‘Có thủ khoa không làm được việc’
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt"Hơn 10 năm qua, thành phố tuyển được 103 thủ khoa, đa số làm việc tốt, song cá biệt vẫn có người không làm được việc", ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội trao đổi với báo chí ngày 2/7.
- Ông đánh giá thế nào về hiệu quả chính sách trọng dụng nhân tài của Hà Nội thời gian qua?
- Trong hơn 10 năm qua, thành phố tuyển được 103 thủ khoa, đa số làm việc tốt, song cá biệt vẫn có người không làm được việc, phải chuyển đổi. Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân, có thể họ không thích hợp với công việc, hoặc chỉ phù hợp với môi trường nghiên cứu. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện cho cá nhân đó thích ứng, song cá nhân đó cũng phải hoàn thiện mình.
Cũng có một số thủ khoa xin nghỉ việc. Đó có thể là do cơ chế ưu đãi còn hạn chế, không thể vượt qua được khung của nhà nước, trong khi có rất nhiều tổ chức nước ngoài có nhiều ưu đãi và môi trường hấp dẫn để người ta làm việc.
- Mặc dù Hà Nội tăng mức tiền thu hút người tài làm việc tại thủ đô gấp 20 lần mức lương tối thiểu song vẫn thấp hơn một số tỉnh thành khác, ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hành chính của cả nước nên các chính sách trọng dụng nhân tài đưa ra không chỉ là vật chất mà còn cả khuyến khích về tâm lý, động viên. Có người còn nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ người ta cũng đến vì Hà Nội là thủ đô của đất nước. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhìn thấy những hạn chế, trong nghị quyết về trọng dụng nhân tài đã đưa ra nhiều chính sách tốt nhất để giải quyết tồn tại trong 10 năm qua. Ngoài kinh tế, sẽ có các hình thức, biện pháp vinh danh để làm sao người có tài năng về với Hà Nội có môi trường làm việc tốt, được xã hội nhìn nhận, các cấp đánh giá đúng mức.
- Một số tỉnh đã tiến hành thi tuyển lãnh đạo trẻ để bổ sung bộ máy lãnh đạo, Hà Nội có kế hoạch triển khai như thế nào?
- Hà Nội là thành phố đầu tiên vinh danh các thủ khoa thi đỗ vào đại học và tốt nghiệp đại học từ nhiều năm. Việc thi tuyển lãnh đạo Hà Nội đã thực hiện từ năm 2010 với Sở Quy hoạch Kiến trúc, song đây là vấn đề khó, cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương trình đổi mới công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ, thành phố đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp tục thực hiện nội dung này. Chúng tôi đã đặt trong chương trình các năm tới.
- Ông nghĩ sao về khả năng thu hút được nhân tài về thủ đô sau nghị quyết mới?
- Tôi hy vọng là góp phần giải quyết những hạn chế trước đây, tuy nhiên đây là vấn đề khó, chúng ta không cầu toàn, tiếp tục có điều chỉnh bổ sung để thu hút trọng dụng được những người thực sự có tài năng.
Hà Nội không đóng cửa với người tài năng, luôn luôn mở cửa. Trong văn bản chúng tôi cũng không phân biệt thủ khoa học tại chức hay chính quy.
Hiện lĩnh vực thành phố đang cần nhất là y tế. Với nhiều dự án xây dựng bệnh viện trong 5 năm tới, Hà Nội thiếu khoảng 5.000 bác sĩ trở lên. Trong nghị quyết, chúng tôi tập trung kêu gọi người giỏi trong lĩnh vực y tế, nhất là bác sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.
- Trong hơn 10 năm qua, thành phố tuyển được 103 thủ khoa, đa số làm việc tốt, song cá biệt vẫn có người không làm được việc, phải chuyển đổi. Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân, có thể họ không thích hợp với công việc, hoặc chỉ phù hợp với môi trường nghiên cứu. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện cho cá nhân đó thích ứng, song cá nhân đó cũng phải hoàn thiện mình.
Cũng có một số thủ khoa xin nghỉ việc. Đó có thể là do cơ chế ưu đãi còn hạn chế, không thể vượt qua được khung của nhà nước, trong khi có rất nhiều tổ chức nước ngoài có nhiều ưu đãi và môi trường hấp dẫn để người ta làm việc.
Ông Trần Huy Sáng. Ảnh: Đoàn Loan |
- Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hành chính của cả nước nên các chính sách trọng dụng nhân tài đưa ra không chỉ là vật chất mà còn cả khuyến khích về tâm lý, động viên. Có người còn nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ người ta cũng đến vì Hà Nội là thủ đô của đất nước. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhìn thấy những hạn chế, trong nghị quyết về trọng dụng nhân tài đã đưa ra nhiều chính sách tốt nhất để giải quyết tồn tại trong 10 năm qua. Ngoài kinh tế, sẽ có các hình thức, biện pháp vinh danh để làm sao người có tài năng về với Hà Nội có môi trường làm việc tốt, được xã hội nhìn nhận, các cấp đánh giá đúng mức.
- Một số tỉnh đã tiến hành thi tuyển lãnh đạo trẻ để bổ sung bộ máy lãnh đạo, Hà Nội có kế hoạch triển khai như thế nào?
- Hà Nội là thành phố đầu tiên vinh danh các thủ khoa thi đỗ vào đại học và tốt nghiệp đại học từ nhiều năm. Việc thi tuyển lãnh đạo Hà Nội đã thực hiện từ năm 2010 với Sở Quy hoạch Kiến trúc, song đây là vấn đề khó, cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương trình đổi mới công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ, thành phố đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp tục thực hiện nội dung này. Chúng tôi đã đặt trong chương trình các năm tới.
- Ông nghĩ sao về khả năng thu hút được nhân tài về thủ đô sau nghị quyết mới?
- Tôi hy vọng là góp phần giải quyết những hạn chế trước đây, tuy nhiên đây là vấn đề khó, chúng ta không cầu toàn, tiếp tục có điều chỉnh bổ sung để thu hút trọng dụng được những người thực sự có tài năng.
Hà Nội không đóng cửa với người tài năng, luôn luôn mở cửa. Trong văn bản chúng tôi cũng không phân biệt thủ khoa học tại chức hay chính quy.
Hiện lĩnh vực thành phố đang cần nhất là y tế. Với nhiều dự án xây dựng bệnh viện trong 5 năm tới, Hà Nội thiếu khoảng 5.000 bác sĩ trở lên. Trong nghị quyết, chúng tôi tập trung kêu gọi người giỏi trong lĩnh vực y tế, nhất là bác sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.
Để thu hút nhân tài đóng góp cho sự phát triển của thủ đô, Hà Nội đưa ra cơ chế ưu đãi đối với thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành mà thành phố đang có nhu cầu; các tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô; giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi; chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân... Theo đó, những nhân tài sẽ được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển, được hưởng hỗ trợ đãi ngộ một lần bằng 20 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng. Sau 2 năm công tác, những người này sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu... Người được hỗ trợ phải cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị TP Hà Nội ít nhất 7 năm. ĐV |