Cuộc nổi dậy lần thứ hai của nhân dân Ai Cập
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtPhỏng vấn ông Wael Farouq, Giáo sư tiếng Ảrập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của Đại học Mỹ tại thủ đô Cairo
Tối ngày mồng 3-7-2013, quân đội Ai Cập đã truất phế Tổng thống Mohammed Morsi, lên nắm quyền và quản thúc toàn bộ các thành phần nội các. Lý do là vì tối hậu thư 48 giờ đồng hồ do quân đội đưa ra đã kết thúc, mà Tổng thống Morsi, chính quyền và đảng các anh em Hồi giáo đã không đưa ra được một giải pháp nào đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu người dân Ai Cập liên tục biểu tình trong nhiều ngày qua tại quảng trường Takhrir.
Cuộc cách mạng thứ hai của nhân dân Ai Cập đã đem lại chiến thắng, sau cuộc cuộc nổi loạn thứ nhất lật đổ được chế độ độc tài của Tổng thống Hosni Mubarak trong Mùa Xuân Ảrập hồi năm 2011. Bốn ngày xuống đường biểu tình và các cuộc xung đột giữa các nhóm đòi thay đổi và các nhóm phò Tổng thống Morsi và đảng các anh em Hồi giáo đã khiến cho 39 người chết và hơn 600 người bị thương. Các nhóm phò tổng thống tổ chức biểu tình tại Alessandria, Port Said và các thành phố nhỏ khác, trong khi thủ đô Cairo, đặc biệt là quảng trường Takhrir thuộc lực lượng đa số yêu cầu Tổng thống Morsi từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Từ Đền thờ Al-Azhar giới lãnh đạo Hồi giáo cảnh báo nguy cơ của một cuộc nội chiến. Tình hình căng thẳng đến độ chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho ông đại sứ và các nhân viên đại sứ quán rời khỏi Cairo.
Đức cha Johannes Zakaria, Giám mục Giáo phận Công giáo Luxor, đã mời gọi tín hữu tiếp tục cầu nguyện để đừng xảy ra các vụ bạo lực đổ máu mới, và để các giới hữu trách tìm ra giải pháp cho cuộc cách mạng mới này. Về phía mình, Đức Thượng phụ Chính thống Ai Cập Tawadros II bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các thành phần tranh đấu cho dân chủ và các quyền con người do Phong trào Nổi loạn Tamarod khởi xướng và quy tụ hàng triệu người Ai Cập xuống đường biểu tình tại quảng trường Takhrir để yêu cầu Tổng thống Morsi từ chức.
Đức Thượng phụ viết trên Twitter: "Thật tuyệt diệu khi thấy nhân dân Ai Cập giành lại cuộc Cách mạng một cách hoà bình như vậy, vì cuộc Cách mạng đó đã bị cướp mất khỏi tay họ, khi nó đã được phát động bởi ý tưởng của một cuộc nổi loạn và của người trẻ." Trước đó, Đức Thượng phụ Tawadros II bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ba thực tại lớn lao của Ai Cập: đó là nhân dân, quân đội và giới trẻ và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện. Đức Thượng phụ viết: "Ngày nay, đất nước cần đến mọi người dân Ai Cập. Chúng ta phải suy tư, thảo luận và diễn tả ước muốn cho quê hương mà không bạo lực và đổ máu. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Ai Cập!"
Ông Mohammed Morsi đã được bầu làm Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6-2012. Nhưng ngay sau khi nhậm chức, ông đã tìm cách thâu tóm mọi quyền hành trong tay, bằng cách thành lập một Hội đồng Bộ trưởng nhưng lại không có bộ trưởng quốc phòng. Ngoài ra, ông còn công bố sắc lệnh tự cho phép mình nắm trọn quyền lập pháp trong tay. Tổng thống Morsi cũng truất quyền Tướng Mohammed Hussein Tantawi, chỉ huy trưởng quân đội Ai Cập, và chỉ định ông Abdel Fatah Al-Sissi, Giám đốc Tình báo Quân đội, thay thế. Tướng Sami Anan, chỉ huy trưởng Hội đồng Quốc phòng Tối cao, cũng bị thay thế bằng Tướng Sidki Sobhi. Theo vài nguồn tin thông thạo, sở dĩ Tổng thống Morsi đã đưa ra các thay đổi này vì ông sợ các tướng lĩnh nói trên có thể đảo chính.
Và điều ông lo sợ đã xảy ra. Tin tức mới nhất cho biết ông Morsi đã bị quân đội bắt giữ và giam tại trụ sở của Lực lượng Bảo vệ Cộng hoà có binh sĩ canh giữ. Nhật báo Al Ahram cho biết các lực lượng an ninh chuẩn bị giải tán các đoàn biểu tình phò chính quyền Morsi. Trong khi hãng thông tấn Mena tiết lộ là các lực lượng cảnh sát đang truy lùng và bắt giữ các lãnh tụ của đảng các Anh em Hồi giáo, vì tội xúi giục bạo lực, phá rối hoà bình và an ninh quốc gia.
Tướng Abdel Fatah Al Sissi, Bộ trưởng Quốc phòng, đã lên đài truyền hình loan báo cho toàn dân Ai Cập biết Hiến pháp bị ngưng, sẽ có một chính quyền kỹ thuật và sau đó là các cuộc bầu cử mới. Hơn 1 triệu người hiện diện tại quảng trường Takhrir đã reo mừng, đốt pháo hoa và nhảy múa trước lời tuyên bố này của Tướng Al Sissi. Ông cho biết mặc dù lực lượng quân đội đã nỗ lực đẩy mạnh cuộc đối thoại và giảm bớt căng thẳng, nhưng Tổng thống Mohammed Morsi đã không đáp ứng các yêu cầu của nhân dân. Ông Adli Mansour, Chủ tịch Toà Bảo hiến, được chỉ định làm quốc trưởng tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính quyền chuyển tiếp do một tướng lĩnh và một hội đồng gồm 3 thành viên lãnh đạo.
Tuy thất thế nhưng đảng các Anh em Hồi giáo tuyên bố tiếp tục đấu tranh hoà hoãn và không chấp nhận "cuộc đảo chính" của quân đội. Trong một cuộc họp báo, ông Mahmud Badr, phát ngôn viên của phong trào Nổi loạn Tamarod, tuyên bố: "Giờ chiến thăng đã tới. Chúng tôi sẽ nói với nhân dân Ai Cập xuống đường biểu tình trong mọi quảng trường, và chúng tôi sẽ tuần hành đến trụ sở của Lực lượng Bảo vệ Cộng hoà yêu cầu bắt giữ ông Morsi. Quân đội sẽ không đảo chính. Đây là cuộc đảo chánh của nhân dân chống lại một kẻ độc tài."
Trong các ngày vừa qua, trên toàn nước Ai Cập đã có 14 triệu người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Morsi và đảng Anh em Hồi giáo đã cướp công cách mạng của toàn dân, và mưu toan đưa Ai Cập trở lại chế độ độc tài Hồi giáo cuồng tín. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, và bà Catherine Ashton, đại diện Phân bộ Ngoại vụ của Liên hiệp Âu châu, đã bày tỏ âu lo trước tình hình căng thẳng tại Ai Cập. Bà Ashton nói xung đột không thể là một giải pháp, cần phải có đối thoại để tìm ra giải pháp chính trị. Bà kêu gọi các phe liên hệ hoà hoãn và tránh mọi bạo lực. Bà cũng tố cáo các vụ hãm hiếp bạo hành phụ nữ để họ sợ hãi ở nhà không dám đi biểu tình.
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn ông Wael Farouq giáo sư tiếng Ảrập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của Đại học Mỹ tại thủ đô Cairo, về cuộc nổi dậy lần thứ hai này của nhân dân Ai Cập.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về hàng triệu người tái biểu tình tại Takhrir, quảng trưởng chính của thủ đô Cairo trong các ngày qua?
Đáp: Chúng tôi không định nghĩa những người xuống đường biểu tình là những người chống đối, đi theo ông Baradei hay ông Sabbahi, là hai đối thủ của ông Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Những người biểu tình, đặc biệt là giới trẻ, họ không thuộc đảng phái hay ý thức hệ nào cả. Họ chỉ đơn sơ yêu cầu có các cuộc bầu cử để chọn một tân tổng thống. Và chính nhờ họ mà các mục đích ban đầu của cuộc cách mạng năm 2011 xem ra gần hơn.
Hỏi: Giáo sư có thể nhắc lại các mục đích đó không?
Đáp: Một xã hội tin tưởng nơi các giá trị nhân bản và công lý và tôn trọng các quyền con người. Các công dân Ai Cập đã xuống đường biểu tình xác tín là có thể tạo ra một sự thay đổi trong hướng đó với sức mạnh của quyền lợi.
Hỏi: Giới trẻ cũng đã xác tín như thế hồi tháng 1-2011 trước khi trông thấy cuộc cách mạng bị "tịch thu" bởi đảng các "Anh em Hồi giáo", có đúng thế không, thưa giáo sư?
Đáp: Việc "tịch thu" ấy, trong một nghĩa nào đó, đã là một "phước lành". Bởi vì trong một năm qua nhân dân Ai Cập đã có thể hiểu rằng các Anh em Hồi giáo chỉ là những kẻ buôn bán niềm tin. Năm vừa qua đã quét sạch mọi nghi ngờ đối với các chương trình chinh phục quyền bính của họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, các người biểu tình nhấn mạnh trên tính cách hoà bình của cuộc phản đối, nhưng các trụ sở của đảng Anh em Hồi giáo đã bị tấn công và đốt phá. Giáo sư nghĩ sao? Đáp: Chắc chắn đó là công việc của các kẻ tội phạm và cướp bóc. Trong cuộc nổi dậy hồi năm 2011 tôi đã bất ngờ chứng kiến vụ tấn công trụ sở đảng quốc gia của ông Mubarak. Khi tôi phiền trách các kẻ tấn công, một người đã nói với tôi rằng họ làm thế để vượt thắng cái đói.
Hỏi: Người ta cho rằng điểm yếu kém của các người biểu tình là sự vắng bóng của một ủy ban lãnh đạo. Thế ai đã huy động tất cả từng ấy dân chúng xuống đường biểu tình?
Đáp: Có lẽ thiếu người lãnh đạo và tài chính, nhưng các tư tưởng thì rõ ràng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến tại Ai Cập một trào lưu nhân dân muốn thay đổi quyền bính không có quyền bính. Xem ra có thể là một ảo tưởng thơ mộng, nhưng nó là sự thật đơn thuần. Hàng triệu người đã đạp đổ bức tường của sự sợ hãi, bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện của ông Mahmoud Badr, người thành lập phong trào "Nổi loạn Tamarod", để chỉ yêu cầu có một điều duy nhất: sự từ nhiệm của Tổng thống Morsi và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Hỏi: Tại sao lại nhấn mạnh sự từ chức của ông Morsi như vậy, vì nói cho cùng thì ông Morsi là một tổng thống đã được bầu lên, và đại diện cho một lực lượng chính trị không phải là không quan trọng tại Ai Cập?
Đáp: Nói rằng các Anh em Hồi giáo là một lực lượng chính trị tại Ai Cập chỉ là một truyền thuyết mà cả nửa thế giới đã tin, bắt đầu từ người Mỹ. Ông Morsi phải ra đi, bởi vì ông đã bẻ gãy lời thề và tất cả các hứa hẹn với nhân dân trong cuộc tranh cử. Thế rồi, người ta cũng đã biết là không phải ông Morsi điều khiển các công việc của quốc gia, nhưng là ban lãnh đạo của các Anh em Hồi giáo.
(Avvenire 2-7-2013)
Cuộc cách mạng thứ hai của nhân dân Ai Cập đã đem lại chiến thắng, sau cuộc cuộc nổi loạn thứ nhất lật đổ được chế độ độc tài của Tổng thống Hosni Mubarak trong Mùa Xuân Ảrập hồi năm 2011. Bốn ngày xuống đường biểu tình và các cuộc xung đột giữa các nhóm đòi thay đổi và các nhóm phò Tổng thống Morsi và đảng các anh em Hồi giáo đã khiến cho 39 người chết và hơn 600 người bị thương. Các nhóm phò tổng thống tổ chức biểu tình tại Alessandria, Port Said và các thành phố nhỏ khác, trong khi thủ đô Cairo, đặc biệt là quảng trường Takhrir thuộc lực lượng đa số yêu cầu Tổng thống Morsi từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Từ Đền thờ Al-Azhar giới lãnh đạo Hồi giáo cảnh báo nguy cơ của một cuộc nội chiến. Tình hình căng thẳng đến độ chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho ông đại sứ và các nhân viên đại sứ quán rời khỏi Cairo.
Đức cha Johannes Zakaria, Giám mục Giáo phận Công giáo Luxor, đã mời gọi tín hữu tiếp tục cầu nguyện để đừng xảy ra các vụ bạo lực đổ máu mới, và để các giới hữu trách tìm ra giải pháp cho cuộc cách mạng mới này. Về phía mình, Đức Thượng phụ Chính thống Ai Cập Tawadros II bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các thành phần tranh đấu cho dân chủ và các quyền con người do Phong trào Nổi loạn Tamarod khởi xướng và quy tụ hàng triệu người Ai Cập xuống đường biểu tình tại quảng trường Takhrir để yêu cầu Tổng thống Morsi từ chức.
Đức Thượng phụ viết trên Twitter: "Thật tuyệt diệu khi thấy nhân dân Ai Cập giành lại cuộc Cách mạng một cách hoà bình như vậy, vì cuộc Cách mạng đó đã bị cướp mất khỏi tay họ, khi nó đã được phát động bởi ý tưởng của một cuộc nổi loạn và của người trẻ." Trước đó, Đức Thượng phụ Tawadros II bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ba thực tại lớn lao của Ai Cập: đó là nhân dân, quân đội và giới trẻ và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện. Đức Thượng phụ viết: "Ngày nay, đất nước cần đến mọi người dân Ai Cập. Chúng ta phải suy tư, thảo luận và diễn tả ước muốn cho quê hương mà không bạo lực và đổ máu. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Ai Cập!"
Ông Mohammed Morsi đã được bầu làm Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6-2012. Nhưng ngay sau khi nhậm chức, ông đã tìm cách thâu tóm mọi quyền hành trong tay, bằng cách thành lập một Hội đồng Bộ trưởng nhưng lại không có bộ trưởng quốc phòng. Ngoài ra, ông còn công bố sắc lệnh tự cho phép mình nắm trọn quyền lập pháp trong tay. Tổng thống Morsi cũng truất quyền Tướng Mohammed Hussein Tantawi, chỉ huy trưởng quân đội Ai Cập, và chỉ định ông Abdel Fatah Al-Sissi, Giám đốc Tình báo Quân đội, thay thế. Tướng Sami Anan, chỉ huy trưởng Hội đồng Quốc phòng Tối cao, cũng bị thay thế bằng Tướng Sidki Sobhi. Theo vài nguồn tin thông thạo, sở dĩ Tổng thống Morsi đã đưa ra các thay đổi này vì ông sợ các tướng lĩnh nói trên có thể đảo chính.
Và điều ông lo sợ đã xảy ra. Tin tức mới nhất cho biết ông Morsi đã bị quân đội bắt giữ và giam tại trụ sở của Lực lượng Bảo vệ Cộng hoà có binh sĩ canh giữ. Nhật báo Al Ahram cho biết các lực lượng an ninh chuẩn bị giải tán các đoàn biểu tình phò chính quyền Morsi. Trong khi hãng thông tấn Mena tiết lộ là các lực lượng cảnh sát đang truy lùng và bắt giữ các lãnh tụ của đảng các Anh em Hồi giáo, vì tội xúi giục bạo lực, phá rối hoà bình và an ninh quốc gia.
Tướng Abdel Fatah Al Sissi, Bộ trưởng Quốc phòng, đã lên đài truyền hình loan báo cho toàn dân Ai Cập biết Hiến pháp bị ngưng, sẽ có một chính quyền kỹ thuật và sau đó là các cuộc bầu cử mới. Hơn 1 triệu người hiện diện tại quảng trường Takhrir đã reo mừng, đốt pháo hoa và nhảy múa trước lời tuyên bố này của Tướng Al Sissi. Ông cho biết mặc dù lực lượng quân đội đã nỗ lực đẩy mạnh cuộc đối thoại và giảm bớt căng thẳng, nhưng Tổng thống Mohammed Morsi đã không đáp ứng các yêu cầu của nhân dân. Ông Adli Mansour, Chủ tịch Toà Bảo hiến, được chỉ định làm quốc trưởng tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính quyền chuyển tiếp do một tướng lĩnh và một hội đồng gồm 3 thành viên lãnh đạo.
Tuy thất thế nhưng đảng các Anh em Hồi giáo tuyên bố tiếp tục đấu tranh hoà hoãn và không chấp nhận "cuộc đảo chính" của quân đội. Trong một cuộc họp báo, ông Mahmud Badr, phát ngôn viên của phong trào Nổi loạn Tamarod, tuyên bố: "Giờ chiến thăng đã tới. Chúng tôi sẽ nói với nhân dân Ai Cập xuống đường biểu tình trong mọi quảng trường, và chúng tôi sẽ tuần hành đến trụ sở của Lực lượng Bảo vệ Cộng hoà yêu cầu bắt giữ ông Morsi. Quân đội sẽ không đảo chính. Đây là cuộc đảo chánh của nhân dân chống lại một kẻ độc tài."
Trong các ngày vừa qua, trên toàn nước Ai Cập đã có 14 triệu người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Morsi và đảng Anh em Hồi giáo đã cướp công cách mạng của toàn dân, và mưu toan đưa Ai Cập trở lại chế độ độc tài Hồi giáo cuồng tín. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, và bà Catherine Ashton, đại diện Phân bộ Ngoại vụ của Liên hiệp Âu châu, đã bày tỏ âu lo trước tình hình căng thẳng tại Ai Cập. Bà Ashton nói xung đột không thể là một giải pháp, cần phải có đối thoại để tìm ra giải pháp chính trị. Bà kêu gọi các phe liên hệ hoà hoãn và tránh mọi bạo lực. Bà cũng tố cáo các vụ hãm hiếp bạo hành phụ nữ để họ sợ hãi ở nhà không dám đi biểu tình.
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn ông Wael Farouq giáo sư tiếng Ảrập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của Đại học Mỹ tại thủ đô Cairo, về cuộc nổi dậy lần thứ hai này của nhân dân Ai Cập.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về hàng triệu người tái biểu tình tại Takhrir, quảng trưởng chính của thủ đô Cairo trong các ngày qua?
Đáp: Chúng tôi không định nghĩa những người xuống đường biểu tình là những người chống đối, đi theo ông Baradei hay ông Sabbahi, là hai đối thủ của ông Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Những người biểu tình, đặc biệt là giới trẻ, họ không thuộc đảng phái hay ý thức hệ nào cả. Họ chỉ đơn sơ yêu cầu có các cuộc bầu cử để chọn một tân tổng thống. Và chính nhờ họ mà các mục đích ban đầu của cuộc cách mạng năm 2011 xem ra gần hơn.
Hỏi: Giáo sư có thể nhắc lại các mục đích đó không?
Đáp: Một xã hội tin tưởng nơi các giá trị nhân bản và công lý và tôn trọng các quyền con người. Các công dân Ai Cập đã xuống đường biểu tình xác tín là có thể tạo ra một sự thay đổi trong hướng đó với sức mạnh của quyền lợi.
Hỏi: Giới trẻ cũng đã xác tín như thế hồi tháng 1-2011 trước khi trông thấy cuộc cách mạng bị "tịch thu" bởi đảng các "Anh em Hồi giáo", có đúng thế không, thưa giáo sư?
Đáp: Việc "tịch thu" ấy, trong một nghĩa nào đó, đã là một "phước lành". Bởi vì trong một năm qua nhân dân Ai Cập đã có thể hiểu rằng các Anh em Hồi giáo chỉ là những kẻ buôn bán niềm tin. Năm vừa qua đã quét sạch mọi nghi ngờ đối với các chương trình chinh phục quyền bính của họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, các người biểu tình nhấn mạnh trên tính cách hoà bình của cuộc phản đối, nhưng các trụ sở của đảng Anh em Hồi giáo đã bị tấn công và đốt phá. Giáo sư nghĩ sao? Đáp: Chắc chắn đó là công việc của các kẻ tội phạm và cướp bóc. Trong cuộc nổi dậy hồi năm 2011 tôi đã bất ngờ chứng kiến vụ tấn công trụ sở đảng quốc gia của ông Mubarak. Khi tôi phiền trách các kẻ tấn công, một người đã nói với tôi rằng họ làm thế để vượt thắng cái đói.
Hỏi: Người ta cho rằng điểm yếu kém của các người biểu tình là sự vắng bóng của một ủy ban lãnh đạo. Thế ai đã huy động tất cả từng ấy dân chúng xuống đường biểu tình?
Đáp: Có lẽ thiếu người lãnh đạo và tài chính, nhưng các tư tưởng thì rõ ràng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến tại Ai Cập một trào lưu nhân dân muốn thay đổi quyền bính không có quyền bính. Xem ra có thể là một ảo tưởng thơ mộng, nhưng nó là sự thật đơn thuần. Hàng triệu người đã đạp đổ bức tường của sự sợ hãi, bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện của ông Mahmoud Badr, người thành lập phong trào "Nổi loạn Tamarod", để chỉ yêu cầu có một điều duy nhất: sự từ nhiệm của Tổng thống Morsi và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Hỏi: Tại sao lại nhấn mạnh sự từ chức của ông Morsi như vậy, vì nói cho cùng thì ông Morsi là một tổng thống đã được bầu lên, và đại diện cho một lực lượng chính trị không phải là không quan trọng tại Ai Cập?
Đáp: Nói rằng các Anh em Hồi giáo là một lực lượng chính trị tại Ai Cập chỉ là một truyền thuyết mà cả nửa thế giới đã tin, bắt đầu từ người Mỹ. Ông Morsi phải ra đi, bởi vì ông đã bẻ gãy lời thề và tất cả các hứa hẹn với nhân dân trong cuộc tranh cử. Thế rồi, người ta cũng đã biết là không phải ông Morsi điều khiển các công việc của quốc gia, nhưng là ban lãnh đạo của các Anh em Hồi giáo.
(Avvenire 2-7-2013)
Linh Tiến Khải
Nguồn: RV