TƯỞNG NIỆM HUY NHẬT CỦA ĐẠI ĐẾ QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ - Vĩnh Nhất Tâm
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt
Kính cẩn nghiêng mình trước Hương-linh Ngài phút mặc niệm là nén hương lòng của Vĩnh Nhất Tâm cùng hết thảy Bạn Trẻ và toàn dân Việt Tưởng-niệm về Húy Nhật của Ngài, và nhất là xin chia sẻ với đa số những bạn Trẻ đang cưu mang trong người dòng máu Lạc Hồng và con tim dân tộc, sẽ mãi mãi “chân cứng đá mềm” .
Lời dẫn nhập và Nhất Tâm xin chia sẻ dòng thơ:
Tưởng niệm húy-nhật 29/7 năm Nhâm Tý tức ngày 15 tháng 09 Năm Dương Lịch (1792) của Đại-đế Quang Trung Nguyễn Huệ về công nghiệp phi-thường của Ngài, chỉ trong vòng 3 năm (1786-1789) đã nhất thống Bắc Nam, xóa bỏ sông Gianh là biên giới do Trịnh Nguyễn phân tranh non hai thế kỷ (1600-1786).
Khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dẹp xong Trịnh, thì vua Lê Hiển Tông mất. Bắc Bình Vương giúp Hoàng-tôn là Lê Duy Kỳ lên nối ngôi lấy niên hiệu là Lê Chiêu Thống. Nhưng ngài là một Hoàng-đế không đủ tài năng và bản lãnh nên Trịnh Bồng thừa cơ hội và chuyên quyền. Vua Lê Chiêu Thống gọi Nguyễn Hữu Chỉnh về dẹp Trịnh Bồng rồi đến phiên Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền. Bắc Bình Vương được tin, Ngài sai Vũ Văn Nhậm ra dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh. bắt được đưa về Thăng Long, Vũ Văn Nhậm kể tội và chém đi. Còn vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy tìm cách ẩn nấp, sau đó sai hai đại quan là Lê Duy Đản, Trần Danh Án sang cầu viện nhà Thanh về đánh Bắc Bình vương Nguyễn Huệ.
Nhà Thanh (vua Càn Long) biết rằng Bắc Bình-vương Nguyễn Huệ không chỉ nhất thống phương Nam, mà có thể trở về đất cũ của Việt-tộc. Bởi vì chỉ trong vòng ba năm, vua Càn Long cũng luôn theo dõi phương Nam (nước Đại Việt) trong thời điểm của “Trịnh Nguyễn Phân Tranh” để có thể tiến hành kế hoạch bành trướng nếu có thể, mà thời đại nào bên nước Tàu cũng không bao giờ dừng lại cả. Nhưng khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra đời, đã khiến Càn Long càng quan tâm và lo ngại. Khi Bắc Bình Vương dẹp xong Trịnh Nguyễn Phân Tranh để nhất thống sơn hà rồi, thì bắc Bình Vương Nguyễn Huệ có thể nghĩ đến chuyện đòi không chỉ riêng bảy Châu thuộc Hưng Hóa bị quân thanh cắt xén và nhập vào đất Lưỡng Quảng, mà Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ có thể tính đến tỉnh Phúc Kiến tức bên nay giòng sông Trương Giang (Dương Tử), đất Bách Việt ngày xưa, bị Tần Thủy Hoàng xâm lăng và cón cháu Hán cao-Tổ (Lưu Bang) sang xâm lăng và đánh thắng con cháu Triệu Vũ Đế tức Triệu Đà từng là Tướng trấn phương Nam của Tần Thủy Hoàng sau Đồ Thư. Và lấy hẳn đất Bách Việt trong đó có giang san của Lạc Việt.
Vì chuyện cũng rất dẽ hiểu mà đây không phải là chủ quan mà lịch sử nước Tàu cũng đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn, hai dòng rợ nhỏ hơn Hán mà còn đô hộ được nước Tàu, đó là Mông rồi đến Mãn. Sở dĩ Hán lấy lại được vì dù sao Hán cũng có thể đồng hóa được Mông , Mãn vì văn hóa Hán dẫu sao vẫn cao hơn Mãn, Mông, nhưng Đại Việt thì lịch sử đã để lại một cách hết sức rành mạch, xuyên suốt non một ngàn năm ( 43-939) Tàu đô hộ nước ta nhưng đâu đồng hóa được Việt tôc. Vậy có nghĩa là nền văn hóa Việt-tộc cao hơn văn hóa của Hán tộc vào lúc bấy giờ.
Nói tóm lại, giá Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ chưa hóa ra người Thiên-cổ sớm vào tuổi 40 , thì nước Đại Việt sẽ khác hẳn và đương nhiên không có Thế-tổ Gia Long (tức Chúa Nguyễn Ánh), mà không có Thế-tổ Gia Long thì không có HCM ra đời để đưa đất nước đến thảm trạng ngày nay. Nhưng có ngưởi nói: “Lịch sử là sự tái diễn” mong là như thế và sẽ nhứ thế.
Để trở lại việc Ngài đuổi quân Mãn-thanh xâm lăng, đã dùng chiêu bài “phò Lê diệt Nguyễn”, nhưng thực tế thì thực dân Mãn nhân thể vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, bọn chúng chụp ngay thời cơ và cử Tôn sĩ-Nghị làm Tổng-binh mang hai trăm ngàn quân sang đánh Bắc Bình-vương Nguyễn Huệ vào cuối năm 1788. Sử nói trong vòng bảy ngày, nhưng nếu tính từ ngày bắt đầu đánh giặc Mãn tại đồn Hà Hồi lúc nửa đếm ngày 3 Tết năm Kỷ Dậu đến chiều mầng 5 Tết năm Kỷ Dậu là vào thành Thăng Long thì Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn soái mà chạy thì chưa tới bảy ngày nhưng từ ngày Đại Đế Quang Trung ra quân vào ngày 30 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). và đến toàn thắng quân dân cùng ăn Tết tại thành Thăng Long vào mồng 7 Tết thì mới là đúng 7 ngày.
Cụ Hoa Bằng, Tác-giả “Quang Trung Nguyễn Huệ Anh Hùng Dân Tộc (1788-1789) chép rằng:
“Giữa tiếng khải ca, vua Quang Trung vào thành Thăng Long.
Chiếc chiến-bào màu đỏ của trang anh hùng dân tộc này, giờ đã đổi thành màu sắc đen cháy.
Là vì mấy hôm xông pha súng đạn trong mấy trận huyết chiến, nhuộm đẫm chiến bào trong hơi khói thuốc súng nên chiếc áo lịch sử kia mới biến màu như thế.
Quân ta vui ăn Tết Khai hạ tại thành Thăng Long ngày mồng 7 tháng giêng.”
ĐẠI ĐẾ QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ
@
Bình Nam, chỉnh Bắc vang thiên hạ
Xóa bỏ sông Gianh (*) nối Bắc, Nam
Thống nhất sơn hà chung một cõi
Ngàn năm chiến tích dậy trời Nam.
@
Lưu danh muôn thuở hai lần đuổi
Phúc Ánh, Duy Kỳ rước ngoại xâm
Vì một ngôi vương quên xã tắc
Nghìn sau chúng tích vẫn chưa tan.
@
Xiêm vì lo sợ bao thời trước
Ðại Việt ngàn xưa thắng ngoại xâm
Hai vạn quân sang chưa kịp ngáp
Dòng sông xác ngập giữa đêm trăng.
@
Hơn hai chục vạn quân Thanh nữa!
Ðội lót “phù Lê”...”diệt Nguyễn” thôi.
Chưa thấu phương Nam danh tuấn kiệt
Hay rồi ấn soái cũng buông xuôi.
@
Chẳng qua Ðại Hán từng xâm chiếm
Ðất của Tiên Rồng, giống Lạc Long
Nên khiến Càn Long càng khiếp sợ:
Sợ rằng đất cũ trả sao xong.
@
Bèn toan mượn cớ…sang xâm chiếm
Danh chính ta đây nước Ðại Thanh:
-Chẳng lẽ không làm nên đại sự?
Cuối cùng mộng bá chẳng hùng-anh!
@
Biết bao danh tướng (*) phơi thây nhỉ!
Hai chục vạn binh cũng nát tương
Khiến cả Càn Long (*) càng khiếp đảm
Bảy Ngày Sĩ Nghị (*) cũng vô phương
@
Ngài lưu trang sử vang kim cổ
Thần tốc hành binh rạng núi sông
Sĩ Nghị thoát thân quên ấn soái
Thế mà hồ hởi chiếm Thăng Long.
@
Địa-linh, Tuấn-kiệt đâu rồi nhỉ?
Tiếp bước Tiền-nhân cứu nước non
Đừng để phương Nam thành Hán thuộc
Đuổi bầy thái thú cứu non sông.
Vĩnh Nhất Tâm 29 tháng 7 năm Tân Mão tức 15 thánh 9 năm 2011