Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

Tin Hà Nội - Ba cuộc biểu tình đông hàng trăm người xảy ra ở Hà Nội và Thanh Hóa liên tục trong 3 ngày qua, liên quan đến nông dân và ngư dân bị nhà cầm quyền cướp đoạt mất cơ hội sống. Theo báo chí trong nước, hôm thứ tư hàng trăm người dân đã kéo nhau lên huyện Hoằng Hóa phản đối việc bè mảng của ngư dân ở thôn 3 Đại Long, xã Hoằng Thanh bị đốt và cho rằng việc quy hoạch bến bãi, đường đi ra biển của ngư dân. Vụ việc bùng nổ vào ngày Chủ Nhật khi hàng trăm người dân xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa thuê xe hơi chở chiếc bè mảng bị cháy lên trụ sở tỉnh Thanh Hóa để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Ngư dân nghi ngờ kẻ xấu liên quan đến dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái đã chủ mưu đốt tài sản của ngư dân không ngoài mục đích áp lực họ đi nơi khác. Nhà cầm quyền địa phương lập dự án du lịch sinh thái để kiếm tiền nhưng lại đuổi ngư dân đi chỗ khác.
Bến bãi, đường ra biển thuận tiện của họ trong hoạt động đánh cá của họ bị tước đoạt, gây trở ngại kiếm sống. Vì ngư dân vẫn tiếp tục sử dụng nên mới xảy ra chuyện bè mảng của họ bị đốt. Theo nguồn tin này, nhà cầm quyền huyện Hoằng Hóa đã phải sử dụng một lực lượng đông đảo hàng trăm cán bộ, Công an để ngăn cấm dân xã Hoằng Thanh đổ lên thành phố Thanh Hóa biểu tình trên quãng đường dài 15 cây số. Nhà cầm quyền huyện phải đối thoại với một số đại diện người dân suốt đêm và đến 8 giờ sáng hôm sau mới chấm dứt. Ngư dân đòi hỏi huyện phải xét lại việc quy hoạch bến bãi, đường đi ra biển để ngư dân thuận lợi khai thác hải sản. Hơn nữa phải làm rõ thủ phạm đốt bè của dân.
Trong khi đó, khoảng 1,500 nông dân và tiểu thương phần lớn là nông dân và tiểu thương huyện Văn Giang và Dương Nội đã tập trung tại trụ sở tiếp dân của Trung Ương Đảng và Nhà nước, số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội để ôgửi đơn kêu cứu, khiếu nại. Ngoài những nông dân của hai địa phương trên còn có thêm nông dân và dân oan của nhiều địa phương khác tham gia với các biểu ngữ, băng rôn chống cưỡng chế nhà đất. Riêng tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội thuộc tỉnh Hà Tây cũ, hàng trăm người đã kéo tới văn phòng huyện đòi thả một công nhân của một công ty sản xuất tăm tre đã bị côn đồ bắt cóc. Theo sự tường thuật, khi bà Nguyễn Thị Mây đang làm tại công ty tăm tre thuộc xã Quảng Phú Cầu đã bị một nhóm người lạ mặt xông vào bịt mồm và lôi đi.
Khi bà con kéo đi trình báo và đòi người thì được giải thích lý do là bà này đi cấy trên ruộng đang có tranh chấp, tức là khu ruộng 5% do bố mẹ để lại. Người dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc huyện Phú Xuyên kéo đến bao vây trụ sở xã Phú Túc để đòi thả người. Người dân biểu tình bằng cách dựng rạp ngay trước cửa ủy ban xã, giơ cao biểu ngữ đòi thả người. Nhà chức trách đã đọc loa phóng thanh dọa rằng 2 đối tượng nữa ra đầu thú sẽ được hưởng khoan hồng nhưng không hiểu vì tội gì. Cho đến tối nay, người dân vẫn chưa biết chị Nguyễn Thị Mây bị giam ở đâu, còn sống hay đã bị thủ tiêu.
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar
Hình: VOA-Wajid Hussain
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar cho biết 118 người đã thiệt mạng.
Tin tức địa phương ở Pakistan cho hay một máy bay chở chở gần 130 người đã bị rớt bên ngoài thủ đô Islamabad của Pakistan.
Khi bị nạn gần sân bay quốc tế Islamabad ngày hôm nay trong lúc trời mưa to, chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Bhoja đang trên đường từ thành phố cảng miền nam Karachi tới thủ đô.
Truyền hình nhà nước cho biết 127 hành khác và thành viên phi hành đoàn đã có mặt trên máy bay khi nó đâm xuống một khu vực dân cư đông đúc gần sân bay.
Giới hữu trách đã điều động các đội cứu hộ tới hiện trường và một số bệnh viện địa phương đã tuyên bố tình trạng khẩn trương.
Bộ trưởng Quốc phòng Ahmed Mukhtar nói với kênh truyền hình tư nhân Pakistan Dawn News rằng 118 người đã thiệt mạng.
Hồi tháng 7 năm 2010, một máy bay chở khách của hãng hàng không tư nhân Airblue đã bị đâm vào dãy núi gần Islamabad, làm 152 người trên máy bay thiệt mạng.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hoa Thịnh Đốn - Những căng thẳng tại Biển Đông đặc biệt là giữa Trung Cộng với các nước nằm trong vùng tranh chấp gây ra quan ngại rằng tình hình sẽ ngày càng trở nên căng thẳng. Tuy nhiên theo một sốchuyên gia Hoa Kỳ, Trung Cộng đang có phần dịu giọng vì muốn khôi phục hình ảnh của nước này và nhằm ngăn Hoa Kỳ có cớ để can dự sâu hơn vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đô đốc Joseph Prueher, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng cho rằng những vụ đụng độ tại Biển Đông trong những năm trở lại đây đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Cộng đã đối xử theo lối ngoại giao hơn vì họ đã nhận ra rằng họ đã hung hăng
MOT SO_CHUYEN_GIA_CHO_RANG_TRUNG_CONG_SE_DIU_GIONG_HON_VE_BIEN_DONG-large-content
 quá nhiều và càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Vì thế ông nói Bắc Kinh đã gửi những phái đoàn liên tục thăm viếng Việt Nam, Phi Luật Tân và một số nước trong khu vực gần đây cho thấy Bắc Kinh đang tỏ thái độ ngoại giao hơn.
Năm ngoái, Việt Nam và Trung Cộng đã có ít nhất hai cuộc tiếp xúc quan trọng được cho là nhằm giải quyết những bấtđồng giữa hai nước, trong đó nêu ra rằng vấn đề BiểnĐông sẽ được giải quyết trong hòa bình. Một tháng sau đó, tại diễnđàn Đông Á, Trung Cộng cùng các nước ASEAN bàn về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử trên biển giữa các bên. Mặc dù bản hướng dẫn thực hiện DOC không đáp ứng lòng mong đợi của nhiều nước có tranh tranh chấp, đặc biệt là Phi Luật Tân và Việt Nam, nhưng đối với các chuyên gia Hoa Kỳ thì đây là một hành động ngoại giao nhỏcủa Trung Cộng đáng được khuyến khích. Chiến thuật của Trung cộng là muốn làm suy yếu vai trò lớn hơn của Mỹ trong các bất đồng và khu vực.
Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Nguồn:ledinh.ca
Tháng Tư gió lộng 
Cuối tháng Tư, cả trời gió lộng 
Cuốn dần trôi duyên mộng thư sinh 
Đời nghiệt oan, đành gác lại chuyện tình... 
Dẫu đất nước chiến chinh không còn nữa. 
Ôi thân trai, dở dang đời binh lửa 
Thanh bình ư! 
Duyên lứa phải xa nhau! 
Đêm biển đông, giông tố sóng gào 
Chiếc thuyền nhỏ, ôi lao đao định mệnh. 
Vùng tự do 
Bến bờ nơi tôi đến 
Chút ít quà, trìu mến gởi giúp nhau 
Từ biệt ly, em thổn thức nghẹn ngào 
Rau khoai độn... 
Xanh xao cuộc sống. 
Tôi nơi đây, thường đêm trong cơn mộng 
Giấc hãi hùng, gió lộng bão tháng Tư 
Tôi vẫn không quên dòng nước mắt giã từ 
Em ở lại 
Áo thiên thư biền biệt. 
Đã lâu lắm, chưa về thăm Phan Thiết 
Cùng Quê Hương dầy oan nghiệt thương đau 
Mười năm xa 
Ngày tin nhắn nghẹn ngào 
Em đã chết nơi tù lao nước độc. 
Tháng ngày tha hương, canh khuya dài trằn trọc 
Muối xát lòng, ôi tang tóc thê lương 
Nhớ ngày xưa hai đứa dạo phố phường 
Tay ghì chặt, hẹn yêu đương lễ cưới. 
Giờ xa xăm... 
Đâu hương cau hương bưởi ? 
Tôi trần đời 
Em dưới mộ huyệt sâu 
Có còn chăng là tiếng nấc kinh cầu 
Yên nghỉ nhé 
Cuộc bể dâu ly biệt. 
Hỡi tháng Tư ! 
Tìm đâu màu mắt biếc ? 
by Lý Tưởng Người Việt
Trong Tam Quốc Chí, có đoạn Bàng Thống xui Lưu Bị lấy Tây Xuyên, Lưu Bị cứ một mực: Lưu Chương, người đồng tông với ta không nỡ cướp. Nhưng cuối cùng rồi cũng nỡ! Hôm mới chiếm được cửa ải Bồi Quan, Lưu Bị làm tiệc khoãn đãi, giữa không khí vui mừng Lưu Bị hỏi: Tiệc hôm nay có vui vẻ không?
Bàng Thống trả lời: Đánh lấy nước của người ta mà cho là vui, thật không đáng là quân của bậc nhân giả, Lưu Bị quê qúa, mắng Bàng Thống và đuổi khỏi bàn tiệc.
 Biết rằng Tam Quốc Chí, chỉ là truyện với 7 hư, 3 thực. Nhưng suy nghĩ tình đời thuở xa xôi, thoải mái hơn thời hiện đại. Vui hay buồn người ta bộc bạch ngay tức khắc, trong ngày chiếm được Bồi Quan, không phải đợi hai chục năm sau nhờ đổi mới, mới dám nói.
 Cộng Sản quen thói hồ đồ, khi nó vui, nó cấm tuyệt đối không ai được buồn. Bắt người ở tù, nói "được" ở tù cải tạo. Khi nó buồn, chẳng hạng Hồ Chí Minh chết, đố ai dám cười, đố ai dám không buồn.
Võ Văn Kiệt nói "30/4 có triệu người vui, có triệu người buồn," câu này làm đậm lại hình ảnh cây cầu Hiền Lương và vỹ tuyến 17.  Ai ở nam sông Bến Hải buồn vì mất nước, ai ở bắc sông vui vì cướp được nước, ông Kiệt tuy ở phe được, nhưng sinh quán tại Vĩnh Long, nhìn quê ông "sau giãi phóng" tang thương, chia lìa, đời sống sa suốt, quê ông từ thuở khai lập có đời nào thiếu ăn, thế mà "cách mạng" về đói dài ruột, đói xanh xương. Cảm khái sự đời ông nói "triệu người vui, triệu người buồn," khi nói ra câu này chắc ông ở phía người buồn.
Xét sơ lược lịch sử, từ ngày Pháp chiếm Việt Nam đến khi thu hồi độc lập, tới 30/4 – 1975 cả triệu người vui kia cũng nên buồn.
80 năm Pháp đô hộ Việt Nam, nhiều phong trào kháng Pháp mọc lên khắp nơi, khi hùng mạnh, lúc yếu ớt, nhưng nhìn chung dân trí chưa mở mang, nên không cân xứng với đối thủ có nền văn minh tân tiến Âu Châu, trong khi đó kỹ thuật tranh đấu, chiến thuật và vũ khí trang bị để quật khởi còn mang tính cổ điển, xem lại cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ rõ. Sự thất bại của VNQDĐ 1930 có thể kéo theo hệ lụy lâu dài, để quốc dân đồng bào có cơ hội gượng dậy.
Cái vận đen của tổ quốc trong bối cảnh này, lại là vận may cho Cộng Sản phát triển, tùng theo nguyện vọng khao khát toàn dân lúc bấy giờ "Đánh Pháp dành độc lập" tiếp theo cơ may này CSVN còn hưởng xái nhiều vận đỏ:
1- CSVN tiếng trên giấy tờ thành lập ngày 3/2 năm 1930, trên thực tế mười lăm năm sau vẫn còn tản mát trong rừng rú, khó có thể tổ chức một trận đánh ngang ngữa với quân Pháp, cấp trung đoàn. Nhưng may sao Nhật đánh gục quân Pháp trên toàn cõi Đông Dương, năm 1945 Nhật bị hai qủa bom nguyên tử, đầu hàng Đồng Minh. Năm 1946 Pháp quay lại Việt Nam, CSVN vẫn chưa có thực lực, Hồ Chí Minh nhờ biết vâng lời "những người thầy vĩ đại", trong thế giới CS dạy cho cách liên hiệp với các đảng phái Quốc Gia, để các đảng phái mất cảnh giác, không đề phòng, HCM quay qua nịnh bợ Pháp, thanh toán các đảng phái Quốc Gia vì họ có tinh thần dân tộc. Thời điểm này CS quốc tế xếp các đảng phái quốc gia là kẻ thù trước tiên. Ngày rước quân Pháp vào Hà Nội, cũng là ngày đẻ ra HCM 19/5/ (1946).
Cộng Sản Á Châu phát triển thời cực thịnh vào đầu thập niên 1940, thời điểm này thế giới đang lâm cuộc chiến lớn và phải đối đầu với họa Phát Xít . Nói về thời cơ Cộng Sản giống như những người nghèo trúng số độc đắc, có thật nhiều tiền, nhiều tiền nhưng không phải là người giàu có.
Trên đấu trường chính trị, Cộng Sản đã đạt những thắng lợi nhất định, ngoài thời cơ, họ có những tiểu xảo, đạt tới độ tinh vi để lửa gạt đồng bào, lừa phỉnh đối phương, ví dụ:
Ngày 26 tháng 10, năm 1967, hải quân thiếu tá phi công John McCain bị bắn hạ, CSVN tuyên dương "chiến sĩ tiểu đoàn tên lửa 61 luyện tập chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Ngày 26/10/1967, đơn vị lập công bắn rơi A-4E trên vùng cấm", tuyệt nhiên người Hà Nội và cả nước Việt Nam không ai biết công trạng của một người ở xa lơ xa lắc ông Yuri Trusheckin, mới chính là người bắn hạ, và ông ta đã giữ thẻ căn cước quân nhân của cựu Thiếu Tá Jonh McCain "để làm kỷ niệm". Kỳ thực nó là một bằng chứng. Sự thật được tiết lộ năm 2008, khi ông Yuri sắp mãn phần, dịp ông John McCain ứng cử Tổng Thống, và lúc này nước Nga không còn chế độ Cộng Sản. Giả sử chế độ CS Nga còn tồn tại, sự thật này không ai biết, không riêng ông Yuri, cuộc nội chiến vừa qua hơn 3,000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Hà Nội, chính phủ Nga công bố năm 1991, sau hai năm Xô Viết bế mạc chế độ Cộng Sản. Cho đến bây giờ đảng CSVN vẫn chưa nói gì hết về sự kiện này. 37 năm qua, 37 lần "kỷ niệm chiến thắng 30/4″ 3,000 quân nhân Xô Viết, không hề được nhắc nhở, trong số này đã có bao nhiêu tử trận? Bao nhiêu bị thương? Giờ đây ai còn, ai đã mất? Theo tâm lý thường tình 3,000 quân nhân Xô Viết này buồn lắm, đi chiến đấu cho một lý tưởng nào mà phải âm thầm, so với quân ăn cướp họ không khác gì cả. Khác ở chổ họ không dự phần hôi của trong ngày 30/4/1975.
Ba ngàn quân nhân Xô Viết "mắt xanh mũi lõ" giấu được, vài chục ngàn binh sĩ Trung Cộng đánh trận Điện Biên Phủ, có trời mới biết cho. Nhưng công trạng thuộc về đảng CSVN và Võ Nguyên Giáp. Để hiểu thêm thực lực Việt Minh, Võ Nguyên Giáp, trận Điên Biên, trong Việt Sử Toàn Thư của Sử Gia Phạm Văn Sơn, trang 712 mô tả Việt Minh thời kỳ 1945 – 1950 như những bóng ma trơi, phần chính du kích, đột kích cho tới 1951 họ kém xa người Pháp về cả hai phương diện lượng và phẩm.
Sự kiện 30/4/1975, hơn ba chục năm qua công trạng này thuộc về Văn Tiến Dũng, nhưng gần đây dư luận báo chí Việt Cộng đang có chiều hướng xiêu xiêu về Võ Nguyên Giáp, có lẽ để an ủi và xóa cho ông một vết nhơ nhục nhã, một thời bị đì làm trưởng ban kế hoạch hóa gia đình và cũng nhằm ấn tượng thêm huyền thoại Điện Biên.
  Đánh Pháp dành độc lập? Sau đệ nhị thế chiến, rất nhiều quốc gia không có Hồ Chí Minh, không có đảng Cộng Sản, vẫn phải được trao trả độc lập, từ những nước thống trị. 30/4 vui gì nổi, trong tác phẩm: Viết cho Mẹ và Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Trấn, mơ được tự do, dân chủ như thời Pháp thuộc!
Trước sự tiến bộ của Tây Phương, ViệtNamhơn 100 năm trước, chẳng biết so sánh với ai, vì thế đất nước lâm vào chiến tranh, tất nhiên phải lệ thuộc nước khác, trước khi dành được "độc lập!"
Đảng CSVN, tôn vinh ông Hồ là cha, cha ăn mặn con khát nước điều tất nhiên, và chẳng mấy ai lạ đảng CSVN làm tôi tớ hết Nga, đến Tàu. Nguyên nhân từ hai "cuộc kháng chiến"
Ngày 11/ 4 vừa qua đài SBTN gởi cho bản tin, mới xem tưởng như cá tháng Tư, nhưng cá kèo gì nữa, 10 ngày cá vượt qua rồi, tin như sau:
"Tin mật từ nội bộ Cộng sản Việt Nam phát đi và đang loan nhanh trên các trang mạng, cho biết rằng nội bộ Cộng sản Việt Nam đang rất rối ren, và người cầm đầu nhà cầm quyền là Nguyễn Tấn Dũng có thể đang nghĩ đến việc tháo chạy khỏi hệ thống này, nhưng làm sao mà vẫn giữ được mạng sống và tài sản. Tin có vẻ như thất thiệt, tuy nhiên tiết lộ từ một cuộc họp của tổng cục an ninh 1 phía nam cho biết Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị giành lại quyền lực từ Dũng, và Bộ chính trị thì chia năm xẻ bảy với các vấn đề quốc nội và quốc ngoại.
Việc tài sản của Dũng càng ngày càng lớn và quyền lực nắm trọn như một nhà độc tài đang làm cho nhiều phe cánh trong Bộ chính trị điên tiết và quyết giành lại, đặc biệt là cánh đang lợi dụng sự hậu thuẫn từ Trung Cộng. Việc đem đứa con trai út tên Nguyễn Minh Triết đang du học từ Anh quốc về Việt Nam làm cán bộ Ðoàn, theo nhiều người nói, là một cách Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam muốn buộc Dũng phải đem con trai mình về như một thứ con tin giam lỏng, tránh việc Dũng tuồn tài sản qua Anh thông qua đứa con này. Một tin tức khác, từ một nhân vật thân cận của gia đình Nguyễn Tấn Dũng kể lại trong một cuộc họp mặt gia đình kín đáo, 2 đứa con của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Thanh Phượng đã nhắc Dũng chuyện tính đến một nước cờ hạ cánh an toàn khi hết nhiệm kỳ sắp tới, nếu không sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm vì nội bộ thù ghét và chuẩn bị nhiều kế hoạch triệt hạ. Phượng là con gái cưng của Dũng và người được Dũng tin cậy nhất, cũng có ý trách móc rằng Dũng đừng quá tham danh tiếc quyền, phải bỏ bớt để tính chuyện tháo chạy, vì khi Dũng đang tại chức thì có vẻ an toàn, nhưng khi hết thì rất nguy hiểm.
Dũng đang mất lòng Hà Nội rất nhiều vì can thiệp vào miếng bánh đã được phân chia. Do áp lực báo chí và dân chúng về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, Dũng đành phải ra lệnh điều tra và xử phạt các quan chức địa phương, một điều tối kỵ cho Dũng vì đây là lãnh địa không thuộc vùng kiểm soát của đương sự, cách làm này đã phá luật chơi ngầm của hệ thống lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Vì vậy phóng lao phải theo lao, Dũng đành sẽ phải xử phạt các quan chức Hải Phòng, đồng thời sẽ kêu án nông dân Ðoàn Văn Vươn ở mức án khoảng 3 năm tù để xoa dịu phe cánh ngoài đó, nhưng không quá nặng để dân chúng không phản ứng.
Nông dân Ðoàn Văn Vươn là người đã chống lại công an, quân đội và nhà cầm quyền Hải phòng vì việc xông vào nhà ông cướp đất, phá tài sản. Tin tức lan nhanh không biết thực hư thế nào, và cũng khó có được các nguồn kiểm chứng, tuy nhiên qua phân tích thì quả đúng là Nguyễn Tấn dũng đang rơi vào thế khó, vận mệnh của dân tộc Việt Nam đang đứng trước một bối cảnh điêu linh bởi nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang tranh giành xâu xé lẫn nhau từng ngày vì quyền lợi và tham vọng.(SBTN)"
 Mới đọc qua, không sao tin được, nhưng nghĩ kỹ cũng có triển vọng lắm. Bởi Bạc Hy Lai một tay bài trừ tham nhũng khét tiếng, trước đây hơn một tháng mấy ai dám ngờ. Hôm nay toàn gia sắp bị tru lục, thì Nguyễn Tấn Dũng, đâu phải là thành trì bất khả đạp đổ.
 Những nhà tư bản, những địa chủ Miền Nam, dù có bóc lột cũng chưa tàn ác, vô luân bằng đảng cướp Cộng Sản. đảng CSVN tồn tại tám chục năm là điều qúa nghịch lý đến khó hiểu, 30/4/1975 nói rằng Miền Bắc vui cũng không đúng, bởi lẽ chính quyền sơ hỡ dân vượt tuyến trốn vào Nam, từ lâu người dân mong mõi Miền Nam giải phóng cho họ, ngờ đâu một nghịch cảnh đen ngòm cho cả nước. 30/4 những kẻ cướp và hôi được của phải vui thôi. Thời chiến tranh một cái đồn của VNCH bị thất thủ, người ta bồng bế nhau chạy trốn CS. Ngày Thủ Đô Sài Gòn lọt vào tay giặc, cả nước vượt biên, vượt biển. Lịch sử cổ kim chưa từng có, nước mất nhà tan. Ai vui?
Ngày đảng Cộng Sản ViệtNam, đền tội trước Quốc Dân Đồng Bào, đích thực đó là ngày vui.
Ông Bút
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
VŨNG TÀU (NV) - Một Việt kiều Mỹ đột ngột qua đời tại nhà của người tình ở thôn Ngọc Hà, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

VNVietKieuMy
Nhiều Việt kiều Mỹ đã qua đời đột ngột khi về Việt Nam. (Hình minh họa: travel.com)
Theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu Online, nạn nhân là Trần Văn Lạc, 58 tuổi, Việt kiều Mỹ. Ông Lạc qua đời 2 giờ sáng ngày 15 tháng 4, tại nhà bà Trần Thị Chung. Sự việc được bà Chung trình báo cơ quan công an. Theo lời bà Chung, bà là vợ không hôn thú của ông Lạc.
Tin cho hay, công an huyện Tân Thành phối hợp với các cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi và điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến ông Lạc tử vong.
Thời gian vừa qua, nhiều Việt kiều Mỹ đã đột ngột qua đời khi về Việt Nam. Vụ gần đây nhất xảy ra hôm 12 tháng 4, một Việt kiều Mỹ là ông Nguyễn Tăng Thẩm, 65 tuổi về thăm nhà ở Bình Dương.
Ông Thẩm đến thuê phòng tại khách sạn A Trình ở Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trú ngụ mới vài hôm bỗng đột tử vào chiều ngày 12 tháng 4.
Theo báo Bình Dương Online, chiều ngày 12 tháng 4, 2012, ông đi đâu đó một hồi và trở về khách sạn bằng xe taxi. Ðến giờ dọn phòng, nhân viên khách sạn phát giác ra ông nằm chết từ lúc nào không hay. (KN)
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Hoạt động có phần bí mật nhưng một số thành viên của "câu lạc bộ con cái các đại gia" bắt đầu để lộ vài điều kiện tham dự cuộc chơi.
VNmatuy
Dùng ma túy hiện là "đẳng cấp chịu chơi nhất" của con các đại gia. (Hình: VTC News)
Tiết lộ của báo mạng VTC News cho biết hiện có một tổ chức quy tụ con cái các đại gia mang tên "Câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP" dựa vào uy thế của bố mẹ; tài sản có sẵn như "xế nổ triệu đô," chỉ xài ngoại tệ; áo quần hàng hiệu "Made in Châu Mỹ, Châu Âu"...
Tiết lộ này cũng cho biết các "VIP & VIP" đã được thành lập tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...
Một nữ thành viên của "VIP & VIP" tại Hà Nội cho biết: "Muốn làm thành viên 'VIP & VIP' không dễ. Chúng tôi phải hội đủ nhiều điều kiện trong đó yếu tố hàng đầu là cha mẹ thật giàu và có địa vị trong xã hội. Lại nữa, phải có ô tô triệu đô và trong ví lúc nào cũng đầy ngoại tệ chứ không được xài tiền Việt Nam."
Nữ thành viên này cho biết tên là Hoàng Oanh còn kể: "Chúng tôi mặc toàn hàng hiệu nổi tiếng thế giới. Các thứ trang sức trên người như túi xách, nhẫn, dây chuyền.. cũng như giày dép đều phải mua từ Âu, Mỹ, Nhật... chứ không chấp nhận hàng Châu Á. Xài điện thoại di động Vertu hoặc iPad xịn, Nokia có kim cương lấp lánh và phải là cựu du học sinh phương Tây..."
Cô gái này còn tiết lộ với VTC News rằng "VIP & VIP" ở Hà Nội hiện quy tụ khoảng 20 thành viên, liên lạc với nhau khá chặt chẽ. Cô nói: "Chỉ cần một cú điện thoại thì khoảng 2 tiếng đồng hồ sau chúng tôi có mặt tại địa điểm tập họp, hoặc ở Sài Gòn, hoặc ở Hà Nội, bất kể đang ở đâu trước đó."
Cô nói thêm: "Phương châm hoạt động của chúng tôi là độc, lạ trong đẳng cấp hoạt động, từ ăn, ở, chơi cho đến việc học." Vì vậy, theo cô Hoàng Oanh, 18 thành viên của "VIP & VIP" Hà Nội từng là du học sinh các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, Pháp, Ðức, Canada, Anh...
Một nam thành viên khác của "VIP & VIP" Hà Nội còn "bật mí" một điều kiện đáng nể về điều kiện phải biết sử dụng "ma túy tổng hợp" bởi vì theo cậu, đó là cách hưởng thụ của giới trẻ thuộc đẳng cấp "cao" hiện nay.
Một số thành viên khác tiết lộ thêm, mỗi người đều có vài trẻ ATM, thẻ rút tiền quốc tế để khi cần thì "cà." Với các thẻ này, họ có thể dự một bữa ăn tốn vài trăm cho đến vài ngàn đô không biết xót.
Theo Trọng Tiến, một thành viên "VIP & VIP" Hà Thành, thẻ ATM luôn được "rót" đầy từ cổ tức của chính họ tại các công ty được bố mẹ thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam.
Cuối cùng một cậu còn cho biết: "Tiền nhiều quá, nếu không xài sang thì... biết xài đâu cho hết."
by Lý Tưởng Người Việt
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐANG GIÃY CHẾT VÌ "NHỮNG TẾ BÀO HỢP THÀNH CƯƠNG LĨNH ĐẢNG" ĐÃ BỊ PHÁ VỠ HOÀN TOÀN
I- TỪ VỤ ÁN NHÀ CÁCH MẠNG PHAN BỘI CHÂU ĐẾN VỤ ÁN TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ:
Năm ngoái, Báo Tổ Quốc có phổ biến bài viết về vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu do thực dân Pháp xử cách đây 86 năm do một người ở trong nước ký tên là Hải Hồ (*), gửi đến blog của ông NguyenXuanDien. Xin trích đăng phần biện hộ của cụ Phan Bội Châu, như sau:
"…Cụ Phan đã tự biện hộ như sau (tóm tắt):
Nước Nam là một nước chuyên chế, người dân Nam từ lâu rất khổ cực. Những tưởng mở mày mở mặt" khi người Pháp sang bảo hộ, ai ngờ từ đó đến giờ đã hai chục năm mà chính sách không hề thay đổi. Đó là lý do Cụ buộc phải chống lại chính quyền đô hộ Pháp. Cụ nói:
"Tôi là người nước Nam, tôi biết yêu nước Nam, muốn thức tỉnh dân tộc Việt Nam, thấy thế nên sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu trong tay tôi có mấy vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đạn đủ nhiều thì có lẽ tôi hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại chính phủ thật đấy. Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không lấy võ lực mà phản đối lại được, vậy tôi chỉ dùng văn hóa, nghĩa là trước thư lập ngôn để cổ động nhân dân, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị. Chẳng dè Chính phủ ngờ vực tôi, bắt tôi, tôi phải trốn ra ngoại quốc để hành động cho đạt mục đích của tôi".
Về phương pháp, Cụ chỉ nhận mình hoạt động tuyên truyền, không nhận mình chủ trương bạo động. Cụ nói: "Tôi có chiêu tập các bạn đồng chí, gom tiền, gom sức, phái người đi du học, và làm sách làm vở gửi về cho nhân dân. Việc làm của tôi là dùng cái lưỡi và ngọn bút, mục đích của tôi là cải lương chính trị, sở chí của tôi là thương dân yêu nước, cử động của tôi là chính đại quang minh. Nếu tôi là người có tội, thì tôi chỉ có bốn tội sau này:
1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không ai phản đối mà một mình tôi phản đối, lại muốn cho nước Nam độc lập.
2. Nước Nam xưa nay là chính phủ chuyên chế, mà tôi muốn cho nước Nam thành ra là một dân quốc.
3. Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc, mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4. Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của mình".
Ông Chánh án lại vặn hỏi:
− Cụ phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, hay là chính trị nước Nam?
"Tôi muốn phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, còn như nước Nam có nước đâu mà có chính trị cho tôi phản đối".
"Ấy, tội tôi chỉ có thế, Chính phủ chiếu luật gia hình, bắt tội tôi thế nào, tôi cũng xin chịu, còn những điều trong cáo trạng buộc tội tôi thì tôi không nhận điều nào cả".
Cụ nói tiếp: "Tôi đâu có làm những việc ám muội như toà đã tố cáo. Tôi ở Trung Kỳ ra đây năm 1905, rồi bỏ đi ngoại quốc, tôi chưa từng về nước lần nào".
"Thấy đồng bào ngủ say, tôi rung chuông cho đồng bào thức dậy, nhưng vì dậy vội quá, thần hồn nát thần tính, làm những việc bạo động, thì cái đó không phải lỗi ở tôi"
"Tôi cổ động là cổ động cho đồng bào biết hợp quần, biết ái quốc, biết yêu cầu cải lương chính trị, chớ có cổ động nhân dân làm loạn đâu? Vả lại nếu là kẻ có ý muốn làm loạn thì tôi cứ ở ngay trong nước theo Đề Thám cũng có thể làm được, có cần gì phải bỏ vợ bỏ con, bỏ nhà bỏ cửa mà trốn đi ngoại quốc làm gì? Năm 1913 tôi nghe tin buộc tội tôi vào tội tử hình thì tôi vẫn đi lại ở ThượngHải, có sợ gì đâu, vì tôi biết là tôi vô tội".
Ông chánh án nói:
− Hội đồng Đề hình chỉ xét lại cái án năm 1913 xử vắng mặt Cụ vào tử hình mà thôi, còn việc từ năm 1913 về sau thì không cần nói đến; vậy những tội kia Cụ có nhận hay không thì nói.
Cụ đáp:
− Tôi chỉ nhận có bốn tội như tôi đã nói, ngoài ra tôi không có tội gì khác.
2. Buổi chiều là cuộc tranh luận. Chánh án Bride tiếp tục phân tích tội trạng của Phan Bội Châu. Ta thấy chính quyền thuộc địa Pháp nắm rất rõ từng hoạt động của Cụ Phan, kể từ khi chiêu tập bạn đồng môn định khởi nghĩa ở Nghệ An lúc còn là anh học trò nghèo vô danh, đến việc viết Lưu Cầu huyết lệ tân thư cổ động danh sỹ và nhân dân đánh Pháp, ra Bắc vào căn cứ Hoàng Hoa Thám, rồi vận động Cường Để và thanh niên xuất dương (phong trào Đông du), rồi qua lại với Tôn Thất Thuyết, với Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, việc cầu cứu Xiêm, Đức như thế nào,… Điều đáng chú là: Trong các chứng cứ kết tội, Chánh án Bride chỉ lướt qua hoạt động thuộc về tuyên truyền trong một nửa câu: "Bao nhiêu sách cụ viết ra toàn truyền bá cái tư tưởng cừu thù người Pháp…". Các tội của Cụ là theo cáo trạng cũng như trong phân tích của Bride là nằm ở những hành động sai người đánh bom và kêu gọi làm loạn.
Cụ Phan tiếp tục tự bào chữa. Cụ thừa nhận tất cả các hoạt động tuyên truyền của mình và kết luận: "Trước sau tôi vẫn chủ trương chỉ dùng văn hoá mà phản đối chính trị, văn hoá không xong thì tôi mới dùng đến võ lực. Chính trị còn một ngày bất lương, tôi còn một ngày phản đối". Còn các cuộc bạo động, cụ coi mình chỉ trách nhiệm "phân nửa", nghĩa là xét riêng về mặt luân lý thôi, như anh không biết dạy em, để em phạm tội, bố không biết dạy con, để con phạm tội, chứ về mặt pháp luật, không thể là tội của anh, của bố.
Hai trạng sư người Pháp (do chính Toà cử) không những bênh vực cụ Phan mà còn tố cáo thực dân Pháp và công khai bày tỏ lòng cảm mến cụ Phan.
Trạng sư Larre nói: "Cái lịch sử của cụ Phan là cái lịch sử chính sách thuộc địa của nước Pháp ở Đông Dương trong 25 năm gần đây. Cụ là một người theo chủ nghĩa đảng cách mạng, động lòng trắc ẩn, nặng tình yêu nước thương nòi. Lại bị kích thích bởi những điều hà ngược của một triều đình chuyên chế, những điều nhũng lạm của phường tham quan ô lại; việc học thì chậm chạp, hình pháp lại dã man, nhân dân trong nước biết bao nỗi ê chề, đau đớn". Trạng sư kết luận: "Cụ là người thuần khiết trong những người thuần khiết", "Cụ vĩ đại hơn hết thảy những người trong dân tộc Việt Nam".
Trạng sư Bona còn mãnh liệt hơn. Mở đầu đã là những lời ca ngợi nhiệt thành:
"Tôi cảm ơn Hội đồng đã cho tôi tám ngày để xem xét 300 bản hồ sơ. Công việc của tôi là rất khó, rất lấy làm nặng nề, nhưng tôi cũng rất là thoả mãn vì đã được cãi hộ một người mà tôi hâm mộ".
"Cụ Phan là người quả không hổ là kẻ ái quốc chân chính. Dẫu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan, tôi cũng phải hâm mộ. Tôi hâm mộ là hâm mộ cái thân thế quang minh, cái tính tình cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất, đã từng tỏ ra trong các việc làm của đời Cụ".
Trạng sư Bona lược lại cuộc đời cách mạng đầy hăng hái và đúng đắn của cụ Phan. Với các hành động mà ngày nay gọi là "quá khích", Trạng sư cho rằng: "Ở Tàu, Cụ có những bạn đồng chí, hơn Cụ về lòng nhiệt thành, nghĩa là hơn Cụ về sự cuồng dại, và người ta đã buộc cho Cụ những tội của các tay đồng chí ấy. Người ta lấy những giấy thông tư của các toà lãnh sự, những toà sứ thần ra làm bằng chứng, trong những thông tư ấy lại đầy những tin tức của các tay do thám, nghĩa là những tay chỉ biết hám tiền, tìm đủ mọi phương sách buộc tội người để ních cho chặt túi".
Với những hành động mà ngày nay ta gọi là "đánh bom liều chết" hay "khủng bố" có liên quan đến cụ Phan, Trạng sư Bona bác bỏ với lý do:
"Bảo rằng có những lời cung khai của những kẻ can phạm trong năm 1913 ư? Bao nhiêu trách nhiệm đều muốn đổ cho một người vắng mặt, vì người đó không thể chống cãi được, cái đó là thói thường của thiên hạ… Bảo rằng Cụ đã gây ra những sự nhiễu loạn về chính trị ư? Cụ chỉ là một kẻ đã gieo hạt giống mà thôi. Những hạt giống ấy gặp gió đưa đi, thì Cụ biết đâu được sự sinh mầm kết quả".
Kết luận, Trạng sư nói: "Cái lý tưởng của cụ Phan, nói tóm lại, là muốn đem đến một tinh thần mới mà sửa đổi lại chính trị ở nước mình". Theo Trạng sư, tinh thần ấy hoàn toàn phù hợp với lời của Toàn quyền Varenne (vừa được bổ nhiệm) đọc tại Auvergne: "Nếu cái chính sách của ta ở Đông Dương không kịp đem đến một tinh thần mới là cái tinh thần hoà bình, công chính, cải lương mà sửa đổi lại, thì chỉ nay mai là gặp những biến động chẳng khác gì ở Maroc. Xem một câu ấy thì biết được ông Toàn quyền Varrenne với cụ Phan Bội Châu, nếu có ngày gặp tất tâm hợp ý đầu".
Cụ Phan đứng lên nói thêm:
"Tôi cảm ơn Hội đồng đã đem tôi ra trước mặt công chúng xét xử, lại cử hai
trạng sư biện hộ. Giá với chính thể Nam triều (triều đình Huế – HH) thì nguyên một tội phản đối cũng đủ đáng chết còn làm gì có trạng sư cãi hộ, và cũng còn đầu đâu để ra trước Hội đồng". (Do tác giả bài này in đậm)
3. Kết thúc, Toà tuyên phạt cụ Phan: trong tám tội có một tội đáng tử hình, các tội còn lại đáng khổ sai chung thân, nhưng Toà lượng thứ, kết phạt "khổ sai chung thân". Cụ Phan vẫn nhất định không nhận và chống án. Toà chấp thuận và đưa vụ án lên Hội đồng Bảo hộ. (Vụ án kết thúc lúc 9 giờ tối)".
*
Sau khi bị "phiên tòa kangaroo", (theo tác giả Nguyễn Đình Đăng thì thuật ngữ này đã xuất hiện đầu tiên năm 1853 tại Texas, để chỉ kiểu xử án "đốt giai đoạn" tựa như những cú nhảy của con kangaroo) kết án TS Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế, bà Cù Thị Xuân Bích, em gái của TS Cù Huy Hà Vũ đã gửi đến các cơ quan truyền thông quốc tế "Lời Tuyên Bố" của bị cáo CHHV, có những điểm như sau:
"3/Tôi coi liên minh quân sự với Hoa Kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Quốc Gia và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ bị nước ngoài xâm chiếm đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.
Với những quan điểm đường đường chính chính, mà lại có "vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà Nước CHXNCN Việt Nam" thì ai cũng phải thấy rõ, đó không gì khác hơn là sự đàn áp, trả thù của các thế lực phản nước hại dân, thù địch với dân chủ và nhân quyền.
… Tôi là một con con người bằng xương, bằng thịt, chứ không phải là sắt, là đá. Tôi có một mái ấm gia đình có những người con để chăm sóc, thương yêu chứ không phải để xa lìa. Nhưng tôi ngẩng cao đầu quyết giữ vững những quan điểm vì Nước, vì Dân ấy cho dù sự đàn áp, trả thù kia có khốc liệt đến đâu, để không hổ thẹn với truyền thống yêu nước của gia đình tôi…
Để không hổ thẹn với Tổ Quốc VN có lịch sử oai hùng 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Và cuối cùng, để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền ở Việt Nam.
Lịch sử, Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ.
Xin cám ơn".
Theo bài viết về vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu, thì sau đó thực dân Pháp đã ân xá cho nhà cách mạng Phan Bội Châu. Và theo tác giả Hải Hồ thì thực dân Pháp có lợi hơn nhiều khi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Không biết tác giả có ý khuyên khéo VC hay không?
Theo bài viết thì lúc bị thực dân Pháp xử án, cụ Phan Bội Châu đã già (60 tuổi). Lúc bị VC xử án, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng không còn trẻ gì (trên 50 tuổi là cái tuổi tri thiên mệnh).
II -TỪ VỤ ÁN BIỆN TOẠI Ở ĐỒNG NỌC NẠN ĐẾN VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN Ở TIÊN LÃNG:
-Cũng như vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu, vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra thời thực dân Pháp tại Phong Thạnh, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu vào năm 1928 giữa gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và giới cường hào là Bang Tắc và quan chức thời thực dân Pháp.
Đây là vụ án mà Trần Bạch Đằng, một lý thuyết gia của CSVN đã vơ vào cho rằng sự tranh đấu của nông dân đồng Nọc Nạn năm 1928 "là những tế bào hợp thành cương lĩnh đảng CSVN."
Tòa đại hình Cần Thơ ngày 17-8-1928 tuyên án tha bổng và phạt nhẹ bên bị cáo Biện Toại.
-84 năm sau, ngày 5 tháng 1 năm 2012, một vụ án "đồng Nọc Nạn tân thời" lại xảy ra tại xã Vĩnh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nạn nhân là các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và gia đình.
Khu đầm nuôi thủy sản do gia đình ông Đoàn Văn Vươn trồng rừng, lấn biển trong hàng chục năm trời đã bị đội cưỡng chế với khoảng 100 công an,
bộ đội trang bị tận răng có cả chó nghiệp vụ được chỉ huy bởi Đại Tá Công An Đỗ Hữu Ca đã bắn xối xả để tiến chiếm mục tiêu; nhưng khi chiếm được thì mới phát giác là ngôi nhà hai tầng lại nằm ngoài khu vực cưỡng chế! Sau đó những kẻ cưỡng chế đã thuê xe ủi ủi sập ngôi nhà mà chính vị chủy huy tiến chiếm tuyên bố: "Đây chỉ là cái chòi trông cá".
Chuyện bi hài đã xảy ra là đạo quân cướp đất đầy đủ súng ống có 6 chiến sĩ (gồm 4 công an và 2 bộ đội) bị thương vì súng hoa cải và bom tự tạo do cựu bộ đội Đoàn Văn Vươn tự chế!
Vụ án đã được chính ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN đích thân chỉ thị giải quyết và tuyên bố là các quan chức huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang hoàn toàn sai trái. Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ra lệnh thành lập Tổ điều tra xét xử. Chuyện khôi hài là những kẻ như Đỗ Trung Thoại (Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng) kẻ đã tuyên bố láo khoét là "nhân dân bức xúc đã phá nhà của Đoàn Văn Vươn", Đỗ Hữu Ca, kẻ chỉ huy cuộc hành quân cướp đất lại nằm trong tổ điều tra xét xử; do đó dư luận cho rằng đây là chuyện "Tướng cướp xét xử lâu la".
Dư luận trông chờ ở sự xét xử công minh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn thất vọng khi báo chí loan tin bọn nha trảo đã lợi dụng lúc vợ con anh Đoàn Văn Vươn vắng nhà đã đột nhập phá nát chiếc lều ở tạm và đập vỡ tan tành lư hương, bàn thờ của gia đình này.
Dư luận lại càng ngỡ ngàng trước việc các vị "Cách mạng lão thành" đã gửi kiến nghị đề nghị cách chức Nguyễn Văn Thành, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vì những lập luận hoàn toàn trái ngược với những gì mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị. Dư luận cho rằng hiện tượng "trên bảo dưới không nghe" sẽ là nguy cơ dẫn đến chuyện đột tử của nhà nước CHXNCH Việt Nam.
"Vụ án đồng Nọc Nạn" cách đây 84 năm chỉ là vụ tranh chấp đất đai giữa nông dân và bọn cường hào ác bá ở địa phương.
"Vụ án đầm Tiên Lãng" ngày nay là vụ tranh chấp đất đai giữa những người nông dân thấp cổ, bé miệng đối đầu với một hệ thống cường hào, ác bá từ Trung Ương đảng CSVN đến các cấp địa phương vốn đã bị tha hoá từ trong xương tủy vì nạn tham nhũng; trong khi đó những kẻ lãnh đạo lại bị lệ thuộc vào đàn anh phương Bắc là "bọn bành trướng Bắc Kinh" lúc nào cũng lăm le biến Việt Nam thành một quận, huyện của chúng.
*
Về vụ án thực dân Pháp xử nhà cách mạng Phan Bội Châu 86 năm trước dư luận cho rằng thực dân Pháp xét xử văn minh và nhân đạo hơn nhà nước CHXHCN Việt Nam bây giờ nhiều.
"Vụ án đầm Tiên Lãng" không giản dị là vụ án xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa nông dân và cường hào ác bá ở địa phương như "vụ án đồng Nọc Nạn".
Nạn nhân là anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng phải đối đầu với một hệ thống cường hào ác bá từ Trung Ương Đảng đến các cấp ủy Đảng ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Cũng như hàng ngàn, hàng vạn nông dân trên khắp đất nước đã biến thành dân oan vì bị nhà cầm quyền các cấp của đảng CSVN cướp đất đai đang nhìn về Tiên Lãng.
Tiếng súng hoa cải của anh "kỹ sư nông dân" Đoàn Văn Vươn đã bắn vỡ bức tường "sợ chế độ", "sợ quyền lực", báo hiệu nguy cơ đột tử của chế độ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Nói theo cách nói của Trần Bạch Đằng, (cố) lý thuyết gia CS, phải chăng "những tế bào hợp thành cương lĩnh đảng CSVN" đã bị phá vỡ hoàn toàn vì vi trùng tham nhũng mà những người lãnh đạo nước CHXHCN Việt Nam đã nuôi dưỡng trong hơn 60 năm cai trị đất nước, qua "vụ án đầm Tiên Lãng" vừa xảy ra vào những ngày đầu năm năm 2012 và hiện nay phong trào dân oan khiếu kiện đòi đất ngày càng lan rộng khắp đất nước?!     
NGUYỄN THIẾU NHẪN
[*] Bài viết do tác giả có bút danh Hồ Hải hiện sống và làm việc tại Hà Nội – đề nghị không ghi tên thật (không phải BS. Hồ Hải – Tp Hồ Chí Minh) gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog.