CÁCH ĂN UỐNG CỦA ĐẠO PHẬT - Michael Ohlsson

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

anchayTrong bài viết này, tôi sẽ tìm hiểu về cách ăn uống của Đạo Phật - những qui định, tầm quan trọng, tượng trưng, và những lý do ẩn sau những nguyên tắc này. Hầu hết những tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh lớn trên thế giới đều có một số nguyên tắc, qui định, khuyến cáo, và/hoặc tượng  trưng về cách ăn uống, thực phẩm và đồ uống. Một số tín ngưỡngkhông ăn một số loại động vật nhất định, có những ngày lễ nhất định trong đó nghiêm cấm một số loại thực phẩm , ngăn cản sự ham ăn, và/hoặc hạn chế hay nghiêm cấm việc sử dụng các đồ uống có chất rượu.Phật giáo nói chung, về cơ bản luôn nghiêm cấm bất kỳ loại thịt động vật nào hay những chất gây say. Tuy nhiên, khi  khảo cứu nhiều hơn,  lại có thêm một số bổ xung hoặc ngoại lệkhông phổ biến hoặc ít biết đến cho những quy định tương đối đơn giản này. Những lý do ẩn sau những qui định này tương đối phức tạp hơn và cần thảo luận kỹ hơn. Cần phải lưu ý rằng, cũng giống như mọi tín ngưỡng và truyền thống khác, trong Phật giáo,có nhiều bản dịch, cách diễn dịch và mức độ khoan dung khác nhau. Tôi sẽ không tập trung vào bất kỳ một "giáo phái" hay "tông phái" nào trong tư tưởng Phật giáo, nhưng sẽ đề cập và đối chiếu những hình thái đặc biệt khi gặp gỡ nếu chúng quan trọng đối với chủ đề của tôi.

Việc người đọc "tin" hay không tin giáo lý của Đạo Phật không thành vấn đề đối với tinh thần lập luận của tôi. Giáo lý và truyền thống của Đạo Phật mang đến "thực phẩm quan trọng cho tư tưởng" cho tất cả chúng ta; tư tưởng mà ít nhất có thể tiếp thu theo cách ẩn dụ - cho thế giới thế tục và nặng về khoa học ngày nay. (Điều này không hề ám chỉ tới sự nghi ngờ đối với tư tưởng và tín ngưỡng Đạo Phật, mà chỉ đơn thuần là cuộc mở đầu cho thảo luận sau đây. Nó cũng yêu cầu độc giả cần tiếp thu với một tâm trí và trái tim rộng mở).

Tôi sẽ bắt đầu với việc tóm tắt tầm quan trọng của những giáo huấn của Đức Phật đối với " Năm quán niệm trong khi ăn" vì đây là một bài thực hành buộc các Phật tử phải dừng lại và suy nghĩ về thực phẩm họ đang ăn. Bước đầu tiên là tự hỏi thức ăn là gì, tại sao chúng ta ăn, thực phẩm có từ đâu, chúng ta nên ăn khi nào và như thế nào. Chúng ta phải:

"Nghĩ về thực phẩm từ  đâu mà có, công sức cần có  để vun trồng , vận chuyển nó, chuẩn bị, nấu nướng và dọn lên bàn ăn" (1).

Rồi người ta nên xem xét rằng liệu mình có xứng đáng với thực phẩm đó không – họ có xứng đáng với nó hay không? Người ta nên tự quán xét tâm mình – liệu (mình) có tham lam không, có xao lãng không? Chúng ta nên biết rằng việc bổ sung thực phẩm là cần thiết và là sự hàn gắn cho cơ thể và rằng họ sẽ bệnh tật ốm yếu nếu không có thực phẩm. Cuối cùng, chúng ta nên nhớ chỉ đón nhận và sử dụng thực phẩm với mục đích duy nhất là để "Thàng tựu Đạo" (1) hoặc xem thực phẩm là  phương tiện – để đến tận cùng – đạt đến sự Giác ngộ.

Trong khi quán tưởng những điều này, người đó phải xác định thực phẩm nào là phù hợp cho sự thọ dụng, và cái gì bị nghiêm cấm. Hơn nữa, điều quan trọng là cần biết tại sao một số thức ăn, đồ uống nhất định thuộc về một trong hai nhóm: hoặc là nghiêm cấm hoặc là phù hợp. Để làm điều này, trước hết chúng ta cần phải xem xét "Ngũ Giới", một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Đạo Phật.

Không tuân thủ bất kỳ một trong "Ngũ giới" sẽ gây tổn hại cho người khác,  che lấp thêm bản tính nhận biết chân thật của mình, và giảm đi đáng kể cơ hội để  mình có thể được tái sinh làm người (một điểm thuận lợi cho suốt tiến trình đạt tới sự Giác ngộ); đây là những nền tảng của sự nghiêm cấm. "Ngũ giới" là: Không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng các chất gây say. Sử dụng các chất gây say bị cấm bởi vì nó có xu hướng cản trở khả năng suy xét của mình và giới này khiến mình dễ  phạm một trong bốn giới trước hơn. Điều này giải thích tại sao đồ uống có chất rượu bị nghiêm cấm. Uống rượu có thể không trực tiếp tạo nghiệp với chúng sinh khác, nhưng nếu uống rượu làm tăng trưởng các cơ hội để phạm các giới luật khác, thì đó là điều nguy hiểm, bởi vậy khuyên không uống rượu. Và với cá nhân (phép tu từ trong Phật giáo) các chất gây say sẽ bóp méo và làm mờ đi định lực của hành giả ( chánh niệm  là điều cần thiết cho thiền định) và con đường đạt tới Giác ngộ.

Như thế thì điều gì là sai trái với bốn giới luật kia? Ăn cắp và nói dối không trực tiếp liên quan tới chủ đề của tôi về cách ăn uống, nhưng đều bị nghiêm cấm bởi vì chúng gây ra nghiệp xấu. Gây ra nghiệp xấu làm hại các chúng sinh hữu tình khác, và sớm hay muộn nghiệp xấu sẽ quay trở lại ám ảnh kẻ nói dối và ăn cắp.

Tà dâm liên quan thế nào tới việc ăn uống? Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Phật Giáo Đại thừa), Đức Phật giải thích "Ngũ vị tân", bao gồm tỏi, hành, đều bị nghiêm cấm như thế nào:

Người theo đuổi thiền định nên kiềm chế việc ăn năm giống cây có mùi hăng của thế giới này. Nếu ăn năm vị này được nấu chín, chúng sẽ làm tăng ái dục; nếu ăn sống, chúng sẽ làm tăng sân hận (2).

Hơn thế nữa, chư thiên "sẽ xa lánh họ bởi vì họ có mùi khó chịu, (và) quỷ đói sẽ lởn vởn quanh và liếm lên môi họ" (2). Bị quỷ bám quanh mình sẽ cản trở sự tìm cầu Giác ngộ. Những ác ma này có năng lực giả làm Phật và thuyết tà Pháp. Chư Phật cảnh báo thêm rằng trong thời kỳ Mạt pháp (thời kỳ hiện chúng ta đang sống), sẽ có rất nhiều nhà tiên tri giả hay tà ma, ác quỷ sẽ xuất hiện giả làm Bồ tát. Những ai quá xa rời Đạo có thể sẽ tin vào hoặc bị mê hoặc bởi  các ma quỷ trá hình thành những bậc đạo sư giác ngộ. Những ác quỷ này có thể nóikhiến những người lạc đường đi vào việc ăn uống " phân và nước tiểu, hay thịt và rượu" và biện minh cho việc này. (3)

Tôi thảo luận giới sát, giới luật đầu tiên và quan trọng nhất, cuối cùng là vì giới luật này là tâm điểm trong cách ăn uống của Phật giáo. Trên thực tế nó là khía cạnh quan trọng nhất.

Trong mười điều răn truyền thống của Do Thái giáo – Cơ Đốc giáo – "Chớ giết  người" nhìn chung đang được chấp nhận với nhiều trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, người ta có quyền giết hại trong trận chiến để bảo vệ, hoặc để ăn hay tế lễ thú vật (trong Kinh Cựu Ước, Chúa Trời qui định  tế lễ thú vật). Ngược lại, không hề có một hình thức giết hại người hay động vật nào từng được cho phép trong Đạo Phật – đây là những nguyên tắc không thể tranh cãi. Tuy nhiên, có những cấp độ khác nhau của "tính nghiêm ngặt" mà những giáo lý này duy trì tùy theo thời gian, địa điểm và giáo phái khác nhau. Ví dụ, trong thời kỳ đầu của Luật Tạng Ấn Độ(Luật Lệ Của Tu viện ), vì các nhà sư là những người du phương không có nhà cửa, nên việc hóa duyên để thọ trai là điều phổ biến (truyền thống này vẫn còn được thực hành một cách tương tự ở các nước Đông Nam Á theo Phật Giáo Tiểu thừa. Các nhà sư "phải ăn mọi thứ được đặt vào trong bình bát của họ mà không phân biệt, gồm có cả thịt hay thực phẩm hư thối" (4). Giới Luật thì rất nghiêm ngặt, trong đó, các nhà sư phải coi chừng bất kỳ một sinh vật nhỏ bé nào trong đồ uống của họ hay nơi họ đi. Do thực phẩm của các vị sư có được từ việc hóa duyên, nên họ không biết gì về nguồn gốc thực phẩm trước đó. Nếu họ nhận được thịt, nhà sư cần phải được thuyết phục rằng thịt đó không phải đã được chuẩn bị riêng cho vị ấy. Các tiêu chuẩn là vị sư đó không nhìn thấy, không nghe thấy, hoặc không có một mối nghi ngờ rằng thịt đó đã được chuẩn bị dành riêng cho mình (4).

Đó là nỗ lực có ý thức của nhà sư  để có được thức ăn chay "thọ dụng được".

Trong những thế kỷ đầu của Công nguyên, Phật Giáo Đại thừa thâm nhập vào Trung Hoa (và cuối cùng là các nước Phật giáo Đại thừa khác là Đại Hàn và Nhật Bản). Ở đây, các tu viện đã phát triển đất đai để các tu sĩ trồng trọt lương thực cho họ, ít nhiều đảm bảo sự chay tịnh tự nhiên mà không phải lúc nào cũng có thể có được từ việc hóa duyên. Điều này khiến cho tu sĩ có thể tuân thủ theo cách chay tịnh nghiêm ngặt, thậm chí phát triển một phong cách ẩm thực (như Jai (chay) ở Trung Hoa và Shojin Ryori (món chay) ở Nhật Bản). Đây là mục tiêu của Phật Giáo Đại Thừa nhằm giúp tất cả chúng sinh đạt được Giác Ngộ. Vì thế, nhờ có các truyền thống của Phật Giáo Đại Thừa mới nên các cách ăn chay nghiêm ngặt hơn xuất hiện, và cuối cùng trở thành văn hóa của những Phật tử  tại gia hiện đại. Kinh Phạm Võng có viết:

Một người Phật tử không được ăn thịt bất kỳ chúng sinh hữu tình nào. Nếu ăn thịt chúng, là người ấy đã cắt đứt lòng Đại Bi, cũng như hạt giống Bồ Đề trong mình (4).

Vì thế, chúng ta thấy rằng việc ăn chay được tiếp nối cả trong hai truyền thống chính Phật giáo (Tiểu Thừa và Đại Thừa), tuy rằng có đôi chút khác biệt trong việc thực hiện điều này.

Thuyết ăn chay, " một việc làm tự nhiên và hợp lý của giới luật về phạm hạnh chống lại việc tước đoạt sự sống" (5) là một chế độ ăn uống mà không có thịt động vật. Trong thuật ngữ hiện đại, chúng ta có thể sử dụng từ " thuần chay" để mô tả cách ăn uống nghiêm ngặt của Phật giáo Đại Thừa. Thuật ngữ "thuần chay" đề cập đến những người không ăn bất kỳ một động vật nào, cũng như những sản phẩm từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật bao gồm sữa, pho mát, mật ong hoặc sử dụng lông thú, thuộc da, da v.v...Đức Phật khuyên dạy bậc Bồ Tát chân khiết cần tuân thủ điều này:

(họ) không mặc tơ lụa, giầy da, lông thú hay lông chim...và người nào không tiêu dùng sữa, kem hay bơ thì thực sự có thể vượt qua thế giới này. Cả hai thể chất lẫn tinh thần cần phải tránh những thể xác và những phụ phẩm của chúng sinh bằng cách không mặc chúng cũng như không ăn chúng. Tôi cho rằng những người như vậy thì có được sự giải thoát thực sự (6).

Thuật ngữ - không gây hại chúng sinh (ahimsa) - trong Đạo Phật hiện được chấp thuận bởi những người thuần chay từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. 'Không gây hại chúng sinh' đề cập tới lòng Từ Bi, cư xử không thô bạo với động vật và tất cả chúng sinh hữu tình. Không chỉ có việc thực hành 'không gây hại chúng sinh' (ahimsa) gìn giữ chính Pháp cho Đạo Phật, mà điều này cũng khiến cho "cuộc sống tốt đẹp hơn và sức khỏe tốt hơn" (7).

Giết hại hay ăn thịt cùng lúc phá vỡ một số nguyên tắc. Người nào gây tổn hại và chướng ngại cho con đường/cơ hội của những chúng sinh hữu tình trong việc tìm cầu Giác ngộ/ Niết bàn; thì kẻ đó cũng tự gây hại chính mình bởi vì tất cả chúng sinh là một phần của tổng thể. Cũng như kẻ đó làm lan tràn các nghiệp xấu giết hại, mà sau này sẽ phải chịu đau khổ hoặc nhân lên việc giết chóc nhiều hơn. Kẻ đó cũng sẽ phải chịu sự khổ đau trong vòng sinh tử.

Tất cả chúng sinh hữu tình đều ham muốn được sống. Mọi động vật đều cố gắng trốn thoát khi chúng bị giết để làm thức ăn.

Giống như con cá bị quăng lên cạn, tâm trí nó cố gắng và vùng vẫy để giành được tự do, thoát khỏi sức mạnh của Cái Chết (8).

Khi một người giết một con vật, cho dù trực tiếp hay gián tiếp bằng cách mua thịt, người đó đang lấy đi sinh mạng của một (hay nhiều) chúng sinh. Vì thế, với Đạo Phật, hành nghề đồ tể là công việc tồi tệ nhất. Tuy nhiên, là người tiêu dùng, việc mua một cách có chủ ý hoặc tiêu thụ thịt của động vật là một phần của quá trình giết hại. Bằng cách tạo nhu cầu, nó cũng giống như chính bạn đang giết hại những sinh linh có tri giác. Làm như vậy đi ngược lại với "tinh thần tối thượng và phổ quát nhất của Đạo Phật, làm việc không ngừng nghỉ để vĩnh viễn chấm dứt đau khổ của tất cả chúng sinh, không chỉ con người" (9).

Việc ăn thịt gây ra hai loại khổ đau: nỗi đau đớn trực tiếp đối với sinh vật bị làm thịt và nỗi khổ gây ra bởi cái vòng  – chết và tái sinh. Khi một chúng sinh hữu tình chết đi, nó buộc phải bắt đầu lại qui trình đau đớn của sự tái sinh. Cách duy nhất để chấm dứt cái vòng này là đạt tới sự giác ngộ viên mãn. Do loài vật cũng có thể trở nên Giác ngộ, nên việc giết chúng là tước đi của chúng cơ hội ấy.

Quan điểm của Phương Tây về bản ngã cá nhân (hay chúng ta sẽ gọi là "ích kỷ cá nhân") rõ ràng không phải tinh thần của Đạo Phật.

Người chỉ sống vì khoái lạc, tâm hồn không hài hòa, không cân nhắc kỹ lưỡng về thực phẩm mà mình ăn, là kẻ lười biếng và không có  đức hạnh – cũng giống như người bị xoay chuyển bởi ma quỷ (kẻ xấu), thì cũng bị xoay chuyển bởi những cám dỗ ích kỷ, thậm chí giống như cây yếu bị lung lay trong gió (10).

Trong Phật Giáo, người nào quan tâm tới những chúng sinh khác như quan tâm tới chính mình – họ có sự liên hệ với nhau, là một phần của tổng thể. Đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sinh thực sự là một phần của thể thống nhất nguyên thủy. Do đó, khi một người giết một sinh vật khác, họ đã thực sự giết hại một phần của chính họ. Cũng là họ đã giết hại một phần của cha mẹ mình (cũng bị nghiêm cấm trong Phật Giáo). Vì vậy, kết quả là, ăn thịt là tự sát!

Chúng ta gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi nghiệp sát tập thể (cộng nghiệp). Nghiệp hoạt động như tài khoản ngân hàng. Những chúng sinh bị ảnh hưởng bởi nghiệp xấu sẽ tái sinh làm chúng sinh thấp kém hơn (như súc sinh, ngạ quỷ); những người tuân thủ giới luật và tạo nghiệp tốt sẽ tái sinh làm chúng sinh ở cõi cao hơn (thánh thần, con người). Khi những chúng sinh thấp kém hơn trả hết "nợ", họ có thể tái sinh làm người. Do con người ở vị thế tốt nhất để Giác ngộ, nên đây là vị trí được mong muốn nhất. Như Đức Phật đã giải thích rằng:

Nếu trong quá trình trả nợ mạng sống của những chúng sinh đã bị giết hoặc ăn thịt chúng, thì nó sẽ bắt đầu một vòng ăn nuốt lẫn nhau mà sẽ làm cho những kẻ mắc nợ và chủ nợ lên lên xuống xuống không ngừng (11).

Khi chúng ta sát sinh, chúng ta làm gia tăng và duy trì nghiệp xấu sát sinh. Nghiệp xấu này sẽ quay trở lại chúng ta trong đời này hoặc đời sau, nhưng chắc chắn là tác động trực tiếp hơn so với chúng sinh bị chúng ta giết hại. Việc lan tràn nghiệp sát gây ảnh hưởng lên tổng thể rất lớn đến nỗi nó tích tụ, duy trì và cuối cùng dẫn đến chiến tranh thế giới trong tương lai.

Khi một người chết, linh hồn của họ có thể chia nhỏ vào trong nhiều súc sinh – một bầy cừu, một đàn ong, một đàn kiến v.v...Khi người ta tước đi mạng sống của một trong những sinh vật này, thì chúng thực sự đang tham dự vào cuộc sống của con người mà đã từng trải qua. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói tại sao một người ăn thịt cừu thì có thể trở thành cừu trong đời sống tiếp theo và cừu có thể trở thành người ra làm sao. Trong chu kỳ có tính chất lặp lại, "chúng ăn thịt lẫn nhau" (Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trang 80). Không có sự phân cấp bậc trong chúng sinh; tuy rằng mỗi loài ở mỗi trình độ khác nhau, nhưng họ (đều) quan trọng như nhau. Vì thế, giết hại động vật thực sự là hành động của kẻ giết người, ăn thịt súc vật là ăn thịt người. Theo niềm tin này, chúng ta có thể nhận thấy tại sao nhiều Phật tử thực hành việc phóng sinh và giải cứu những con vật sắp bị làm thịt. Đức Phật khuyên thực hành như vậy:

Bất cứ lúc nào, một vị Bồ tát trông thấy một người chuẩn bị giết hại một con vật, thì liền nghĩ ra phương tiện thiện xảo để giải thoát và bảo vệ nó, giải phóng nó khỏi sự đau khổ và những khó khăn (12).

(Một lập luận cho việc gia tăng dân số nhanh tới mức quá tải là bởi số lượng lớn các thị trường thịt hiện đại, việc thử nghiệm trên động vật, công nghiệp hóa và khoa học, chúng ta giết hại nhiều động vật hơn bao giờ hết. Những chúng sinh bị giết hại này có thể quay trở lại làm người, do đó làm gia tăng dân số).

Tôi đã tóm tắt ngắn gọn những lý do ẩn đằng sau cách ăn uống của Đạo Phật, được xây dựng trên (nền tảng) giới luật đạo đức. Tôi kêu gọi người đọc xem xét những quan điểm này, như Dharmachari Saaramati cho biết thêm:

Phật tử hay không phải Phật tử đều như nhau – chỉ là bắt đầu đánh giá một cách đầy đủ những gì mà truyền thống này có thể bổ sung vào những nỗ lực hiện tại để chuyển đổi thái độ của chúng ta đối với thế giới mà chúng ta đang sống (13).

Có những qui định khác liên quan đến cách ăn uống mà khác nhau giữa các giáo phái như: thời gian và số lượng thực phẩm phù hợp có thể ăn; nghiêm cấm thực phẩm tươi sống; nhưng việc tuân thủ cách ăn uống mà không vi phạm giới luật về sát sinh là điều phổ quát và quan trọng nhất.

Thực phẩm, và các hướng dẫn liên quan đến nó, đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật Giáo. Đức Phật nói về việc trong quá khứ Ngài đã phải "ăn lúa ngựa" để trả nợ nghiệp như thế nào. Một đoạn không phổ biến trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về việc làm thế nào Đức Phật đã tạo ra "tịnh nhục...là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn  (6). Người ta tin rằng chính Đức Phật đã bị chết do ngộ độc thực phẩm.

Một điều nghịch lý trong chủ đề của tôi là trong Đạo Phật – thực phẩm, ăn uống và khẩu vị là những ảo tưởng ngay tại ban đầu, không phải là một phần của bản tính nhận biết chân thật của chúng ta, Nhưng bản tính nhận biết chân thật của chúng ta lại bị bóp méo bởi vô minh của chúng ta, điều mà bị tạo ra bởi vòng luân hồi chết và tái sinh. Mọi khổ đau đều bắt nguồn từ cái vòng luân hồi này. Và như vậy, 'không gây hại chúng sinh' (ahimsa), cách cư xử từ bi với động vật, và cuối cùng là cách ăn chay của Đạo Phật, là thiết yếu để chấm dứt mọi khổ đau và vô minh; và là sự thực hành bắt buộc trong việc tìm cầu trí huệ chân thực cho chính chúng ta và tất cả chúng sinh.

Filed under: