15. [1009-1225] Nhà Lý (Hậu Lý) Phần 2
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtNăm 1075 nhà Tống chuẩn bị đem quân xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt và Tông Đản được lịnh mang quân nghêng chiến. Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để giành thế thượng phong. Ngày 27 tháng 10 năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết "Phạt Tống lộ bố văn" nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống. Quân ta đại thắng trở về.
Tháng 3 năm 1076, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp do Quách Quỳ cùng với 9 hùng tướng, chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Giặc đến sông Như Nguyệt (sông Cầu) thì bị chận lại. Sau nhiều ngày giao tranh khốc liệt, Quách Quỳ không thể nào vượt qua phòng tuyến Như Nguyệt, Quách Quỳ đành hạ lịnh đóng trại chờ viện binh.
Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Tạm dịch
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ bất hủ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập khiến địch hoang mang, ngược lại có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ. Hơn một tháng trời cầm cự, quân địch bị kìm chân trước phòng tuyến sống Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Khi đả giết hơn nửa quân nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường. Quách Quỳ vui mừng đồng ý ngay và vội vã rút quân về.
Năm 1225 Nhà Lý truyền ngôi đến công chúa Lý Chiêu Hoàng thì bị Trần Thủ Độ lập mưu cho công chúa lấy cháu của y là Trần Cảnh và sau cùng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng. Lúc đó công chúa mới có 8 tuổi.