Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Có người cho rằng Thánh Linh chẳng phải là Thiên Chúa. Vì thế, trong bài này, dựa vào Kinh Thánh, tôi xin nêu ''bằng-chứng-không-thể-chối-cãi-được'' rằng Thánh Linh là Thiên Chúa Ngôi Ba.

A- Gioan 14, 16-18

''Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con ÐẤNG Bảo Trợ KHÁC đến ở với các con luôn mãi, ấy là Thần Khí sự thật mà thế gian không thể đón nhận vì họ không thấy và cũng chẳng biết Ngài. Còn các con thì BIẾT Ngài vì Ngài LUÔN ở giữa các con và trong các con. Ta sẽ không để các con mồ côi. Ta sẽ đến với các con.''

Để bài viết đừng dài lắm, vào dịp khác, tôi sẽ mạo muội phân tích ý nghĩa của các khái niệm ''biết, sẽ, vì, luôn mãi, mồ côi'' trong phần A. Tuy nhiên, xin nêu ''nội dung'' của chữ ''KHÁC'' như sau:

''Đấng Bảo Trợ KHÁC'' hàm ý rằng đó là ''Đấng-thứ-hai-thay-Chúa-Giêsu (The Second Helper replacing Jesus), chứ không phải là ''Đấng xa lạ'' vì Đấng ấy vẫn là Thiên Chúa như Giêsu. Chữ Hy-lạp ''ἄλλον παράκλητον'' (allon paraklēton) có nghĩa trong tiếng Anh là ''another, an additional Helper of the SAME Nature: exactly alike'', ví dụ: Would you like another bowl of rice? (''Xin mời anh dùng thêm chén cơm nữa.'': Tức là cơm y như anh vừa dùng chén thứ nhất hay thứ hai...)

B- Gioan 14,26

''Nhưng Ðấng Bảo Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ gởi đến nhân Danh Ta, sẽ DẠY các con mọi sự và sẽ NHẮC cho các con nhớ lại mọi điều Ta đã nói với các con.''

Rõ ràng Thánh Linh là ĐẤNG, chứ không phải đơn thuần là danh từ chỉ ''uy quyền, sức mạnh'', mà là Thiên Chúa như Tiên Tri Dacaria 4,6 đã viết: ''Ðây là lời của Đấng Hằng Hữu...: Không phải nhờ thế lực, cũng chẳng phải nhờ sức mạnh mà nó hoàn thành công việc Ta giao phó, nhưng là nhờ THẦN KHÍ của Ta, Đấng Hằng Hữu của các đạo binh phán.''

C- Gioan 16, 13

''Khi Thần Khí về sự thật đến, Ngài sẽ DẪN các con tới tất cả sự thật vì Ngài không tự mình NÓI, nhưng NÓI tất cả những điều Ngài đã NGHE và sẽ BÁO cho các con biết những điều sẽ đến. Ngài sẽ TÔN VINH Ta vì Ngài LẤY những gì của Ta mà LOAN BÁO cho các con. Mọi sự Cha có thì Ta đều có. Vì thế Ta đã nói: Thánh Linh sẽ lấy những gì thuộc về Ta mà loan báo cho các con."

Các ''ĐỘNG TỪ'' được viết lớn ở phần B và C chứng tỏ rằng Thần Khí LÀM các việc trọng đại ấy, tức là CÙNG với Ngôi Cha và với Ngôi Con ''bất-khả-phân-ly-trong-hành-động'' như Lời Chúa trong Sáng Thế Ký 1,2, nhất là như trong phần ''khai mạc'' Tân Sáng Thế. (Luca 1,35)

D- Matthêô 28,19

''Vậy các con hãy đi, làm cho muôn dân trở thành môn đệ, hãy cử hành phép rửa cho họ nhân DANH (CỦA) Cha, và (CỦA) Con và (CỦA) Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Ta đã truyền cho các con, và này, Ta  cùng các con mọi ngày cho đến tận thế."

Trong tiếng Việt, Giáo Hội bỏ chữ CỦA cho lời ''vinh Danh Ba Ngôi'' được gọn và dễ nghe, nhưng vẫn giữ liên từ VÀ (được dùng hai lần) vì nó rất quan trọng. Xin ghi thêm các thứ tiếng nêu rõ khái niệm ''CỦA'' (sở hữu) được dùng cho cả Ba Ngôi là một Thiên Chúa.

1- Pháp: ''Allez, faites de toutes les nations des disciples, les baptisant au NOM DU Père, et DU Fils et DU Saint Esprit, et enseignez-leur à observer tout ce que je vous ai prescrit. Et voici, je suis avec vous tous les jours, jusqu'à la fin du monde.''

2- Anh: ''Go then, and make disciples of all the nations, baptizing them in the NAME OF The Father and OF The Son and OF The Holy Spirit: Teaching them to keep all that I have commanded you: and lo, I am with you every day, to the end of the world.''

3- Tây-ban-nha: ''Por tanto, id, y doctrinad á todos los Gentiles, bautizándolos en el NOMBRE DEL Padre, y DEL Hijo, y DEL Espíritu Santo: Enseñándoles que guarden todas las cosas que os he mandado: y he aquí, yo estoy con vosotros todos los días, hasta el fin del mundo.''

E- Luca 12,10

"Và ai xúc phạm đến Con Người thì được tha; nhưng kẻ nào nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha.''

Ý nghĩa của phần E này khá dài nên sẽ được phân tích đầy đủ trong bài khác. Tuy nhiên, xin chứng minh ngay rằng việc ''xúc phạm đến Con người'' sẽ được tha vì lắm người không biết, không tin vào Chúa Giêsu như Gioan Tẩy Giả đã nói: ''Có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết.'' (Gioan 1,26) Cũng vì lẽ ấy mà Chúa Giêsu mới xin cùng Chúa Cha: ''Cha ôi, xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ đã làm.'' (Luca 23,34) Còn việc ''xúc phạm đến Thánh Thần'' là tội tày trời bởi vì con người có ''Lương Tri là tiếng nói của Thánh Thần'' cho họ biết phân biệt chánh tà. Ai chà đạp Lương Tri thì phạm tội tày trời. Vì thế, François Rabelais mới khuyên đời: ''Khoa học mà không có Lương Tri thì chỉ là cảnh tan hoang của tâm hồn.'' (Science sans Conscience n'est que ruine de l'âme.) Jean Rostand cũng khuyến cáo thiên hạ: ''Khoa học đã biến chúng ta thành những vị thần ngay trước khi chúng ta xứng đáng là người.'' (La science a fait de nous des dieux avant même que nous méritions d'être des hommes.)

F- Công Vụ: 5, 3-4

''Phêrô mới nói: "Anh Khanania, sao anh lại để Satan xâm chiếm lòng anh, khiến anh LỪA DỐI THÁNH THẦN, mà giữ lại một phần giá thửa đất?... Anh đã không lừa dối người phàm, mà LỪA DỐI THIÊN CHÚA."

Xin ghi tóm tắt ý của phần F: ''Lừa dối Thánh Linh là lừa dối Thiên Chúa!!!'' (Lying to the Holy Spirit is lying to God!!!) Như vậy, Thánh Linh cũng là Thiên Chúa Toàn Tri!!!!

G- Công Vụ 8,29

''Thần Khí NÓI với ông Philípphê: "Tiến lên, đuổi kịp xe đó."

H- Công vụ 13,2

''Một hôm, đang khi họ cử hành việc thờ phượng Chúa và ăn chay thì Thánh Thần PHÁN BẢO: "Hãy dành riêng Banaba và Saulô cho TA để lo việc TA đã KÊU GỌI hai người ấy làm."

I- Êphêsô 4,30

''Anh chị em chớ làm phiền LÒNG Thánh Thần của Thiên Chúa vì chính Ngài là dấu ấn trên anh chị em để chờ ngày cứu chuộc.''

J- Do Thái 10,29

''Huống chi kẻ chà đạp Con Thiên Chúa, xúc phạm đến Máu Giao Ước đã thánh hiến và nhục mạ Thần Khí BAN ân sủng thì anh chị em thử nghĩ xem kẻ ấy đáng nhận hình phạt ghê gớm hơn biết bao!''

Cũng là Thiên Chúa Ngôi Ba thì Thánh Linh mới BAN ân sủng!!!

K- 2 Corinthians 3,17-18

''CÒN Chúa LÀ Thần Khí, VÀ ở đâu có Thần Khí CỦA Chúa, thì ở đó có tự do. Tất cả chúng ta, không bị che kín mặt, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như bức gương; vì vậy, chúng ta được biến đổi thành cùng hình ảnh đó, từ vinh quang này đến vinh quang khác, như bởi Chúa Thần Khí.''

Trong phần K, có nhiều bản dịch từ Hylạp-Latinh, nhưng hơi khác nhau: ''1- như bởi Chúa Thần Khí; 2- như bởi Thần Khí là Chúa; 3- như bởi Chúa, (vốn là: qui est; who is) Thần Khí; 4- như bởi Thần Khí của Chúa.'' Tuy nhiên, xét cho cùng, các cách dịch vừa nêu vẫn không sai bởi vì Chúa Thánh Linh là Một trong Ba Ngôi của Thiên Chúa Duy Nhất. Và tôi lại mừng vì bản của người-không-tin-có-Thiên-Chúa-Ngôi-Ba thì dịch như sau: ''EXACTLY as done by Jehovah (the) Spirit.'' Mừng vì, dù, giữa hai Thánh Danh ấy, không có ''dấu phẩy'', chữ ''Spirit'' vẫn là ''đồng vị'' với ''Jehovah'': apposition to / à ''Jehovah''!!!

Lời kết

Trong Dân Số 6, 22-26, Đấng Hằng Hữu dạy Môsê ba ''lần liên tục'' cầu xin với Thiên Chúa. Như vậy là Ngài gián tiếp cho biết Thiên Chúa có BA NGÔI. Rõ ràng nhất là Isaya (6,3) đã thấy Thiên Chúa và các thiên thần Xêraphim đứng chầu Ngài, đối đáp tung hô: ''Thánh! Thánh! Thánh!''

Vì thế, ngày nay, trong Thánh Lễ, Chủ Tế và cộng đoàn ''phải'' xướng ca bài có BA LẦN chữ THÁNH để tôn vinh, thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi.

Chúa ôi, đang viết câu cuối ở trên, con cũng: ''Cúi đầu, thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.''

----

Kính mời quý vị nghe Thánh Ca:

VENI CREATOR SPIRITUS
{youtube}cDhYGdK0KQg{/youtube}


Mozart SANCTUS: Sanctus Dominus Deus Sabaoth - YouTube
{youtube}M0Bh3UYlDHo{/youtube}


Sanctus et Benedictus (latin) (Trong Video này, có mấy chữ viết sai, xin ghi lại cho đúng như sau: caeli (thay vì: coeli); Hosanna (thay vì: Hossanna); Domini (thay vì: Domine)
{youtube}WMf_9UjPdaU{/youtube}


YouTube - Credo in Latin
{youtube}yDortyyp228{/youtube}


Đức Quốc, 16.5.2013

Đaminh Phan văn Phước
by Lý Tưởng Người Việt
Có phải em là thơ?

Trong mơ vẫn hiện về

Những ý từ mộng mị

Chợt đến rồi chợt đi

 

Có phải em là trăng?

Ngỡ gần mà xa xăm

Cho anh đêm tơ tưởng

Cho anh ngày cách ngăn

 

Có phải em là hương?

Nhẹ lan theo hơi thoảng

Vương vấn cõi lòng anh

Hoa xa tắp đầu ngành

 

Có phải em là nhạc?

Quyện trong những âm giai

Quyến hồn anh theo mãi

Bâng khuâng tiếng thở dài

Mông lung tiếng ngắn dài…

 

Làm sao anh nhớ được

Những vần thơ trong mơ?

Làm sao anh níu được

Những cung điệu đường tơ?

Làm sao anh giữ được

Mùi hương tình gợi nhớ?

Làm sao anh quên được

Bóng hình em xa mờ?

 

Em nhẹ như mây trời

Anh cuồng si gió lộng

Bồng bềnh và hối hả

Gió thổi mây buồn trôi

 

Em long lanh giọt sương

Anh lung linh sợi nắng

Mong manh và vồn vã

Sương tan nắng sầu vương

 

Tình em như biển rộng

Tình anh tựa tầm tay

Tình yêu như khói thoảng

Ngơ ngác tình vụt bay

Đau xót tình vội tan…

 

 

Làm sao anh chạm được

Dáng hình em trong mơ?

Làm sao anh nối được

Những ân tình tóc tơ?

Làm sao anh thấm được

Dòng lệ hoen chực chờ

Và làm sao ngăn được

Những vần thơ vụng khờ?

 

Làm sao và làm sao?

Tháng năm dài thương nhớ

Hoài niệm phai mái đầu

Chỉ quanh quẩn tìm nhau

Qua câu thơ tiếng hát

Qua cung đàn nốt nhạc

Qua ánh trăng bàng bạc

Qua mùi hương lãng đãng

Qua bóng người trong mơ

Và anh vào trong mơ

Tìm em tìm trong mơ

 

quangdương

 



 
by Lý Tưởng Người Việt
                                                               ( Ga 20,19-23)

 

               CHÚA THÁNH THẦN : NGUỒN MẠCH CHÂN LÝ- TÌNH YÊU – HY VỌNG

Chúa Thánh Thần, như người ta thường nói, Vị Thiên Chúa bị lãng quên. Vâng ! Kính thưa quý vị, vì một năm, Ngài mới được nhắc đến một lần. Theo lịch phụng vụ, thì quan niệm trên dường như không sai, vì Ngài được nhắc tới quá ít, hay là ít được nhắc tới, cũng như Chúa Cha, thì Lễ về Chúa Thánh Thần quá ít. Nhưng không phải vậy, vì chúng ta biết chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa không phải chỉ có một mình Chúa Giêsu, nhưng mầu nhiệm Nhập thể và nhập thế là do bởi duy nhất một mình Chúa Giêu là Ngôi Hai Thiên Chúa. Người là Vị Thiên Chúa làm Người, nghĩa là Người thực hiện sứ vụ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa một cách hữu hình, vì Thiên Chúa vốn dĩ siêu nhiên. Vì vậy , nói cho đúng hơn là phụng vụ Công giáo dành hết thời gian trong năm để tưởng niệm mầu nhiệm Cứu Chuộc là Nhập Thể và Nhập Thế của Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Giêsu- Kitô.

Nhưng thực ra, trong kinh nguyện hằng ngày, nhất là trong Thánh lễ Giáo Hội vẫn tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong Chúa Giêsu- Kitô. Lời nguyện nào cũng có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Như vậy, Chúa Thánh Thần là ai ? Ngài có vai trò gì và quan trọng như thế nào trong Giáo hội? Thưa : Thánh : cũng có nghĩa là "Chúa". Thần : cũng có nghĩa là "Chúa". Như vậy, Chúa Thánh Thần là Vị Thiên Chúa có vai trò Thánh Hóa, có nghĩa là biến đổi mọi sự nên Thánh, để thuộc về Thiên Chúa. Như vậy , Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa.

Thiên Chúa không đơn độc, bởi vì Ngài có Ba Ngôi, dù Thiên Chúa giáo là Tôn giáo độc Thần, vì không phải là Ba Chúa, mà là Một Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Hằng Hữu và Hiển Trị muôn đời.

Nhưng Thiên Chúa hiển trị trong nguyên lý nào ? Há không phải là trong : Chân lý- Tình yêu – Hy vọng sao?

- Chân lý : là sự tạo thành, sự sáng tạo nên mọi nguyên lý. Đó là lý sống, vì không sự gì tồn tại được mà không do chân lý. Vì nếu không có chân lý, thì không có sự thật, làm sao tồn tại. Không có sự tồn tại nào dựa trên giả trá. Chân lý thuộc về Thiên Chúa, bởi vì Ngài là Đấng Sáng Tạo. Đó là nguyên lý Đức Tin.

- Tình yêu : Vì trong sự sáng tạo của Thiên Chúa có một hình ảnh giống Thiên Chúa, đó là con người. Được dựng nên bởi chân lý và tình yêu. Chân lý là nguyên lý sống, nhưng nếu không có tình yêu, thì chân lý đơn độc, trơ trọi, buồn tẻ. Vì vậy, để làm phong phú chân lý, cần có tình yêu. Tình yêu, là sự lãng mạn, sự bảo bọc, sự che chở, sự tha thứ, sự bao dung. Chân lý thì như "đá", nhưng tình yêu thì như " nước". Nước là nguồn của tình yêu.

- Hy vọng : cũng là một nguyên lý sống. Vì mọi sự không như chiếc khuôn, không cố định hiện hữu cách cứng nhắc. Mọi nguyên lý đều có chuyển vận, vạn biến, trong sự bất biến, đó là chân lý. Hy vọng là sự mong muốn đạt đến . Sau khi con người được tạo dựng, và con người đã phá vỡ hạnh phúc thuở ban đầu, như vậy sự phản nghịch của con người là rất lớn. Nhưng Thiên Chúa Đấng là Chân Lý, đã mong muốn, hy vọng con người hồi tâm. Hy vọng luôn ở nơi Thiên Chúa, vì Ngài là Chân Lý và Tình Yêu. Rõ ràng, bao lâu chúng ta chưa được kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa là bấy lâu chúng ta còn hy vọng. Và chính Thiên Chúa cũng hy vọng như chúng ta.

Như vậy, Chân Lý, Tình Yêu và Hy Vọng là ở nơi Thiên Chúa, chứ không phải là con người. Nên chi, thời Sáng Tạo đã qua, thời Cứu Độ đã hiện thực, vì vậy, đây là thời của Chúa Thánh Thần, thời Thánh Hóa. Tất cả mọi công trình Sáng Tạo và Cứu Chuộc đã hiện thực hóa. Rõ ràng thời Thánh Hóa há không phải là thời Hy Vọng hay sao? Bởi vì không có sự sống nào mà thiếu đi niềm hy vọng? Hy Vọng chính là Tình Yêu trong Chân Lý. Nên chi, Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông Đồ chính là Người ban cho chúng ta nguồn mạch của Chân Lý- Tình Yêu – Hy vọng. Vì đây chính là Thời Hy Vọng.

Vì vậy, không ai khác hơn là chính Chúa Giêsu, Người đã ban cho chúng ta Chân Lý- Tình Yêu- Hy Vọng là Chúa Thánh Thần, như Lời Người đã nói : " Các con hãy nhận lấy Thánh Thần" ( c 22).

Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là nguồn mạch Chân Lý- Tình Yêu- Hy Vọng, mà chính Chúa Giêsu, Đấng đã ban cho chúng con. Xin Ngài hãy Ngự đến, để ban tràn Chân Lý- Tình Yêu – Hy Vọng cho mỗi người chúng con, là ơn Thánh Hóa, để chúng con can đảm tiến bước theo Chúa Kitô, Đấng cứu độ chúng con ./. Amen

19/05/2013

P. Trần Đình Phan Tiến ( Bước Theo)
by Lý Tưởng Người Việt

Nguồn tin từ đường dây nóng của Người đưa tin vừa báo về: Hàng chục học sinh lớp 6 tại huyện Buôn Đôn, Đắc Lắc có thể đã bị chết đuối sáng nay.

Chúng tôi kêu gọi độc giả, phụ huynh có mặt ở hiện trường cung cấp hình ảnh, video trong vụ tai nạn kinh hoàng này.

10h sáng 14.5.2013:

Truy từ số điện thoại của một người tự xưng là sỹ quan quân đội tên Y., báo Người đưa tin đã liên lạc với bà Trần Thị Tính, 34 tuổi, phụ huynh cháu Trần Đức Cảnh, học sinh lớp 6D Trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc.

alt

Sông Serepok từng có vụ tai nạn kinh hoàng. Ảnh: VnExpress.net

Chị Tính nói với báo Người đưa tin, sáng nay, 14/5, khoảng 9h30, nhà trường và các phụ huynh không tìm thấy 35 em học sinh lớp 6A của trường học này ở đâu.

Theo chị Tính, người dân địa phương đã vớt được 4 xác học sinh ở lớp 6A, trong đó có 3 học sinh nam và 1 cháu học sinh nữ.

Cũng theo chị Tính, địa điểm tử nạn của các học sinh nói trên nằm trên sông Serepok, Thủy điện Srêpok 3, huyện Buôn Đôn.

Theo nguồn tin của Người đưa tin, Ban chỉ huy quân sự huyện Buôn Đôn đang chỉ đạo cứu hộ vụ tai nạn kinh hoàng này. 

Nhà chức trách địa phương chưa xác định được bao nhiêu học sinh đã tử nạn.

12h trưa:

12h trưa nay, trao đổi qua điện thoại, ông Thích, một cán bộ Ban chỉ huy quân sự huyện Buôn Đôn tham gia tìm kiếm cứu hộ cho biết: Các em học sinh này sau khi thi xong đã rủ nhau đi bộ vào hồ chứa nước Thủy điện Srêpok 3 chơi. Do đang bắt đầu mùa mưa, con đường mòn vốn là đường lớn bị ngập dưới lòng hồ, một số em đã bị thụt chân sa xuống hồ sâu.

Do số học sinh này đi chơi tự phát, không có tổ chức nên chưa thể ước lượng chính xác có bao nhiêu học sinh đã đi xuống khu vực lòng hồ. Ông Thích cho biết, mới xác định được 6 nạn nhân, ngoài 4 em tử nạn, một em đã trở về nhà, em còn lại đang được cấp cứu tại BV Đa khoa huyện Buôn Đôn.

Chị Tính - mẹ học sinh Trần Đức Cảnh, kể lại: Sáng nay, con chị thi xong, có đi cùng khoảng 35 bạn ra hồ chơi nhưng cháu không xuống lòng hồ. Một lát sau, chị nhận được tin báo của hàng xóm là có rất nhiều học sinh bị chết đuối dưới lòng hồ. Chị hớt hải chạy ra tìm con thì thấy người dân đã vớt được 4 cháu (3 nam, 1 nữ), da xanh, trắng bợt nằm bên vệ đường.

Người thân đã đưa thi thể các nạn nhân xấu số về nhà.

Cũng theo chị Tính, hiện hàng trăm phụ huynh vẫn tập trung ở ven bờ hồ và BV Đa khoa Buôn Đôn tìm kiếm. "Tình trạng rất hỗn loạn", chị nói.

12h trưa nay, phóng viên Người Đưa Tin liên tục liên lạc với Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Trần Văn Nhượng. Ông Nhượng cho biết: "Đang xử lý việc khẩn cấp và không thể nghe điện thoại được vào lúc này".

12h20:

Nguồn tin gọi vào đường dây nóng lúc 12h20 cho hay hiện nay số nạn nhân đã lên đến 11 em.

13h50:

Ông Phan Viết Cần, phó bí thư đảng ủy xã Eawr, huyện Buôn Đôn trả lời phóng viên Người đưa tin cho biết: đến nay nhà chức trách địa phương xác định được có 4 cháu tử nạn, trong đó có 3 cháu gái và 1 cháu trai.

Theo ông Cần nguyên nhân của vụ tai nạn này được xác định là sau khi đi học về, hơn 20 em học sinh ở trường THCS Hồ Tùng Mậu đã đi xe đạp ra lòng hồ cách trường khoảng 3km tắm hồ. Tuy nhiên có 4 em tử nạn.

alt

Em Nguyễn Thị Tường Vy may mắn thoát chết và đang được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện đa khoa Buôn Đôn.

Ảnh: Giang Nam, báo Đắk Lắk

Công an huyện Buôn Đôn đã đề nghị các gia đình người xấu số xem xét nguyên nhân gây tử vong của các em. Theo ông Cần thì các gia đình nạn nhân không yêu cầu nhà chức trách mổ tử thi.

Trả lời câu hỏi dư luận địa phương ở đây như thế nào, vị phó bí thư nói vì đây là một tai nạn chứ không phải do tội phạm gây ra nên tình hình địa phương ổn định.

Theo ông Trần Văn Nhượng, chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, ngoài 4 cháu đã tử nạn thì có 1 cháu đang trong tình trạng nguy kịch được cấp cứu ở bệnh viện.

"Gần như toàn bộ học sinh của lớp 6A ra sông nhưng do bất cẩn nên chỉ có 4 học sinh tử nạn. Tai nạn này không phải do hạ tầng đường sá trên đường đi học gây ra", ông Nhượng bình luận.

Theo nguồn tin của chúng tôi, lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo giao công an huyện và phòng giáo dục đào tạo huyện điều tra xác minh trách nhiệm của nhà trường trong vụ tử nạn thương tâm này.

Danh tính bốn em bị nạn tử vong được xác định gồm:
Em Nguyễn Thị Bình An
Em Nguyễn Thị Minh Hiếu
Em Lê Thị Ngọc Huyền
Em Ngô Thế Hiệp.

17h: Mai táng nữ sinh xấu số

Theo báo Tuổi trẻ, ngay trong chiều nay, gia đình, bà con thân thuộc đã đến phúng viếng em Lê Thị Ngọc Huyền, một trong 4 nạn nhân sáng nay.

alt

Người thân, bà con viếng đám tang em Lê Thị Ngọc Huyền. Ảnh: Tuổi trẻ

Các em sinh năm 2001, học sinh lớp 6.

Họp khẩn ở Ủy ban Nhân dân tỉnh

Bà Mai Hoan Niê Kdăm, PCT UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện tại bà đang chủ trì cuộc họp khẩn về vụ việc này.

"Uỷ ban đã chỉ đạo Sở Giáo dục phải tìm hiểu và nắm chắc về sự việc để báo cáo ngay lên cho Uỷ ban tỉnh trong ngày hôm nay", thư ký của bà Mai Hoan Niê Kdăm nói.

Về phương án hỗ trợ, động viên các gia đình có con em bị nạn, vị thư ký này cho hay. "Ngay khi nhận được báo cáo về sự việc, toàn bộ lãnh đạo của huyện Buôn Đôn đã đi thăm và động viên các gia đình", theo Giáo dục Việt Nam.

Cộng đồng rúng động vụ tai nạn này.

Ban Thời sự - Chính trị

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
texas

Trọng Thành - Liệu hình phạt tử hình sẽ được thi hành trở lại ở Việt Nam ? Kể từ năm 2011, tất cả các án tử hình đã được hoãn lại. Đây là thời điểm mà chính quyền quyết định thay thế việc xử bắn bằng tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, nhiều thành phần hóa chất của độc dược chết người phải nhập khẩu từ Liên Hiệp Châu Âu, mà Châu Âu lại cấm xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm này, vì quan điểm án tử hình phản lại các quyền con người. Để không bị ảnh hưởng bởi việc cấm vận này, Việt Nam khẳng định từ giờ trở đi sẽ sử dụng các sản phẩm bào chế tại chỗ.

Thông tín viên Victor Guillot tường trình từ Hà Nội :

Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/06 tới. Chính phủ Việt Nam đã phải sửa đổi luật bằng nghị định. Cho đến nay, chỉ có ba sản phẩm được cho phép đưa vào hỗn hợp thuốc độc dùng để tiêm. Đó là chất gây mê Sodium thiopental, chất làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp Pancuronium bromide và chất ngừng hoạt động của tim Potassium chloride.

Các thành phần này có điểm chung là chỉ được sản xuất tại Liên Hiệp Châu Âu, và đặc biệt là cả ba sản phẩm kể trên đều bị cấm xuất khẩu sang các nước áp dụng án tử hình.

Bộ Y tế Việt Nam, phụ trách nhập khẩu các sản phẩm này, đã không thể nào thực hiện được việc này. Kể từ năm 2011, trong khi về nguyên tắc, hơn một chục trung tâm thi hành án tử hình sẵn sàng hoạt động, thì trên thực tế, đã không diễn ra trường hợp tiêm thuốc độc nào. Trước tình trạng bế tắc này, một số giới chức thậm chí còn đề nghị quay trở lại biện pháp xử bắn.

Việc sử dụng các độc tố sản xuất tại Việt Nam có thể sẽ cho phép tiếp tục áp dụng án tử hình trong thời gian tới, cho dù việc sản xuất độc dược chết người  « made in Việt Nam » vẫn còn chưa hoàn tất. Hiện tại có 530 người bị kết án tử đang chờ ngày thi hành án.

Việc chính quyền Việt Nam sửa đổi luật để tiếp tục thi hành án tử hình là một thất bại đối với Liên Hiệp Châu Âu. Quyết định này xóa tan mọi hy vọng là việc cấm vận các chất độc chết người có thể dẫn đến ngưng thi hành án tử hình ở Việt Nam.
by Lý Tưởng Người Việt
google

Thụy My - Bản tin đề ngày 15/05/2013 của hãng AP nhận định, Nga đang muốn soán ngôi của Google tại thị trường Việt Nam, nơi internet đang bùng nổ, qua việc cho ra mắt công cụ tìm kiếm dành cho người Việt mang tên Cốc Cốc vào tháng Tư vừa qua.

Dự án Cốc Cốc được khai sinh bởi ba lập trình viên người Việt từng du học tại Matxcơva. Theo trang web vneconomy.vn, thì dự án này có sự hỗ trợ từ các công ty lớn của Nga như Yandex (công cụ tìm kiếm hàng đầu tại Nga), DST (quỹ đầu tư đã bỏ 200 triệu đô la vào Facebook), và mail.ru (công ty internet đứng thứ 7 thế giới về lượng truy cập.

Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc có thế mạnh về kho dữ liệu hơn nửa triệu địa điểm kinh doanh, giải trí...tại 60/63 tỉnh của Việt Nam. Đặc điểm của công cụ này là khả năng giải toán, vẽ đồ thị, quy đổi ngoại tệ nên có thể hữu ích cho giới sinh viên học sinh. Cốc Cốc có giao diện đơn giản, tuy nhiên không có các tiện ích internet mở rộng như Google, không tìm kiếm được hình ảnh.

Cũng như các đối thủ khác của Google, công cụ tìm kiếm Cốc Cốc hay là Knock Knock theo tiếng Anh, tin rằng người khổng lồ Google không thể hiểu được những tinh tế đặc thù của ngôn ngữ Việt. Cốc Cốc khẳng định giúp tìm kiếm tốt hơn và nhanh hơn bằng tiếng Việt, và những hiểu biết về địa phương sẽ tạo ra các kết quả hữu ích hơn cho người sử dụng. Một thuận lợi nữa là Google chưa có văn phòng và nhân viên tại Việt Nam.

Về mặt tài chính, công ty có văn phòng ở Hà Nội, đã đầu tư 10 triệu đô la và thuê 300 nhân viên trong đó có 30 nhân viên người nước ngoài chủ yếu là người Nga. Theo những người sáng lập Cốc Cốc, thì các nhà đầu tư sẽ bỏ vào 100 triệu đô la trong 5 năm tới nhằm chiếm được một phần của thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, nơi có đến 97% cư dân mạng đang sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm.

AP nêu ra câu hỏi của Patrick Sharbaugh, giảng viên trường đại học RMIT ở Thành phố Hồ Chí Minh, là liệu Cốc Cốc có thuận theo các yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam, như là Baidu đã phục vụ cho Bắc Kinh hay không. Hãng tin này nhận định, cho dù không còn thân thiết như xưa, nhưng giữa Nga và Việt Nam vẫn có mối quan hệ đặc biệt vì cùng có chung quá khứ về ý thức hệ.

Theo AP thì cho đến nay chưa có dấu hiệu gì cho thấy Cốc Cốc sẵn sàng đóng vai trò một người con ngoan ngoãn của Hà Nội. Thử gõ một từ nhạy cảm như « Việt Tân », một đảng đấu tranh vì dân chủ đặt ở nước ngoài, bị Hà Nội xem là tổ chức khủng bố, thì kết quả cũng tương đương với Google.

Nhưng hôm nay, khi chúng tôi thử gõ các từ như « Việt Tân », « đa đảng » vào trang coccoc.com, thì thấy hiện lên dòng thông báo « Câu truy vấn của bạn không hợp lệ với công cụ tìm kiếm của chúng tôi » và nhanh chóng được chuyển hướng sang Google.
by Lý Tưởng Người Việt
conbao

Bangladesh hôm nay bắt đầu thu dọn hậu quả do cơn bão Mahasen để lại.

Cơn bão này đã suy yếu thành cơn áp thấp nhiệt đới khi nó di chuyển tới đông bắc Ấn Độ.

Hôm thứ Năm, bão Mahasen đã ập vào Bangladesh, khiến một triệu người phải sơ tán và gây ra hàng chục vụ thương vong trước khi suy yếu thành cơn áp thấp nhiệt đới trên đất liền.

Giới hữu trách nói bão Mahasen đã làm ít nhất 14 người thiệt mạng ở Bangladesh sau khi ập vào các cảng Chittagon và Cox's Bazar.

Cơn bão đã gây ra ít thiệt hại ở nước láng giềng Miến Điện. Nhưng hãng thông tấn Pháp đưa tin rằng giới hữu trách đã phát hiện thi thể của 22 người Hồi giáo Rohingya từ Miến Điện. Họ đã bị mất tích kể từ khi chiếc thuyền chở họ bị lật hôm thứ Hai khi họ tìm cách tránh cơn bão đang ập tới.

Một giới chức cảnh sát nói với AFP rằng các thi thể được phát hiện trên bờ biển gần biên giới Miến Điện.
by Lý Tưởng Người Việt
tg22

Một công ty bảo mật máy tính Mỹ cho biết quân đội Trung Quốc lại tái tục các cuộc tấn công mạng nhắm vào các công ty Hoa Kỳ sau một thời gian gián đoạn.

Mandiant cho biết một đơn vị quân đội Trung Quốc gần đây đã đột nhập vào hệ thống máy tính của hơn 100 công ty để ăn cắp các bí mật thương mại. Trong một phúc trình công bố hồi tháng Hai, công ty này từng cáo buộc Trung Quốc thực hiện các vụ tấn công mạng.

Mandiant nói rằng các vụ tấn công bắt đầu trở lại chỉ vài ngày sau khi các giới chức Trung Quốc nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Bắc Kinh hồi tháng trước rằng họ sẵn sàng mở các cuộc đối thoại về vấn đề an ninh mạng với Hoa Kỳ.

Nhưng Trung Quốc bác bỏ chuyện tìm cách đánh cắp các bí mật thương mại của Hoa Kỳ và nói rằng nước này cũng là một nạn nhân của những tay hacker người Mỹ.

Người đứng đầu về vấn đề an ninh mạng của Mandiant nói rằng Trung Quốc hiện sử dụng chính các thiết bị từng sử dụng trong các vụ tấn công trước đây vì nhiều công ty Mỹ không có biện pháp phòng vệ đối với các thiết bị này.

Giới chức của Mandiant nói rằng Hoa Kỳ cần phải áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc.
by Lý Tưởng Người Việt
myanmartuchinhtri

Trọng Thành - Hôm nay, 17/05/2013, văn phòng tổng thống Miến Điện cho biết có hơn 20 tù nhân chính trị được trả tự do trước chuyến công du lịch sử của Tổng thống Thein Sein sang Hoa Kỳ.

Tin về đợt thả tù nhân chính trị mới đã được người phát ngôn và chánh văn phòng của Tổng thống Zaw Htay loan báo trên các trang mạng Facebook và Twitter, với lời giải thích : Biện pháp này nằm trong « tiến trình chính trị » cải cách đang diễn ra tại Miến Điện từ hai năm nay.

Chánh văn phòng tổng thống Miến Điện cũng phủ nhận việc thả tù chính trị liên quan trực tiếp đến chuyến công du của ông Thein Sein. Trong khi đó, tổ chức Burma Campaign UK chỉ trích chính quyền sử dụng việc trả tự do cho các tù chính trị để « quảng cáo » cho chuyến công du của Tổng thống Thein Sein.

Trả lời AFP, nhóm tranh đấu dân chủ Thế hệ 88 khẳng định đã được thông báo về việc 23 người tù lương tâm mới được trả tự do.

Ngày thứ Hai 20/05 tới, ông Thein Sein sẽ là lãnh đạo Miến Điện đầu tiên được chính thức đón tiếp tại Washington, kể từ năm 1966 khi Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson gặp lãnh đạo Miến Điện Ne Win.

Chính phủ của Tổng thống Thein Sein, lên nắm quyền từ tháng 3/2011, đã trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, theo nhiều đợt. Đợt thả gần đây nhất là khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Miến Điện vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, hiện không có con số chính xác về những tù nhân lương tâm còn bị giam giữ. Cách đây vài tháng, chính quyền Miến Điện đã thành lập một ủy ban phụ trách việc xác định những tù nhân được coi là « tù nhân lương tâm ».

Ông Nyan Win, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng đối lập chính ở Miến Điện, hoan nghênh đợt thả tù nhân mới này nằm trong một tiến trình còn được tiếp tục, đồng thời gửi một danh sách 142 tù nhân chính trị còn bị giam cho ủy ban xem xét tù chính trị của chính quyền. Một số nhà tranh đấu cho rằng, hiện còn có hơn 200 tù nhân lương tâm chưa được thả.
by Lý Tưởng Người Việt
LinHaiyan

Tú Anh - Lâm Hải Yến, một triệu phú Trung Quốc 39 tuổi bị tòa án Ôn Châu kết án tử hình về tội « lừa đảo » khoảng 100 triệu đô la. Trong một chế độ mà  kinh tế và ngân hàng nằm trong tay nhà nước, tư nhân muốn làm ăn phải chấp nhận rủi ro huy động vốn ngoài luồng.

Theo AFP, bà Lâm Hải Yến, người ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, một trong những khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc đã bị buộc tội « lập quỹ đầu tư bất hợp pháp » 640 triệu nhân dân tệ (hơn 100 triệu đôla Mỹ).

Ôn Châu là nơi mà  phương án huy động vốn ngoài ngân hàng nhà nước để làm ăn là chuyện truyền thống. Năm 2007, bà Lâm Hải Yến vay tín dụng tư trong giới thân quen để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vào năm 2011,  Ôn Châu bị khủng hoảng tín dụng làm hàng loạt doanh nghiệp phá sản khiến cho nhiều người phải tự tử hoặc đào tẩu để trốn nợ.

Tuy cũng bị thua lỗ,  bà Lâm Hải Yến vẫn tuyên bố công việc làm ăn mang lại nhiều lợi nhuận và do vậy được nhiều người tiếp tục cho vay để trả tiền lời đợt vay trước. Nhưng cuối cùng sự thật đổ bể, bà không đủ khả năng bồi hoàn 482 triệu nhân dân tệ trên tổng số vốn 640 triệu.

Trong bối cảnh chính quyền Tập Cận Bình gia tăng chiến dịch chống « dịch vụ tài chính mờ ám », bà Lâm Hải Yến bị kết án tử hình.

Cách nay 3 năm, cũng tại Chiết Giang, một nữ doanh nhân tên Ngô Anh cũng bị kết án tử hình cũng trong một thương vụ tương tự. Bản án này đã gây bất bình trong công luận. Giới thạo tin sử dụng internet đã lên án một bộ phận đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc có chức quyền âm mưu hãm hại bà Ngô Anh để chia nhau tài sản của đương sự. Kết quả là bản án tử hình được giảm xuống còn chung thân.
by Lý Tưởng Người Việt
KOREANORTH

Tú Anh - Phó thống tướng Hyon Chol Hae, một khuôn mặt cột trụ trong thời Kim Jong Il phải nhường chiếc ghế Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng cho một viên tướng vô danh. Trong vòng một tuần, lãnh đạo Bắc Triều Tiên thay thế hai nhân vật tin cậy của cha mình.

Hãng thông tấn KCNA cho biết  tân Thứ trưởng thứ nhất của Bộ Quân lực Bắc Triều Tiên  là tướng Jon Chang Bok trong bản tin hôm nay 17/05/2013 về một chuyến thăm viếng nhà máy thực phẩm của lãnh đạo Kim Jong Un. Người bị thay thế là Phó thống tướng  Hyon Chol Hae, một nhân vật cột trụ trong quân đội Bắc Triều Tiên lúc Kim Jong Il còn sống. Cơ quan thông tấn chính thức không cho biết viên tướng chưa có danh tiếng này được bổ nhiệm lúc nào.

Lão tướng Hyon Chol Hae, 79 tuổi, bị cho về vườn là một trong những cận thần được Kim Jong Il ủy thác trọng trách hậu thuẫn cho con trai Kim Jong Un lên nối dõi. Tuy nhiên, theo AFP,  Kim Jong Un đang âm thầm thay thế thành phần nhân sự thân tín của người cha quá cố để củng cố quyền lực.

Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Bộ Quân lực Kim Kyok Sik, nổi danh  « diều hâu » đã phải nhường  ghế cho  một viên tướng trẻ chưa có tiếng tăm  là Jang Jong Nam.

Cách nay không đầy một năm, hai ngày trước khi Kim Jong Un chính thức đeo quân hàm Thống tướng, thì vào ngày 17/07/2012, một lão tướng được tin dùng từ thời Kim Nhật Thành là Phó thống tướng Ri Yong Ho bị mất chức Tổng tham mưu trưởng quân đội và các vai trò khác trong đảng Lao động.

Giới phân tích ghi nhận là vào lúc Bắc Triều Tiên pháo kích vào một hòn đảo Hàn Quốc vào cuối năm 2010 giết chết 4 người dân Hàn Quốc thì Ri Yong Ho là Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
babui 012012 6Ngày 13/05/2013, TC lại cho ba tàu hải giám xâm nhập vào lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi TC đang có tranh chấp chủ quyền với Nhựt. Đây không phải là lần đầu TC làm chuyện này, mà nhiều lần TC làm như thế. Nhựt không phải là nước duy nhứt bị TC cho tàu ngư chính, hải giám đến khuấy rối vùng biển và đảo của Nhựt. TC đã dùng hình thức khuấy rối này đối với nhiều nước lân cận trên Á châu Nam Thái Bình Dương, Phi luật tân,Việt Nam, đến Nam Dương là phía Đông của TC. TC khi chiếm được chánh quyền Trung Quốc, đã thôn tính cộng hoà Turkestan của người Hồi Giáo Duy ngô nhĩ và Tây Tạng trên đường Tây tiến, sáp nhập thành tỉnh Tân Cương thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Chiến thuật của TC trong tây và đông tiến không cần chiến tranh võ trang. Vào đầu thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3, CS Bắc Kinh không cần đánh, không cần bắn một tiếng súng trên đường bành trướng lãnh thổ và lãnh hải. CS Bắc Kinh chỉ dùng ba tấc lưỡi tuyên bố đảo này, biển kia là của Trung Quốc, là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc. TC áp dụng kỹ thuật tuyên truyền của Đức Quốc Xã, một giả dối mà nói hoài, nói mãi, nói riết thiên hạ cũng phải quen, cũng tin. TC dùng chánh trị hiện diện, liên tục tung tàu bè, có mặt vùng biển đảo mà TC mạo nhận chủ quyền, quấy rối liên tục, để nũng chí đối phương, để công luận riết rồi coi bình thường. TC không chánh thức dùng hải quân, mà dùng tài hải giám, ngư chính, ngư thuyền có thể có võ trang nhưng vẫn là bán quân sự để không bị kết tội gây chiến tranh. Trong loại chiến tranh khuấy rối và hao mòn này, ai dài hơi, kiên trì người đó thắng. Hiện trạng và thời gian đang có lợi cho TC.

Sở dĩ TC làm được như thế vì cho đến bây giờ vào đầu thế kỷ 21, câu "Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng" trong bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine viết vào thế kỳ 17 vẫn còn đúng. Lý lẽ gì của con trừu con đưa ra dù nghe rất thuyết phục, đáng thương đều bị con sói bác bỏ hết một cách vô tội vạ. Con sói chỉ có một lý lẽ, lý của kẻ mạnh dù không thuyết phục chút nào, con sói vẫn thắng, ăn tươi nuốt sống con trừu.

Con trừu thua vì bị tự kỷ ám thị thấy mình quá bé nhỏ, ngây thơ nên nhìn con sói quá "vĩ đại, ưu việt", chưa chiến đấu sinh tồn đã đầu hàng vô điều kiện, nạp mạng cho kẻ mạnh.

Con sói thắng mà không cần mài nanh, múa vuốt, vồ chụp mất công vì cấm thú xung quanh, mạnh ai nấy lo, thấy mình không bị thì mừng.

Chớ cái tội của Trung Quốc giành biển chiếm đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương là một tội trời không dung, đất không tha, người người nguyền rủa. TC làm tội này từ bắc chí nam, liên tục không ngừng nghỉ. TC giành  vùng biển và xí phần đảo Senkhaku của Nhựt. Kế đó TC thừa thắng xông lên muốn giành luôn quần đảo Lưu Cầu trong đó có đảo Okinawa của Nhựt, nơi có mấy chục ngàn quân của Mỹ đang trú đóng. TC giành luôn vùng biển và bài cạn Scarborough của Phi luật Tân.

Tội nghiệp VNCS nhứt, đồng chí đồng rận với CSTC, hai ông vua CS Mao và Hồ thường vừa phát biểu vừa vổ tay khen hai bên "núi liền núi, sông liền sông". Nhưng quốc gia dân tộc VN lại bị TC bằng bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80%  Biển Đông và gần trọn quần đảo Hoàng sa và Trường sa, TC lấy sáp nhập vào tỉnh Hải Nam của TC.

Trung Cộng không cần gấp phát triễn giấc mơ "Trung Hoa" thành hiện thực, theo chiến thuật vết dầu loan mà  bất cứ triều đại nào của TQ thống nhứt được lãnh thổ, củng cố được guồng máy nội trị thì bung ra xăm chiếm các lân bang.

Thời CS, Mao Trạch Đông lên là tây tiến, lấy nước cộng hoà Turkestan của người Duy nhô nhĩ theo đạo Hồi của Thổ nhĩ kỳ và nước Tây Tạng sáp nhập vào TQ.

Nửa thế kỷ sau, con đường Tây tiến hết đất rồi, lấy đất của Nga và Ấn độ là hai nước lớn, rất nguy hiểm, CS Bắc Kinh quay sang đông tiến ra biển Á châu Thái bình Dương, quậy đục nước, khuấy rối liên hồi các nước Á châu Thái bình dương tứ bắc chí nam.

Chiến lược mở rộng lãnh thổ và lãnh hải này, TC không dùng chiến tranh võ trang, mà dùng chiến tranh chánh trị. TC lục lọi một vài sử tích nào đó rồi khơi khơi tuyên bố chủ quyền, gọi là "quyền lợi cốt lõi" bất khả tranh cãi tại nơi đó. Và từ đó liên tục xuất hiện, khuấy phá, tạo dư luận và lúc nào thuận lợi thì chiếm đóng.

TC không chấp nhân quốc tế can thiệp, chi tuyên bố bàn bạc tay đôi với nước tranh chấp - một thứ bàn bạc giữa con sói và con trưù của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng.

TC làm được một cách êm đềm, không cần chiến tranh, không cấn nổ một phát súng cũng nhờ Mỹ. Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biền đảo của các nước, và chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ mà thôi.

Trung Cộng khá thận trọng, TC nắn gân Mỹ xem phản ứng ra sao khi tranh chấp Senkaku với Nhựt và Scarborough với Phí luật tân. Mỹ vẫn giữ lập trường không can dự đối hai đồng minh của Mỹ; Nhựt là nước Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ an ninh và Phi là nước có hiệp ước an ninh hỗ tương vói Mỹ.

Trung Cộng thấy rõ Mỹ chỉ lợi dụng tình hình dậy sóng của Á châu Thái bình Dương để  ngư ông đắc lợi, hầu có chánh nghĩa "chuyển trục quân sự về Á châu", chớ chưa hay không dám đương trường ngăn chận  đà bành trướng của TC, nên TC làm tới, đặt Mỹ trước việc đã rồi.

Giấc mơ Đại Hán, giấc mộng Trung Hoa của bao triều vua chúa Trung Hoa và Trung Quốc, do ông Tập Cận Bình "hồ hởi, phấn khỏi" thừa kế, đã công khai công thức hoá khi lên ngôi kế vị thành «giấc mơ phục hưng Trung Quốc», khôi phục lại vinh quang và các biên giới của đế quốc Trung Hoa thời xa xưa, thực hiện theo kiểu vết dầu loang, mưa lâu thấm đất lấy từ binh pháp của Tôn Tử.

Cho đến bây giờ loại chiến thuật khuấy phá liên tục, làm chánh trị hiện diện, tuyên truyền kiên trì, nói riết cho quen công luận, biến thành việc đã rồi không cần tốn một viên đạn, một loại xâm lăng theo kiểu tằm ăn lên đó của TC  khá khôn ngoan và thành công. Nhưng TC mới thắng trận đầu, chớ chưa phải thắng trận chót, chưa thắng cuộc chiến tranh xâm lăng biển đảo của A châu Thái bình Dương../. ( Vi Anh)
by Lý Tưởng Người Việt
babui-signlanguagePhúc trình của hội nghị "Tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012" ở Hà Nội cho biết một cách công khai và minh thị rằng Đảng Nhà Nước CSVN mới tổ chức thêm một mạng lưới "tuyên truyền viên miệng" gồm 80.000 người có mặt  khắp nước, có hệ thống chĩ huy rõ ràng. Đảng Nhà Nước coi đó là "lực lượng" đông đảo nhất của "mặt trận tư tưởng" hiện nay.
Báo Lao Động của Đảng Nhà Nước CSVN liệt kê, cấp trung ương có 375, các tỉnh 65.000 người trung bình mỗi tỉnh 3.000 – tổng số trung ương và địa phương là 80.000 người. Đó là con số chánh thức công bố, con số thực tế ắt cao hơn.Trong năm 2012, tổ chức này đã có tổng cộng 146 cuộc họp "báo cáo chuyên đề," trung bình, cứ hai ngày rưỡi thì có một cuộc hội nghị "báo cáo chuyên đề" như thế.
Tìm hiểu thêm, ngay ở cấp xã như của tỉnh Lào Cai, đại diện cũng khoe tỉnh đã tổ chức thử mô hình "ban tuyên vận" cấp xã - phường, và trả lương cho họ bằng mức căn bản.
Tất cả lương bổng, chi phí điều hành, vật dụng ngân sách quốc gia phải đài thọ -- tức người dân nai lưng ra đóng thuế để trả.
Dĩ nhiên nhiệm vụ của những người này là tuyên truyền đen, trắng, xám, rỉ tai hay qua Internet nói tốt Đảng, nói xấu người dân yêu nước,thương dân. Nhưng  theo báo Lao động, ông phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương - cơ quan cao cấp nhất của tổ chức tuyên truyền của Đảng Nhà Nước CSVN, ông Bùi Thế Đức nói trong hội nghị,  "cần phải coi chừng hoạt động tự diễn biến" có thể làm sụp đổ đảng Cộng sản Việt Nam và sụp đổ chế độ. Ông yêu cầu phải "cân nhắc khi lựa chọn tuyên truyền viên, vì không khéo thì chính những người này cũng lại "phản tuyên truyền," quay sang nói xấu chế độ.
Thực sự việc làm này của Đảng Nhà Nước CSVN không có gì mới lạ. Đây chỉ là kế hoạch và hành động phản tuyên truyền của, do, vì Đảng Nhà Nước, chống lại người dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống áp bức, bóc lột, tham nhũng trong chế độ CSVN.
Lẽ ra  Đảng Nhà Nước phải làm, làm một cách qui mô từ khi người dân Việt đã hình thành phong trào dân làm báo, dân viết blog chánh trị. Phong trào này đã làm liệt bại "báo đài" công cụ cổ điển, truyền thống để tuyên truyền của Đảng Nhà Nước.
Việc hình thành và tung ra 80 ngàn tuyên truyền viên miệng nói lên Đảng Nhà Nước đang sợ phong trào người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học, báo điện tử, trang mạng web, paltalk, blog để chống nhà cầm quyền CS độc tài đảng trị toàn diện.
CS Hà nội có hàng ngàn "báo đài" làm cái loa tuyên truyền cho Đảng Nhà Nước. Nhưng CS Hà nội thống trị thua người dân bị trị làm báo bình dân,viết blog chánh trị.
Vì dân báo, blogs chánh trị hữu hiệu, hấp dẫn, nóng hổi, nhiều người đọc khiến "báo đài" của Đảng Nhà Nước thành một thứ giấy lộn. Tờ báo Nhân Dân, tiếng nói chánh thức của Đảng trở thành tờ báo không có người dân nào đọc. Trong khi đó blog bản chất chỉ là một trang nhật ký cá nhân, mà người dân yêu nước thương dân, những nhà báo có đức nghiệp, có trách nhiệm với độc giả đồng bào và có lương tâm Việt với nước nhà VN đã biến phát minh khoa học của thời đại là blog thành blog chánh trị, thành khẩu thần công nã vào  chế độ độc tài CS.
Người Việt nào không căm hờn CS Hà nội khi đọc những hàng chữ này do các blog và web đăng trích trong bài «Tản mạn cho đảo xa» do Trung Bảo "viết lách" trên số xuân báo Du Lịch,  về các cuộc biểu tình của giới trẻ phản đối Trung Quốc xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường  Sa : «Nếu có "kẻ xấu" nào đó "kích động" người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những "kẻ xấu" này. Ngược lại, khi "người tốt" tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng "người tốt" này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ».
Nên CS mở chiền dịch liên tục đánh phá blog khốc liệt. Cơ quan chuyên môn an ninh mạng SecureWorks, ở thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, từng tìm ra vũ khì CS xài là virus tin học có tên là Vecebot. Nó đã phá hơn 10 ngàn máy tính kết nối vào các diễn đàn trên mạng phê bình, chỉ trích Đảng CSVN.
CS Hà nội sợ blog vì càng ngày càng nhiều người viết blog chánh trị. Nhiều tổ chức theo dõi báo chí toàn cầu như Phóng Viên Không Biên Giới bản doanh ở Pháp và Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ ở New York và người Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại nhận thấy càng ngày càng có nhiều những người Việt, nhà báo, trí thức, đấu tranh, trẻ già, suốt từ Bắc chí Nam viết blog chính trị và blog chánh trị tràn ra VN hải ngoại. Theo tìm hiểu mới đây của trang mạng xã hội Facebook, việc viết blog đã phát triển rất nhanh tại Việt Nam kể từ 2005. Hiện có tới 24 triệu người dùng internet.
Các cơ quan an ninh của CS Hà nội đã học, đã nhờ sự giúp đỡ của TC để đối phó với những đe dọa đến từ các nhà ly khai dùng internet. Trước đây, họ cố gắng ngăn chặn truy cập, giờ đây, họ tìm cách đánh sập các web site.
Nhưng CS Hà nội bắt một blogger thì mười người xông tới. CS Hà nội chận nẻo này thì blogger quay sang nẻo khác, mới hơn. Xu thế thời đại và khoa học kỹ thuật dứng về phía dân blog, giải toả con người khỏi vòng kềm toả và tuyên truyền giả dối  của độc tài./. ( Vi Anh)
by Lý Tưởng Người Việt
Khi đi đòi tiền, Trung giằng co với mẹ của con nợ, cưỡng bức người phụ nữ hơn hắn đến 38 tuổi.
Ngày 15/5, TAND Đà Nẵng tuyên phạt Nguyễn Thành Trung (23 tuổi, ngụ huyện Hòa Vang) 18 năm tù về tội Hiếp dâm.

Bị cáo Trung trước vành móng ngựa. Ảnh: Nguyễn Đông
Bị cáo Trung trước vành móng ngựa. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo cáo trạng, khoảng 21h ngày 24/12/2012, Trung sang nhà anh Sang đòi tiền. Không gặp được con nợ, Trung yêu cầu mẹ anh Sang trả thay.

Bị bà cụ 61 tuổi từ chối, Trung đi vào phòng ngủ, lục tủ tìm tài sản trừ nợ. Hai bên giằng co, Trung đẩy bà ngã xuống giường. Thực hiện xong hành vi đồi bại với bà cụ ở nhà một mình, hắn bỏ về.

Bà cụ tử vong sau đó một tuần với các chấn thương gãy đốt sống cổ, liệt tủy… Biết nạn nhân chết, Trung đến công an đầu thú.
ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Khẳng định hòn đá lạ không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đã được phê duyệt, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển nó ra khỏi đền Hùng.
Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, cuối tháng 4, tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi lãnh đạo Bộ xin ý kiến về hòn đá lạ tại khu di tích đền Hùng.

Ngày 14/5, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên có công văn trả lời, nêu rõ viên đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt. Việc đưa viên đá vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận.

Căn cứ vào Luật di sản văn hóa, Bộ Văn hóa đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.

alt
Hòn đá lạ tại đền Hùng. Ảnh: Kiều Trinh
Trước dịp lễ hội đền Hùng, nhiều du khách phát hiện hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu được đặt ở đền Thượng (nằm trong khu di tích đến Hùng). Một số chuyên gia cho rằng hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết chưa được biết có thể phản lại ý nghĩa trên. Vì vậy cần di dời hòn đá ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San cho biết, hòn đá nói trên không phải lạ mà đã được đặt trong đền từ năm 2009, đến nay đã trên 3 năm. Hòn đá không phải do người nước ngoài đặt mà do những người có trách nhiệm với khu di tích thời điểm đó quyết định.
ĐV
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
tg21

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ ý muốn gặp gỡ lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo Nhật cho biết như thế trong lúc một phái đoàn Nhật Bản đang có mặt tại thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật sau đây.

Thủ tướng Abe đã từ chối bình luận về tính chất của chuyến công du Bắc Triều Tiên của phái đoàn Nhật Bản. Nhưng ngày hôm nay ông nói với một ủy ban của quốc hội rằng ông sẵn lòng gặp gỡ lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Nhà lãnh đạo Nhật nói rằng để cho các mối quan hệ có thể được cải thiện, phải có tiến bộ về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề số phận của các công dân Nhật bị điệp viên của Bắc Triều Tiên bắt cóc, và vấn đề Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc qua việc theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.

Ông Abe nói thêm rằng mục tiêu của ông là giải quyết một cách triệt để vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc.

Năm 2002, Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là ông Junichiro Koizumi đã gặp ông Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng và đưa tới việc Bắc Triều Tiên trả tự do cho 5 người Nhật.

Chuyến viếng thăm đó của ông Koizumi đã gây ngạc nhiên cho chính phủ Mỹ và chính phủ Nam Triều Tiên.

Các nguồn tin cho biết cả Seoul lẫn Washington đều không được báo trước về chuyến công du đó.

Tại Seoul ngày hôm nay, một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên cho báo chí biết rằng bình luận về chuyến đi của nhà lãnh đạo Nhật là một việc không thỏa đáng.

Hãng thông tấn bán chính thức của Nam Triều Tiên là hãng Yonhap cho biết họ đã nêu ra mối lo ngại là chuyến viếng thăm đó sẽ phương hại tới những nỗ lực nhằm hình thành một sách lược chung để đối phó với Bắc Triều Tiên, là nước đã đưa ra nhiều lời lẽ hiếu chiến trong thời gian gần đây.

Ông Glyn Davies, đặc sứ hàng đầu của Mỹ về vấn đề Bắc Triều Tiên, cho biết ông sẽ thảo luận về chuyến đi với các giới chức Nhật Bản khi ông đến thăm Tokyo vào cuối tuần này.
by Lý Tưởng Người Việt
maserati

Thụy My - Hôm nay, 15/05/2013, báo chí Trung Quốc đưa tin, chủ nhân một chiếc xe Maserati sang trọng giá 325.000 euro đã mướn bốn người lực lưỡng đập tan tành chiếc xe, để phản đối chất lượng của dịch vụ hậu mãi của nhà sản xuất xe hơi Ý.

Theo tờ Qingdao Morning Post, chủ xe là ông Vương đã cho quay phim cảnh phá hủy chiếc Maserati Quattroporte trong dịp khai mạc một hội chợ xe hơi ở Thanh Đảo. Các đoạn phim video cho thấy bốn người đàn ông đã cật lực dùng búa tạ đập phá xe. Kết quả đối với chiếc xe siêu sang là  kính vỡ, đầu và thân xe biến dạng, được quấn quanh một băng-rôn lên án công ty sản xuất.

Ông Vương đã mua chiếc xe này vào năm 2011 với giá 2,6 triệu nhân dân tệ, tương đương 100 năm lương của một người lao động có mức lương trung bình. Lần đầu tiên mang xe đến đại lý để sửa, ông bị nhân viên ở đây thay phụ tùng cũ nhưng tính giá đồ mới. Chẳng những không sửa được trục trặc ở cửa xe, ga-ra còn làm trầy thân xe.

Ông cảnh báo : « Tôi hy vọng các nhà sản xuất xe sang ngoại quốc hiểu rõ rằng người tiêu dùng Trung Quốc có quyền chờ đợi các dịch vụ tương xứng với nhãn hiệu ». Về phía Maserati Trung Quốc thì khẳng định là công ty và đại lý ở Thanh Đảo đã trả lời khiếu kiện của khách, đại lý này tỏ ý tiếc là khách hàng đã hành động như trên trước khi cùng tìm ra thỏa thuận.

Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành thị trường xe hơi hàng đầu thế giới, hơn nữa lại là thị trường chủ yếu cho các loại xe sang trọng. Ngày càng có nhiều triệu phú Trung Quốc muốn phô trương tài sản qua các kiểu xe đắt tiền nhất.

Hồi năm 2011, một doanh nhân cũng ở Thanh Đảo đã phá hủy chiếc Lamborghini trị giá 3 triệu nhân dân tệ (380.000 euro) do xe bị một loạt hỏng hóc mà không được sửa chữa.
by Lý Tưởng Người Việt
dadu

Thụy My - Theo hãng tin Reuters hôm nay 15/05/2013, Bộ Môi trường Trung Quốc đã bật đèn xanh cho việc xây dựng một đập thủy điện cao nhất nước, tuy vẫn nhìn nhận rằng đập thủy điện có thể gây hậu quả tai hại cho hệ thực vật và một số loài cá hiếm.

Đập thủy điện cao đến 314 mét sẽ được xây dựng trên dòng sông Đại Độ (Dadu) ở tỉnh Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc. Công trình này kéo dài 10 năm, do một chi nhánh của tập đoàn năng lượng quốc doanh Quốc Điện (Guodian) tiến hành, trị giá 24,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương khoảng 3,1 tỉ euro).

Trung Quốc muốn đưa tỉ lệ năng lượng không phải từ dầu khí trong tổng số năng lượng tiêu thụ từ 9,4% năm 2011 lên 15% vào năm 2020. Thủy điện sẽ góp phần quan trọng nhất trong số đó.

Chính quyền Trung Quốc trong năm nay đã tuyên bố rằng năng lực thủy điện từ nay đến năm 2015 sẽ phải đạt 290 gigawatt, so với cuối năm 2010 là 220 gigawatt. Bắc Kinh cũng loan báo việc xây dựng đập thủy điện trên dòng Nộ Giang (Nu) ở tỉnh Vân Nam.

Trước đó, đập thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp đã gây ra nhiều tranh cãi trên thế giới do các tác hại về sinh thái cũng như đối với cư dân địa phương. Có 1,8 triệu người dân đã bị di dời, 15 thành phố và 116 ngôi làng bị chìm ngập dưới lòng hồ, chưa kể các tác động tiêu cực lên 75 triệu người sống ở vùng hạ lưu.
by Lý Tưởng Người Việt

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng số doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ có thể cao hơn trong báo cáo đưa ra

Các thống kê đưa ra trong buổi họp ngày 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trong quý một năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2012 ở mức 4,89%.

Mức này, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là "cao hơn mức 4,75% của quý một năm 2012, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với quý một năm 2011 và quý một năm 2010" (tăng trưởng lần lượt là 5,53% và 5,84%).

"Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp quý một chỉ đạt 4,93%, mức thấp nhất từng thấy trong quý một giai đoạn 2010-2013", ông Giàu nói trong buổi họp. Đây cũng là mức thấp hơn nhiều so với mức 5,9% cùng kỳ năm 2012.

Thống kê của Ủy ban Kinh tế cũng cho thấy tăng trưởng dư nợ tín dụng ba tháng đầu năm chỉ đạt 0,03%.

Chỉ số tăng trưởng dư nợ tín dụng và sản xuất công nghiệp đều thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước tình trạng các doanh nghiệp hấp thụ vốn rất yếu và sản xuất kinh tế đang đình trệ.

Giải thích về tình trạng tăng trưởng tín dụng yếu kém, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng do các ngân hàng vẫn đang siết chặt cho vay mà không có biện pháp phân loại đối tượng một cách hữu hiệu, đồng thời do nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

"Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn," ông Vinh nói.

Số liệu do Ủy ban Tài chính - ngân sách công bố tại buổi họp cho thấy trong bốn tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước chỉ đạt khoảng 244 nghìn tỷ, bằng 29,9% dự toán.

Phá sản hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Kinh tế, trong quý một, đã có 15,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt đông và giải thể. Tăng 14,6% so với quý một năm 2012.

Thống kê của ủy ban này hồi tháng Tư cũng cho thấy trong thời điểm 2 năm từ 2011 đến hết 2012 đã có hơn 100 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới là 15,7 nghìn doanh nghiệp, giảm 6,8% về số lượng. Lượng vốn cũng thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê của Ủy ban Kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Cường, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương thì cho biết có đến 65% các doanh nghiệp báo lỗ và khả năng phục hồi kinh tế là rất "khó khăn".

Tuy nhiên ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng số doanh nghiệp báo lỗ có thể còn cao hơn có số này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Phùng Quốc Hiển nhận xét dư nợ tín dụng trong bốn tháng đầu năm chỉ tăng 1,41% nhưng dư nợ hụy động tăng 5% cho thấy "ngân hàng đang nắm giữ một lượng tiền lớn, nhưng lại không chảy vào nền kinh tế."

Hạ lãi suất: có giúp ích?

Thống kê của Ủy ban Kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012

Hồi cuối tuần trước, trang Financial Times cũng đã có bài nói về việc hạ lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước trong vòng một năm trở lại đây.

Bài viết của FT dẫn lời báo cáo của HSBC trong đó cho rằng việc hạ lãi suất không thực sự giúp ích cho nền kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại.

"Nếu không có những cải cách triệt để để giải quyết nợ xấu khu vực ngân hàng thì những chính sách tiền tệ sẽ không thể làm tăng nhu cầu tín dụng nội địa," ngân hàng này bình luận.

Trả lời phỏng vấn FT, ông Vincent Conti, một kinh tế gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ANZ cho rằng lãi suất tiền gửi hiện gần như thực âm.

"Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế đình trệ như hiện nay, lãi suất tiền gửi thực âm thực ra lại có lý," ông này nói.

"Nếu như có lạm phát có dấu hiệu hạ thấp hơn 6,5%, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm khoảng trống để hạ lãi suất."

by Lý Tưởng Người Việt

Trước việc VNĐ mất giá, giới phân tích cho rằng nhu cầu sở hữu vàng tại Việt Nam của người dân vẫn sẽ luôn cao

Trang blog của cây bút phân tích tiền tệ Max Keiser ngày 10/5 vừa có bài viết nhận định về thị trường vàng tại Việt nam. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu với các bạn bài viết này.

Chúng ta có thể tự hỏi rằng làm sao mà Việt Nam, một đất nước với lượng đầu tư vào vàng trong thời điểm giữa năm 2011-2012 chiếm đến 3% GDP, có thể xử lý việc cả thế giới lao đến vàng trong những tuần gần đây.

Nếu đem tổng số vàng mà Ngân hàng Nhà nước và người dân nước này đang sở hữu chia ra mức bình quân trên đầu người thì chúng ta có một tỷ lệ còn cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên Việt Nam lại không được hưởng lợi từ giá vàng thấp như những nước láng giềng.

Trong lúc việc thiếu nguồn cung vàng đẩy tới mức chênh lệch giá tăng lên ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, điều này không xảy ra ở mức độ như tại Việt Nam.

Tại đây, thị trường vàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ và Ngân hàng Nhà nước đã không thể đáp ứng được nhu cầu vàng. Hậu quả đó là giá vàng ở Việt Nam cao hơn đến 20% so với giá vàng thế giới.

Mức chênh lệch giá vàng tại Việt Nam đã tồn tại từ lâu ngay cả trước khi giá vàng giảm xuống hồi tháng trước.

Điều này chủ yếu là do một thị trường vàng mới đây được kiểm soát không đủ sức cung ứng cho nhu cầu. Điều này được thấy rõ hơn trong tháng trước khi chênh lệch giá tới 20% so với thế giới, là thực trạng như cơm bữa ở Việt Nam, cao hơn so với mức 7-11% từ những tháng trước.

Ổn định thị trường

Trong thời giần đây, chính phủ Việt Nam đã ra sức kiểm soát vàng nhằm 'ổn định' và ngăn ngừa tình trạng thao túng thị trường.

Trước năm ngoái, vàng được buôn bán tự do tại Việt Nam và được xem là một trong ba đơn vị tiền tệ có thể được sử dụng bên cạnh đôla và tiền đồng (VND).

Bằng việc kiểm soát nguồn cung vàng nội địa, và từ đó tiến tới kiểm soát nhu cầu, chính phủ Việt Nam đang tìm cách giảm các giao dịch bằng vàng để thanh toán cũng như làm giảm vai trò của vàng như thứ tài sản cất trữ an toàn.

GFMS, Công ty tư vấn kim loại quý, dự đoán rằng giá vàng sẽ tiếp tục hạ xuống ít nhất là 25% vào năm nay so với năm ngoái, trong bối cảnh người dân tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vàng vì sự kiểm soát nguồn cung của chính phủ.

Kể từ năm ngoái, hàng loạt các chính sách đã được áp dụng sau khi chính phủ Việt Nam kiểm soát toàn diện thị trường vàng và kết quả là chênh lệch giữa giá vàng nội địa và quốc tế ngày càng tăng.

Với thực tế là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đủ sức để thiết lập hệ thống quản lý nguồn cung vàng thì làm sao họ có thể kiểm soát nổi vì giá vàng hạ khắp nơi trên thế giới, với tất cả các đơn vị tiền tệ?

Người dân Việt Nam đổ lỗi cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vì mức chênh lệch cao cũng như nguồn cung hạn chế. Bất chấp việc nhập khẩu 95% vàng trong năm 2011, Việt Nam kể từ đó vẫn chưa nhập khẩu thêm vàng, theo GFMS.

Vấn đề lớn

Các ngân hàng sẽ phải chạy đua để mua lại lượng vàng bán ra nhằm phục vụ cho yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng 6 năm nay

Tuy nhiên, buôn lậu vẫn còn lan tràn.

"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là bình ổn thị trường nội địa để ngăn chặn thao túng giá," Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình nói.

Kể từ tháng Bảy năm 2012, chính phủ đã đảm nhiệm việc sản xuất vàng và vàng SJC trở thành thương hiệu quốc gia. Khi SJC được công bố là sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà nước, đồng thời trở thành nhà cung cấp duy nhất, người dân đã lo ngại việc thị trường vàng bị kiểm soát như tiền tệ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình tin rằng đồng tiền Việt Nam (VND) không có tính liên thông với thị trường tiền tệ quốc tế vì không nằm trên sàn giao dịch tiền tệ, vì thế vàng cũng không thể bị ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài.

Quan ngại hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng đó là việc họ từng nhập khẩu 100 tấn/năm, và việc này ảnh hưởng đến tỷ giá VND/đôla.

"Trong quá khứ, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4,4 tỷ đôla ngoại tệ, chủ yếu là đôla để nhập khẩu khoảng 100 tấn vàng," Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Một phần chính sách quản lý được thiết lập đối với thị trường vàng là nhằm 'ổn định thị trường' mà theo Thống đốc Bình, không có nghĩa là mức chênh lệch giữa giá nội địa và thế giới phải được rút ngắn. Tuy nhiên ông Bình cũng nói điều này dự đoán sẽ xảy ra về trung hạn đến dài hạn.

Hạn chót

Trong một động thái gây bất ngờ, hồi tháng Một, Ngân hàng Nhà nước công bố tất cả các ngân hàng phải hoàn trả lượng vàng huy động từ dân trước ngày 30/6.

Các ngân hàng trước đó đã khuyến khích người dân gửi vàng và trả lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên trong năm 2011, một loạt các ngân hàng được lựa chọn bởi chính phủ được phép dùng 40% vàng đang có ở dạng gửi để đầu cơ. Vào lúc đó, lãi suất tiền gửi cao đến 18% và lãi suất vay vốn đến 26% trong khi lãi suất liên ngân hàng cao đến 30%.

Trong khi đó, lãi suất vàng gửi chỉ có 3% một năm. Các ngân hàng trên đã đem vàng gửi đi bán để hưởng lợi từ lãi suất cao.

Năm ngoái các ngân hàng này lại hạ lãi suất để giảm tính hấp dẫn của việc trữ vàng trong ngân hàng.

Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong tháng Một, các ngân hàng giờ đây phải trả lại ít nhất 20 tấn vàng được gửi trước thời hạn tháng Sáu. Hiện giờ, lại xuất hiện hiện tượng tranh giành để lấy lại vàng đã bán đi trong thị trường nội địa, khiến nhiều đợt đấu thầu số lượng lớn xảy ra ở giá cao hơn bình thường.

Đấu thầu vàng

Các chính sách quản lý vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình bị giới phân tích chỉ trích là thiếu nhất quán

Từ tháng Một năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã công bố sẽ tiến hành nhiều phiên đấu thầu để giảm sự bất ổn của thị trường và ổn định thị trường vàng vốn đã gặp nhiều khó khăn về nguồn cung.

Vàng được đấu thầu nhằm đáp lại nhu cầu của các ngân hàng thương mại vốn đang tìm cách để mua thêm vàng nhằm đáp lại yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng Sáu.

Trong tổng số 13 phiên đấu thầu, các ngân hàng thương mại đã mua tổng cộng 13,7 tấn vàng được Ngân hàng Nhà nước rao bán.

Nhu cầu cao từ các ngân hàng trong nước đồng nghĩa với việc "mức chênh lệch giá giữa vàng trong nước và nước ngoài là không thể tránh khỏi," Ngân hàng Nhà nước bình luận.

Ngân hàng Nhà nước không còn cấp giấy phép cho các doanh nghiệp tư nhân muốn nhập khẩu hay sản xuất vàng thỏi. Mục đích của những đợt đấu thầu gần đây đó là giúp cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn cung. Ngân hàng Nhà nước lập luận rằng với lượng vàng bán ra thị trường thông qua các phiến đấu thầu, áp lực lên nguồn cung được giảm và từ đó ngăn chặn giá vàng nội địa tiếp tục tăng hơn nữa.

Vàng 'lậu'

Năm ngoái, khoảng 2000 cửa hàng kinh doanh vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa hoặc đối mặt với việc bị đóng cửa vì luật quy định các cửa hàng với vốn đăng ký quá thấp không được tiếp tục hoạt động.

Chợ đen khiến hàng giả và các mặt hàng không đạt chất lượng lưu thông trong thị trường dễ dàng. Khoảng 10 nghìn công ty được dự đoán sẽ phải qua cửa chợ đen trước hệ quả của những văn bản qui định mới, điều này cho thấy nhu cầu vàng miếng vẫn rất cao ở nước này.

Không những vậy, thị trường chợ đen sẽ càng được khuyến khích khi chênh lệch giá vàng trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng. Báo chí đưa tin về tình trạng buôn lậu vàng vẫn tiếp tục được đưa ra và nhiều phân tích cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục nếu như sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn.

Tiền đồng Việt Nam (VND) những tuần gần đây liên tục chịu áp lực khi tin đồn về vàng nhập khẩu trái phép tiếp tục đẩy giá đồng tiền này xuống vì người ta phải lấy tiền đồng ra mua đôla để nhập vàng lậu.

Trong khi lạm phát không còn tăng ở mức như trước đây, nó vẫn tiếp tục tăng và vì vậy góp phần làm mất giá VND. Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ tăng trưởng thấp nhất năm ngoái, nhưng lạm phát tiếp tục tăng. Bất chấp việc có giảm tốc so với năm 2011, lạm phát vẫn tiếp tục tăng.

Người ta hạn chế thị trường vàng nhằm mục đích thay đổi cái nhìn về việc sử dụng vàng. Tuy nhiên khi tiền đồng vẫn mất giá, người dân sẽ tìm đến thứ tài sản chắc chắn hơn để sở hữu.

Tại một đất nước mà người dân chọn tiền chắc chắn (vàng) thay cho tiền xấu (VND), sẽ luôn có một nhu cầu muốn sở hữu vàng.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã biến việc buôn bán vàng trở thành bất hợp pháp đối với bất kỳ ngân hàng hay doanh nghiệp không có giấy phép nào, bản thân họ không có đủ sức để tổ chức nhập khẩu và sản xuất, vì vậy nhu cầu vàng ở thị trường chợ đen sẽ vẫn tiếp tục, dù có chênh lệch giá hay không.

by Lý Tưởng Người Việt
tg20

Theo một nghiên cứu mới về 50.000 loài động, thực vật phổ biến, khí hậu biến đổi không được kiểm soát sẽ khiến nhiều loại thực và động vật diệt vọng trên địa cầu. Đây là phân tích mang tính toàn diện nhất từng được thực hiện về tác động hủy diệt của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với đa dạng sinh học.

Nghiên cứu này xem xét mức độ các loài thực vật và động vật bị tiêu diệt trong một thế giới đã ấm lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong cảnh huống này, báo cáo dự đoán sẽ có một sự suy giảm mạnh vào cuối thế kỷ. Bà Rachel Warren, tác giả chính và là giáo sư nghiên cứu khí hậu tại Đại học East Anglia ở Anh, nói:

"Chúng tôi nhận thấy rằng nếu không hành động để giảm sự phát thải khí nhà kính, hơn phân nửa các loài thực vật và hơn một phần ba các loài động vật sẽ mất đi hơn phân nửa phạm vi khí hậu chúng sinh sống."

Bà Warren nói nếu không làm gì để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, sự đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng gần như ở khắp mọi nơi:

"Và chúng tôi thấy sự mất mát còn lớn hơn, mặc dù khá lớn ở khắp nơi, nhưng mất mát lớn nhất là ở vùng hạ Sahara ở châu Phi, vùng Trung Mỹ, vùng Amazon, Australia, Bắc Phi, Trung Á và đông nam châu Âu."

Hãy hình dung một thế giới mà những loài thực, động vật phổ biến như hạt cacao, cà phê và ếch trở nên hiếm hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Bà Warren nói thậm chí những mất mát nhỏ trong đa dạng sinh học toàn cầu cũng có thể gây hại đáng kể cho những hệ sinh thái và những chức năng hỗ trợ sự sống mà chúng cung cấp. Bà giải thích:

"Những việc như lọc sạch nước và không khí, tuần hoàn chất dinh dưỡng là những điều rất quan trọng đối với nông nghiệp, rồi việc thụ phấn, việc cung cấp thực phẩm và nhiên liệu cho những xã hội phụ thuộc vào đất đai. Kiểm soát lũ lụt và xói mòn đất, tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng bởi những hệ sinh thái. "

Kết quả nghiên cứu không tính tới những ảnh hưởng của những triệu chứng khác của khí hậu biến đổi, chẳng hạn như tần số và cường độ của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, và dịch bệnh. Theo bà Warren, điều này có nghĩa là ước tính trong báo cáo có thể thậm chí còn lớn hơn.

Nhưng báo cáo có tính đến lợi ích của việc hành động. Bà Warren nói nếu, ví dụ, trong một thế giới mà lượng phát thải khí nhà kính lên đến đỉnh điểm vào năm 2016 và tiếp theo là giảm từ 2% đến 5% một năm trên toàn cầu, thì điều gì sẽ xảy ra:

"Trong trường hợp đó chúng tôi thấy rằng có thể tránh được 60% những tổn thất này. Sau đó chúng tôi đem so sánh kết quả đó với tình huống mà lượng khí thải đạt đỉnh điểm vào năm 2030 và sau đó giảm ở mức 5% mỗi năm. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi vẫn có thể tránh được 40% những tổn thất."

Thực tế là sự thải khí nhà kính tiếp tục tăng. Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ tuần trước công bố rằng nồng độ trung bình hàng ngày của khí carbon dioxide trong khí quyển đã đạt đến 400 phần triệu. Ðiều này càng làm cho tác động của biến đổi khí hậu xấu thêm. Bà Warren nói:

"Quả thực là khí thải đang gia tăng với mức độ hơi vượt quá mức độ trong tình huống ấm lên 4 độ."

Bà Rachel Warren cho biết nghiên cứu làm rõ sự cần thiết phải giảm lượng khí thải.

Nếu không có hành động, bản báo cáo kết luận rằng tình hình sẽ "là một thế giới có bầu khí quyển kém, nơi những hệ sinh thái bị xói mòn đến độ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và con người."
by Lý Tưởng Người Việt
samsung

Đức Tâm - Nhân « Triển lãm quốc tế về điện thoại di động – Mobile World Congress », được tổ chức tại Barcelonna, Tây Ban Nha, từ 25 đến 28/02/2013, điện thoại di động Galaxy S3 của tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã được bầu là điện thoại thông minh tốt nhất của năm 2013.

Đây là một vố đau điếng đối với tập đoàn Quả táo Apple của Mỹ bởi vì trong hai năm liên tiếp, điện thọai di động của Samsung đoạt giải thưởng này. Năm ngoái, Samsung Galaxy S2 đã được Triển lãm Barcelona vinh danh.

Trước đó, năm 2011, iPhone 4 của Apple đã giành được giải này, thế nhưng iPhone 5 lại gây thất vọng tràn trề và không thuyết phục được người tiêu dùng.

Tại triển lãm Barcelona năm nay, trong khi tập đoàn Quả táo ra về tay không, thì Samsung đã gặt hái tới 5 giải thưởng : Điện thoại thông minh tốt nhất, đồ điện tử thông dụng tốt nhất, nhà sản xuất tốt nhất, cơ sở hạ tầng tốt nhất, công nghệ tiên tiến nhất. Một sự trả thù của Samsung đối với Apple, bởi vì năm ngoái, Samsung đã bị Apple kiện và phải đền bù 1 tỷ đô la về tội sao chép sản phẩm : Tư pháp cho rằng điện thoại di động Galaxy S quá giống sản phẩm iPhone.

Có một điểm an ủi chút ít cho Apple. Theo Công ty Phân tích Chiến lược – Strategy Analytics, trong quý bốn năm 2012, Apple đã bán ra khoảng 27,4 triệu điện thoại iPhone 5, còn Samsung chỉ tiêu thụ được 15,4 triệu điện thoại Galaxy S3. Thế nhưng, nếu tính trong cả năm, thì tập đoàn Hàn Quốc chiếm lĩnh 30,4% thị trường thế giới, còn tập đoàn Mỹ chỉ là 19,4%.

« Triển lãm quốc tế về diện thoại di động » Barcelona 2013 cũng là dịp để các công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc triển vọng phát triển :

Trước tiên là điện thoại thông minh giá rẻ nhờ sử dụng hệ điều hành miễn phí. Firefox, mà người sử dụng internet thường biết đến qua trình duyệt Mozilla, đưa ra hệ điều hành Firefox OS để cạnh tranh với hệ điều hành Android của Google và iOs của Apple.

Firefox là một quỹ phi lợi nhuận. Do vậy, bất kỳ nhà sản xuất điện thoại di động nào cũng có thể sự dụng miễn phí hệ điều hành này Firefox OS. Nhiều tập đoàn lớn tỏ ra quan tâm đến sản phẩm này. Sony, ZTE, Hoa Vi và Alcatel đang xem xét khả năng thương mại hóa điện thoại di động thông minh hoạt động với hệ điều hành Firefox OS, với giá dưới 100 đô la.

Một sản phẩm mới khác được trình làng tại Triển lãm Barcelona là điện thoại thông minh truy cập internet nhanh nhất thế giới, có tên Ascend 2 của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi.

Theo tập đoàn Trung Quốc đứng hàng thứ ba thế giới này thì Ascend 2 có tốc độ truy cập, tải nạp nhanh, khoảng 150 megabits mỗi giây, trong khi đó, hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp là iPhone 5 của Apple và Galaxy SIII G4 của Samsung chỉ đạt tốc độ 100 megabits mỗi giây. Sản phẩm này của Trung Quốc sẽ được tung ra thị trường Pháp vào tháng Sáu năm nay.
by Lý Tưởng Người Việt
kaesong

Trọng Nghĩa - Ngày 14/05/2013,  Tổng thống Hàn Quốc chỉ thị cho Bộ Thống nhất mở đàm phán với Bắc Triều Tiên về khu công nghiệp chung Kaesong vừa bị Bình Nhưỡng đóng cửa. Mục tiêu là nhằm thu hồi các nguyên liệu đã từng được đưa sang Kaesong để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhưng chưa dùng đến, cũng như các sản phẩm hoàn chỉnh chưa được chuyển về miền Nam.

Giải thích về quyết định của mình nhân phiên họp Hội đồng Bộ trưởng Hàn Quốc, bà Park Geun Hye cho rằng cần phải giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc bù đắp phần nào các thiệt hại phát sinh từ việc Bắc Triều Tiên tự động cho đóng cửa khu công nghiệp chung này.

Kaesong được xây dựng năm 2004 trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, từng được cho là biểu tượng của sự hòa giải Nam-Bắc. Tuy nhiên, vào tháng Tư vừa qua, khu này đã bị chính quyền Bình Nhưỡng đóng cửa vô thời hạn, toàn bộ 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên làm việc tại đấy bị rút đi. Sau đó đến lượt Hàn Quốc cho hồi hương 850 nhân viên của mình, nhưng để lại tại chỗ một khối lượng đáng kể nguyên liệu, hàng hóa và thiết bị.

Vấn đề là cả hai bên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cho đến nay đều không chính thức khẳng định là đã khai tử khu công nghiệp Kaesong. Hàn Quốc vẫn cung cấp một nguồn điện tối thiểu cho cơ sở này.

Đề nghị của Hàn Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên mở đàm phán về Kaesong có thể được xem là một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa hai miền leo thang, vì mang tính chất mở cửa cho các cuộc đối thoại khác.

Vào lúc Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn tập trận chung với nhau để đề phòng mọi bắt trắc đến từ miền Bắc, đề nghị của Seoul vào hôm nay - đưa ra một ngày sau lời kêu gọi đàm phán của Washington – được cho là phản ánh đối sách Bắc Triều Tiên hiện nay của Mỹ và Hàn Quốc. Đó là "vừa duy trì sự răn đe, vừa để ngỏ khả năng đàm phán".
by Lý Tưởng Người Việt
rangoon

Thụy My - Theo các thống kê chính thức được công bố ngày 13/05/2013, đầu tư ngoại quốc vào Miến Điện đã tăng lên gần gấp 5 lần so với năm trước trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3/2013, chủ yếu là vào công nghiệp dệt may địa phương. Triển vọng rất lạc quan cho một nước Miến Điện đang trên đường cải cách.

Trong bài diễn văn đọc lại Mandalay ngày 12/05/2013, Tổng thống Thein Sein đã thông báo: "Đầu tư trong và ngoài nước ở Miến Điện đã tăng gấp năm lần trong thời gian 2012-2013". Trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 1,419 tỉ đô la (tương đương 1,09 tỉ euro), vào 94 doanh nghiệp; còn các nhà đầu tư trong nước cũng đã đổ 1.100 tỉ kyat (946 triệu euro) vào 65 doanh nghiệp, tạo ra tổng cộng 82.792 việc làm.

Một viên chức cao cấp của Ủy ban Đầu tư Miến Điện nói với Reuters là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm ngoái đã tăng lên 300 triệu đô la, vào 11 doanh nghiệp. Trong số 94 doanh nghiệp có dự án mời gọi đầu tư, có 78 công ty thuộc các ngành sản xuất cần nhiều lao động, đặc biệt là các xưởng may. Đa số các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Viên chức trên nhận xét: "Tỉ lệ dự án đầu tư được thực hiện cao chưa từng thấy". Triển vọng rất lạc quan cho Miến Điện, sau khi quốc tế bãi bỏ cấm vận áp đặt lên tập đoàn quân sự cầm quyền nay đã giải thể từ tháng 3/2011, và thông qua một đạo luật mới về đầu tư nước ngoài vào tháng 11/2012. Ông nhấn mạnh: "Sắp tới Liên hiệp châu Âu sẽ dành cho Miến Điện quy chế ưu đãi thuế quan (SPG), và ngày càng có nhiều nhà đầu tư tiềm năng từ tất cả châu lục muốn đến làm ăn".

Hệ thống ưu đãi thuế quan (SPG) của Liên hiệp châu Âu dành nhiều ưu đãi thương mại cho các nước nghèo.

Bên cạnh đó, tối qua truyền hình nhà nước Miến Điện cũng thông báo, Tổng thống Thein Sein sắp đến thăm Washington trong một ngày rất gần. Chuyến công du lịch sử này là điểm nhấn trong sự ủng hộ của Mỹ đối với các cải cách mà vị cựu tướng lãnh này đã tiến hành trong hai năm qua.
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

ÂU CHÂU HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ BANNEUX NGÀY HIỀN MẪU 

 
Ngày hành hương khắp muôn phương tím đến
 
Suối Ơn Lành thánh hiến tại Banneux
Dưới áo Mẹ ngày đại hội Âu Châu
Ngày Hiền Mẫu nhiệm mầu tình thương mến. 
 
alt
 
Lòng nao nức mong ngày này mau đến, ngày họp mặt dưới áo Mẹ từ bi Banneux, vì mỗi lần về đây, được chúc phúc nên đợi chờ, niềm vui đó hôm nay cùng gặp lại.
 
 
Tôi dậy sớm cùng gia đình khởi hành lái xe vượt 300 cây số từ Tây Bắc Đức sang Vương Quốc Bỉ nơi điểm hẹn linh địa Banneux, ngày "Hiền Mẫu Đại Hội Hành Hương Âu Châu". Tới đây lúc mới hơn 9 giờ sáng. Đầu tiên là tới dưới chân Mẹ nhúng hai bàn tay vào suối nước xin ăn năn rũ sạch bụi trần, xin Đức Mẹ chúc phúc lành và dâng tất cả những lời nhắn gởi lên cho Mẹ, xin Mẹ ban cho đừng mưa sa bão táp khi đi rước kiệu vì từ nhà chạy xe tới đây là mưa mù mịt như không muốn tạnh, và thấy nơi đây bầu trời hiện tại cũng rất là âm u. Sau đó đảo một vòng chào ban tổ chức và xin phụ giúp làm thợ vịn. Nhìn quanh nơi linh địa thấy có vẻ ít hơn năm trước nhiều vì hôm nay trời xấu. 
alt
11giờ30 qúy linh mục chủ sự cuộc rước kiệu Đức Mẹ và xương các thánh tử vì đạo Vit Nam bắt đầu, bỗng đưng tôi thấy hàng hàng lớp lớp người từ đâu xuất hiện mà càng đi lại càng đông đoàn kiệu kéo dài như bất tận. Đoàn con hân hoan hát lên những bản nhạc về Đức Mẹ thân yêu, về các thánh Tử vì đạo xen kẽ giữa những mầu nhiệm mân côi hòa quyện vào nhau thật nhiệm mầu và tươi đẹp vang lừng cả linh địa 
alt
 
 
Banneux. Sau một giờ đồng hồ rước kiệu tung hô Đức Mẹ và các thánh Tử Vì Đạo Việt Nam đim đến là đại thánh đường và dâng thánh lễ trõng thể. Một điểm đặc biệt trong suốt buổi rước kiệu và đầu thánh lễ đó là các em thiếu nhi và thiếu niên của đội trắc, và đội dâng hoa. Mọi người cám ơn các em và những người hướng dẫn tập và trang phục cho các em rất nhiều. Đức Mẹ cũng rất vui khi các em dâng hoa, vì tháng năm là tháng hoa giáo hội dành kính Đức Mẹ. Hôm nay cũng là ngày hiền mẫu chắc chắn các hiền mẫu cũng vui và hãnh diện vì các em.
alt
 
 
Đầu thánh lễ linh mục PX. nguyễn Xuyên đại diện ban tổ chức chào mừng tất cả các tham dự viên đến t nhiều quốc gia trong Âu Châu, Đặc biệt là 4 nước tham dự đông nht hôm nay là Anh , Hòa Lan, Bỉ và Đức. Những tràng pháo tay vang lên đón chào tất cả.
 
Hôm nay có sáu linh mục Việt Nam đồng tế. Cha Hưng  trong ban tổ chức đến từ Hòa Lan chủ tế. Sau phần Lời Chúa cha Nguyễn Ngọc Long trong ban tổ chức chia sẻ Lời Chúa đại ý như sau: Con người chúng ta sinh ra ai cũng cần có một tấm áo. Tấm áo che thân, tấm áo rửa tội, tấm áo đẹp làm ấm thân ta. Nhưng chúng cần nhất một tấm áo che chở đời ta đó là tấm áo Mẹ Maria.
Tà áo Mẹ sẽ che chở ta khỏi nguy hiểm hồn xác nếu chúng ta biết tín thác vào Mẹ và biết dâng cho Mẹ tất cả thì chúng ta sẽ được Mẹ che chở và phù trợ chúng ta cho đến giờ lâm tử và cả đời sau nữa.
Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Banneux chắc chắn Chúa sẽ thương và nhận lời cho quê hương và giáo hội Việt Nam thoát khỏi xích siềng của sự dữ, và chắc chắn rằng giáo hội và quê hương Việt Nam sẽ ngày một tươi sáng lên.
 
Thánh lễ hôm nay rất trang nghiêm, sốt sắng và sống động cũng là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là hai ca đoàn. Ca đoàn tổng hợp hát đã hay mà ca đoàn trẻ còn đặc biệt hơn. Bản nhạc các em hát sau rước lễ đã thu hút sự chú ý của cả thánh đường hơn sáu ngàn người. Tôi thấy hình như tất cả những cặp mắt đều đổ dồn về phía ca đoàn trẻ và sau bản nhạc bỗng dưng vang lên một tràng pháo tay dài để hoan nghênh và cám ơn các em. Chc chắn Chúa và Đức Mẹ cũng vui lắm!
 
Sau phép lành kết lễ là giờ ăn trưa và thong dong mua sắm tượng ảnh hay lấy nước Đức Mẹ.
15giờ 30 cuộc ngắm đường Thánh Giá bắt đầu, thấy bầu trời âm u tôi lại nghĩ chắc không đông lắm. Ai ngờ đâu lại qúa đông người tham dự. 
alt
 
 
Thánh giá đi đầu cùng cha Hưng hướng dẫn đã đến chặng thứ tám mà cuối đoàn còn ở chặng thứ nhất.
Nhìn tấm hình chặng đường thánh gia này chúng ta cũng không quên cám ơn các em trong đội giúp lễ. Các em đã đóng góp phần mình rất xuất sắc. Ngày Hiền Mẫu hôm nay hãnh diện vị sự đóng góp của các em.
alt
 
Cuối chặng đường Thánh Giá là giờ chầu trong thánh đường lớn do linh mục Nguyễn Xuyên trong ban tổ chức hướng dẫn rất súc tích và đầy tâm tình yêu quê hương, yêu giáo hội mẹ Việt Nam trước Thánh Thể. Sau khi nhận phèp lành Thánh Thể trọng đại bế mạc ngày đại hội hành hương ngày hiền mẫu, cha đại diện ban tổ chức cám ơn từng người, từng ban ngành, từng bàn tay đóng góp cho ngày đại hội được tốt đẹp và hẹn năm sau vào ngày hiền mẫu 11.05.2014
tại linh địa Đức Mẹ Banneux này.
 
 
Mọi người xắp hàng lên hôn xương thánh tử vì đạo Việt Nam để tỏ lòng tôn kính và tuyên xưng đức tin của mình và chính thức kết thúc ngày đại hội hành hương hôm nay.
alt
Đây là xương 3 vị thánh tử vì đạo Gioan Đạt, Phaolô Khoan và Annê Thành tượng trưng cho hàng trăm ngàn tiền nhân đã hy sinh tử vi đạo tuyên xưng đức tin để truyền đạt đạo ngay cho chúng ta hôm nay.
 
 
 
Tôi ra chào từ giã Đức Mẹ Banneux và cảm tạ Mẹ đã ban cho chúng con một ngày Hiền Mẫu thật ý nghĩa và tốt đẹp hơn con tưởng (khi sáng này nhìn thấy mưa gió) nhiều. Tôi chào bạn bè thân quen để lên đường trở về nhà mà lòng thầm cảm tạ ơn Chúa đã ban cho mỗi người chúng con có những người mẹ thật là dễ thương. Chúc qúy chị em nhân ngày hiền mẫu luôn can đảm là chứng tá cho Đức Mẹ và sống vui vẻ làm gương cho con em chúng ta. 
altXin Chúa ban nhiều ơn lành và sức khỏe bình an cho ban tổ chức. Tôi lái xe về đến nhà là 22giờ đêm rồi mà cũng cố gắng viết lại bài này để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Xin được kết thúc bằng mấy câu thơ.
Tôi mừng vui hồn đầy cả hoan lạc
 
Tạ ơn Trời phó thác đầy cậy trông
Xuân đã đến xua tan cả mùa đông
Trong xuân ấm cành hồng vui đơm nụ

Thanh Sơn 12.05.2013
Đức Mẹ Banneux ngày hiền mẫu.