Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Hiện chưa có tin nào cho biết chính xác thời gian ông Phạm Thanh Tân bị bắt

Báo Việt Nam vừa đăng tải thêm chi tiết về các sai phạm trong quản lý của ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).

Ông Tân mới bị cơ quan điều tra bắt và khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng không biết chính xác vụ bắt giữ xảy ra vào thời điểm nào.

Thông báo được Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang công bố tại Hội nghị ở Hà Nội ngày 23/1 về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Ông Phạm Thanh Tân rời ghế Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Agribank tháng Bảy năm 2011 và chuyển về Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Báo Tuổi Trẻ hôm 24/1 cho hay ông Tân cùng một số cá nhân khác bị khởi tố và bắt tạm giam do liên quan đến vụ thiệt hại 3.900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.

Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, về hành vi "vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng", báo Tuổi Trẻ cho biết.

Bà Lượng có sai phạm trong việc cho Công ty liên doanh Lifepro Vietnam vay vốn đầu tư dự án.

Thiếu trách nhiệm trong giám sát

Công ty liên doanh Lifepro Vietnam từng đầu tư gần 200 triệu đôla xây nhà máy ở tỉnh Ninh Bình hồi năm 2007.

Dự án này được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mà không có cơ chế kiểm tra giám sát.

Sau vài tháng, nhà máy ngừng hoạt động vào tháng 8/2012, giám đốc công ty bỏ về nước, nợ ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

Trong vụ này, cơ quan điều tra nói ông Phạm Thanh Tân đã thiếu trách nhiệm, dẫn đến nguy cơ mất vốn.

Trước đó, báo Petrotimes nói trong thời gian ông Tân làm tổng giám đốc, Agribank đã từ một trong những ngân hàng có vị thế lớn nhất và mạng lưới trải rộng nhất ở Việt Nam trở thành yếu thế trên thị trường tài chính-ngân hàng.

Cũng theo Petrotimes, tính đến hết ngày 30/6 năm ngoái, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước:

"Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14%. Đây là một trong những hậu quả do quãng thời gian điều hành yếu kém của ông Tân."

Trước ông Tân, đã có hàng loạt các cán bộ của Agribank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam.

by Lý Tưởng Người Việt

Tin Hà Nội - Quân đội Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng đã cho phổ biến những tin tức và hình ảnh về các cuộc tập trận với mật độ khá dày và bất thường chỉ trong mấy tuần lễ đầu năm 2013, ở cả trên đất liền lẫn ngoài biển. Nhiều báo chính thống của Trung Cộngđăng tải các bản tin và hình ảnh các cuộc tập trận trên biển Đông, đặc biệt tại quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam cùng với những hình ảnh về tập trận ở tỉnh Vân Nam sát với 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang của Việt Nam. Buổi tập trận này tập trung nhiều loại máy bay oanh tạc của trung đoàn oanh tạc cơ thuộc hạm đội Nam Hải đã bay đến các mục tiêu ngoài biển xa hàng ngàn cây số và mở cuộc tấn công bất ngờ trên biển.sb5-large-content copy

Sau đó làđến cuộc tập trận của một đơn vịpháo binh thuộc binh đoàn Thành Đôđóng tại tỉnh Vân Nam đối diện với các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang của Việt Nam từ một vùng rừng núi. Hải quân Trung cộng cũng nói một đơn vị thiết giáp đồn trú tại một đảo thuộc tỉnh Tam Sa đã tập trận bắn đạn thật chống oanh tạc nhằm chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu cho lính. Vào tuần trước, Trung cộng cũng loan báo một nghị quyết của Quân ủy Trung ương thúc giục các đơn vị quân đội mọi ngành của họ chuẩn bị cho chiến tranh. Tại Việt Nam, nhà cầm quyền cũng loan tin một số lính ở Trường Sa luyện tập võ.

Bản tin nói ở đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, các binh sĩ ở đây đã tập luyện đánh cận chiến. Trước đó ít ngày, hình ảnh thao dượt bắn cao xạ phòng không ở đảo Sơn Ca, đảo phía Bắc thuộc quần đảo Trường Sa được phổ biến trên một số báo. Ngày 12 tháng giêng, Hà Nội loan tin các binh chủng gồm nhiều lực lượng đã tham gia phối hợp tấn công trongđợt tập huấn quân sự toàn quân tại Trung Tâm Huấn Luyện Miếu Môn. Một tuần trước đó, quân đoàn 2 thuộc Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam cũng tổ chức cuộc diễn tập từ Lục Quân-Không Quân, gồm các đơn vị bộ binh, trực thăng, tiêm kích, công binh, tăng thiết giáp, pháo phòng không. 

by Lý Tưởng Người Việt

Tin Hà Nội - Hôm nay tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội, côn đồvà công an đóng giả côn đồ đã đánh các bà con đi khiếu kiện tại Văn phòng chính phủ. Đông đảo người dân từ Thanh ấm Vân đình đã kéo đến phòng tiếp dân của Thành phố gửi đơn yêu cầu trả lời về việc cướp chợ, cắt điện không cho bà con kinh doanh khi Tết sắp về. Vụ cướp chợ Thanh Ấm đã được báo chí đưa tin rất chi tiết, công ty tư nhân Hòa Nam đã hối lộ cho các cán bộ huyện Ứng Hòa để âm mưu cướp chợ Thanh ấm.sb11-large-content

Âm mưu bất thành khi cán bộ Ứng hòa bị báo chí moi ra các đầu lậu tham nhũng, ăn hối lộ qua việc bán công chức với giá gần hai trăm triệu cho chức giáo viên tiểu học. Sáng nay khi bà con Thanh Ấm kéo ra Hà Nội gửi đơn, công ty Hòa Nam đã thuê công an Ứng Hoà, đứng đầu là trưởng công an huyện cho lính phối hợp với công an Hà nội để giả danh côn đồ, gây gỗ với dân oan và kiếm cớ đánh dân. Sáng nay tại văn phòng Tiếp dân ở số 1 đường Ngô Thời Nhiệm, hơn 30 dân oan kéo ra Hà nội khiếu kiệnđã ngồi bệt ngoài cổng của tiếp dân nhà nước tại đây, họ lấy bìa cứng và viết lên hàng chữ cứu dân Đắc-Nông, dân đang bị cướp sạch, đốt sạch, giết sạch.

Công an cũng đóng giả côn đồ vây quanh đó hòng không cho dân đi đường dừng lại giúp đỡ hay chụp hình đưa tin lên mạng. Dân oan kéo về Hà nội ngày càngđông, nhà cầm quyền đang giở những thủ đoạn đê hèn và đốn mạt để bịt miệng dân oan. Hiện tại nông dân Dương Nội đang liên tiếp biểu tình mấy ngày nay trước cổng trụ sở tiếp dân ở Hà Đông. 

by Lý Tưởng Người Việt

Mãi dâm là một trong nh ững vấn đề xã hội nhức nhối mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam tìm cách dẹp bỏ nhưng thất bại suốt nhiều thập niên. Vấnđề không phải là Nhà nước Cộng sản Việt Nam quan tâm đến xã hội, mà ở chỗ là lý thuyết của chế độ Cộng sản định rằng trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa tốt đẹp sẽ không thể có tệ nạn được. Nhưng thật mỉa mai, là từ ngay chế độCộng sản miền Bắc chưa cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, mại dâm đã bí mật hoạt động. Cho đến ngày nay, trên mọi đường phố vẻ của Hà Nội hay Saigon, mãi dâm ngày càng công khai và nhộn nhịp không khác gì những hội chợ về đêm. PHONG SU DAC BIET TU VIET NAM-large-content
Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Saigon cho biết riêng mãi dâm nữ hiện nay đang có khoảng 15.000 người. Mại dâm hiện nay không chỉ diễn ra tại các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán karaokeà mà còn tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, cơ sở xông hơi xoa bóp, spa săn sóc da. Từ đó, ý kiến thể nghiệm một khu đènđỏ, hợp pháp hóa mại dâm như ởSingapore đã được đề ra trong cuộc họp của Ủy ban Nhân Dân Saigon vào giữ tháng 1 vừa qua. Trưởng phòng can thiệp giảm tác hạiỦy ban Phòng chống AIDS Saigon là người nhắc lại một đề xuất táo bạo từng được nêu ra tại các hội thảo về quản lý vấn nạn mại dâm trước đây, đó là việc thí điểm quy hoạch một khu đèn đỏ để quản lý hiệu quả.
Lập tức, báo chí và những câu chuyện đường phố đã bàn tán hết sức sôi nổi về chuyện này. Quả thật nếu những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có thể chấp nhận được chuyện này, xã hội Việt Nam sẽ có một cột mốc lịch sử về chuyện quản lý cởi mởvà phóng khoáng trong khung chế độ Cộng sản. Báo chí không mô tả những tranh cãi trong lòng nội bộ các quan chức Cộng sản ở Saigon, nhưng rõ ràng đã có những mâu thuẫn hết sức gay gắt về màu sắc ý thức hệ trong câu chuyện hợp pháp hóa mại dâm này.
Cuối cùng thì thay mặt cho nhà cầm quyền địa phương, hôm qua Phó chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Saigon khẳng định rằng sẽ không thể chấp nhận xây dựng một khu mại dâm hợp pháp trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt. Tuy nhiên nhân vật này cũng nói nhà cầm quyền thành phố Saigon đã suy nghĩ chuyện thành lập một khu ăn chơi gồm quán bar, vũ trường tách biệt với các khu dân cư vài chục cây số để dễ quản lý hơn. Dường như cố bám vào lý thuyết xã hội cộng sản tươi đẹp, nhưng các nhà lãnh đạo hiện nay cũng không thể dứt khoát từ chối được sự hưởng thụ mà họ đã quen mùi từ gần 40 năm nay.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

 

 

Đá đấu

 

 

Kỳ này Ba Ếch với Tư Sang

Tư Sang dập dập

Ếch ngang tàng

Hai con gà chọi thi nhau đá

Xem con nào giữ được ngai vàng.

 

Dân chúng tò mò, thích thú coi

Coi tên Trọng Lú có sức voi?

Có đủ khả năng đạp Ba Ếch

Nó nói rằng nó việt cộng nòi.

 

Bé chẳng học hành, bán khoai lang

Bởi rằng không học cũng làm quan

Học chỉ nhọc tâm khi làm bậy

Thà như vô cảm như tàng tàng!

 

Câu " Nhân bất học, bất tri lý"

Nhỏ đách học, lớn cũng làm đại úy

Đọc thơ Ba Ếch ngồi cười mĩm

Tay nào ví vậy mà có lý.

 

Thử hỏi trên đời, thằng nào giàu

Thằng nào có "thành tích" hơn tao?

Bất luận vô hảo hay hữu hảo

Tao là chúa tể, làm gì nhau?

 

Hai không một bốn (2014)

Cộng suy tàn*

Tuy lú, Trọng hợp với Tư Sang

Tung cánh bay lên làm lịch sử

Tuyên bố đảng cộng sản tan hàng.

 

 

Nguyên Thạch

*Tiên đoán của nhà tiên tri vũ trụ Trần Dần

 

by Lý Tưởng Người Việt

VIỆT NAM (NV) - Ðể giải quyết nhanh những "món nợ khó đòi," giới cho vay nặng lãi đã biến việc đòi nợ thuê thành một nghề thịnh hành, đặc biệt trong mùa Tết đang tới.

doino

Ba thanh niên lận súng trong người bị bắt trên đường đi đòi nợ thuê. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Mới đây, đêm 22 tháng 1, ba thanh niên lận súng trong người đã bị công an bắt quả tang khi đang trên đường "hành nghề" tại thành phố Thanh Hóa.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, ba thanh niên này khai tên Lê Hồng Phong, Phạm Văn Tùng và Nguyễn Văn Giang, trong độ tuổi từ 23 đến 25, đều là cư dân thành phố Thanh Hóa.

Phong thú nhận đã rủ Giang và Tùng mang theo hai khẩu súng tự chế đi đòi nợ thuê tại thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên, cả ba chưa kịp ra tay thì bị bắt. Người ta tìm thấy 5 viên đạn trong hai khẩu súng đã lên nòng.

Trước đó chừng vài tiếng đồng hồ, khoảng 3 giờ chiều ngày 22 tháng 1, một băng đòi nợ thuê gồm bốn người đàn ông và hai phụ nữ đã bắt cóc một con nợ đưa vào nghĩa trang Lái Thiêu B, buộc người nhà mang tiền đến trả nợ để chuộc mạng.

Con nợ là ông Trần Công Tạo, cư dân tỉnh Bình Dương may mắn được hàng chục công an Bình Dương giải cứu sau đó.

Cuộc điều tra của công an thị xã Thuận An, Bình Dương cho biết, cả băng đòi nợ thuê sáu người gồm Nguyễn Thị Hường 38 tuổi, cư dân tỉnh Kiên Giang; Dương Văn Nhơn, Mai Hữu Toàn, Quách Hoàng Vũ, Vũ Ngọc Diệp và Trần Thị Anh Ðào đều là cư dân tỉnh Bình Dương đã bị bắt.

Hồ sơ của công an nói rằng ông Trần Công Tạo đã vay của bà Ðào 80 triệu đồng, tương đương 4,000 đô với lãi suất 15%/tháng. Không trả nổi tiền lãi cắt cổ, ông Tạo bỏ trốn sang huyện Dầu Tiếng. Hay tin này, bà Ðào nhờ đồng bọn truy lùng, bắt cóc được ông này, đưa vào nghĩa địa Lái Thiêu B.

Tại đây, cả nhóm buộc con nợ phải nộp chiếc xe trị giá 20 triệu đồng và ép ông này gọi điện thoại bảo người nhà mang đến 200 triệu đồng, tương đương 10,000 đô chuộc mạng.

Tại huyện Gia Lâm, Hà Nội lúc 1 giờ rưỡi trưa ngày 22 tháng 1, cũng đã xảy ra vụ đòi nợ thuê bằng súng. Băng đòi nợ thuê đã nổ súng để thị uy, cảnh cáo vì ông Nguyễn Thạch Tuấn 27 tuổi, ngụ tại khu chợ mới Ninh Hiệp chưa kịp trả tiền vay. Chú ruột của ông Tuấn là ông Nguyễn Thạc Vân tri hô cầu cứu bị băng đòi nợ đâm một nhát trúng đùi. Họ đã bắn ít nhất 5 phát đạn chỉ thiên trước khi bỏ đi.

Trước đó nữa, khoảng đầu tháng 6, 2012, nhóm đòi nợ thuê xuất hiện tại tiệm cầm đồ của ông Lê Văn Bảo, đánh đập và buộc ông này phải viết giấy bán chiếc xe SH giá 150 triệu đồng, tương đương 7,500 đô. Ông này tri hô cầu cứu. Hai thanh niên đòi nợ thuê bị bắt cho biết tên Nguyễn Văn Hùng 27 tuổi, và Nguyễn Khánh Tân 21 tuổi, đều là cư dân Hà Nội.

Ông Bảo cho biết đã vay của ông Hùng 4 tỉ đồng, tương đương 200,000 đô, mỗi tháng phải trả 150 triệu đồng tiền lãi, tương đương 7,500 đôla. Vì chậm trả nợ, ông Hùng cùng với một "đàn em" đến tận tiệm của ông này "cưỡng chế" để lấy đi một chiếc xe gắn máy đắt tiền và còn dọa giết ông bằng lựu đạn nếu không đòi được nợ.

Người ta chưa quên vụ chủ nợ tạt acid hai vợ chồng con nợ, chủ quán cà phê ở quận 6 khoảng 1 giờ trưa ngày 21 tháng 1. Vụ đòi nợ bằng acid khiến ông chủ quán tên Trần Thanh Liêm 42 tuổi thiệt mạng. Vợ của ông này bị phỏng nặng, chưa kể hai người khách hàng bị phỏng lây.

Sau khi giết người, ông chủ nợ Kha Cư ung dung đến đồn công an nộp mình. (PL)

by Lý Tưởng Người Việt

anhhungnguyenngocloan1-contentCòn nhớ trong những ngày lửa binh Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 ở vùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, có một vị tướng dáng vóc nhỏ bé trong chiếc áo giáp đen sạm khói súng, đã xông xáo giữa những làn đạn chằng chịt đỏ lửa, trong tiếng AK và tiếng B40 nổ rền trời. Ông ôm cây súng M16 đứng xổng lưng trên tuyến đầu, chiến đấu và bắn về phía quân địch như bất cứ một người chiến sĩ khinh binh dũng cảm nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mà đã đi vào huyền thoại quân lực và chiến sử Việt Nam, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Tình Báo và An Ninh Quân Đội, cựu Tư Lệnh Phó Không Quân QLVNCH.

Cuộc đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là cả một tấm gương sáng. Là một phi công ưu tú của quân chủng Không Quân, người đã có hàng ngàn giờ bay trên nhiều loại phi cơ oanh tạc chiến đấu, sự dũng cảm phi thường của ông đã đưa ông lên đến chức vụ cao tột Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1960 sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính là người đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi Tên Lửa " (Flamming Dart) ngày 11.2.1965, dũng mãnh lao xuyên qua những làn đạn phòng không kinh khủng của giặc bắn phá hang ổ địch và những địa điểm tàng trữ các phương tiện chiến tranh mà từ đó Hà Nội trang bị cho binh đội của họ tràn qua vĩ tuyến 17 tàn sát đồng bào miền Nam. Trong những giây phút lơ lửng giữa sự sống và cái chết trên bầu trời miền Bắc, những chiếc A1 do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đã đánh những chùm bom chính xác rải lên đầu bọn cuồng khấu. Để cho chúng biết rằng, dù những chiếc A1 bay chậm và lỗi thời, không thể nào địch nổi những chiếc MIG 17, 19, 21 phản lực cơ tối tân mà Nga Sô và Trung Cộng đã viện trợ cho Không Quân Bắc Việt, những người trai anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn quyết tâm chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc. Trong một phi vụ vượt vĩ tuyến, có một lần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã phải đau xót nhìn chiếc phi cơ của anh hùng Thiếu Tá Phạm Phú Quốc trúng đạn giặc và nổ bùng thành một chiếc hoa lửa đỏ giữa bầu trời xanh thẳm.

Sau những chiến công lừng lẫy trên bầu trời miền Bắc và sau khi chiến dịch "Mũi Tên Lửa" chấm dứt, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Chuẩn Tướng và được điều động về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cùng lèo lái con thuyền quốc gia kể từ ngày 19.6.1965, sau khi đã gạt bỏ được Đại Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, vì những yếu kém và bất lực của ông này. Ngày 19.6 từ đó được chọn là "Ngày Quân Lực", biểu trưng của ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái lập trật tự và điều hành guồng máy quốc gia. Trong những năm đó, Chuẩn Tướng Loan được sự tín nhiệm của Thiếu Tướng Kỳ, đã là một vị tướng hết sức mẫn cán, ông thẳng tay bố ráp và truy lùng bọn cộng sản nằm vùng, bọn tình báo địch xâm nhập đô thành. Cảnh Sát Quốc Gia của ta trong thời kỳ đó đã hốt được nhiều mẻ lớn. Là một vị tướng năng nổ, ông đã được chính phủ cử ra Trung cùng một số tướng lãnh tài năng khác bình định vụ biến động Phật giáo trong năm 1966. Ngoài Vùng I tình hình vô cùng rối ren với sự khuấy động của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, sự bất tuân phục của ông này vì sự tranh giành quyền lực với chính phủ trung ương, và sự quá khích của những thành phần Phật giáo. Có đến một trung đoàn quân đội ngoài Vùng I tham gia phe ly khai. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, với sự giúp sức của các cấp quân sự thuộc binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, đã nhanh chóng bình định được tình thế, với một sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất ở mức tối thiểu ngoài sự mong đợi của chính phủ trung ương. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được cho đi Hoa Kỳ. Cơn sóng gió tưởng chừng có thể làm ngửa nghiêng đất nước và mối hiểm họa binh đội cộng sản lăm le tràn xuống nuốt lấy Việt Nam Cộng Hòa đã được những viên tướng tài giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa san bằng. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Thiếu Tướng. 
Với quyền lực to lớn, với ánh hào quang và những phương tiện vật chất dồi dào ấy, đáng lẽ ông phải vun vén cho riêng cá nhân mình một cái gì đó. Nhưng kỳ diệu và đáng kính phục biết ngần nào, cuộc sống của người bình dị và đơn sơ quá, người không có tài sản gì đáng giá. Ở giữa một xã hội vật chất phù phiếm và đua tranh, chung quanh ông đầy dẫy những tấm gương tham nhũng của những yếu nhân tai to mặt bự, với những cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc thâu đêm suốt sáng, thì tấm gương thanh liêm của người cùng với một số hiếm hoi các tướng lãnh khác giống như những viên ngọc quí nằm trong mớ tro củi bẩn thỉu. Ông không lấy của công làm của tư, không có biệt thự riêng, chỉ ở nhà của chính phủ cấp cho, một chiếc xe Jeep, một chiếc áo giáp, một cây súng và một trái tim dành cho nước non.

anh hùng nguyễn ngọc loan, thiếu tướng tư lịnh cảnh sát quốc gia

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11.12.1930 tại Huế, khi vào lính ông được gửi đi học Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Tốt nghiệp Thủ Đức, tân sĩ quan Nguyễn Ngọc Loan về phục vụ trong Lực Lượng Xung Kích Việt-Pháp năm 1952. Nhưng đến năm sau ông lại được gửi đi thụ huấn khóa phi công tại Trường Không Quân Salon De Provence tại Pháp và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1956. Khoảng đầu những năm 1960 ông nhận nhiệm vụ làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát đóng tại Nha Trang. Bốn năm sau, Đại Tá tân thăng Nguyễn Ngọc Loan được tín nhiệm chức vụ cao quí tột bậc quân chủng, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Bắt đầu từ năm 1965, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được điều về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội, Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Một thời gian sau ông được vinh thăng Thiếu Tướng.

Một trong những câu chuyện vẫn còn được những thuộc cấp kể cho nhau nghe về lòng độ lượng và thương yêu thuộc cấp của Thiếu Tướng Loan. Một đám cận vệ của "Anh Sáu" (chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến kính trọng và mến thương gọi Tướng Loan, dĩ nhiên là gọi sau lưng. Đứng nghiêm trình diện trước mặt người dù không có tội gì cũng đã thấy muốn...vãi đái trong quần, ở đó mà anh Sáu với lại anh Năm) đang ngồi binh xập xám ở phòng ngoài của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Loan đang nằm lim dim nghỉ trên một cái sofa ở phòng trong. Bọn "nhỏ" mê mẩn sát phạt nhau hung quá không nhận ra "Anh Sáu" đã thức giấc lúc nào và đang nhẹ nhàng như một con báo lướt ra khỏi cửa phòng. Người đứng nhìn đám đàn em thân thiết, tủm tỉm cười và nghĩ ra một trò chơi nhỏ mà sẽ làm cho mấy thằng em lên ruột lên gan chút chơi. Con người kinh khủng đó cũng có khiếu khôi hài lạnh quá đi. Ông lẳng lặng biến mất ra khỏi Tổng Nha CSQG, leo lên chiếc Jeep cùng tài xế nhấn ga dọt mất. Mãi một lúc sau, có một anh lính tình cờ nhìn vào bên trong, chiếc sofa trống trơn, Tướng Loan đã biến mất. Đám cận vệ nhốn nháo, mặt mũi xanh mét như tàu lá chuối vứt bài tứ tung la hoảng :" Ổng đi mất tiêu rồi! ". Cả bọn hối hả quơ súng ống chạy túa ra như bị ma rượt. Thiếu Tướng Loan dũng cảm trên chiến trường, nhưng cũng rất dồi dào tình yêu thương thuộc cấp. Khi thuộc cấp lầm lỗi, ông không trừng trị họ bằng những phương cách thô bạo, mà ông chỉ làm cho họ cảm phục quyết định và tự thấy xấu hổ trước vị chỉ huy của mình, từ đó họ sẽ sửa chữa và làm những công việc tốt đẹp để chuộc lỗi.

Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa. Cộng quân tấn công vào thủ đô Sài Gòn vào lúc 2 giờ khuya ngày 31.1.1968, tức ngày mùng 1 Tết năm 1968. Đô thành Sài Gòn quá rộng lớn, mặc dù súng và pháo trộn lẫn vào nhau nỗ dòn dã ở một số khu vực, đến sáng mùng 2 Tết người dân SàiGòn vẫn lũ lượt đi thăm viếng chúc Tết nhau và vui chơi. Cho tới khi cường độ cuộc chiến lên cao và lửa đạn bung tỏa ra khắp nơi, người ta mới bàng hoàng biết là chiến tranh đã về thành phố, với tất cả cái khốc liệt và tàn bạo nhất.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày đầu xuân đang ở Mỹ Tho, vùng chôn nhau cắt rún của bà Thiệu. Cho nên lúc 8 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, dân Sài Gòn chỉ được nghe Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ban bố lệnh giới nghiêm trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, tố cáo quân Việt Cộng tấn công toàn quốc và vi phạm lệnh hưu chiến ba ngày do chính chúng đề nghị. Các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Cảnh Sát Dã Chiến đã nhanh chóng được điều động đến giải tỏa những vị trí bị địch tấn chiếm hồi đêm mùng 1. Các phi cơ cánh quạt A1 của Không Quân lên đánh bom và xạ kích công sự phòng thủ của địch. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 5.2.1968 đã cấp tốc tổ chức chiến dịch phản công "Trần Hưng Đạo", Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng chiến dịch; Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Tham Mưu Phó. Theo kế hoạch của chiến dịch, đô thành và vùng ven đô được chia làm sáu khu vực trách nhiệm và được phối trí như sau :

- Khu A : Nhảy Dù, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù chỉ huy.

- Khu B : Thủy Quân Lục Chiến, Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC chịu trách nhiệm.

- Khu C : Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia chỉ huy các lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát Quốc Gia.

- Khu D : Biệt Động Quân, Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ điều động lính Mũ Nâu càn quét địch, nỗ lực chính là Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.

- Khu E : Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy.

- Khu F : Lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại khu C, bao gồm lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Những quận này nằm ở khu trung tâm Sài Gòn nên tương đối yên tĩnh, các chiến sĩ cảnh sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông lên chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Một gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.

Thiếu Tướng Loan đau đớn thề với lòng là ông sẽ bắt tên ác quỉ trả giá những tội ác mà nó đã gây ra cho những người vô tội. Người đích thân bố trí và chỉ huy Cảnh Sát Dã Chiến vây bắt toán đặc công khát máu này. Làm sao mà những con thú người đó có thể thoát khỏi trận địa trong vòng vây ngày càng siết chặt của quân ta. Cuối cùng, lực lượng cảnh sát tóm cổ được tên sát nhân. Thiếu Tướng Loan ghê tởm nhìn bộ mặt hung ác gớm ghiếc của gã, ông muốn nôn mửa. Tại sao trên cõi đời này có những người nhân danh chiến tranh để giết trẻ em, đàn bà và người già. Vậy thì ông sẽ nhân danh cho những oan hồn chưa đưọc siêu thoát ấy, ông sẽ nhân danh cho những đôi mắt thơ ngây của các em, cho tuổi thơ trong trắng của các em. Ông xử tử tên sát nhân ngay tại chỗ mà trước đó hắn đã xuống tay giết các em. Ký giả Eddie Adams đứng gần đó, anh này trong những ngày binh lửa đã theo chân Biệt Động Quân lên vùng Thị Nghè săn tin và tấp vào bản doanh chỉ huy của Thiếu Tướng Loan, đã nhanh tay chụp được cảnh tên VC đền tội.

Eddie Adams với tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên VC trên đường phố đã leo lên tột đỉnh vinh quang nghề nghiệp khi anh ta nhận được giải thưởng Pulitzer năm 1969. Anh bước lên bục vinh quang trong khi vị Tướng anh hùng của chúng ta bị oan khuất. Những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo nhưng dốt nát kiến thức quân sự và lịch sử Việt Nam trong chính phủ Mỹ hồi đó, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng không tìm được cái cớ hay ho nào để tháo chạy, mà phải cần tới một màn đạo diễn tàn nhẫn và vô lương tri đổ lên đầu một con người có váng dóc nhỏ thó ấy. Giới truyền thông Mỹ thổi phồng câu chuyện Thiếu Tướng Loan bắn tên sát nhân giữa mặt trận, giết chết cuộc đời binh nghiệp của ông, giết chết lòng yêu nước, yêu tự do và yêu công lý của một vị tướng suốt đời chỉ biết tận tụy cho nước non. Tại sao Eddie không chụp những bức ảnh của những chiếc thây ma với những viên đạn AK47 gửi về Hoa Kỳ. Tại sao anh không chụp tấm hình của ông Tướng ngã gục xuống sau đó vì những viên đạn bắn lén từ trong bóng tối trúng vào chân của ông. Đó há chẳng phải là những giọt máu đã đổ để bảo vệ những người vô tội hay sao ? Tấm ảnh của anh đã giết chết cuộc đời của một người chiến sĩ yêu đồng bào yêu tổ quốc, đã phủ màu đen đắng cay lên đời một người công chính mà sẽ kéo dài và đeo đuổi người đến gần ba mươi năm.

Sau khi đã xử tử tên sát nhân, Thiếu Tướng Loan tiếp tục dẫn quân lên đánh địch, người đã trúng đạn và bị thương nặng ở chân. Viên đạn bắn vào đầu tên địch và viên đạn địch bắn vào chân ông, cả hai thứ đó đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp đầy huyền thoại của người.

Sau ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, Thiếu Tướng Loan cùng phu nhân di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống khiêm tốn quá sức, với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ quá khích sĩ nhục và làm khó khăn đủ điều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi!". Vị tướng thanh liêm, anh dũng và thất thế của chúng ta cắn răng nhận chịu những bãi nước bọt của người đời. Ông biết rồi cũng sẽ có một ngày nỗi oan khiên sẽ được làm sáng tỏ và danh dự sẽ được phục hồi từ bóng đen quá khứ tối tăm ảm đạm của cuộc đời ông. Tuổi đời chồng chất, chiếc chân khập khiểng, nổi oan khiên từ nỗi dối trá của những người ngu xuẩn vẵn không ngăn nỗi trong lòng người hào kiệt lòng nung nấu trở về quê hương chiến đấu lật đổ cộng sản. Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm người tại quán ăn LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng nước mắt thổ lộ hoài bão :

"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".

Ký giả Eddie Adams trong thời gian khổ ải của nạn nhân của anh ta, đã nhiều lần đến thăm Thiếu Tướng Loan. Anh hối hận và xúc động nhìn cảnh sống thanh bần của một vị tướng. Người anh hùng của đất nước Việt Nam vẫn vui vẻ tiếp chuyện người ký giả. Trong thâm tâm, ông đã tha thứ cho sự ngu xuẩn ngây thơ của Adams từ lâu. Adams không chụp bức ảnh đó thì cũng có hàng chục Adams khác lao tới bấm lấy. Adams chỉ là một trong hàng triệu người Mỹ vô tâm và ngu ngốc không biết gì về cuộc chiến Việt Nam. Thái độ cao thượng của người đã cảm hóa được Adams. Người Mỹ vốn là một dân tộc rất cao ngạo, nhưng một khi mà Adams đã thật sự hối hận thì anh ta đã quị người xuống thật thấp. Để anh viết một bản ai điếu tạ tội với người anh hùng của dân tộc Việt Nam, khi anh được tin Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14.7.1998. Cái bản điếu văn đó đã được anh viết bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận của anh.

Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27.7.1998. Chúng tôi xin được lược dịch lại bản văn này và tin chắc rằng giờ đây, ở cõi vô cùng người đã nở nụ cười bao dung tha thứ cho những lầm lỗi của thế gian :

"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Người chẳng hề phiền trách gì tôi. Người nói với tôi răng, nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về người và gia đình người trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.

Khi được tin ông Tướng đã chết, tôi gửi hoa đến phúng viếng và tôi đã viết : " Thưa ông Tướng, tôi hết sức ân hận. Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".


@ Quân-sử Việt-Nam

by Lý Tưởng Người Việt

Tin Hà Nội - Sáng nay thứ ba, trước trụ sở Tiếp Công dân của Trung ươngĐảng và Nhà nước số 1 Ngô Thời Nhiệm thuộc quận Hà Đông Hà Nội, đoàn 33 gia đình người dân Dương Nội lại tiếp tục có mặt để đưa đơn yêu cầu Ban Dân nguyện Quốc hội ra văn bản thông báo cho biết kết quả về việc xử lý lá đơn mà bà con đã gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm ngoái.sb5-large-content Trước cổng trụ sở tiếp dân - bà con Dương Nội lại treo tấm băng rôn màu đen ghi dòng chữ: Dân oan Dương Nội phảnđối Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội cố ý làm trái điều 57 Nghị định 84, vi phạm khoản 3 điều 39 Luật đất đai, điều 45 Luật khiếu nại tố cáo bao che cho Quận Hà Đông cướp đất. Người dân Dương Nội vừa trương biểu ngữ lên trước trụ sở Tiếp đân đã bị hàng chục công an và dân phòng, phường Quang Trung Hà Đông cùng xe cảnh sát, xô đẩy, giằng kéo để cướp. Dân chúng nhất định không nhường và những người có mặt đã chửi bọn Công an không hết lời. Nguyên văn những hình ảnh vụ xô đẩy cướp biểu ngữ của Công an được ghi lại trong đoạn video ngắn sau đây: 

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Tác giả: Nguyễn Lộc Yên
BL 130113 BGĐồng bào Việt Nam, càng ngày càng nhận diện rõ bộ mặt thật "buôn dân bán nước" của Hồ Chí Minh (HCM) và đồng đảng của ông ta; nên độc đảng này đang/sẽ sụp đổ sớm hơn dự kiến và sự sụp đổ được tính bằng ngày, không còn tính bằng năm hay tháng. Việt Nam Cộng sản (Việt Cộng=VC), đã và đang răm rắp tuân theo sự chỉ đạo của Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN. Chính quyền Việt Nam Cộng sản, đã vâng lệnh quan thầy Trung cộng, đã chỉ thị công an thẳng tay đàn áp đồng bào VN, khi đồng bào tranh đấu chống quân Tàu xâm lấn trên đất liền và biển đảo của ta.
Ngày xưa, trong thời bị Bắc thuộc, các Thái thú Tàu đã bóc lột dân ta tàn bạo và đến khi nước ta bị Pháp đô hộ, thực dân Pháp đã đày đoạ dân ta rất nhục nhằn. Vì vậy, nhân dân ta đã quật khởi, kiên cường đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Tuy nhiên, sự bóc lột và nhục nhằn ấy cũng chưa bằng lối cai trị quá tàn nhẫn của VC ngày nay. Vì sao tôi dám khẳng định như vậy?. Xin thưa:
- Sự nhục nhằn của nhân dân ta, vào các thời ngoại bang đô hộ trước đây; chưa từng có hàng triệu người bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đi tìm tự do. Nhưng sau hiệp định Genève (ngày 20-7-1954), hàng triệu người, từ miền Bắc di cư vào miền Nam Việt Nam để tìm đời sống tự do. Sau ngày 30-4-1975, cũng hàng triệu người Việt lại bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng sản, chấp nhận mọi hung hiểm, chết chóc trên biển cả hãi hùng hay nơi rừng rú rậm rạp?!
- Trên bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam, chưa hề xảy ra cái quái thai: "Đấu tố - Cải cách ruộng đất", hoặc "Vụ án - Nhân Văn Giai Phẩm", chỉ có vào khoảng năm 1954, chính quyền Hà Nội lại bị nhà cầm quyền Bắc Kinh trực tiếp sai khiến, mới có cái quái thai này?!. Sau năm 1975, VC lại cướp đoạt hoặc trưng thu ruộng vườn của nhân nhân, mới có hiện tượng "Dân oan", mà chữ "Dân oan" từ điển tiếng Việt chưa từng có trước đấy!. Chính sách chiếm đoạt ruộng vườn tạo nên một thùng thuốc nổ chậm cực lớn, sẽ nổ tan tành chế độ VC. Đấy là một "thế lực thù địch" chính VC tạo ra và VC sẽ nhận lấy hậu quả "gậy ông đập lưng ông" trong nay mai.
- Trung cộng được đặc quyền khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án ước tính khoảng 3,1 tỷ USD, chúng lại muốn xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km và một cảng biển trên nước ta, lấy cớ để vận tải sản phẩm?!. Gây nên quan ngại rất lớn về sự có mặt cả hàng ngàn người Tàu tại địa bàn Tây Nguyên, nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng. Theo tiết lộ WikiLeaks: Vụ Bauxit Tây Nguyên, chính quyền Tàu đã mua đứt Nông Đức Mạnh 300 triệu USD, Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD. Việc hối lộ này, đã đăng trên các báo: Tờ báo Aftenposten của Na Uy, Dân Làm Báo... Đồng thời, Báo Financial Times cho rằng: "Dự án Bauxit Tây Nguyên, nói lên tính phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc, và dự án này là một món quà"?! Dự án Bauxit Tây Nguyên rất nguy hiểm về: An ninh, quốc phòng; kinh tế, xã hội; nhất là ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nhưng, hai ông Dũng và Mạnh chỉ cần lấy được tiền, họ xem tiền hối lộ trên đồng bào và tổ quốc?!
Chính quyền VC chẳng những sợ sệt luồn cúi Tàu, mà còn xem người Tàu như đấng chí tôn (vua chúa) của mình, nên sợ "phạm huý" phải gọi tên bọn cướp biển Tàu đã/đang sát hại ngư dân VN là "tàu lạ", dù VC biết chắc chắn tàu cướp biển này là của bọn "giặc Tàu". Đúng là VC tự nguyện xem mình là thần dân của quân Tàu cướp nước?! Từ những hành động chính quyền VC như thế, nên VC được nổi tiếng: "Hèn với giặc, ác với dân" là vậy. Do đấy, mới có phong trào "người Việt yêu nước", đã/đang chống lại hành vi sai trái của chính quyền VC, những nhân vật yêu nước nồng nàn, đã đấu tranh quyết liệt, phải trân trọng kể đến: Cha Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, bà Lê Hiền Đức, bà Bùi Thị Minh Hằng, luật sư Lê Công Định... Đồng bào VN luôn kính trọng và biết ơn các vị này, họ vì quốc gia dân tộc mà phải chịu đoạ đày trước hành động trả thù vô lý và dã man của VC.
Người xưa có câu: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). VC lại không hiểu được lý lẽ này, hay hiểu nhưng họ là kẻ bán nước, là hồn Tần Cối (1090-1155) tái sinh. Tần Cối làm quan Tể tướng nhà Tống, đã ngấm ngầm dâng nước Tống cho giặc Kim, vì thế sau này nước Tống bị nước Kim xâm lược.
"Tần Cối tái sinh, buôn bán nước Đồng bào xông xáo, giữ gìn quê Quân Tàu rình rập, xâm cương thổ Ai chống, ai hàng, ai tái tê???!!!"
Tôi tin rằng: "Hồn thiêng sông núi phù trì, nay đất nước đang bị hao hụt bởi ngoại xâm, với tinh thần bất khuất của dân tộc, toàn dân sẽ đồng lòng gìn giữ đất nước, sẽ lật đổ chính quyền Thái thú VC. Ngày ấy không xa, có lẽ chính quyền VC không thể tồn tại lâu hơn 3000 ngày nữa".
Chưa hết, ngày 4-9-1958, thủ tướng Tàu cộng là Chu Ân Lai, ra một bản tuyên bố vùng biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Tàu. Tuân thủ ý đồ của quan thầy vừa tuyên bố; ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, với sự đồng loã chủ tịch nước là Hồ Chí Minh, gửi công hàm cho Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền của Tàu cộng theo bản tuyên bố của họ Chu. Trong khi ấy, quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi của Khánh Hoà chạy dài đến Philippines. Năm 1933, HS thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1956, Tổng thống VNCH ký sắc lệnh, đổi Bà Rịa thành tỉnh Phước Tuy), như vậy Hoàng-Trường Sa là của miền Nam VN (VNCH), ông Đồng dâng biển đảo thiếu yếu tố pháp lý. Quá trớ trêu, chúng ta sẽ gọi ông Đồng và ông Hồ là 2 kẻ ăn cắp hay 2 kẻ ăn trộn đảo của VNCH, xin đồng bào cho ý kiến?!. Do đấy, ngày 19-1-1974, Tàu cộng đem hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và đến năm 1988, Tàu cộng lại đem hải quân đánh chiếm nhiều đảo của ta ở Trường Sa. Ngày 30-12-1999, gọi là phân định lại biên giới Việt-Trung, VC đã nhượng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông, thuộc đất của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn... Ngày 25-12-2000, chính quyền VC, cắt nhượng tiếp vùng vịnh Bắc Bộ của VN cho Tàu cộng, khoảng 11,000 km vuông.
Từ cổ chí kim, từ Á qua Âu, qua Mỹ, chưa bao giờ có "Kẻ bán nước, lại bắt giam người yêu nước", ba bloggers yêu nước, thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, tranh đấu chống quân Tàu xâm lấn VN, lại bị chính quyền bán nước VC, tuyên phạt tại cái gọi là toà án Sài Gòn ngày 24-9-2012: Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, 12 năm tù. Tạ Phong Tần, 10 năm tù và Phan Thanh Hải, 4 năm tù giam.
Lại cũng "Kẻ bán nước, xét xử người yêu nước", gọi là cái tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, trong hai ngày 8 và 9-1-2013, gọi là xét xử 14 thanh niên Công giáo: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Sơn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và chị Đặng Ngọc Minh. Không thể khuất phục trước bọn Việt gian bán nước; lòng yêu nước kiên trung thôi thúc, những thanh niên yêu nước này đã dám đứng lên dõng dạc hô to: "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và Đả đảo Trung Quốc xâm lược". Chưa hết, lòng yêu nước nồng nàn còn sáng chói, Paul Minh Nhật đã nói khẳng khái: "Tôi không có tội, nên nhà cầm quyền Việt Nam muốn bỏ tù hay làm gì thì cứ tùy thích". Đặng Xuân Diệu đã nói hùng hồn: "Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm, nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại Tôi, thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc VN và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm". Đáng phục, những lời khẳng khái và hùng hồn ấy, như phảng phất lời son sắt của danh tướng Trần Bình Trọng đã mắng giặc: "Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc, ta đã bị bắt thì chỉ có chết thôi", lời nói này, sau khi tướng Trần Bình Trọng bị giặc Nguyên (Tàu) bắt và dụ hàng vào năm 1285. Tất cả 14 người thanh niên yêu nước, đã bất khuất trong công cuộc đấu tranh chống quân Tàu xâm lược, mà lại bị VC cáo buộc "hoạt động lật đổ chính quyền"?!. Kết án tổng cộng 83 năm tù giam và 42 năm quản chế?! Chống Tàu xâm lược, vì sao VC ngạo ngược gọi là "hoạt động lật đổ chính quyền", chính sự vu khống này sẽ "lộng giả thành chơn", mà nhân dân ta sẽ hạ bệ chính quyền VC bán nước trong một ngày không xa.
Có lẽ VC không học Sử Việt, nên không biết vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: "Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình quyền nói một đàng làm một nẻo. Cho nên họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn: Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời Ta dặn: Một tấc đất của Tiền Nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Nói tới: "Có lẽ VC không học Sử Việt", thì tôi lại cảm thông cho ông Nguyễn Tấn Dũng, nghe nói Ba Dũng là con rơi, con rớt của ông Nguyễn Chí Thanh gì đấy, bị bơ vơ, đến năm 12 tuổi phải đi làm liên lạc viên, nên trách Ba Dũng không học Sử Việt là trách oan rồi!
VC trước đây, vừa mưu mô quỷ quái, vừa lừa lọc và hung hãn, đồng bào có người lầm mà tin theo, có người sợ mà khuất phục. Nhưng ngày nay (2013); đồng bào đã nhận diện rõ bộ mặt giả dối và "buôn dân bán nước" của Hồ Chí Minh và đồng đảng của ông ta, nên dân không còn tin theo và sợ sệt VC nữa. VC lại quên câu nói: "ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh" hoặc: "tức nước vỡ bờ" là chuyện phải đến nay mai, vì người dân đã bị VC dồn đến đường cùng. Đại văn hào cũng là chính trị gia Nguyễn Trãi đã nói: "Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân". Vì vậy, cần xem xét kỹ lại hành động của VC, càng ngày VC càng đàn áp dân chúng thô bạo hơn, VC không nghĩ đến trường hợp người dân bị đè nén quá mức, giống như lò xo càng đè thì sức bật ngược càng mạnh. Do đấy, dự kiến rằng VC sẽ sụp đổ trong 3000 ngày là còn quá lâu. Nếu VC không thay đổi hoặc tiến đến đa nguyên đa đảng gấp, thì VC có thể không tồn tại được tới một nửa thời gian vừa dự kiến; vì "ý dân là ý trời".
Nhân đây, người viết cũng xin có vài lời tâm tình với Quân đội và Công an VN hiện nay. Người viết nói thật, đã ở tuổi nghỉ hưu, còn Công an và Quân đội đang phục vụ, có lẽ còn trẻ trung hơn, để xưng hô theo tuổi tác của người Việt; người viết xin gọi các người là chú (chú em) nhé. Về Quân đội có lẽ các chú đang "án binh bất động", trong khi đất nước đang âm ỉ cháy ngầm chưa bùng phát, nhưng các ông: Đại tá Đào Văn Nghệ, đại tá Bùi Tín, tướng Trần Độ, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh... đã quá bức xúc trước cảnh quân Tàu hung hăng, lấn chiếm bờ cõi của ta và xót xa chính quyền VC quá nhu nhược, nên đã thẳng thắn lên tiếng. Thành thật, tôi nghĩ rằng: "Mấy chú
đã hiểu rõ hiện tình đất nước ta, đang bị quân Tàu rình rập xâm chiếm, mà chính quyền thì bán nước cầu vinh". Nên tôi nhắc lại, để mấy chú nhớ, trong bài thơ "Viếng đền Kiếp Bạc", hai câu luận, HCM viết:
"Bác đưa một nước qua nô lệ Tôi dẫn năm châu đến đại đồng"
Mấy chú đừng vội trách mắng HCM, tại sao lại hỗn láo với vị anh hùng khả kính Trần Hưng Đạo, mà phải thấy rõ việc họ Hồ có ý định làm nô lệ, thì cần suy nghĩ hơn: "Tôi dẫn năm châu đến đại đồng" là đại đồng nào vậy?! Nhập chung VN với Tàu chăng? Lúc đấy Tàu 1 tỉ dân, còn VN thì 50 triệu dân, tức là dân số VN chỉ bằng 1/20 dân số Tàu, có phải họ Hồ muốn nhờ Tàu đồng hoá dân Việt của mình không; bọn xâm lược Tàu hoan nghênh lắm đấy?! Còn nữa, những tên đàn em của HCM, vì ảnh hưởng tính nô lệ ấy, mà văn nô Tố Hữu khóc Stalin là một người Nga, mà cha mẹ không bằng, với lời lẽ kẻ nôbộc không kém:
"Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười".
Thôi, dù sao họ cũng đã qua đời rồi! Mấy chú ráng bỏ qua đi, hãy nhìn về hiện tại lo cho tương lai đất nước mình thì hơn. Người viết, xin kể mẩu chuyện khác để mấy chú thấy rõ lòng người mình rất độ lượng: Sau năm 1975, chính quyền VC bắt buộc treo ảnh của HCM, nơi cửa mỗi nhà dân ở miền Nam, nhiều người nhăn nhó khó chịu, vì ông Hồ mà con em miền Bắc "sinh Bắc tử Nam" cả triệu người, và quân lính miền Nam bị tử thương tới 250 ngàn người, nhưng có một anh trong xóm đã gượng cười, nói rằng: "Thì cứ treo hình ông Hồ trước cửa nhà, cứ nghĩ là nhà mình nay có kẻ ngồi tại cửa trông nhà thì có sao đâu?!". Thế là bà con cười đùa và treo hình HCM, không còn ái ngại nữa. Có một thời gian, chính quyền lại ra lệnh đem hình HCM vào thờ ở chùa, ở nhà thờ, như Phật, như Chúa. Có một chùa nọ (vì nhạy cảm không thể nêu đích danh), chú tiểu nghĩ kẻ bán nước như HCM, không thể để hình nơi bàn thờ của chùa được, nên loay hoay không biết tính sao, đến hỏi thầy trụ trì. Vị hoà thượng hiền hoà ôn tồn bảo: "Con cứ để tượng ông Hồ, dưới chân tượng Phật, biết đâu ông Hồ nghe kinh kệ lâu ngày sẽ tiêu trừ bớt tội lỗi như núi của ông ta. Mô Phật, cầu ông ta sớm được siêu thoát, thì chùa mình cũng làm được việc thiện là độ kẻ ác qua bến mê!"
Đấy, mấy chú Bộ đội và Công an, có thấy dân mình từ người lương đến người tu hành đều hiền hoà và dễ dãi cả, chỉ có độc đảng Cộng sản là đi ngược lại tình tự dân tộc. Tôi thì tin đại đa số mấy chú vẫn có lương tâm người Việt. Chỉ có một số chú Công an đã nóng nảy gây tội lỗi quá trầm trọng, như việc "bịt mắt cha Lý", "lột hết quần áo cô Nguyễn Hoàng Vi"... Mấy chú Công an man rợ ấy, đã bị nhân dân thế giới lên án và nguyền rủa, mình là người Việt cũng cảm thấy bị xấu hổ lây! Ngoài ra, mong mấy chú ghi tâm: "Dân chi phụ mẫu", mấy chú là con cháu từ nhân dân mà ra và đời sống của mấy chú là do nhân dân đã đóng thuế nuôi đấy, nhớ đừng có bội bạc với nhân dân đấy nhé.
Nguyễn Lộc Yên
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Tin Tổng Hợp - Chỉ trong 3 tuần lễ, hơn 3,000 người gồm đủ mọi thành phần xã hội đã ký tên kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam dẹp bỏ điều 88 của Luật Hình Sự được sử dụng để bỏ tù hàng trăm người đã đấu tranh ôn hòa cho quyền làm người ở Việt Nam. Ngày 25 Tháng Mười Hai 2012, một nhóm trí thức nổi tiếng ở Việt Nam trên mạng Bauxite Vietnam phát động chiến dịch ký tên kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ điều 88 Luật Hình Sự.ySA 1  1 -large-content

Trong số họ, nhiều người từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy quyền lực chế độ, hoặc là những trí thức thuộc các ngành khác nhau. Ðiều 88 của Bộ Luật Hình Sự CSVN quy chụp cho người dân "tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN" để bỏ tù người ta từ 3 năm đến 20 năm tù. Bên cạnh đó, chế độ Hà Nội cũng dựa vào nghị định 38/2005/NÐ-CP ban hành ngày 18 Tháng Ba 2005 "quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng" để bắt nhốt người dân.

Lời kêu gọi của nhóm trí thức Việt Nam viết: "Ðiều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước... là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ." 

Trước sự vi phạm trắng trợn bản hiến pháp (luật mẹ) của chính chế độ đẻ ra điều luật 88 và nghị định nói trên, cũng như vi phạm Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN đã tham gia ký cam kết tôn trọng, những người ký tên trên kêu gọi đòi chế độ Hà Nội hủy bỏ chúng "ngay lập tức". "Ðể thực thi những quyền này, trước hết Quốc Hội hãy hủy bỏ điều 88 BLHS và nghị định 38/NÐ-CP/2005, yêu cầu chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo điều 88 BLHS." Văn bản viết.

Cho đến ngày 19 Tháng Giêng 2013, đã có 3,162 người ký tên trong bản kêu gọi. Phần lớn là những người ở Việt Nam từ đảng viên đảng CSVN, tướng lãnh, cán bộ đang làm ở các cơ quan nhà nước, giáo chức, khoa học gia, bác sĩ, thợ thuyền, nông dân, sinh viên, doanh nhân, nhà văn, nhà báo. Tuy nhà cầm quyền Việt Nam bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ Hoa Kỳ và Liên Âu luôn luôn lên án khi bắt giam và bỏ tù những người dân theo điều 88 Luật Hình Sự, chế độ Hà Nội vẫn không thấy thay đổi. Hiện chế độ CSVN đang chuẩn bị sửa hiến pháp mà nhiều người bình luận chỉ là những sửa chữa vụn vặt và tăng sự mù mờ để guồng máy công an tự do hoành hành. Cái mà người dân muốn nhất là bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN thì sẽ không có gì thay đổi.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Đối ngoại: Lẫn lộn giữa bạn và thù
Nội bộ phe cầm quyền: Chủ quan khinh địch nên Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng
Nội trị: Đàn áp trí thức, thanh niên và coi thường nhân dân
 
Âu Dương Thệ - Tại Hội nghị của Ban Tuyên giáo toàn quốc (9.1.13) bàn về tổng kết công tác 2012 và kế hoạch cho 2013 Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng đã phải đồng ý với Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn là, thay vì các đài, báo và toàn bộ bộ máy tuyên truyền "lề đảng" với 17.000 nhà báo, trên 800 báo, đài được chế độ trang bị cơ sở hiện đại, phương tiện ưu đãi và tài chánh rất đầy đủ lại không "định hướng được thông tin" theo hướng nhóm lãnh đạo mong muốn mà lại để cho một số blog điện tử độc lập ở trong và ngoài nước nắm chủ động, chiếm mất "trận địa":
 
"Chưa bao giờ chúng ta có một đội ngũ làm công tác tư tưởng đông đảo như bây giờ, phương tiện hiện đại nhanh nhạy như bây giờ, vậy mà mình lại để "trận địa" như thế. Phải làm sao? Hơn 800 cơ quan báo chí. Hàng ngàn ấn phẩm. 17 ngàn nhà báo. Một đội quân tuyên truyền miệng. Cả một hệ thống chính trị, dân vận. Nhưng xảy ra chuyện gì mình có nắm được cụ thể không; có định hướng được dư luận không; có tạo ra đồng thuận không? Hay bản thân mình cũng chập chờn, không biết thế nào lại đi hỏi, rồi bàn tán râm ran trong xã hội? (1)
 
Người cầm đầu chế độ còn than thở tiếp về tình trạng phân hóa, mất đầu và vô phương hướng của cán bộ hoạt động trong công tác tư tưởng: "Những người làm công tác tư tưởng như người lái thuyền, tư tưởng có thông suốt thì thuyền mới qua sông, mỗi người chèo một hướng thì thuyền làm sao đi được". (2)
 
Lời kêu bi quan thảm thiết vào đầu năm của Nguyễn Phú Trọng không chỉ là sự trách móc, chỉ trích và nghi ngờ khả năng và lập trường giao động của những người làm trong bộ máy tuyên giáo tuyên truyền, dân vận của chế độ toàn trị, đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị Đinh Thế Huynh. Ở đây Nguyễn Phú Trọng cũng còn tự bộc bạch tâm trạng hết sức lo lắng và bi quan của chính mình về tương lai của chế độ toàn trị!
 
Tâm trạng đầy bi quan và lo lắng được bộc lộ ra đúng vào dịp kỉ niệm hai năm ông Trọng làm TBT (1.2011-1.2013). Vì đâu ông Trọng đang đẩy chế độ toàn trị đến nông nỗi này?
 
***
 
Lịch sử VN và thế giới phân biệt hai loại lãnh đạo, một đằng được coi là chính khách quốc gia, còn đằng kia chỉ coi như cầm đầu một đảng hay một nhóm chính trị. Một lãnh tụ được công nhận là chính khách quốc gia khi họ giải quyết thành công được các khó khăn đương thời về cả các mặt đối nội lẫn đối ngoại; khiến cho đất nước độc lập, hưng thịnh và nhân dân ấm no hạnh phúc. Một người lãnh đạo tồi thì chỉ biết thu vén riêng cho nhóm, cho đảng, mà quên đại cục, coi thường nhân dân. Họ không chỉ bất lực không giải quyết được các khó khăn đương thời mà còn làm cho nó trở nên bất trị hoặc tồi tệ hơn!
 
Từ Đại hội 11 (11.1-19.1.2011) ông Trọng đã trở thành TBT, đứng đầu chế độ toàn trị. Ở địa vị này ông Trọng là người cầm cân nẩy mực trong mọi lãnh vực quan trọng, từ đề ra mục tiêu, định phương hướng, tới cách giải quyết các vấn đề hệ trọng nhất của đất nước và những bức xúc trong xã hội. VN hiện nay đang đứng trước ba vấn nạn lớn nhất là: 1. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe dọa; 2. Sự bùng nổ các tệ trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền và kinh tế đang bên bờ vực thẳm; 3. Các quyền sống căn bản của nhân dân đang bị tước đoạt... Sau hai năm cầm quyền ông Trọng đã giải quyết các vấn nạn trên như thế nào? Ông đã cải thiện nó hay đang làm khó khăn hơn, tồi tệ hơn? Nhận định và đánh giá các giải pháp và kết quả của nó chúng ta có thể thẩm định được khả năng lãnh đạo cũng như tư cách của Nguyễn Phú Trọng như thế nào, đồng thời có thể tiên liệu tương lai...
 
Qua các hoạt động trong hai năm làm TBT ông Trọng đã để lại hai cái mốc lớn để có thể nhận định về tư duy, lập trường, năng lực, tác phong và uy tín của người đứng đầu chế độ xét về mặt đối ngoại, đối nội và nội bộ nhóm cầm đầu chế độ toàn trị. Hai cái mốc đó là chuyến thăm Trung quốc tháng 10. 2011 và đúng một năm sau là Hội nghị Trung ương 6 (10.2012).
 
Để tiện theo dõi, bài tổng kết hai năm hoạt động trong tư cách TBT của Nguyễn Phú Trọng được chia làm ba phần: đối ngoại, nội bộ đảng cầm quyền và thái độ cư xử với nhân dân.
 
I. Đối ngoại: Lẫn lộn giữa bạn và thù
 
Trong chính sách đối ngoại, một nhà lãnh đạo có tầm vóc quốc gia phải có tầm nhìn xa và rộng, hiểu rõ được bối cảnh thế giới đương thời, hướng tiến tới của lịch sử nhân loại, biết nhận diện kẻ thù, biết kết bạn đồng minh chiến lược, phân biệt rõ bạn và thù. Nghĩa là phải biết nhìn cân nhắc về chính nước mình, hiểu rõ tương quan lực lượng giữa những chủ lực quốc tế của thời đại. Chỉ khi đó mới có thể bảo vệ tối đa và hữu hiệu được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tài nguyên quốc gia, làm cho thù nể, bạn hữu trọng, không nhất thiết phải dùng tới chiến tranh.
 
Ngược lại, người cầm đầu một chế độ thiếu tầm nhìn thì thường lẫn lộn giữa bạn và thù, lấy thù làm bạn và coi bạn là thù, ôm ấp những mộng tưởng không có thực. Nguy hiểm hơn nữa là lấy mộng làm thực, đề ra mục tiêu, kế hoạch và tập trung sức lực của nhân dân và tài nguyên đất nước vào những việc không tưởng. Những lãnh tụ như vậy chỉ được lịch sử coi là người cầm đầu một tổ chức chính trị chứ không được nhìn nhận là một chính khách có tầm vóc quốc gia.
 
Mọi người Việt yêu nước, các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và các quốc gia dân chủ trên thế giới đều ý thức được rằng, nhóm cầm đầu Bắc kinh đang theo đuổi chính sách bành trướng, tăng cường quốc phòng để bảo vệ và mở rộng sức mạnh kinh tế, tôn thờ chủ nghĩa dân tộc quá khích để thực hiện "Giấc mơ vĩ đại nhất của Trung quốc". Chủ trương này đã được chính Tập Cận Bình, tân TBT và Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCS Trung quốc vừa mới tuyên bố công khai chỉ ít ngày sau khi nhậm chức:
 
"Hiện nay, mọi người đều đang thảo luận giấc mơ Trung Quốc, tôi cho rằng, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa kể từ cận đại đến nay." (3)
 
Nghĩa là họ Tập đang nuôi một giấc mơ tái lập đế quốc trở lại như thời vài thế kỉ trước, trong đó Bắc kinh là thiên triều, Trung quốc là trung tâm và các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á là các chư hầu!
 
Hiện nay Bắc kinh đang tìm cách lấn chiếm các đảo của Nhật, Nam Hàn và Phi luật tân… Riêng với VN, sau khi chiếm được Hoàng sa và một phần Trường sa, nay Bắc kinh còn muốn chiếm trọn biển Đông, giết hại ngư dân và ngăn cản VN khai thác kinh tế trong khu vực thềm lục địa của VN. Các hành động xâm lấn ngang ngược trắng trợn này rõ như ban ngày này chắc chắn ông Trọng phải biết.
 
Nhưng thật vô cùng lạ lùng, từ khi lên làm TBT Nguyễn Phú Trọng lại càng ngày càng theo đuổi chính sách thân thiện vô điều kiện với Bắc kinh! Ông Trọng không chỉ tuyên bố vô trách nhiệm "Tình hình biển Đống không có gì mới" khi làm Chủ tịch Quốc hội. Đến khi làm TBT Nguyễn Phú Trọng còn vận dụng bằng nhiều cách khác nhau và chấp nhận tối đa các yêu sách của Bắc kinh để được họ mời sang thăm. Từ tâm lí nhẹ dạ tự thỏa mãn như đứa trẻ được tặng cái kẹo, nên ông Trọng đã tự khen và hết lời ca ngợi lòng tốt của Hồ Cầm Đào đã cử "đặc phái viên" sang chúc mừng liền khi ông được cử làm TBT (11.2011): "Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như... Đảng Cộng sản Trung quốc cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội"! (4)
 
Tới cử liên tiếp ba phái đoàn cấp cao là Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn làm "đặc phái viên của lãnh đạo VN" (6.11), Thứ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (8.11) và Bí thư trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Thượng tướng Ngô Xuân Lịch (9.11), khi ấy còn là Trung tướng, làm tiền trạm chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh. Theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, ông Sơn đã hứa với Bắc Kinh là "Hai bên nhấn mạnh cần phải kiên trì bất di bất dịch thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt không ngừng phát triển lên phía trước theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". (5)
 
Trong khi đó, Nguyễn Chí Vịnh tin vào lòng dạ của Bắc Kinh: "Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam" (6) Còn Ngô Xuân Lịch thì hứa với Bắc Kinh "Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Vấn đề tranh chấp giữa hai nước thì do hai nước giải quyết." (7). Mặc dầu chính vào thời gian đó Bắc Kinh đã hai lần liên tiếp cho các tầu hải giám xâm phạm hải phận VN và cắt dây cáp các tầu của Tập đoàn dầu khí VN đang thăm dò đầu khí trên thềm lục địa VN.
 
Một khi tin và hứa với Bắc Kinh như vậy thì dĩ nhiên họ phải nghe theo lệnh của Bắc Kinh cấm thanh niên, trí thức và văn nghệ sĩ VN biểu tình chống xâm lấn của Bắc Kinh. Cho nên tướng Vịnh đã thề với Bắc Kinh là "kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn."(8). Và tướng Lịch cũng vậy: "Việt Nam luôn luôn cảnh giác với âm mưu phá hoại, chia rẽ tình cảm đoàn kết giữa Việt Nam và Trung Quốc của các thế lực thù địch".(9)
 
Nếu nhìn lại thời điểm trước khi Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh thì thấy rất rõ là, thái độ bề tôi quị lụy trước thiên triều, lập trường thỏa hiệp vô điều kiện của ba phái đoàn tiền trạm do Nguyễn Phú Trọng cử sang Bắc kinh trên đây đã chấp nhận toàn bộ yêu sách ba điểm của Thượng tướng Quách Bá Hùng, khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc, đưa ra vài tháng trước đó trong cuộc hội đàm với Phùng Quang Thanh và gặp Nguyễn Phú Trọng tại Hà nội vào tháng 4. 11:
 
"Một là, tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đúng đắn phát triển quan hệ Trung-Việt; hai là, coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung-Việt; ba là, làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước." (10)
 
Không những thế, cũng vào thời điểm đó Bắc Kinh còn bồi thêm một cú đấm đe dọa Hà nội. Ngày 21.6. 11 tờ Hoàn cầu Thời báo, một bộ phận của Trung ương Đảng CS Trung quốc, đã viết bài bình luận đe dọa dạy cho VN một "bài học thứ hai":
 
"Thương thuyết với Việt Nam về một giải pháp hòa bình, hay trả lời sự khiêu khích bằng cách phản kích về chính trị, kinh tế, hay thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải minh bạch về khả năng lựa chọn thứ hai, để Việt Nam phải tỉnh táo về vấn đề Biển Nam Trung Hoa." (11)
 
Cho nên chỉ ít ngày sau Nguyễn Phú Trọng đã cử liên tiếp ba phái đoàn sang nhận chỉ thị của Bắc Kinh, như đã trình bày ở trên. Sau khi các yêu sách của Bắc Kinh được chấp thuận toàn bộ thì Đới Bỉnh Quốc, khi ấy là nhân vật cao nhất phụ trách ngoại giao Trung quốc, mới sang VN (9.11) xoa đầu và vuốt mặt Nguyễn Phú Trọng với câu nói "Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trong trái tim tôi" (12) và bật đèn xanh cho Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh. Chỉ ít ngày sau Nguyễn Phú Trọng mới được Hồ Cẩm Đào mời sang thăm Trung quốc.
 
Chính vì thế kết quả chuyến đi đầu tiên trong tư cách TBT (11.-15.10.2011) là kí Hiệp định "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa." (13) Trong đó chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh là chỉ thảo luận song phương với Bắc Kinh chứ không quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển Đông! Nghĩa là ở đây ông Trọng, trong tư cách người đứng đầu chế độ, trước dư luận quốc tế chỉ nhìn nhận chính thức những gì mà ba phái đoàn tiền trạm của ông đã thỏa thuận với Bắc Kinh. Kết quả này đã đạt được ngay trong cuộc "hội đàm hẹp" giữa Hồ Cẩm Đào và Nguyễn Phú Trọng chỉ vai giờ sau khi tới Bắc Kinh. Trong đó họ Hồ đã dùng cách nói với ông Trọng như thiên triều ra lệnh cho chư hầu:
 
"Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ rõ, trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết, không nên áp dụng hành động làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp, xử lý những vấn đề xuất hiện bằng thái độ bình tĩnh và mang tính xây dựng, không để những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước Trung Quốc-Việt Nam cũng như hòa bình và ổn định của Nam Hải..." (14)
 
Yêu sách trên của Hồ Cẩm Đào đã được Nguyễn Phú Trọng chấp nhận toàn bộ, việc này thể hiện rõ trong Thông báo chung ngày 15.10:
 
"Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." (15)
 
Hãy kiểm điểm lại tình hình bang giao Việt-Trung 15 tháng sau chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng với tư cách TBT (10.11 - 1.13), những câu hỏi nghiêm khắc phải được đặt ra là: Căn cứ vào các thỏa thuận theo Điểm 5 của Thông báo chung trên đây thì tình hình biển Đông đang "ổn định""hòa bình", hay đang trở nên rất căng thẳng? Bên nào, Bắc Kinh hay Hà Nội, đang có những "hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng tranh chấp"? Ai đang phải giữ thái độ nhẫn nhục, kiềm chế và ai đang tỏ thái độ xâm lấn ngang ngược? Tư cách tự xem làm bề tôi của ông Trọng có được thiên triều Bắc Kinh nể nang đáp lại hay không?
 
Từ tháng 5.2011 tới tháng 11.2012 Bắc Kinh đã ba lần cho các tầu hải giám và tầu đánh cá Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam và cắt dây cáp của các tầu thăm dò đầu khí của Tập đoàn Dầu khí VN. Cả ba lần này Nguyễn Phú Trọng trong tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương, tức Tổng tư lệnh quân đội, đã hoàn toàn im lặng. Trong khi đó Bắc Kinh lại công khai gọi thầu quốc tế để khai thác dầu khí trong các khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn thiết lập các cơ quan hành chánh của hai quần đảo này, xây phi trường quân sự và cho quân đồn trú tại đây. Mới đây Bắc Kinh còn cho đóng dấu hình "lưỡi bò" vào các hộ chiếu Trung Quốc để đòi quốc tế thừa nhận một thực tế như biển Đông là thuộc Trung Quốc. Cũng trong thời gian này nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục cho các tầu hải quân tấn công, giết hại ngư dân Việt Nam và tịch thu tầu thuyền đánh cá của họ gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời cho hàng ngàn tầu đánh cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông.
 
Không chỉ lấn chiếm công khai biển Đông, thời gian qua nhà cầm quyền Bắc Kinh còn thực hiện kế hoạch cướp sân sau của chế độ CSVN ở Kampuchia và Lào, tức là đe dọa trực tiếp phía lưng của VN. Lợi dụng Kampuchia làm chủ tịch Asean trong năm 2012 nên Bắc Kinh đã dùng tiền bạc và viện trợ mua chuộc chính quyền Hun-sen ngăn cản không cho thảo luận vấn đề biển Đông trong các hội nghị cấp cao và cấp ngoại trưởng, tạo ra mâu thuẫn và phân hóa trầm trọng giữa các nước thành viên Asean, khiến cho cả Thông báo chung của các hội nghị này đã không ra được, hoặc phải viết nhẹ nhàng trở nên vô ý nghĩa. Trước những sự kiện này dư luận quốc tế đã rất bàng hoàng xúc động, bất bình với Bắc Kinh và thất vọng với nhóm cầm đầu Hà nội. Chính mới đây Nguyễn Chí Vịnh cũng đã phải nhìn nhận những bất lợi rất lớn này. (16)
 
Trong khi Bắc Kinh công khai lấn chiếm ngang ngược biển Đông và tìm cách cô lập VN với các nước khu vực và quốc tế thì chế độ toàn trị đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục coi Bắc Kinh là "BẠN". Việc này đã được chính Nguyễn Phú Trọng nói trước Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày 27.2.2012, không lâu trước việc Bắc Kinh cho các tầu hải giám cắt dây cáp của Tập đoàn đầu khí VN ở ngay trên lãnh hải của VN. Trước trên 1000 cán bộ cao cấp từ quân đội, công an, chính phủ và các cơ quan trung ương và địa phương Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: "BẠN [tức nhóm lãnh đạo Bắc Kinh - ghi chú riêng của tác giả] thường nhấn mạnh, không để bị "Tây hóa, tha hóa, thoái hóa!" (17)
 
Với tư cách TBT đứng đầu chế độ, tuyên bố trên đây ông Trọng không chỉ sai lầm nghiêm trọng về lập trường mà còn sai lầm nghiêm trọng cả về thái độ. Ông phát biểu công khai như thế trước trên một ngàn cán bộ cao cấp và được truyền đi rộng rãi ở trong nước và quốc tế. Việc này tạo ra hoang mang lớn trong nội bộ ĐCSVN, trong quân đội và gây bất bình rất mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân. Vì ông Trọng đã đánh lạc hướng đấu tranh của nhân dân và tạo thờ ơ, tê liệt ý chí của các lực lượng an ninh quốc phòng. Không những thế, lập trường và thái độ sai lầm nghiêm trọng của ông Trọng còn đưa tới nghi ngờ và khinh thường của bạn bè quốc tế đối với VN, về ý chí và chủ tâm thực sự của nhóm cầm đầu CSVN trước cuộc xâm lấn công khai và trắng trợn của Bắc Kinh!
 
Hiện nay Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục theo đuổi lập trường và thái độ cực kì sai lầm và nguy hiểm này, lẫn lộn giữa bạn và thù. Đầu tháng 1 vừa qua khi thăm đồn biên giới ở Lào Cai, trong tư cách là TBT và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Nguyễn Phú Trọng vẫn lập lại chủ trương "hữu nghị, hợp tác với tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em" với Bắc Kinh. (18), đồng thời lại vẫn không cho phép báo chí nêu đích danh Bắc Kinh đã gây tội ác trong cuộc chiến biên giới 1979. Thật vậy, mới đây một liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống phương Bắc vào cuối thập niên 70 của thế kỉ trước được đưa về chôn cất tại quê nhà, nhưng báo chí chế độ, từ tờ Cộng sản, Nhân dân, Quân đội nhân đân tới Công an nhân dân không dám nêu công khai viết là liệt sĩ này đã bị hi sinh trong cuộc chống chiến tranh xâm lược của chế độ Bắc Kinh. (19) Chỉ còn vài tuần nữa là dịp kỉ niệm 34 năm chiến tranh xâm lược của phương Bắc, nhưng tới lúc này các nghĩa trang của bộ đội và thường dân đã hi sinh hoặc bị giết trong cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc vẫn vắng bóng khói nhang và thăm viếng tưởng niệm như các năm trước đây. Trong khi ấy, cuối tháng 12 vừa qua Nguyễn Phú Trọng lại cho tổ chức lễ kỉ niệm cấp Nhà nước (tức cao nhất) dịp 40 năm "Điện biên phủ trên không", mời và tiếp trọng thể phái đoàn quân sự Trung Quốc sang và vẫn kết án Mĩ là "đế quốc"(20). Chủ trương sai lầm và bảo thủ, chọn thù làm bạn như vậy thì làm sao có thể gây được sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền Mĩ cũng như các đồng minh của Mĩ ở Á châu và trên thế giới!
 
Trung Quốc hiện nay đã trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, tài chánh và thương mại. Nhưng về các mặt chính trị, xã hội, dân tộc tự trị... thì Trung Quốc lại rất yếu và là những quả bom nổ chậm. Vì thế có thể ví Trung Quốc như anh khổng lồ chỉ đi bằng một chân. Cho nên chế độ toàn trị Bắc Kinh hoàn toàn không vững, không mạnh, phải nói là rất bất ổn. Việc này được chứng minh cụ thể là, trước và trong Đại hội 18 nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phải bắt giam nhiều người chống đối, kiểm duyệt gắt gao Internet, gây khó khăn cho kí giả quốc tế theo dõi Đại hội. Nếu họ được lòng dân và ổn định thực sự như trong các xã hội dân chủ đa nguyên ở Mĩ và Âu châu thì không cần phải sử dụng những giải pháp kìm kẹp như vậy. Gần đây các vụ tham nhũng, giết người của gia đình cựu Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai và họ hàng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đang làm rung động uy tín chế độ toàn trị. Chỉ ít tuần sau Đại hội 18 trên 70 trí thức và chuyên viên hàng đầu Trung Quốc ngày 25.12.12 đã gởi kiến nghị cho nhóm lãnh đạo mới vạch rõ tình hình rất nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc:
 
"Nếu những cải cách hệ thống mà xã hội Trung Quốc đang đòi hỏi khẩn cấp tiếp tục bị ghìm nén và tình trạng tham nhũng và bất bình xã hội tích tụ lại đến mức độ nguy hiểm và bùng nổ thì lúc đó Trung Quốc sẽ một lần nữa để lỡ cơ hội cải cách hòa bình và sẽ chìm sâu trong hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo lực,". Và còn cảnh báo: "Nếu không cải cách thì sẽ không có Đại hội Đảng lần thứ 19". (21)
 
Xuyên qua Đại hội 18 thì mọi người đã thấy, trong hội trường các bức hình của Marx, Lenin và Mao đã không còn được trương. Trong khi ấy tư tưởng đưa Trung Quốc mau chóng trở thành cường quốc của Đặng Tiểu Bình lại được đề cao. Tập Cận Bình, TBT mới và Chủ tịch Quân ủy trung ương, còn công khai đi xa hơn khi tuyên bố sẽ thực hiện "Giấc mơ vĩ đại nhất của Trung Quốc" dưới thời ông, như nói trên. Đầu năm nay Bắc Kinh còn đưa tin, quân đội Trung Quốc được lệnh chuẩn bị cuộc chiến trong năm 2013. (22)
 
Tóm lại, tất cả những sự kiện trên đây là những sự thực mà Nguyễn Phú Trọng không thể phủ nhận được. Nó chứng minh rằng, nhóm cầm đầu Bắc Kinh đang thực hiện từng bước sách lược xâm lấn được đằng chân lân đằng đầu đối với các nước trong khu vực, nguy hiểm nhất là đối với VN. Bắc Kinh đang dùng sức mạnh kinh tế, thương mại để chèn ép. Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của VN và mức nhập siêu của VN với Trung Quốc trong năm qua đã lên tới khoảng 12 tỉ USD. Đặc biệt nguy hiểm là họ mua chuộc và lũng đoạn những người có quyền lực nhất trong ĐCSVN. Bắc Kinh còn phân hóa, mua chuộc các bạn hữu của VN trong khu vực và cô lập VN với quốc tế. Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh "mềm" này Bắc Kinh còn đang phô trương sức mạnh "cứng" để giương oai diễn võ quân sự nhằm thôn tính biển Đông của VN và các nước trong khu vực.
 
***
 
Bắc Kinh đã triển khai thành công chính sách nham hiểm này đối với VN đặc biệt trong hai năm qua dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT. Sở dĩ như vậy là vì trong quan hệ với Bắc Kinh ông Trọng đã chọn tư thế bầy tôi của một chư hầu đối với thiên triều như trong các thế kỉ trước. Tuy vậy, nhóm cầm đầu Bắc kinh vẫn chẳng coi ông Trọng ra gì. Cụ thể như mới đây Tập Cận Bình không thèm tiếp "đặc phái viên" của ông Trọng cử sang để chúc mừng họ Tập vừa nắm chức TBT.(23) Trong khi ấy ông Trọng vẫn phải trịnh trọng tiếp "đặc phái viên" của Tập Cận Bình sang thông báo kết quả Đại hội 18. (24) Những sự kiện này đã chứng tỏ ông Trọng đã lẫn lộn giữa bạn và thù, Bắc Kinh đang lấn chiếm và thôn tính VN, nhưng lại được coi là "bạn". Không những thế, ông Trọng còn giữ thái độ và tư duy lạc hậu vẫn xếp VN phải thần phục phương Bắc như các thế kỉ trước. Lập trường này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã đặt ưu tiên cho sự tồn vong của ĐCSVN và những người cầm đầu đảng này (như một số triều đình VN nhu nhược trước đây) cao hơn sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của VN!
 
Chính những sai lầm cực kì nghiêm trọng của Nguyễn Phú Trọng suốt trong hai năm làm TBT đã khiến cho nhóm cầm đầu Bắc Kinh đã có thể thực hiện sách lược được đằng chân lân đằng đầu, tiếp tục công khai lấn chiếm biển đảo của VN, giết hại ngư dân VN, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời chia rẽ VN với các nước trong khu vực và cô lập VN với cộng đồng quốc tế!
 
Những sự kiện dẫn chứng trên đây qua hai năm hoạt động trong vai trò TBT, là người đứng đầu Đảng và chế độ toàn trị, Nguyễn Phú Trọng đã tự chứng minh trước nhân dân VN và thế giới là: Chính vì ông đã tin tưởng mù quáng, nên đã chọn thái độ quị lụy và lập trường đầu hàng, thỏa hiệp lười biếng với Bắc Kinh! Chính vì thế, Nguyễn Phú Trọng trở thành người tiên phong phất cờ và mở đường cho Bắc Kinh lấn chiếm biển Đông, bòn rút tài nguyên, giết hại ngư dân VN và đang gây ra mối họa trước mắt cho độc lập và chủ quyền của VN cũng như danh dự của tổ quốc!
 
(Xin theo dõi phần II: Nội bộ phe cầm quyền: Chủ quan khinh địch nên Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng)
 
19.1.2013
 
gửi Danlambao
 
 
Âu Dương Thệ
danlambaovn.blogspot.com
 
___________________________________
Ghi Chú:
(1) Lao động 10.1.13 (2) Công an nhân dân 10.1.13(3) Đài Bắc kinh (BK) 30.11.12 (4) Cùng tác giả,  "Tháng 6. 2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại nhân dân!" http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/adt306.htm
(5) Bản Thông tin chung Trung quốc-VN ngày 25.6.11 http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/adt306.htm (6) Thông tấn xã VN (TTXVN) 30.8.2011
(7) Quân đội nhân dân 16.9.2011 (8) TTXVN 30.8.2011
(9) TTXVN 17.9.2011 (10) Đài BK 13.4.2011 (11) Như (4) (12) Chính phủ 7.9.11 (13) Về chuyến đi Bắc kinh của ông Trọng xem bài của cùng tác giả "Những hệ lụy nguy hiểm cho VNsau chuyến đi Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng!" http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/nptdibackinh.htm (14) Đài BK 11.10.2011 (15) Thông báo chung 15.10.2011
(16) Phỏng vấn của báo Tuổi trẻ 1.1.13. (17) Nguyễn Phú Trọng diễn văn tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày 27.2.12
(18) Quân đội nhân dân 6.1.13 (19) Tuổi trẻ 6.1.13; BBC 7.1.13 (20) Cộng sản  29.12.2012
(21) BBC 17.1.2013 (22) RFI và BBC 15.1.13
(23) Đài Bắc kinh 18.11.2012 (24) Đài Bắc kinh 2.12; Cộng sản 2.12.2012
by Lý Tưởng Người Việt
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau khi vở tuồng đấu đá Sang Trọng Dũng hạ màn với sự ra đời của đồng chí X thì chính/chiến trường của đảng yên ắng mùa đông được vài tuần. Khi con số 2013 hiện trên tờ lịch mới thì Ba Đình nóng lại với bàn cờ và con cờ mới: Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Những tên trùm ăn cướp tiếp tục vừa nắm quyền, vừa bán nước, vừa kết án bỏ tù người yêu nước, vừa đánh đấm, đấu đá nhau trong sự nghiệp ăn cướp trường kỳ. Trong bối cảnh đó, bước sang 2013, hình như vẫn còn, vẫn có những con người bị cướp tiếp tục sống trong niềm hy vọng một cách tuyệt vọng rằng chúng đánh nhau thì chúng sẽ yếu. Bất chiến tự nhiên thành!?
 
Phe chống Dũng nêu lên những con số "tàn tệ" từ sự điều hành của Ba Dũng, bí danh mới X: 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đô la tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nợ vì tiền đã vào túi của chúng. Và ai sẽ là người phải trả món nợ khổng lồ này nếu không là 90 triệu người dân?
 
Phe X phản pháo công bố việc bỏ túi ngân sách của Bá Thanh tổng cộng 3434 tỷ đồng tức 165 triệu đô. Ngân sách cũng là tiền của dân mà đảng nắm quyền cùng nhau chia chác, đã biết từ lâu nhưng bây giờ vì muốn bôi đen nhau nên giải mật để làm dập mật nhau.
 
Trong hiệp đấu đá mới này, cuối cùng qua việc bạch hóa những bê bối cho nhu cầu làm xấu mặt đồng chí nhau, vẫn hiện hình nạn nhân là những người dân Việt khốn cùng; và họ - những kẻ cai trị thì cướp vẫn hoàn cướp.
 
Chỉ có khác với những tên cướp đầu đường xó chợ, đây là những tên cướp đang nắm quyền Thủ tướng, đang là lãnh chúa Đà Nẵng nay trở thành trùm chống tham nhũng; và chung quanh là một bộ phận không nhỏ thoái hóa, tham ô, một bầy sâu nhung nhúc theo đúng lời của Trọng Lú đầu đảng và Tư Sang trùm nước. Chỉ có khác, đây không phải là những lời vu khống của "các thế lực thù địch" mà do chính họ vạch áo lẫn nhau.
 
Ở đảng này, bạn nào đó còn tin tưởng trong băng của họ có những "tên cướp đàng hoàng" sẽ dẹp những "tên cướp không đàng hoàng" và sau đó đảng này sẽ "thôi là" đảng cướp? Bạn còn tin rằng khi chúng đánh nhau chúng sẽ yếu và chính quyền sẽ tự nhiên rơi trở lại vào tay nhân dân?
 
Một năm vừa qua và sự ra đời của "đồng chí X" vào ngày bế mạc đại hội đảng cướp 2012 chưa đủ để dân ta ngưng làm khán giả, cổ vũ bên này hoặc bên kia, hy vọng phe này thắng, phe kia thua thì đất nước sẽ khá hơn? Chưa đủ để nhận ra rằng, thay vào đó, chúng ta phải chủ lực tìm mọi cách cùng nhau vượt qua sợ hãi, từng bước xây dựng được sức mạnh quần chúng để bứng đám cướp ngày lẫn cướp đêm này ra khỏi vị trí cai trị hay sao?
 
Và trong sự tình cờ hay không tình cờ, giữa màn đấu đá mới của các trùm cộng sản ở tầng cao này cũng xuất hiện lạ lùng một chuyện nhỏ mà không nhỏ, lớn mà không lớn:
 
- "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."
 
- "Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp."
 
- "Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa."
 
Những câu nói của Nghệ Sỹ Kim Chi đã làm nhiều người ca tụng, lẫn nghi ngờ, chê bai... Nhưng nó có nằm đâu trong bàn cờ thế sự của những người cộng sản ai cũng cho mình là chính hiệu này? Có gì khác / giống giữa bà Kim Chi và Bá Thanh, hai đồng chí cộng sản đang cùng nhau mần thịt đồng chí Ba Dũng bằng những góc cạnh, hình thức khác nhau?
 
Và ngày hôm nay, cùng lúc, giữa những màn đấu đá lẫn nhau không ngừng nghỉ, những kẻ cai trị lại đưa ra màn kịch đã được diễn tuồng nhiều lần: góp ý sửa đổi hiến pháp - một hiến pháp đã được tạo dựng, tùy nghi thay đổi, thao túng, khống chế bởi những người cộng sản chân chính trong suốt bao năm qua.
 
Đã bao lần dân ta mang thân phận "được" cho phép góp ý trong thể chế xin-cho này? Chưa đủ sao!
 
Đã bao lần kết quả cho thấy dân mình là nạn nhân của một trò lừa hay đúng hơn là diễn viên vô tình góp phần cho một màn kịch dân chủ giả hiệu của đảng cầm quyền, cầm tiền, cầm búa, cầm liềm, cầm chìa khóa nhà tù...? Chưa thấm sao!
 
Đã nhiều lần, và bây giờ nữa, nhiều người cho rằng dù sao góp ý cũng hơn là không nói gì để rồi sau mỗi một màn kịch như thế, đảng công bố văn bản theo ý đảng nhưng vẫn tuyên truyền với cả nước một "sự thật": có sự góp ý của mọi thành phần quần chúng.
 
Một chế độ độc tài khi đưa ra việc sửa đổi Hiến Pháp chỉ có một mục tiêu duy nhất: tìm cách củng cố khả năng cai trị và gia tăng vị trí độc tài cũng như khả năng trấn áp bằng văn bản cao nhất là Hiến Pháp. Kêu gọi góp ý có sự kiểm soát của đảng chỉ là trò dân chủ mị dân.
 
Vì thế, tại sao còn có thể hy vọng trong việc "góp ý" cho những kẻ mà chúng ta biết rõ ý thuận là ý đảng, ý nghịch là của thù địch. Sẽ được gì từ những người sẽ bằng mọi giá để nắm quyền sinh sát trong tay? Tin tưởng gì với những con người bất chấp dư luận của nhân dân 90 triệu người, lẫn cả thế giới? Mong mỏi gì ở những kẻ vừa ăn cướp vừa nghênh ngang giảng bài tự trọng, vừa bán nước vừa thuyết pháp đừng hỗ thẹn với tiền nhân?
 
Và chúng ta đang đứng ở đâu? Tiếp tay với những kẻ vẫn mang thẻ đảng, vẫn tự hào mình là những người cộng sản chân chính, vẫn nắm trong tay cái sổ hưu, đang tìm mọi cách gọi là "chỉnh đốn đảng" để đảng của họ tiếp tục là đảng lãnh đạo duy nhất và muôn năm theo điều 4 do chính họ đặt ra và áp đặt lên đầu cả một dân tộc?
 
Do đó, cần gì phải viết cả một bài dài dòng góp ý về Hiến Pháp. Cần gì phải lách qua lách lại để đòi hỏi những điều nhỏ bé và im lặng trước những điều không thể không thay đổi vì biết trước rằng... họ sẽ không chịu.
 
Kiến nghị, góp ý những gì mà đảng cầm quyền có thể "cho" và im lặng về những mà họ không "chịu cho" là một thái độ mà sau đó sẽ bị khai thác, lợi dụng tuyên truyền và bị xem là chấp nhận, đồng lòng với đảng cầm quyền về những điều mà ta im lặng.
 
Vận mạng của đất nước này khó mà thay đổi được bằng góp ý, kiến nghị, xin phép và mong rằng "họ sẽ chịu". Vận mạng của dân tộc này chỉ thay đổi bằng tranh đấu và tạo sức ép buộc những kẻ cầm quyền phải nhượng bộ hay tan hàng.
 
Do đó, nếu lên tiếng chỉ cần một câu: Chúng tôi, những công dân có tên sau đây không chấp nhận điều 4 trong hiến pháp. Và cùng nhau ký tên. Thái độ cần phải có của những công dân có trách nhiệm: đây không phải là một lời góp ý với ai cả mà là một khẳng định ý chí; đây là mục tiêu của tranh đấu chứ không phải mong mỏi của một sự xin cho.
 
Đã đến lúc cần ngừng những việc làm vô ích của góp ý, xin xỏ, thuyết phục, kiến nghị đối với tập đoàn thiểu số cai trị về nội dung của một văn bản mà đúng ra là của đại số nhân dân. Hãy bắt đầu chấm dứt tình trạng một tập thể 90 triệu người bị một thiểu số cộng sản đè đầu cưỡi cổ, hành xử theo sự xin-cho của họ. Có sự dứt khoát như thế thì mới còn có đầu óc và ý chí để tìm phương thức cùng nhau dẹp hẳn cái chế độ này.
 
Mọi cuộc cách mạng đều phải bắt đầu bằng một thái độ dứt khoát ngay cả vào những lúc mà ta cảm thấy tuyệt vọng và yếu đuối nhất.
 
 
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt

Tin Kontum -osb1  6 -large-content Mục sư A Ga là một trong những người truyền đạo theo Hội Thánh Đấng Christ thuộc xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy tỉnh Kontum đã bị công an làm khó dễ và cho biết ông không đựơc phép truyền đạo vì nghi ngờ là Fulro. Tin cho biết Công an đã làm khó dễ và không cho cử hành các thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, giáo hữu bị bắt bớ, bị đàn áp từ phía nhà nước.

Mục sư A Ga trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí nói đêm 20 tháng 12 vừa qua khi ông tổ chức lễ Giáng Sinh ởtại Kontum thì bị Công an mời lên làm việc. Ông là một trong những người truyềnđạo theo Hội Thánh Đấng Christ hiện đang hoạt động tại buôn Pon, thuộc xã Ya-pe, xã Madrak, tình Daklak, với Mục sư Y Noen và thầy truyền đạo Y Jon, bịCông an đe dọa và đòi hỏi họ phải từ bỏ Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam, bởi vì giáo hội này chưa được cho phép cho nên không được sinh hoạt với giáo hội Tin Lành này.

Rồi Công an nói với Mục sư Noen rằng nếu muốn gia nhập Hội Thánh Tin Lành nào ở Việt Nam hay là với một giáo hội nào đó thì không sao, riêng với giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam thì không chấp nhận vì giáo hội này là Fulro lưu vong. Còn nếu cãi lại lệnh Công an thì sẽ bị bắt bỏ tù.

Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ đến Việt Nam cũng đã gần cả chục năm, hoạt động chính là ở vùng Tây nguyên, hiện có 16 chi hội ở tại Kontum và Gia Lai, Daklak.Đa số các mục sư hay truyền giáo chỉ phụng vụ tại gia thôi vì chưa có nhà thờ,luôn bị nhà cầm quyền làm khó dễ. Hiện chưa biết tình hình của các mục sư cũng như các giáo hữu trong những ngày tới sẽ ra sao với tình trạng đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.