Biên giới của Ta, sao lại của người?
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...người Việt tị nạn chưa bao giờ được hưởng quyền tị nạn, chưa nói đến quyền của một công dân Trung Quốc. Cuộc đời của chúng ta bị đảng CSVN bài Hoa, rồi đến đảng CSTQ từ chối gốc tịch Hoa!…"
*
Đồng hồ đã hơn 8 giờ 12 phút sáng. Trong nhà nhiều tiếng nói ồn ào, tôi thức dậy, chân bước nhẹ đến khe cánh cửa ngó thấy nào là Đào xích lô, Tùng Trung sĩ, Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược, chị Trần Thị Trang Y Khoa và Vinh cút kít. Tôi vội ra sau nhà rửa mặt, đúng lúc anh Minh bước vào nói:
- Tất cả bạn bè không thiếu một ai, đã tụ về đây ngày hôm qua, chỉ chờ Tâm là đình đám như xưa.
Tôi vội vã rửa mặt, thay quần áo, trong người vẫn còn lừ đừ bởi ngủ chưa lấy lại sức, thế mà trong lòng vẫn reo lên niềm vui, đầy ắp háo hức, chân bước rội ra chào bạn bè, đụng phải ngạch cửa, đầu chúi nhủi về phía trước, may có Tùng Trung sĩ đưa tay chặn lại, lấy được thăng bằng, cúi đầu chào:
- Tâm, xin chào quý anh, chị thân thương, mọi người trên đường đi có suôn sẻ không?
Linh Ái Cầu Muối nói:
- Đương nhiên thuận dòng, xuôi gió mới đến đây, kẻ gửi chồng con cho làng, người gửi vợ cho đàn xóm, chỉ vì tin biên giới có mặt Tâm tại "Dòng nhà làng" thế là mọi nguời bỏ hết việc, không cần trang điểm, lập tức đi như bay.
Đồn bót biên phòng của Trung Quốc trên khu vực sông Nậm Ma
Vinh Cút kít liền nói:
- Các bạn nói thế để thằng Tâm nó an lòng, thực ra Tâm đã hiểu hết, lý do Tâm với anh Minh hết bốn ngày trôi giạt tận mãi hướng Tây biên giới để viếng thăm người nhà. Quý ông, bà nếu tiện miệng cho Tâm biết về thiên đường cực lạc biên giới là cái gì nhá?
Đào xích lô nói:
- Tâm cứ hình dung Điện-các của anh Minh là biết thiên đường xa, địa ngục biên giới gần, tại hạ đã chọn đường địa ngục cho an phận!
Mỹ Châu hộ sản cười, nói đùa:
- Hì hì...ai kia, thân nam nhi mà ý chí hạ nữ, biên giới này không thể là nơi an nhàn thủ phận, dù Thượng Đế có cho tôi cai quản cõi này, tôi liền xin từ chối, bởi cảnh tiên này muôn ngàn não ruột, chỉ có hôm nay mới thấy niềm vui đến với mình. Cảm ơn Tâm! Quả thực thèm cái vui này từ lâu, một thời chúng ta tung hoành trên quê hương, và tôi đã nói quá nhiều lần, khuyên mọi người hãy hạ giới càng sớm càng tốt, đừng ôm thân phận bi quan, hỡi quý ông thần hãy lạc quan lên đi chứ?
Tùng Trung sĩ nheo mặt nói:
- Thấy không, Châu hộ sản, lúc nào cũng thôi thúc người khác, còn mình lì lợm, lúc mới vượt biên giới thì ôm thằng chồng, đến nay ôm bốn đứa con, nến thời bình thì họ ôm một lúc tám đứa con là ít.
Chị Trang nghiêm nghị nói:
- Riêng tôi, đã bí lối rồi không còn sức để hạ giới (bỏ làng) vì quá thất vọng.
Chị Trang oà lên khóc, tiếp theo Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược đồng khóc.
La Minh từ dưới bếp đi lên thấy bốn cọp cái khóc, liền la:
- Này nữ tứ-quái, ở đây không phải là hý viện, từ bé đến giờ mỗi khi nói đến địa ngục là tứ quái khóc. Thôi được rồi! Hãy buông màn khóc xuống, đi vào bếp lo nấu nướng cho hợp khẩu vị thì Tâm sẽ cho biết nhiều tin vui.
Đúng 10 giờ, tiếng nói của chị Trang từ dưới bếp vọng lên:
- Cậu Minh, tất cả đã chuẩn bị đủ lễ vật, nào là "Tam sinh" hương, hoa, trà, quả vậy khởi hành thăm mộ chị Tú Hà và các cháu chưa?
- Thưa chị, đúng 10 giờ 30 phút khởi hành, các bạn nhớ tuy là hình thức nhưng phải có bài bản như thực, đừng để người ngoài biết bên trong chúng mình lấy cớ hợp mặt nhé ?
Đúng 10 giờ 30 phút, ông chủ "Dòng nhà làng" họ Hứa tên Bông Linh nguyên Đại úy MTGPMN, nay ông làm chủ "Âu nhà làng", họ Phó tên Như Bá, nguyên Trung úy MTGPMN, đến tham dự ngày giỗ chị Tú Hà, họ đến bằng tấm lòng thân thiết do anh Minh mời. Họ đem theo hoa, một chai rượu trắng và hai con gà luộc, họ xem bạn của anh Minh như anh em với họ. Họ ngưỡng mộ tính năng động và những hoạt động vì người, sống vô tư dù có lúc bên ngoài đe dọa đến bản thân. Chính vì thế họ đến với nhau không ngại mọi điều, khi có dịp ngồi lại họ trải bày tâm sự không tiếc lời. Ngược lại anh em chúng tôi cũng xem Đại úy đỏ Hứa Bông Linh vá Trung úy đỏ Phó Như Bá cùng đồng người Việt, chia sẻ chân thực, thể hiện bằng tình người nặng nghĩa đồng hương.
Sau khi làm giỗ cho ba mẹ con chị Tú Hà, tất cả về nhà anh Minh dùng cơm trưa, trong lúc dùng cơm, mọi người nói rất nhiều vấn đề, sinh hoạt làng này làng kia, phiền nhất không liên lạc được thế gới bên ngoài làng, tất cả đời sống ở trong làng đều tự túc. Đặc biệt nói về những người tị nạn mất tích, bị trấn lột, chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, bởi mọi người hiên diện hôm nay, nguyên chứng nhân bất đắc dĩ kẹt trong hai họng súng!
Tôi chú ý nhất, lúc họ viện dẫn Trung Quốc chủ động chiến tranh, đưa đến trói buộc người Việt tị nạn làm thân trâu bò, trên lưng làm ngựa thồ, tải đạn vào chiến trường, lao động đào giao thông hào khoán chỉ tiêu, làm vòng đai đại pháo, lập bẫy mìn cài, mìn đặt dọc theo biên giới, nhiều người lao động quá sức phải bỏ mạng vì đói rét, bệnh tật.
Ngày nay trong ký ức người Việt tị nạn còn đó những vết hằng sâu, diễn biến từng giờ, khi suy nghĩ đến tự rùng mình, khổ đau thấu xương, trong lòng bàn tay vẫn từng ấy dấu vết lao động chiến truờng chưa phai.
Anh, chị, em còn cho biết: Lúc trước những làng tị nạn ở vị trí cao nhìn về hướng Nam thấy chiến tranh như mồn một. Những ai là cựu quân nhân, từng kinh nghiệm chiến trường như anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, Vinh cút kít, Tùng Trung sĩ đều định vị được chiến lược và vẽ được bản đồ tiến quân của liên quân Trung Quốc tiến vào lãnh thỏ Việt Nam. Họ chiếm một phần lãnh thổ biên giới Việt Nam, cuối cùng họ chỉ trích cả hai đảng CSVN và TQ về mặt chiến tranh, thi nhau tàn sát người dân Việt Nam.
Vốn tôi có ít nhiều hệ lụy với người Việt tị nạn tại biên giới Trung Quốc, trước đây khi chưa đến đây đã nghe người ta nói nhiều về mảnh đời biên giới lắm lao đao, tôi khó tin lời nói của họ đôi khi còn hồ nghi vì tôi cũng là một tị nạn tại Galang Indonesia. Mãi đến nay có dịp đứng tại biên giới Việt-Trung mới nghe được chuyện người thực, việc thực của nhiều chứng nhân. Đích thực lời nói của những chứng nhân này làm tôi choáng váng, họ nói bằng lương tâm hoàn toàn giá trị, không phiến diện và không tùy theo cảm tính. Từ những cựu quân nhân một thời đi theo MTGPMN, và cả cộng đồng người Việt tị nạn đồng xác nhận những đoạn đời tị nạn ở biên giới, chỉ sống hay chết cách nhau 1 cm tây trên đầu, dưới chân cách đất 1 cm.
Tôi không thể nào chở hết những lời chứng nhân cùng một lúc vào lòng, tôi tự trở thành kẻ say xẩm mặt mày trước cảnh bi thương của họ, chỉ ghi nhận những sự kiện đau đớn nhất trên phần đất của tổ quốc Việt Nam bị Trung Quốc chiếm lấy mà không nghe một tiếng la làng nào từ phía nhà nước Việt Nam. Đầu óc hồ nghi nhà nước Việt Nam âm thầm ký kết trao tặng biên giới Việt Nam cho Trung Quốc, đến nay (1978) nhân dân Việt Nam và thế giới không hay biết gì về vị trí biên giới của Việt Nam - Trung Quốc ở tọa độ, vĩ tuyến nào!
Lòng ngậm ngùi, buồn cho thế sự quê hương, đến độ tôi không còn chịu đựng được phải đè ép, nén lòng xuống thật sâu không cho cảm xúc lệ tràn, hầu lắng động lại tâm hồn để còn đi tiếp trên đường dài biên giới, và thu thập đời sống thực một cộng đồng tại biên giới không giống đời thường hay ở cõi hành tinh nào đó chưa ai khám phá. Một đặc thù khác, tôi rất thán phục ở cộng đồng này, họ lấy quyết định đồng thuận, hòa giải giữa người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo máu Hoa, người Việt biên giới và người Việt sắc tộc, đồng chung sống với nhau. Họ còn đồng thuận hòa hợp trên nhiều mặt, sinh hoạt đời sống cộng đồng theo văn hóa Việt, điểm chung đời tị nạn không xa rời văn hóa chào đời và tiếp tục lưu truyền nơi sinh cư.
Họ đã hòa hợp được và thành công, trách nhiệm của cộng đồng họ chia nhau trong cuộc sống, nhất là bảo vệ an ninh, đương nhiên Hoa Đỏ có nhiều kinh nghiệm. Trước 1975, đảng CSVN lừa đảo chính trị và chưa bao giờ lương thiện đối với mục tiêu họ muốn đạt được, buộc họ thực hiện theo mệnh lệnh để vươn lên bằng những thứ trao đổi quân hàm Đại úy, Trung úy v.v... Sau khi ảo vọng bị té ngã, mới thấy mình đu trên dây cuộc đời để chúng lừa gạt, nhất là ở tuổi thanh xuân bị chúng lấy hết nhiệt huyết. Hôm nay Hứa Bông Linh, Phó Như Bá lấy kinh nghiệm có được, đối phó với đời thường trước đảng CSTQ, hầu đem lại sinh tồn cho cộng đồng. Còn về tổ chức cộng đồng các bạn của tôi trội hơn, bởi tất cả trước đây là Hướng Đạo sinh, biết tổ chức, ứng dụng mọi việc vào tình huấn, và cũng là thành viên phong trào Du-Ca VN, ngoài ra họ còn có biệt tài tác động xã hội, sống vui khoẻ. Những anh, chị, em ấy đều có vốn chuyên môn trong xã hội miền Nam Việt Nam trước 1975. Ngoài ra cũng có vài cựu quân nhân VNCH như Vinh cút-kít, kỷ sư Phú Thọ, nguyên là Trung úy Biệt kích và Tùng Thiếu úy Biệt Động Quân "sau 1975 chúng tôi đùa, giáng chức của Tùng thành binh nhì, đến năm 1976 chúng tôi đề nghị truy tặng chức Trung sĩ". Đặc biệt Vinh từ khi di chuyển về "Âu nhà làng" mới có biệt hiệu Cút-kít, nguyên là tác giả các loại xe "Cút kít biên giới", như xe chở đất làm nhà, xe chở cây Bạch Đàn, Bồ Đề, Cao su và tải bệnh nhân, trước kia không có xe Cút kít dân làng đem thân đổi sức nặng để lấy từng hạt gạo nuôi mạng sống. Cho nên người làng gọi anh Minh và Vinh với cái tên thân thiết "huynh đệ làng".
Xe cút-kít rất hữu dụng, khi các em bé dùng làm phương tiện rong chơi
Dòng nhà làng và Âu nhà làng tự tạo ra nhiều tiện nghi cho cuộc sống cộng đồng, xe Cút-kít là một ví dụ. Về giáo dục có anh Minh và chị Tú Hà đôi họa sĩ qua màu sắc pha đậm trữ tình, nhưng khi đến đây anh có thêm biệt tài chuyên hành chính, như làm các loại đơn cho đồng bào, giúp "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng" tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em và ngưới Việt sắc tộc, còn chị Tú Hà phụ trách lớp toán cho trẻ em và người Sắc tộc, từ đó hai làng có một bản sắc tị nạn riêng của nó.
Hôm trước anh Minh kể về chuyện lớp toán của chị Tú Hà: "Một hôm Hà về nhà tủm tỉm cười có vẻ đắc ý, Hà nói: Minh thử nghĩ xem, khi chúng mình tiếp cận đồng hương Việt sắc tộc, họ không biết đọc và viết, thế mà hôm nay đồng hương đã biết đọc-viết như chúng mình, ngoài ra họ còn biết làm bốn toán pháp cộng, trừ, nhơn, chia, toàn thể đồng hương đã đếm được con số triệu. Hà nói đùa tương lại quý bạn sẽ có ngần ấy tiền, mọi người đồng vỗ tay cười, và đồng nói lớn tiếng "hy vọng".
Rất tiếc chị Tú Hà qua đời sớm, chị mới ba mươi bốn tuổi, vướng bệnh dịch tả trong làng, chị bị mắc bệnh do lòng nhân ái, hy sinh vì mọi người, mỗi ngày chị làm vệ sinh cho bệnh nhân và tẩy uế thi thể trước khi đưa ra nghĩa trang, đến ngày thứ mười bốn chị và hai cháu vướng vào dịch tả, lên cơn sốt hai ngày cả ba mẹ con tiếp nối qua đời, ngày trước ngày sau, thế là gia đình anh Minh có trong danh sách 1.526 người chết vì dịch tả.
Cùng lúc anh Minh đề nghị tiêu hủy làng. Vận động cách ly người chưa bệnh ra khỏi làng ở tạm những chòi tranh mới dựng lên, những vật dụng đun lại bằng nước sôi v.v... Dòng nhà làng, trải qua một thiệt hại khủng khiếp. Hơn hai năm trước, khi dịch tả xuất hiện ở làng này, chính quyền địa phương không hề đoái hoài đến người Việt tị nạn tại biên giới, từ đó dân làng oán thù những chế độ CS còn hơn hận địch tả.
Có đến nơi mới nhận diện được đời sống thực của dân mình quá gian truân, và hiểu được thế nào là cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới VN-TQ. Tôi cảm kích họ về mọi mặt sống. Ngày nay sinh họat của cộng đồng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng" đã thay đổi nhiều, họ dự trù vào tháng 10/1987 mở một chợ phiên tại giao lộ gần thị trấn để giao lưu thế giới bên ngoài và cải thiện đời sống bên trong làng. Họ dùng trí tuệ sáng tạo và bảo vệ đời sống cho nhau. Rất tiếc tôi chưa viếng thăm những làng biên giới khác. Tuy nhiên cũng biết đại khái tình trạng những làng như nơi định cư của Đào xích lô, Tùng Trung sĩ, Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược, chị Trang Đao Khoa.
Được biết những làng của quý bạn của tôi vướng ít nhiều vấn đề an ninh, cho nên việc tổ chức cộng đồng chưa theo kịp mẫu "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng".
Tôi ngồi gần ông chủ làng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng", lúc này mạnh miệng gọi bằng anh cho thân mật hơn và chủ ý tạo tình cảm càng nhiều càng tốt, tôi hỏi:
- Thưa quý anh, tôi mới đi qua một vòng hẹp biên giới Vân Nam Trung Quốc, đã hình dung được một số dữ kiện về cộng đồng người Việt tị nạn sống tại biên giới từ 12 năm qua (1975-1987). Sau 1975 đảng CSVN bài Hoa gọi họ là người Việt có máu Hoa. Việt Nam từ chối không cho họ đất sống. Họ phải ra đi đúng lúc hai đảng CSVN và TQ chiến tranh ngày 17/2/1979 tại biên giới, biến họ thành người Việt tị nạn, một cụm từ chua chát, và Trung Quốc chính thức từ chối họ lần thứ hai. Từ đó họ thường hỏi: "Tại sao không phải là người Việt hay người Hoa".
Lương tâm nào phán xét lành dữ cho công minh, đảng CSVN có phần trách nhiệm. Bởi sự hồ đồ nhất thời bài Hoa, sau khi cộng đồng này vào Trung Quốc, họ càng bị phân biệt đối xử. Chính quyền Việt Nam chỉ cần nhận họ một tiếng người Việt để quyết định số phận của họ. Hai đảng CSVN-TQ chưa hề có luơng tâm đối xử đẹp với cộng đồng này. Tôi nói như thế có phiến diện không?
Anh Hứa Bông Linh liền đáp:
- Bạn nói như thế còn nhẹ như bấc cho hai đảng CSVN-TQ, đối với chúng tôi thường khi nói đến vấn đề này là nổi lên gay gắt và phải mạt sát hai đảng CSVN-TQ, không nương tay, bởi chế độ CS nó không xót xa cho ai cả, khi cần thì nó tìm đủ mọi cách thuyết phục, khi hết cần nó thải ra như nước ống cống! Tôi muốn bạn nhận diện một cách trung thực hơn về cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới này, đó là nguyên nhân tôi xin phân tích một cách khái quát trong cộng đồng hòa hợp từ năm nhóm người, nay thành một:
• Nhóm thứ nhất, Hoa Đỏ thân Lục Địa (Mao), trước đây họ đã sống miền Bắc Việt Nam trên 12.500 người.
• Nhóm thứ hai, xuất hiện trên 123.000 người Hoa, trước năm 1940-1950 tại miền Nam Việt Nam, như "Hoa Vàng thân Đài Loan" và "Hoa Đỏ thân Mao" chung sống với người Hoa thuần Việt Nam tại Chợ Lớn, Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, trải qua năm thập niên, số người Hoa này tăng nhanh lên đến hơn 450.000 người.
• Nhóm thứ ba, người Hoa vào thời Chúa Nguyễn đã hòa nhập vào xã hội Việt Nam, cách nay hơn ba bốn thế kỷ, họ không còn bận tâm đến gốc Hoa. Sau 1975 dưới mắt đảng CSVN vẫn cho rằng họ có máu Hoa, từ đó quả nhiên một hệ lụy nghịch cảnh đến với họ, thế là bị bài Hoa, bị tống khứ về Trung Quốc. Tuy nhiên thành phần này đi không đáng kể, vì họ không còn thân nhân ở Trung Quốc, cho nên nhiều người chọn vượt biên đường biển Đông.
• Nhóm thứ tư, người Việt Nam ăn theo máu Hoa, số người này rất ít, họ có ý định mượn đường Trung Quốc đi nước thứ ba, cũng như người Hoa Vàng tìm đường về Đài Loan vì ở đó có người thân.
• Nhóm thứ năm, người Việt sống biên giới, và người Việt sắc tộc cao nguyên Bắc Việt Nam, đối diện Bắc phần tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Hoa Vàng, Hoa Đỏ, Hoa thuần Việt, Việt ăn theo máu Hoa, Việt biên giới và Việt sắc tộc biên giới, 5 nhóm hiện diện ngẫu nhiên trở thành cộng đồng tị nạn tai biên giới Việt Nam –Trung Quốc, được nhà nước Trung Quốc công nhận một tên chung (người Việt tị nạn) tổng số hơn một triệu người.
Anh Hứa Bông Linh cho tôi những con số và cách sống riêng của cộng đồng tị nạn, cho thấy những điểm này sẽ có sự tác hại của nó trong tương lai, nếu hai đảng CSVN-TQ cố tình tạo ra một áp lực chính trị hay quân sự nào đó.
Lần đầu tiên chúng tôi tiếp cận được cộng đồng tị nạn biên giới phía Nam, Vân Nam Trung Quốc, hiểu được người Việt tị nạn đã chịu đựng những năm tháng dài thống khổ và cùng cực nhất thế gian, đời họ bị biệt lập, sống và chết không liên hệ với thế giới bên ngoài.
Tất cả người Việt gốc Hoa về lại cố quốc, hay người không Hoa nói chung, đều phải chịu nghịch cảnh trên danh nghĩa (người Việt tị nạn). Từ lúc đảng CSVN bài Hoa và tống khứ dồn dập người Việt gốc Hoa về bên kia biên giới Trung Quốc.
Nhà nước Trung Quốc liền tập trung họ vào những trại gọi là tiếp cư, hứa: "Sẽ chuyển người tị nạn đến nơi định cư nhanh và an toàn".
Tin vui đến, nhất là người Hoa vàng v.v... suy nghĩ đơn thuần, đây là chặng đường quá cảnh để ngày mai về đất lành Đài Loan hay Hong Kong, còn người Hoa đỏ giản dị hơn, mai này sống an nhàn trên quê hương, xứ sở.
Trong lúc tranh tối tranh sáng, người tị nạn nào ai có hiểu thấu những tuyên bố trên chỉ là nghệ thuật tiếp tục trấn lột tài sản trên lưng của người tị nạn đang lao tới. Người tị nạn bao giờ cũng có một viễn tượng hạnh phúc phía trước nhưng không bao giờ đi tới bởi vì CS cản trở ước vọng của loài người.
Một hứa hẹn của nhà nước Trung Quốc, tạo cho cộng đồng người Việt gốc Hoa một lòng tin, thế là tiếng đồn bay xa dòng chảy tị nạn đường bộ, ngày càng mạnh mẽ hơn, cuối năm 1978 và đầu năm 1979 tại biên giới tăng thêm con số 300.000 người, chưa kể người tị nạn đi bằng ghe thuyền tại vịnh Bắc bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, họ đến thẳng Quảng Châu và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Anh Hứa Bông Linh cho biết thêm:
- Ngày 19/2/1979 chiến tranh thực sự bùng nổ, đạn pháo ào ào, trải thảm đỏ máu, lửa đạn hừng hực cháy khắp biên giới, biển người bộ đội Trung Quốc cứ thế mà dâng lên từng đợt sóng. Còn dân quân Việt Nam tại biên giới, họ kiên trì chống địch, đến nỗi không còn sức để giữ xóm làng, cuối cùng đa số bị tử thương và một số ít bắt làm tù binh. Người dân chạy bỏ tài sản chỉ ước nguyện giữ được thân, họ chạy không định hướng, kẻ về hướng Bắc, người chạy hướng Nam, khi nghe tiếng đạn pháo đâm đầu chạy ngược, đưa đến tình trạng dân quân ta và thù cùng chết trên một dòng sông Hồng.
Người tị nạn Việt gốc Hoa chết bên bề sông Hồng, cũng ở trên dòng sông Hồng này. Dân quân VN và kẻ thù TQ cùng một cách chết. Nguồn: Trương Hoán Tùng.
Đến ngày 22 tháng 2 năm 1979. Bộ quốc phòng Trung Quốc truyền lệnh cho Lữ đoàn 119 bộ binh, tung ra trung đoàn 6, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chiến thuật 6 lớp quân "biển người", chiếm từng làng và huyện lỵ. Tiếp theo lực lượng quân nhu Trung Quốc thực hiện chiến lịch làm sạch 300.000 người Việt gốc Hoa mới qua biên giới trước đó vài hôm, biến thành một xung đột dã man về tâm lý, từ đây biến người Việt gốc Hoa thành kiếp "người Việt tị nạn" dù Hoa Đỏ hay Hoa Vàng cũng không còn giấc mơ trở về cố thổ để làm công dân Lục địa hay Đài loan. Cùng lúc Đặng Tiểu Bình trên cương vị Tướng-Soái lên đài truyền hình 3 lần nguyền rủa, công kích gắt gao, kèm theo nhiều lời đe dọa Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn khuyết khích: "người Việt tị nạn có quyền tham gia chống đảng CSVN". Người dân Trung Quốc xem họ Đặng là kẻ háo hức tạo ra chiến tranh biên giới, chính họ Đặng không trung thực lời nói "Tự Vệ".
Cùng ngày Lữ đoàn 119 bộ binh của Trung Quốc, cho bọc lên hướng Tây nơi tập trung người Việt tị nạn đông nhất, nhiệm vụ tiến hành làm sạch "trấn lột" 300.000 người Việt tị nạn tại sáu đoạn sông Nậm Ma.
Tiến hành trấn lột sạch, chiến lợi phảm trên lưng người Việt gốc Hoa, tại 6 đoạn sông Nậm Ma, nơi tập trung người Việt tị nạn đông nhất. Bản đồ: Hứa Bông Linh.
Những chứng nhân Hoa đỏ, như Trương Hoán Tùng, Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, Kưu Thiên Tài, Mã Anh Thu, Quách Tình, Hứa Hữu Nhật.
Tám người Hoa vàng, như La Minh, Liu Linh Ái, Mạc Đình Độ, Liu Ngô, Khương Thân Gia, Gang Khang Lộc, Lã Mạnh Cát.
Sáu người Việt ăn theo máu Hoa, như Cao Dũng, Lê Văn Đào, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Mỹ Châu, Nguyễn Thảo Liên, Trần Thị Trang đồng cho biết:
"Họ lùa 300.000 người tị nạn vào thung lũng khu vực vùng núi cao 91, ở đây không một ai chạy trốn khỏi, họ kiểm soát các điểm ra vào, chặn đường nếu có cuộc tấn công từ phía Việt Nam. Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 7 của Trung Quốc được lệnh tiêu diệt người Việt tị nạn, và mở đường xuống Nam, theo tiến quân chiều dài như đã ấn định cho cánh B. 6 cánh quân khác tiến sâu vào đường 75 Tây Nguyên, điểm hẹn lạch Đông Bắc, chiếm lấy đồng bằng núi cao 91 làm hành lang chiến lược phòng ngự. Một làng Tây Nguyên nằm ở phía Tây núi 91 của Quốc Lộ 7 gần sông, có sáu (6) nhóm người Việt tị nạn làm trở ngại cánh tiến quân, thế là bị tiêu diệt trước để bảo vệ cánh quân thông suốt không bị lộ, thậm chí làm cho hai đường dẫn dài 8 lớp bọc vào điểm A. Sau đó không ai biết 300.000 người tị nạn âm thầm, bí mật mất dấu, và sáu nhóm người tị nạn đang ở đâu? Không ai biết số phận của họ và tài sản trên lương người tị nạn đi về đâu? Ai là người chủ mưu ăn cướp trong lúc chiến trường tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc tiếng đạn pháo sôi bung, cho đến hôm nay (1987) chưa có hồi đáp".
Người dân vượt qua sông Hồng tại biên giới Việt-Trung. Nguồn: Trương Hoán Tùng
Theo lời của một phế binh Gu Kemei, nguyên cựu chiến binh sĩ quan tham chiến ngày 23/02/1979 hiện cư ngụ tại thủ phủ Côn Minh cho biết: "Lúc 12:20 giờ, tôi dẫn đầu một đại đội tăng viện cho Sư đoàn trưởng Yin-Pei, sau đó tất cả trải rộng 6 lớp tăng cường thêm hai khẩu đại pháo, từ vùng cao nguyên phía Đông Bắc gần với sông 75. Một lớp quân khác được chia thành ba nhóm thay nhau qua sông. Tới trung tâm của sông, đột nhiên tìm thấy kẻ thù (VN) phía trước bên phải, giết chết sạch kẻ thù, không chần chờ, nhanh nắm bắt các sườn núi bên kia sông, đã có 2 nhóm làm phòng ngự trên sông để nối lại tiến quân.
Một đại đội khác vào làng phía Nam tìm được liên lạc lãnh đạo trung đội trinh sát và lãnh đạo đội hình, biết mọi chi tiết địa hình chung quanh làng. Lãnh đạo quyết định để lại một nhóm phòng bị nếu có đột biến bên phải. Cho đại pháo chụp xuống đầu quân đội Việt Nam, súng máy liên thanh từ trái tiến lên, tôi dẫn 3 nhóm đi đầu cùng với trung đội trưởng, thay thế vào chỗ phòng ngự bằng ba đại đội (13, 10 và 3) để vượt sông. Tìm kiếm các vị trí pháo binh của đối phương, liền chạm mặt chiến trường, cách bản làng 50 mét, do sư đoàn trưởng Yin-Pei chỉ đạo, cho một nhóm binh sĩ chiếm địa hình thuận lợi nhất, có bóng mát che khuất để tiến gần kẻ thù, 16 súng trường của nhóm Mengsao tấn công, lấy được tám mạng sống kẻ thù, thu giữ 7 khẩu súng trường bán tự động và súng lục. Đột nhiên phát hiện, có một kẻ thù từ bụi cây rậm gần chúng tôi, chạy vào hầm trú ẩn trong một gốc cổ thụ, thế là chúng tôi giết sạch, khi kéo xác ra ngoài hơn 152 người, mới biết thường dân, trên lương vẫn còn ba-lô đầy ấp đô-la, không sai chính họ là người Việt tị nạn".
Trước và sau chiến tranh ông Đặng Tiểu Bình thường chửi bới Việt Nam sợ ngớ ngẩn, toàn là những thằng khờ, một chư hầu mất dạy v.v... Thế nhưng khi tôi được báo cáo, số liệu sơ khởi tổn thất của quân đội Trung Quốc tại chiến trường Việt Nam:
Tử trận: 26.000 người
Bị thương: 37.000 người
Quân dụng: 260
Xe tăng đã bị phá hủy: 282 chiếc
Các xe bị phá hủy: 490 chiếc
Mất các loại pháo: 670
Súng máy liên thanh mất: 3100.
Cho đến nay tôi không biết thêm chi tiết nào về cuộc chiến này!
Ngựa thồ 4 ngày chưa tải hết tài sản của người Việt gốc Hoa. Nguồn: Trương Hoán Tùng
Anh Hứa Bông Linh cho biết tiếp:
- Trong khi ấy có một bí ẩn khác, họ loan tin chuyển 300.000 người Việt tị nạn đến làng Maguan Vân Nam Trung Quốc, tôi khả nghi một chút khác thường đối với thế giới tị nạn, tuy rằng biết mà cố im lặng, bởi số người trên không phải đến từ thung lũng khu vực vùng núi cao 91, chẳng qua đây là tráo trở trừ hậu chiến tranh.
Một tráo trở khác, Trung Quốc khởi động chiến tranh, tạo Đông Dương nóng, lấy Việt Nam làm thí điểm, trước đó một năm Trung Quốc tổ chức kiên cố xây "thành lũy thép" biên giới, ngoài ra Trung Quốc còn thành lập thêm các binh đoàn Pắc Bó. Cùng với các lực lượng chủ lực dân-quân gồm người thiểu số địa phương, tổng số lực lượng phòng thủ biên giới Việt-Hoa lên tới 600.000 người. Ðồng thời, họ cũng duyệt xét lại chiến lược và chiến thuật phòng thủ, chia Ðông Dương thành những mặt trận, như mặt trận A dọc theo biên giới Việt-Hoa, mặt trận B dọc duyên hải Bắc-Việt, mặt trận L ở Lào, và mặt trận K từ Căm Pu Chia tiến qua hướng Cao nguyên Việt Nam.
Theo báo cáo Trung Quốc, ấn định chiến tranh từ tháng 4/1978 đến tháng 6/1979, tại tỉnh Vân Nam, đến khu tự trị Choang Quảng Tây, Bằng Tường và dòng người tị nạn Đông Hưng cảng Việt Nam sẽ là nội lực ứng chiến. Nhưng không biết lý do nào ngày 17/02/1979 cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba đến sớm hơn dự định ngoài kế hoạch chiến tranh của họ Đặng.
Phó Như Bá nói thêm:
- Các bạn biết không, có một báo cáo khác của chính phủ Trung Quốc về người tị nạn:
Năm 1977-1987 tất cả người tị nạn Châu Á cư trú tại Trung Quốc, tổng số 26.500.000 người, phân bố ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến, Giang Tây, sáu tỉnh (khu vực) và 196 đơn vị giải quyết, người tị nạn gồm co sắc tộc Karen, Shan đến từ Miến Điện, Hồi, Ân, Bắc Hàn v.v... Đông Dương có Căm Pu Chia, Lào và riêng người Việt chiếm 70% tị nạn.
Theo thông lệ UNHCR, người tị nạn nói chung được đặt trong trại tị nạn chuyên dụng và theo quy ước UNHCR, những người tị nạn được phép xin tị nạn ở các quốc gia thứ ba, mà họ có ước định đến. Thế nhưng chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách riêng ngược lại quy ước UNHCR, không cho người tị nạn định cư theo quy ước quốc gia thứ ba, và không đưa người tị nạn hội nhập xã hội.
Trung Quốc viện dẫn, "Người Đông Dương gốc Hoa hồi tịch, với tư cách tị nạn tạm cư trú tại biên giới của đất nước họ, hợp với điều kiện khí hậu, địa lý, ngôn ngữ, phong tục và tính nguyên gốc của công việc có liên quan". Thực chất Trung Quốc áp đặt người tị nạn phải sống theo sắp xếp của chế độ CSTQ.
Nói khác hơn, hầu hết người Việt tị nạn sống tại các làng của nhà nước CS Trung Quốc đã ấn định, đem thân làm cày trên bưng ruộng bậc thang. Lâm nghiệp cạo mủ Cao su, trồng cây Bạch đàn, Bồ đế v.v... Ngư nghiệp nuôi trồng thủy sản tại các hồ nước cao nguyên. Tất cả mọi người ở đây sống theo biên chế hội nhập nô lệ .
Hứa Bông Linh nói tiếp:
- Nói và hành động của CS Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với người có lương tâm, chính quyền Trung Quốc đứng trước UNHCR tuyên bố: "người Việt gốc Hoa trở về nguồn dân tộc, văn hoá, gia tộc và Trung Quốc đã ít nhiều liên kết". Thế nhưng, người Việt tị nạn chưa bao giờ được hưởng quyền tị nạn, chưa nói đến quyền của một công dân Trung Quốc. Cuộc đời của chúng ta bị đảng CSVN bài Hoa, rồi đến đảng CSTQ từ chối gốc tịch Hoa!
Do đó đại đa số người Việt tị nạn hay có máu Hoa không có ý định chọn lựa đời sống mãi trên đất Trung Quốc, tất cả là nạn nhân của hai đảng CS, đang sống biệt lập về ý thức dân tộc từ lúc làm thân tị nạn (1979-1987). Cộng đồng người Việt tị nạn không thừa nhận "mô hình nhân đạo" theo kiểu Trung Quốc, nói đứng hơn là chúng ta đang sống dưới một chế đệ phong kiến theo kiểu Khổng Tử Trung Quốc, không riêng gì chúng ta, ngay cả người dân Trung Quốc cũng làm nô lệ đời đời cho đảng CSTQ.
Nhìn chung, năm 1979 làn sóng nguời Việt gốc Hoa đến Trung Quốc, được chính phủ Trung Quốc công nhận "tị nạn", hầu hết người Việt tị nạn sống ở Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu, trong các ngôi làng biên giới và các trang trại. Cho đến nay danh tính của người Việt tị nạn chưa được giải quyết, người Việt tị nạn sống theo hai hình thức tập trung và phân cấp theo địa lý đặc biệt.
Nào ai biết khi làn sóng lớn bài Hoa, buộc phải rời khỏi Việt Nam đến tỉnh Vân Nam vào năm 1977 ... Tính cho đến nay (1987) tỉnh Vân Nam nhận tổng cộng 6.410.000 người tị nạn Châu Á, và người tị nạn Đông Dương đến Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu hơn 4,5 triệu người, họ sống theo 9 khu vực biên giới của 15 quận và 24 nông trường.
Tôi không ngờ những người Hoa đỏ, thẳng thắn luận về chế độ Trung Quốc, dù ngồi nghe mãi vẫn có cảm giác thú vị, không chán. Để ý thấy hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá hút thuốc rê cuốn bằng tay, hút liên miên vừa bỏ xuống điếu thuốc này, tức thì tay se điếu khác, anh Hứa Bông Linh vỗ vai anh Phó Như Bá nói:
- Thời gian qua mau đã xế chiều, chúng mình về để anh, chị, em họ nói chuyện riêng, nào Bá về nhà tao?
Tôi vội đứng lên và nói:
- Quý anh chờ em một chặp rồi hãy về.
Tôi chạy vào nhà trong lấy hai cây thuốc lá 555, tặng quà cho hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá, anh Linh cũng không ngờ trước chuyện tặng quà đột ngột nói:
- Đa tạ chú em, ở rừng mà hút được ba con số 5 quả nhiên là tiên hạ giới.
Anh Phó Như Bá cười nói:
- Anh Linh, "hạ giới" là tiếng "lóng" bỏ làng đi sống nơi khác, chẳng nhẻ anh cũng có ý này à? Trước khi bỏ làng phải có thẻ nhận diện ID, sau đó có tiền và phương tiện sống, nếu hạ giới khơi khơi, trước sau gì cũng phải về lại làng và tiếp tục sống ở cõi thiên đường này thôi! chuyện này không nói anh cũng phải biết, xin anh đừng giỡn bóng "hạ giới".
- Thế thì, mày nghĩ sao cũng được, tao đếch cần cái làng này, sao mày có muốn hạ giới với tao không? Tất cả anh, chị, em hãy chuẩn bị hạ giới nhé?
Tất cả mọi người đồng ồ lên cười, anh La Minh đáp:
- Thưa quý anh, chúng em cũng muốn hạ giới lắm, nhưng mà không có phương tiện, nếu hạ giới ẩu, hóa ra mình tự vào tù sẽ bị cô lập trong rừng sâu hoang vắng, nếu anh Linh thấy nơi nào hạ giới tốt thì đừng quên chúng em nhé?
- Đương nhiên, được rồi đến đó sẽ hay, thôi chúng tôi về, một lần nữa cảm ơn chú em tặng quà phì phà rất có ý nghĩa. Chú em nhớ lần sau gặp lại hai cây thuốc đó nhé? Nếu không có thì chúng tôi đuổi chú em ra khỏi làng.
- Dạ, em vâng lời quý anh ạ.
Cả hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá đã kiếu từ, còn lại không gian của anh, chị, em chúng tôi, lúc này tôi mở ra một ba-lô và nói:
- Thưa quý anh, chị mỗi người đều có một phần quà, quà này không phải của Tâm mà chính của gia đình quý anh, chị gửi đến, trước đây ròng rã hai năm, Tâm phải bắt lại liên lạc với gia đình của quý anh chi ở bên nhà mới có kết quả hôm nay, xin quý anh chị tự nhiên tiếp nhận phần của mình theo tên họ trên bao quà.
Mỗi người nhận quà rất vui và nô nức mở ra từng bao quà một, trên khuôn mặt của anh, chị, em bỗng hồng hào hẳn ra, giống như một thời, chúng tôi đã từng đi tặng quà cho các em tại những Cô Nhi Viện Sài Gòn vào dịp Tết. Còn bây giờ quý anh, chị, em chỉ biết khóc không biết cười, tôi cũng khóc theo vì trong những thư ấy có ít nhiều nói về những kỹ niệm thời thơ ấu của chúng tôi.
Sau tám năm bạn tôi sống chết trong rừng sâu, giá lạnh và khổ hơn người bị lưu đày, nay gặp lại bạn, nhận được thư nhà, đem lại cho anh, chị, em hồi sinh mới, mỗi người nhận được trên hai mươi lá thư và một bao thư tiền, có chị bảo:
- Số tiền này "hạ giới" đi tìm thế giới tự do được rồi.
Có anh nói:
- Độc thân thì được, nếu gia đình đông người không được.
Linh Ái đề nghị:
- Số tiền này, tập trung vào một người, nhờ anh Vinh Cút kít quản lý, và cử ai có khả năng sinh lợi "hạ giới" trước, một người đi để cứu nhiều người, tôi đề nghị chị Trang đi trước vì chị là Bác sĩ có khả năng sinh lợi, người thứ hai là anh Minh vì anh là họa sĩ thành danh tại Hong Kong, ai có ý kiến gì không?
Vinh đáp:
- Ý kiến của Ái rất hay chúng ta quyết định như vậy đi.
Tất cả đồng ý và chị Trang hỏi tôi:
- Tâm là người ngoài làng, biết cách chạy có thẻ ID, như vậy trước hết mọi người phải có thẻ ID và chọn nơi nào để sinh lợi, cũng là nơi liên lạc trong và ngoài làng, xin Tâm có ý kiến trước khi tập thể lấy quyết định.
Tôi suy nghĩ một lúc, rồi liều mình nói:
- Thưa chị Trang, em sẽ vận động cho mọi người có thẻ ID, nhưng có điều kiện không được cho bất cứ ai biết, kể cả thân nhân của mình và đây là địa chỉ liên lạc trực tiếp Côn Minh với Paris, chị Trang đến Côn Minh trước, tiếp theo anh La Minh đi Hong Kong, kế đó là Mỹ Châu nguyên là Y tá có khả năng làm việc với chị Trang, theo Tâm biết trên đất Trung Quốc đang thiếu Bác sĩ và Y tá. Quý anh chị suy nghĩ thế nào?
Tất cả đưa tay lên đồng ý đề nghị của tôi, riêng về tâm trạng của tôi, miệng đã thành lời hứa, khó từ chối, tuy biết khó làm mà vẫn phải liều mạng. Hiện thời anh, chị, em cũng không hiểu lý do nào tôi có thẻ nhận diện ID và đến được làng với trên lưng trách nhiệm, nào là thư và tiền không bị mất cắp.
Tất cả trở lại cười vui sau cơn khóc lóc, mọi người đồng lạc quan khi nghe sẽ có thẻ ID, người Việt tị nạn có thẻ nhân diện ID xem như cơ may đã đến và hy vọng "hạ giới" an toàn cho sự sống trở lại, đi ra từ cửa chết.
Đến đây ai cũng hy vọng và lạc quan tiếp tục sống, anh Vinh nói:
- Thôi, đêm đã khuya chúng ta đi ngủ, chúc cho nhau người người nằm mơ thấy thẻ nhân diện ID trên tay.
Mỗi người một cái mền "biên giới", trùm kín mít, nằm trên những tấm phên tre thưa, tôi thấy anh, chị, em ấy ngủ bình an.
Huỳnh Tâm
danlambaovn.blogspot.com