28. [1858 - 1945] Nhà Nguyễn phần 2: đế quốc Pháp
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtTừ năm 1803, các nước tây phương đả bắt đầu sai sứ sang Việt Nam và xin cho mở cửa thông thương, nhưng đều bị các vua Nguyễn khước từ. Nhất là dưới thời Minh Mạng đạo Chúa bị nghiêm cấm,các tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Dưới thời vua Tự Đức, nước ta dùng chính sách bế quan tỏa cảng, không chịu giao tiếp với nước ngoài nên mất đi nhiều cơ hội quý báu mở cửa học hỏi, giao thương và đưa đất nước ta từ chỗ ngu muội, lạc hậu lên hàng phát triển, cường thịnh như là nước Nhật.. Cũng chính vì vậy đế quốc Pháp với có cớ xâm lăng Việt Nam.
Năm 1859, Pháp đem tàu chiến tấn công Đà Nẵng rồi đánh chiếm thành Gia Định.
Ðến năm 1862 thì quân Pháp đã chiếm luôn Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình mới chịu phái hai ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Tiếp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1862).
Trong bản hoà ước ấy (12 khoãn) có những khoãn như sau :
-Nước Việt Nam phải để cho giáo sĩ Thiên Chúa GiáoBản đồ Đông Dương năm 1886 nước Pháp và nước Y-Pha-Nho được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo.
-Nước Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp tỉnh Biên Hoà, tỉnh Gia Ðịnh và tỉnh Ðịnh Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mékong (Cửu Long).
Vua Tự Ðức bắt buộc phải nhường 3 tỉnh Nam kỳ cho Pháp nhưng trong bụng vẫn muốn lấy lại vì là đất khai nghiệp của nhà Nguyễn nên đã phái ông Phan Thanh Giản, ông Phạm phú Thứ và ông Ngụy Khắc Ðản đem phẩm vật sang nước Pháp và nước Y-Pha-Nho để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Nam, nhưng đều bị vua Pháp khước từ.
Năm Giáp Thân (1884) Tàu và Pháp ký hoà ước Fournier trong đó chấp nhận là Pháp bảo hộ nước Việt Nam.
Thế chiến II bùng nổ, Nhật Bản mang quân vào đánh chiếm Đông Dương. Ngày 9/3/1945, Nhật lật đổ Pháp, dựng lên chính quyền do Trần Trọng Kim làm thủ tướng thay thế cho Nội các Phạm Quỳnh tại Huế. Nhưng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại được 4 tháng.
Sau đệ nhị thế chiến, Pháp trở lại Ðông DươngVua Bảo Ðại và tìm cách chiếm lại Việt Nam. Năm 1946,
cựu hoàng Bảo Ðại lưu vong bên Hồng Kông. Năm 1948, Pháp thấy không xong nên tìm cách đưa cựu hoàng Bảo Ðại về lập chánh phủ để có "chánh nghĩa", cựu hoàng Bảo Ðại đòi Pháp phải xác nhập 3 kỳ (thống nhất) và cho Việt Nam độc lập, Pháp tỏ vẻ chịu nhượng bộ và ký với cựu hoàng Bảo Ðại hiệp ước Hạ-Long ngày 5-6-1948 (với ông Cao ủy Emile Bollaert), bầu cựu hoàng làm Quốc Trưởng nhưng trong hiệp định lại đòi điều khiển quân đội, tài chánh và ngoại giao! cựu hoàng Bảo Ðại không hài lòng nên giận bỏ sang Pháp (nhưng vẫn điều hành từ xa).
Tới năm 1954, sau hội nghị Genève chia đôi nước Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17, cựu hoàng Bảo Ðại mời ông Ngô Ðình Diệm làm Thủ Tướng ở Sàigòn, cuối năm 1955 các viên chức Hoa Kỳ ở Sàigòn giúp ông Ngô Ðình Diệm tổ chức một cuộc "trưng cầu dân ý" để lật đổ cựu hoàng Bảo Ðại và tôn ông Diệm lên làm Tổng Thống.
Hoàng Đế Bảo Đại là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn và thời phong kiến ở Việt Nam. Ông mất tại Paris tháng 7 năm 1997.