Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Nhạc và Lời: Duy Quốc Nam
 
là một sáng tác của một nhạc sĩ ở Việt Nam, được một số anh em trong nước gửi đến cho đài SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ. Sau khi nhận được bài nhạc này, NS Trúc Hồ đã cùng một số ca sĩ của TT Asia thu âm gấp để có thể dùng tiếp lửa cho trong phong trào gửi thư lên Tổng Thống Barack Obama hiện nay.
 
xin quý vị click vào link bên dưới để xem và nghe
http://www.youtube.com/watch?feature=player_profilepage&v=wEoyTo797iU
{youtube}wEoyTo797iU{/youtube}
 
http://www.youtube.com/watch?feature=player_profilepage&v=wEoyTo797iU&t=89
 
Thân Mến
 
NGUYỄN
by Lý Tưởng Người Việt
covang2
( Riêng cho những kẻ trí thức nhưng vô tri thức, mượn màu tôn giáo, phản bội quê hương dân tộc)


 


Bài thơ viết mãi không thành
Ngôn từ sầu tủi, ý tình xót xa
Kể từ mất nước tan nhà
Và từ vượt biển tìm ra xứ người
Thì hờn vong quốc khôn nguôi
Thương dân xót nước sống đời man khai
Trí không rộng, sức không dài
Trách ta rồi lại ai hoài thương ta
Bậm môi, nhìn lại sơn hà
Ước chi Nguyễn Huệ Kinh Kha nhập hồn
Ðâu người thao lược càn khôn
Mà loài dạ cáo tim chồn lắm ai
Nhìn sông nhìn núi u hoài
Giận ta buông súng, giận loài ác gian
Ngày đi mắt lệ hai hàng
Thề rằng về với vinh quang sơn hà
Lời thề âm vọng chưa xa
Và quê thì vẫn nhạt nhoà hờn đau
Nhưng ai lòng đã thay màu
Lên bờ đá sóng, rời tàu quăng neo
Qua sông quên chuyến đò chiều
Quên bao cảnh ngộ ngặt nghèo biển Ðông
Ấm no, mặc chuyện tang bồng
Mặc quê thét gọi, mặc đồng bào đau
Mặc hồn tổ quốc nát nhàu
Tiếp tay với giặc làm rầu thêm quê !


 

Hỡi ai còn nhớ câu thề
Ðứng lên mà dựng ngày về không ai ?
Cho thơ viết trọn một bài
Cảm ơn người đã quan hoài, xót quê ...


 


Ngô Minh Hằng


 
by Lý Tưởng Người Việt
duongchieu
(Gởi đồng bào VN, những người tị nạn CSVN mà không tị nạn.)


 

 

Mỗi buổi chiều tôi vẫn có thói quen

Hay tản bộ loanh quanh vùng tôi ở

Đi trọn một vòng trên con đường nhỏ

Tôi thường gặp vài ánh mắt tươi vui

 

Họ, những người dân bản xứ, nhìn tôi

Kèm một nụ cười thân tình, vui vẻ

Một nụ cười thôi sao màu nhiệm thế

Tôi thấy hân hoan suốt quãng đường chiều

 

Có thật tình người còn đó thương yêu

Sao một số lòng dường như khánh kiệt ...?

Chẳng lẽ từ khi rời xa xứ Việt

Những nụ cười kia vắng giữa đồng bào ?

 

Để thay vào là những nỗi hư hao

Những miếng xé như chừng không thể vá

Cùng một bọc mà vô cùng xa lạ

Mà lòng dao tay súng hận thù nhau

 

Nghĩ mà buồn tình trăm trứng biết bao

Ngàn dấu hỏi vẫn đau lời giải thích

Giải thích thế nào căn nguyên thù nghịch?

Sao một mẹ gà, con lại đá nhau ?!

 

Sao chung một giàn dây bí dây bầu

Mà bầu đang tâm vu oan cho bí

Có phải cộng đã tham tàn thống trị

Gieo hờn căm nên băng hoại tình người ???

 

Cộng đã dã man giết hại ta rồi

Sao ta giết nốt tình thương dân tộc

Đi với cộng và nuốt tươi nòi giống

Quăng lương tâm, quăng đạo lý, quăng tình ?!

 

Tiếc quá ngày xưa một thuở thanh bình

Tiếc cả lúc quê hương còn chinh chiến

Tình dân tộc sao ngọt ngào tha thiết

Những nụ cười hiền ăm ắp yêu thương

 

Trong chín năm trời đất nước quê hương

Miền Nam sống trong thanh bình hạnh phúc

Trẻ như già mọi người đều gắng sức

Học và làm, đời đẹp một màu xanh

 

Năm Bảy Mươi Lăm tưởng hết chiến tranh

Nam Trung Bắc sẽ cùng nhau đoàn kết

Nhưng hỡi ơi, vẫn  tù đầy chém giết

Miệng hợp hòa lòng ngun ngút hờn căm

 

Tị nạn xứ người đã mấy chục năm

Vẫn tôn giáo ngụy trang màu  tổ quốc !

Miệng nam mô, lòng gian hùng mưu chước

Ôi, quê hương, đổ máu đến bao giờ !!!

 

Nhìn lũ ma đầu đã muốn làm ngơ

Ngặt tổ quốc, làm sao tôi quên được ...

Cộng bất nhân, chúng giết dân bán nước

Nhưng cớ gì trí thức tự ô danh ?!

 

Đường chiều hôm nay tôi lại loanh quanh

Cười đáp lễ một đôi người bản xứ

Nhưng không thấy vui mà đầy tư lự

Tiếc nụ cười xưa, tiếc nghĩa đồng bào ...!!!

 

 

Ngô Minh Hằng

 

 http://thongominhhang1.blogspot.com/ 
by Lý Tưởng Người Việt
     
alt
Sáng hôm qua, 31/07/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh, gần 30 người dân khiếu kiện tới chân tượng đài Đức Mẹ, gần nhà thờ Đức Bà, để cầu nguyện.  Họ đã bị lực lượng công an đưa lên xe bằng vũ lực. Nhiều người bị đánh đập, trong đó có một người bị thương nặng.

Thuật lại sự việc xảy ra hôm qua, chị Nguyễn Ngọc Hoa, một trong những người bị đánh nặng nhất, cho RFI Việt ngữ biết tình hình cụ thể.

Chị Nguyễn Ngọc Hoa : "Sáng hôm qua, chúng em định đi đến nhà thờ để cầu nguyện thôi, chứ không có dự định là đi biểu tình, thì khi đến đó, lúc đó khoảng 8 giờ 30 phút sáng. Khoảng 5 phút sau là an ninh, rồi thanh tra xây dựng, rồi công an đứng ở đó cũng là hơn 60 người. Công an thì bao vây vòng ngoài, ở vòng trong là thanh tra xây dựng, với an ninh.

alt
Chị Nguyễn Ngọc Hoa tại khuôn viên nhà thờ.

alt
Nhóm người nước ngoài.

Tụi em cũng không quan tâm, tụi em cứ ngồi đó, cứ nghĩ rằng là mình ngồi đó mình cầu nguyện, mình không làm gì, thì họ cũng chả đụng gì tới mình. Nhưng có một việc bất ngờ là lúc 9 giờ, có một số người nước ngoài, thì họ thấy những người này ngồi, họ cũng tò mò, họ dòm hết. Em mới đứng lên em nói chuyện với họ. Em hỏi họ từ nước nào tới, họ nói là từ nước Anh. Họ cũng tỏ ý thắc mắc là sao có sự kiện gì, mà lại thấy ngồi ở đây đông và nhìn thấy có vẻ tội nghiệp. lam lũ. Thì em nói là, trong đó là những người đi kiện, họ mất đất mất nhà đi kiện, hôm nay họ đến đây họ cầu nguyện thôi. Hỏi xã giao vài câu thì những người đấy họ lại đi.

Họ đi, thì khoảng 5 phút sau, thì có một đoàn khoảng 50 người đi xe buýt, toàn là người Châu Âu. Chiếc xe vừa ngừng lại, tự nhiên như một cái vòng vây của công an họ afo đến tụi em. Họ kêu : « Đi, đi lên xe ! ». Chúng em có một vài người kháng cự, bảo : « Tại sao phải đi ? Chúng tôi đến đây cầu nguyện, tại sao người khác đến cầu nguyện được, mà chúng tôi không được ? ».

altChị Nguyễn Ngọc Hoa bị đánh đập dã man.

Nói chung là họ không trả lời gì hết. Những người nào nói nhiều, nói mạnh như em, thì họ bắt đầu… một tên an ninh cao to lôi em với một cô nữa đi. Lúc đó em chỉ thấy tối tăm mặt mũi. Lôi đi một cái thì có ba bốn người an ninh xúm vào người em. Và một số bàn tay mò mẫm trên người em. Trên người em có giắt một cây bút có chức năng ghi âm. Thực sự, như bao nhiêu người khác, những lần mà bị xô xát hay bị đàn áp, thì mình có thể ghi lại những hình ảnh đó. Thì em nghĩ là họ biết được cây bút đó… nó giựt mất cây bút của em…

Em choáng, khi em vừa bước ra, em nhảy xuống xe, em chạy về hướng tòa nhà cao tầng, mà có rất nhiều người đang ngồi ở đó. Thì em chạy được nửa đường thì em choáng, em té xuống, khoảng 1 đến 2 phút, em đỡ em lại bật dậy, em chạy tiếp đi, em chạy hướng về Dòng Chúa Cứu Thế để tìm sự an toàn cho mình. Thì khi em đến Dòng Chúa Cứu Thế thì những người kia họ gọi điện cho em, họ nói là ở trên xe, họ bị đánh đập dã man.


Rồi có một chị bị nó tát hai bên má. Nó giựt cái giỏ xách của chị. Thì chị la lên : « Các công là công an mà các ông ăn cướp đồ của chúng tôi ! ». Thì nó nói là : « Bà mà la nữa thì tôi giết chết mẹ bà ! » Thì chị nghe thế, chị sợ quá, chị chạy thẳng vào cái bưu điện ở gần đó, thì người nước ngoài rất là đông. Khi chị chạy vô đó, thì họ không dám chạy vô đánh chi nữa. Thì họ mới xuống nước, họ đi vô, họ nói nhỏ nhẹ cho chị đi ra, lên xe đi về. Nói nói một hồi, thì chị cũng xuôi lòng, chị nghĩ là họ tốt, họ muốn đưa về, thì chị bước ra. Khi chị bước ra sân, khuất cái tầm nhìn của người nước ngoài, thì họ – ba bốn công an – đánh vào  lưng bụng chị. Có một người chặt vào cổ chị ấy. Chị đau lắm, chị bắt đầu la lên : « Bớ người ta, công an đánh dân ! Công an đánh dân ! ». Thế nhưng mà lúc đó, nó tiếp tục nó bấm huyệt, chị ấy đau quá không còn la được nữa, thì nó lôi soạt lên xe. Ở trên xe, chị ấy ói ra. Với lại một số người nghe nói điện thoại, thì nó giựt điện thoại.

Tình trạng chị Tuyền ói rất là nhiều, sáng nay chị vẫn tiếp tục ói. Chúng em cũng không biết làm sao để giúp đỡ chị ấy. Muốn đưa vào bệnh viện, nhưng mà vô bệnh viện, khám thấy những dấu hiệu bất thường, thường thường họ hay ghi tạm ứng một số tiền cũng hơi nhiều, từ một triệu đến hai triệu (đồng VND). Mà bây giờ các chị ấy thì… Với lại trong nhóm cũng khó khăn. Với lại không biết là trong bệnh viện có an toàn hay không. Nhiều khi họ phát hiện ra cũng có sự nguy hiểm. Chị ấy nghĩ như thế, nên chị ấy cũng không dám nằm bệnh viện (…).

altChứng tích dã man của Việt Cộng trên người chị Hoa tại nhà thờ Đức Bà ngày 31-7-2013.

Trong đó, chỉ có em và chị Tuyền đó thôi, còn những người kia, thì đa số bị đấm, bị đá vô lưng với vô bụng, cho nên là không thấy rõ vết thương. Họ chỉ đau vậy thôi, nhưng không nặng lắm. Sáng đó, thì (em) rất là đau, nó choáng choáng mặt mày, nói chung là cái đầu rất là đau. Em phải vào bệnh viện ngay, rồi người ta chụp X quang, người ta theo dõi. Đến chiều thì không có vấn đề gì. Họ xem xem mình có ói hay không. Đến chiều, họ cho về, họ báo, nếu có ói, thì lại vào bệnh viện tiếp để họ kiểm tra, theo dõi. Nói chung em về, thì may mắn không xảy ra những vấn đề nặng như vậy. Hôm qua, em chỉ uống nước, với uống sữa được thôi. Sáng nay, em lại húp được một ít cháo, chứ em không ăn đươc, vì họ đánh như thế, thì môi dưới bên trong nó bị tét rất là rát…

altHọ (bệnh viện) không cho giấy chứng thương, chỉ có toa thuốc thôi. Tại vì, họ nói muốn lấy giấy chứng thương, thì phải có giấy giới thiệu của công an. Thì em mới nói rằng, lúc trước tụi em không có vấn đề này, tụi em có bị thương, thì tụi em xin giấy chứng thương vẫn được. Nhưng mà dạo này hình như họ ra cái quy định đó để họ bảo vệ cho bên công an.

Em mong là, tại vì ở đây, thực tế có rất nhiều người dân có những nỗi oan khuất mà họ không biết kêu ai, nói với ai. Thì em chỉ mong ước, khi có việc xảy ra, thì họ có thể kêu, lên tiếng với những cái đài, giống như là RFI, BBC hoặc là… các đài lớn (khác), để mà mọi người biết đến vấn đề để kịp thời giúp họ. Như bình thường, em thấy có những người khi xẩy ra chuyện, họ không biết kêu ai bây giờ, không biết là cái truyền thông có thể giúp được số điện thoại gì đó, khi có chuyện họ có thể lên tiếng ngay, có bị đàn áp thì họ cũng được bảo vệ hơn. »

*

Chị Nguyễn Ngọc Hoa, nhân chứng kể lại việc bị công an đánh đập kể trên, cư trú tại nhà 96, Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Chị Hoa cho biết chị là con gái một nữ chiến sĩ biệt động trước 1975. Kể từ năm 2005, chị Nguyễn Ngọc Hoa tiếp tục thay mẹ đi đòi lại mảnh đất bị tước đoạt ở Vũng Tàu.

Người bị đánh đập gây chấn thương nặng nhất, trong câu chuyện chị Hoa kể ở trên, là chị Nguyễn Thị Tuyền, nguyên quán ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Theo lời kể của chị Hoa, hiện tại, chị Tuyền do không có đủ tiền để được điều trị tại bệnh viện, nên tạm thời dưỡng thương ngay tại Sài Gòn với sự hỗ trợ của những người đồng cảnh, trong đó có bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, người quê ở thành phố Cần Thơ, cũng là người có mặt trong nhóm cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ ở Sài Gòn, bị công an hành hung ngày hôm qua.

Trọng Thành

by Lý Tưởng Người Việt
Gạo Thái nhiễm chất độc gây tê liệt thần kinh, 100% đồ uống vỉa hè nhiễm khuẩn E.coli... là những thông tin liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm đáng chú ý trong tuần.

Tuần vừa qua, hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm được phanh phui khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng. Điều đáng lo ngại là cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Hãy cùng điểm lại những vụ bê bối liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được nhiều người quan tâm trong tuần vừa qua:

Gạo Thái nhiễm chất độc gây tê liệt thần kinh

Tổ chức "Vì người tiêu dùng Thái Lan" vừa phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide, một loại chất hóa học bị phân hủy trong không khí thường được dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm.

alt

Gạo Thái được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam (Ảnh minh họa)

Hóa chất Methyl bromid khi chưa chuyển hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic sẽ gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. CH3Br rất độc, ở nồng độ thấp khó nhận biết, do vậy khi nhận biết thường phải cho thêm 2 - 3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì chất này gây kích thích niêm mạc mắt.

Điều đáng lo ngại là tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, gạo có xuất xứ từ Thái Lan được bày bán với rất nhiều chủng loại, được khách hàng tin dùng với số lượng tiêu thụ ngày càng lớn.

100% đồ uống vỉa hè nhiễm khuẩn E.coli

Đầu tháng 7 vừa qua, Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn – Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã lấy mẫu độc lập và ngẫu nhiên một số loại nước uống đường phố thông thường bao gồm trà đá, trà Bát bảo, nước mía, nước nhân trần,... ở một số tuyến phố Hà Nội.

alt Trà đá, nhân trần, nước vối, nước ngô, trà bát bảo... đều nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa)

Kết quả cho thấy, 90% mẫu nước uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, 100% mẫu nhiễm vi khuẩn gây nhiễm độc, nhiễm bẩn thực phẩm và hơn 33% số lượng mẫu có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép như chì, thủy ngân, cadimi…

TS Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, phó chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, nước uống nhiễm vi khuẩn E.coli, B.cereus, có hàm lượng vi khuẩn hiếu khí, men mốc, kim loại vượt giới hạn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bún, bánh phở chứa chất gây ung thư

Ngày 22/7, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu các thức ăn được chế biến từ gạo như: bún, bánh canh, bánh phở, bánh hỏi…

Theo đó, nhóm thực phẩm bánh ướt, bánh canh và bánh hỏi có tỉ lệ sử dụng chất làm trắng huỳnh quang (tinopal) là 100%.

alt Thức ăn chứa chất tẩy trắng độc hại bày bán khắp nơi

Ông Đỗ Ngọc Chính, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng cho biết: "Sử dụng tinopal để làm tăng trắng cho thực phẩm chế biến từ bột gạo sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có nguy cơ dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt, tinopal có thể làm tổn thương mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn những thực phẩm chứa tinopal trong thời gian dài sẽ gây suy gan, suy thận, thậm chí cả bệnh ung thư".

Chế biến cà phê từ nước mắm và hóa chất

Công an TP.Cần Thơ phát hiện, triệt phá cơ sở sản xuất xà phê thuộc công ty An Khánh, số 303/1 đường Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Qua kiểm tra, công an phát hiện hệ thống dây chuyền sản xuất, đóng gói cà phê có quy mô lớn và rất chuyên nghiệp. Tại hiện trường có hàng tấn bắp, đậu nành được đóng bao (loại 50kg) chất thành đống rất nhếch nhác, bẩn thỉu cùng với một ít cà phê phế phẩm. Ngoài ra, còn có 20 thực phẩm như đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và nhiều thùng, can hóa chất tạo mùi, màu...

alt Hoá chất, hương liệu tạo mùi để cho ra những loại cà phê "chất lượng cao".

Tại tầng 2 của căn nhà, cũng là trụ sở công ty, hơn nửa diện tích được sử dụng để chứa bao bì giả những thương hiệu cà phê nổi tiếng ở TP.Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) và gần 100 thùng cà phê thành phẩm đã được đóng gói.

Theo các công nhân, để chế biến được 100kg cà phê thành phẩm, chỉ cần 5kg cà phê bột, còn lại là các nguyên liệu khác, trong đó có bắp, đậu nành, phế phẩm của hạt cà phê. Để hương vị thêm nồng nàn, các công nhân cho thêm rượu, nước mắm và nhiều loại hoá chất khác.

Theo Khám phá

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Khi thấy ông hàng xóm suốt ngày chửi bới đánh đập vợ con, anh Đào Hồng D. lao vào can ngăn. Trong một lần nhắc nhở ông hàng xóm dọn dẹp nhà cửa, anh D. bị người này đoạt mạng sống bằng một nhát dao chí mạng.

Làm ơn... mất mạng

Theo thông tin ban đầu, nhà anh Đào Hồng D. (SN 1990, ngụ xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) ở đối diện với nhà Nguyễn Đức Sáu (SN 1962) nên hai gia đình thường xuyên qua lại thân thiết. Sáu quê ở tỉnh Hưng Yên vào Tây Ninh lập nghiệp được 4 năm.

Gia đình Sáu nghèo khó nên trước đây được ba mẹ anh D. giúp đỡ về tiền bạc để mua đất định cư. Sáu hay nhậu nhẹt, chẳng làm gì giúp vợ con mà suốt ngày rượu chè rồi chửi vợ. Ngồi ăn cơm mà thấy vợ làm gì đó dù nhỏ nhặt, không vừa lòng, Sáu cũng chửi bới rồi đập phá hết đồ đạc. Anh D. là người thấy bất bình nên thường xuyên sang can ngăn. Sáu chẳng dám nói gì anh D. nhưng luôn tỏ ra ấm ức.

Khoảng 17h30 phút ngày 25/7, anh D. đi làm về. Như thường lệ anh sang nhà Sáu để xin nước sôi tắm. Thấy nhà cửa bề bộn quá nên anh D. nhắc: "Ông dọn dẹp cho sạch sẽ vào, nhà gì dơ quá trời vậy?". Mặc dù thấy lời khuyên của anh D. là hợp lý nhưng Sáu không làm theo mà còn vùng vằng cãi lại.

Lúc đó có con chó nhà Sáu đi ra ngoài đường nên anh D. lên tiếng bảo: "Ông nhốt chó lại đi rồi dọn nhà, chứ cứ để chó chạy loạn xạ, nhà thì đồ đạc bừa bãi mất vệ sinh quá". Cùng lúc đó, vợ ông Sáu là bà Nguyễn Thị H. đi chợ về đến cổng, anh D. ra ngoài cổng đón bà H. và nói nhỏ: "Cô ra ngoài kia ngồi đi, con đang bảo ông dọn dẹp nhà cửa chứ để vậy thấy gớm quá".

Nghe anh D. nói vậy bà H. cũng đi ra ngoài, nhưng ông Sáu vẫn không dọn nhà mà chửi vu vơ. Lúc anh D. đi vào, ông Sáu chạy đến đe đánh nhưng vì sức yếu nên mới lao vào ông Sáu đã bị anh D. quờ tay làm ngã xuống nền nhà đành ngồi khóc và chửi bới. Thấy sự việc có vẻ căng thẳng, bà H. đến bên anh D. nói: "Thôi, con về đi để ông ấy đấy cho cô lo liệu, con mà bắt ông dọn thì ổng lại chửi cô", anh D. chưa kịp đi về thì Sáu đã lấy con dao đâm một nhát trúng tim khiến anh D. ngồi gục xuống.

Bà H. hoảng hồn hô hoán mọi người đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhưng vì vết thương quá nặng anh D. đã tử vong ngay sau đó. Sau khi gây án, Sáu lo sợ liền tìm cách bỏ trốn. Tuy nhiên, khi Sáu đang trên đường lẩn trốn thì bị cơ quan chức năng mai phục bắt khẩn cấp.

alt

Bà H. và hiện trường vụ án.

Người hàng xóm tốt bụng

Sáng 26/7, sau khi vụ án xảy ra, PV báo ĐS&PL đã về tận địa phương nơi xảy ra sự việc để tìm hiểu thêm thông tin. Bà N., một người hàng xóm cho biết: "Nhà ấy cãi nhau suốt vì ông chồng vũ phu, bà vợ quá hiền lành và cam chịu nên suốt ngày bị chồng chửi bới. Còn cậu D. là người rất hiền lành, cũng tại vì quá thương người nên mới lãnh cái chết oan uổng như thế".

Bà N. cho biết thêm, ngày trước mỗi khi vợ chồng ông Sáu đánh, cãi nhau, hàng xóm còn can ngăn chứ giờ ai cũng chán, chẳng muốn nói chuyện. Dù thương bà H. nhưng cứ được vài bữa ông ấy lại sinh chuyện thì làm sao người ta can mãi được. Riêng cậu D., khi nào có ở nhà là nó lại sang giảng hòa. Nhờ nó mà mẹ con bà H. nhiều đêm ngủ ngon. Ai ngờ nó làm ơn mà phải chết đau đớn như vậy khiến hàng xóm ai cũng thương".

Ngôi nhà khang trang của gia đình anh D. chật ních người đến chia buồn. Ai cũng thương cho chàng trai hiền lành mà sớm phải bất hạnh. Bà Nguyễn Thị M., mẹ của anh D. nói trong nước mắt: "Cô nhìn hai đứa con nó thấy tội không? Ba mất mà quá ngây thơ chẳng biết gì hết. Thấy cháu mà tôi đau lòng quá, nhưng dù thương cháu đến mấy tôi cũng đâu bù đắp được tình cảm mà cháu tôi phải chịu khi mất ba, vợ nó cũng còn trẻ thế kia".

Bà M. nói đến đó rồi lại khóc. Bà kể quê bà ở tận một tỉnh ngoài Bắc vào đây được hơn hai mươi năm. Trước chồng đi lính tình nguyện bên Campuchia năm 1978, sau đó bà vào thăm chồng thấy mảnh đất Tây Ninh màu mỡ nên bàn chồng vào làm ăn.

Bà M. nghẹn ngào: "Mới vào chẳng có vốn liếng, đất đai ở đây ngày đó là âm u núi rừng nên cũng rất sợ. Lương chồng thì chẳng đủ sống nhưng may nhờ chịu thương chịu khó nên mới có cơ ngơi này". Sinh được hai người con trai, anh D. là con trai út, từ nhỏ cũng muốn cho con ăn học nhưng anh D. bảo: "Con học dốt nên ba mẹ cứ cho con nghỉ học đi làm. Người ta giỏi giang thì cố gắng vào đại học, con thì chăm chỉ làm công nhân kiếm tiền cũng được, mình siêng năng thì chẳng cần lo gì mẹ ạ".

Hung thủ từng đượcgia đình nạn nhân cưu mang

Dù mong con học nhưng nghe con nói có lý nên bà M. tìm việc cho D. làm. Cách đây 4 năm, D. lập gia đình và sinh được hai đứa con. Thường ngày, D. rất chăm chỉ làm ăn và thương yêu vợ con, chẳng bao giờ nhậu nhẹt hay gây sự với ai. Bà M. cho biết: "Nó hay giúp đỡ người khác lắm, cũng tại nó thương mẹ con bà H. quá nên mới vậy". Ngồi bần thần nơi góc nhà, bà H., vợ ông Sáu buồn bã nói: "Tôi bây giờ chẳng biết phải làm sao, chồng tôi đã lấy oán trả ơn. Nhà người ta tốt với mình thế mà mình lại nỡ tâm ra tay tàn nhẫn như vậy. Thôi thì cứ để pháp luật trừng trị ông ấy".

Bà H. cho biết, ông Sáu trước đây cũng khá hiền lành, sau do ham nhậu nên suốt ngày chửi bới vợ con. Hai vợ chồng ở quê chỉ có vài sào ruộng, làm ăn khó khăn nên theo người thân vào tỉnh Tây Ninh lập nghiệp cách đây 4 năm. Khi mới vào, hai vợ chồng trong tay không còn một xu dính túi. Sau khi thuê nhà ở, hai vợ chồng được bà M. cho vay tiền mua ngôi nhà bây giờ. Cũng vì tình thương yêu của gia đình bà M. nên hai bên đi lại khá thân thiết. Vào đây đất đai không có, vốn liếng cũng không, nên bà H. vay thêm ít tiền làm nghề đậu hũ, cả nhà suốt ngày tối mặt tối mũi mới đủ ăn qua ngày.

Người con trai đầu không may bị tai nạn, gia đình ngày càng khánh kiệt. Ông Sáu chẳng giúp được gì mà còn chửi bới vợ con thậm tệ. Bà đau đớn khi chứng kiến chồng mình giết ân nhân của gia đình. "Tôi biết chẳng thể nào bù đắp được một mạng người, chỉ biết cúi đầu mong gia đình bà M. bỏ qua cho, và chồng tôi thì để pháp luật xử lý. Mọi thứ với tôi giờ là quá sức chịu đựng rồi, chẳng thể nào làm gì trong hoàn cảnh này được", bà H. nói trong nước mắt.    

Tô Hương Sen

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Những đứa trẻ ngơ ngác, những cuộc hôn nhân trên bờ vực đổ vỡ, những nỗi buồn không nói nên lời... Tất cả những hệ luỵ đến sau những cuộc kết hôn giả với người nước ngoài sau nhiều năm vẫn còn nhức nhối trong nhiều gia đình.

Không phải người ta không biết hậu quả, nhưng đứng trước sức cám dỗ của đồng tiền và vật chất từ thế giới bên ngoài, nhiều người, nhiều gia đình vẫn nhắm mắt làm liều ký vào tờ giấy ly hôn rồi lại kết hôn. Thậm chí, có người còn không nhớ và viết được cho đúng cái tên của người chồng, người vợ ngoại quốc của mình.

Trăm nẻo đường kết hôn giả

Ôm cháu bé trong lòng, cháu cứ bi bô kể đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện cô giáo dạy múa dạy hát, chuyện ông bà nội mới mua cho cái hồ bơi bằng phao nhân dịp sinh nhật, chuyện bố mẹ mới đưa cháu đi chơi công viên Đầm Sen… Đang dở câu chuyện với cháu thì thấy có người đàn ông tên Sang đến đón, cháu bé chạy đến ôm chầm lấy cổ bố rồi quay sang chào chúng tôi: "Con chào các cô con về".

Khi bóng hai cha con đi khuất, người bạn mới quay sang bảo tôi: "Là cha con thật đấy, nhưng mà về giấy tờ thì cháu vẫn không phải là con của bố cháu". Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, người bạn hiện đang làm giáo viên mầm non một trường tư thục ở quận 9, TP.HCM cho biết, mẹ cháu bé cách đây mấy năm có đi xuất khẩu lao động bằng con đường kết hôn giả.

Đến khi về nước, vợ chồng mới sinh ra cháu. Nhưng do chưa có quyết định ly hôn với người đàn ông ngoại quốc kia, chồng chị trên danh nghĩa cũng chỉ là chồng cũ nên giấy tờ khai sinh cho cháu vẫn chưa được hoàn tất. Cháu khó xin đi học ở các trường công nên phải học ở trường tư thục.

Câu chuyện tình cờ được biết cách đây không lâu cứ ám ảnh tôi mãi. Ba tiếng "kết hôn giả" cứ lởn vởn trong đầu, bởi lẽ đã gọi là kết hôn đều phải có giấy tờ, được đóng dấu, được chứng nhận thì mọi thứ đều phải là thật. Hoá ra, cái đám giấy tờ thật ấy cũng chỉ để chứng nhận cho một cuộc hôn nhân giả mà tất cả động lực phía sau cũng chỉ là vì sức cám dỗ của đồng tiền.

alt

Kết hôn với người nước ngoài rất khó chứng minh thật giả (Ảnh minh họa).

Mỗi năm, trong cả nước phát hiện và xử lý hàng chục vụ môi giới kết hôn với người nước ngoài, có đến hàng ngàn người được xuất cảnh với chức danh "là vợ, là chồng".

Để được "là vợ, là chồng" với những người nước ngoài, có người phải bỏ ra đến hàng ngàn đô la Mỹ - con số không nhỏ với những người dân lao động chất phác. Để rồi may mắn, sau một vài năm tha hương, quần quật làm những công việc chân tay nặng nhọc với giá "rẻ bèo" hơn nhiều lần so với công giá của những người dân nước đó, "người vợ, người chồng" này trở về nước với vài trăm triệu dắt lưng. Không may mắn thì tiền mất, tật mang, bị đuổi về nước với tình trạng kiệt quệ, bệnh tật. Không may nữa thì trở về trong bình tro tàn với nỗi buồn khôn xiết của người thân.

Thậm chí, ở các tỉnh miền Tây, có những làng được gọi là "làng lấy chồng nước ngoài", "làng xuất khẩu lao động". Có gia đình, chị lấy chồng nước ngoài "giả" rồi đến lượt em gái cũng theo chân. Đến khi có đủ tiền vốn dắt lưng về nước, lại khiến cha mẹ già phiền lòng vì nỗi "con gái ế" cứ đeo trên đầu. Mấy ai người ta tin, mấy ai người ta dám lấy người con gái đã mang tiếng "một đời chồng"…Những câu hò trên sông cứ vọng mãi, buồn mãi không thôi.

Luật pháp cấm nhưng kết hôn giả vẫn tiếp tục "lách luật"

Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Nguyễn Công Khanh, cục trưởng cục Hộ tịch, Quốc tịch (bộ Tư pháp) bắt đầu từ câu chuyện một Việt kiều Đức liên tiếp về nước kết hôn hết năm này sang năm khác. Tưởng người đàn ông này ham "tắm ao ta", nhưng rồi các cán bộ hộ tịch cũng phải để ý vì dăm lần bảy lượt, mỗi lần ông ta đều đến đăng ký với một người phụ nữ khác nhau.

Truy tìm trong hồ sơ, người ta mới giật ngửa ra vì trong chín năm, ông Việt kiều này đã liên tục kết hôn rồi ly hôn tới 3 người vợ khác nhau. Chưa dừng lại ở đó, sau một thời gian, ông này lại dẫn người phụ nữ thứ tư đến đăng ký kết hôn. Các cán bộ hộ tịch cũng hỏi cặn kẽ, đồng thời thực hiện biện pháp tâm lý, khuyên giải với đôi vợ chồng mới này nhưng không mang lại kết quả như ý.

Trường hợp người Việt kiều Đức đó không phải là trường hợp cá biệt, nhiều trường hợp cán bộ hộ tịch biết rõ ràng mười mươi là kết hôn giả nhưng không thể "cấm" vì khó chứng minh được khi cả "hai vợ chồng" đã có sự thống nhất trong tất cả lời khai của mình. Ông Khanh cho rằng đã đến lúc cần có quy định xử phạt những trường hợp kết hôn giả để xuất cảnh ra nước ngoài một cách thực tiễn, nếu chỉ dừng ở việc từ chối đăng ký kết hôn thì không thể nào giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc kết hôn nhưng không quy định rõ về mục đích và điều kiện kết hôn cho nên vẫn chưa có căn cứ nào để xác định việc kết hôn giả. Người kết hôn giả vẫn có cơ hội "lách luật". Nếu chỉ bỏ ra khoảng 20.000 USD để có được "giấy thông hành" ra nước ngoài bằng con đường lấy chồng, lấy vợ, nhiều người vẫn sẵn sàng chi. 

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kết hôn giả là cần thiết và phù hợp với quy định "cấm kết hôn giả" được quy định tại khoản 2, điều 4 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Luật ghi rõ nhưng cũng chỉ là xử phạt hành chính, mặt khác vẫn thiếu cơ sở để xác minh "kết hôn thật" và "kết hôn giả" nên tính khả thi vẫn là dấu chấm lửng khó có câu trả lời sau cùng.          

 Hón Thỵ

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Lợi dụng lúc em trai của N.T.Đ (8 tuổi) đi về nhà cất cần câu cá, H.V.T (14 tuổi) đã thực hiện hành vi thú tính với Đ.

Em N.T.Đ (8 tuổi)
Em N.T.Đ (8 tuổi)

 

Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 1/8 tại bản Lót, xã Lam Văn, Lang Chánh, Thanh Hóa.

Đi loanh quanh trong bản một vòng, N.T.Đ (8 tuổi) và em trai rủ nhau lên nhà H.V.T (14 tuổi) chơi vì nhả T có cần câu cá. Sau khi 2 chị em ngồi chơi được một lúc, T giục em trai Đ cầm cần câu cá về nhà cất rồi lại sang chơi tiếp.

Vừa thấy em trai Đ ra khỏi ngõ, T liền đè Đ ra, giở trò đồi bại. Bị T dọa giết, Đ im lặng chịu đựng, không dám la hét. Hành vi đồi bại của tên "yêu râu xanh" 14 tuổi này chỉ dừng lại khi em trai Đ quay trở lại nhà T và hét toáng lên.

Về nhà, thấy cháu gái kêu đau và khóc, bà nội Đ nghi ngờ, kiểm tra thì thấy Đ bị sưng đỏ vùng kín. Tới lúc này, Đ mới dám kể lại mọi chuyện cho bà và người nhà.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Với hệ thống báo động được điều khiển từ xa và có lối thoát hiểm độc đáo, nhà hàng Chiêu Quân (quận 11) đã tổ chức cho nữ tiếp viên với thân hình trần như nhộng đứng trên bàn nhảy kích dục…. để phục vụ khách.

Ngày 2/8 công an quận 11, TPHCM cho biết đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý những vi phạm đối với nhà hàng Chiêu Quân trên đường 3/2, phường 16, quận 11 vừa bị cơ quan chức năng đột kích vào tối 31/7.

 

Cơ quan chức năng kiểm tra nhà hàng Chiêu Quân

Cơ quan chức năng kiểm tra nhà hàng Chiêu Quân

Trước đó vào 17h30', ngày 31/7, một tổ công tác công an quận 11 phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội TPHCM bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính nhà hàng Chiêu Quân.

Khi thấy bóng dáng Đoàn liên ngành, một nhân viên bảo vệ tại quầy tiếp tân ở tầng trệt của nhà hàng nhanh tay dùng điều khiển từ xa để bật tín hiệu báo động lên các phòng khách nhưng ngay lập tức đã bị các trinh sát công an nhanh tay khống chế.

Cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra tất cả các phòng trong nhà hàng, phát hiện có 3 phòng với tổng cộng 17 nữ tiếp viên ăn mặc sexy và không mặc nội y để phục vụ khách, thậm chí còn có 1 số nữ tiếp viên đang đứng trên bàn nhảy kích dục với thân hình... trần như nhộng.

Bước đầu cơ quan công an xác định, nhà hàng Chiêu Quân tổ chức ăn chơi biến tướng thác loạn và được tổ chức tinh vi với hệ thống đèn báo động kết nối điều khiển từ xa được báo lên cho từng phòng để khách và nữ tiếp viên biết  khi "có động".

Điều đặc biệt là trong nhà hàng này tại 1 phòng ở lầu 3 có 1 lỗ thoát hiểm được thiết kế ẩn sâu sau 1 tủ sắt, nếu bị động các nữ tiếp viên có thể chui vào rồi thoát lên sân thượng.

 

Cơ quan chức năng kiểm tra nhà hàng Chiêu Quân

Nhà hàng Chiêu Quân xây lối thoát hiểm độc đáo để các nữ tiếp viên cũng như khách thoát ra ngoài khi bị kiểm tra bất ngờ

 

Được biết, người đứng tên kinh doanh nhà hàng là bà Nguyễn Thị Hồng A. (38 tuổi, ngụ quận 6). Công an xác định, đội ngũ tiếp viên này không được nhà hàng Chiêu Quân trả lương, mà chỉ dựa vào chiêu trò sexy để kiếm tiền "boa".

Kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhà hàng Chiêu Quân gồm các lỗi như: hoạt động kinh doanh karaoke không có giấy phép, sử dụng phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại nhà hàng ăn uống, tiếp viên không có hợp đồng lao động với cơ sở, không có giấy khám sức khỏe...

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Mưa lớn kéo dài từ đêm qua khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị ngập úng. Gió mạnh ảnh hưởng của cơn bão số 5 đã giật tung nhiều biển hiệu quảng cáo, ô dù trên phố...

Theo báo cáo nhanh của Công ty thoát nước Hà Nội, từ 8h sáng nay 3/8, Hà Nội bắt đầu hứng những đợt mưa to đầu tiên do ảnh hưởng của bão số 5. Từ 10h xảy ra mưa to trên toàn bộ địa bàn (mưa tập trung từ lúc 10h đến 10h30 với lượng mưa 50mm). Lượng mưa đo được tại trạm đo của Công ty như sau: Vân Hồ 51mm; Trúc Bạch 55mm; Hồ Tây 54mm; Thanh Liệt 47mm; Yên Sở 40mm; Xuân Đỉnh 52mm; Long Biên 29mm, Hầm chui TTHNQG 47mm, Đông Anh 44mm.

 

Gió lớn làm bật tung ô dù, biển hiệu trên các tuyến phố ở Hà Nội
Gió lớn làm bật tung ô dù, biển hiệu trên các tuyến phố ở Hà Nội Gió lớn làm bật tung ô dù, biển hiệu trên các tuyến phố ở Hà Nội

Để đối phó với tình hình mưa bão, từ 5h sáng nay, Công ty thoát nước đã điều động cán bộ công nhân viên ứng trực trên địa bàn thành phố theo phương án thoát nước mùa mưa, tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy, vệ sinh mặt đường. Các dàn thiết bị cơ giới hỗ trợ nạo vét, thông tắc tại các vị trí đã được phân công.

Các cửa hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… đã được mở để điều hoà nước. Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống. Tại thời điểm mưa đã xảy ra úng ngập tại một số vị trí như Phạm Văn Đồng (khu vực không có hệ thống thoát nước), ngã 5 Phùng Hưng – Đường Thành, Đội Cấn (trước số nhà 343 và KS La Thành), trước số 1 Liễu Giai, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến với mức độ từ 0,1 - 0,2m. Đến thời điểm 10h45 các khu vực này đã cơ bản rút hết nước, giao thông đi lại bình thường.

Theo thông báo của Đài khí tượng thuỷ văn Đồng bằng Bắc bộ, bão vẫn tiếp tục gây mưa to cho khu vực Hà Nội, Công ty tiếp tục tổ chức ứng trực tại hiện trường, bố trí CBCNV sẵn sàng thực hiện theo phương án thoát nước mùa mưa. Tiếp tục vận hành trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác để hạ mực nước đệm trên hệ thống về cao trình theo kế hoạch được duyệt để chủ động đối phó với đợt mưa tiếp theo.

 

Một số tuyến đường bắt đầu bị ngập úng cục bộ từ 10 sáng nay Một số tuyến đường bắt đầu bị ngập úng cục bộ từ 10 sáng nay
Biển nước mênh mông trên một tuyến phố
Biển nước mênh mông trên một tuyến phố
Biển nước mênh mông trên một tuyến phố Biển nước mênh mông trên một tuyến phố
Nhân viên Công ty thoát nước được điều động đến mọi điểm đen ứng trực
Nhân viên Công ty thoát nước được điều động đến  mọi điểm đen ứng trực
Nhân viên Công ty thoát nước được điều động đến mọi điểm đen ứng trực
Nhân viên Công ty thoát nước được điều động đến mọi điểm đen ứng trực Nhân viên Công ty thoát nước được điều động đến mọi điểm đen ứng trực
Công ty thoát nước cho biết, bão vẫn tiếp tục gây mưa to cho khu vực Hà Nội. Công ty thoát nước cho biết, bão vẫn tiếp tục gây mưa to cho khu vực Hà Nội.

 

Đang quét qua Quảng Ninh, Bắc Giang, bão số 5 tiếp tục di chuyển sâu vào đất liền. Từ đêm nay 3/8, toàn miền Bắc trong đó có Hà Nội sẽ diễn ra mưa to, có thể dẫn đến ngập úng. Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 10h sáng nay (3/8), vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, nhiều nơi  đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

 

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới; sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.

 

Ông Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ - dự báo, với cường độ của bão số 5 hiện nay, hoàn lưu bão sẽ trút lượng mưa 200-300 mm khắp Đông Bắc Bộ trong hai ngày 3-4/8, như vậy, mưa lớn sẽ tập trung vào đêm nay. Do đó cần đặc biệt đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập, ngập úng ở khu vực đồng bằng, thành thị trong đó có Hà Nội.

 

Ngoài ra, hoàn lưu bão cũng gây mưa lớn cho khu vực Bắc Trung Bộ. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể mưa 100 mm. 
 
Do ảnh hưởng của bão số 5, huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, trời mưa to. Đến 11 giờ 20 phút, đảo Cát Hải mất điện và bị cô lập hoàn toàn. Thời điểm 14 giờ, gió vẫn rất mạnh, mưa to, kết hợp triều cường dâng cao khoảng trên 3m, dự báo có khả năng gây ngập lụt khu vực thị trấn Cát Hải.
 
(Ảnh: Thu Hằng) (Ảnh: Thu Hằng)
 

Phạm Thanh

 

Quang Phong

ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
dauhoi
(gởi những tên trí thức mà vô tri thức, tung hứng với VC, phản quê hương dân tộc)


 

 

Giá trị người không do của cải

Xe sang, nhà đẹp, lớn cơ ngơi

Nếu như người chủ tư dinh đó

Quí bạc tiền thôi, chẳng quí người

 

Giá trị người chẳng là học vị

Giáo sư, tiến sĩ hoặc chi chi

Nếu như tim óc không lương chính

Thiếu đạo làm người dẫn lối đi

 

Giá trị người phải đâu chức tước

Khi lòng không đức, dạ không nhân

Tài năng chẳng hiến cho dân nước

Mà chỉ gia đình, chỉ bản thân

 

Giá trị người nào do vỗ ngực

Tự khen ta tốt hoặc ta tài

Ta sao, thiên hạ đều hay cả

Vì việc ta làm giấu được ai !

 

Giá trị người không vì gốc rễ

Chẳng do phe đảng giúp nâng cao

Mà do tư cách, do hành động

Thể hiện nhân luân đến mức nào

 

Hỏi giá trị gì khi trí thức



Nói lời gian dối hại người ngay

Hợp hoà tung hứng cùng gian tặc 

Vô sỉ, vô lương đến cỡ này ?

 

Cũng vì trí thức vô tri thức

Dân tộc bây giờ mới khổ đau

Đất nước mới vào tay lũ vẹm

Vẹm đem đất nước hiến dâng Tàu !!!

 

 

Ngô Minh Hằng

 

 

http://thongominhhang1.blogspot.com/ 
by Lý Tưởng Người Việt
(Thân tặng anh Lê Minh Đức)

 

Bàng bạc trong tôi những bóng hình

Những nàng thôn nữ miệng cười xinh

Những chàng áo trắng lưng dài lắm

Thả những lời thơ đượm ý tình

 

Trời xanh mây trắng nắng vàng

Lửng lơ cánh nhạn ngân vang sáo diều

Hoa khoe tím đỏ mỹ miều

Em khoe áo mới yêu kiều thướt tha

Hoa xinh hoa đẹp mặc hoa

Em xinh em đẹp riêng ta say tình

Hoa xinh hoa đứng một mình

Em xinh em đứng hai mình càng xinh

 

- Hỡi cô áo tím hoa cà

Cô đi đâu để người ta võ vàng?

- Nghiệp nhà canh cửi tằm tang

Tôi đang rối việc, võ vàng mặc ai

Lưng dài tốn vải dằng dai

Khéo dây chuyện một thành hai, thôi…, chào!

 

- Kìa cô phơn phớt yếm đào

Phất phơ nón lụa quai thao dải điều

Sang sông tôi bắc cầu kiều

Mời cô quá bộ bước yêu thỏa lòng

- Cầu sao chỉ một nhịp chùng?

Ngập ngừng nửa bước nhón chừng lại thôi

 

Người ta kén vợ chợ đông

Tôi đây kén vợ còn trông nhiều bề

Trông tông rồi lại trông nghề

Trông đi đức hạnh trông về nết duyên

Thấy cô má lúm đồng tiền

Mắt huyền môi thắm tôi liền thôi trông

Cau thơm quyện với trầu nồng

Phải duyên phải nợ phải lòng thì yêu

 

Xa quê nhớ có trăm chiều

Xa em nhớ đến vạn điều muôn đêm

Khăn em anh áp liền bên

Áo em anh trải nằm lên ấm mình

Ai cười thì cứ mặc tình

Người tôi yêu bóng tôi hình tôi thương

Song khuya gió lạnh canh trường

Đèn trăng giãi mối tơ vương lệ sầu

Trời mau đổ hạt mưa ngâu

Để cho ô thước bắc cầu đợi trông

 

Hỏi anh đi học trường xa

Mẹ cha có nhớ quà nhà có mong?

Mẹ cha nhớ thảo đôi dòng

Quà nhà chẳng nhớ não lòng nhớ em

Đêm qua mưa tạt xuyên rèm

Co ro gác lạnh môi thèm môi ai

Sách đèn khổ một đời trai

Công danh sự nghiệp phí hoài tuổi xuân

 

Người ta khéo ở khéo ăn

Khéo cười khéo nói khéo thành duyên tơ

Riêng tôi chậm lụt ngù ngờ

Tơ duyên trắc trở cậy nhờ mối mai

Cau bảy tôi sẵn bổ hai

Ai người quân tử đoái hoài xin dâng

Bao giờ mới gặp tình quân

Trao câu nguyện ước rượu hồng nên đôi?

 

Quang Dương

 
by Lý Tưởng Người Việt
Có những vần thơ xưa rất xưa

Quyện trong tiếng hát lẫn câu đùa

Hồn quê mang mác còn lưu luyến

Hỏi đã quên..? Rằng, thưa vẫn chưa

 

Những vần xưa lưu luyến

Cứ mãi ở trong tôi

Như mây chiều bàng bạc

Như gió quyến nương đồi

Khắc vào trong ký ức

Đậm sâu những bóng hình

Những câu hò tiếng hát

Tươi mát buổi bình minh

Đâu giọng cười trong trẻo

Đâu nét mặt hân hoan

Lời dân ca mộc mạc

Tiếng chày khua nhịp nhàng

Bên nương ngô bãi sắn

Bên lúa chín vun bờ

Bên hoa thơm trái ngọt

Bên nong tằm thoi tơ

Ca dao thuở thanh bình

Tình ơi sao thương nhớ

Mâm cơm nóng quây quần

Miếng trầu têm thắm đượm

Môi má hồng xinh xinh

Mắt đa tình lúng liếng

Say hồn ai ngất ngây

Gieo vào thơ với nhạc

Gió mát đêm trăng đầy

Thả câu vần ướm ý

Kết duyên nối tơ hồng

Qua nhịp cầu nho nhỏ

Hai mái đầu soi chung

Chen ánh vàng lung linh

 

Quang Dương
by Lý Tưởng Người Việt

alt
 Ngày 29-7-2013, trong chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho các phóng viên thuộc nhiều nước khác nhau một cuộc phỏng vấn dài 80 phút, liên quan tới nhiều vấn đề của thế giới và Giáo Hội. Người điều hợp buổi họp báo này là Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí của Toà Thánh, kiêm Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Vatican.
Mở đầu, Cha Lombardi bày tỏ niềm vui vì có Đức Thánh Cha cùng bay chung chuyến về Roma, và đặc biệt vì ngài sẵn sàng dành thời giờ rộng rãi để trả lời các câu hỏi của các nhà báo thuộc nhiều ngôn ngữ và quốc tịch khác nhau. Trước hết là vài lời mở đầu của của Đức Thánh Cha. Nhận Micro từ tay Cha Lombardi, Đức Thánh Cha nói:
Chào các bạn và xin cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi hài lòng. Đây đã là một chuyến du hành đẹp đem lại thiện ích tinh thần cho tôi. Tôi hơi mệt, nhưng với con tim tươi vui và tôi khoẻ, chuyến đi đã đem lại thiện ích cho tôi trên bình diện tinh thần. Đi đến với dân chúng đem lại thiện ích, bởi vì Chúa hoạt động nơi mỗi một người trong chúng ta, Ngài làm việc trong con tim chúng ta, và sự phong phú của Chúa thì nhiều lắm, và chúng ta luôn luôn nhận được biết bao nhiêu điều tốt đẹp từ các người khác. Điều này tạo thiện ích cho tôi. Đó là tổng kết đầu tiên.
Thế rồi còn có lòng tốt, con tim vĩ đại của người dân Brasil nữa, đúng thế, con tim vĩ đại. Họ là dân tộc rất dễ thương, dân tộc yêu thích lễ hội và, cả trong đau khổ, vẫn luôn luôn tìm ra con đường để kiếm thiện ích từ mọi phía. Điều này tốt: đó là dân tộc tươi vui, dân tộc đã đau khổ biết bao nhiêu! Niềm tươi vui của người dân Brasil hay lây lan! Dân tộc này có con tim vĩ đại.
Rồi tới những người tổ chức, từ phía chúng tôi cũng như phía người Brasil. Tôi cảm thấy mình ở cạnh một máy vi tính, máy vi tính nhập thể. Đúng vậy, tất cả đều đã được căn từng phút! Thật là đẹp! Chúng tôi đã có các vấn đề với giả thuyết an ninh: mà an ninh ở đây, an ninh ở kia: trong các ngay qua đã chẳng có gì xảy ra trong toàn thành phố Rio de Janeiro, và tất cả đều đã tự phát. Với ít an ninh hơn tôi đã có thể ở với dân chúng, ôm họ, chào họ, mà không có các xe bọc sắt... An ninh là tin tưởng nơi một dân tộc; có đúng thật là luôn luôn có nguy cơ có một người điên, phải không, vâng có một người điên làm một cái gì đó, nhưng mà cũng có Chúa nữa chứ, có phải không nào? Nhưng tạo ra một khoảng không bọc sắt giữa giám mục và dân chúng là một điên loạn, và tôi thích cái điên loạn này hơn: đó là ở bên ngoài và có nguy cơ gặp phải cái điên loạn kia. Cái điên loạn này: ở bên ngoài. Sự gần gũi khiến cho mọi người được thiện ích.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc tới việc tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới, không phải ngày chính xác này, mà tất cả: phần nghệ thuật, phần tôn giáo, phần dạy giáo lý, phần phụng vụ đã rất là đẹp! Các bạn trẻ đã có một khả năng diễn tả trong nghệ thuật, đúng thế không? Chẳng hạn ngày hôm qua, ho đã làm những điều rất đẹp, rất đẹp! Thế rồi còn có Aparecida nữa: đối với tôi, Aparecida đã là một kinh nghiệm tôn giáo mạnh mẽ. Tôi nhớ hồi nhóm Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM) lần thứ V, tôi đã ở đó để cầu nguyện. Tôi đã muốn đi một mình như thể là lén út, nhưng đã có một đám đông gây ấn tượng. Nhưng thật là điều không thể được, tôi đã biết điều đó trước khi tới nơi. Và chúng tôi đã cầu nguyện. Tôi không biết... có một điều... nhưng mà về phía các bạn cũng thế, có phải không? Người ta nói với tôi rằng công việc của các bạn tốt, tốt lắm - tôi đã không đọc báo trong các ngày này vì không có giờ, tôi đã không coi truyền hình, không có gì hết - và xin cám ơn, xin cám ơn sự cộng tác mà các bạn đã dành cho tôi.
Thế rồi số người, số người trẻ tham dự. Tôi không thể tin được, nhưng hôm nay ông thống đốc đã nói là tới 3 triệu người. Tôi không thể tin được. Nhưng từ bàn thờ, tôi thấy toàn bãi biển đầy kín người cho tới khúc cong, dài hơn 4 cây số. Có biết bao nhiêu, biết bao nhiêu người trẻ. Và người ta nói, Đức cha Tempesta đã nói là họ thuộc 178 quốc gia, 178 quốc gia. Cả Phó Tổng thống cũng đã nói với tôi như vậy. Đây là điều chắc chắn. Và đó là điều quan trọng. Thật là tuyệt vời!
Sau một số cảm tưởng đúc kết của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi bắt đầu nhường lời cho các nhà báo theo thứ tự như trong danh sách ghi tên. Bắt đầu là câu hỏi của ông Juan de Lara, phóng viên của Hãng Thông tấn Tay Ban Nha EFE.
Ông nói: Con xin chào Đức Thánh Cha. Nhân danh tất cả mọi nhà báo, con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì những ngày này mà Đức Thánh Cha đã ban tặng cho chúng con tại Rio de Janeiro, vì công việc Đức Thánh Cha đã làm và cố gắng mà ngài đã đặt để vào đó. Và cũng nhân danh tất cả các nhà báo Tây Ban Nha, chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân của tai nạn xe lửa ở Santiago de Compostella. Xin cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Câu đầu tiên con muốn hỏi không liên quan nhiều tới chuyến đi này, nhưng con muốn tận dụng dịp may này để hỏi Đức Thánh Cha: trong 4 tháng này của Triều đại Giáo hoàng, chúng con đã thấy rằng Đức Thánh Cha đã thành lập nhiều uỷ ban khác nhau để cải tổ các Cơ quan Trung ương Toà Thánh. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha có trong trí loại cải tổ nào, Đức Thánh Cha đang suy nghĩ khả thể dẹp bỏ Viện Giáo vụ, được biết như là Ngân hàng Vatican, có phải thế không? Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Đáp: Các bước đi mà tôi đang thi hành trong 4 tháng rưỡi này đến từ hai khía cạnh: nội dung, điều mà tất cả chúng tôi phải làm đến từ phiên hội toàn thể của các hồng y. Đây là điều mà các hồng y chúng tôi đã xin người sẽ là vị tân Giáo hoàng làm. Tôi nhớ là các hồng y đã thỉnh cầu rất nhiều điều... Chúng tôi xin chẳng hạn như thành lập Uỷ ban 8 Hồng y: có sự cố vấn từ bên ngoài là điều quan trọng, không phải kiểu hỏi ý mà người ta làm, nhưng mà hỏi từ bên ngoài. Điều này ở trong đường nét mà tôi coi như là một sự trừu tượng - nhưng khi nghĩ và giải thích - thì nó đi trong đường hướng của tương quan chín muồi giữa Thượng Hội đồng Giám mục tính và quyền tối thượng của Giáo hoàng, mỗi khi có. Nếu 8 Hồng y này tạo thuận tiện cho Thượng Hội đồng Giám mục tính thì sẽ giúp các Hội đồng Giám mục khác nhau trên thế giới, được diễn tả ra trong chính việc cai quản của Giáo Hội. Đã có rất nhiều đề nghị được đưa ra và chúng phải được thực hành như việc cải tổ văn phòng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, trong phương pháp làm việc; như Uỷ ban hậu Thượng Hội đồng Giám mục có tính cách cố vấn thường xuyên; như các Mật nghị Hồng y, với các dề tài không hình thức - như trong việc phong hiển thánh... Yếu tố nội dung phát xuất từ đây.
Khía cạnh thứ hai là cơ may. Tôi thú thật là tháng đầu tiên của Triều đại Giáo hoàng đã không vất vả đối với tôi: tổ chức Uỷ ban 8 Hồng y là một chuyện... còn phần kinh tế tôi đã nghĩ là cứu xét vào năm tới, bởi vì nó không phải là vấn đề quan trọng nhất mà tôi phải đương đầu. Nhưng chương trìmh làm việc đã thay đổi, vì các trạng huống mà quý vị biết và chúng thuộc lĩnh vực công cộng và sẽ minh nhiên một vấn đề phải được đương đầu. Trước hết là vấn đề của tổ chức Viện Giáo vụ (IOR) hay Ngân hàng Vatican: làm thế nào để nó tiến bước, làm thế nào để định hướng cho nó, làm thế nào để cải tổ nó, làm thế nào để lành mạnh hoá điều cần phải lành mạnh hoá. Ở đây có uỷ ban tường trình đầu tiên, đó là tên gọi của nó... Cần phải có bản văn viết tay... Chúng tôi đã có phiên họp 15 hồng y đặc trách các khía cạnh kinh tế của Toà Thánh: các vị đến từ mọi miền trên thế giới. Khi chuẩn bị phiên họp này được minh nhiên sự cần thiết thành lập một uỷ ban tường trình về tất cả mọi vấn đề kinh tế của Toà Thánh. Vấn đề kinh tế ngoài chương trình cũng đã được bàn thảo, nhưng các điều này xảy ra trong văn phòng của Phủ Thống đốc... Đời sống là như thế, và điều này cũng là nét đẹp của cuộc sống thôi. Tôi xin lặp lại câu hỏi của quý vị về Viện Giáo vụ, xin lỗi tôi đang nói tiếng Tây Ban Nha. Câu trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha, xin quý vị tha lỗi cho...
Sau khi nhận ra ngài đang trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha xin lỗi các nhà báo và chuyển qua tiếng Ý. Ngài nói: Liên quan lới câu hỏi quý vị đặt cho tôi về tổ chức IOR: tôi không biết tổ chức IOR sẽ kết thúc như thế nào. Có vài người nói rằng có lẽ tốt hơn nên để nó thành một nhà băng, người khác cho rằng để nó là một ngân quỹ trợ giúp; người khác nữa thì nói nên đóng cửa nó. Người ta nghe các tiếng nói này. Tôi không biết. Tôi tin tưởng nơi công việc của các nhân viên tổ chức IOR, đang làm việc về điều này, cả Uỷ ban nữa. Vị chủ tịch tổ chức ở lại như trước đây; trái lại, vị giám đốc và phó giám đốc đã từ chức. Nhưng tôi không biết nói với quý vị là câu chuyện này sẽ kết thúc ra sao. Và cả điều này nữa cũng đẹp, bởi vì chúng ta tìm thấy, chúng ta tìm kiếm: chúng ta là người trong điều này; chúng ta phải tìm ra điều tốt đẹp nhất. Phải, điều tốt đẹp nhất thì phải tìm. Nhưng các đặc thái của tổ chức IOR là nhà băng, là ngân quỹ trợ giúp, hay bất cứ cái gì khác phải là sự trong sáng và liêm chính. Nó phải là như thế. Xin cám ơn quý vị.
Cha Lombardi cám ơn Đức Thánh Cha và giới thiệu một đại diện của các nhà báo Italia, mà Đức thánh Cha biết rõ, đó là ông Andrea Tornielli.
Ông hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con có một câu hỏi có lẽ không kín đáo: hình Đức Thánh Cha leo lên thang máy bay với cái cặp đen trên tay đã chu du khắp thế giới. Có các bài báo khắp thế giới đã bình luận về sự mới mẻ này: vâng, việc Đức Thánh Cha lên máy bay... với hành lý trên tay là chuyện đã xảy ra bao giờ đâu. Vì thế, cũng đã có các giả thiết liên quan tới những gì có trong chiếc cặp đen ấy. Các câu hỏi của con là: Thứ nhất, tại sao Đức Thánh Cha lại mang cái cặp đen ấy như vậy, mà không để cho một vị cộng tác của Đức Thánh Cha mang nó, và thứ hai, Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết trong đó có những gì không? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Đáp: Không có chìa khoá bom nguyên tử đâu! Nhưng tôi mang nó bởi vì tôi đã luôn luôn làm như thế: khi tôi du hành, tôi mang nó... Và ở trong đó có cái gì? Có dạo cạo râu nè, có sách Thần vụ nè, có sổ tay làm việc nè, có một cuốn sách để đọc - tôi đã mang theo một cuốn sách về Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, người mà tôi rất sùng kính... Tôi đã luôn luôn du hành với cái cặp ấy: đó là điều bình thường thôi. Và chúng ta phải là những người bình thường... tôi không biết, nó hơi lạ đối với tôi điều quý vị nói là cái hình ấy đã đi vòng quanh thế giới? Nhưng chúng ta phải làm quen với việc là người bình thường, đúng thế không? Sự bình thường của cuộc sống. Tôi không biết, Andrea, tôi đã trả lời cho câu hỏi của anh chưa.
Tiếp tục bài phỏng vấn, Cha Lombardi giới thiệu chị Aura Miguel thuộc Đài Phát thanh Renascenza, đại diện cho các nhà báo nói tiếng Bồ Đào Nha.
Chị hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi tại sao Đức Thánh Cha lại xin tín hữu cầu nguyện cho mình một cách tha thiết như vậy? Không phải là điều bình thường khi thấy một vị Giáo hoàng lại xin người ta cầu nguyện cho mình nhiều như vậy... Đáp: Tôi đã luôn luôn xin điều này: Khi tôi là linh mục, tôi đã xin tín hữu cầu nguyện cho tôi, nhưng không phải một cách thường xuyên như vậy. Tôi đã bắt đầu xin một cách thường xuyên hơn trong công việc của giám mục, bởi vì tôi cảm thấy rằng nếu Chúa không trợ giúp trong công việc giúp đỡ dân Chúa tiến tới, một người như tôi không thể làm được... Thật vậy, tôi cảm thấy mình có bao nhiêu hạn hẹp, với biết bao nhiêu vấn đề, cả là kẻ tội lỗi nữa: quý vị biết đấy! Và tôi phải xin điều đó. Nhưng nó đến từ bên trong. Cả việc xin Đức Mẹ nữa. Tôi xin Đức Mẹ cầu Chúa cho tôi. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen đến từ con tim và cả từ sự cần thiết mà tôi có đối với công việc của tôi. Tôi cảm thấy rằng mình phải xin... tôi không biết. Nhưng nó là như vậy.
Tiếp đến, Cha Lombardi giới thiệu một nhà báo thuộc Hãng Thông tấn Reuter, đại diện cho nhóm các nhà báo nói tiếng Anh.
Ông hỏi: Con xin nhân danh nhóm nhà báo nói tiếng Anh cám ơn Đức Thánh Cha vì sự sẵn sàng của ngài. Nhà báo De Lara đã hỏi câu mà chúng con muốn hỏi, vì thế con cũng theo đường nét ấy một chút thôi. Trong cố gắng đưa ra những thay đổi này, con nhớ là Đức Thánh Cha đã nói với một nhóm châu Mỹ Latinh rằng có biết bao nhiêu người thánh làm việc trong Vatican, nhưng cũng có những người ít thánh hơn, có đúng thế không ạ? Đức Thánh Cha có gặp phải sự kháng cự lại ước mong của Đức Thánh Cha thay đổi các sự việc tại Vatican hay không? Đức Thánh Cha có tìm thấy sự kháng cự không? Câu hỏi thứ hai: Đức Thánh Cha sống một cách rất khắc khổ, đã ở lại trong Nhà khách Thánh Martha.... Ngài muốn rằng các cộng sự viên của mình, kể cả các hồng y, theo gương này, hay có lẽ các vị sống trong cộng đoàn, hay đó chỉ là chuyện của Đức Thánh Cha thôi? Đáp: Các thay đổi, các thay đổi cũng đến từ hai phía: điều mà các hồng y chúng tôi đã yêu cầu, và điều đến từ con người của tôi. Quý vị nhắc tới sự kiện tôi ở lại trong Nhà khách Thánh Marta, nhưng tôi không thể sống một mình trong Dinh Tông Toà, và nó không sang trọng đâu nhé! Căn hộ Giáo hoàng không sang trọng lắm đâu! Nó rộng, nó lớn, nhưng không sang trọng. Nhưng tôi không thể sống một mình, hay với một nhóm nhỏ! Tôi cần người ta, tôi cần tìm người ta, nói chuyên với họ... Chính vì thế, các thiếu niên các trường Dòng Tên đã hỏi tôi: "Tại sao vậy ngài? Vì khổ hạnh, vì nghèo khó, vì tất cả...?" Không, không phải thế, nhưng vì các lý do tâm thần, một cách đơn sơ thôi, bởi vì tôi không thể sống như thế trên bình diện tâm thần.
Mỗi người phải đem cuộc sống của mình tiến tới, với kiểu sống, kiểu là của mình. Các hồng y làm việc trong Trung ương Toà Thánh, nhưng các vị không sống như những người giàu hay xa hoa đâu; các vị sống trong một căn hộ, các vị khắc khổ, các vị sống khắc khổ. Những vị mà tôi quen biết, các căn hộ này tổ chức APSA cấp cho các hồng y. Rồi xem ra có một điều khác nữa mà tôi muốn nói... Mỗi người phải sống như Chúa xin họ sống. Nhưng sự khắc khổ, một sự khắc khổ tổng quát thì tôi tin là nó cần thiết cho tất cả mọi người làm việc phục vụ Giáo Hội. Có biết bao nhiêu sắc thái liên quan tới sự khắc khổ... mỗi người phải tìm ra con đường của mình. Đối với các thánh thì điều này là thật, phải không? Có các thánh: các hồng y, giám mục, linh mục, nữ tu giáo dân. Những người cầu nguyện, những người làm việc nhiều biết bao nhiêu, và cũng có người đi tới với người nghèo nữa... một cách lén lút. Tôi biết có vài vị lo lắng cho người nghèo ăn, hay khi có giờ rảnh các vị đi thi hành sứ vụ trong một nhà thờ này hay một nhà thờ kia... Các vị là linh mục. Có các thánh trong các Cơ quan Trung ương Toà Thánh. Và cũng có người không thánh bao nhiêu đúng không? Và những người này là những người gây ồn ào nhất: quý vị biết là một cây đổ thì ồn ào hơn là cả một cánh rừng đang lớn lên. Và điều này làm cho tôi đau đớn, khi có những chuyện như vậy. Có vài người gây gương mù gương xấu: có vài người. Chúng tôi có Đức ông ở trong tù, tôi tin là còn tiếp tục ở tù. Ngài không đi tù vì giống nữ Chân phước Imelda một cách chính xác nhé, ngài đã không phải là một chân phước. Đó là các vụ xì căng đan làm hại. Có một điều mà tôi đã không bao giờ nói, nhưng tôi đã nhận ra: tôi tin rằng Trung ương Toà Thánh đã rơi xuống thấp hơn mức độ một thời đã có được, của các vị lão thành làm việc trong các Cơ quan Trung ương Toà Thánh... chân dung của người làm việc trong giáo triều xưa kia, trung thành làm công việc của mình... Chúng ta cần những người này. Tôi tin là có những người như vậy, nhưng không nhiều như trước kia. Chân dung của nhân viên Toà Thánh xưa kia: tôi xin nói như thế. Chân dung ấy chúng ta phải có nhiều hơn, cần nhiều người như thế hơn. Tôi có tìm thấy sự kháng cự hay không? Nếu có sự kháng cự không, thì tôi chưa trông thấy. Có thật là tôi đã không làm nhiều điều, nhưng có thể nói rằng tôi đã tìm ra sự trợ giúp, và tôi cũng đã tìm thấy những người liêm chính. Chẳng hạn tôi thích khi một người nói với tôi: "Tôi không đồng ý", và điều này thì tôi đã tìm thấy. Khi một người nói: "Nhưng điều này tôi không thấy nó, tôi không đồng ý, tôi nói lên điều đó, ngài cứ làm." Đó là một cộng sự viên đích thực, đúng không? Và tôi đã tìm thấy điều này trong các Cơ quan Trung ương Toà Thánh. Nó là điều tốt. Nhưng khi có những người nói: "A đẹp quá, đẹp quá, đẹp quá", rồi phía khác lại nói ngược lại, thì tôi chưa nhận ra. Có lẽ có, có vài người, nhưng tôi đã không nhận ra. Sự kháng cự, trong 4 tháng qua không thể tìm ra nhiều lắm...
Tiếp tục danh sách, Cha Lombardi giới thiệu chị Patricia Zorzan, người Brasil, đặt câu hỏi nhân danh các nhà báo Brasil.
Chị hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, xã hội đã thay đổi, người trẻ đã thay đổi và tại Brasil chúng con có rất nhiều người trẻ... Thế mà Đức Thánh Cha đã không đề cập tới phá thai, hôn nhân đồng phái. Tại Brasil, luật phá thai đã được nới rộng và hôn nhân đồng phái cũng đã được phép... Tại sao Đức Thánh Cha lại đã không đề cập tới các vấn đề này?
Đáp: Giáo Hội đã bày tỏ một cách toàn vẹn về các vấn đề này. Không cần phải trở lại nữa. Cũng như tôi đã không nói tới nạn lừa đảo, dối trá hay các điều khác mà Giáo Hội đã có một giáo lý rõ ràng rồi.
Hỏi: Nhưng mà người trẻ chú ý tới các vấn đề này, thưa Đức Thánh Cha.
Đáp: Vâng, nhưng không cần đề cập tới vấn đề này, nếu không phải là những chuyện tích cực làm cho người trẻ bước đi. Ngoài ra, giới trẻ biết đâu là lập trường của Giáo Hội cách hoàn hảo.
Hỏi: Vậy thì đâu là lập trường của Đức Thánh Cha, ngài có thể nói cho chúng con biết không?
Đáp: Đó là lập trường của Giáo Hội. Tôi là con của Giáo Hội.
Tiếp đến, Cha Lombardi giới thiệu ông Antoine Marie Izoard, đại diện cho các nhà báo nói tiếng Pháp.
Ông hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha. Đại điện cho các nhà báo nói tiếng Pháp, chúng con 9 người hết thảy trên chuyến bay này, con xin thưa rằng đối với một vị Giáo hoàng không muốn được phỏng vấn, thì quả thật chúng con rất biết ơn Đức Thánh Cha. Từ ngày 13-3, Đức Thánh Cha đã tự giới thiệu như là "Giám mục Roma", với sự một tha thiết rất lớn và rất mạnh mẽ. Vì thế, chúng con muốn hiểu ý nghĩa sâu xa của việc nhấn mạnh này, nếu tình cờ người ta nói tới phong trào đại kết thay vì Giám mục đoàn, hay tình cờ là "người thứ nhất giữa các vị bằng nhau" cảu Giáo Hội? Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Đáp: Vâng điều này không được đi trước hơn điều người ta nói. Giáo hoàng là Giám mục, Giám mục của Roma, và bởi vì là Giám mục Roma nên là người kế vị Thánh Phêrô, Đại diện Chúa Kitô có phải không nào? Có các tước hiệu khác phải không, nhưng tước hiệu thứ nhất là "Giám mục Roma" và tất cả đến từ đó. Nói rằng, suy tư rằng đều này muốn nói là "người đầu tiên giữa các người bằng nhau" thì không, nó không phải là hiệu quả của việc này đâu. Một cách đơn sơ, nó là tước hiệu đầu tiên của Giáo hoàng đúng không? Giám mục Roma. Nhưng cũng có những tước hiệu khác nữa... Tôi tin rằng anh đã nói tới phong trào đại kết: tôi tin rằng điều này tạo ra một chút thuận tiện cho phong trào đại kết. Nhưng chỉ như thế thôi...
Tiếp đến là câu hỏi của anh Dario Menor Torres người Tây Ban Nha.
Anh hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, cách đây mấy tuần có một em bé hỏi Đức Thánh Cha cảm thấy gì, làm Giáo hoàng thì làm sao, và em có thể hy vọng trở thành Giáo hoàng không, Đức Thánh Cha đã trả lời phải là người điên. Sau kinh nghiệm khác biệt như vậy, các ngày ở Rio de Janeiro này đã ra sao, và Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết ngài cảm thấy gì khi là Giáo hoàng: đó là một việc cam go, Đức Thánh Cha có hạnh phúc không, và nếu có thì trong kiểu nào đức tin của ngài đã được gia tăng hay trái lại, Đức Thánh Cha đã có vài nghi ngờ?
Đáp: Làm việc của giám mục là một điều đẹp, rất đẹp. Vấn đề là khi một người tìm công việc ấy và cái đó thì không đẹp lắm đâu, nó không phải là của Chúa. Nhưng khi Chúa kêu gọi một linh mục trở thành giám mục, thì điều đó đẹp. Luôn luôn có nguy cơ nghĩ mình cao hơn người khác một chút, không như những người khác, là "ông hoàng" một chút. Chúng là các nguy hiểm và là tội, có đúng không? Nhưng công việc của giám mục thì đẹp chứ, bởi vì giúp các anh em khác tiến tới. Vị giám mục đi trước giáo dân để ghi dấu con đường; vị giám mục ở giữa giáo dân để giúp sự thông truyền; và vị giám mục ở trong tín hữu, bởi vì biết bao nhiêu lần tín hữu đánh hơi đường đi giỏi hơn; vị giám mục phải là như vậy. Anh hỏi tôi có thích không. Tôi thích làm giám mục, tôi thích chứ. Tại Buenos Aires, tôi đã hạnh phúc biết bao, hạnh phúc biết chừng nào! Thật vậy, tôi đã hạnh phúc biết bao! Chúa đã trợ giúp tôi trong chức vụ đó. Nhưng là linh mục tôi cũng đã hạnh phúc rồi, và là giám mục, tôi đã hạnh phúc. Trong nghĩa này, tôi nói rằng tôi thích chứ!
Hỏi: Thế còn làm Giáo hoàng thì sao?
Đáp: Cũng thế, cũng thế! Khi Chúa đặt để bạn ở đó, nếu bạn làm điều Chúa muốn thì bạn hạnh phúc. Nhưng đó là tâm tình của tôi, là điều tôi cảm thấy.
Cha Lombardi giới thiệu một nhà báo khác thuộc nhóm Italia là Salvatore Mazza của nhật báo Tương Lai, cơ quan ngôn luận chinh thức của Hội đồng Giám mục Italia.
Ông hỏi: Con xin lỗi Đức Thánh Cha, con không thể đứng lên được vì các dây nhợ dưới chân con. Trong các ngày qua, chúng con đã thấy Đức Thánh Cha tràn đầy năng lực cả lúc chiều muộn. Bây giờ, chúng con trông thấy Đức Thánh Cha với máy bay giống như vậy mà vẫn đứng im không một chút do dự. Chúng con muốn hỏi rằng người ta nói tới các chuyến viếng thăm sắp tới: bên Á châu, tại Giêrusalem, bên Argentina... Đức Thánh Cha đã có lịch trình xác định ít nhiều cho năm tới chưa hay là còn cần phải xem đã?
Đáp: Xác định, xác định, chả có gì hết. Nhưng tôi có thể nói cho anh biết về điều mà tôi đang nghĩ tới. Xin lỗi, đã xác định là ngày 22-9 đi thăm Cagliari. Rồi ngày mồng 4-10 đi thăm Assisi. Trong trí, tại Italia này, tôi muốn đi thăm thân nhân của tôi một ngày; đi máy bay ban sáng và trở về ban chiều, vì những người thân của tôi nghèo, họ điện thoại cho tôi và chúng tôi giữ liên lạc tốt với nhau. Nhưng chỉ trong một ngày thôi.
Ngoài Italia thì Đức Thượng phụ Bartolomaios I muốn có một cuôc gặp gỡ để kỷ niệm 50 năm Đức Athenagora và Đức Phaolô VI gặp nhau tại Giêrusalem. Cả chính quyền Israel cũng đã đặc biệt mời tôi viến thăm Giêrusalem. Tôi tin rằng chính quyền Palestine cũng đã làm như thế. Điều này thì tôi còn đang nghĩ: chưa biết rõ là có đi hay không đi.. Thế rồi tại châu Mỹ Latinh, tôi tin rằng không có khả thể trở lại, bởi vì Giáo hoàng là người châu Mỹ Latinh, chuyến công du đầu tiên tại châu Mỹ Latinh... Nói là hẹn gặp lại nhau! Nhưng cũng phải đợi một chút chứ! Tôi tin là có thể đi Á châu, nhưng điều này còn ở trong không khí. Tôi đã có lời mời từ Sri Lanka và cả Philippines nữa... Nhưng cần phải đi thăm Á châu. Bởi vì Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chưa có giờ đi Á châu. Đây là điều quan trọng. Ngài đã đi Úc châu rồi Âu châu và châu Mỹ Latinh, nhưng Á châu thì chưa... Đi Argentina, trong lúc này tôi tin rằng có thể chờ một chút, bởi vì tất cả các chuyến đi có một thứ tự ưu tiên nào đó. Tôi đã muốn đi Costantinopoli ngày 30-9, để thăm Đức Thượng phụ Bartolomaios I nhưng không thể được đối với lịch trình làm việc của tôi. Nếu chúng tôi gặp nhau thì sẽ gặp nhau tại Giêrusalem.
Có nhà báo hỏi: Thế còn Fatima? Đức Thánh Cha trả lời: Cũng có lời mời từ Fatima, vâng đúng thế, đúng thế. Có lời mời đi Fatima.
Một người khác ở xa hỏi Thưa Đức Thánh Cha, 30-9 hay 30-11? Đức Thánh Cha trả lời: Tháng 11, tháng 11, dịp lễ Thánh Anrê.
Cha Lombardi nói bây giờ chúng ta vòng lại Hoa Kỳ và nhường lời cho chị Ada Messia của Đài Phát thanh Truyền hình CNN.
Chị hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đứng vững hơn con trên máy bay. Câu hỏi của con là khi gặp giới trẻ Argentina, Đức Thánh Cha đã nói đùa, nhưng có lẽ cũng hơi nghiêm chỉnh rằng đôi khi Đức Thánh Cha cũng cảm thấy bị nhốt trong chuồng. Chúng con muốn biết Đức Thánh Cha ám chỉ một cách chính xác điều gì?
Đáp: Chị biết là đôi khi tôi đã muốn đi ra ngoài đường phố Roma... Bởi vì tại Buenos Aires tôi thích đi ra đường phố, tôi thích lắm! Trong nghĩa này, tôi cảm thấy như bị nhốt trong lồng. Nhưng tôi phải nói điều này, bởi vì các cảnh binh Vatican rất là tốt, tốt, tốt lăm, và tôi rất biết ơn họ. Bây giờ họ để cho tôi làm một cái gì hơn nữa, tôi tin thế... nhưng mà nhiệm vụ của họ là giữ gìn an ninh mà. Bị nhốt trong lồng là theo nghĩa đó. Tôi thì tôi thích đi ra ngoài đường phố, nhưng tôi hiểu là không thể được, tôi hiểu chứ. Tôi đã nói điều ấy trong nghĩa này. Bởi vì thói quen của tôi - như chúng tôi quen nói tại Buenos Aires - tôi đã là linh mục đường phố.
Khi Cha Lombardi mời một nhà báo người Brasil là Marcio Campos lên đặt câu hỏi thì Đức Thánh Cha nói: Tôi đã hỏi giờ, bởi vì họ phải dọn bữa ăn tối. Mà các anh các chị không đói à? Mọi người nhao nhao thưa: Không ạ, không ạ.
Ngày mai chúng tôi sẽ tường thuật cùng quý vị và các bạn phần hai của bài phỏng vấn dài hấp dẫn này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cho tới nay chưa có vị Giáo hoàng nào để cho các nhà báo phỏng vấn nhiều và dài như vậy.
(SD 29-7-2013)
Linh Tiến Khải
Nguồn: RV

by Lý Tưởng Người Việt
AI CA TỤNG TÀU LÀ SIÊU CƯỜNG SẼ QUA MẶT MỸ THÌ HÃY XEM:
 
 
If You Think China's Air Is Bad, You Should See The Water In It.
China Pollution
 

 

Over 2,200 pigs were found dead in a Shanghai river, one of the city's main water sources, in early March.
.
A boy swims in the algae-filled coastline of Qingdao, Shandong province.
REUTERS/China Daily

Two illegal chemical plants that were discharging their production waste water into the rain sewer pipes allegedly caused the Jianhe River in Luoyang, Henan province to turn red in December 2011.

Two illegal chemical plants that were discharging their production waste water into the rain sewer pipes allegedly caused the Jianhe River in Luoyang, Henan province to turn red in December 2011.
REUTERS/China Daily
Chaohu Lake in Hefei, Anhui province, is one of the eight rivers and lakes in China that the country plans to treat under a $7.4 billion construction plan.
Chaohu Lake in Hefei, Anhui province, is one of the eight rivers and lakes in China that the country plans to treat under a $7.4 billion construction plan.
REUTERS/Jianan Yu

A child swims in a polluted reservoir, southwest of China's Guizhou province, in September 2006.

A child swims in a polluted reservoir, southwest of China's Guizhou province, in September 2006.
REUTERS/China Daily

A dead fish floats in water filled with blue-green algae at the East Lake in Wuhan, Hubei province August 20, 2012.

A dead fish floats in water filled with blue-green algae at the East Lake in Wuhan, Hubei province August 20, 2012.
REUTERS/Stringer

A manufacturer of screws and nuts is situated next to a polluted river in Jiaxing, Zhejiang province.

A manufacturer of screws and nuts is situated next to a polluted river in Jiaxing, Zhejiang province.
REUTERS/Stringer

Polluted water from a rare earth smelting plant spews into a tailings dam near Xinguang Village. China supplies 97 percent of rare earths used worldwide, which are used for magnets, bearings and high-tech components that go into computers, vehicles and, increasingly, clean energy technology such as wind turbines and hybrid cars.

Polluted water from a rare earth smelting plant spews into a tailings dam near Xinguang Village. China supplies 97 percent of rare earths used worldwide, which are used for magnets, bearings and high-tech components that go into computers, vehicles and, increasingly, clean energy technology such as wind turbines and hybrid cars.
REUTERS/David Gray

Fishermen clean up oil near a major northern Chinese port after a pipeline blast leaked more than 1,600 tons of heavy crude into the sea in July 2010.

Fishermen clean up oil near a major northern Chinese port after a pipeline blast leaked more than 1,600 tons of heavy crude into the sea in July 2010.
REUTERS/Stringer

A fisherman sits on top of a drain at a polluted canal in central Beijing.

A fisherman sits on top of a drain at a polluted canal in central Beijing.
REUTERS/David Gray

A fisherman scoops up algae-filled water from Chaohu Lake in Hefei, Anhui province, June 16, 2009.

A fisherman scoops up algae-filled water from Chaohu Lake in Hefei, Anhui province, June 16, 2009.
REUTERS/Stringer

Dead fish are seen floating on a polluted river in Hefei, Anhui province.

Dead fish are seen floating on a polluted river in Hefei, Anhui province.
REUTERS/Stringer

Fishermen walk through the muddy bottom of a polluted canal collecting fish in central Beijing.

Fishermen walk through the muddy bottom of a polluted canal collecting fish in central Beijing.
REUTERS/David Gray

A woman walks on a bridge over a polluted river at a suburban area of Wenzhou, in Zhejiang province.

A woman walks on a bridge over a polluted river at a suburban area of Wenzhou, in Zhejiang province.
REUTERS/Carlos Barria

A sewage leak from a copper mine polluted a river and reservoir in July 2010, poisoning more than 4 billion pounds of fish.

A sewage leak from a copper mine polluted a river and reservoir in July 2010, poisoning more than 4 billion pounds of fish.
REUTERS/Stringer

Workers clean up floating garbage on the Yangtze River near the Three Gorges reservoir in November 2009.

Workers clean up floating garbage on the Yangtze River near the Three Gorges reservoir in November 2009.
REUTERS/China Daily

Dead fish, attributed to sewage, are seen at a pond on the outskirts of Wuhan, Hubei province on April 21, 2009.

Dead fish, attributed to sewage, are seen at a pond on the outskirts of Wuhan, Hubei province on April 21, 2009.
REUTERS/Stringer

Children fish in a polluted river covered with algae in Hefei, east China's Anhui province, July 18, 2006.

Children fish in a polluted river covered with algae in Hefei, east China's Anhui province, July 18, 2006.
REUTERS/Jianan Yu

Potentially lethally polluted river water heads toward Harbin, one of China's largest cities at 9 million people, after an explosion at a petrochemical plant in November 2005.

Potentially lethally polluted river water heads toward Harbin, one of China's largest cities at 9 million people, after an explosion at a petrochemical plant in November 2005.
REUTERS/China Newsphoto

Gnats cover railings along the East Lake in Wuhan, Hubei province in November 2009. The small flies appear in the lake because of water pollution and will leave when the temperature drops.

Gnats cover railings along the East Lake in Wuhan, Hubei province in November 2009. The small flies appear in the lake because of water pollution and will leave when the temperature drops.
REUTERS/Stringer

A resident washes clothes in a polluted pond in Xiangfan, Hubei province, March 21, 2010.

A resident washes clothes in a polluted pond in Xiangfan, Hubei province, March 21, 2010.
REUTERS/Stringer

A man swims in a canal polluted with algae blooms caused by heat, in the center of Beijing on August 16, 2007.

A man swims in a canal polluted with algae blooms caused by heat, in the center of Beijing on August 16, 2007.
REUTERS/David Gray

A fisherman jumps from his boat to the bank after fishing in the morning at a polluted river in Hefei, in east China's Anhui province, March 8, 2007.

A fisherman jumps from his boat to the bank after fishing in the morning at a polluted river in Hefei, in east China's Anhui province, March 8, 2007.