chưa bao giờ mưa to trên diện rộng đến như vậy. Mưa như thác đổ liên tục từ khoảng 2h00 đến 7h00 sáng mới ngơi dần, nhưng mãi đến trưa hôm đó mới tạnh. Kể cũng lạ, ngày chúng tôi ra tòa sơ thẩm, một cơn mưa kéo dài suốt 2 ngày đêm trên khắp miền Nam. Ngày đó nhiệt độ ở Sài Gòn theo thông báo của đài phát thanh là xuống thấp kỷ lục. Điều kỳ lạ hơn đó là cơn mưa rất to nhưng trái mùa. Lúc đó là tháng Chạp năm Kỷ Sửu (tháng 1/2010). Những cơn mưa phùn tháng Chạp gần như không thấy, đừng nói là mưa rào và giông liên tục 2 ngày.
 
Hai ngày sau khi anh Thức bị bắt, tôi bay vào Sài Gòn để lo việc công ty OCI và an ủi gia đình anh ấy. Tôi được nghe thuật lại lời kể của những người hàng xóm. Vào tối anh bị bắt, trước cổng, sân, hẻm nhà anh rất đông công an với nhiều loại lực lượng khác nhau. Theo ý kiến của những người hàng xóm thì trong số này không phải chỉ toàn những người đến bắt anh mà có cả những người có mục đích ngược lại. Có những lúc họ tranh cãi nhau rất căng và phải chờ điện thoại chỉ thị từ cấp trên để phân định. Người dân ở đây nghe được những lời nói trên điện thoại rằng: "Không được bắt, không nên bắt". Họ bao vây kín cả khu vực, có
cả các xe chuyên dụng và xe kỹ thuật. Hàng xóm xung quanh còn nghe thấy các nhân viên an ninh bàn tán với nhau về việc chưa thống nhất từ các lãnh đạo cấp cao, chỉ đạo từ trung ương trong việc bắt này (người đồng ý, người không đồng ý). Cuối cùng có một người nhận điện thoại rồi truyền đạt lại cho nhóm đại ý rằng quyết định cuối cùng là bắt. Rồi anh ta cùng với toán người của mình rút khỏi hiện trường. Cùng lúc đó một người đàn ông khác bước từ trong xe hơi ra và ra lệnh: "bắt đi". Sau khi ra tù, tôi đọc lại những thông tin về vụ án này thì biết được bộ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ nặng nề đối với vụ án này. Đây có lẽ là lý do cho những tranh cãi giữa các lực lượng công an nói trên.
 
Còn những chi tiết về sự ngược đãi, truy bức, nhục hình trong tù thì khá dài. Những bạn nào quan tâm xin hãy đón đọc quyển sách về anh Thức và con đường anh chọn sắp ra mắt.
 
Thân mến,
 
Lê Thăng Long danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt
alt
Danlambao - Chị Trần Thị Nga cùng con trai 6 tháng tuổi vừa bị công an CS đánh đập hết sức dã man và tàn độc khi đến tham dự phiên tòa phúc thẩm xử 8 thanh niên yêu nước tại Nghệ An vào hôm qua, 23/5/2013.
 
Dù vẫn còn rất mệt mỏi với nhiều vết thương sau trận đòn thù kinh hoàng của CA, chị Nga đã nhanh chóng gửi đi bài viết tố cáo hành vi khủng bố, đánh đập dã man của CA đối với mẹ con chị.
Sự tàn ác đã đẩy lòng căm phẫn của người dân lên đến tận cùng. Bài viết dưới đây của chị Trần Thị Nga cũng chính là lời tố cáo mạnh mẽ đối với chế độ công an trị tàn bạo của đảng CSVN.   
 
*
 
Trần Thị Nga (Danlambao) - Chúng tôi mấy anh em lao động gặp nạn tại Đài Loan ở Nghệ An và Hà Tĩnh rủ nhau đi chơi, thăm hỏi lẫn nhau. Vì thế tôi mới rời nhà từ chiều 21/5 /2013 với dự tính vào thăm hai người bạn ở Quỳ Hợp.
 
Theo dự tính ban đầu, chiều 22/5, cả 3 chị em tôi sẽ ra chơi nhà cô bạn ở Nghi Lộc. Sáng 23/5, các bạn ra Vinh chơi với mấy người bạn. Còn tôi đi xem phiên tòa xử 'công khai' những thanh niên công giáo và tin lành, buổi trưa cùng nhau đi ăn và tôi tiếp tục theo dõi phiên tòa công khai trá hình.
 
alt "hai người bạn của chúng tôi đây"
 
4h chiều 21/5, mẹ con tôi đi taxi ra phòng bán vé của hãng Hoàng Long thì đã gặp 4 tên an ninh mặc thường phục đi theo.
Với kinh nghiệm của bản thân nhiều lần trước, dù có mua vé lên xe rồi cũng sẽ bị bọn chúng dùng thủ đoạn đẩy xuống, lại mất tiền oan, cho nên tôi quyết định lên Hà Nội.
Vì không có xe bus gọi taxi ra bến xe thì tên an ninh trong ảnh yêu cầu tài xế taxi không được chở 3 mẹ con tôi.
 
alt
Chiều 21/5, khi tôi chụp ảnh tên an ninh này thì nó quay vào cướp điện thoại và đe dọa mẹ con tôi, tuy nhiên, người dân ở đó đã bảo vệ tôi.
 
Ngày 23/5 trên xe chở tôi từ Vinh về, khi tôi gọi điện thì cũng bị nó cướp điện thoại và bẻ tay tôi, vừa bế bé Tài tôi cũng quay ra túm cổ áo nó.
 
alt
Tên CA này đang yêu cầu người lái taxi không được chở mẹ con tôi
 
Sau cùng, tôi đành dắt con ra trạm xe bus. Vừa lên được xe thì mười mấy tên CSGT chạy ra yêu cầu chủ xe đuổi mẹ con tôi xuống. Thế là họ đẩy mẹ con xuống đường.
Quá uất ức, tôi chửi lũ công an. Những người dân ở đấy chứng kiến họ cũng chửi chúng nó rất ghê gớm, có một anh lái xe tải bảo: "ĐM chúng mày chứ, nó có tội thì bắt chứ sao lại hành hạ phụ nữ và trẻ em như thế, mẹ con mày lên đây anh cho đi nhờ ra đón xe nếu cần thiết anh đưa lên tận Hà Nội, ĐM cái lũ công an".
Lên xe ngồi xong xuôi, lũ cầm thú đó đến ép anh đuổi tôi xuống. Chúng đe dọa nếu không đuổi thì chúng sẽ thu xe. Làm nghề lái xe còn gặp chúng nó nhiều, không muốn liên lụy đến anh nên tôi xuống dẫn bé Phú đi bộ hơn 2km. Sau đó tôi mượn được cái xe đẩy đẩy Phú, Tài đi lên Hà Nội với sự kèm cặp của một lũ CSGT và bọn cầm thú an ninh dưới trời mưa (người đi đường cho cái áo mưa che cho Phú, Tài).
 
alt
(ảnh do người dân hiếu kỳ chụp)
 
alt
(ảnh do người dân hiếu kỳ chụp)
 
Người dân đi đường tỏ ra chú ý khi thấy cảnh một phụ nữ đẩy xe giữa đường quốc lộ, trên xe là 2 đứa trẻ, theo sau là một bọn súc sinh lởn vởn. Khi người dân hỏi, tôi đều nói sự thật. Mọi người hợp lại chửi bọn cầm thú.
Khi đến gần Đồng Văn thì bọn mặc cảnh sát giao thông muối mặt quá bỏ đi, để lại 2 tên an ninh. Lúc này, một bạn nam sinh đi xe đạp ngang qua thấy vậy đã gọi giúp taxi của người quen bạn ấy.
Khi xe đến nơi, tên an ninh đe dọa người tài xế: "tôi là an ninh, yêu cầu anh không được chở đối tượng phản động này". Tên này còn lớn tiếng quát nạt cậu nam sinh đã gọi xe giúp tôi: "Mày có thích đi tù không?".
Cậu này bảo: "Tôi mắc mớ gì mà phải đi tù".
Tên an ninh hùng hổ với tay ra đánh thì cậu ấy tránh được. Sau đó, người lái taxi bảo "Tôi là người làm thuê có khách thì tôi chở thôi".
*
Lên Hà Nội ngủ qua đêm, chiều 22 mẹ con tôi vào Vinh chơi với mấy người bạn.
Sáng 23/5, cậu bạn chở mẹ con tôi ra khu vực tòa án ăn sáng, rồi cậu ấy quay về chở vợ con ra chơi.
6h40 cậu bạn vừa về, mẹ con tôi đang đi vào thì xuất hiện lũ công an, an ninh côn đồ hơn 20 tên bất ngờ ập vào bắt bớ.
Lúc bị bắt, tôi vẫn đang địu bé Tài phía trước lưng đeo ba lô. Trong lúc bọn chúng khống chế tay, đầu, chân tôi thì bé Tài bất ngờ bị trượt lộn đầu xuống đất. Tôi vội khụy chân xuống đỡ, nhưng chỉ đỡ được phần lưng và cổ, còn đầu bé Tài bị đập xuống đất.
Thấy con tôi bị vậy, lũ cầm thú kia vẫn không dừng tay mà tiếp tục kéo mẹ con tôi lôi đi khoảng 10m.
Mẹ con tôi bị lôi vào trong bức tường, chúng bắt đầu đánh đập mẹ con tôi túi bụi. Tôi vội kêu lớn: "Tao phạm tội gì mà chúng mành đánh mẹ con tao, chúng mày có con không?". Khi đấy, một tên trong bọn chúng mới bế bé Tài ra khỏi địu, trong khi bọn cầm thú còn thú còn lại vẫn  tiếp tục đánh tôi.
Lúc chúng bẻ chân, tôi hét lớn "Chân tao bị gãy giờ toàn đinh nếu chúng mày làm gẫy thì không có ống cống mà chui đâu".
 
Sau khi đã đánh đập chán chê, chúng đẩy tôi lên xe ô tô đưa vào đồn công an thành phố. Tại đây, bọn chúng tiếp tục đánh đập, ép đầu tôi xuống bàn khống chế tay chân. Sau đó, hai con cầm thú khác cũng mặc quần áo an ninh xuất hiện, một con tên Thảo và một con tên Vũ Khánh Hoàn sờ mó từ đũng quần mình sờ ra. Những hành vi đó diễn ra trước mặt bé Tài.
Sau khi đã hành hạ hai mẹ con tôi, chúng bắt đầu giở giọng đạo đức: "Là người mẹ gì mà không biết thương con, trời nắng mà cứ đưa nó đi ra đường làm gì? Chị không biết tội cho con chị à?"
Lúc này, máu trong người nóng lên. Tôi chửi bọn chúng: "Tổ cha cái lũ súc vật, chúng mày bắt cóc đánh đập chia rẽ mẹ con tao mà mày còn mở mồm ra nói à? Mày có phải là con người không? Mày có con chưa hả đồ cầm thú? Mày cũng là phụ nữ rồi, mày cũng phải có con, mày hãm hại mẹ con tao, sờ mó đũng quần tao như thế liệu con mày có xấu hổ vì mày không? "
Nó bảo "Cùng là đàn bà thì có mần chi".
alt
Vết thương trên người tôi do chúng nó đánh
 
alt
Vết thương trên người bé Tài
 
Bọn chúng yêu cầu lập biên bản, tôi nói: "Mẹ con tao đang đi chơi, tao mắc tội gì mà chúng mày bắt, đánh, giam giữ mẹ con tao? Vụ án xử công khai ai cũng có quyền xem, ai cũng có quyền tham dự"
Tên an ninh Trần Văn Thành, mã số 225486, quát: "Ai đánh mày, mày là đồ rạch mặt ăn vạ, công khai nhưng đấy là khu vực cấm"
Sau một hồi tranh cãi, bọn chúng bị đuối lý, cộng thêm việc tôi từ chối lập biên bản nên đã khiến chúng tức điên. Ép buộc tôi mãi không được, bọn chúng tiếp tục lao vào đánh tôi túi bụi, cứ mỗi lần chúng đánh là tôi lại nhìn thẳng vào mắt chúng chửi. Sau nhiều lần như vậy, chúng phải lùi bước không dám đánh thêm.
Sau đó, tôi không đồng ý làm việc, bất hợp tác, không khai báo, không nói chuyện nên chúng tự làm biên bản với nhau.
 
Chúng bắt mẹ con tôi ngồi ở cái ghế dài, hai bên là hai con an ninh túc trực. Bé Tài đòi đi chơi chúng không cho.
Chai nước tôi mang theo cũng bị bọn chúng ăn cắp, trong phòng thì nóng, mà quạt thì yếu nên bé Tài rất khó chịu, lúc nào cũng cáu bẳn vì đói, khát, nóng bức. May mà khi sáng anh bạn để vào ba lô cho bé Tài hộp váng sữa. Buổi trưa, lúc bé Tài trở nên khó chịu. tôi hô to: "Phản đối công an đánh, bắt giam giữ phụ nữ và trẻ em". Bọn chúng liền xông vào đánh tiếp, sau đó chúng đóng cửa lại. Không khí càng bí, bé Tài càng mệt hơn nên tôi phải cởi hết quần áo cho bé ra với hy vọng bé đỡ khó chịu.
 
Buổi trưa, khi xe chở những thanh niên yêu nước bị xét xử vào tạm nghỉ giữa phiên tòa, tôi gặp Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Duyệt và hai người khác. Tôi nói vọng ra: Các bạn ơi, Cố lên. Mẹ con tôi ủng hộ các bạn. Dung và Duyệt nhận ra tôi và vẫy tay cười,  vì chúng tôi là bạn học trong khóa truyền thông do Truyền Thông Chúa Cứu Thế tổ chức hồi năm 2011.
 
Sang chiều, khi phiên tòa kết thúc, xe chở những thanh niên bị xét xử đã đi thì bọn an ninh Hà Nam vào để 'bàn giao'. Chúng lại khiêng mẹ con tôi lên ô tô. Bị tôi phải đối, một tên có vẻ có chức vụ to nhất trong lũ chúng nó ca bài ca "Cô thấy đi thế này có được cái gì đâu mà lại đày đọa con mình, loại mẹ gì mà không biết thương con".
Lúc này, không kềm được cơn phẫn nộ, tôi chửi bọn chúng: "Tổ sư cha loài cầm thú chúng mày, mẹ con tao đi đâu làm gì thì động đến tổ cụ chúng mày hay sao mà chúng mày khống chế hãm hại hết lần này đến lần khác. Tổ sư cụ mày, mày hãm hại con tao mà còn mở mồm ra nói cái gì? Mày về hỏi mẹ mày xem mày hại mẹ con tao như thế có được không? Tại sao chúng mày tàn ác thế? Có phải khi bước chân vào ngành công an chúng mày vứt bỏ con tim, khối óc của loài người mà thay vào của loài cầm thú rồi không?"
 
Tên đấy bị chửi, tỏ ra hung hăng định đánh tiếp. Tôi lại chửi "Tổ cụ mày đánh đi, mẹ mày từ cõi chết sống lại rồi, mẹ mày đ... sợ chết nữa đâu"
Tên Trần Anh Tuấn bảo "Bố mày già rồi mà vẫn phải nuôi con mày, mà mày lại đi chơi kìa. Đồ mất dậy."
 
Mình chửi "Con tao gia đình tao nuôi, chứ nhà tao đ... đi hại người như đồ cầm thú chúng mày đi hại mẹ con tao, để bòn rút tiền thuế của dân làm tiền thưởng. Con tao 7 tháng tuổi trong bụng mẹ, ngày 7/1/2010, chúng mày dọa giết. Đứa con sau trong bụng được 1 tháng, ngày 24/3/2012 chúng mày cướp máy ảnh đánh vào bụng tao, giờ nó sáu tháng chúng mày bắt, đánh, giam giữ nó à?
 
Toàn bộ quần áo, bỉm của bé Tài cùng các đồ khác của tôi chúng nó thu hết. Khi bé Tài đi ngoài, tôi yêu cầu đưa bọc quần áo để thay.
Thay đồ cho bé Tài xong, tôi lấy điện thoại ra gọi. Nó quát và cướp, và thế là tôi chửi, tôi cào cấu đánh trả tên này vì chính nó chiều 21 yêu cầu lái xe taxi không chở mẹ con tôi, khi tôi chụp ảnh nó xông vào cướp điện thoại nhưng người dân ở đó giúp tôi.
 
Tôi bảo: "Lũ súc vật chúng mày ăn miếng cơm, manh áo mặc là do tiền thuế của dân chúng tao nuôi. Vậy mà biển đảo đang bị xâm chiếm, ngư dân đang bị giết hại chúng mày mặc kệ, mà chỉ biết đi hãm hại mẹ con tao".
Nó bảo: "Mày về làm đơn đi tao cho mày một xuất ra đấy mà giữ đảo".
Tôi bảo: "Đất nước Việt Nam này, dân tộc VN này ở đâu và khi nào cần tao cũng có mặt, chúng mày là lũ cầm thú việc đ... gì tao phải viết đơn xin lũ chúng mày"
 
Và tôi chửi lũ cầm thú suốt từ Vinh về tới Phủ Lý, trong cuộc đời chưa bao giờ tôi có thể chửi nhiều như lần này.
 
Bị chúng bắt từ 6h40 sáng, tôi chưa hề ăn, hay uống ngụm nước nào. Tôi yêu cầu chúng nó dừng xe, trả lại tiền của tôi mà chúng đang thu để tôi mua đồ ăn, nước uống cho hai mẹ con. Chúng nó không dừng, tới khi bé Tài khát và mệt mỏi, mặt nhợt nhạt rồi nó mới đưa chai nước để bé Tài uống.
 
8h tối,  về tới Phủ Lý, chúng nó đưa tôi vào công an phường Hai Bà Trưng bắt tôi làm việc với hơn 20 thằng an ninh và công an. Trong số này, xuất hiện nhiều kẻ côn đồ tự xưng là quần chúng tự phát cướp, đánh đàn áp mẹ con tôi hôm 24/3/2012.
 
alt
"thằng áo trắng dấu X đỏ"
Bắt đầu chúng nạt nộ, lôi đẩy, xô kéo, quát nạt, dọa đánh mẹ con tôi.
Tôi chửi tất cả bọn chúng: "Chúng mày đ... đủ tư cách để làm việc với tao đâu, đồ công an, an ninh côn đồ ạ"
Tôi chỉ thẳng tay vào mặt những kẻ làm việc đó: "Mấy năm nay chúng mày luôn hãm hại mẹ con tao, mẹ con tao ngủ trong nhà chúng mày nhỏ keo vào ổ khóa, khóa buộc cửa ngoài. Chúng mày ép xe dọa giết, rải truyền đơn dọa giết, thả rắn vào nhà, cướp máy ảnh đánh con tao khi nó mới được một tháng trong bụng mẹ. Tao có tội thì chúng mày đưa lệnh ra mà bắt, đáng đi tù thì bắt giam, đáng tử hình thì bắn bỏ nhé. Còn tao đ... làm việc với lũ súc vật chúng mày. Tao hỏi chúng mày mẹ con tao làm gì động đến cụ tổ nhà chúng mày mà chúng mày cứ phải hãm hại mẹ con tao như thế? Chúng mày đàn áp tao đến đường cùng rồi loài cầm thú ạ".
Bị chửi, bọn chúng xông xổ lên đánh tôi. Tôi tiếp tục chửi chúng: "Tổ cụ mày, hôm nay tao chơi tới cùng với bầy đàn chúng mày. Tổ sư cụ ngành công an, tổ sư cụ lũ an ninh súc vật, tao biết ngành của chúng mày là giết dân rồi.
Bảo vào đồn công an tự tử, hôm nay chúng mày thủ tiêu tao được thì thủ tiêu đi để có cớ bòn rút tiền thuế của dân ra mà xây nhà lầu xe hơi, rồi mua cả quan tài cho nhà mày. Tổ cụ lũ súc vật chúng mày bắt cóc, đánh đập giam giữ mẹ con tao từ sáng đến giờ mẹ con tao chưa được ăn đây"
Lúc đó bé Tài mệt, mặt nhợt ra, tôi càng uất ức, bắt đầu khóc, rồi cứ tiếp tục chửi và chửi bọn chúng.
Người dân hiếu kỳ bắt đầu nhòm ngó, cuối cùng chúng nó phải trả đồ cho mẹ con tôi. Bé Tài bị mất 1 cái áo, 2 cái quần và cái mũ đội tôi mới mua hết 32 nghìn. Chắc chắn tôi sẽ đòi lại số tài sản trên của bé Tài.
Đưa con về nhà, gửi hàng xóm trông hộ một lúc, tôi đi mua hộp bột ăn liền pha cho bé Tài ăn, còn tôi úp vội tô mỳ tôm ăn lấy sức.
 
Tôi biết chửi không phải là giải pháp tốt, nhưng trong trường hợp bị bức hại đến đường cùng và liên tục rồi, thần kinh căng thẳng nếu không chửi, không khóc được thì tôi sẽ bị điên lên mất.
 
Ngày 24/5/2013
 
 
Trần Thị Nga danlambaovn.blogspot.com
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Cầu qua sông Skagit

Cầu qua sông Skagit cũng là xa lộ bốn làn

Một phần cầu xa lộ qua sông Skagit ở tiểu bang Washington, Mỹ, bị sập, nhưng không có ai tử vong.

 

Xe cộ và người bị rơi xuống nước sau khi một phần xa lộ số 5 liên bang bị sập trên sông vào lúc 19:00 giờ địa phương tối thứ Năm (08:00 giờ sáng thứ Sáu giờ Hà Nội).

Quan chức tiểu bang nói ba người đã được vớt lên và không có ai thiệt mạng.

Cây cầu, đồng thời là xa lộ bốn làn, nằm gần Mount Vernon, khoảng giữa đường từ thủ phủ bang là Seattle đi thành phố Vancouver của Canada.

Nguyên nhân sập cầu còn chưa rõ.

Ảnh chụp tại hiện trường cho thấy một phần cầu nằm trong lòng sông, với một số xe hơi nổi bên cạnh. Trong một bức hình chụp sau khi cầu sập, có người đang ngồi trên nóc xe.

Chiến dịch cứu nạn được tổ chức ngay lập tức và thuyền cứu hộ được điều tới vớt người bị nạn.

Trực thăng cứu nạn quay hình thợ lặn tới nơi xảy ra tai nạn và trên bờ sông có nhiều xe cứu thương.

Một thuyền cứu nạn rời hiện trường, trên có một người nằm cáng.

Marcus Deyerin, phát ngôn viên cho đội xử lý tai nạn khu vực tây bắc bang Washington, nói ba người được cứu và đã nhập viện nhưng không rõ họ bị thương như thế nào.

Báo địa phương dẫn lời một lái xe nói ông thấy xe bị rung khi qua cầu, khi ngoái lại thì thấy một phần cầu đã biến mất.

 

Giao thông dừng lại ở hai đầu cầu và người dân kéo tới bờ sông để quan sát điều gì đã xảy ra.

by Lý Tưởng Người Việt
Sáng nay trời mưa xuân
Đoàn con đến quây quần
Dưới chân Mẹ từ ái
Thấy đời hết gian truân.
 
alt
Buổi sáng nay thứ hai, ngày bế mạc Đại Hội, ngoài trời mưa rơi nhe nhẹ, như những cơn mưa hồng ân ơn thánh cho mặt đất tươi xanh, như tắm gội đi hết cả những bụi bặm bám trên mặt đất, gội đi cả những tội đời nhân thế, gội cả hồn người cho tươi đẹp dưới áo Trinh Vương từ ái Maria. Bên trong hội trường lớn đoàn kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang. Linh mục đoàn những tu sỹ, ca đoàn và tất cả tham dự viên hát lên với cả tâm hồn bài.
 
"Lạy Đức Mẹ La Vang! dân Việt nam khắp trên toàn cầu, 
Lạy Đức Mẹ La Vang! dân con Việt đồng thanh bái chào!
Nơi xứ người tạm dung, nguyện xin Mẹ dìu dắt chúng con.
Trên bước đường ly hương, đoàn chúng con sống trong tình thương"
alt
Giữa những lời kinh của chuỗi mân côi, là những lời nguyện dâng, xin cho giáo hội quê hương được an bình, cho lòng người biết thay đổi để cùng nhau giữ được quê cha đất tổ. Khi xưa Mẹ đã hiện ra nơi La vang đất nước chúng con an ủi và dạy bảo những bậc cha ông chúng con trong cơn bách đạo cùng quẫn những vẫn luôn kiên trung giữ gìn đức tin, nhiều vị nay ngự trên hàng hiển thánh, mà chúng con cũng cùng cung nghinh mừng kính các ngài hôm nay. Những tâm hồn ngây thơ trong trắng tung hoa hát mừng Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con, con tin chắc rằng Mẹ sẽ vui và nhận lời chúng con khẩn nguyện. 
Kính xin Các thánh Tử vì đạo nước Việt Nam, cầu bầu cho quê hưng chúng con ngày một tươi sáng hơn lên. 
 
alt
Trước khi mừng đại lễ Chúa Thánh Thần và tạ ơn để bế mạc Đại Hội. Các thanh nữ dâng lên Trinh Vương Maria một vũ khúc tiến hoa thật uyển chuyễn, mềm mại như ân tình ngát hương, thật đẹp thay! những bông hoa tươi thắm, kính dâng lên ngai tòa Đức Mẹ giữa tháng hoa của mùa xuân hương ngàn sắc thắm, như màu của những trái tim thành tâm tìm về đây hằng năm kính dâng Mẹ.
 
alt
 
Linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu hôm nay chủ tế thánh lễ bế mạc. Trước kinh cáo mình ngài có nói: "Sống Năm Đức Tin" làm sao truyền đạt lại cho con cháu nếu chúng ta không sống khiêm nhường ngay thẳng, chúng tôi là mục tử cũng có nhiều khiếm khuyết. Noi gương Đức Giáo Hoàng Phanxicô tôi xin đại diện cho những linh mục ở đây thành tâm nói lời xin lỗi anh chị em. Anh chị em cũng nói lời xin lỗi với nhau, trong gia đình, trong cộng đoàn và trong giáo xứ với nhau để có được tình thương hiệp nhất, như lời Chúa dạy "cứ dấu này thì người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy thương yêu nhau".
 
Sau bài Tin Mừng thầy phó tế công bố: linh mục matthew Nguyễn Khắc Hy chia sẻ lời Chúa với Đại hội. Ngài khôi hài mởi lời: đức vâng lời thì trọng hơn của lễ, nên tôi lại đứng đây như một cái duyên gặp gỡ lại bởi vì (ghét của nào thì trời trao của nấy) 
Ba ngày Đại Hội cùng học hỏi tôi xin chia sẻ tóm gọn trong những điểm như sau:
alt
 
Điểm thứ nhất: 
Bây giờ Liên Đoàn đã trưởng thành lớn mạnh rồi, đã tổ chức 37 lần Đại Hội rồi, ta thử nhìn ngược thời gian lại mà coi. Từ một nhóm sinh viên công giáo bơ vơ lạc lõng nơi xứ lạ quê người nơi nước Đức này, lúc đó chưa có linh mục Việt Nam nào ở đây cả. Phải xin một linh mục Việt Nam là cha Cao Văn Luận từ Mỹ qua để ngồi lại với nhau thành lập Hội thanh niên công giáo với vài chục bạn trẻ. Lúc đó ai có không thể biết được rằng tương lai sẽ lớn mạnh như ngày hôm nay. Nhưng để được như hôm nay thì bao nhiêu người đã hy sinh dấn thân cho công việc chung này? Mà làm việc chung thì có đủ thứ va chạm là đương nhiên. Bởi vì, chúng ta là phàm nhân thì phải có những ý kiến trái chiều nhau, rồi gặp biết bao sự chê bai đủ thứ. Nhưng đó cũng là lẽ thường ở đời mà thôi. "Vì ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười ở hẹp người chê, cao che ngỏng thấp chê lùn, béo chê béo truc béo tròn, gầy chê xương sống xương sươn nhô ra".v.v... Vậy thì ngày hôm nay chúng ta nhìn lại gương các tông đồ xưa mà coi. Ông Tôma không tin Chúa Giêsu là Thầy của mình sống lại và đã hiện đến, là bởi vì ông ta đã ở bên ngoài cộng đoàn. Khi các tồng đồ họp mặt thì ông ta không vào tham dự, không ở đó cầu nguyện với những người kia. Mà không ở trong thì làm sao mà cảm và tin được mà có Chúa được, mà không tin thì lại hay chê bai có khi còn đả phá nữa là khác. Nhưng khi ông ở trong cộng đoàn để họp mặt thì Chúa hiện đến với ông ta. Cho nên nếu chúng ta mà thường xuyên họp mặt với cộng đoàn , xây dựng cộng đoàn, thì có Chúa ở với ta rồi đó vì Ngài có hứa trước khi về trời rằng,"Thầy ơ cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế"
alt
Điểm thứ hai:
Là gia đình, nếu gia đình nào thường xuyên tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng, cộng đoàn thì dễ thông cảm với nhau hơn. Vợ chồng con cái vui vẻ hơn, và đối xử với nhau cởi mở hơn, đó là gia đình chúng ta đã có Chúa hiện diện ở giữa chúng ta vậy. Và đây chính là con đường tốt đẹp nhất mà chúng ta truyền đạt lại đức tin cho con cháu chúng ta vậy. Sống với nhau phải có chữ nhẫn làm đầu. "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa có rơi hạt nào" Trong cái nhẫn đã có tình yêu thương và tha thứ, như Chúa Giêsu dậy: "Không chỉ tha bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy" Ngài không dạy chúng ta áp dụng luật của Môsê "mắt đến mắt, răng đền răng" Nếu không thời nay mà cứ áp dụng luật "mắt đến mắt, răng đền răng" thì những cặp lấy nhau về năm bảy năm sau chắc không còn răng để ăn và mắt để nhìn nữa. 
Tôi cầu chúc cho tất cả qúy ông bà anh chi em biết hăng say xây dựng cộng đoàn và gia đình để là tấm gương sáng tuyền đạt đức tin lại cho con cháu. Amen.
 
alt
Như linh mục dùng đôi tay của mình dâng của lễ lên Thiên Chúa. Thì mỗi người chúng ta đóng góp phần bé nhỏ của mình. Nhiều bàn tay sẽ làm thành một của lễ dâng hoàn hảo lên Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình Yêu. đã ban tràn đầy ơn lành của Chúa Thánh Thần xuống cho Đại Hội chúng ta.
 
alt
Cùng hợp với lời ca tiếng hát của ca đoàn tổng hợp dâng lên, như dâng cả tâm hồn lên Thiên Chúa. Với bao vất vả luyện tập cho ngày Đại Hội đóng góp phần mình cho công việc chung, cũng là đang sống Đức Tin để làm gương cho con em chúng ta, đây là một công việc chung của đoàn dân Chúa.
alt
Cùng đưa tay nắm lấy bàn tay nhau trong thánh lễ bế mạc hôm nay. Xin Ngài ban Thánh Thần xuống từng tâm hồn chúng ta. Xin Ngài thương giải thoát ách thông trị vô thần cho giáo hội mẹ Việt Nam. Quê Hương đang khốn khổ điêu linh vì những sự bất lương của con người đang nắm vận mệnh đất nước. Đang thông đồng với lòng tham của giặc ngoại xâm. Chúng con chỉ biết phó dâng và tín thác vào Ngài là Thiên Chúa của chúng con.
alt
Trước di ảnh của các thánh Tử Đạo Việt Nam kính xin các ngài phù trợ cho con dân của các ngài là chúng con đây, luôn giữ vững một lòng kiên trung, dám tuyên xưng niềm tin của chúng con như gương sáng của các ngài khi xưa. Xin các ngài phù trợ cho những thanh niên công giáo trong nước vì dám tuyên xưng đạo ngay lẽ phải mà đang phải chịu đựng những tù ngục như các ngài khi xưa. 
alt
Trước khi ban phép lành bế mạc Đại Hội ông chủ tịch LĐCGVN. Phùng Khải Tuấn đại diện BCH. và ban tổ chức Đại Hội, nói lời chân thành cám ơn tới tất cả mọi người. Từ tu sỹ đến giáo dân, từng bàn tay thiện chí đóng góp âm thầm hay công khai cho ngày Đại Hội được tốt đẹp. Ban tổ chức xin hết lòng tri ân, xin Chúa Thánh Thần ban tràn đầy hồng ân xuống trên từng người chúng ta, và hẹn nhau vào kỳ đại Hội Công Giáo ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2014. 
 
ZdK. Zentralkomitee der Deuschen Katholiken có cử đại diện Cha Dekan Stephan Heinrich tới tham dự thánh lễ bế mạc. Thánh lễ Việt Nam của chúng ta đã làm cho cha vô cùng xúc động, mọi người trong hội trường có thể cảm nhận được những chia sẻ chân tình của cha Heinrich.Cha thay mặt ZdK.chúc mừng sự thành công tốt đẹp của Đại Hội chúng ta, đồng thời ngỏ lời mời chúng ta tới tham dự Đại Hội Công Giáo toàn quốc của họ ở Revensburg. Sau cùng cha cũng cho biết là qua những buổi họp tại Münster ZdK đã sẵn sàng chấp thuận cho người Việt Nam có một ghế đại diện trong ZdK.
alt
Có một sự bất ngờ thay lời cám ơn của một tham dự viên đã thắng đấu giá trong đêm văn nghệ bức tranh của một họa sỹ ngoại giáo đã vẽ tại Đại Hội trong đêm văn nghệ tối hôm qua. Xin được trao tặng tới linh mục thuyết trình viên Đại Hội linh mục Matthew Nguyễn Khắc Hy. Ngài rất xúc động với món qùa này và ngài nói rất hân hạnh được nhận bức tranh này và sẽ treo trong phòng khách của ngài. 
alt
Suốt cả Đại Hội nghe được những giọng nói hùng hồn của ngài, thế mà ngài cảm động khi nhìn bức tranh người lính QLVNCH. ngồi dưới lá cờ vang ba sọc đỏ thân yêu đã khơi dậy trong lòng ngài rất nhiều. Ngài cho biết người cha của ngài đã phải tù 17 năm dưới chế độ cộng sản hà khắc, mà họ gọi là đi học tập cải tạo từ 1975 cho đến 1992 thì cộng sản thả cha ngài ra bằng cách cho hai người tù nhân khác khiêng về vì ông không còn đi nổi để chúng khỏi mang tiếng nhốt ông chết trong tù, về nhà được sự chăm sóc của gia đình thuốc thang và ông sống thêm được 5 năm nữa và qua đời. Đồng thời hai người anh trai của ngài cũng là lính trong QLVNCH. nên đều phải đi tù cộng sản cả. 
alt
Sau phép lành thánh lễ mừng Đại Hội Chúa Thánh Thần kết thúc, linh mục Stêphanô mời các em dâng hoa và đội giúp lễ, ca đoàn chụp hình chung. Cha cũng cám ơn các em và hãnh diện vì các em. linh mục cũng đặc biệt cám ơn hai ca đoàn cả Đại Hội đã vang lên tràng pháo tay như bất tận. Những nhiếp ảnh gia được dịp bấm máy thoải mái và những nụ cười chẳng tắt trên môi. 
alt
 
Đẹp thay ơn Chúa Thánh Thần
Ngài làm đổi mới canh tân muôn loài
Ơn lành ban xuống mãi hoài
Như làn gió mát khoan thai tâm hồn
 
Sớm mai cho tới hoàng hôn
Ba ngày Đại Hội kính tôn ơn Trời 
Tạ ơn tình Chúa yêu người
Ban cho Đại Hội tuyệt vời! vui thay
 
Bàn tay nắm lấy bàn tay
Bình an san sẻ ba ngày vui tươi
Chia tay lưu luyến nụ cười
Thánh Thần tác động tim người nở hoa
 
Từ nam chí bắc hoan ca
Dâng lời cảm tạ ơn Cha nhân lành
Hồn xuân nở tận cao xanh
Hẹn nhau năm tới tâm thành dựng xây
 
Đại Hội lại trở về đây
Abschaffenburg ngất ngây lòng người
Thánh Thần ban xuống cho đời
Tình Yêu Thên Chúa tuyệt vời lắm thay!
 
Thanh Sơn 21.05.2012  Xem thêm hình  https://plus.google.com/photos/112607046134381245790/albums/5880468595971062433
https://plus.google.com/photos/112607046134381245790/albums/5880125725233444273
 
Xin cùng các bạn trẻ hát ca ngợi Chúa Trong Thánh lễ.mời klick vao từng bài
by Lý Tưởng Người Việt
(IL PLEURE DANS MON COEUR)

nuoc-mat

Lời Việt: Phan văn Phước

(theo ý thơ của Paul Verlaine)



Lòng này nhỏ lệ, người ơi

Như trên thành phố, từ trời mưa sa

Sao mình cảm thấy xót xa?

Mưa êm dưới đất, mái nhà cũng êm!

Mưa rơi, lòng lại buồn thêm

Tiếng mưa là nhạc êm đềm biết bao!

Lòng mưa chẳng hiểu vì sao

Ô hay! Đâu có người nào phản ta!

Tang thương này chẳng hiểu ra

Nguyên nhân chẳng rõ, xót xa càng nhiều

Không thù, chẳng hận vì yêu

Mà lòng vẫn cứ mang nhiều đớn đau



Đêm mưa Đức Quốc, 29.3.96

Kỷ niệm thời đi dạy thực tập ở Trường Đồng Khánh, Huế. Mến tặng các bạn cùng lớp và các O nữ sinh lớp 12 C1, 12 C2 (Ban Văn Chương), Niên Khóa 1972-1973.



Thơ Pháp: IL PLEURE DANS MON COEUR

Paul Verlaine

Il pleure dans mon coeur

Comme il pleut sur la ville

Quelle est cette langueur

Qui pénètre mon coeur?



O bruit doux de la pluie

Par terre et sur les toits!

Pour un coeur qui s'ennuie

O le chant de la pluie!



Il pleure sans raison

Dans ce coeur qui s'écoeure

Quoi! Nulle trahison

Ce deuil est sans raison



C'est bien la pire peine

De ne savoir pourquoi

Sans amour et sans haine

Mon coeur a tant de peine



Kính mời quý Vị thưởng thức bài về mưa:

En Ecoutant La Pluie···Sylvie Vartan - YouTube

{youtube}Pkt2lJTjx5M{/youtube}
by Lý Tưởng Người Việt
Giáo sỹ phải trở nên mục tử, chứ không phải chó sói

(Lời răn dạy của ĐTC Phanxicô ngày 16/5/2013)  

alt


alt
 Vào lúc 7 giờ sáng ngày 11/06/2012, tất cả các linh mục trong hạt Phủ Quỳ cùng giáo dân trên địa bàn huyện Quỳ Châu và bà con láng giềng tập trung về gia đình ông Nguyễn Văn Vị thuộc Bản Bình 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu để cùng dâng Thánh Lễ cầu bình an cho gia đình nhân dịp vừa hoàn thành ngôi nhà mới.

Khi các linh mục và giáo dân tập trung tại nhà ông Nguyễn Văn Vị, về phía chính quyền địa phương có công an huyện Quỳ Châu, công an xã Châu Bình và đại diện một số Ban ngành của xã Châu Bình, cụ thể là bà Đài Duệ - trưởng hội phụ nữ xã Châu Bình; bà Phong - chủ tịch mặt trận xã Châu Bình; ông Bứng - già làng; ông Phòng; ông Sách là dân bản và một số người khác đến gia đình ông Vị quan sát và đề nghị gia đình không được tổ chức mừng lễ thánh Antôn, nhưng ông Nguyễn Văn Vị, chủ nhà nói, chúng tôi không tổ chức mừng lễ thánh Antôn mà chỉ mời các Cha lên mừng tân gia – dâng thánh lễ cầu bình an cho gia đình. Lúc đó, bà  Phong - chủ tịch mặt trận xã Châu Bình yêu cầu gia đình tháo gỡ băng rôn (băng rôn này đã được treo trước để Mừng Lễ Thánh Antôn, tờ trình gửi huyện Quỳ Châu, xin cử hành vào ngày 13/6/2012), thì mới được dâng Thánh Lễ. Gia đình ông Nguyễn Văn Vị cùng Ban hành giáo đồng ý tháo gỡ băng rôn.

Sau khi tháo gỡ băng rôn xuống, bà con giáo dân đọc kinh, các linh mục mặc phẩm phục, chuẩn bị dâng thánh lễ. Đang khi đọc kinh thì bị cúp điện, nhưng giáo dân vẫn tiếp tục đọc kinh. Trong lúc đó bà Phong lại yêu cầu gia đình cất tượng thánh Antôn và một số người gây rối lớn tiếng để át lời kinh của giáo dân, đồng thời một số kẻ lạ mặt, khoảng 50 người (bà con giáo dân đã nhận ra một số trong họ là công an), kéo đến ngăn cản bằng cách chụp hình, quay phim cận cảnh khủng bố tâm lý và ném những quả trứng thối lên nền nhà, nơi dâng lễ...

Thấy sự việc xảy ra như thế, các linh mục cởi phẩm phục và yêu cầu chính quyền địa phương lập biên bản, nhưng họ không chịu lập biên bản và nói không được dâng thánh lễ. Vì không được dâng lễ, các linh mục chào tất cả mọi người và ra về. (Tất cả những sự kiện trên đều xảy ra trong căn nhà gia đình ông Nguyễn Văn Vị).

Sau khi các linh mục ra về, gia đình ông Nguyễn Văn Vị tổ chức bữa cơm thết đãi quý khách được mời ở lại cùng chung vui với gia đình. Tham dự bữa cơm, có bà con giáo dân cùng những người láng giềng lương dân. Sau bữa ăn, ai về nhà nấy.

Vào khoảng 12 giờ trưa, bà Thoán với ông Chính và anh Danh đang ngồi uống nước ở nhà ông bà Trần Văn Lương (hàng xóm của ông Vị), thì có ba anh em anh Thuận (con ông Bứng, già làng) vào hỏi: Ông bà Lương đi đâu? Bà Thoán trả lời: Không biết bà Lương đi đâu, còn ông Lương thì đang ngủ trong nhà. Sau đó bà Rự (vợ ông Lương, từ đây gọi là bà Lương) từ nhà bà Ngoãn bên cạnh về và rót nước mời họ uống, nhưng họ không uống mà anh Thuận còn lấy chén nước ném bà Thoán rồi nắm tóc bà Thoán lôi ra khỏi nhà, đồng thời đánh đập bà Lương đến bất tỉnh. Anh Thuận vừa đánh vừa nói: Tao giết chết cả nhà mày… Thấy vậy, ông Chính đưa bà Lương ra phía sau để sơ cứu. Tiếp đó, những người hành hung xông vào trong buồng đánh ông Lương lúc ông đang ngủ. Còn anh Phi, con ông bà Lương ngủ trong phòng, tỉnh dậy chạy ra can ngăn cũng bị đánh tới tấp. Một giáo dân khác là anh Kim Văn Anh, con bà Ngoãn, nhà bên cạnh nghe tiếng la hét chạy sang can ngăn cũng bị đánh đến bất tỉnh. Sự việc đang xảy ra thì công an huyện Quỳ Châu và công an xã Châu Bình xuất hiện (cụ thể là ông Hiệu, công an huyện Quỳ Châu và ông Phó công an xã Châu Bình), nhưng không can ngăn cũng không lập biên bản mà còn ôm vai ôm cổ anh Thuận như bạn bè đưa lên nhà anh Hoài – trưởng công an xã. Sau khi sự việc lắng dịu, vợ anh Anh là chị Ngô Thị Trinh đưa chồng lên cấp cứu ở trạm xá Châu Bình, khi đó anh Thuận theo lên trạm xá và nói: Hôm nay tao chưa giết được mày, ngày mai tao sẽ giết mày. Sau đó, những người bị thương cũng được đưa đến trạm xá xã, nhưng vì vết thương quá nặng nên phải chuyển xuống bệnh viện Nghĩa Đàn…

 

Ông Trần Văn Lương

 

Bà Trần Thị Rự (vợ ông Lương)

 

Anh Kim Văn Anh

Hiện tại, sức khoẻ bà Lương đang trong tình trạng nguy kịch, những người còn lại vẫn tiếp tục được điều trị.

Chúng tôi thấy việc tổ chức cầu nguyện và dâng lễ tại gia đình giáo dân là không trái với quy định của Pháp luật. Tại Khoản 1, Điều 7 Nghị Định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 đã được lặp lại cùng nội dung tại Điều 9 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, quy định: "Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự". Do đó, việc gia đình ông Nguyễn Văn Vị dùng nhà ở của mình làm nơi thờ tự cho bà con giáo dân trong suốt thời gian qua, đã được chính quyền chấp thuận, nay tổ chức mừng lễ tân gia làm phép nhà mới và cầu bình an cho gia đình là điều chính đáng và được Pháp luật bảo hộ.

Vì thế, việc chính quyền xã Châu Bình chỉ đạo, tổ chức ngăn cản các Linh mục và gia đình ông Nguyễn Văn Vị cũng như cộng đồng giáo hữu nơi đây thực hiện các quyền nói trên là hành vi vi phạm Pháp luật. Toàn bộ vụ đàn áp, đánh đập dã man các giáo dân tại giáo điểm Tân Bình diễn ra dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, ông Trần Văn Chương, như trong mục 3, Công văn số 03 đã nêu: "Giao cho Chủ tịch UBND xã Châu Bình chỉ đạo không cho bất cứ ai tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép diễn ra trên địa bàn huyện khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Tổ chức vận động các hộ giáo dân, các tầng lớp nhân dân không tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép", là những việc làm trái với Pháp luật. Sự có mặt của công an xã Châu Bình và công an huyện Quỳ Châu trong vụ việc xẩy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Vị để hậu thuẫn cho những hành động côn đồ này là bằng chứng để nói lên vụ việc có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền.

Đây là những việc làm bất chấp pháp luật, không tôn trọng những quyền tối thiểu của con người của cán bộ đảng viên xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, đã được quy định trong Hiến pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam và các Công ước Quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Tân Bình là một giáo điểm thuộc giáo xứ Nghĩa Thành do cha Gioan Nguyễn Văn Hoan quản nhiệm, hiện có 35 hộ gia đình với khoảng trên 120 giáo dân, đa số là dân nhập cư từ Ninh Bình vào và từ Quỳnh Lưu lên làm ăn sinh sống trên địa bàn. Trong quá trình chung sống với bà con dân tộc thiểu số như Thanh, Thổ, Mường, Mán… cộng đoàn giáo dân này đã tạo được bầu khí hòa thuận thương yêu nhau, không hề có sự xích mích mâu thuẫn xẩy ra giữa các cộng đồng. Theo một số bà con giáo dân cho chúng tôi biết thì mọi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo giữa các cộng đồng dân tộc cũng như các hoạt động xã hội khác, họ đều tham gia tích cực và thậm chí còn đi đầu trong các phong trào quyên góp, để thực hiện các công việc thiện ích chung. Điều đáng nói là cộng đồng Công giáo nơi đây đã có nguồn gốc từ xa xưa. Hai giáo xứ Bàn Tạng và Phú Phương đã được thành lập từ thời các cố Tây và phát triển rất mạnh trong những thời kỳ sau đó. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, giáo dân thuộc hai giáo xứ này phải di dời đến nơi khác, số ít còn lại không đủ điều kiện duy trì những hoạt động theo quy mô của một giáo xứ. Cùng với cộng đoàn giáo dân tản mác này, một số giáo dân di cư từ Ninh Bình vào và một số hộ gia đình từ Quỳnh Lưu đến theo chính sách kinh tế mới sau 1975, họ đã tạo nên một cộng đoàn đức tin nhỏ bé nơi đây. Từ năm 1999, khi cộng đoàn đã lớn mạnh, giáo dân làm đơn xin thành lập giáo họ. Nhưng trải qua 14 năm (1999 – 2012) với 4 lần gửi đơn mà không lần nào nhận được trả lời của các cấp có thẩm quyền.

Thiết nghĩ, nguyện vọng chính đáng của người dân không được giải quyết thỏa đáng mà chỉ đáp lại bằng những hành vi thô bạo, đánh đập và ngăn cản thực hành các việc phụng thờ tôn giáo của họ là thể hiện một cách quản trị xa dân và không quan tâm đến đời sống người dân của một số cán bộ đảng viên trong huyện Quỳ Châu, xã Châu Bình.

Trong cuộc Hội thảo Tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ do Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Liên hiệp châu Âu (EU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 14/06/2012 vừa qua, các học giả đã nói lên chính sách tôn giáo của đảng và Nhà nước VN là: "luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Ðồng thời, nhìn nhận, phát huy những giá trị tích cực về văn hóa và đạo đức của tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tôn giáo tiến bộ vì lợi ích của Tổ quốc, nhân dân".

Nhưng sự việc xẩy ra tại Quỳ Châu ngày 11 tháng 06 năm 2012 phải chăng là mặt trái vấn đề?
by Lý Tưởng Người Việt
Tác giả: Nguyễn Phương Uyên

BÀI THƠ YÊU NƯỚC CỦA PHƯƠNG UYÊN


alt


Ơi đồng bào Việt Quốc!!!

Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh

Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
"Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông"
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi giành lại nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau.

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
by Lý Tưởng Người Việt
VATICAN - ĐTC Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 22-5-2013, ĐTC nói:
"Thứ sáu, 24-5 tới đây là ngày lễ kính Đức Mẹ Maria Phù Hộ các tín hữu Kitô, rất được tôn sùng tại Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn ở Thượng Hải.
Tôi mời gọi tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới hãy hiệp ý trong kinh nguyện với các anh chị em chúng ta ở Trung Quốc, để khẩn cầu Thiên Chúa ơn loan báo, với lòng khiêm tốn và vui mừng: Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại, ơn trung thành với Giáo Hội của Chúa và với người kế nhiệm Thánh Phêrô, ơn sống hằng ngày trong sự phục vụ đất nước và đồng bào của mình một cách phù hợp với đức tin mà họ tuyên xưng."
ĐTC nói thêm: "Lấy lại một vài lời trong kinh kính Đức Mẹ Xà Sơn, tôi muốn cùng anh chị em khẩn cầu Mẹ Maria như sau: "Lạy Đức Mẹ Xà Sơn, xin Mẹ nâng đỡ quyết tâm của những người tại Trung Quốc, giữa những vất vả thường nhật, để họ tiếp tục tin tưởng, hy vọng và yêu mến, để không bao giờ sợ nói về Chúa Giêsu cho thế giới và thưa với Chúa Giêsu về thế giới này."
"Xin Mẹ Maria là Trinh Nữ Trung Thành, nâng đỡ các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, làm cho sự dấn thân không dễ dàng của họ ngày càng trở nên quí giá hơn trước mặt Chúa, và làm gia tăng lòng yêu mến và sự tham gia của Giáo Hội ở Trung Quốc trên hành trình của Giáo Hội hoàn vũ."
Hồi năm 2007, ĐTC Bênêđictô XVI đã thiết lập ngày 24-5 là Ngày Cầu nguyện cho các tín hữu Công giáo tại Trung Quốc. Trong những năm qua, Nhà nước Trung Quốc thường cấm cản các cuộc hành hương của các tín hữu Công giáo từ các nơi muốn đến hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn, gần Thượng Hải. 
Riêng Giáo Phận Thượng Hải, Đức cha Alois Kim Lỗ Hiến, GM. Thượng Hải mới qua đời hôm 27-4-2013, hưởng thọ 94 tuổi. Đức GM Phụ tá Tađêo Mã Đạt Khâm (Ma Daqin), thụ phong GM ngày 7-5-2012, nhưng bị Nhà Nước Trung Quốc cấm cản không cho thi hành sứ vụ và bị quản thúc tại Đại Chủng viện Xà Sơn. (SD 22-5-2013)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: RV

by Lý Tưởng Người Việt
 
alt

VATICAN - Trong cuộc viếng thăm Nhà Hồng Ân của Đức Mẹ Maria chiều 21-5-2013, ĐTC Phanxicô khích lệ các tín hữu phục vụ Chúa Giêsu nơi chính các anh chị em nghèo và bệnh nhân.
Nhà này ở sát biên giới giữa Vatican và thành Roma, cạnh trụ sở Bộ Giáo Lý Đức Tin, được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta khánh thành ngày 21-5-1988 là nhà tiếp đón và giúp đỡ người nghèo. Mỗi ngày, có hàng trăm người nghèo nam và nữ được các nữ tu Thừa sai Bác Ái và những người thiện nguyện trợ giúp lương thực. Ngoài ra, Nhà có thể đón tiếp từ 50 đến 70 phụ nữ qua đêm, cũng như săn sóc y tế cho các phụ nữ nhờ một bệnh xá.
Đến nhà Hồng Ân của Đức Mẹ Maria, ĐTC đã được ĐHY Comastri, Tổng Đại Diện của ĐTC tại Thành Vatican, các nữ tu và khoảng 100 người tiếp đón. Một nữ tu đã choàng vòng hoa cho ngài theo thói quen của người Ấn Độ. Rồi Nữ tu Mary Prema Pierick, người Đức, Bề trên tổng quyền Dòng Thừa Sai Bác Ái, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và cám ơn ngài đã nhận lời mời đến viếng thăm Nhà Hồng Ân nhân kỷ niệm đúng 25 năm thành lập nhà này.
Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhiệt liệt cám ơn và đề cao lòng nhiệt thành phục vụ của các nữ tu và những người thiện nguyện, làm cho lòng yêu mến của Giáo Hội đối với người nghèo được trở nên cụ thể hữu hình.
ĐTC đã quảng diễn bài huấn dụ dựa trên danh xưng của "Nhà Hồng Ân Đức Mẹ Maria" là nơi tiếp đón thân thiện, trong tinh thần gia đình và yêu thương. Như một hồng ân, một món quà, nhà này trao tặng sự tiếp đón, trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhiều anh chị em đến từ nhiều nơi trên thế giới. Nhưng cả các anh chị em đón nhận sự trợ giúp ấy cũng là một hồng ân, một món quà cho những người phục vụ. 
ĐTC nói: "Anh chị em nói với chúng tôi rằng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân không phải là một cái gì trừu tượng, nhưng rất cụ thể: yêu mến Thiên Chúa có nghĩa là nhìn thấy nơi mỗi người khuôn mặt của Chúa mà chúng ta cần phụng sự, phục vụ Ngài một cách cụ thể. Anh chị em thân mến, anh chị em chính là khuôn mặt của Chúa Giêsu!"
Cũng trong chiều hướng đó, ĐTC khẳng định: "Tất cả chúng ta cần phục hồi ý nghĩa của sự trao tặng, sự nhưng không và tình liên đới. Chủ nghĩa tư bản luật rằng dạy phải theo tiêu chuẩn đạt tới lợi lộc với bất kỳ giá nào, cho đi để được nhận lại, bóc lột và chẳng cần để ý đến ai... Và chúng ta thấy hậu quả của chủ thuyết ấy trong cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua! Nhà Hồng Ân này là một nơi dạy về đức bác ái, dạy cách đi gặp mỗi người, không phải để thủ lợi, nhưng vì tình thương. Âm nhạc của Nhà này là tình thương! Và tôi hài lòng vì các chủng sinh từ các nơi trên thế giới đến đây để cảm nghiệm một kinh nghiệm trực tiếp về sự phục vụ. Như thế, các linh mục tương lai có thể một cách cụ thể một khía cạnh thiết yếu trong sứ mạng của Giáo Hội và biến kinh nghiệm ấy thành một kho tàng cho sứ vụ mục tử của mình."
Sau cùng, ĐTC cũng nêu cao sự kiện Nhà này là một hồng ân của Mẹ Maria. Mẹ là gương mẫu và là một khích lệ cho những người sống trong Nhà này và cho tất cả chúng ta, hãy sống đức bác ái đối với tha nhân, không phải như một nghĩa vụ xã hội, nhưng khởi hành từ tình yêu của Thiên Chúa... Tại nhà này, mỗi người tìm cách yêu mến tha nhân, nhưng đồng thời cũng để cho tha nhân yêu mến."
Sau bài huấn dụ ngắn, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng người hiện diện và trở về Nhà khách Thánh Marta gần đó lúc 6 giờ chiều. (SD 21-5-2013)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: RV