HÃY XIỂN DƯƠNG CHÁNH NGHĨA QUỐC GIA
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtTrong bài viết " Việt Nam Đi Về Đâu?", tôi có nhắc tới bản tin ngắn lưu lạc trên Net về giải pháp do đại cường thỏa thuận, phân chia Việt Nam thành hai Miền. Lần nầy, ranh giới phía Nam lùi xuống tận Đà Nẳng.
Một bạn đọc trong nước đọc thấy, hồ hởi ghi lời bình: " Vụ nầy hay à! Cho tôi ghi một vé về với Tổ Quốc Miền Nam. Ai muốn sống với chệt tàu thì di cư ra Miền Bắc. Ai ở Miền Bắc muốn về với Tổ Quốc VN thì di cư vào Nam như hồi 1954!"
Một bạn khác còn tố lên: " Cho tôi ghi 10 vé di cư vào Nam!".
Trong chỗ tranh luận hào hứng, tôi không muốn làm các bạn trẻ cụt hứng, vì thương cho các bạn sống dưới chế độ cs tàn ác, bất nhân không còn chịu đựng được nữa nên chưa cạn nghĩ suy về niềm đau Đất Nước phân ly!
Giờ đây, tôi viết mấy lời nầy nhắn nhủ các bạn.
Năm 1954, khi thực dân Pháp cấu kết với bọn giậc cs Hồ quyết định chia đôi Đất nước ở Hội nghị Genève, ngoại trưởng Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đổ, nước mắt đoanh tròng, đọc lời phản kháng trước hội nghị. Ngoài tiền đình, nghệ sĩ Võ Thành Minh liên tục thổi lên tiếng sáo thê lương than thở cho Đất nước phân ly.
Ngày ký hiệp định Genève 20 tháng 7, 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lịnh treo cờ rũ từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, đánh dấu ngày tang tóc, phân ly Đất Nước!
Đó là nổi đau chung của dân tộc Việt Nam!
Vì vậy, thế hệ cha ông của các bạn không đành lòng chấp nhận thực tế ấy. Cho nên trên lời Mở Đầu của Hiến Pháp Đệ Nhất VNCH vẫn long trọng ghi:
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
" Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
…."Điều 1
Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Đó là niềm tin sáng ngời của Quân Dân Miền Nam về CHÁNH NGHĨA QUỐC GIA.
Đó là niềm tin không lay chuyển về ĐẠI NGHĨA DÂN TỘC của người Việt Nam theo truyền thống NHÂN NGHĨA của Tổ tiên.
Cũng vì vậy mà Quân Dân Miền Nam không tiếc đổ máu xương, vừa chiến đấu chống xâm lăng cs, vừa xây dựng, phát triển, đem lại Tự do, no ấm cho non 18 triệu đồng bào bào Miền Nam trong 21 năm.
Ngày nay, nhờ truyền thông điện tử các bạn vừa vén chút mây mờ, thấy lại nét đẹp của hai nền VNCH mà ước mơ thì cũng phải. Nhưng muôn ngàn lần xin các bạn nhớ cho điều nầy: Dù gian khổ thể nào cũng cắn răng nhịn chịu, quyết không để một lần nữa Đất Nước phân ly.
Vì vậy mà Đồng bào hải ngoại kiên tâm trì chí suốt 38 năm nay giữ cho ngọn lửa chống cọng không được rụi tàn. Bây giờ là đến phiên các bạn: Muốn sống Tự do no ấm, phải liều thân chiến đấu như thế hệ chúng tôi đổ máu chiến đấu.
Cuộc vận động cách mạng Dân Tộc nầy vô cùng cam go, gian khổ. Bên trong các bạn chịu bắt bớ tù đày. Bên ngoài, chúng tôi cũng đứng ngồi không yên vì bọn Việt gian chánh trị hoạt đầu đánh phá.
Trong khi các bạn hết lòng hâm mộ và ca ngợi chế độ VNCH thì ờ đây có bọn ma đầu nham nhở, bằng các thu đoạn tráo trở gian manh, ra sức bôi bác chế độ đã nuôi dưỡng chúng cho nên vóc, nên hình, học cao hiểu rộng, một thời ăn trên ngồi trốc mà ngày nay chỉ vì mơ tưởng bắt tay với cọng sản, tranh giành quyền lực, phe đảng tìm chút danh lợi cuối mùa, bất chấp thị phi, đàm tiếu.
Chúng a tòng theo bọn Phật giáo quốc doanh vì Đạo pháp và Xã Hội Chủ Nghĩa trong nước, tái dựng lại cái trò gọi là PHÁP NẠN 1963 – VINH DANH BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp (?) vong thân để quấy phá cộng đồng người Việt TNCS theo tinh thần Nghị quyết 36 kiểu với tài khoản 2 tỉ Mỹ kim.
Các bạn trẻ trong nước cứ yên lòng vững tâm dấn thân tranh đấu. Ở hải ngoại, anh em chống cọng chúng tôi quyết lòng giữ vững hậu phương bằng mọi giá như ngày xưa vừa chiến đấu ngoài tiền tuyến, vừa giữ an toàn hậu phương.
Chúng tôi, quân, cán chánh VNCH dù mất nước, vẫn trung thành với bản văn luật tối thượng HIẾN PHÁP VNCH:
ĐIỀU 4
1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cọng sản.
Nguyễn Nhơn