Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
by LTSA
SBTN - Mặc dù được chính Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bao che, nhưng cuối cùng sự kiện công ty Vinashin với món nợ khổng lồ đè oằn vai trên nền kinh tế đang suy nhược của Việt nam, đang tiếp tục gây nên những lời chỉ trích nặng nề. Hiện tại công ty Vinashin với những thất bại mà rất nhiều người tin rằng do khả năng hoạt động kém cùng với nạn tham nhũng, đã gây nên một món nợ gần 100,000 tỷ đồng Việt Nam tức tương đương với 4.5 tỉ Mỹ kim.
Cũng vì sự kiện này, cơ quan thẩm định tài chính Standard and Poors xếp hạng thấp các hệ thống tín dụng của Việt Nam. Sự kiện Vinashin đã được tranh luận sôi nổi trước đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí đã từng được coi là ngón đòn chí tử, dẫn đến việc xét bất tín nhiệm đối với Dũng, làm lung lay hệ thống cầm quyền. Sai lầm này được xem là có dính líu đến đường dây quyền lực và quyền lợi của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Chính vì vậy mà trong cuối tháng 3, Dũng đã ra một quyết định bất ngờ là sẽ không truy cứu trách nhiệm với bất cứ ai, thậm chí còn yêu cầu ngân hàng giúp đỡ khoan nợ cho công ty này. Tuyên bố này của Dũng nhân danh Bộ chính trị, là một cú sốc lớn với nhân sĩ trong nước. Những lời phản đối tiếp tục bùng lên, bất chấp chuyện Nguyễn Tấn Dũng đang gom thâu quyền lực và là nhân vật có những thủ đoạn đàn áp bằng công an đáng sợ nhất.
Ngay trong phiên thảo luận Quốc hội chiều hôm thứ bảy vừa qua, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đại diện tỉnh Lạng Sơn lại đặt vấn đề về vụ bê bối Vinashin, và yêu cầu thành lập ủy ban thanh tra. Nhiều đại biểu quốc hội khác cũng tán thành như vậy. Sự kiện này cho thấy dù nắm nhiều công cụ kiểm soát đất nước trong tay nhưng vẫn không thuyết phục được lòng người, và bộc lộ rõ sự mâu thuẫn của chế độ mỗi lúc một gay gắt.
Những người chứng kiến cuộc chất vấn của Quốc hội cho biết tình hình hết sức căng thẳng. Theo mô tả từ Hà Nội thì nhiều đại biểu chưa nhả vụ Vinashin và bất bình trước kết luận không kỷ luật Thủ tướng cùng các thành viên chính phủ của Bộ Chính trị. Phiên họp cuối và vì vậy mà nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cẩn thận không cho chất vấn, không cho truyền hình trực tiếp nhưng vẫn hâm nóng bởi câu chuyện cũ Vinashin và ý kiến đòi tiếp tục thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên nhà nước.
Trong hàng loạt các ý kiến chỉ trích vụ bao che này, đại biểu Đại biểu Vũ Quang Hải thuộc tỉnh Hưng Yên là người nói với giọng mỉa mai nhất khi so sánh người nông dân Việt Nam nghèo khổ khi đi vay tiền Nhà nước để chăn nuôi, khi gặp thiên tai hay dịch bệnh đều vẫn phải làm để trả nợ ngân hàng, trong khi đó một tập đoàn lớn như Vinashin gây nên một món nợ khổng lổ cho quốc gia thì lại thoát nạn hoàn toàn. Rõ ràng chiến trường và vị trí của Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa yên với vụ bê bối Vinashin.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
by LTSA
BẢN LÊN TIẾNG CHUNG
v/v Một Vài Cơ Quan Truyền Thông Và Nhà Báo Tiếp Tay Tuyên Truyền Cho CSVN Tại Nam California
Kính gửi: -Quí Nhân sĩ, Quí Hội đoàn , Đồng hương Tỵ Nan CS và Quý Cơ quan Truyền Thông Nam Cali fornia
Nhận định rằng gần đây một số sự kiện tiêu cực đang diễn ra tại Nam California, trên báo chí và truyền hình có lợi cho CS; điển hình như:
1/ Nguyễn Phương Hùng luôn tự nhận là chiến sĩ VNCH lại công khai đứng ra tổ chức và làm MC cho David Dương trong buổi họp báo ra mắt hội VABA, một tổ chức doanh gia thân Cộng đang hợp tác đắc lực với nhà cầm quyền CSVN và công khai kêu gọi doanh nhân về cộng tác với CSVN,
2/ Nguyễn phương Hùng qua website KBC Hải Ngoại và báo Việt Weekly đã viết rất nhiều bài xuyên tạc, phỉ báng cá nhân và đoàn thể chống Cộng nhằm gây xáo trộn và chia rẻ cộng đồng người Việt Quốc gia.
3/ Mới đây Nguyễn Phương Hùng cùng Etcetera, Vũ hoàng Lân của báo Việt Weekly và Đinh viết Tứ đã công khai ngồi chụp hình chung và phỏng vấn, tạo diễn đàn cho Lê quốc Hùng Tổng Lãnh sự CSVN tuyên truyền và bôi nhọ tấp thể người Việt chống Cộng. Sự kiện này báo Việt Weekly đăng hình trên trang bìa, tường thuật và phổ biến trong số báo ngày 23-3-2011 và trên website KBC Hải ngoại và Phố BolsaTV.com.
4/ Một vài cơ quan truyền thông vẫn dung dưỡng, quảng cáo và cổ võ cho một thiểu số nghệ sĩ gốc tỵ nạn CS đã về VN công khai cộng tác với CS, như Quang Lê, Mai Thiên Vân, Elvis Phuơng, Hương Lan, Minh Tuyết, Thanh Tuyền, Chí Tài, Hoài Linh… Nguyễn Cao Kỳ Duyên làm MC, Khánh Ly đến ca hát trong bữa tiệc tiếp đón một cán bộ CS thuộc toà Tổng Lãnh Sự CSVN.
5/Một vài đài truyền hình đang công khai tiếp tay cho CSVN chiếu các sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. của CSVN có tính tuyên truyền cho CS tại hải ngoại.
Qua nhận định trên, chúng tôi trân trọng mong mỏi sự tiếp tay của đồng hương và quí cơ quan truyền thông để ngăn chận những hành dộng làm lợi cho CS ngỏ hầu công cuộc đấu tranh choTự do, Dân Chủ, Nhân quyền VN sớm thành công.
Bằng cách:
1/ Không tạo diễn đàn để CS và tay sai có cơ hội tuyên truyền làm xúc phạm cộng đồng người Việt tỵ nạn CS, như báo Việt Weekly, website KBC Hải ngoại và Phố BolsaTV.com.
2/ Không chiếu, không đăng những sinh hoạt, những hình ảnh và những , quảng cáo tuyên truyền cho chế độ CSVN.
3/ Tẩy chay những nghệ sĩ, những MC, những cơ quan truyền thông, và các nhà báo tay sai tiếp tay cho tuyên vận CS.
Little Saigon ngày 22 tháng 3, năm 2011
Đồng đứng tên
Ô.Phan Kỳ Nhơn, Phối trí viên Ủy ban Phối Hợp Chống CS và Tay Sai. Địa chỉ liên lạc: c/o Phan kỳ Nhơn, ĐT ( 714) 5480440 ; Mail Box
;email:phankynhondn@hotmail.com
by LTSA
Giám đốc Trung Tâm Báo Tin Ðộng Ðất tuyên bố: Việt Nam có thể có động đất, sóng thần lớn
HÀ NỘI (SGTT) - Một chuyên gia địa chấn hàng đầu tại Việt Nam lên tiếng cảnh báo là Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều động đất, dư chấn và sóng thần lớn trong thời gian tới, báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin như vậy.
TS Lê Huy Minh, giám đốc Trung Tâm Báo Tin Ðộng Ðất và Cảnh Báo Sóng Thần (Viện Vật Lý Ðịa Cầu - Viện KHCN Việt Nam), hôm Thứ Sáu cho rằng vỏ trái đất ở Việt Nam không hoàn toàn bình ổn và về lâu dài các đứt gãy ở khu vực Sông Hồng tích lũy năng lượng thì khi xảy ra động đất sẽ rất lớn.
Chưa có thiệt hại dư chấn Hà Nội
Khoảng 9h tối ngày 24 tháng 3, tại Hà Nội một trận dư chấn cấp 5 đã xảy ra, tuy nhiên theo Viện Vật Lý Ðịa Cầu, đến thời điểm này chưa ghi nhận thiệt hại nào từ dư chấn trận động đất này. TS Minh cho báo Sài Gòn Tiếp Thị biết, trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại những hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như: đứt gãy Lai Châu-Ðiện Biên, đứt gãy sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Cả... do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.
Ông liệt kê, năm 1923 động đất mạnh 6.1 độ richter ở ngoài khơi Vũng Tàu-Phan Thiết, năm 1935 động đất mạnh 6.5 độ richter ở đới đứt gãy sông Mã và năm 1983 động đất mạnh 6.8 độ richter ở Tuần Giáo, Ðiện Biên. Ông kết luận không loại trừ khả năng trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ xuất hiện động đất mạnh.
Viện Vật Lý Ðịa Cầu cũng đã có những khuyến cáo về việc kiểm tra các công trình xây dựng. Hiện nay tại Hà Nội và Sài Gòn, mới chỉ có một số công trình lớn có đầu tư nước ngoài yêu cầu viện nghiên cứu kháng chấn tại khu vực xây dựng. Còn lại hầu hết các chủ đầu tư đều tránh vấn đề này bởi nếu làm đúng theo dự báo kháng chấn thì đầu tư sẽ tốn kém.
Trạm địa chấn chưa đồng bộ
Bên cạnh những lo lắng về những tình hình địa chấn thế giới, TS Minh cho biết, hiện các trạm địa chấn tại Việt Nam còn chưa đồng bộ, kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế. Hiện ông đã có báo cáo với Viện Vật Lý Ðịa Cầu về mạng lưới trạm động đất tại Việt Nam. Ðây là các trạm đo xa lắp đặt từ 1994 hợp tác với Pháp, hoạt động kém; các trạm độc lập chủ yếu lắp đặt các thiết bị của Ðài Loan.
Cũng trong ngày 25 tháng 3, ông cũng đã trình đề án “Tăng cường mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN 2009-2013.” Trong đó, sẽ có 30 trạm phân bố khắp cả nước và 8 trạm đặt cả máy ghi địa chấn và GPS liên tục. Ðề án này nhằm xây dựng hệ thống trạm địa chấn quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế và trung tâm xử lý số liệu có khả năng ghi nhận đầy đủ và nhanh chóng xác định các thông số của các trận động đất trên 3.5 độ richter xảy ra trên đất liền và vùng biển Ðông gần bờ, các trận động đất trên 6.5 độ richter trên toàn vùng biển Ðông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện vẫn con người vẫn chưa thể dự báo chính xác các trận động đất sẽ diễn ra khi nào.
Nguy cơ sóng thần 10m hiện hữu
Theo các kết quả nghiên cứu thực hiện tại Viện Vật Lý Ðịa Cầu, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Ðông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam như: Riukiu-Ðài Loan; đới hút chìm Manila; Biển Sulu; Biển Celebes; vùng Biển Ban Ða; Bắc Biển Ðông; Palawan và Tây biển Ðông.
Theo các kịch bản của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nếu một trận động đất cường độ 8.3 độ richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila thì có thể tạo nên sóng thần cao 6.2 m ở Quảng Ngãi và 2.1 mét ở Nha Trang. Ðộng đất có cường độ 9.2 độ richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10.6m ở Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ đồng hồ. Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6.5 độ richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần.
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
by LTSA
QUẢNG TRỊ (NV) - Hàng trăm người dân ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trói phó công an xã, đòi lại một thùng thư dân nguyện quyên góp việc chung ở địa phương.
Hoạt động khai thác titan đã tàn phá tan hoang bờ biển Vĩnh Thái. (Hình: SGGP)
“Thùng thư chung của làng quyên góp từ năm này sang năm khác bị công an xã đến lấy đi. Người ta cố ý lấy số tiền đó” mà một trong những mục đích là sử dụng cho các phí tổn liên quan tới việc khiếu nại việc khai thác cát titan ở vùng biển nói trên.
Trong cuộc tiếp xúc với nhật báo Người Việt hôm Thứ Sáu, một người địa phương kể cho biết sự việc đã xảy ra vào ngày Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011 vừa qua.
“Phó công an xã đã bị người dân giữ cho tới khi đại diện công an từ tỉnh về giải hòa thì dân mới thả.” Người dân thôn Thâm Khê yêu cầu ẩn anh nói với báo Người Việt.
“Dân làng chúng tôi chống lại khai thác cát titan vì qua kinh nghiệm của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, sau khi khai thác, nguồn nước bị cạn kiệt. Nước còn lại bị hóa chất đỏ lòm không dùng được.” Người đó nói. “Không những vậy, chỗ họ muốn lấy titan là nơi có nghĩa trang dân làng có các ngôi mộ tổ tiên cả trăm năm, bây chừ họ muốn phá bỏ hết.”
Một người dân khác nói rằng: “Nước không uống được nữa, dân sẽ chết.”
Theo các người dân Thâm Khê nói với báo Người Việt, ngày Thứ Năm, “có một phái đoàn gồm phó chủ tịch tỉnh, phó công an tỉnh Quảng Trị nói, nếu dân không đồng tình thì không làm.” Nhưng một trong số các người dân này tỏ vẻ hoài nghi sự thành thật của các ông quan nói trên khi nói “rồi không biết sao vì có vẻ như các sự sửa soạn để khai thác titan ở Thâm Khê vẫn âm thầm tiến hành.”
Theo lời một người dân nói với báo Người Việt: “Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại tới 7 lần cho các cấp từ huyện tới tỉnh, cả chính phủ, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Quốc Hội, nhưng đều không được trả lời.”
“Nếu họ vẫn cứ làm thì sao?” Một trong hai người dân Thâm Khê nói: “Chúng tôi sẽ biểu tình, kiên quyết chống.”
Ngày 24 tháng 10, 2010, báo Công An Nhân Dân (CAND) đã có bản tin nói: “Người dân thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vừa gửi đơn cầu cứu tới đơn vị chức năng ở tỉnh này về việc cán bộ xã Thâm Khê và cán bộ huyện Hải Lăng đã triệu tập người dân đến nhà ông Nguyễn Minh Trí ở đội 2, thôn Thâm Khê để vận động bà con đồng ý cho doanh nghiệp tư nhân khai thác titan trên địa bàn.”
Bản tin CAND nói: “Trong cuộc họp, bà con đã không đồng ý và sau đó đã phản ánh nội dung của cuộc vận động trên bằng văn bản, gửi đến UBND xã Hải Khê và UBND huyện Hải Lăng nhờ can thiệp không cấp phép cho doanh nghiệp khai thác titan ở đây. Tuy nhiên, mong muốn của bà con đã không được chính quyền các cấp hồi âm.”
Trước đó, đầu năm 2010, “cán bộ xã Hải Khê và cán bộ huyện Hải Lăng đã vận động bà con đồng ý cho doanh nghiệp tư nhân khai thác titan trên địa bàn. Người dân Thâm Khê kịch liệt phản đối.”
Theo một người dân Thâm Khê, công an đã đánh dân bằng gậy khi bị phản đối lúc cướp thùng thư quyên góp của dân. Nổi giận vì hành vi ngang ngược của công an “hàng trăm người dân, hầu hết là phụ nữ” đã “bắt trói phó công an xã Hải Khê giam ở đình làng.”
Sau khi khai thác titan, nhiều công ty đã không hoàn trả mặt bằng mà để lại những hố sâu hoắm bẫy người dân. (Hình: Pháp Luật TP)
“Nếu họ vẫn tiến hành khai thác cát titan, có thể có đổ máu,” nguồn tin nói với báo Người Việt. “Người dân chúng tôi rất cương quyết bảo vệ nguồn sống.”
Cát titan là một dạng thiên nhiên của một thứ kim loại gọi là titanium. Nó nhẹ chỉ bằng nửa thép nhưng có độ bền không kém. Titanium được khai thác để sử dụng trong các kỹ nghệ hàng không, điện toán, xe hơi, y khoa và rất nhiều ngành kỹ nghệ khác nhau khi sản xuất thành những hợp kim.
Việt Nam không có kỹ nghệ nặng để sử dụng cát titan nên từ hơn 20 năm qua, những công ty lớn nhỏ ăn chịu với đám quan chức các cấp tận lực đào xới để xuất cảng cát titan thô. Hệ quả, những vùng biển dài chạy từ Quảng Bình đến tận Bình Thuận, xưa nay được trồng phi lao giữ cát, chống bão đều bị phá hủy hoàn toàn, để lại những vũng lầy ô nhiễm.
Rất nhiều bài báo của các tờ Tuổi Trẻ, Lao Ðộng, Sài Gòn Giải Phóng, Pháp Luật TP Sài Gòn, Thanh Niên, đưa ra các loạt bài nói về tình trạng khai thác cát titan bừa bãi dọc theo biển các tỉnh miền Trung. Các công ty này hứa hẹn “hoàn thổ” trả lại môi trường cho địa phương sau khi lấy cát titan, nhưng thực tế, tất cả đều làm ngược lại.
Chỉ riêng ở tỉnh Quảng Trị, ngày 29 tháng 6, 2009, báo SGGP đã mô tả tình trạng “tan hoang bờ biển Vĩnh Thái” thuộc huyện Vĩnh Linh “Những cánh rừng phi lao ven biển Vĩnh Thái đã bị chặt phá, đào bới từ gần 20 năm nay để phục vụ việc khai thác titan. Trơ lại giữa cát là gió bụi cùng hàng trăm thứ tạp chất độc hại thải ra từ những cỗ máy hút cát ầm ào chạy suốt ngày đêm.”
Ngô Thế Thanh, phó bí thư đảng ủy của xã Vĩnh Thái kêu trong bản tin của tờ SGGP: “Việc các công ty khai thác titan trên địa bàn xã Vĩnh Thái không thực hiện nghiêm túc các cam kết ban đầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an sinh xã hội. Ðơn cử, việc tôn tạo các án cát không kịp thời, không đảm bảo, dẫn đến nước biển tràn vào ruộng đồng và đe dọa khu dân cư. Ðó là chưa kể có những án cát sau khi bị phá hủy sẽ không tôn tạo lại được do đặc điểm địa hình, quy trình bồi lấp của biển.”
Ngày 30 tháng 5, 2010, tờ Thiennhien.net kêu rằng: “Gần 20 năm nay, những cánh rừng phi lao ven biển Vĩnh Thái và một số địa phương khác ở Gio Linh (Quảng Trị) đã bị chặt hạ, bờ biển bị đào bới phục vụ cho việc khai thác titan. Và ngày nay, hậu quả là quá trình sa mạc hóa và cạn kiệt nguồn nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân.”
Tất cả các vụ khai thác titan đều bị dân chúng kịch liệt chống đối, các báo lên tiếng nhưng tất cả đều rơi vào quãng không.
Bây giờ, công ty Hiếu Giang đang chuẩn bị cày xới các đồi cát trồng phi lao phòng hộ ở thôn Thâm Khê mà người dân nơi đây quyết liệt chống đối.
Gởi Bài Viết
Thông Báo
Mời ghé thăm
Bài Cũ
-
►
2013
(1888)
- ► 11/10 - 11/17 (1)
- ► 10/27 - 11/03 (76)
- ► 10/20 - 10/27 (238)
- ► 10/13 - 10/20 (104)
- ► 10/06 - 10/13 (1)
- ► 09/29 - 10/06 (1)
- ► 09/22 - 09/29 (14)
- ► 09/15 - 09/22 (27)
- ► 09/08 - 09/15 (61)
- ► 09/01 - 09/08 (30)
- ► 08/25 - 09/01 (69)
- ► 08/18 - 08/25 (50)
- ► 08/11 - 08/18 (50)
- ► 08/04 - 08/11 (66)
- ► 07/28 - 08/04 (137)
- ► 07/21 - 07/28 (53)
- ► 07/14 - 07/21 (61)
- ► 07/07 - 07/14 (86)
- ► 06/30 - 07/07 (90)
- ► 06/23 - 06/30 (91)
- ► 06/16 - 06/23 (58)
- ► 06/09 - 06/16 (69)
- ► 06/02 - 06/09 (36)
- ► 05/26 - 06/02 (60)
- ► 05/19 - 05/26 (93)
- ► 05/12 - 05/19 (63)
- ► 05/05 - 05/12 (38)
- ► 04/28 - 05/05 (7)
- ► 04/21 - 04/28 (13)
- ► 04/14 - 04/21 (17)
- ► 04/07 - 04/14 (7)
- ► 03/31 - 04/07 (7)
- ► 03/24 - 03/31 (13)
- ► 03/17 - 03/24 (10)
- ► 03/10 - 03/17 (13)
- ► 03/03 - 03/10 (17)
- ► 02/24 - 03/03 (8)
- ► 02/17 - 02/24 (8)
- ► 02/10 - 02/17 (1)
- ► 02/03 - 02/10 (9)
- ► 01/27 - 02/03 (4)
- ► 01/20 - 01/27 (13)
- ► 01/13 - 01/20 (7)
- ► 01/06 - 01/13 (11)
-
►
2012
(1373)
- ► 12/30 - 01/06 (7)
- ► 12/23 - 12/30 (5)
- ► 12/16 - 12/23 (19)
- ► 12/09 - 12/16 (15)
- ► 12/02 - 12/09 (15)
- ► 11/25 - 12/02 (31)
- ► 11/18 - 11/25 (16)
- ► 11/11 - 11/18 (17)
- ► 11/04 - 11/11 (15)
- ► 10/28 - 11/04 (33)
- ► 10/21 - 10/28 (47)
- ► 10/14 - 10/21 (80)
- ► 10/07 - 10/14 (65)
- ► 09/30 - 10/07 (80)
- ► 09/23 - 09/30 (119)
- ► 09/16 - 09/23 (151)
- ► 09/09 - 09/16 (163)
- ► 09/02 - 09/09 (48)
- ► 08/26 - 09/02 (205)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (8)
- ► 08/05 - 08/12 (9)
- ► 07/29 - 08/05 (6)
- ► 07/22 - 07/29 (4)
- ► 07/15 - 07/22 (7)
- ► 07/08 - 07/15 (9)
- ► 07/01 - 07/08 (8)
- ► 06/24 - 07/01 (1)
- ► 06/17 - 06/24 (15)
- ► 06/10 - 06/17 (15)
- ► 06/03 - 06/10 (5)
- ► 05/27 - 06/03 (29)
- ► 05/20 - 05/27 (8)
- ► 05/13 - 05/20 (6)
- ► 05/06 - 05/13 (3)
- ► 04/29 - 05/06 (16)
- ► 04/22 - 04/29 (5)
- ► 04/15 - 04/22 (8)
- ► 04/08 - 04/15 (4)
- ► 04/01 - 04/08 (4)
- ► 03/18 - 03/25 (8)
- ► 03/11 - 03/18 (5)
- ► 03/04 - 03/11 (4)
- ► 02/26 - 03/04 (6)
- ► 02/19 - 02/26 (22)
- ► 02/12 - 02/19 (3)
- ► 01/08 - 01/15 (11)
- ► 01/01 - 01/08 (1)
-
▼
2011
(293)
- ► 12/25 - 01/01 (4)
- ► 12/18 - 12/25 (5)
- ► 12/11 - 12/18 (5)
- ► 12/04 - 12/11 (7)
- ► 11/27 - 12/04 (4)
- ► 11/20 - 11/27 (3)
- ► 11/13 - 11/20 (4)
- ► 11/06 - 11/13 (6)
- ► 10/30 - 11/06 (1)
- ► 10/23 - 10/30 (2)
- ► 10/16 - 10/23 (3)
- ► 10/02 - 10/09 (1)
- ► 09/18 - 09/25 (1)
- ► 09/11 - 09/18 (3)
- ► 09/04 - 09/11 (3)
- ► 08/28 - 09/04 (4)
- ► 08/21 - 08/28 (3)
- ► 08/14 - 08/21 (1)
- ► 08/07 - 08/14 (4)
- ► 07/17 - 07/24 (8)
- ► 07/10 - 07/17 (10)
- ► 07/03 - 07/10 (11)
- ► 06/26 - 07/03 (7)
- ► 06/19 - 06/26 (7)
- ► 06/12 - 06/19 (14)
- ► 06/05 - 06/12 (6)
- ► 05/29 - 06/05 (17)
- ► 05/22 - 05/29 (9)
- ► 05/15 - 05/22 (20)
- ► 05/08 - 05/15 (24)
- ► 05/01 - 05/08 (11)
- ► 04/24 - 05/01 (15)
- ► 04/17 - 04/24 (4)
- ► 04/10 - 04/17 (8)
- ► 04/03 - 04/10 (4)
- ▼ 03/27 - 04/03 (4)
- ► 03/20 - 03/27 (2)
- ► 03/13 - 03/20 (2)
- ► 02/27 - 03/06 (3)
- ► 02/20 - 02/27 (3)
- ► 02/13 - 02/20 (6)
- ► 02/06 - 02/13 (6)
- ► 01/30 - 02/06 (5)
- ► 01/23 - 01/30 (15)
- ► 01/16 - 01/23 (3)
- ► 01/09 - 01/16 (5)