Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Đỗ Trường (Danlambao) - Vậy là bác Dũng (Thủ Tướng) dứt khoát không thể từ chức. Dù bác đã khẩn khoản nghiêm túc nhận lỗi với đảng. Rồi bác còn khẳng định trước Quốc Hội, chính phủ yếu kém, dẫn đến nạn trộm cắp, đục khoét của công từ thượng tầng xuống đến cơ sở. Còn tại vị, chẳng qua bác chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của Đảng cũng như trong suốt năm mươi mốt năm qua. Là người, ai chẳng sợ chết vì bội thực. Nhiều khi do sức ép của đảng mà bác Dũng phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề này mà thôi. Nói đi thì phải nói lại, đảng ta kỳ kỳ thế nào ấy. Lẽ ra đồng chí nào kém tài năng trí tuệ, như dân gian đã dạy chỉ cho làm công việc lấy đít trâu làm thước ngắm, sao bắt lái tầu cao tốc, điều khiển nhà máy điện hạt nhân thế này. Bác Dũng đã phải thốt lên (đại ý) năng lực chính phủ có giới hạn, khó đảm đương được công việc. Bác phải thường xuyên mày mò, sai đâu sửa đấy rồi rút kinh nghiệm dài dài. Thật là có lý, khi bác Dũng cho rằng lỗi này chẳng phải của riêng bác.
Là kẻ chân đất, chẳng được ân huệ, hay mưa móc gì của bác Dũng đâu nhé, nhưng tôi không đồng tình với cái kiểu chất vấn vặn vẹo của đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc: "Thủ Tướng… nặng trách nhiệm với đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân..." Ơ hay, đồng chí Dương Trung Quốc này! Đồng chí không hiểu hay cố tình không hiểu. Thủ Tướng là sự kết tinh trí tuệ, và hệ quả của đảng ta mà thành, chứ có phải do các đồng chí nhân dân trực tiếp bầu, nặn ra đâu mà bác Dũng phải xin lỗi, nhận trách nhiệm trước dân. Vậy đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị văn hóa từ chức với Thủ Tướng là không đúng đối tượng. Để bác Dũng được thể hiện cái văn hóa của mình, đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc phải đề nghị, văn hóa từ chức độc tôn lãnh đạo đất nước, trước tiên xin được bắt đầu từ đảng ta. Chỉ có thế mới giải quyết tận gốc. Thủ Tướng nào yếu kém, chây lỳ đã có lá phiếu của người dân truất phế và cái đảng của bác cùng chung số phận, như các nước dân chủ. Còn như tình trạng hiện nay, bác Ba Dũng có cố tình từ chức đi chăng nữa, lại có bác Tư Dũng khác lên có lẽ còn tệ hại hơn. Dù các bác Nghị có kêu gọi thành lập ban nọ, bệ kia độc lập cũng vậy thôi, chỉ thêm tốn kém tiền của dân. Nó chẳng khác gì bảy, tám trăm tờ báo độc lập, tên tuổi riêng nhưng chỉ có duy nhất một bác Tổng biên tập Đinh Thế Huynh. Thôi thì, các bác đã ăn đủ, hoặc chưa kịp ăn đủ cũng không nên từ chức. Nếu như các bác nghe dại đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc từ chức, ông khác đang đói lên thay, họ còn cạp mạnh hơn thế nữa, trong khi ngân khố nhà nước trống rỗng, nợ nần chồng chất, đất đai cạn kiệt, sức dân đã hết, thật là đại đại họa cho đất nước.
Nhân bàn đến đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc, dù em cũng như nhiều người rất yêu mến con người và cái dũng khí của bác, nhưng cũng đưa ra một vài thắc mắc. Thấy bác trên truyền hình nói giọng Bắc. Lại nghe nói bác làm việc ở Hà Nội và cũng không rõ gốc gác của bác ra sao, nhưng làm thế quái nào bác lại chui tọt được vào mãi tận Đồng Nai, để đại diện cho bà con nông dân nơi đây? Bác Quốc ơi! Xa dân Đồng Nai như vậy làm sao bác hiểu tâm tư nguyện vọng của họ. Và có lẽ họ cũng chẳng biết bác là ai đâu nhỉ? Tương tự như vậy, Bác Dũng (Thủ Tướng) quê quán, gốc gác ở mãi những Cà Mau, Kiên Giang, lại làm việc ở Thủ Đô, sao lại tréo cẳng ngỗng xuống đại diện cho bà con lạ hoắc Hải Phòng vậy? Em nghĩ đại diện cho nơi đây phải là người gắn bó thấu hiểu nông, ngư dân như những ông Đoàn Văn Vươn... chẳng hạn. Nói thật, các bác làm sao thì làm, chứ ngoài này em nghe bọn các bác cho là thù địch, phản động ấy, chúng nó xì xào kinh lắm. Chúng nó bảo, các bác phân chia cán bộ xuống các tỉnh làm đại biểu quốc (thay mặt cho dân), chẳng khác gì định mức địa chủ cho từng làng xã khi xưa.
Mỗi kỳ đại hội đảng, hay quốc hội họp bàn luận đến phê bình và tự phê làm tôi nhớ đến thời còn con nít đi học. Cứ cuối học kỳ một, hay cuối năm, chúng tôi lại viết kiểm điểm, tự phê của bản thân và tự đánh giá hạnh kiểm mình, tốt, khá hoặc trung bình, yếu kém. Sau đó từng người đọc trước lớp, rồi các bạn lần lượt nhận xét cho nhau để cô giáo ghi vào học bạ. Làm người thằng nào chẳng muốn nhận tốt về mình, nên mấy thằng chuyên đánh nhau ngoài đường, nghịch ngầm trong lớp và hay quay cóp bài chúng tôi bè cánh lại, nhận xét tốt cho nhau. Thế là, năm nào chúng tôi cũng có hạnh kiểm tốt và khá cả. Ôi! Phê bình, tự phê một trò đùa của trẻ con không bao giờ thành người lớn.
Đức Quốc ngày 16-11- 2012

Đỗ Trường
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt

TIỀN GIANG (NV) - Cậy quyền ỷ thế, nghe tin con gái rượu sắp ly dị chồng, ông sếp lớn của tỉnh Tiền Giang đích thân đến cửa tiệm của con rể dọn sạch hàng hóa đang bày bán.

vn5

Ông phó giám đốc dọn máy móc ở cửa hàng của con rể sắp ly dị với con gái mình. (Hình: VNExpress)

Báo mạng VNExpress cho biết, ông sếp lớn này là Nguyễn Hồng Minh, phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư tỉnh Tiền Giang. Sự kiện gây chấn động thành phố Mỹ Tho diễn ra gần 8 tháng nay, nhưng đến ngày 14 tháng 11, vụ cậy thế ỷ quyền, tự tung tự tác của ông Nguyễn Hồng Minh mới được chính thức xác nhận.

Theo người đại diện tỉnh ủy Tiền Giang, ông Nguyễn Hồng Minh trước đó gả con gái rượu tên Nguyễn Huỳnh Hồng Phượng 35 tuổi cho ông Trần Hồng Quân, cư dân thành phố Mỹ Tho. Ông Quân hiện là giám đốc một siêu thị máy tính tọa lạc tại phường 5, thành phố Mỹ Tho.

VNExpress dẫn nguồn từ đơn tố cáo của ông Trần Hồng Quân nói rằng vợ chồng ông đang trong giai đoạn chờ đợi trát tòa chấp thuận cho ly hôn vì có quá nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống. Trong thời gian này, ông Minh khốn đốn vì bà Phượng đứng tên trương mục thanh toán của công ty nên ông không rút tiền từ ngân hàng để trả lương cho 30 nhân viên đang làm việc tại siêu thị. Bà này còn giữ luôn con dấu khiến ông Quân hầu như bị trói tay, không điều hành được hoạt động của công ty.

Chưa hết, ngày 23 tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Minh cùng với một số người thân tín đến tận cửa hàng lớn tiếng mắng chửi để làm nhục ông giám đốc. Sau đó, ông chỉ thị cho người thân của mình dọn sạch tất cả hàng hóa đang được bày bán tại cửa tiệm, đưa lên xe chở đi.

Hình ảnh thu được từ camera ghi hình cho thấy người nhà của ông Nguyễn Hồng Minh "gom" cả tượng Phật khổng lồ đặt tại cửa hàng. Theo ông Quân, hành vi của ông Minh là vi phạm pháp luật vì "tùy tiện thu dọn tài sản của người khác."

Một đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang được thành lập sau đó đã xúc tiến việc xem xét sự thật quanh đơn tố cáo của ông Trần Hồng Quân.

Ðến sáng ngày 14 tháng 11, xác nhận thư tố cáo của ông Quân là đúng sự thật, tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định kỷ luật ông phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư tỉnh nhà.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Gieo rắc sợ hãi và ban bố niềm hy-vọng-kiểm-soát-được
là vũ khí sắc bén nhất, hiệu quả nhất của chế độ độc tài.
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trên những con đường đầy bụi và khói người ta đã thấy quá nhiều những biểu ngữ, panno mà cụm từ sau cùng là đạo đức, vinh quang, muôn năm và vĩ đại. Về nhà, ở diễn đàn quốc hội phóng ra từ màn hình nhỏ, trên các trang báo lề đảng, ngay cả ở lề Dân lẫn thông tấn quốc tế xôn xao một cụm từ mới: văn hóa từ chức. Từ bao năm rồi, đạo đức, văn hóa, nhân cách đã bị đem ra làm chiếc áo khoác lên người của những tên ăn cướp. Đức trị được tính toán có kế hoạch để trở thành những bánh vẽ, xâm nhập vào những nơi mà đáng lẽ ra phải là chỗ của Pháp trị. Văn hóa từ chức là một loại bánh vẽ mới nhất trong ao tù đảng là đạo đức là văn minh này.
Ở những nước "bình thường", từ chức đa phần là hành động sau cùng để giữ thể diện cá nhân. Không từ chức thì cũng bị đuổi nếu làm việc trong một công ty, hoặc bị truất phế nếu là một quan chức nhà nước hay một chính trị gia đang nắm một chức vị trong đảng. Đôi khi nó là kết quả của một cuộc thương lượng, mặc cả để giữ thể diện 2 bên - phía đuổi người và người sẽ bị đuổi. Có lúc nó xuất phát từ mục tiêu duy trì sự ổn định của thị trường hay niềm tin chính trị. Nhiều lúc hành động từ chức là cú vớt vát sau cùng để không có vết tì bị đuổi trên CV - Resume - sơ yếu lý lịch. Tóm lại, hành động rời chức vụ, bỏ ghế không tùy thuộc vào thiện chí của kẻ ra đi. Nó là kết quả đương nhiên của một trật tự trong quan hệ quyền hạn mang thuần tính pháp trị, theo những quy luật, quy ước hoạt động. Biến nó thành cái gọi là văn hóa (từ chức) là một việc làm khiên cưỡng.
Tại Việt Nam, sau bao nhiêu năm bị cai trị bởi một đảng độc tài, sự sợ hãi đã làm tê liệt mọi ý chí phản kháng của đại khối bị trị. Đa phần dân chúng trong nỗi sợ hãi (dẫn đến tuyệt vọng) đã phải bám vào - hoặc là thiện chí tự đổi thay của kẻ cai trị hay là từ những tranh giành quyền lực để mà tập đoàn cai trị tự đổi thay (!?). Thái độ của nhiều người trong cuộc đấu đá Ba-Tư vừa qua là tấm gương phản chiếu rõ nhất cho điều thứ 2 và sự tiếp đón tương đối nồng nhiệt cho khái niệm "Văn hóa từ chức" là một minh chứng mới cho điều thứ 1.
Nếu Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền hạn bãi nhiệm Thủ tướng theo như Điều 84 Hiến pháp thì thay vì áp dụng một nền pháp trị công minh, ông ĐBQH Dương Trung Quốc đã mang "đức trị" qua cái gọi là "văn hóa từ chức" vào nghị trường. Và nhiều người vỗ tay, phụ họa "văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng".
Không! Từ chức, bãi nhiệm không bắt đầu từ cá nhân nào cả. Nó phải bắt đầu từ việc thi hành nghiêm chỉnh vai trò và trách nhiệm của mỗi bộ phận được quy định trong Hiến pháp quốc gia. Nó phải được áp dụng nghiêm khắc lên mọi thành viên - từ những đại biểu quốc hội cho đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...
Và không phải ai cũng không biết điều này. Biết nhưng lờ đi vì bất lực trước một xã hội rừng rú và quyền hạn nằm hết trong tay của một tập đoàn tha hóa, sâu bọ mà chính những kẻ đứng đầu tập đoàn cũng phải thú nhận - thú nhận về những điều mà xã hội đã quá tỏ tường.
Người dân có thể hoan nghênh thiện chí của ông Dương Trung Quốc đã đại diện nhân dân đặt vấn đề với ông Thủ tướng. Nhưng trong trách nhiệm của Quốc Hội là cơ quan làm luật, sửa đổi luật và giám sát tối cao việc tuân theo luật, thiện chí của ông Quốc thật ra đã làm xấu thêm tình trạng quăng hiến pháp và luật pháp vào thùng rác khi áp dụng cho thành phần lãnh đạo.
Và không phải ông Dương Trung Quốc không biết điều này. Nhưng ông lờ đi.
Vì đất nước VN ngày hôm nay không phải chỉ có người dân sợ hãi. Chính những kẻ cầm quyền cũng đang sợ hãi nhau. Họ sợ hãi lẫn nhau không còn giống như thời các đảng viên cộng sản Sô Viết sợ trùm Stalin quá tàn bạo. Họ sợ hãi lẫn nhau vì biết chính mình cũng đang là kẻ phạm tội ít nhiều như những tên đồng chí bên cạnh, như tên đồng chí đứng trên kia đang quanh co đạo đức và bề dày cách mạng 51 năm. Nếu đem đặt để con cá kia nằm trên thớt thì tự họ cũng đang cho mình lên thớt.
Để cai trị lâu dài chế độ độc tài phải tiếp tục duy trì sự sợ hãi bao trùm. Bao trùm tất cả. Từ ngoài dân cho đến trong đảng. Nhưng chưa đủ. Tinh xảo hơn, thâm độc hơn, họ vừa duy trì nỗi sợ hãi vừa tạo ra những loại hy vọng mơ hồ kiểm soát được. Hy vọng có một ông đại biểu sẽ thay đổi guồng máy. Hy vọng ông này đánh ông kia chế độ sẽ sụp. Hy vọng các thành viên của một đảng (đã còng lên đầu dân tộc một thể chế phong kiến cai trị đời đời bằng cái còng số 4 hiến pháp) có cái gọi là văn hóa từ chức. Hy vọng tên tham nhũng gạo cội nhất, tham quyền cố vị nhất mở đầu cho vở kịch không bao giờ kéo màn mang tên văn hóa từ chức.
Đảng cộng sản VN luôn luôn muốn những người dân đang sợ hãi mang theo trong mình những niềm hy vọng kiểu này.
Gieo rắc sợ hãi VÀ ban bố niềm hy-vọng-kiểm-soát-được là vũ khí sắc bén nhất, hiệu quả nhất của chế độ độc tài.
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt

Bí mật khủng khiếp: tháng 4.1975, Việt Cộng tàn sát cả làng ở Xuân Lộc

Hố chôn người ám ảnh

aocaThời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên "Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy". Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hòa tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

- Anh ơi! đây là lệnh.

- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em "giết lầm hơn bỏ sót". Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau, máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh: - Ai bắn đấy?

- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ "Đi dân nhớ ở dân thương" mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh: - Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

- Không lo, có tôi đi cùng!

Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.

Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ "Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?"

Công việc xong, tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê "mừng chưa kịp no" đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:

- Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba. - Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

* * *

…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhòa được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975, tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.

Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

Trần Đức Thạch

Cựu phân đội trưởng trinh sát

Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266

Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Lý Trinh Châu - Đây là sự thật đã diễn ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở Hà Nội vào lúc 9giờ sáng nay, ngày 12 tháng Mười-một năm 2012.
Hình ảnh trung thực này do bà T nhanh tay chụp lại; bà T là một nạn nhân rất lâu năm của bạo quyền, đang ngày đêm cùng với với bà con Dân Oan toàn quốc "bám trụ" tại các vườn hoa từ Mai Xuân Thưởng đến Lý Tự Trọng để tranh đấu đòi công lý và quyền được sống xứng đáng như một con người.
Thỉnh cầu quý cơ quan cho loan tải để sáng tỏ dư luận về cái chết tức tưởi của nạn nhân Hà Thị Nhung - dân oan Thanh Hóa, do công an CSVN vừa gây ra.
Trân trọng thỉnh cầu và xin cảm ơn qúy cơ quan truyền thông.
Lý Trinh Châu - một người bạn của Dân Oan Việt Nam.












by Lý Tưởng Người Việt
Dân Làm Báo - Cụ bà Hà Thị Nhung đã được công an phối hợp với tuyên giáo đảng gán cho lý do tử vong là bị cảm. Hôm nay biến thành xuất huyết não. Cụ được các vị bồi bút của đảng gán cho những câu như "Kể cả đi kiện sai vẫn làm" và những điều như "Gần đây bà Nhung có những biểu hiện không bình thường", "đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người tụ tập tại đây nhưng không làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện"... Xin các bạn trong thôn mở cửa bước vào xem các nhà báo lề đảng đang mở đại hội láo khoét trên cái chết oan khiên của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung như thế nào!.
Cụ bà tử vong tại vườn hoa Lý Tự Trọng do bị cảm
Kinh tế và Đô thị (Cơ quan của Ủy ban Nhân Dân tp Hà Nội)- Khoảng 8 giờ ngày 12/11, người dân phát hiện bà Hà Thị Nhung (SN 1937, xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị cảm tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ.
Mặc dù được người dân có mặt và Trung tâm cấp cứu 115 khẩn trương cứu chữa nhưng bà Hà Thị Nhung đã tử vong lúc 8 giờ 30 cùng ngày.
Bà Nhung đến khiếu kiện liên quan đến vấn đề hưu trí và đã được văn phòng tiếp dân của T.Ư Đảng tiếp nhận. Hiện cơ quan chức năng phối hợp với địa phương và gia đình làm thủ tục theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
http://www.ktdt.com.vn/news/detail/348722/cu-ba-tu-vong-tai-vuon-hoa-ly-tu-trong-do-bi-cam.aspx
Từ "cảm láo" sang "láo xuất huyết"

Bà cụ Hà Thị Nhung bị tử vong là do xuất huyết não
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN) - Liên quan đến cái chết của bà cụ Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa) tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ ( Hà Nội) ngày 12/11, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết: Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà Nhung chết do xuất huyết não, không thấy có dấu hiệu chấn thương, va đập hay xây xước trên người.
Chiều 13/11, phóng viên TTXVN đã có cuộc làm việc với lãnh đạo xã Xuân Thành để làm rõ hơn về nguyên nhân bà Nhung đi kiện. Đồng chí Trịnh Xuân Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Thành cho biết: Ở địa phương lâu nay có truyền thống rất tốt trong việc giải quyết chế độ chính sách. Việc bà Nhung đi kiện đã được các cấp từ xã đến tỉnh Thanh Hóa giải quyết thấu tình đạt lý, được gia đình và bà con trong xã đồng tình cao. Không có chuyện như thông tin lan truyền trên các trang mạng rằng bà Nhung đi kiện vì tranh chấp đất đai. Xã đã vận dụng tất cả các chính sách nhưng không có cơ sở nào để giải quyết chế độ cho bà Nhung.
Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, Ngô Văn Từ khẳng định: Bà Nhung từng có thời gian làm bình dân học vụ, bán hàng, tham gia hợp tác xã, phụ nữ thôn. Tuy nhiên, những công việc của bà không thuộc đối tượng công chức xã để được trợ cấp theo Quy định 130/CP của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã quy định cán bộ xã khi già yếu nghỉ việc được trợ cấp thường xuyên hàng tháng nếu có đủ điều kiện. Hơn nữa thời gian công tác của bà Nhung cũng không đủ. Bên cạnh đó, khi tỉnh Thanh Hóa giao cho các cấp huyện, xã giải quyết sự việc thì bà Nhung không đưa ra được các giấy tờ chứng cứ để giải quyết chế độ, ngoại trừ mấy dòng trích ngang viết tay.
Theo đồng chí Lê Đức Sơn - Trưởng Công an xã Xuân Thành, tình hình an ninh trong xã rất tốt, gần như không có khiếu kiện. Việc bà Nhung khiếu nại và ra Hà Nội đã được bà con trong xã khuyên ngăn. Gần đây bà Nhung có những biểu hiện không bình thường.
Ông Trần Văn Hanh, sinh năm 1958, con trai trưởng của bà Nhung cho biết: Bà Nhung có tiền sử bị tai biến mạch máu não, bị hỏng một mắt. Sau một thời gian bán nhà ở Xuân Thành vào với con trai thứ ở Đắk Lắc, đầu năm 2011, bà quay về địa phương và viết đơn đòi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Biết việc làm này không đúng quy định của Nhà nước nên gia đình, Hội người cao tuổi, họ hàng hai bên nội ngoại, làng xóm đã góp ý, khuyên can bà, thậm chí quyết liệt ngăn không cho bà đi.
Bà Nhung từng nói: "Kể cả đi kiện sai vẫn làm". Gia đình cũng cho biết thêm: Bà Nhung có biểu hiện không bình thường, nhiều lúc bà vất vưởng nằm ở các trụ sở, công viên trong xã. Ông Hanh khẳng định: "Tôi chứng kiến tại cuộc khám nghiệm, tử thi không bầm dập, xây xước, bên trong xuất huyết não. Đêm hôm đó gió mùa về, nhiệt độ lạnh và đi đường xa hơn 200 cây số ra Hà Nội nên bà đã yếu. Tôi hoàn toàn không công nhận thông tin cho rằng bà Nhung bị công an xô đẩy. Nhiều người dân chứng kiến xung quanh cho biết không có chuyện đó".
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Ba-cu-Ha-Thi-Nhung-bi-tu-vong-la-do-xuat-huyet-nao/201211/168460.vnplus
*
Cụ bà tử vong ở vườn hoa không có xô xát với công an
SGGP - Sáng 12-11, tại vườn hoa Lý Tự Trọng (quận Tây Hồ, Hà Nội) xảy ra một vụ tử vong, nạn nhân là bà Hà Thị Nhung (SN 1937, quê tại thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Sau cái chết của bà Nhung, có thông tin cho rằng có liên quan tới xô xát với công an vì bà Nhung từ quê ra Hà Nội khiếu kiện. Tuy nhiên cơ quan điều tra, Công an Hà Nội nhanh chóng làm rõ và khẳng định bà Nhung tử vong là do tuổi cao và bị cảm lạnh dẫn tới đột tử. Công an cũng cho biết, cách đây vài tuần, bà Nhung đã đến Trụ sở tiếp công dân số 1 (Hà Nội) gửi đơn khiếu nại đòi giải quyết chế độ hưu trí cán bộ Hợp tác xã Xuân Thành và đã được cơ quan chức năng vào sổ tiếp nhận để giải quyết.
Vào sáng 12-11, bà Nhung đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người tụ tập tại đây nhưng không làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện và việc này cũng được nhiều người xác nhận. Sau đó ít phút, bà Nhung bị ngất xỉu rồi tử vong.
M.KHANG
http://www.baomoi.com/Home/AnNinh/sggp.org.vn/Cu-ba-tu-vong-o-vuon-hoa-khong-co-xo-xat-voi-cong-an/9747005.epi
*
Không có chuyện cụ bà Hà Thị Nhung ra Hà Nội "kêu oan, xô xát với lực lượng công an bảo vệ" rồi chết đột ngột tại vườn hoa Lý Tự Trọng.
Hanoimoi - Trước tin đồn: Cụ bà Hà Thị Nhung ở Thanh Hóa ra Hà Nội "kêu oan, giăng biểu ngữ khiếu kiện, xô xát với lực lượng công an bảo vệ" rồi chết đột ngột tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ (Hà Nội) vào sáng 12-11.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cho biết: Khoảng 8 giờ ngày 12-11, bà Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng, Tây Hồ (Hà Nội) và đột ngột chết. Lãnh đạo Công an Hà Nội khẳng định: Bà Nhung ra Hà Nội đã đến Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm cách đây vài tuần. Bà đã gửi đơn khiếu nại đòi giải quyết chế độ hưu trí cán bộ Hợp tác xã Xuân Thành và đã được cơ quan chức năng vào sổ tiếp nhận để giải quyết. Sáng 12-11, bà đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người, nhưng bà không hề làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện và việc này cũng đã được nhiều người xác nhận. Sau khi bà đến đây chừng 15 phút đột ngột bị ngất xỉu, người dân xung quanh tiến hành giúp đỡ và gọi cấp cứu 115 đến nhưng bà Nhung đã chết vào lúc 8giờ30 phút cùng ngày. Bước đầu Công an Hà Nội xác định, bà Nhung tuổi đã cao cộng thêm bị cảm nặng nên khó khăn trong cứu chữa. Như vậy, tin đồn nói trên là hoàn toàn sai sự thật. Hiện, Công an Hà Nội và các cơ quan chức năng đang phối hợp với địa phương và gia đình bà Nhung làm các thủ tục theo quy định của pháp luật.
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/565811/khong-co-chuyen-cu-ba-ha-thi-nhung-ra-ha-noi-keu-oan-xo-xat-voi-luc-luong-cong-an-bao-ve-roi-chet-dot-ngot-tai-vuon-hoa-ly-tu-trong
*
Nếu chỉ đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người, không biểu ngữ, không xô xát thì cái gì đây???:
Xin mời các bạn mới theo dõi vụ việc này xem lại những thông tin đã đăng tải với tường thuật và nhân chứng tại chỗ:
- Công an bắt cóc, đánh dân oan bất tỉnh phải nhập viện

- Hình ảnh của cụ bà Hà Thị Nhung trước khi công an cướp xác

- Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?
- Thông Tấn Xã VN & Công an: Cụ bà Nhung chết do 'bị cảm'
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt

 

Đấu tranh bạo động-Con đường phải đến


Image

 

Qua quá trình nghiên cứu, nghiền ngẫm suy luận cộng thêm những trực giác từ cảm tính của bản thân, người viết không ngần ngại và xin được trình bày thẳng vấn đề, đó là : Phải đấu tranh bằng bạo động mới có thể lật đổ tà quyền cộng sản Việt nam.

 

Đúng vậy, tác giả không dấu diếm và cũng không e dè cho luồng dư luận bất đồng quan điểm từ phía những tư tưởng mang ý niệm bằng con đường ôn hòa, bất bạo động cũng như những phản ứng cực mạnh từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.

 

Tôi mong rằng, tất cả chúng ta, những người có tấm lòng cùng bầu nhiệt huyết cho tiền đồ của Tổ quốc, cho tương của nước Việt, cho hiện tình của đất nước hôm nay, cho dẫu quý vị đã và đang theo đuổi hoặc  kỳ vọng vào bất cứ xu hướng đấu tranh nào thì cũng nên bình tâm mà nhận thức lại toàn bộ vấn đề trên cơ sở không cục bộ, không bảo thủ, không chủ quan cũng như không mang tính cường điệu.

 

Tại sao tôi khẳng định là Việt Nam ắt và phải chọn con đường bạo động để giải quyết cục diện? Việc trước nhất, chúng ta hãy cùng nhau sơ lược điểm qua những dữ kiện và những yếu tố chính của lịch sử cận đại trước khi khả dĩ đi vào kết luận cho bất cứ hình thức đấu tranh nào.

 

Hãy lấy mốc thời gian từ cái gọi là " Cách mạng mùa thu ", cái ngày mà vận nước đã bắt đầu đi vào vàng võ như cái tên gọi của nó cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

 

Ngày 17-08-1945 dưới trướng Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, cuộc  xuống đường và tổng khởi nghĩa của Việt Minh ẩn chứa nhiều tính bạo động đã CƯỚP chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, để rồi ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày này, nay đã chính thức là ngày lễ Quốc Khánh của nước Cộng Hòa XHCNVN.

 

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ bằng vũ lực là nguyên nhân đưa đến Hiệp định Geneva 1954, đất nước phân chia thành hai miền mà sông Bến Hải là ranh giới, từ vĩ tuyến 17o trở ra là VN cộng sản, trở vào là VN Cộng Hòa. Và cũng từ đó cộng sản Bắc Việt đã lần lược thực hiện nhiều chiến dịch bằng vũ lực tấn công Việt Nam Cộng Hòa.

 

Trong giai đoạn chiến tranh này, nếu VNCH thực hiện kế hoạch Bắc tiến cũng bằng vũ lực và thành công thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ không có một Việt Nam như ngày hôm nay. Rất tiếc rằng vì tình hình và chiến lược chung của thế giới, điều này đã không được phép xảy ra.

 

Mậu Thân 1968, từ khẩu lệnh của Hồ Chí Minh qua mấy câu thơ, csBV đã tấn công khắp nơi của miền Nam bằng bạo lực, gây nên cuộc chiến đẫm máu.

 

 

 

Tháng Giêng 1973, từ Hiệp định Paris đã dưa đến sự bất tử VNCH vào thánh Tư-1975. CSBV lại một lần nữa chẳng những không hề đàm đạo bằng bất bạo động mà ngược lại dã ngang nhiên xé bỏ hiệp định như đã từng làm trong hiệp định Geneva và liên tục tấn công  bằng bạo lực không ngưng nghỉ.

 

Như đã tóm lược kể trên, ngay từ những ngày đầu từ cướp chính quyền cho đến ngày của cái gọi là thống nhất đất nước, nó đã không hề phải trải qua thương lượng, bàn thảo, đàm đạo trong qui trình bất bạo động một cách hài hòa cả tình lẫn lý. Thế điều đó đã nêu lên và đã chứng minh được những gì?.

 

Song song, hãy điểm qua những diễn tiến thời cuộc ở bên ngoài Việt Nam để cũng cố cho những luận chứng và phương cách đấu tranh bằng bạo động.

 

Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia, ngày 17-12-2010 được khởi đầu từ một sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Buoazizi đã đem xác thân mình làm ngọn đuốc cho hàng triệu người dân Tunisia vùng dậy giật sập chề độ độc tài Ben Ali. Chế độ độc tài này đã sử dụng công an trấn áp người dân trong suốt 23 năm.

 

Những diễn biến ở Ai-Cập (Egypt), Yemen, Algeria, Jordan, hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi chấm dứt chế độ cai trị độc tài của tổng thống Mubarak. Từ hiệu ứng domino của cuộc cách mạng Hoa lài ở Tunisia rồi đây sẽ lan rộng đến các nước độc tài nêu trên và ngay cả Việt Nam mỗi một khi Internet, Face Book, các trang mạng xã hội, các Blogers, điện thoại di động…trở nên phổ biến lan tràn.

 

 

 

Sự kết liễu nhục nhã của Muammar Gaddafi cùng chế độ độc tài thống trị sau 42 năm chuyên chế với thành đồng lũy sắc.

Cái chết thảm bại của Sadam Hussen cùng những đứa con đã chứng minh rằng không một thể chế độc tài toàn trị nào có thể đứng vững mỗi một khi lòng dân đã tràn ngập căm hận.

 

 

Tóm lại, tất cả những dữ kiện đã nêu trên là những chứng tích hùng hồn cho ta thấy rằng hầu hết những cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền đều có liên quan đến bạo động và bạo động sẽ là mẫu số chung cho bài toán quan yếu trong phương thức đấu tranh.

 

70 năm cho miền Bắc, 37 năm cho cả nước và nhất là những năm tháng gần đây, chúng ta bịt tai cũng nghe được, nhắm mắt cũng thấy được sự leo thang đàn áp, sự tham nhũng bất trị, thái độ hống hách xem thường mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó kể cả công nhân, tầng lớp của cái gọi rất trịnh trọng là giai cấp tiên phong lãnh đạo cũng như trí thức lẫn lực lượng cựu chiến binh.

 

Sự quì gối đê hèn của bộ chính trị lẫn trung ương đảng qua nhiều vụ việc bán đất dâng biển, nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, cực kỳ cần thết cho ngàn thế hệ tiếp nối mà đảng cộng sản đã đan tâm nguyện làm Thái thú để hiến dâng cho thiên triều một cách bèo bọt với chỉ mong được bảo toàn cho quyền độc tôn toàn trị và thâu nhuận cho lợi ích cá nhân để thỏa mãn cho cái ích kỹ riêng mình.

 

Sự lộ liễu lường gạt một cách trắng trợn với chủ trương 4 tốt, 16 chữ vàng giả hiệu, mưu mô thâm độc để rồi ngày càng gia tăng lấn chiếm biển đảo cũng như chiếm lĩnh đất đai từ kẻ thù truyền kiếp phương Bắc một cách tinh vi hồng buộc triệt Việt Nam không thể nào giành lại những gì mà vốn dĩ đã là của mình.

 

Sự leo thang này, nó sẽ không chỉ dừng lại nơi đây của ngày hôm nay mà kẻ thù sẽ tranh thủ tăng tốc trong những ngày tháng sáp đến bởi tự nó đã có được những hậu thuẫn vô cùng thuận lợi là sự tiếp tay của đảng và nhà nước tay sai hiện hành.

 

Quân đội sẽ bị khóa chặt bởi những quân ủy trá hình được cử từ Trung Nam Hải, công an sẽ hoàn toàn được điều động và nhận chỉ đạo từ trung tâm gọng kềm của kẻ chủ. Hống hách, bạo hành, đàn áp, giam cầm sẽ không như ở mức độ hôm nay mà nó sẽ còn hung hãn, tàn bạo lộ liễu hơn gấp bội.

 

Ngoài diện chủ lực như đã nêu là công an và quân đội, nhưng nếu ai tinh ý thì sẽ nhận thấy được rằng trong tổ chức xã hội dân sự còn luật lệ dần dà xiết chặt mọi quyền cơ bản của công dân bằng hình thức chỉ thị, nghị quyết, nghị định…Những luật này, sẽ tùy tình hình của xã hội mà nó sẽ được tiến hành nhanh hay chậm mà thôi. Nhưng cho dẫu là nhanh hay chậm thì mục đích của nó vẫn sẽ tiến đến đích là khóa chặt toàn bộ xã hội.

 

Những nhà đấu tranh mẫn cán thì không những cầm nắm bắt được hiện tại mà còn phải dự đoán dược những diễn biến của tương lai trên cơ sở hợp lý và khoa học lẫn cảm tính ở xác xuất rất cao của vụ việc. Ta không thể bảo nhau rằng chờ nước đến trôn rồi mới nhảy hoặc giả, chờ sự cố đến rồi mới phản ứng, nếu vậy thì đã quá muộn màng.

 

Trong tình hình đặc thù của Việt Nam, dưới cơ chế độc tài toàn trị này và nhất là với một chủ thuyết vô thần thì chuyện đấu tranh bằng hình thức bất bạo động là không tưởng.

 

Phương thức đấu tranh bằng bạo động là khả thi, phương thức này nó hàm chứa nhiều dạng. Nơi công cộng này, bài viết cùng những người góp ý cho bài viết sẽ phải bị giới hạn trong phạm trù cho phép vì chúng ta không thể tự vạch áo cho kẻ thù chém nát lưng rồi kết cuộc cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Tuy nhiên, những dạng này là gì?

 

Tổ chức bạo động: Khởi đầu, rất nhỏ, chỉ cần tổ từ 3 đến 6 người là tối đa. Những người này là gia đình, anh em hay bạn hữu rất thân có cùng bầu nhiệt huyết và lòng căm hận, vì dân vì nước. Tổ chức được tự thành lập ở mọi nơi trong nước nhưng không qua bất cứ tổ chức trung ương nào ở giai đoạn tiền khởi. Nói một cách nôm na là từ căm hận mà tự phát.

 

Hành động bạo động:  Sẽ tùy mức độ nhận thức hay sự cương quyết của mỗi cá nhân mà thực hiện ý định của mình. Cụ thể là tùy vào hoàn cảnh cũng như điều kiện mà mỗi nơi mỗi khác, mỗi cá nhân mỗi cách mà bài viết không thể viết cụ thể ra được.

 

Đi đôi với những hành động mang tính tiêu biểu là sự tích cực góp tay đưa tin của các cơ quan, báo đài, truyền thông khắp nơi, các Blogers, các cá nhân…tất cả đồng loạt hỗ trợ tinh thần các chiến sĩ tự phát, đồng thời đó cũng là những yếu tố rất cần thiết cho công cuộc đấu tranh trong giai đoạn tiền phát.

 

Đôi điều với nhà cầm quyền Việt Nam

Nhà nước Việt Nam cứ luôn hở ra là qui tội " lật đổ chính quyền " để lấy cớ một cách hợp lý và hợp pháp!. Nhưng người dân đấu tranh của chúng tôi cũng có lý và cũng hợp pháp trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam bởi rằng nhà cầm quyền hiện hành là một nhà nước tay sai cho ngoại bang Trung Cộng và mỗi một khi đã là tay sai cho một nhà nước khác ngoài Việt Nam thì không còn là chính quyền mà phải bị xem là ngụy quyền.

 

Chúng tôi sẽ có đầy đủ chứng cớ về việc để mất đất đai của 6 tỉnh dọc biên thùy qua các hiệp định biên giới không có sự thỏa thuận đồng ý của toàn dân, cũng như chính phủ đã gởi công hàm công nhận lãnh hải của Việt Nam thuộc chủ quyền của Trung Cộng, ngầm dâng hoặc để mất Hoàng Trường Sa…Tất cả đủ để chứng minh rằng nhà cầm quyền đã bán nước, hơn thế nữa là một bọn phản quốc. Chúng tôi sẽ có đủ lý lẽ để biện minh rằng chúng tôi đứng lên lật đổ một bọn ngụy quyền nhằm mục đích bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ cũng như đứng lên để chống lại vòng vây nô lệ mà nhà nước hiện hành là những phần tử nối giáo tay sai cho ngoại bang.

 

Toàn dân Việt sẽ có cùng chung tiếng nói cho cả thế giới biết rằng: Nhà nước này là một nhà nước phản dân chủ, nó tự tung tự tác trong phạm vi một băng  nhóm độc tài, độc diễn trong công việc vận hành quốc gia. Người dân Việt Nam chưa bao giờ được hỏi ý qua trưng cầu dân ý từ các chính sách quốc nội cũng như đối ngoại, bang giao quốc tế…Người dân Việt chưa có được sự thể hiện quyền công dân của mình qua bầu cử và ứng cử.

 

Đảng cộng sản chỉ là một thiểu số trong cộng đồng dân tộc nhưng đã tự giành cho mình cái quyền độc tôn trị vì và trong quá trình hoạt động, đảng đã có vô số lỗi lầm trầm trọng, dẫn đến sự tụt hậu, tham ô nhũng nhiễu, đưa đất nước đến vực thẳm khốn đốn cũng như đã và đang đẩy toàn dân tộc vào thảm họa vong nô.

 

 

Bạo động là con đường phải đến. Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng đều cần có sự hy sinh. Hãy là một sinh viên nghèo Mohamed Buoazizi để khởi đầu cho sự vùng dậy đạp đổ bạo quyền và áp bức cũng như giải vây dân tộc trong gọng kềm nô lệ giặc Tàu.

 

 

Nguyên Thạch

by Lý Tưởng Người Việt
Kính thưa quý vị,
HDNQLHQMột nguồn tin vui cho công đồng người Việt Quốc Gia cũng như cho toàn dân Việt Nam đang bị cộng sản thống trị là cộng sản Việt Nam đã không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong phiên họp khóang đại của Đại Hội Đồng (General Assembly), vào hôm thứ Hai 12 tháng 11 năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã bầu thay thế 18 thành viên mới trong tổng số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - United Nations Human Rights Council (HRC), Dù  đã vận động hành lang rất tích cực và đã đệ nạp hồ sơ xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng cộng sản Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề, không được bầu vào Hội Đồng này bởi thành tích nhân quyền của cộng sản Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng: Ngay sau khi được trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là Việt Nam đã không còn động cơ để phấn đấu nữa, nên đã ra tay đàn áp rất thô bạo những tiếng nói đối lập. Nhiều tổ chức dân chủ đã bị dập tắt, nhiều nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt bớ, tra tấn và tù đày với mức án rất nặng nề. Liên tục từ năm 2007 đến nay đã có hàng chục người dân lành bị công an đánh chết trong các trại tạm giam. Nhiều chức sắc tôn giáo chỉ vì thực hành niềm tin tôn giáo của mình cũng bị bắt bớ giam cầm. Nhiều người dân yêu nước cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên tiếng xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối những hành động gây hấn và xâm lược của Trung cộng. Nhiều dân oan bị trấn cướp đất đai ruộng vườn nhà cửa một cách bất công và phi pháp, nhưng cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên trung ương khiếu kiện mà bị kết tội gây rối trật tự công cộng.

 

Trước những vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và có hệ thống đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nên ngay khi biết tin Việt Nam đã xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hàng triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng ký Thỉnh Nguyện Thư gởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn cộng sản Việt Nam gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và cuối cùng công lý đã được thực hiện. Chắc chắn với những vi phạm nhân quyền đến mức tồi tệ nhất thế giới của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì mọi nổ lực, mọi vận động của  Việt Nam để được tham gia vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ vĩnh viễn là hành động mò trăng đáy nước.
Việc công an cộng sản Việt Nam đánh chết bà cụ dân oan Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội vào đúng ngày Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ chối cho Việt Nam  gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua thứ Hai 12, tháng 11 năm 2012 thực là có ý nghĩa  với bản chất phi nhân của chế độ cộng sản Việt Nam.
Chúng ta thương xót cho cái chết oan nghiệt của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung, nhưng chúng ta cũng chúc mừng lực lượng công an còn đảng còn mình đã ghi thêm một chiến công oanh liệt cho đảng về thành tích vi phạm nhân quyền liên tục và có hệ thống của chế độ cộng sản Việt Nam.
Ngày 13 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

HÀ NỘI (NV) - Trong khi cơn "bão giá" nhấn chìm hàng triệu người nghèo Việt Nam vào cảnh khó khăn, sức mua sắm của giới trung lưu, hay còn gọi là 'nhà giàu mới' ở Hà Nội vẫn tăng đều.

vn16
Một phụ nữ gánh hàng rong ngang qua cửa tiệm thời trang hạng sang Louis Vuitton ở Hà Nội. Cửa hàng này phục vụ cho tầng lớp nhà giàu mới ở Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)

Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật Sài Gòn nói rằng, giới trung lưu Hà Nội rất "chịu chi". Một trong những dẫn chứng về nhận định này là hiện tượng "mau hết hàng" tại các shop sang trọng ở Hà Nội.

Báp Pháp Luật Sài Gòn cho hay, "Mới đây nhãn hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới là Hermès khai trương chi nhánh tại Sài Gòn sau bốn năm mở chi nhánh ở Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Hermès tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều 20%-30%. Ðiều đó cho thấy đang có một bộ phận người tiêu dùng chi tiền mạnh tay cho hàng hiệu."

Dư luận từng đồn rằng, một bộ túi xách thời trang gồm bốn chiếc của Hermès có giá 140,000 USD chỉ mới nhập về đã có người mua.

Giải thích về việc hãng Hermès không chọn Sài Gòn trước thay vì Hà Nội? Ông Nghĩa nói rằng, "Thực ra người Hà Nội có một tâm lý tiêu dùng mạnh tay hơn, chơi ngông hơn và người Hà Nội lại giàu có hơn ở Sài Gòn."

"Người Hà Nội rất nhiều tiền và tầng lớp trung lưu ở đây đang phát triển rất nhanh, họ tiêu dùng rất mạnh tay. Có thể nhìn thấy tất cả xe hơi, xe máy sang trọng đều có mặt ở Hà Nội trước."

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, tầng lớp trung lưu ở Hà Nội đang tăng lên về số lượng với đặc điểm là sẵn sàng dùng đồng tiền có được để "thực hiện giấc mơ xưa".

vn17
Các hãng thời trang thượng lưu như Gucci thường có mặt ở Hà Nội trước khi mở ở Sài Gòn. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)

Ông nói: "Ngày trước họ còn nghèo. Giờ đây có chút tiền, họ không thích để dành mà muốn dùng chút tiền đó tạo nên một phong cách hào nhoáng cho bản thân và gia đình mình. Họ muốn mau chóng trở thành những người thời thượng, đặc biệt là phụ nữ."

Theo ông, quý bà trung lưu ở Hà Nội hiện nay đua nhau mua sắm các loại hàng hiệu, nổi tiếng bất chấp giá tiền cao vót.

"Họ coi chuyện mua sắm đồ nổi tiếng là mục tiêu không mệt mỏi. Và các hãng thời trang coi đây là đích ngắm của họ. Còn giới thượng lưu giàu có hơn nữa, họ coi những sản phẩm đắt tiền không có gì đặc biệt và không quan tâm nhiều đến nó, họ nghĩ đến việc đầu tư và kinh doanh nhiều hơn."

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời của ông Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng những người "kiếm tiền dễ thì cũng mua sắm vung tay, thoải mái". Theo ông, đó là tâm lý của tầng lớp mới nổi trong xã hội về mặt kinh tế ở Việt Nam, kể cả Trung Quốc hiện nay.

Ông Nghĩa còn tiết lộ, người Hà Nội kiếm tiền được nhiều nhờ kinh doanh địa ốc. Họ tung tiền "đầu cơ" mạnh vào lĩnh vực đất đai ở Hà Nội, kể cả các vùng mà họ cho rằng "đắc địa" như Ðà Nẵng, Ðà Lạt, Sài Gòn... Ông Nghĩa còn nói, "Ðó là những người có mối quan hệ nhất định với chính quyền và biết cách kiếm ra tiền từ mối quan hệ này."

Ông Nghĩa nhận định, "Sự chênh lệch giàu nghèo trở nên rất lớn vì cơ hội làm ăn cho người giàu rất nhiều mà người nghèo dường như không có. Và khi xã hội mà tính minh bạch không cao thì khả năng tiếp cận cơ hội sẽ là lợi thế đầu tư làm ăn cho những người giàu có." (P.L.)

by Lý Tưởng Người Việt

tg23

Tú Anh - Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới  tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia,  lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ».  Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát.

Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết.  Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia,  Iran sẽ hợp tác với cộng đồng quôc tế về hồ sơ hạt nhân nhân đợt đám phán mở ra vào ngày 13/12/2012 tới đây.

Cuối  tuần qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, bất ngờ  đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ 17 năm qua, một nguyên thủ Iran đặt chân đến Hà Nội với mục đích được thông báo là tìm hợp tác « trên nhiều lãnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp, từ khoa học đến du lịch… ». Một nhà ngoại giao  Tây phương tại Hà Nội cho rằng Iran « gõ cửa không đúng lúc », vì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.

Nếu lãnh đạo Iran phải đi tìm chiếc phao cứu trợ thì chuyện này cũng dễ hiểu. Trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận vì tham vọng hạt nhân của chính quyền Iran, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Iran sụt giảm dần trong 3 năm liền : từ 5,9% trong năm 2010, xuống còn 0,9% năm 2012. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chỉ riêng ngành xuất khẩu dầu hỏa đã giảm đi phân nửa so với năm 2011, xuống còn 1,25 triệu thùng mỗi ngày.

Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?

Theo nhà nghiên cứu Iran Richard Javad Heydarian, từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đắc cử vào năm 2005, chính phủ của ông đã sai lầm đi theo Trung Quốc thay vì giữ con đường độc lập của những người tiền nhiệm. Trong bài « Cái giá phải trả cho sự ủng hộ của Trung Quốc » trên Asia Times, chuyên gia về an ninh quốc tế cho biết kể từ 2007, Trung Quốc đã trở thành « đối tác thương mại » số một của Iran. Bắc Kinh đã thay thế các hãng dầu tây phương, xây dựng cho Iran khai thác nguồn tài nguyên khí đốt, cung cấp trang thiết bị tối tân xây dựng hạ tầng cơ sở.

Trong thập niên 1990, Trung Quốc cung cấp cho Iran trang thiết bị tinh lọc uranium. Biết thành phần trung lưu Iran có nhu cầu tiêu thụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng giá rẻ bán cho Iran. Nhờ vậy mà bao nhiêu nỗ lực trừng phạt của tây phương không làm Iran lo sợ.  Theo tính toán của chính quyền Teheran thì buôn bán với đối tác Trung Quốc đủ sức để cân bằng với hệ quả mất thị trường Tây phương. Về chính trị, Bắc Kinh cũng đóng vai trò bảo trợ cho Iran ngăn chận những dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt quân sự.

Tuy nhiên,  Bắc Kinh không phải là một chế độ  lý tưởng như họ tự quảng cáo. Sự  giúp đỡ của Bắc Kinh có cái giá rất nặng. Một mặt Trung Quốc viện lý do  tình trạng cấm vận tài chính nên không thể trả hàng tỷ đô la tiền mua dầu khí của Iran. Mặt khác, hồi đầu năm nay, khi Tây phương gia tăng biện pháp trừng phạt Iran, Trung Quốc tuy có lên tiếng phản đối, nhưng không như mong chờ của Iran. Đã vậy, liền sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bão đi một vòng Trung Đông  tìm nguồn nhiên liệu ở các nước khác kể cả ở Ả Rạp Xê-Út,  kẻ thù của chính quyền hồi giáo Iran.

Động thái này đã làm quan hệ giữa Teheran và Bắc Kinh bị lạnh hẳn đi. Viện lý do «  bảo toàn nguồn năng lượng đề phòng eo biển Ormuz bị phong tỏa » Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu khí Iran xuống 50% kể từ đầu năm nay và ký kết  hợp đồng với một số vương quốc vùng Vịnh. Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc lại giảm lượng dầu thô mua của Iran đến 25% mặc dù Trung Quốc khát dầu.

Thái độ thất hứa của Bắc kinh được lý  giải bằng nguyên nhân kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề do khủng hoảng thế giới và do Iran bị cấm vận. Đã vậy, do mở cửa mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà giờ đây ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Iran đã bị phá sản.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, vào đầu tháng sáu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào « cố vấn » lãnh đạo Iran nên chọn lập trường « thực dụng », thương lượng « nghiêm túc » với nhóm G+5 gồm 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.

Biết bị lừa thì đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Trong bối cảnh Israel do thủ tướng diều hâu Netanyahu lãnh đạo đe dọa oanh kích, Iran đã có một loạt động thái bắn tín hiệu muốn thương lượng song phương với Washington. Ngày 01/11/2012, năm ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ, một sự cố hàng không xảy ra trên bầu trời vịnh Ba Tư : hai chiếc chiến đấu ơ Su-25 của Iran chận bắn một máy bay do thám không người lái của Mỹ nhưng… « bắn hụt ».

Lầu Năm góc  chỉ tiết lộ sự kiện này ba ngày sau khi có kết quả bầu cử  với chiến thắng của đương kim Tổng thống Obama. Sự kiện Tổng thống Obama, một người không chủ chiến với Iran, ngồi thêm 4 năm tại Nhà Trắng được xem là một cơ may cho Iran.

Nhà phân tích Iran, Richard Javad Heydarian kết luận : do ý thức không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc, do tinh thần dân tộc và  thực tế,  Iran bắt đầu bỏ bớt thái độ trịch thượng để tiến lại gần với Tây phương.  Đó là lý do tại sao Iran bày tỏ quan tâm đến phương án đối thoại với Hoa kỳ để giải quyết dứt điểm bế tắc trên hồ sơ hạt nhân. Nguyện vọng cốt lõi của Teheran là độc lập chứ không phải là bỏ thế lực này  để ôm chân thế lực  kia.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

VIỆT NAM (NV) - Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, nạn buôn lậu ma túy hoành hành dữ dội tại Việt Nam. Thực tế cho thấy liên tiếp nhiều vụ buôn lậu quy mô qua đường hàng không bị bắt tại các phi trường Nội Bài, Tân Sơn Nhất có dính đến người ngoại quốc.

vn11

Ma túy giấu trong hồ lô của người ngoại quốc. (Hình: VNExpress)

Ngày 11 tháng 11 mới đây, nhân viên quan thuế Sài Gòn đã khám phá một đường dây buôn lậu ma túy từ Philippines đến Việt Nam. Người đứng đầu đường dây này là một người đàn ông 32 tuổi, quốc tịch Nigeria tạm trú ngụ tại một khách sạn ở quận Phú Nhuận. Ông này vừa chuyển hai hồ lô chứa ma túy cho tình nhân là bà Ð.T.T.N. 40 tuổi, cư dân quận 3, Sài Gòn thì bị bắt.

Báo Tiền Phong trích nguồn tin của công an Sài Gòn nói rằng người đàn ông Nigeria này là trùm một "đường dây ma túy xuyên quốc gia".

Chỉ trước đó một ngày, người ta lại khám phá đường dây buôn lậu ma túy khác sử dụng toàn phụ nữ giấu ma túy trong quần lót ngồi trên xe hơi di chuyển từ tỉnh Sơn La hướng về thành phố Hải Phòng. Tám người này trong độ tuổi từ 35 đến 50, đều là cư dân tỉnh Bắc Giang. Còn người cầm đầu ổ buôn lậu ma túy này tên Nguyễn Thị Thu 45 tuổi, cư dân Hải Phòng.

Báo Tiền Phong cũng cho hay, chỉ mới mấy ngày trước, hôm 6 tháng 11, thêm một đường dây vận chuyển ma túy từ Sơn La đến Hải Phòng bị bể. Công an huyện An Dương tịch thu được hai bánh heroin, trên 1,000 viên hồng phấn... Một người đàn ông cư dân Hải Phòng bị bắt trong vụ này.

Ðồng thời với vụ này, công an Hải Phòng còn phá vỡ đường dây buôn lậu 10 bánh heroin, 837 viên hồng phiến, trên 8,000 đô. Nhóm buôn lậu này còn có cả súng.

Cũng mới hồi cuối tháng 10 qua, một đường dây buôn lậu ma túy xuyên quốc gia bị lộ tại sân bay Nội Bài. Một phụ nữ người Philippines bị bắt vì mang valise xách tay chứa trên 5.4 kg ma túy đá trị giá không dưới nửa triệu đô. Bà này bị tòa Hà Nội kết án tử hình nhưng đã giảm án nhờ có con nhỏ mới được một tháng tuổi.

Với cường độ hoạt động dầy đặc của người mua bán ma túy và vì người dân quá nghèo khổ, người ta e rằng Việt Nam không sớm thì muộn cũng sẽ trở thành sân sau của các nhóm buôn lậu ma túy quốc tế. (P.L.)

by Lý Tưởng Người Việt

Không còn chịu được

Cán bộ nhà nước

Cái miệng tươm tướp

Điêu ngoa hỗn xược

Hung hăng ngạo ngược

Làm sai trớt huớt

Rượu chè say khướt

Vơ vét thậm thượt

Tham lam ô trược

Giặc Tàu đưa rước

Lom khom nịnh vuốt

Hèn hạ bạc nhược

Đúng là đảng cướp

Cướp dân cướp nước

Không còn chịu được

 

Không còn chịu được

Dân nghèo rét mướt

Còm cõi gầy guộc

Rách hơn xơ mướp

Nhà như ổ chuột

Ruộng vườn xiết buộc

Mất cả cày cuốc

Miếng ăn trật giuộc

Không có mà nuốt

Lang thang lê bước

Tiếng than não nuột

Vì đâu vô phước

Nạn nhân hết lượt

Căm gan tím ruột

Không còn chịu được

 

Không còn chịu được

Cái cảnh lầm than

Đói rách cơ hàn

Đè đầu cưỡi cổ

Oán than từ độ

Đảng cộng cướp quyền

Bất công triền miên

Độc tài toàn trị

Vét vơ chặt bị

Tham nhũng toàn bầy

Bóc lột dân gầy

Tận xương tận tủy

Tiền muôn bạc tỷ

Vẫn chưa thỏa lòng

Còn muốn lập công

Khuyển ưng hãn mã

Khấu đầu nhục nhã

Bắc Hán ngoại xâm

Biển đảo sơn lâm

Cúi dâng cho giặc

Qụy lụy nhu nhược

Mong kiếp vong nô

Bán cả cơ đồ

Giang san tổ quốc

Cốt sao miễn được

Một kiếp phì thân

Thái thú thời tân

Bất cần đạo lý

Bất cố liêm sỉ

Bất kể tổ tông

Huyết thống cha ông

Con Hồng cháu Lạc

Người dân phản bác

Vung tay luật rừng

Đàn áp thẳng thừng

Dã man khủng bố

Tham tàn vô độ

Từ trước đến giờ

Hỏi có từng chưa?

Không còn chịu được

 

Không còn chịu được

Đã lâu quá rồi

Phải đứng lên thôi

Các bạn tôi ơi

Vì đâu nên nỗi?

Vì sao phải tội?

Đau khổ lặng yên?

Chỉ có vùng lên

Vượt qua sợ hãi

Kẻ thù rất ngại

Khi ta kết đoàn

Chung sức chung hàng

Dưới cờ chính nghĩa

Đứng lên đi nhé

Cương quyết đấu tranh

Rõ chí hùng anh

Mới mong giải thoát

Quốc phá gia vong

Một người chưa xong

Vạn người tiếp nối

Ách gông sẽ cởi

Ngục tối sẽ tan

Đảng cướp rã hàng

Vì lòng dân mạnh

 

Bao năm bất hạnh

Dưới gót cộng quyền

Xin đuốc lửa thiêng

Hồn xưa sông núi

Bừng lên sống lại

Quốc nội quật khởi

Hải ngoại kết đoàn

Triệu cánh tay giang

Nối liền một khối

Cùng chung tiếng nói

Cùng chung tấc lòng

Nam Bắc Tây Đông

Quy về một hướng

Xua cơn gió chướng

Dẹp con sóng cuồng

Đuổi quân bạo quyền

Dậy khắp ba miền

Phất cờ khởi nghĩa

 

Nghe chăng lời kể

Tuổi trẻ Việt Nam

Đã quyết sẵn sàng

Vì dân vì nước

Tiến lên phía trước

Anh dũng đấu tranh

Tương ứng đồng thanh

Rền vang bốn cõi

Xứng danh dòng dõi

Hưng Đạo, Triệu, Trưng

Con cháu anh hùng

Tràn đầy nhiệt huyết

Một lòng đã quyết

Giương cao đuốc thiêng

Tỏa khắp ba miền

Phong trào phản kháng

Đòi quyền chính đáng

Chống giặc ngoại xâm

Tự quyết toàn dân

Dẹp tan ác đảng

Giải trừ quốc nạn

Xóa sạch cộng nô

Dựng lại cơ đồ

Việt Nam ngời sáng

Mong rằng các bạn

Ở khắp nơi nơi

Góc biển chân trời

Bình nguyên thảo dã

Cao nguyên núi cả

Duyên hải thị thành

Tất cả đồng thanh

Nhiệt tình ủng hộ

Cầu xin quốc tổ

Hiển linh trì độ

Tuổi trẻ can trường

Bền chí quật cường

Đến ngày toàn thắng

 

Quang Dương

by Lý Tưởng Người Việt

1. ĂN SƯƠNG: Hành động đĩ rạc, liếm trôn ngoại bang khắp 10 phương là chủ trương của Đảng Cộng Sản VN.

2. ĂN GIAN, ĂN CẮP, ĂN TRỘM, ĂN CƯỚP: Quốc sách của tập đoàn cộng sản VN.

3. ĂN MÀY, ĂN XIN, ĂN CHO: Chính sách ngoại giao của nhà nước VN.

4. ĂN HỐI LỘ, ĂN TIỀN, ĂN TẠP, ĂN THAM: Công việc hằng ngày của quan chức Cộng sản.

5. ĂN HẠI ĐÁI NÁT: Chỉ sự ngu dốt của toàn thể Tập Đoàn Cộng Sản VN.

6. ĂN BẨN, ĂN BỐC, ĂN CÁNH, ĂN BỚT, ĂN CHIA: Tập đoàn đưa phe cánh để rút ruột các công trình xây dựng…rồi ăn chia.

7. ĂN VỤNG, ĂN XỔI: Chính sách của Công An VN.

8. ĂN CỔ, ĂN GIỖ, ĂN TIỆC: Nơi mỗi buổi chiều gặp nhau của quan chức, công an sau khi ăn bẩn, giựt được tiền của dân.

9. ĂN CHƠI: Bia ôm karaoke nơi quan chức tham nhũng đến chơi để tránh bị chụp hình.

10. ĂN HIẾP, ĂN THIẾU, ĂN CHỊU: Ngón nghề của công an đối với dân. Món "ăn hiếp" hiện đang được sử dụng tối đa để trù dập các nhà dân chủ.

11. ĂN BÁM: Như con đỉa đeo theo hút máu, đảng cộng sản ăn bám xương máu của nhân dân VN. Trên thế giới không có một đảng phái nào lại được quyền lãnh lương trên tiền thuế của dân nhiều như thế.

12. ĂN THỀ: Buổi lễ tuyên thệ để vào đảng cướp Cộng sản.

13. ĂN VẠ: Hành động đi rêu rao đòi kiện Mỹ bồi thường nạn nhân da cam.

14 ĂN KHỚP, ĂN NHỊP, ĂN Ý: Sủa cùng nhịp để tuyên truyền theo lệnh đảng và giả vờ thành nhiều người, ở nhiều nơi trên thế giới, rồi kẻ tung người hứng. 15. ĂN CỨT GÀ: xúi con nít ăn cứt gà.

16. ĂN ĐẶC SẢN, ĂN PHÂN: Món ăn đặc biệt của bà Dương Thu Hương gởi mỗi tháng 1 lần từ Paris về để tẩm bổ tập đoàn lãnh đạo cộng sản VN.

17. ĂN ĐÒN: Món ăn đặc biệt sắp tới đây chúng sẽ bị nhân dân cho ăn đòn.

Còn nhiều món ăn của đảng khốn nạn như ĂN QUỊT vàng của dân là ngân hàng thu vàng xịn, trả lại dân vàng giả. Xin bà con cho biết thêm về các món ăn của đảng vô lương.