CỦA ĐI THAY NGƯỜI
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtTruyện ngắn của
Ngân Bình
Từ tờ mờ sáng thứ hai mọi người đã sắp hàng dài tại trại Jubilee dọc theo hành lang ở văn phòng cục di dân (immigration office) để họ kiểm soát lại danh sách lần cuối, trước khi được đưa ra phi trường qua Mỹ.
Mặc dù đã có tên trong danh sách nhưng nhiều người vẫn hồi hộp sợ tên mình lọt sổ, ai cũng ngồi im lặng chờ đợi. Hắn là người cuối cùng lên xe trong khi mọi người còn ở lại vây quanh hai chiếc xe bus: kẻ nhắn tin, người gởi đồ, họ chúc tụng nhau như họp chợ 30 Tết. Hắn ngồi trên xe bus, đưa đầu ra cửa sổ, vẫy tay chào mọi người. Vài người bạn thân quen dặn dò:
-Qua Mỹ nhớ viết thư thăm tụi tao nghe! "
Hắn gật đầu:
-Ờ! Tao hứa viết thư, tụi mày ở lại vui vẻ"
Khi tiếng còi xe vang lên thì mọi người mới tản ra, xe từ từ chuyển bánh, một vài người cố gắng chạy theo và đưa tay vẫy chào cho đến khi xe ra khỏi cổng mới thôi.
***
Ngồi trong phòng đợi ở phi trường, họ bàn tán và vạch định đời sống tương lai khi đặt chân đến Hoa Kỳ: nào là lo cho con học thành tài, mua xe hơi, mua nhà, hoặc rán lo cày vài ba công việc để dành tiền lo giúp đỡ người thân nghèo khó còn kẹt lại ở quê nhà.v.v…. cho đến khi loa phóng thanh báo đến giờ lên máy bay thì họ lần lượt được chiêu đãi viên gọi tên từng người vào ngồi chỗ theo số vé đã ấn định. Ngồi gần cuối phía sau thân máy bay có một chàng thanh niên tóc tai để dài như thời thập niên 1960 với phong trào Hippy. Trông tên này xanh xao, ốm yếu, hắn ngồi lặng yên, suy nghĩ mông lung rồi than thầm:
-"Thôi nhé! Thế là giã từ Quê Hương, gia đình, bạn bè, bà con, xóm giềng thật rồi! Không biết khi nào gặp lại? Tương lai mình sẽ ra sao? Đành thôi! Đến nơi rồi hãy tính!
Tâm trí hắn cứ xoay loanh quanh hết chuyện này sang chuyện khác như một cuộn phim không ngừng, đến lúc tâm trí mệt nhừ, hắn ngủ thiếp lúc nào không hay.
***
Tiếng động cơ máy bay xen lẫn sự ồn ào của mọi người đánh thức hắn dậy cùng lúc với sự đảo qua, lượn lại của máy bay vài vòng trên không trung trước khi đáp xuống phi đạo làm hắn tỉnh hẵn.
Cô chiêu đãi viên miệng tươi cười, cầm trên tay chiếc micro với giọng nói đầy vẽ thân thiện, dễ thương. Sau khi cô nói xong bằng tiếng Anh thì người thông dịch viên tiếp nối bằng Việt ngữ:
-"Kính chào Quý Vị, khoảng chừng 15 phút nữa máy bay sẽ đáp xuống phi trường, mời Quý Vị nhìn qua cửa sổ để ngắm một chút của nước Mỹ rộng lớn. Chúng tôi chúc mừng Quý Vị sắp có một đời sống tốt đẹp và một tương lai huy hoàng trên xứ sở này. Cầu mong Quý Vị sẽ vươn cao lên trong một thế giới tân tiến và gặp nhiều may mắn trên bước đường tiến thân."
Những phút náo nhiệt vừa lắng đọng, không khí trở lại với sự im lặng, chỉ còn nghe tiếng động cơ nổ và máy bay từ từ đáp xuống phi đạo. Mọi người chuẩn bị hành lý với khuôn mặt hân hoan đầy tự tin. Vài người bày tỏ sự lo âu, không biết khi rời khỏi máy bay, chạm mặt với thực tại, họ sẽ đối phó bằng cách nào? Trong dòng người đông đảo ấy, hắn cũng nối tiếp chân, rời khỏi máy bay, tiến vào phòng đợi để làm thủ tục giấy tờ.
Rời phòng tiếp nhận, nhìn quanh, hắn thấy mọi người có thân nhân đến đón, họ vui mừng, ôm nhau khóc òa, kể lể.v.v… tạo ra một không gian đoàn tụ, trùng phùng thật cảm động chứ không lạc lõng, bơ vơ như hắn. Trong niềm ưu tư, lo lắng, hắn thầm cầu nguyện:
-"Ông Tây, Bà Mỹ nào ở hội IRC tới đón tôi như đã thông báo sao chưa thấy mặt? Họ mà quên thì rồi phải ngủ ở đâu đêm nay? Nếu gặp khó khăn rắc rối thì có mà xin về lại Hồng Kông sống cho yên ổn, dù rằng người bản xứ không nói tiếng Việt, nhưng cùng dân châu Á vẫn dễ cảm thông, đỡ lạc long hơn; chứ còn nơi đây nghe nói toàn là Mỹ, Mễ và người Trung Đông thì khó mà hiểu nỗi vì từ cách giao thiệp, ăn uống.v.v… mình đều thấy khó khăn quá!
Hắn nhìn quanh một vài vòng tìm xem có ai quen biết không, chợt gần cửa chính của phi trường có một người đàn ông ngoại quốc, ăn mặc lịch sự, cầm trên tay tấm carton có viết tên của hắn và đang từ từ tiến gần lại, hắn bắt đầu lúng túng líu cả lưỡi, chưa biết phải bắt đầu nói như thế nào cho người Mỹ này hiểu? Chẳng lẽ lại ra dấu bằng tay ư? Phản ứng tự nhiên khi anh ta đến gần, hắn liền nở một nụ cười xã giao và ra dấu cho anh ta hiểu: "Tôi đây!". Người đàn ông Mỹ dường như đoán được hắn muốn nói gì, ông ta gật đầu cười và nói một câu tiếng Việt trôi chảy làm hắn giật cả mình:
-"Xin lỗi, ông có phải tên là ĐBT không?
Chèn ơi! Đúng là ông bà, ông vãi, ông nội, bà ngoại phù hộ, hắn mừng quýnh cả lên:
"Dạ, Chào ông, ông cũng nói được tiếng Việt sao? Tôi rất vui mừng và ngạc nhiên quá! Cám ơn ông đã giúp đỡ và đến đón tôi, nếu không có ông, tôi không biết phải tính làm sao?
Ông Mỹ nỡ nụ cười thông cảm, đưa tay bắt:
"Cám ơn ông khen quá lời, tôi tên Joe, làm tại Hội Từ Thiện IRC. Thôi xin phép đưa ông về Hội nghe!"
Rời phi trường, hắn ngồi thoải mái trên nệm ghế da phía sau, xe bắt đầu vượt xa lộ, hắn say sưa nhìn, hết bên phải lại đến bên trái, bằng ánh mắt ngạc nhiên, hắn lẫm bẫm:
-Ồ nước Mỹ sao mà yên ắng như ri? Mình cứ tưởng ồn ào, ăn chơi ghê gớm như lối sống hào nhoáng của thành phố Hồng Kông xô bồ kia chứ; mà răng nhà cửa ở đây thấp lè tè mà không là những cao ốc chọc trời? Mà xe ở đâu ra nhiều rứa? Đếm làm sao cho hết? Xe nào cũng chạy đúng luật lệ, không bừa bãi như ở quê nhà!
Được một lúc, hắn thấy chóng mặt vì nhìn dòng xe liên tiếp chạy. Sau mười lăm tiếng đồng hồ trên máy bay, người hắn đã bần thần và mệt mỏi rồi nên khi xe chạy chậm lại, rẽ phải vào đường trong và dừng lại trước căn nhà hai tầng màu trắng, hắn thấy vui vui.
Joe xoay người về hướng hắn và nói:
-Đến rồi! Hội mướn căn nhà nầy dành cho mọi người ở tạm một thời gian rồi hội sẽ tìm việc làm và đổi nơi khác có nhà cửa đàng hoàng, tươm tất hơn. Anh đem va ly theo tôi vào trong. Trên lầu dành riêng cho người độc thân, còn dưới nhà cho người có gia đình.
Có thức ăn trong tủ lạnh dưới nhà, anh có thể tự nấu nướng món anh thích. Anh là người đầu tiên ở căn nhà nầy, hội sẽ đón thêm một gia đình nữa vào ngày mai.
Tôi xin phép anh về, ngày mai tôi sẽ đến đón anh lên hội làm thủ tục giấy tờ. Chúc anh ngủ ngon!"
Hắn cảm động bắt tay tiễn Joe ra cửa và nói:
"Cảm ơn anh và hội đã lo cho chúng tôi quá chu đáo"
Còn lại một mình trong căn nhà quá lớn, hắn tò mò xem xét từng nơi: nào là máy sưởi, máy điều hòa không khí, tủ lạnh, TV, phòng vệ sinh, nhà bếp.v.v… nơi nào cũng sạch sẽ và ngăn nắp. Dừng lại trong căn phòng chính, hắn ném mình trên chiếc gường nệm êm ấm, cảm thấy dễ chịu, hắn nhắm mắt lại và đưa hồn vào giấc ngủ từ bao giờ không hay. Bên tai nghe nhè nhẹ tiếng đồng hồ treo tường điểm từng hồi một, nửa tỉnh, nửa mơ hắn tưởng mình còn ở quê nhà, rồi hắn trở mình nhiều lần và thức dậy lẫm bẫm tính: bây giờ chắc là hai giờ chiều bên Việt Nam ? Mấy đứa cháu chắc là đang đuổi bắt ở sau sân nhà hay đã vào lớp học? Các em đang làm gì? Mẹ cũng đang lo cơm chiều cho cả gia đình như thường lệ?
Nhớ lại ngày vượt biên, hắn bàn chuyện với mẹ là nên ở lại hay ra đi, nên rời quê hương tìm lối thoát cho bản thân và cho gia đình hay không? Mẹ hắn cười bảo:
-Con đừng lo lắng, việc nhà đã có mẹ, con cứ bám víu ở lại là con chỉ giúp một hay hai miệng ăn thôi."
Hắn luôn chủ quan nghĩ mình sẽ là người giúp cả gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn trong một xã hội khắt khe lúc này nhưng Mẹ đã ôm hắn vào lòng khóc sướt mướt, bà nghĩ hắn đi rồi không biết bao giờ gặp lại. Im lặng một hồi lâu, hắn gượng cười, đưa tay vẹt nhanh nước mắt còn đọng lại trên gò má gầy gò của bà và cảm thấy thương Mẹ nhiều hơn bao giờ hết khi quay mặt bước nhanh ra cửa.
Ngày rời xa gia đình, bước xuống tàu, tâm trí hắn bay tận đâu đâu. Như người máy, hắn chỉ biết ngồi yên theo sự chỉ định, mắt luôn hướng về hư vô. Hắn không từ giã gia đình, bạn bè vì sợ cảnh chia ly, (buồn người ra đi và sầu nguời ở lại), lòng hắn luôn lo lắng cho sự ra đi của mình, cầu ơn trên phò hộ được suông sẻ, đến khi tàu đã bắt đầu rời bến, hắn cố nhìn thật lâu lần cuối quê hương thân yêu, nơi có bao nhiêu yêu thương và hạnh phúc…
Đang nghĩ miên man, chợt nghe sấm sét vang ầm, mưa bắt đầu nặng hột, đủ để cắt đứt dòng tư tưởng đang trôi bềnh bồng về cố quốc của hắn. Đến cửa sổ, nhìn ra xa, thấy vệt sáng chớp tắt chạy dài trên nền trời, ánh sáng phản chiếu hàng cây bên kia đường trơ trụi lá giống như những bộ xương người đang xếp hàng dài chờ đợi điều gì, dưng không hắn thèm viết quá, thế là ngồi xuống bên chiếc bàn nhỏ, hắn lấy tập giấy ra viết thư về thăm gia đình, ngay tong ngày đầu tiên tạm cư trên xứ người.
Sau cú điện thoại, hắn ngồi chờ Joe đến đón làm thủ tục giấy tờ tại Hội IRC. Xe vừa đến, Joe đã cười hỏi thăm:
-Sao, anh ngủ ngon không?
Anh khỏe chưa?
Sau khi làm thủ tục xong, tôi sẽ đưa anh đi phố Tàu ăn phở, rồi xem một vài nơi người Châu Á đang sinh hoạt, anh đồng ý chứ?
Ngừng vài giây, Joe tiếp:
-Tiện, tôi báo anh rõ: hai ngày nữa Hội sẽ nghĩ lễ Giáng Sinh, tôi mời anh đi sinh họat với Cộng Đồng người Việt Nam ở nhà thờ, anh có thích không?
Hắn cảm động gật đầu và bắt tay Joe:
-Cám ơn anh, tôi rất sung sướng được Hội lo chu đáo và săn sóc chúng tôi đầy đủ từ vật chất đến tinh thần"
Joe cười thân thiện:
-Anh khen quá lời, đó là bổn phận của Hội giúp cho người tỵ nạn mới đến Mỹ chưa biết rõ phong tục tập quán, chúng tôi chỉ hướng dẫn để hội nhập vào đời sống tại đây thôi."
Thời tiết về chiều lành lạnh, hắn mặc hai cái áo ấm nên trông mập hẵn. Nhìn mình trong gương hắn thấm ý cười: cứ thời tiết như vậy đi ông Trời, cho thân hình con đỡ hơn thì con thêm can đảm khi đứng chung với người.
Joe đưa hắn về lại ngôi nhà cũ, trưóc khi bước khỏi xe, hắn xoay người hỏi xin Joe địa chỉ để liên lạc thư từ về nhà. Joe cười cười:
"2312 Falling Leaf Street . Anh biết tiếng Việt có nghĩa là gì không?
Hắn chưa kịp trả lời Joe đã tiếp lời ngay:
-Con đường mang tên Lá Đổ
Hắn cười phụ họa:
"Lá đổ….Lá đổ muôn chiều…Thôi, tôi xin phép về lại Hội, hẹn gặp anh sau. Good Night!"
Vẫy tay này từ giã Joe, tay kia mở cửa.
Vừa bước vào nhà đã nghe tiếng cười nói ồn ào, hắn nhìn xung quanh, mĩm cười gật đầu chào mọi người. Qua vài lời giới thiệu, hắn được biết hai vợ chồng tên Đông An cùng hai con: Hân là con trai mười một tuổi, còn đứa kia nhỏ hơn hai tuổi, tên Mãnh; gia đình ở miệt Cà Mau, vượt biên qua Pulau Bidong, Mã Lai. Tự giới thiệu mình xong, hắn xin phép về phòng riêng, đọc lại bức thư lần nữa rồi bước vội ra cửa tìm thùng thư gởi về gia đình, xong động tác ấy, thời tiết hơi lành lạnh của hoàng hôn xứ người ban nãy tự nhiên ấm áp hẵn lên và lòng hắn vui vui như vừa đón nhận ánh bình minh ló dạng, hắn cất cao giọng hát chẳng giống ai:
-Thôi thế từ đây…. như lá vàng bay……rằng có ngày cầm bằng như chiếc lá mà thôi…. lá rơi, còn lại đôi ba chiếc, đành lòng cho nước cuốn trôi đi………… Mặc kệ lời bài hát đúng hay sai, hắn cứ vui vui với niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy và nhủ thầm: thư ơi mày đi nhanh nhanh nghe, chớ có mà lạc điạ chỉ thì khổ cho cái thân tỵ nạn của tao.
Đi từng bước chậm rãi về nhà, theo làn gió thổi từng cơn, đưa những chiếc lá khô rơi rải rác trôi theo dòng nước mưa xuống cống rãnh ra sông, về biển; hắn hỏi lòng: lá trôi dạt về đâu? Đời mình rồi có như lá?
Ngày Giáng Sinh đến, hắn cùng mọi người được Hội đưa đến chung vui tại nhà thờ, nơi đây không khí vui nhộn, ấm áp như một gia đình đầy tình người, hắn cảm thấy vui lây. Noel ở quê nhà bây giờ chắc vui và tưng bừng? Bạn bè có còn đến nhà thờ phá phách, tán tỉnh bạn gái cùng lứa tuổi? Nhớ lại một lần cùng các bạn đến nhà thờ, vừa bước vào nhà nguyện, tránh Trời không khỏi nắng, hắn gặp ngay bác Tám hàng xóm cạnh nhà, vừa chạm mặt bác đã hỏi lớn ngay:
"Chà chú mà cũng đi nhà thờ à? Ma nào nhận chú vào đạo?"
Chàng ấm ớ cho đỡ quê với bạn bè:
-Dạ tụi cháu thuộc đạo đi vòng vòng và đang tìm hiểu làm con chiên ngoan đạo."
Ông gìa Tám cười thông cảm:
-Thôi vào nhà nguyện lẹ lên, đến giờ rồi.
-Dạ
Vào nhà nguyện, hắn nhìn chung quanh, hàng ghế bên trái cách chỗ hắn không xa lắm là một người con gái trông hiền lành, khá dễ thương. Đến quỳ bên cạnh, hắn chẳng biết cầu nguyện, cứ nhìn cô nàng làm dấu thánh giá mà sao y bản chính. Sau giờ lễ, hắn định xin làm quen, ai dè gặp phải thằng bạn mắc gió ở phía sau lanh lẹ cuỗm đi ngon lành. Dĩ nhiên là sau một thời gian thì đám cưới đã được tổ chức thật linh đình, và đau khổ nhất là hắn cũng được mời tham dự, bây giờ nhớ lại chuyện xưa mà vẫn còn sượng sùng.
Tiếng người hoạt náo viên vang vang làm dòng tư tưởng của hắn bị gián đoạn. Joe đến bắt tay chúc mừng:
-Chúc Giáng sinh vui vẻ."
Hắn cũng cười bắt tay Joe.
-Chúc mừng Joe! Anh cũng thế!
Rồi nhạc Giáng sinh trổi lên, mọi người ăn uống, cười nói vui vẻ, chúc mừng cho nhau. Tiệc tàn lúc một giờ khuya, Joe đưa mọi người về lại nhà.
***
Thời gian trôi thật nhanh, sau đó hắn được Hội giới thiệu công việc làm trong một hãng ráp máy copy ở thành phố Glendale . Làm được một thời gian ngắn thì hãng dời đi tiểu bang khác, hắn phải về lại Hội tìm công việc làm mới. Thấy thời buổi kinh tế Mỹ đang suy sút nên Hội tìm việc làm khó khăn, Joe xin bà Giám Đốc cho học sinh ngữ một thời gian. Từ đó đời sống hắn rẽ qua một ngả mới nên hắn xin Hội đổi nơi trọ khác để tìm việc làm dễ hơn và thuận tiện cho việchọc hành. Hắn tìm đến bạn bè ở China Town , nơi đây công việc dễ tìm và lại gần trường Evan Adult. Từ nhà, chỉ cần đi bộ chừng vài blocks đường là đến, nên hắn chọn nơi đây để sống chung với bốn người bạn độc thân vui tính. Tất cả đều vừa đi làm buổi chiều để có tiền giúp đỡ gia đình, vừa đi học buổi sáng, tối mới tụ lại chia phiên nấu nướng. Đây là thời gian hắn thấy hạnh phúc và yêu đời hơn.
Ngày lễ Tưởng Niệm Chiến Binh (Veteran Day) cả nhóm được nghĩ, ai cũng mặc sức ngũ nướn hay làm gì tùy thích, riêng hắn dậy sớm, nhâm nhi ly café, xem TV không âm thanh (mà hình ảnh rõ ràng). Vì trở ngại ngôn ngữ, với những phim hấp dẫn, tình tiết eo le, nên dù buồn ngủ hay mõi mệt mấy hắn cũng rán thức xem đến cuối phim mới hiểu rõ nội dung câu chuyện, đôi khi muốn vất cái T.V. cho xong, nghĩ lại kệ, có nó cũng đở buồn chán tạm thời, khi nào tìm được chiếc T.V. khác thì sẽ thay thế, bây giờ chưa có đành chịu thôi!
Ngày lễ qua nhanh, thức dậy, hắn nhìn đồng hồ treo tường, đếm nhẫm: chà mình còn thêm bốn tiếng đồng hồ tự do thoải mái. Làm xong thủ tục vệ sinh cá nhân, hắn tãn bộ xuống phố Tàu tìm tô phở điểm tâm. Vừa đi hắn vừa ngắm cảnh trí chung quanh, chợt nhiên thấy bên kia đường một vật hình vuông giống như chiếc T.V., hắn băng qua rất nhanh, không chờ đến đèn xanh báo hiệu, đúng rồi nó đây rồi, vài ba phút chờ đợi, trông chừng xem có ai nhìn mình không (thể diện mà lị!), có người nhìn thấy thì quê lắm. Thấy bên cạnh T.V. có chiếc xe đẩy của siêu thị, hắn lẹ tay bỏ cái T.V. vào xe và đẩy nhanh về nhà. Mặc dù đường lên dốc, hắn cũng cảm thấy sức lực của mình dư thừa nên đẩy một lèo về đến nhà rồi ngồi ngắm, nhìn T.V. bề ngòai còn tốt hắn cười: -Chà, hy vọng thay thế chiếc T.V. cũ được rồi đây nghe bồ tèo. Sau một lúc lau chùi, hắn đặt T.V vào vị trí của chiếc cũ rồi vặn nút "on", chờ thật lâu màn hình vẫn chưa hiện, hắn bèn vặn vẹo nhiều lần nút chỉnh, vẫn một màn… đêm, đen như đêm 30, không thấy hình, chỉ nghe âm thanh HIFI. riết rồi đâm bực, hắn định đem bỏ cho khuất mắt nhưng tiếc công sức đem về, lau chùi, sửa soạn phí thời giờ bèn nghĩ ra kế 5 góp làm 10, đứa Mù giúp đứa Câm: dùng tạm hai chiếc, một xem hình, một nghe âm thanh, chờ thời gian tìm cái nào tốt rồi thay thế cũng không sao. Hai chiếc T.V. thuộc đời thượng cổ, cứ mỗi lần mở băng tần, cần phải hai người sử dụng bốn bàn tay. Mặc dù hơi mệt, cả nhóm cũng cảm thấy vui, còn hơn phải cần người "thuyết minh". Có lần cả nhóm ngồi xem T.V.: một cái thì thằng Mỹ ngồi bên trái chỉnh đài, còn một cái thì thằng Tuấn ngồi bên phải chỉnh âm thanh, đang xem phim cao bồi viễn Tây đấm đá tuyệt cú mèo mà thằng Tuấn sơ ý chỉnh sang đài khác với tiếng đàn bà khóc nức nở làm thằng Phát la lớn:
-"Sao CowBoy đang đấm đá hấp dẫn mà ở đâu ra tiếng khóc lóc tùm lum kỳ dzậy cha nội?"
Thằng Tuấn quýnh quáng lẹ làng đổi băng tần khác cho trúng đài. Thằng Phát vừa nói vừa cười:
"Thằng Mỹ thay vì vặn nút thì ngồi thuyết minh còn hay hơn."
Cả nhóm cười muốn bễ bụng. Hắn bèn lên tiếng:
"Tìm cái gì ăn, xem T.V. cho đỡ chán ."
***
Vậy mà ngày tháng trôi nhanh, một buổi sáng thứ sáu, lớp học Anh ngữ vừa tan, hắn đi nhanh đến trạm xe bus, đang loay hoay tìm thẻ xe bus hàng tháng thì nghe tiếng:
-"Hi"
Hắn bèn xoay nhìn phía sau, hai gã Mỹ da màu cười giao thiệp:
-"Chào anh, chúng tôi có cái T.V., nếu anh muốn mua, chúng tôi để lại gía rẽ."
Hắn nghĩ cơ hội đến rồi nhưng không biết mấy tên này xạo hay thiệt, tuy cẩn thận nhưng hắn vẫn gật đầu:
-" Đâu cho tôi xem?"
Rồi hắn theo hai gã thanh niên đến bãi đậu xe, cửa sau xe vừa mở lên là hắn đã thấy hai chiếc T.V. hiệu PANASONIC bọc giấy nylon rất sang, bên hông T.V. là chiếc "Remote Control" (máy điều khiển từ xa) nằm gọn gàng, một trong hai gã lên tiếng:
"Chúng tôi làm trong hãng nên được mua gía rẽ, chứ không phải đồ ăn cắp, vì kẹt tiền nên bán 200$ cho mỗi chiếc tùy anh lựa chọn.
Hắn suy nghĩ: ăn cắp hay không mình cứ mặc cả, nếu gía thấp thì mua. Hắn bèn làm ra vẽ không cần thiết:
"Thật ra, nhà tôi có một cái rồi, tôi mua giúp với gía $100 dollars. Hai anh nghĩ thế nào?
Hai gã cố gắng năn nỉ ỉ ôi một hồi với gía 150 đô, hắn giả vờ xoay lưng bỏ đi, hai gã bèn đi theo sau hắn và nài thêm:
"Thôi anh mua giúp chúng tôi với gía $150 dollars, chúng tôi cần tiền nên bán cho anh"
Hắn cố đi thêm một khoảng đường ngắn rồi mới cười gật đầu:
"Anh ở đâu? Hay là chúng tôi đưa anh về nhà?
Ngẫm nghĩ nếu mình đi theo hai người này, xui xẻo cảnh sát bắt được, ở tù cả đám nên hắn khua tay đáp:
"Nhà tôi không xa lắm, chừng ba khúc đường nữa thôi, hai anh đi hướng nầy, đến block thứ ba, quẹo trái, lên dốc, đi thêm một block nữa, nhà tôi ở bên trái, hai anh chờ tôi, OK."
Hai gã lên xe lái theo hướng hắn chĩ dẫn. Chờ chiếc xe đi khuất, hắn chạy nhanh, vừa chạy vừa tính toán, phen nầy mình mua đứt không cho các bạn hùn, gặp giá rẽ, mình có thể kham một mình được, để cho các bạn xem ké.
Trông thấy hắn, hai gã khệ nệ mang T.V. đặt xuống, hắn chạy đến lên tiếng:
"Các anh cần tôi giúp một tay không?"
Gã cao gầy, người hơi đứng tuổi xua tay;
"Không cần, anh lên nhà mở hộ cửa, chúng tôi sẽ mang TV lên"
Hắn vừa mở của xong, hai gã cũng kịp theo sau hắn vào trong nhà, giao TV xong, hai gã cười, chìa tay ra dấu, hắn hiểu ý, đếm tiền kèm theo hai lon nước Coca Cola. Hai gã cám ơn, phóng nhanh ra cửa, lên xe dọt lẹ như có ai rượt phía sau.
Đang loay hoay xem TV mình mới mua, chợt cánh cửa mở, bạn ở chung nhà về với một người bạn lạ bước vào nhà, vừa nhìn thấy TV, họ reo mừng, hắn nói:
"Tao phải sửa soạn đi làm ngay, mở cẩn thận, mới mua 150 dollars, tụi bay xem thử, luôn tiện bỏ dùm hai cái TV cũ."
Nói xong hắn vội vào phòng tắm thay quần áo, ở ngoài hai người bạn bóc nhanh lớp nylon vừa xong thì chiếc nút chỉnh băng tần, cùng chiếc nút chỉnh âm thanh văng xuống nền nhà, hai người bạn đồng thanh cười lớn và la to lên:
"Anh B. mua TV xịn qúa không chịu nỗi, ra đây xem."
Nghe như bị điện giựt, hắn phóng nhanh ra, nhìn thấy cái TV mà nửa khóc, nửa cười, đứng yên như tượng đồng, trơ mắt nhìn hai người bạn đang cười bò trên nền nhà trêu chọc làm hắn càng tức thêm.
" Nầy anh B.! Xem cái remote control nữa, đẹp ghê, chắc loại đắt tiền, chưa có ai xài."
Hai người bạn đưa cao chiếc remote vừa bóc xong giấy, bọc quanh ở ngoài là gói thuốc More, hắn cầm lấy vứt lẹ vào thùng rác, hai người bạn vẵn chưa chịu tha:
"Thôi, việc gì cũng mất tiền rồi, mời anh hút điếu thuốc 150 dollars với tụi này cho vui."
Hắn nói nhanh giận dữ:
"Đem TV bỏ vào thùng rác dùm tao, xui xẽo quá chừng"
Hai người bạn vừa khiêng TV đi xuống cầu thang vừa nói:
"OK, có gì đâu mà cằn nhằn, bị lừa một chuyến, chứ anh để dành tiền không ai tiêu xài, tụi Mỹ kia nó lại nghèo quá xá quà xa"
Đi vài bước, tự nhiên hai người lại khiêng trở lên, thằng Mỹ cười nói:
"Tôi nghĩ rồi anh B. ơi! rũi mình đem bỏ thùng rác, tụi nó lấy bán lại cho anh lần nữa thì hơi phiền ?
Hắn hét lớn:
"Mỹ đừng giỡn nữa được không?
Mỹ nhìn nét mặt hắn hung dữ đang bực tức, liền ngừng trêu chọc và khiêng vội trở xuống.
Sau khi cơn bực tức dịu dần vì bị lừa, hắn tự an ủi:
"Mất tiền đỡ bệnh!",
Và hai bạn hắn lên tiếng:
"Tao xem tử vi nói số tụi mình phải xem cặp TV Điếc-Mù cũ kỹ này suốt đời!"
làm cả ba chúng tôi cùng cười. Thằng Mỹ đề nghị với hắn:
"Mình nên xuống phố Tàu đãi ăn thịt vịt xã xui, anh B."
Hắn lắc đầu:
"Đến giờ đi cày rồi, xin hẹn ngày mai, tao sẽ dẫn tụi bay đi ăn xã xui, OK!"
Sữa soạn quần aó xong, hắn ra khỏi nhà, tãn bộ xuống con dốc, đến ngã tư đầu đường đón xe bus.
Cơn gió buổi chiều không khí mát lạnh tạt vào mặt, hắn vội lấy gói thuốc châm một điếu, rít một hơi, nhả khói từ từ thật thoải mái và thấm ý hắn cười một mình: đúng là kén già chọn non, đồ tham lam! Thật đáng đời!
Ngân Bình
California, USA