Trung Quốc cám ơn ĐGH Phanxicô vì lời kêu gọi hòa bình ở Syria
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtBắc Kinh, 2/9/2013, AsiaNews - Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hòa bình ở Syria "là khôn ngoan và đúng sự thật, và người Trung Quốc chúng tôi ủng hộ ngài. Chúng tôi không muốn thấy xung đột thêm ở Trung Đông nữa, chúng tôi phản đối bất kỳ cuộc tấn công nào từ Hoa Kỳ chống lại chính quyền Damascus. Như Đức Thánh Cha nói, chiến tranh chỉ đem lại chiến tranh, bạo lực chỉ tăng thêm bạo lực. Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, cám ơn ngài vì những lời này."
Trên đây là suy nghĩ của hai quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc, xin giữ kín danh tính, nói với AsiaNews về lời thỉnh cầu của ĐGH Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1-9 và nói chung về hình ảnh của vị tân Giáo hoàng.
Hai quan chức đề cập đến mối các quan hệ giữa văn hoá và tôn giáo ở Trung Quốc: "Chính phủ Trung Quốc" - họ giải thích - "không quen thuộc với Đức tân Giáo hoàng nhưng biết ơn ngài về nhiều điều, từ sự đơn sơ của ngài đến các bài huấn dụ của ngài với thế giới Kitô giáo. Thậm chí bạn có thể so sánh Đức Phanxicô với tân Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, người đã mang lại một số thay đổi tốt cho đất nước. Thậm chí ông Tập là người đơn giản và thân thiện, ông ta muốn lợi ích chung cho người dân của mình, giống như Đức Giáo hoàng."
Người dân Trung Quốc "đã thấy ĐGH Phanxicô trên truyền hình và Internet. Thật rõ ràng với tất cả mọi người, ngài là một vị Giáo hoàng thật tuyệt vời, một 'người cha tốt', mặc dù chúng tôi vẫn đang cố gắng để biết ngài nhiều hơn. Niềm hy vọng chân thành của chúng tôi là có thể có một sự cải thiện trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Giáo Hội hoàn vũ để Bắc Kinh và Vatican có thể đến gần hơn trong tương lai. Chúng tôi yêu mến vị Giáo hoàng này, tuy cho đến nay ngài chưa nói chuyện một cách cởi mở về tình hình của Trung Quốc".
Mặt khác, họ nói tiếp: "Sau sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, đất nước chúng tôi cần phải cải thiện mối quan hệ với các tôn giáo khác, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Với người Hồi giáo Tân Cương và với các Phật tử Tây Tạng, mối quan hệ của chúng tôi đã phức tạp do chính trị, chúng tôi sợ rằng họ muốn chia rẽ đất nước. Thay vào đó, chúng tôi biết Giáo Hội không tìm kiếm, không mang đến sự chia rẽ và chiến tranh, nhưng mang lại hoà bình và thanh thản."
Liên quan đến Đức TGM Pietro Parolin, tân Quốc vụ khanh của Vatican, họ nói: "Chúng tôi không biết rõ ngài, nhưng chúng tôi biết ngài đã dành rất nhiều thời gian thúc đẩy mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam. Và không lâu sau khi có sự tham gia của ngài, hai quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi không tin Bắc Kinh sẽ theo bước chân Hà Nội về vấn đề này, nhưng tất nhiên là có ý muốn tiến lên phía trước."
Trên đây là suy nghĩ của hai quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc, xin giữ kín danh tính, nói với AsiaNews về lời thỉnh cầu của ĐGH Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1-9 và nói chung về hình ảnh của vị tân Giáo hoàng.
Hai quan chức đề cập đến mối các quan hệ giữa văn hoá và tôn giáo ở Trung Quốc: "Chính phủ Trung Quốc" - họ giải thích - "không quen thuộc với Đức tân Giáo hoàng nhưng biết ơn ngài về nhiều điều, từ sự đơn sơ của ngài đến các bài huấn dụ của ngài với thế giới Kitô giáo. Thậm chí bạn có thể so sánh Đức Phanxicô với tân Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, người đã mang lại một số thay đổi tốt cho đất nước. Thậm chí ông Tập là người đơn giản và thân thiện, ông ta muốn lợi ích chung cho người dân của mình, giống như Đức Giáo hoàng."
Người dân Trung Quốc "đã thấy ĐGH Phanxicô trên truyền hình và Internet. Thật rõ ràng với tất cả mọi người, ngài là một vị Giáo hoàng thật tuyệt vời, một 'người cha tốt', mặc dù chúng tôi vẫn đang cố gắng để biết ngài nhiều hơn. Niềm hy vọng chân thành của chúng tôi là có thể có một sự cải thiện trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Giáo Hội hoàn vũ để Bắc Kinh và Vatican có thể đến gần hơn trong tương lai. Chúng tôi yêu mến vị Giáo hoàng này, tuy cho đến nay ngài chưa nói chuyện một cách cởi mở về tình hình của Trung Quốc".
Mặt khác, họ nói tiếp: "Sau sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, đất nước chúng tôi cần phải cải thiện mối quan hệ với các tôn giáo khác, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Với người Hồi giáo Tân Cương và với các Phật tử Tây Tạng, mối quan hệ của chúng tôi đã phức tạp do chính trị, chúng tôi sợ rằng họ muốn chia rẽ đất nước. Thay vào đó, chúng tôi biết Giáo Hội không tìm kiếm, không mang đến sự chia rẽ và chiến tranh, nhưng mang lại hoà bình và thanh thản."
Liên quan đến Đức TGM Pietro Parolin, tân Quốc vụ khanh của Vatican, họ nói: "Chúng tôi không biết rõ ngài, nhưng chúng tôi biết ngài đã dành rất nhiều thời gian thúc đẩy mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam. Và không lâu sau khi có sự tham gia của ngài, hai quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi không tin Bắc Kinh sẽ theo bước chân Hà Nội về vấn đề này, nhưng tất nhiên là có ý muốn tiến lên phía trước."
Hùng Nguyễn