DCCT đón Uyên về trong niềm vui vỡ lở
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtVRNs ( 18.08.2013) – Sài Gòn -
Trước khi phiên tòa Phúc thẩm sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên diễn ra, cư dân mạng đoán xa đoán gần vì kinh nghiệm như bao phiên tòa trước đây là Y ÁN. Niềm vui sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên được tự do khá bất ngờ và dường như không ai lường trước được. Vì khá là bất ngờ nên tôi tạm viết " đón Uyên về trong niềm vui vỡ lở".
Ngay sau khi thoát khỏi lao tù, gia đình sinh viên yêu nước Phương Uyên và những ai quan tâm đến công lý hòa bình, dân chủ tự do đều hân hoan vui mừng gặp nhau tại Phòng Công lý Hòa bình DCCT.
Đồng hành với phiên tòa Phúc thẩm từ sáng đến chiều, đặc biệt là giây phút đoàn chúng tôi cùng thân nhân, bạn hữu của gia đình Phương Uyên rời khu vực phiên tòa dẫn nhau đến trại giam Long An đón về trong niềm vui vỡ òa khôn tả. Gần cả trăm người vui vẻ cười nói, hàng chục người gọi điện thoại báo tin mừng cho nhau trước cổng trại giam. Khi không được phép đi lại tập trung trước cổng trại giam, mọi người ngồi lê lếch bên lề đường, trong quán cốc quên hết bao hết bao mệt nhọc nắng nóng, dù bị khủng bố, đàn áp của lực lượng an ninh suốt cả ngày hôm ấy. Trong khoảnh khắc vô cùng cảm động ấy, có người không kiềm chế cảm xúc và sự vui mừng đến rơi lệ, có người thét lên như muốn hô vang cho toàn dân thiên hạ thấy công lý đã giải thoát dân nghèo vô tội. Tất cả những ai yêu mến và khao khát công bằng, dân chủ, đất nước tự do hòa bình họ gặp đã nhau, họ thương nhau không phân biệt lương giáo, giàu có, sang hèn, tuổi tác, địa vị. Có cụ ông tuổi đã thất thập, không họ hàng thân nghĩa nhưng đồng hành với Phương Uyên suốt cả ngày tại khu vực phiên tòa, biểu tình kêu vang tranh đấu cho ba mẹ của hai sinh viên yêu nước được vào dự phiên tòa, dù bị xua đuổi từ chối cụ vẫn cương quyết đến cùng. Sức người có hạn đến chiều mệt lả vì tuổi cao không cho phép cụ phải trở về Sài Gòn, nhưng khi về gần đến nhà nghe tin điện thoại Phương Uyên được tự do và mọi người đang chờ đón em về với gia đình. Ngay lập tức cụ cho xe quay trở lại trại giam chờ đón Uyên về. Không dừng lại ở đó, cụ còn điều động thêm xe bảy chỗ từ Sài Gòn xuống tháp tùng em và gia đình. Có người mẹ địu con thơ chưa tròn 1 năm tuổi từ Hà Nội vào Sài Gòn trong phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên.
Từ cụ già cho đến em thơ, họ là những người chưa một lần gặp gỡ Phương Uyên sao họ lại yêu quý em đến vậy? Họ yêu em bởi lẽ họ xem em như vì sao sáng bừng lên trong tăm tối. Em là vì sao của công bằng, dân chủ, tự do, bởi khí phách hiên ngang can đảm thể hiện qua những lời em nói trước tòa và chọn lựa cương quyết đến cùng của em trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước. Em đứng lên như hồi chuông báo thức, lay tỉnh một số người trẻ đang sống trong bằng an giả tạo, đang vô tâm vô tình, vô cảm thơ ơ trước bất công, gian dối trước vận mệnh an nguy của biển đảo quốc gia, trước ngoại xâm Trung Cộng đang hăm he dòm ngó.
Nhiều người tìm mua hoa để tặng em nhưng tìm mãi không thấy, có người bảo rằng: sự hiện diện của mỗi người dành cho Uyên lúc này là một bông hoa.
Khi em ra khỏi trại giam cha mẹ và mọi người quấn lấy em, đèn Flash thi nhau chụp sáng cả một góc trời. Đứa em trai bé bỏng tội nghiệp của em tuy mới 6-7 tuổi cầm tay em tiến đến bên vị linh mục ngỏ lời chào thăm cảm ơn dù trước đây em chưa một lần gặp gỡ vị linh mục ấy bao giờ. Không hiểu sao và động lực nào đã khiến em và gia đình quyết định về văn phòng Công lý hòa bình dcct để gặp gỡ chung vui cám ơn mọi người. Khi ý kiến đó vừa nêu lên lập tức mọi người đều nhất trí vỗ tay hò reo vui mừng.
Em bị bắt cóc đưa vào trại giam trong lầm lũi tội nghiệp ròng rã suốt 10 tháng trời, nhưng không ai ngờ ngày em được tự do trở về trong vinh dự hân hoan. Biết bao xe hơi, biết bao lời chúc mừng, biết bao người đón tiếp, biết bao cái ôm hôn thắm thiết…Công an trại giam tròn mắt ngỡ ngàng trước sự kiện này dường như họ vừa vỡ lẽ tuồng sinh thì phải.
Gặp gỡ em trong khoảnh khắc ngắn ngủi em tâm sự: Những lần ra trước phiên tòa, tuy 21 tuổi đời non trẻ nhưng chưa bao giờ em rơi lệ, cho dẫu có những lúc em sợ hãi vì đơn phương độc mã một mình. Có những lúc em thấy họ như những con mãnh hổ. Trong oan ức cô đôn chốn lao tù, đối diện với sự bất bình, thương cha nhớ mẹ có lúc em khóc một mình trong đêm tối. Nhưng hôm nay trong thánh lễ Tạ ơn trước thượng đế, trước quý cha, gia đình và những người chưa một lần gặp gỡ nhưng đã đồng hành, cảm thông nâng đỡ em trong khốn khổ nguy nan khiến em không kìm chế được những dòng lệ.
Bây giờ thì ai cũng có thể hiểu được tại sao em chọn DCCT là nơi để gia đình em có dịp cám ơn mọi người. Thì ra khi em bất ngờ bị lực lượng công an bắt cóc vào trại giam, gia đình em chạy vạy khắp nơi kêu trời cũng không thấu. Thân phận người nghèo, bé mọn bị gạt ra bên lề xã hội không biết tựa nương vào ai. Cha mẹ em chạy từ nam ra bắc, Ninh Thuận vào Sài Gòn, Sài gòn về Long An không biết bao nhiêu mà kể, ngất lên xủi xuống bao lần. Như người chết đuối vớ được phao, những lần đi kêu oan cho em, gia đình em đã được quý cha đồng hành, cảm thông an ủi. Nhờ các phương tiện truyền thông xã hội mà mọi người quan tâm chú ý đến vụ việc của em, và họ đã nhảy vào cuộc viết bài, kêu gọi trả tự do cho em vì em yêu nước, vì em vô tội, vì em dám xả thân cho công bằng, dân chủ tự do. Tôi nhận thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt em khi em nói lời cảm ơn đến cha GT, quý cha quý thầy và mọi người. Khi mẹ em nhắc lại hình ảnh một vị linh mục đi lấy cơm, rót nước đón tiếp chị tại nhà dòng trong những lần đi kêu oan cho con. Mẹ em khóc, nói không nói thành lời khi bắt gặp nơi cha T…hình ảnh vị giáo hoàng thánh thiện, cúi xuống bên người người nghèo, chọn lựa dấn thân với người nghèo, cúi mình hôn chân những bệnh nhân phong hủi.
Có lẽ em sẽ khóc nhiều hơn nữa nếu em chứng kiến quang cảnh ngoài phiên tòa phúc thẩm của em. Một phiên tòa công khai mà lực lượng công an vây kín như ong vỡ tổ. Phiên tòa công khai mà không cho cha mẹ em vào tham dự. Dù cách nhau hàng chục bức tường thì tiếng kêu la gào thét của cha mẹ, người thân và những người quan tâm đến tự do, công bằng dân chủ vẫn vang lên, những tiếng kêu bé bỏng tội nghiệp ấy đã chiến thắng. Em có thấy hình ảnh cha mẹ và em trai bé nhỏ của em ngồi bệch trước đường ngay cổng tòa, những người yêu công bằng, tự do nằm xõng xoài trước và sau bánh xe của công an để phản đối việc không cho cha mẹ em vào dự phiên tòa, tuyên bố em vô tội và hô vang " Phương Uyên vô tội, yêu cầu trả tự do cho em ngay lập tức" hay không?.Em có biết mấy trăm người trong khu phố bé nhỏ bỏ lỡ công việc dang dỡ để chạy ra vì tiếng kêu " trả tự do cho sinh viên yêu nước Phương Uyên" hay không? Em có hay chăng nhờ tiếng kêu gào thảm thương đó mà cả phố ai cũng hiểu bản chất của phiên tòa, cách hành xử của Bộ tư pháp Long An, và em vô tội hay không?
Xung quanh tôi lúc ấy có hàng trăm an ninh, họ theo dõi sát nút, chỉ cần rút máy quay phim hay chụp hình thì họ có thẻ bẽ quặp tay tôi ngay, hoặc áp giải lên xe ngay lập tức. Chính vì lẽ ấy mà tôi chọn giải pháp bất động đứng để quan sát và ghi nhận mọi diễn biến ngoài phiên tòa để hôm nay có dịp ngồi viết lại chia sẻ với em.
Em và gia đình rối rít cám ơn mọi người nhưng thực ra người ta cám ơn em và gia đình em mới phải.
Chúng tôi đón tiếp em và gia đình vì sứ mạng dấn thân chọn lựa mà Chúa đã trao phó cho Nhà dòng chúng tôi. Em biết không, dù có phải lấy " trứng chọi vào đá" trong hành trình dấn thân phục vụ những người bị áp bức bất công, giam cầm tù tội, oan khiên; lên tiếng cho công bằng sự thật, tự do có đau thương mất mát, thiệt thân đến mấy đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn trung thành với những chọn lựa ấy. Đức Giêsu Kitô – Chúa của chúng tôi là Vua của Sự thật và để làm chứng cho công lý sự thật Ngài đã hiến dâng mạng sống mình bằng cái chết trên thập tự.
Em còn ngạc nhiên nữa hay không Phương Uyên? Nay mai trên đường đời, nếu có ai rơi vào tình cảnh đáng thương và tội nghiệp như em thì hãy gõ cửa, chúng tôi sẽ mở cho.
Em đã chiến thắng, hãy tiếp tục can đảm lên nghe em, đừng sợ. Em thấy không cả thế giới đang hướng về em đó.
Vì một nền công lý, hòa bình và dân chủ, xã hội Việt Nam hôm nay đang rất cần những người như em đó Phương Uyên à!
Sinh viên Trần Hữu Đức bị hành hạ trong tù
VRNs (18/8/2013) – Nghệ An - Gia đình sinh viên- tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức cho biết, ngày 16/8/2013 gia đình đã ra trại giam k3 – Phú Sơn 4 (thuộc xã Cổ Lủng- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên) để thực hiện việc thăm nuôi. Gia đình rất đau lòng và hoang mang khi thấy thân hình tiều tụy của Đức. Qua cuộc trò thăm hỏi Đức cho biết, Ban giám thị trại giam k3 Phú Sơn 4, Thái Nguyên đã vô cớ còng tay, còng chân và biệt giam Đức suốt 9 ngày đêm.
Biết được tin này, 4 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại đây gồm sinh viên Hồ Văn Oanh, sinh viên Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Thanh và sinh viên Chu Mạnh Sơn đã cùng nhau tuyệt thực để phản đối việc làm vô lương tâm của trại giam. Trước sự đấu tranh quyết liệt của mọi người, đến ngày 4/9/2013 trại giam này mới tháo gông và trả Đức về buồng giam cũ.
Xét thấy mình đã không làm điều gì sai phạm mà bị đối xử bất công, Đức đã yêu cầu nêu rõ lí do thì các viên cai ngục thông báo miệng là vì Đức đã gửi thư ra bên ngoài. Đây là lí do hết sức vô lí vì trong thời gian qua, Đức cho biết là mình đã không gửi bất cứ một lá thư nào. Hơn nữa, thư từ nếu muốn chuyển từ trong trại giam ra bên ngoài đều bị kiểm duyệt rất chặt chẽ.
Theo nhận định của gia đình thì đây có thể là một cách trả thù ác độc của trại giam k3 Phú Sơn 4, Thái Nguyên. Lí do như tin chúng tôi đã đưa, trong lần thăm gặp ngày 26/7/2013, Đức đã thông báo cho gia đình biết việc mình bị trại giam bắt ép nhận tội; liên tục bắt ăn cơm nguội và rau muống thiu; không cho nhận và gửi thư cho gia đình như pháp luật qui định; các hàng hóa tạp phẩm bán với giá quá cao.
Tệ hại hơn, trại giam này đã dùng 9 tù nhân khác để dàn dựng, vu khống Đức đã vi phạm nội qui của nhà tù. Đây là cách hạ đẳng mà các trại giam đã liên tục sử dụng để hành hạ các tù nhân lương tâm trong suốt thời gian qua.
Gia đình cho biết thêm, họ sẽ làm đơn yêu cầu Tổng cục 8- Bộ Công an làm rõ việc làm mờ ám này của trại giam số 4 Phú Sơn, thái Nguyên.
Xin cũng được nhắc lại, Trần Hữu Đức là một sinh viên đạo đức, chưa đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước. Đức bị gán ghép tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" và bị kết án 39 tháng tù giam cùng với sinh viên Chu Mạnh Sơn và sinh viên Đậu Văn Dương tại Nghệ An Anthony ThienAn
DCCT dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên thoát cảnh oan tù
VRNs (17.08.2013) – Sài Gòn- Được tin Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa Phúc thẩm kết thúc lúc 16h00 ngày 16.08.2013, thật bất ngờ. Hơn một tiếng đồng hồ sau, Phương Uyên được trả tự do, rời khỏi trại giam Long An trong vòng tay yêu thương của gia đình và hàng trăm thân nhân, bạn hữu hò vang reo mừng bằng những tràng pháo tay giòn giã.
Hòa chung trong niềm vui thoát cảnh oan ức tù tội bất công, hôm sau gia đình Nguyễn Phương Uyên đến Dòng Chúa Cứu Thế xin quý cha dâng thánh lễ Tạ ơn.
Mở đầu thánh lễ cha Giuse Đinh Hữu Thoại giới thiệu với cộng đoàn về sự hiện diện của quý cha, quý thầy và tòan thể anh chị em về tham dự thánh lễ. Mọi người chào nhau bằng một tràng pháo tay vang dội. Cha GT chia sẻ lý do dâng thánh lễ, cũng như tâm tình của thánh lễ Tạ ơn hôm nay: "Bao nhiêu năm qua tại DCCT vào mỗi Chúa nhật cuối tháng chúng tôi có thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa bình, cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm không phân biệt lương giáo: blogger Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Nguyên Kha, Lê Quốc Quân. Thánh lễ có sự hiện diện của các anh em ngoài Công giáo, những ai quan tâm đến tự do dân chủ, áp bức bất công, giam cầm tù tội,…. Và hôm nay, chúng tôi dâng thánh lễ này cùng với gia đình Phương Uyên tạ ơn thượng đế, tạ ơn Chúa đã thương cho gia đình đoàn tụ. Cầu nguyện cho Hòa bình Công lý sớm ngự trị trên quê hương đất nước chúng ta."
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí ấm áp gần gũi thân tình và dạt dào cảm xúc. Đặc biệt trong phần chia sẻ Lời Chúa không chỉ có cha GT giảng mà còn may mắn được cha Matthêu Vũ Khởi Phụng và cha Giuse Đinh Hữu Thoại cùng chia sẻ.
Dựa trên đoạn Tin mừng Lc 12, 49-53: "Thầy đến mang lửa vào trần gian, và Thầy ước ao mong ước phải chi lửa ấy bừng lên…" Ngỏ lời với Phương Uyên, cha GT nói: Khi Phương Uyên ở trại giam, con đòi hỏi về công bằng, con muốn làm chứng về công bằng, khi con tuyên bố lập trường đó, người nào không tôn trọng công bằng, sự thật, dân chủ thì người ta kết án con, người ta ghét con, người ta ghét những người yêu chuộng công lý và ngược lại. Chúa đến là Chúa công lý, Chúa của sự công bằng, Chúa của sự thật, khi người ta không tôn trọng, không chấp nhận những điều ấy người ta chống Chúa, người ta kết án Chúa, và bắt đầu có phân rẽ. Ngay trong gia đình, khi người cha không yêu chuộng công bằng, người mẹ đòi sự thật thì ngay lập tức chống lại nhau. Bởi vậy cho nên trong bài đọc 1, ông Giôsuê hỏi dân Chúa xem chọn ai? Chọn Thiên Chúa công bằng sự thật, nhân ái yêu thương. Chọn giàu sang, gian dối, bóc lột chà đạp người khác, hay chọn sự đơn sơ? Ngài đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa. Trong lao tù một mình Phương Uyên con phải một mình chọn lựa, con chọn lựa đứng về công lý sự thật nên mọi người yêu mến con.
Sau thánh lễ Phương Uyên bày tỏ tâm tình: "đối với Phương Uyên không theo một tôn giáo nào cả, nhưng Uyên có duyên với DCCT." Uyên kể lại kỷ niệm nhiều lần đã đến nhà thờ DCCT trong bầu khí yên tĩnh để học bài, và học thuộc rất nhanh. Đứng trong nhà thờ nghe lời dạy của Chúa lời dạy của quý cha về sự thật đó là một động lực lớn, giúp Phương Uyên quên đi bản thân để đấu tranh bảo vệ sự thật bảo vệ lẽ công bằng. Xin Chúa qua các cha, hướng chúng con tìm kiếm sự thật, dang rộng vòng tay tha thứ cho những người gây ra tội ác. Con tin sự thật và công lý luôn luôn chiến thắng. Cám ơn quý cha và mọi người nâng đỡ gia đình trong hoạn nạn nguy khốn; động viên an ủi Phương Uyên suốt hơn 10 tháng qua trong chốn lao tù. Hôm nay Phương Uyên đã được giải thoát, công ơn của quý vị Phương Uyên nguyện ghi nhớ suốt đời.
Kết thúc thánh lễ mọi người hát chung bài ca: "Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la…."