Tình hình chính trường Việt Nam xung quanh Hội nghị TW6

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Việc Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Tấn Dũng, ngày 20/9 tại Quảng Châu TQ, có thể coi là lá phiếu ủng hộ Dũng.

Với những tin tức của Hoa Nam cục, mà "16 chữ" đã tạo điều kiện hoạt động tốt nhất tại VN, thì việc đánh giá: Dũng phải ra đi hay sẽ đủ sức ở lại, phải được coi là khá chính xác. Họ Tập kia sẽ không tiếp 1 quan chức VN, mà ngày mai sẽ trở thành xác chết chính trị. Rõ ràng TQ muốn VN luôn sống trong mầm mống chia rẽ, phe phái.
*
1. Một mục đích khác của Chỉnh Đảng.
Chỉnh đảng những ngày qua có 1 nội dung được dư luận chuyên tâm và tập trung chú ý : Chống tham nhũng.
Nội dung của chống tham nhũng lại là chống Thủ tướng và nhóm lợi ích hoạt động thâu tóm ngân hàng, kinh tế VN... dưới bảo trợ của Thủ tướng.
Hôm nay, sau những kiểm điểm của BCT, kết quả sơ bộ của đợt Chỉnh đảng này đã phần nào rõ ràng:
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ đồng thuận với Hồ Cẩm Đào về giải quyết hòa bình các vấn đề Biển Đông tại hội nghị Apec 7/ 9/2012. "Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, cần phải kiên trì giải quyết chính trị tranh chấp trên Nam Hải, kiên trì đi con đường gác lại tranh chấp cùng khai thác, kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, kiên trì giữ gìn đại cục hoà bình và ổn định trên Nam Hải."/ theo ABS/
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thuận với Tập Cận Bình về giải quyết các vấn đề tranh chấp 20/9/2012 "Hai bên nhất trí cho rằng cần kiên trì giữ gìn hoà bình, ổn định tại Biển Đông, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hoà bình và xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ hai nước."Quảng Tây, Hội chợ ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS).
- Còn TBT Nguyễn Phú Trọng thì ngay từ 15/10/2011 trong Tuyên bố chung VN-TQ đã đứng trên tầm cao quan hệ mà hợp tác toàn diện với TQ. Ông Trọng cũng đã thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt của các tỉnh biên giới phía bắc VN với TQ.
- BCT ĐCS VN xử phạt nặng nề 3 Bloggers thuộc CLB các nhà báo tự do. Riêng trường hợp Blogger Điếu Cầy, người đã được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ ông Obama nhắc đến, nhân dịp nói về quyền tự do ngôn luận, bản án nặng nề còn là 1 câu trả lời "không" cho yêu cầu cải cách dân chủ, nhân quyền của Hoa Kỳ đối với VN.
Như vậy, mặc dù Chỉnh đảng chống tham nhũng, nhưng do đấu đá nội bộ mà cả 2 phe đều khấu đầu thần phục bắc triều cộng sản.
Đây chính là 1 kết quả mà ai cũng nhìn thấy qua Chỉnh đảng từ tháng 2 tới nay.
Quan hệ VN -TQ đã đồng thuận hơn, và quan hệ VN-HK trở nên khó khăn hơn, ít triển vọng hơn.
Cùng với việc Văn phòng Thủ tướng ra văn bản 7169 trấn áp các trang mạng dân chủ, ĐCS VN đã khẳng định tính độc tài, chống các quyền tự do ngôn luận, chống dân chủ, chống quyền được công khai bày tỏ 1 cách ôn hòa chính kiến của mình mà không bị đàn áp...
Tương lai VN dân chủ đã tăm tối, mù mịt hơn trước khi Chỉnh đảng.
2. Hội nghị T.Ư 6 khóa 11
"Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ sáu một cách bất ngờ vào sáng thứ Hai 1/10. "
Hội nghị Trung ương 6, gồm 175 ủy viên T.Ư, khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sẽ diễn ra 15 ngày, tới ngày 15/10.BBC. tin ngày 01/10/2012/.
Hội nghị T.Ư này, theo BBC, có có 1 chương trình nghị sự đồ sộ và kéo dài 15 ngày.
Đây là 1 sự kiện hiếm thấy trong lịch sử tồn tại của ĐCS VN.

Dù dùng nhiều mỹ từ và tung nhiều đề tài cùng các vấn đề hỏa mù trong các thông báo báo chí về Hội nghị này, thì bất cứ ai theo dõi chính trường VN đều có cùng 1 quan tâm chính :
Lần tắm gội này, sẽ chỉ là mát xoa, hay cọ rửa ghét, cáu bẩn từ đầu trở xuống? Hay là cụ thể hơn: Số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra sao?
Nếu không phải là đòn gió, hay mưu kế lừa gạt nhằm nới lỏng sự cảnh giác của Thủ tướng, thì TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho 1 chỉ dẫn, gạt đi những hi vọng vào thay đổi ở cấp cao nhất.
Trong diễn văn khai mạc, ông Trọng đã nói rõ:
"Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể" trong hội nghị lần này./vẫn tin BBC/
Theo logic này, cuộc họp của BCT ĐCSVN ngày 25/9 vừa qua, Thủ tướng tuy bị kiểm điểm nặng nề, nhưng ông ta đã thành công trong việc bảo toàn vị trí lãnh đạo của mình. Dường như đã có 1 thỏa hiệp giữa 2 phe Trương Tấn Sang- Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
Nội dung của thỏa hiệp là gì, cái kim này, ta sẽ phân tích ở đoạn ngay sau đây.
2.1. Thủ tướng không có khuyết điểm và nội dung, có thể có, của thỏa hiệp 2 phe.
Từ ngày 21-25/7 và 1-7/8/2012, BCT ĐCS VN đã họp kiểm điểm phê và tự phê của 14 uỷ viên.
Tuy những thông tin về các cuộc kiểm điểm của BCT là ít ỏi, nhưng vẫn cho phép 1 đánh giá sơ bộ tình hình.
Thứ nhất, trong đợt họp phê và tự phê của BCT, các uỷ viên khác chỉ tự phê và chịu bị phê bình trong 1 ngày. Riêng việc kiểm điểm của Thủ tướng kéo dài đến 2 ngày. Mặc dầu nội dung kiểm điểm đối với Thủ tướng là phong phú gấp đôi những người khác, nhưng những gì lọt ra thông tin đại chúng chỉ là 1 câu nói của Thủ tướng, đại ý: Con cái đã lớn thì làm gì tự chịu trách nhiệm lấy, không lẽ bắt tôi chịu hộ hay sao.
Vậy thì Thủ tướng đã không nhận khuyết điểm gì về phía cá nhân mình.
Tuy những khuyết điểm tham nhũng xẩy ra rộng khắp ở các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước, ngân hàng...những bộ phận trực tiếp nằm trong điều hành của Thủ tướng, nhưng chắc chắn ông ta đã không coi đó là khuyết điểm của riêng mình.
Chắc là quả bóng khuyết điểm này đã được đá sang bên trách nhiệm của cả BCT.
Nếu có điều gì dính líu đến tham nhũng, đến thâu tóm ngân hàng, hay những khuất tất khác, thì chỉ có thể xẩy ra ở cá nhân Nguyễn Thanh Phượng.
Giả sử trong các cuộc họp này, Thủ tướng đã nhận một vài khuyết điểm dính đến tham nhũng, dính đến nhóm lợi ích, dính đến Bầu Kiên... hay BCT đã có bằng, có chứng, chứng tỏ Thủ tướng có khuyết điểm, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chắc các thông tin này đã phần nào lọt ra thông tin đại chúng.
Ban cán sự đảng của Chính phủ cũng đã họp phê và tự phê từ ngày 11 cho đến ngày 15/9.
Ông Nguyễn Văn Quynh, phó trưởng Ban tổ chức trung ương đại diện cho Trung ương Đảng đến giám sát.
Kết quả kiểm điểm của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là bí thư Ban Cán sự Đảng được chính thức loan báo là 'hết lòng vì dân vì nước' và 'có nhiều thành tích' trong điều hành kinh tế-xã hội đất nước và cũng không có khuyết điểm gì nghiêm trọng./BBC/
Tóm lại, không có bằng chứng cụ thể về tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng, và ông ta cũng không tự nhận có khuyết điểm cụ thể gì.
Cuộc họp tổng kết phê và tự phê của BCT họp từ 20-25/9 vừa qua cũng không đưa ra kết luận khuyết điểm của Nguyễn Tấn Dũng.
Kết luận về Nguyễn Tấn Dũng đã được chuyển sang cho thẩm quyền của Hội nghị 6 khóa 11.
Lá phiếu TQ.
Việc Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Tấn Dũng, ngày 20/9 tại Quảng Châu TQ, có thể coi là lá phiếu ủng hộ Dũng.
Với những tin tức của Hoa Nam cục, mà "16 chữ" đã tạo điều kiện hoạt động tốt nhất tại VN, thì việc đánh giá: Dũng phải ra đi hay sẽ đủ sức ở lại, phải được coi là khá chính xác.
Họ Tập kia sẽ không tiếp 1 quan chức VN, mà ngày mai sẽ trở thành xác chết chính trị.
Rõ ràng TQ muốn VN luôn sống trong mầm mống chia rẽ, phe phái.
2.2. Nội dung, có thể có, của thỏa hiệp 2 phe.
Việc chỉ ra khuyết điểm trực tiếp của Thủ tướng là khó. Nhưng việc Bầu Kiên bị bắt, Dương Chí Dũng bị bắt... cho những chỉ dẫn gián tiếp hướng về Thủ tướng.
Thời gian sẽ là người buộc tội giỏi nhất.
Nguyễn Tấn Dũng hiểu điều này và chơi bài thỏa hiệp ngay từ bây giờ.
Việc CT nước Trương Tấn Sang và phái đoàn hùng hậu, gồm người của văn phòng CT nước và văn phòng TBT, tham gia đợt kiểm điểm phê và tự phê của ban cán sự đảng bộ Ngân hàng nhà nươc VN, đã là 1 nội dung, có thể có, của bản thỏa hiệp phe phái.
Ta có thể giả định rằng : Nguyễn Tấn Dũng thí tốt, thí Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình.
Ngân hàng nắm tiền mặt. Đây là điểm yếu nhất của phe Đảng-Nhà nước. Nhận được miếng ngon này, thắng nước cờ này, là 1 nước đi quan trọng cho cuộc chiến tiếp theo. Nếu như đúng theo tin đồn rằng blog QLB phục vụ CT Trương Tấn Sang, thì khẩu vị của CT nước đối với ngành ngân hàng VN thể hiện rất rõ trên QLB.
Như vậy nắm lại được Ngân hàng nhà nước, sẽ là chiến tích đầu tiên của phe Nhà nước-Đảng.
3. TQ hưởng lợi "ngư ông".
Chống tham nhũng được dương cao trong đợt Chỉnh Đảng do TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng phát động từ cuối tháng 2 năm 2012, và được coi là mục đích chính của đợt sinh hoạt chính trị có 1 không 2 trong lịch sử ĐCS VN.
Sóng gió Chỉnh đảng lần này chắc cũng chỉ có thể so sánh được với sóng gió đã cuộn lên trong ĐCS VN sau những sai lầm của CCRĐ, kết quả là Trường Chinh phải rút lui khỏi chức TBT của ĐCS VN.
Về cuộc họp BCT ngày 25/9 vừa qua, có 2 nhận xét trái chiều:
1. Nhận xét thứ nhất cho rằng đây là thất bại của phe Sang, Trọng vì không có đủ số phiếu trong BCT để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng.
2. Nhận xét thứ 2 cho rằng đây là 1 nước cờ tâm lý cao của BCT. Các cầu thủ ngoại hạng này không muốn đứng vào vị trí trực tiếp đá phạt penaty 11 metr. Họ nhường cho Hội nghị T.Ư hôm nay làm "sát thủ" tiêu diệt Thủ tướng. Dẫu sao thì sinh mạng chính trị của Thủ tướng đã nằm liệt giường, chỉ còn chờ ngắc ngoải mà thôi.
Dựa vào thói quen vẫn thấy của ĐCS VN, trong những việc buộc phải có cơ cấu lại lãnh đạo cao cấp, thông thường họ vẫn giải quyết trong nội bộ BCT.
Ta thường vẫn thấy những kỷ luật cán bộ, nếu có, thường chỉ với tới những cán bộ loàng xoàng cấp dưới. Các đợt Phê, Tự phê trong đảng được ví như tắm rửa, kỳ cọ,.. thường được thực hiện ở mức chỉ tắm, kỳ từ vai trở xuống.
Hôm nay, phải đưa vấn đề kết quả kiểm điểm của Thủ tướng, BCT xuống Hội nghị T.Ư, phải bầy những xấu xa tham nhũng của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175 ủy viên, đã là 1 việc làm không có tiền lệ.
Điều này cho thấy, đấu tranh trong BCT là chưa ngã ngũ.
Phe Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng chưa có đa số trong BCT.
Nếu có đa số, vấn đề kiểm điểm Thủ tướng đã được giải quyết trong nội bộ BCT, mà không cần triệu tập gấp, bất thường hội nghị T.Ư 6 đến như vậy.

Câu hỏi là: Những điều kiện gì đã dẫn tới cuộc triệu tập Hội nghị diễn ra trong ngày 1/10, khác hẳn mong đợi của báo chí là 15/10.
Nếu nói rằng ông Trọng muốn dùng hội nghị này để kỷ niệm Quốc khánh TQ thì thật là trẻ con.
Tuy vậy, cái bóng của TQ hằn lên hoạt động của ĐCS VN trong đợt Chỉnh đảng này là rất rõ nét.
Gần đây nhất, sự kiện Hồ Cẩm Đào gặp Trương Tấn Sang tại hội nghị Apec 2012, và Tập Cận Bình, mặc dù đã từ chối gặp H. Clinton một cách bí hiểm, nhưng đã ló mặt ra gặp Thủ tướng Dũng vào ngày 20/9/12, đã nói lên 1 ý không khó đọc rằng: TQ ủng hộ cả 2 phe, và không muốn 1 phe nào bị biến mất hoàn toàn trên chính trường VN cả.
TQ muốn cả 2 phe lùi bước trước những bành trướng của TQ tại Biển Đông.
Cả Sang và Dũng đã cùng đồng thuận giải quyết bất đồng tại Biển Đông với TQ 1 cách hòa bình.
Nghĩa là sẽ chỉ phản đối 1 cách hình thức, không có nội dung.
Nghĩa là sẽ để cho TQ xâm lược, chiếm đóng HS, TS của VN trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
VN cộng sản sẽ chỉ đấu tranh đòi lại HS, TS bằng phương pháp "hòa bình".
Sự kiện TQ ủng hộ cả 2 phe là 1 điều dễ hiểu.
Đây sẽ là 2 nhóm đấu đá nhau không ngừng, làm yếu quyết tâm của dân tộc VN đòi lại HS, TS.
Các người cứ đấu đá nhau đi, miễn là thần phục TQ.
Trường hợp, ngay cả khi VN được lãnh đạo bởi 1 bàn tay sắt, như những năm Lê Duẩn làm TBT, cũng không làm TQ yên lòng. Bởi vì không biết lúc nào lãnh tụ bàn tay sắt này trở mặt với TQ, mà chống TQ là bản tính tự nhiên của người VN, được tôi luyện qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Vì vậy 1 VN lục đục, phe phái, hỗn loạn là có lợi cho TQ.
Chính sách trước sau như 1 của ĐCS TQ, nhà nước TQ, chính phủ TQ là biến VN thành 1 khu vực đệm cho an ninh của TQ.
Chính sách này thể hiện ở một số nội dung mà ta đã biết:
- Viện trợ để VN lệ thuộc vào TQ.
- Ngăn cản VN thống nhất, hùng mạnh./Hiệp nghị Giơ ne vơ 1954, TQ bắt tay với Hoa Kỳ 1972, cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979.../
- Tăng cường ràng buộc ĐCS VN vào ĐCS TQ./hội nghị Thành Đô 1990.../
- Làm yếu VN bằng mọi thủ đoạn./Chia cắt VN, chiếm đoạt đất đai biên giới, chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo của VN.../
- Vơ vét tài nguyên của VN làm giầu cho TQ/ Bôxit Tây Nguyên.../
- Vơ vét kinh tế VN để làm giầu cho TQ/ Tất cả đô la xuất siêu của VN sang Mỹ, EU ... được đưa hết về TQ qua thâm thủng mậu dich VN-TQ.../
- ...
Tóm lại TQ muốn có 1 VN yếu, hèn, tham nhũng, lục đục tranh chấp phe phái..để VN lệ thuộc hoàn toàn vào TQ, làm khu đệm, làm phên dậu cho an ninh của TQ, làm chư hầu, tay sai cho CS TQ.
Tư tưởng quân sự chính trị "miếng đệm", "khu vực đệm" này của lãnh đạo cộng sản TQ không phải chỉ mới xuất phát từ Mao Trạch Đông, mà có nguồn gốc từ lịch sử TQ.
Đây là tiếp thu của bài học bắt nguồn từ việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng.
Hơn nữa, bản thân Hán tộc là 1 tộc luôn có mưu đồ ăn cướp, xâm lược đất đai của các quốc gia lân cận, nên việc đề phòng bị tấn công là mối lo thường xuyên của họ.
Người TQ luôn sợ hãi những dân tộc kiên cường bất khuất.
Họ chỉ cảm thấy an toàn trong 1 không gian khép kín, có những tường hay những không gian đệm bọc quanh.
Vì vậy những ảo tưởng kiểu Nguyễn Phú Trọng về "tầm cao quan hệ" hay kiểu Nguyễn Chí Vịnh : TQ không có nhu cầu lãnh thổ với VN,... là những ảo tưởng của loài thú vật không có trí khôn, loài đà điểu trên sa mạc, chui đầu vào cát để không nhìn thấy con sư tử TQ đang ngoạm mồm bành trướng muốn nuốt chửng rừng biên giới, biển đảo, HS, TS ...mà thôi.
Không kể đến cuộc thăm TQ một cách khẽ khàng, như lén lút của Tô Huy Rứa từ 14/2 đến 18/2 năm nay, không kể đến sự bình yên đáng ngờ vực mà TQ dành cho VN thời kỳ gay cấn kiểm điểm của BCT ĐCS VN, trong khi cùng thời gian này, TQ gây sự với Philippines, với Nhật Bản...thì kết quả mà người dân VN bình thường đều thấy rõ là sự việc đàn áp phong trào dân chủ của ĐCS VN qua Văn bản 7169 của Văn phòng Thủ tướng và những bản án nặng nề cho 2 Bloggers Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần.
Bản án 12 năm cho Blogger Điếu Cầy, là trả lời rõ ràng nhất về bản chất " ác với dân" của ĐCS VN.
Đây chính là mong muốn của TQ.
Ngày 20/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Quảng Tây gặp Tập Cận Bình.
Ngày 1/10 Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong khai mạc Hội nghị 6 "Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể" trong hội nghị lần này.
Có phải chăng, TQ đã dàn xếp hòa hoãn cho cả 2 phe?
4. Bây giờ ta trở lại câu hỏi: Điều gì đã dẫn đến việc triệu tập một cách vội vã, bất thường hội nghị T.Ư lần thứ 6 hôm 1/10/2012 ?
Việc triệu tập 1 cách khẩn cấp, vội vã hội nghị T.Ư lần 6 đã tạo nên không khí bất an.
Rõ ràng Chỉnh Đảng đang ở giai đoạn có tính khẩn cấp.
Theo dõi diễn biến tình hình chính trị VN, ta thấy có một số sự kiện đáng được chú ý như sau:
- Thủ tướng tiếp xúc với Tập Cận Bình ngày 20/9/2012. Hai bên đã thảo luận những gì?
- Tuần qua, trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 tháng 9, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay. Ai đứng sau vị Thiếu tướng này?
- CT nước và TBT đang nã pháo vào Ngân hàng nhà nước VN do Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều hành. Thành công của Mao trong Cách mạng văn hóa là nhờ vào Thống đốc ngân hàng TQ, người chỉ đạo cung cấp tiền mặt duy trì hoạt động của các đội cách mạng văn hóa khắp TQ.
Có phải chăng triệu tập khẩn cấp các ủy viên T.Ư đảng vào 1 cuộc họp là đề phòng 1 cuộc đảo chính do quân đội chủ trương?
Khi đã ở vào thế đối đầu sống-chết của 2 phe Đảng-Nhà nước và Chính phủ, thì tình huống nào cũng phải được xem xét, không thể coi thường được.
Kết luận.
Trong bài "Chỉnh đảng - Âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng, TQ" xuất bản trên Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt...3/3/2012, tôi đã nêu 1 cảnh báo có nội dung : "Chính đảng là sự sắp xếp lại hàng ngũ ĐCS VN nhằm đưa các phần tử thân TQ lên các vị trí then chốt trong chính phủ, nhà nước VN, ĐCS VN, nhằm đảm bảo cho cuộc chiến dành ảnh hưởng tại Châu Á của TQ với Hoa Kỳ có được hậu thuẫn từ VN, nhằm làm cho VN luôn yếu bởi các tài nguyên khoáng sản của Biển Đông sẽ lọt hoàn toàn vào tay TQ, nhằm tăng cường an ninh cho TQ từ phía Biển Đông..." hôm nay cảnh báo này đang dần dần biến thành hiện thực.
Theo GS Carlyle Thayer, tại Hội nghị T.Ư 6 này "Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ kỷ luật một số thành viên. Trong những tháng qua, đã có việc một số ủy viên bị sắp xếp lại vị trí."/ BBC/.
Về vị trí của Thủ tướng, do tính bất ngờ, vội vã của cuộc họp T.Ư lần này, thì điều gì cũng có thể xẩy ra đối với ông Dũng.
Nhưng có 1 điều chắc chắn là: ngày nay, các ủy viên T.Ư ĐCS VN tin vào đồng tiền hơn là tin vào lý tưởng của đảng.
Nguyễn Nghĩa 650
danlambaovn.blogspot.com

Filed under: