NĂM CŨ - Vĩnh Nhất Tâm

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

Cuối năm hồi tưởng...: "ngậm ngùi"!
Giống dòng "chung bọc" chôn vùi lấy nhau.
Theo sau là họa giặc Tàu,
Ai người yêu nước không đau tấc lòng?

15-1-2012  tức ngày 16 tháng Chạp năm Tân Mão.

Thân gửi hết thảy quý Bạn trên Cộng-đồng Facebook,

Thành ngữ có câu: “Ôn cố tri tân”  (ôn lại việc cũ để biết việc mới)

Trước khi chia sẻ cùng với hết thảy quý Bạn dòng thơ của Nhất Tâm, cách đây 22 năm về trước. Dòng thơ được gói ghém với hết cả nỗi lòng của một người dân thuần túy, và viết gửi riêng cho các em được sinh ra hay lớn lên tại Miền Nam Tự Do và sau cơn lốc thời đại, nếu không muốn gọi là Cộng sản Miền Bắc cưởng chiếm Miền Nam Tự Do vào 30-04-1975, mà bên kia (Cộng sản) gọi là “giải phóng” hay “thống nhất”, theo một quan điểm chính trị hết sức nghịch lý:

Thứ nhất, “giải phóng” theo bà Dương Thu Hương do Phóng-viên Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) trong cuộc phỏng vấn và bà trả lời rằng:

“RFA: Ngày 30-4-1975, chị thuộc hàng ngũ  những người chiến thắng, cảm tưởng của chị như thế nào khi đặt chân lên miền Nam?

Dương Thu Hương: Vào lúc ấy họ rất vui sướng nhưng tôi lại thấy đau khổ. Năm 1975, chúng tôi là những người từ rừng về. Lúc đó tôi từ Quảng Bình vào. Chúng tôi là phe những người chiến thắng. Tâm trạng của những người chiến thắng lúc ấy là phải vui mừng chứ vì tôi cũng là đảng viên, nhưng lúc đó tôi cảm thấy đau khổ  và tôi bắt đầu khóc. Nếu nói một cách bình thường thì tôi là người điên. Và nói một cách khác thì tôi luôn luôn cảm thấy hơi nghịch lý ở sau cuộc sống bình thường. Vào lúc ấy những người thuộc phe tôi hiểu rằng cái chế độ của kẻ chiến thắng là một chế độ man rợ. Vì lúc đó vào Nam tôi mới thấy người dân họ chửi Tổng thống Thiệu như điên ấy.

Thứ hai là tất cả các nhà văn đều hiện diện trên các vỉa hè Sài Gòn. Và thứ ba là tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại nhất của con người thì người dân miền Nam đều xài cả . Đối với tôi,  điều đó làm tôi xúc động hơn tất cả các những gì đã làm ngươì khác xúc động. Ngay lúc đó tôi hiểu rằng phe chiến thắng, tức phe mà mình đi theo, thực chất mà nói đó là mô hình  của một xã hội man rợ, thiếu dân chủ.”

Thứ hai, thực tế là trong suốt dòng sử nước Đại Việt (Quốc-hiệu từ thời Lý Thánh Tông đến Đại-đế Quang Trung Nguyễn Huệ) tính từ sau khi  Đại-đế Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, để giành độc lập đất nước một cách toàn diện vào năm 939. Và sau khi Ngài qua đời, thì loạn “12 Sứ Quân” tranh nhau vì quyền lực, mỗi người một ốc đảo, và Đinh Bộ Lĩnh là một vị Anh-hùng, đã nhất thống sơn hà. Đó là lần thứ  nhất danh được chính và ngôn được thuận với hai chữ: “THỐNG NHẤT”.

Theo diễn biến của lịch sử, âu là thiếu Minh-quân nên sinh ra nạn tranh quyền “Nam Bắc triều  1533-1592” (tức nhà Mạc và Nhà Lê,  do  Nguyễn Kim tìm dòng dõi họ Lê và muốn giúp vua Lê lấy lại Ngai vàng). Sau đó dứt xong Mạc thì nối tiếp “Trịnh-Nguyễn Phân Tranh 1600-1786”  (tạo nên cuộc nội chiến kéo dài hơn 200 năm (từ năm 1533 đến năm 1786). Năm 1786, là năm Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xóa bỏ sông Gianh và nối liền Nam Bắc. Đó là lần THỐNG NHẤT thứ hai.

Nói tóm lại, nước Đại Việt chỉ có hai lần thống nhất mà thôi. Sau chúa Nguyễn Ánh tiếp tục rước ngoại bang (Pháp, Xiêm, lào, Miên) về đánh thắng đời sau của Đại-đế Quang Trung Nguyễn Huệ và lên ngôi là Gia Long Thế Tổ (1802) đổi  Quốc hiệu là Việt Nam.

Quý Bạn trẻ quý mến, để trở lại ý nghĩa, mà Nhất Tâm mong được có dịp tâm tình với quý bạn trẻ trong ngoài nước trong dịp cuối năm Tân Mão (2011) bước sang năm Canh Thìn (2012). Đặc biệt là quý bạn Trẻ đang đối diện trước mọi tình huống trên quê hương dấu yêu, dù các bạn thuộc bên nay dòng sông Thạch Hãn hay bên kia dòng sông Thạch Hãn vẫn là người Việt Nam (Lạc Việt đất phương Nam – VNT) muôn đời...

Nhưng than ôi, thật là điều hết sức bất hạnh! Hơn 20 năm, đảng Cộng sản Miền Bắc do  ông Hồ chí Minh tức Lý Thụy (có tên chánh hay nhủ danh là Nguyễn Sinh Cung. Đến năm 12 tuổi, có tên Nguyễn Tất Thành. Và vào thập niên 20, ông mạo nhận tên Nguyễn Ái Quốc là tên chung của các Cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền... cùng ký dưới các bài quan điểm của các cụ viết chống chế độ thực dân Pháp. Nhóm các cụ tan rã, Nguyễn Sinh Cung bèn giữ cho mình tên Nguyễn Ái Quốc) lãnh đạo.

Tưởng cũng cần nhắc lại việc nội phản của ông (Lý Thụy), là người từng bán cụ Sào Nam Phan Bội Châu cho Pháp, để rãnh tay xích hóa “Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội” thành đảng Cộng-sản sau này... . Chuyện dễ hiểu bởi vì cụ Sào Nam Phan Bội Châu, là nhà Cách-mệnh Quốc-gia,  một bậc tiêu biểu trong thời cận sử (1900-1940) nếu không gọi một cách khác trân kính là “Cha-gia Dân-tộc” vào lúc bấy giờ. Cụ Phan Bội Châu tổ chức với mục địch tận dụng thời cơ của các khối thực dân trao trả độc lập cho bản xứ để giành độc lập, nhưng cùng trong lúc đó đảng Cộng-sản Nga, đang trong tư thế lợi dụng các nước Á Châu là thuộc địa của khối Tây phương, nên Nga bèn đưa từ chiến lược quốc gia lên chiến lược toàn cầu gọi chung là đảng “Cộng-sản Quốc-tế”.

Cũng chính trong cuộc Hội-nghị đó, sau lời diễn văn khai mạc của cụ Phan Bôi Châu, vừa chấm dứt thì đến phần thảo luận. Ông Lý Thụy liền đề nghị thành lập đảng Cộng-sản Đệ Tam (theo Việt Sử Tân Biên của Sử-gia Phạm Văn Sơn, chính là tù nhân bị biệt giam và chết trong tù “cải tạo” sau năm 1975) có sự tham dự của  cụ Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền và cụ Nguyễn Hải Thần và số đông thanh niên. Nhưng cụ Nguyễn Hải Thần từng phân tích sự lợi hại và có thể đưa nước Việt Nam thành Cộng-sản thuộc, và đúng như thế. Nhưng còn thâm độc hơn nữa là Tàu cộng lợi dụng thời thế và biến Công-sản thuộc trở về con đường Bắc thuộc hay có thể gọi là Hán thuộc không hơn không kém. Khởi đi từ đó, chỉ sau trên dưới 1 năm đã xãy ra cuộc nội phản, là cụ Sào nam Phan Bội Châu bị bán cho Pháp vào tháng 6 (?) năm 1925.

Nhất Tâm thiết nghĩ không ra ngoài đề, bởi vì mỗi khi viết về chuyện liên quan đến sự tồn sinh của dân tộc không đơn giản như lớp trẻ sau 30/4/1975 hiểu về đất nước một cách hết sức cục bộ của đảng Cộng sản và do dảng Cộng sản mà ra nông nỗi đó. Bọn họ đánh cướp được Miền Nam có khác nào là cuộc chiến xâm lăng của đảng Cộng-sản Quốc-tế, qua trung gian đảng Cộng-sản Miền bắc do Hồ chí Minh lãnh đạo, đứng sau thế lực Nga và Tàu. Họ đã biết lợi dụng sự chia rẻ của các phe phái chính trị trong cùng một ngôn ngữ, một phong tục, một tập quán trên một mảnh giang san mà Tiền-nhân đã trải qua từng thế hệ viết bằng máu trong mỗi trang sử để sinh tồn. nên đã hoàn toàn sai lệch nguyện chung của toàn dân, từ sau ngày cắt đôi Nam Bắc vào 20-7-1954 – 30-4-1975.

Nhân thể, Nhất Tâm xin thân mến chúc hết thảy quý Bạn cùng Thân-bằng Quyến-thuộc một Tết  Bình Thìn (2012) thật an lành và ý nghĩa trên mọi phương diện.

Nhất Tâm 15-1-2012.

Và sau đây là dòng thơ:


TÂM SỰ CÙNG EM

Quê hương Việt hơn phần tư thế kỷ (*),
Có khác nào địa ngục của trần gian.
Mấy mươi năm cái chủ nghiã vô thần,
Đã đảo nguợc cả luân thuờng đạo lý.

Có phải vậy không em? Buồn quá nhỉ!
Những phố phường, hàng quán của ngày nao.
Có còn chăng...chỉ trong giấc chiêm bao,
Anh tin chắc cỏ cây đều ủ rũ.

À còn nữa, những bạn thân, thầy cũ,
Những con đường hoa trắng có còn không?
Hay “đảng” đưa em đến những nông truờng,
Biến mười ngón tay thon... thành sỏi đá!

Hẳn Em biết nhiều hơn anh hết cả,
Cái “thiên đường Cộng Sản” quá điêu ngoa.
Chúng bắt Em: con “ngụy” phải chen đua,
Hòng tẩy não thành “cháu ngoan của Bác”

Em tuyệt đối không thể nào con “ngụy”,
Vì cha Em đâu theo Mỹ, Tàu, Nga
Rước ngoại nhân vào phá cửa, phá nhà,
Phá luôn cả giang sơn và tổ quốc.

Cha của Em là người lo giữ nuớc,
Ðịnh nghĩa thế nào, mà bảo “ngụy  quân”?
Đúng loạn ngôn nên dân mãi cơ hàn,
Ai cũng rõ trò trả thù, ngược đãi.

Chuyên chém giết không buông đao, hối cãi,
Phản tiền nhân còn dìm cả giống nòi.
Để ngoại nhân xem như kẻ tôi đòi,
Mà cứ tuởng mình đứng ngang thiên hạ.

Còn cấm vận thu hồi... đâu có lạ?
Mở thương trường, đường rộng rải ăn chơi.
Đóng thêm đinh, cửa “Ngục” đến ngạt hơi,
Gom tiền của, mặc tình tiêu hoang phí.

Thật ấu trỉ, một “thiên đường” quái quỷ
Nước càng nghèo, xã hội đến đảo điên.
Dân đau thương, mang trên cổ xích xiềng
Vì “ơn đảng” nên khổ DÂN, mất NUỚC?

Em là một chứng nhân cho đất nuớc,
Từ trong tay của một lũ vô thần.
Đi đến trường nhồi sọ “Mác-Lê-nin”
Về nhà thấy tên già Hồ “vĩ đại”

Anh cảm phục tuổi em dù nhỏ dại,
Sống trong bùn vẫn trong sạch như sen.
Chẳng nhuộm màu, tráo trở thắng thay đen,
Nên tâm sự với em tình nhớ nước.

Hơn mười năm như xa dần từng bước,
Lòng dặn lòng từ ngày vuợt biển Ðông.
Phải cứu dân ra khỏi ách cùm gông,
Mang dân tộc ra khỏi hầm tai vạ.

Thôi chừng ấy, dòng thơ anh tâm sự:
Nỗi niềm đau viết bằng máu linh hồn.
Gửi tặng em mang dòng máu: Trưng Vương
Nuôi chí lớn: Tình Nước Dân Bất Diệt.

Nhớ nghe em! Dẫu mai nầy cách biệt,
Kẻ đầu non, người cuối bể một lòng.
Quyết đấu tranh cho nòi giống Tiên Rồng
Cho Việt-tộc sớm thanh bình hạnh phúc.

Vĩnh Nhất Tâm - Viết sau ngày Mỹ “bỏ  cấm vận” 1990

(*) 1954-1990