GỞI ÔNG THỦ TƯỚNG - Phan văn Phước

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt



Ôi ông Thủ Tướng Việt Nam

mưu mô, xảo quyệt, chẳng làm được chi,

nhân quyền coi chả ra gì,

vong ân, bội nghĩa, khinh khi Đồng Bào:

Anh Hùng yêu Nước vô lao

vì ông tiêu diệt Phong Trào Đấu Tranh!!!

vì ông chẳng biết Sử Xanh:

Giặc Tàu bại trận, tan tành, phơi thây

để cho quạ đến từng bầy

tha hồ rỉa thịt bầy nhầy, thối tha!!!

Hôm nay, ''Ngày Hội Đống Đa''

vẫn là bài học nhắc ta điều nầy

Tướng Sầm Nghi Đống leo cây

để rồi thắt cổ bằng dây, chết liền!!! (1)

Sao ông phản bội Tổ Tiên,

Tây Sơn, Nguyễn Huệ, Thánh Hiền Văn Lang?

Ngô Quyền ở Bạch Đằng Giang (2)

làm nên chiến thắng vẻ vang, hào hùng:

NGÀN NĂM NÔ LỆ CÁO CHUNG!

Phương Bắc khiếp sợ Anh Hùng Quê Ta!

Nhưng nay, NAM QUỐC SƠN HÀ

bị Tàu xâm lược vô ra dễ dàng!

Cớ sao Quân Đội đầu hàng

để cho lũ giặc ngoại bang lộng hành?

Chúng vào đắp lũy, xây thành...

nên dân chẳng sống an lành như xưa!

Tội ông kể mấy cho vừa!

Một mai, ông sẽ bị đưa vào tù!

''Trung tù, nhất nhật: thiên thu!''

Ông mau sám hối, đền bù cho Dân:

Đồng Bào Nước Việt chỉ cần

Đảng trao trả lại QUỐC DÂN ''thực quyền''!!!

Dân là Chủ Lái ''VIỆT THUYỀN'',

chứ không phải đảng bị nguyền rủa đâu!!!

Bắc Quan vào tận Cà Mâu

bị ông và đảng nhuộm mầu tang thương!!!

                           ***

Đức Quốc, 01.3.2012


Phan văn Phước


Kính mời quý Vị nghe ca khúc: Chiến trận Bạch Đằng Giang - YouTube


                             Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT - TT.ASIA - YouTube



và: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Đức Trần Hưng Đạo-Phần I - YouTube



Ghi chú:

1. Tướng giặc Sầm Nghi Đống thất kinh, khiếp vía, phải thắt cổ trên cành cây đa ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc ngày nay. Phải chăng tướng giặc ĐỐNG phải chết ở cành ĐA là bài học về Hồn Thiêng Sông Núi? (Tác giả bài thơ chợt nghĩ.)

Sau chiến thắng thần tốc của Nghĩa Quân Tây Sơn, Thành Thăng Long được giải phóng! Thây giặc nằm ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho chất xác chúng thành 12 đống cao thành gò, gọi là ''kình nghê quán'' (gò chôn xác giặc hung dữ như cá kình, cá nghê) để ca ngợi chiến công của Quân và Dân và để dằn mặt bọn Tàu cướp nước.

Bà con ngoài Bắc gọi ''bánh tráng'' là ''bánh đa'' bởi vì, sau chiến thắng ở Đống Đa, Ngọc Hồi (Mậu Thân 1788), còn nhiều bánh tráng là lương thực của Quân Ta từ trong Nam mang theo. Vua Quang Trung liền biếu dân lấy thảo. Gọi bánh ''Đống Đa'' nghe mùi máu giặc Thanh, ăn sao ''zô''! Vì thế, Vua cho gọi nó là ''bánh đa''!

Trong Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim ghi: "Hội quân ở núi Tam Điệp ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân [1788], vua Quang Trung nói với ba quân: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rối, đuổi quân Tàu về chẳng qua chỉ trong mươi ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa.''

Ngày Hội Gò Đống Đa là rạng mồng 5 Tết Âm Lịch (30. 01.1789 Dương Lịch) tức kỷ niệm Trận Ngọc Hồi, Đống Đa.

2. Có ba Trận Bạch Đằng Giang: Năm 938, Ngô Quyền chống quân Nam Hán; năm 881, Nhà Tiền Lê chống quân Tống; năm 1288, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên; ngoài ra, còn có Trận trên sông Hiếu, cũng được gọi là Trận Bạch Đằng Giang.