Nông Dân VN Ngày Càng Nghèo Khổ
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtViệt Nam là nước sản xuất gạo hạng nhì thế giới, có lúc lên hạng nhứt, hơn Thái Lan. Thế nhưng nông dân VN ngày càng nghèo càng khổ. Thật là một nghịch lý, nhưng đó là một sư thật như hai với hai là bốn. Một sự thật mà chính Đảng Nhà Nước CSVN cũng phải thừa nhận.
Sau đây là những con số nói lên số phận hẩm hiu, nghèo khổ, đau buồn của nông dân VN trong thời CS qua kết quả nghiên cứu do Viện Chính Sách Và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn (IPSARD) của Đảng Nhà Nước CSVN tổ chức thực hiện từ năm 2006 theo chu kỳ 2 năm một lần tại 12 tỉnh ở cả 3 miền, với 3.000 hộ gia đình tham gia.
Nông dân chiếm 70% dân số VN. Nhưng 50% các gia đình nông dân phải vay trung bình 50 triệu đồng, tương đương 2.500 Mỹ kim một năm, phần lớn từ anh em, chòm xóm để sống còn và làm ăn vì nông dân càng làm càng lổ theo nhận định nhiều lần của Cựu Giáo sư Đại Học Cần Thơ của VN Cộng Hoà chuyên về nông nghiệp còn ở lại VN sau 30-4- 75, được CSVN "lưu dung" cho tiếp tục làm việc.
Chỉ có 13% các gia đình nông dân có thể vay tiền của Ngân Hàng Phát Triễn Nông Nghiệp. VN không có chính sách tài trợ nông nghiệp để người dân tiêu thụ mua nông phẩm với giá rẻ và không bị thuế như ở Mỹ.
Trong tổng số dân nghèo nhứt nước, nông dân chiếm 83% theo Tổng Cục Thống Kê của Nhà Nước VNCS.
Về diện tích đất nông nghiệp ngày càng teo lại vì bị qui hoạch làm sân golf, mặt bằng công nghiệp, và dân số tăng nên "bình quân mỗi hộ dân chỉ còn (trung bình) 7.000m² đất sản xuất và rất manh mún, khi bình quân mỗi hộ có đến gần năm mảnh ruộng...".
Trong chiến tranh gồm thâu cả nước, CS Hà nội luôn hô hào liên minh công nông, là lực lượng nổng cốt do Đảng CS lãnh đạo thực hiện cái gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng thời CS thống trị VN và ngay khi CS Hà nội gọi là đổi mới kinh tế sang kinh tế thị trường nông dân lại càng bị Đảng Nhà Nước CS bóc lột còn hơn thời tư bản hoang dã mà Marx đã than nghèo kể khổ để kích động lực lượng này làm cách mạng vô sản theo chủ nghĩa CS. Gần một phần tư thế kỷ CS Hà nội gọi là "chuyển hệ tư duy, đổi mới kinh tế" sang "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nông dân VN càng khổ hơn, có làm mà chẳng có ăn, càng làm càng lổ, càng chết, con em thất học. Miền Tây vựa lúa của cả nước, trẻ em bỏ học vì nghèo, tỷ lệ cao nhứt nước.
Việt Nam nước xuất cảng gạo hàng thứ nhì trên thế giới mà người làm ra hột gạo xuất cảng lại là người càng làm càng lổ. Quốc doanh kiếm lời vô cớ trên mồ hôi của nông dân. Quốc doanh độc quyền nâng giá "vật tư nông nghiệp" và kềm giá mua gạo xuất cảng để kiếm lời nhiều làm giàu cho cán bộ, đảng viên và Đảng Nhà Nước CSVN.
Nông dân VN trở thành dân oan". Nông dân khiếu kiện liên tục. Dân oan trở thành phong trào, lương dân và tôn giáo từ bắc chí nam. Do chính sách của Đảng Nhà Nước qui hoạch trả rẻ mạc cho dân như giựt nhà đất của dân và cán bộ đảng viên lợi dụng, thao túng bán lại giá cao gấp mấy chục lần.
CS Hà Nội bối rối, thụ động và mất sáng kiến trong đối phó. Đảng Nhà Nước quyết giành quyền sở hữu ruộng đất, dưới danh từ giả đạo đức, đất đai là tài sản của toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu chủ quản lý. Người dân chỉ có quyền sử dụng thôi.
CS cho đến bây giờ nhứt quyết không trả lại quyền sở hữu đất đai lại cho người dân. Quốc Hội Đảng cử dân bầu của CS đã tỏ rõ ý đồ trong dự luật đất đai. Nông dân vì thế càng ngày càng cùng khổ.
Con kiến mà dày xéo cũng phải cắn người. Phong trào Dân Oan ở hai chế độ CS VN và Trung Quốc có tăng chớ không có giảm. Nếu CS không trả quyền sỡ hữu lại cho người dân thì sớm muộn gì người dân cũng phải đứng lên đòi lại quyền sở hữu của mình. Nhứt là trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện tại và trong thời gian dân số tăng gia, đất đai trở nên quí hiếm, thì cơn bão đấu tranh của dân oan khó tránh được. Nhẹ nhứt là người dân và tôn giáo khiếu kiện, tọa kháng, biểu tình. Mạnh là dùng những gì người dân có thể kiếm được, chế ra được để đòi lại, để bảo vệ quyền lợi chánh đáng để chống cưỡng chế, chống trưng thu như Anh Đòan văn Vươn đã làm ở Tiên Lãng.
Nếu Đảng Nhà Nước ở địa phương hay trung ương dùng lực lượng võ trang hay bán quân sự như quân đội, dân phòng, công an, cảnh sát và du côn, du đãng, xã hội đen trấn áp, thì bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực, tạo cơ hội cho người dân vùng lên thành phong trào quần chúng vùng lên lật đổ nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng như ở Tunisia, Ai cập, Libya.
Cựu Tổng bí Thứ Lê đức Anh, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và nhiều giới chức khác của cơ quan đòan thể ngọai vi của Đảng CS như Mặt Trận Tổ Quốc cũng sợ áp lực của công luận. Họ hóa giải bằng cách đổ tội cho địa phương, khu trú hóa phong trào để tránh tội cho Đảng Nhà Nước CSVN. Như Ô Hồ đã biện bạch thảm kịch hàng ngàn đảng viên CS, hàng trăm ngàn người dân Việt bị đấu tố, giết chóc trong Cải Cách Ruộng Đất là do sai lầm, lỗi của cán bộ đảng viên chớ Đảng không sai lầm.
Nhưng người dân Việt bây giờ đây không nghe CS nói nữa, mà chỉ thấy CS càng ngày càng cướp đất của dân, bám quyền sở hữu đất đai đã cướp đoạt của người dân. Không một đảng cầm quyền nào, không một nhà nước nào có quyền bắt dân phải tuân hành những điều vô đạo lý, vô công lý như Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã, đang làm. CS Hà nội ra Luật Đất đai 2003 bắt buộc dân phải tuân hành rằng đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng Nhà Nước là đại diện sở hữu chủ. CS lại giành lấy quyền sở hữu đất đai, ao hồ của người dân.
Tức nước phải bể bờ, người nông dân muốn hết nghèo khổ, hết càng làm càng lổ như từ khi CS cướp được chánh quyền và quyền sở hữu đất đai, người dân chỉ còn có một cách – đó là lật đổ chế độ đó thôi./.(Vi Anh)