CÁC YẾU HUYỆT CỦA ĐẢNG CSVN
Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtSau khi đọc bài " SINH HOẠT NHÓM & BIỂU TÌNH ", huynh trưởng của tôi góp ý:Mua gạo, thực phẩm, nước uống cho một tuần, xong: tẩy chay, cô lập hóa, chợ không nhóm, đường không người đi, nhà nhà đóng cửa, thợ thuyền đình công, học sinh sinh viên ở nhà (một tuần thôi sẽ có effet)
Tôi phúc đáp huynh trưởng:CHUYỂN ANH TRUYỀN XEM BÀI NẦY,
TÔI VIẾT NGAY LÚC NÔNG DÂN VĂN GIANG,
VỤ BẢN, THỦ THIÊM ĐANG LÂM TRẬN.
TÔI CŨNG BIẾT CÓ NGƯỜI TRONG NƯỚC ĐỌC.
NHƯNG...NHẮN GỞI TÁC GIẢ RẰNG:
RẰNG HAY THÌ THẬT LÀ HAY.
ĐỌC RỒI, BỎ ĐÓ, QUA CẦU GIÓ BAY.
BỞI VÌ LO CHẠY GẠO, SỐNG TỪNG NGÀY.
CÒN HƠI SỨC ĐÂU MÀ TRANH ĐẤU ĐÂY?!
BIẾT VẬY MÀ CŨNG CỨ VIẾT.
NGHĨ RẰNG KHÔNG NỞ BỀ NGANG CŨNG NỞ BỀ DỌC.
NHƠN
CÁC YẾU HUYỆT CỦA ĐẢNG CSVN
Bất cứ nhà cầm quyền nào, biểu tình, đình công, bãi khóa đều là mối lo gan ruột về an ninh xã hội. Bạo quyền cs ngày nay, dù xão quyệt, hung dữ lẽ nào vẫn không thể thoát khỏi ba cửa ải ấy, một khi lòng dân quá đổi bất bình, không còn sợ hãi nửa vì không còn gì nữa để mất! Ngày 26, 27/3/2012 sắp tới đây, dân oan dự định sẽ biểu tình trên toàn quốc tại ba thành phố lớn Saigon, Đà Nẳng và Hà Nội. Trong khi chờ đợi, thử rà xem yếu huyệt của bầy sâu cọng về vấn đề "quyền sở hữu" đất đai.
ĐẤT ĐAI VÀ NÔNG DÂN
Việc cường quyền cướp đất của dân xãy ra đã từ lâu. Bọn "cò đất" dưới danh nghĩa kinh doanh địa ốc, toa rập với cường quyền bày đặt ra cái gọi là "Qui hoạch phát triển" a tòng với tư bản đỏ, cướp đất của người dân, bồi thường một, bán lại lấy lời trăm lần chia nhau. Chúng giàu ngang, giàu tắt đến nỗi cho con đi Mỹ, Úc học, tiêu xài không cần đếm trong khi dân mất đất, mất nhà sống lêu bêu vô định.
Sở dỉ tình trạng nầy đến gần đây mới lộ liểu là do cách tiến hành gian manh của cường quyền. Chúng chọn những nơi dân cư thưa thớt để "hoạch" trước nên số hộ bị cướp đất ít ỏi, ít gây tai tiếng trong công luận. Nhưng đến khi chúng mở rộng công việc " làm ăn" lớn, cần phải quảng cáo rầm rộ là lộ tẩy. Ồn ào là lúc chúng phô trương dự án "Đông đô Đại phố", tức là khu phố chệt Tàu Bình Dương, khoe khoang, phét lác sánh như Tây đô Cần Thơ.
Tôi là người dân gốc gác ở xã Bưng Cầu, trung tâm của khu phố Tàu nầy nên biết cường quyền hành động gian manh. Chúng tiến hành việc đuồi nhà chiếm đất theo phương thức lột vỏ hành. Chúng khởi sự từ các xã vòng đai tỉnh lỵ Phú Cường, Bình Dương, nơi cư dân thưa thớt. Trước khi tiến hành dự án Đông Đô, chúng đã triệt vườn cao su, trước 1975 thuộc sở hữu của Ông Nguyễn Thành Tây, tục gọi Bang biện Tây, đã bị chúng tước đoạt, để cho Dũng Lò Vôi, tài phiệt mới nổi ở chợ Thủ (Dầu Một) lập khu Du lịch Đại Nam. Kế đến khu phố Tàu, chúng cho triệt hạ khu rừng cấm, tục gọi Ngả tư Sở Sao, bên cạnh Quốc lộ 13, đối diện khu Du lịch Đại Nam để xây đựng Đông đô Đại phố. Vì vậy, việc nầy chỉ gây ồn ào về vụ di dân Tàu xâm chiếm khu vực dân bản địa mà ít bị phản đối về việc đưổi nhà, chiếm đất. Chỉ đến khi chúng tiến hành dự án đô thị hóa, mở rộng ra các xã Phú Hữu, An Mỹ là khu vực có đông dân cư mới gặp chống đối. Việc 30 người dân oan Bình Dương kéo nhau xuống trước trụ sở đảng, Saigon khiếu oan, trong đó có một cụ già 80 tuổi đòi tự thiêu, là giọt nước chót, tràn ly.
Thuật lại trường hợp trên để làm điển hình về mưu đồ đuổi nhà, cướp đất của cường hào, ác bá thời nay là như vậy. Vừa đây mới có cuộc biểu tình quyết liệt của dân oan, vốn là người dân trước đây bị xua vào khu vực hoang vu kêu là "Kinh Tế Mới" Sông Buông ở vùng hậu bối Trảng Bôm, Biên Hòa, nay kêu là Huyện Vĩnh Cửu. Sau 36 năm ngậm đắng nuốt cay, cần cù khai phá đất hoang thành ruộng vườn tươi tốt. Nay, một lần nữa, cường quyền xông vô cướp đoạt. Xem vậy có thảm không?!
Tóm tắt lại, trên toàn lãnh thổ Nam bộ, từ Biên Hòa xuyên qua Bình Dương, ngang qua Đồng Tháp, xuống tận Long Xuyên, An Giang, kéo qua Cần Thơ, ngược lên Mỹ Tho, Tân An cường quyền đều dùng thủ đoạn đuổi nhà, cướp đất một sách như vậy. Nay thì vào tận khu vực Thủ Thiêm, bên kia sông Saigon, đối diện Thủ đô Saigon xưa. Chỉ trong một khu vực nầy, chúng dự trù cào bằng 26,000 hộ dân!
Miền Trung đất hẹp chúng cũng chẳng tha. Đất thánh nghĩa trang Cổn Dầu, Đà Nẳng chúng cũng chẳng từ.
Miền Bắc thì cũng như vậy. Từ Cống Rộc, Hải Phòng kéo qua Hưng Yên, vào Hà Đông, ngược lên Bắc Giang, một giải đất từ Đông sang Tây bị lủ "cướp ngày là quan" cướp giựt!
Gõ tới đây, tình cờ đọc thấy trong bài "Xuân Muộn" của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, có đoạn nguyên văn như vầy:
"Một anh bạn khác chen vào:
--"Đất đai" bây giờ là vàng bạc, đây là nguồn thu cực kỳ quan trọng của chế độ để nuôi sống guồng máy hiện nay, nếu có một ngày, vì một lý do nào đó họ mất nguồn thu này thì chế độ này coi như "mất máu" khó mà đứng vững được chú ạ!"
"Tôi nhận ra giới trẻ Việt nam rất thông minh chứ không tầm thường tí nào, họ đã nhận ra "tử huyệt của chế độ," cái nhìn mang tầm vóc chiến lược chứ không vừa, và tôi cảm thấy một niềm tin mãnh liệt dâng lên trong lòng."
Như trên đoạn mở đầu, tôi chỉ dám mệnh danh vấn đề "Quyền sở hữu đất đai" là một yếu huyệt của bạo quyền. Giờ đây, thấy cả giới trẻ và nhà văn đều nhận chân, đó là tử huyệt của chế độ thì thật là thích ý nên mới diễn nôm tiếp như vầy:
Người cs lý luận: Liên minh Công-Nông chỉ là liên minh giai đoạn để lợi dụng lực lượng nông dân trong giai đoạn cướp chánh quyền. Về lý thuyết mác xít, giai cấp nông dân với "đầu óc tư hữu ruộng đất" thâm căn, cố đế là lực lượng đối địch nguy hiểm của giai cấp công nhân vô sản. Cho nên, ngay khi cs nắm chánh quyền là lập tức xóa bỏ quyền tư hữu ruộng đất, triệt tiêu giai cấp nông dân cá thể, xua vào hợp tác xã nông nghiệp để nắm lấy bao tử của họ. Chế độ cs hoán chuyển quyền Tư hữu sang "Sở hữu Toàn dân." Như vậy là họ hoàn thành cuộc "cách mạng vô sản."
Nay thì chế độ cs đang lâm vào thế tiến thóai lưỡng nan:
Tiếng bom, tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã thức tỉnh người nông dân bị cường quyền cướp đoạt ruộng dắt, kết hợp họ lại với nhau và đang bắt đầu tranh đấu trên qui mô ngày càng rộng lón. Nếu ngụy quyền cs không chịu giải quyết sẽ gặp nguy cơ nổi loạn.
Nhưng, nếu họ thoái nhượng, trao trả lại quyền sở hửu ruông đất cho nông dân, nghĩa là tái lập chế độ "Tư hữu" thì có nghĩa là ... xóa sạch thành quả cách mạng vô sản, cũng có nghĩa là tự diệt bởi vì đảng cs, "vô sản" không còn lý do gì để tồn tại trong xã hội tư sản!
Cho nên gọi vấn đề quyền tư hữu ruộng đất là tử huyệt của chế độ cs là đúng lắm!
Nhưng cũng còn một lực lượng dân tộc bị cs tiếm danh lũng đoạn và bôc lột: Giới CÔNG NHÂN chân chính. Vấn đề công nhân là yếu huyệt thứ hai của chế độ cs.
ĐẢNG CHỦ NHÂN VÀ CÔNG NHÂN
Ngày trước, ở Miền Nam, mỗi khi có tranh chấp lao động thì thủ tục hòa giải gồm 3 thành phần: Chủ tư nhân- chánh quyền- Nghiệp đoàn. Nghiệp đoàn đại diện quyền lợi công nhân do công nhân bầu ra. Chánh quyền làm trọng tài hòa giải trên tinh thần " Cộng đồng đồng tiến. Lao-tư lưỡng lợi," nghĩa là chủ có cơm, thợ cũng có cháo, chớ chẳng phải một bên ngồi mát ăn bát vàng, một bên đói rả ruột. Vì vậy, việc hòa giải thường là có kết quả, hiếm khi đi đến chỗ đình công.
Ngày nay, chủ xí nghiệp là đảng, nhân danh "quyền sở hữu Toàn dân" nhưng thực tế là đảng làm chủ. Công đoàn, trên danh nghĩa đại diện giới công nhân, nhưng thực tế do đảng chỉ định. Rốt cuộc là: Mỗi khi có tranh chấp lao động, Chù xí nghiệp quốc doanh là đảng, chánh quyền đích thị là đảng, công đoàn cũng là đảng luôn. Cho nên đảng nói, đảng nghe, quyết định lẽ nào, công nhân đứng trơ mắt ếch bên lề, phải sao, chịu vậy!
Nếu bị ức hiếp quá mới phải làm liều, đình công.
Theo tể ba Dũng, năm ngoái có tới hơn 900 cuộc đình công, nghỉa là trên toàn quốc mỗi ngày có vài ba cuộc đình công, nghĩa là việc tranh chấp lao động đã trở nên trầm trọng. Cho nên cường quyền đã ra tay đàn áp thật mạnh phong trào nghiệp đoàn "tự phát" do bộ ba hiệp sĩ Minh Hạnh-Huy Chương-Quốc Hùng khởi phát bằng cách kêu án họ tới 7 năm tù.
Rút kinh nghiệm, các bạn trẻ có hiểu biết làm việc trong mỗi xí nghiệp, không nên trông đợi nơi sự giúp đở, hướng dẫn từ bên ngoài mà nên họp nhau năm, ba người, theo phương thức sinh hoạt nhóm, bàn bạc với nhau về việc vận đông công nhân để tiến hành đình công cho đồng bộ và mãnh liệt. Mỗi xí nghiệp, mỗi ca làm việc đều có nhiều nhóm khác nhau hoạt động như vậy, bọn cai công nhân và an ninh sẽ không phát hiện hết được và cũng không thể bắt bớ hết được.
Sinh hoạt như vậy thuần thục rồi mới tiến thêm bước nữa: Liên kết các nhóm ở các xí nghiệp khác nhau để đến thời điểm là tổ chức đình công hàng loạt.
Có như vậy mới gây tê liệt hoạt động sản xuất trên một khu vực rộng lớn, mới mong lay chuyển chế độ bạo ngược, bốc lột, áp bức giới công nhân, lao động.
Nếu làm được như vậy thì phong trào công nhân đòi quyền sống, đòi dân sinh, dân chủ cũng kể được là "tử huyệt" thứ hai của chế độ cs vậy!
Nhưng cũng con một lực lượng hùng mạnh nữa chưa nhập cuộc:
THANH NIÊN BẾ TẮC TƯƠNG LAI
Thời thực dân Pháp, việc học bị hạn chế bằng nhiều rào cản thi cử. Có thể nói, thời đó, Thọc trò cắp sách đến trường, mở mắt ra "thi". Nào thi lên lớp, nào thi lấy bằng cấp. Về sau, thời Quốc gia Việt Nam và VNCH chủ trương mở rộng giáo dục, lần lượt bãi bỏ các cuộc thi lấy bằng cấp, cản trở viên học: Đầu tiên, bãi bỏ thi bằng "sơ học" (Certificat d'étude élémentaire). Kế đến, bằng Tiểu học, tức là bằng tốt nghiệp bậc tiểu học. Kế đến bỏ luôn bằng Trung học Đệ nhất cấp (lớp 9). Cuối cùng, dứt điểm bằng Tú tài 1 là cái bằng cản trở học sinh tiến lên cấp Đại học nhiều nhất. Rốt lại, từ lớp 1 đến lớp 12, chỉ có thi tốt nghiệp Trung học phổ thông một lần duy nhất. Do đó, sĩ số tốt nghiệp Trung, Đại học ngày càng lớn trong khi việc phát triển kinh tế không theo kịp để thu hút số sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Vì vậy, những năm kinh tế khó khăn, giới thanh niên, sinh viên vì lo âu cho tương lai nên một mới sanh ra bất mãn, trở thành miếng mồi ngon cho vc nằm vùng như Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên ... xách động.
Tình trạng nầy, ngày nay, dưới thời xã nghĩa, trăm lần trầm trọng hơn, đến mức sinh viên ra trường phải chạy tiền mới có việc làm. Lại thêm nạn con ông, cháu cha kêu là "con cháu các cụ cả" chiếm mất các chỗ làm tốt, mặc dầu học dốt. Như vậy tại sao giới thanh niên, sinh viên lại bất động, chẳng có phản ứng nào?!
Lý giải cũng đơn giản:
1/ Từ khi cắp sách đến trường cho đến khi tốt nghiệp đại học người học sinh vẫn sinh hoạt trong khuôn khổ " đảng đoàn", quen thói phục tùng, bảo sao, nghe vậy.
2/ Vẫn còn mơ hồ về một tương lai hư ảo bằng cách chạy chọt, luồn lách để tự thăng tiến.
3/ Sợ: Vì sợ nên có thái độ " Mũ ni che tai ", mãi rồi thành ra vô cảm!
Tuy nhiên, từ ngày có những cuộc biểu tình chống xâm lăng Tàu cộng, nhất là sự kiện Đoàn Văn Vươn, sự thể đã biến chuyển thật nhanh. Giới trẻ đã nhận thức tình thế nước nhà một cách tích cực hơn như người thanh niên giải bày với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn trong đoạn văn trích dẫn trên.
Từ nhận thức đến hành động cũng còn một khoảng cách. Hy vọng rằng những người có ý thức họp nhau từng nhóm nhỏ 5, 3 người làm hạt nhân, từ trong mỗi phân khoa Đại học, từ trong mỗi lớp học, vận động gây ý thức tranh đấu " đòi quyền sống, đòi công bằng về cơ hội làm việc, đòi dân sinh, Dân chủ" trong giới thanh niên, sinh viên. Thời đại truyền thông điện tử ngày nay, mỗi người là một chiến sĩ tranh đấu, bằng phương thức sinh hoạt nhóm, rồi sẽ kết hợp thành phong trào, không cần trông chờ lãnh tụ hoặc tổ chức bề thế.
Nếu được như vậy thì phong trào thanh niên tranh đấu cũng là một đại yếu huyệt của chế độ cs vậy!
GIỜ HÀNH ĐỘNG GIẢI TRỪ CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ CS
Trên đây là phần chuẩn bị lực lượng. Dưới đây là chiến thuật hành quân giải trừ tà quyền cs:
Bước 1: Lực lượng nông dân xung trận trước. Lần nầy không phải đơn thuần khiếu oan đòi bồi thường thỏa đáng mà là đi thẳng vào mục tiêu: Đòi lại QUYỀN SỞ HỬU đất đai.
Bước 2: Lực lượng công nhân mở thế đánh gọng kềm, cũng không đơn thuần đòi tăng lương bổng hoặc điều kiện làm việc mà đi thẳng vào vấn đề: TỰ DO NGHIỆP ĐOÀN.
Bước 3: Lực lượng thanh niên xung trận, ba mặt giáp công, chính thức đòi QUYỀN TỰ TRỊ ĐẠI HỌC và CƠ HỘI CÔNG BẰNG trong việc thu nhận làm việc (Equal opportunity for job placement), bãi bỏ chế độ lý lịch và tệ con cháu các cụ cả.
Bước 4: Vận động giới buôn bán bãi thị tiếp trợ, bao vây bốn mật.
Cuối cùng là tập trung vào ao Ba Đình, xúc một mẽ cả và cá tra, lòng tong, cá chốt đổ tuột xuống sông Hồng, mặc thây chúng, lớp trôi ra biển Đông, lớp lội ngược dòng về Tàu.
LỜI KẾT
Trên đây không phải là mơ ước. Đây là dự đoán với khả năng nhiều hiện thực. Vấn dề là chỉ sớm muộn mà thôi.
Có quí ông xấu miệng nói rằng: Những người chống cọng chỉ biết đấu võ mồm. LS Lê Như San bảo rằng không phải: Chúng tôi chiến đấu trên mặt trận văn hóa. Bắt chước ông Luật sư, tôi bảo: Thời gian của tôi không còn nhiều, tôi chỉ có khả năng gõ bàn phiếm góp phần tranh đấu giải trừ chế độ toàn trị cs. Tôi sẽ tiếp tục gõ mãi cho đến khi nào chế độ bất nhân ấy sụp đổ mới thôi. Đó là tôi học đòi theo gương người xưa, cụ đồ họ Nguyễn, Miền Nam:
"Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẩm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà"
Nguyễn Nhơn