Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

Nguyễn Hội

CAUHOISự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức" là một đề tài nổi bật trong dư luận người Việt thời gian qua. Để có thể thông rõ vấn đề tác giả đã vào google tìm kiếm bài về đề tài này để đọc. Kết quả cho thấy phần lớn các báo điện tử trong nước đều đăng hàng loạt các bài về đề tài này. Từ Bắc chí Nam hầu như tỉnh nào cũng có lễ tưởng niệm Bồ tát, nhiều  thành phố, tỉnh đã lấy tên Bồ tát để đặt tên đường phố như ở Phú Nhuận, Bình Dương, Long Khánh, Đà Nẵng vv… Tất cả các bài báo trong nước đều đồng một quan điểm là Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã „xả thân vì Đạo, vì độc lập Dân tộc[1]".

Với bài viết ngắn này tác giả xin được tóm luợc lại những gì đã đọc được, qua đó nêu ra những gì Dân Tộc và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đạt được qua sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức".  

Thành quả đem lại cho Giáo Hội Phật Giáo

Trong buổi lễ tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 23/05/2013 với sự hiện diện của „lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP.HCM cùng đông đảo chư tôn, tăng ni, phật tử2", Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, đã tóm tắt công ơn của Bồ Tát Thích Quảng Đức đối với Phật Giáo Việt Nam như sau ngọn lửa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã khơi dậy ý thức đoàn kết dân tộc trong các tổ chức Phật giáo cả nước; đưa cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo đi đến thành công vào năm 1963, làm tiền đề cho sự thống nhất Phật giáo trong cả nước, cụ thể là Giáo hội Phật giáo VN hiện nay[2]". Sự hy sinh của Bồ tát Thích Quảng Đức đã là chất xúc tác liên kết Phật tử trong cả nước đoàn kết, đồng lòng đấu tranh đi đến thắng lợi tiên khởi là đạt được „quyền bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo" vào năm 1963, đồng thời đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng là „sự thống nhất Phật giáo trong cả nước, cụ thể là Giáo hội Phật giáo VN hiện nay".

Tại Hà Nội ông Lê Bá Trình, Phó chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam đã thúc đẩy Phật tử „Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và kỷ niệm 50 năm ngài vị Pháp thiêu thân, thấm nhuần tinh thần xả thân vì Đạo pháp và Dân tộc của Ngài mà không ngừng chăm lo việc Đạo, việc đời, góp công, góp sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân, vừa thường xuyên, đoàn kết, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, làm cho Phật giáo Việt Nam mãi xứng đáng là thành viên của MTTQ Việt Nam".

Niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam được là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc  được biểu lộ qua bản báo cáo thành tích vào năm 1992 Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất hợp pháp của nước Việt Nam[3]". Do đó „trong bầu không khí hân hoan của đất trời TPHCM lịch sử4" Hoà thượng Thích Trí Quảng đã Cầu nguyện ánh sáng của Bồ Tát Thích Quảng Đức mãi là ngọn đuốc thiêng liêng và bất diệt để soi đường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, phật tử Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng luôn phát triển vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mạng cao cả trên tinh thần "Tốt đạo, đẹp đời" của đạo Phật theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội[4]".

Thành quả đem lại cho Dân tộc Việt

1.    Chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà

Hoà Thượng Thích Trí Quang, người lãnh đạo phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 cho biết: "Một trong những cuộc vận động vì hòa bình năm 1963 là xuất hiện vị Bồ tát Thích Quảng Đức. Sự tự thiêu của Bồ tát ngay khi mới xảy ra đã làm cho ông Ngô Đình Diệm rụng rời. Rồi mấy giờ sau đó, cả thế giới, nhất là ở Mỹ, ngọn lửa tự thiêu của Ngài rực lên như muốn đốt cháy tan tành hình ảnh ông Diệm và chế độ của ông ta[5]".

Một trong những thành tựu đem lại từ sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức được Hương Lam đưa ra trong bài viết vào năm 2012 là Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.[6]".

2.    Là tấm gương cho Phật tử noi theo trong cuộc „kháng chiến cứu nước"

LS Nguyễn Đình Kim tâm sự trên trang báo điện tử danviet rằng: „Ngày Hoà Thượng tử vì đạo tôi chỉ mới 4 tuổi. Tôi đã nghe cha tôi kể lại. Muời tuổi tôi đến chùa gia nhập Gia đình Phật tử tôi được các huynh trưởng kể lại. 13 tuổi tôi tham gia kháng chiến cứu nước. Những câu chuyện kề về Thầy đi theo suốt chặng đường kháng chiến[7]". Không biết những câu chuyện về „Thầy" được kể trong Gia đình Phật tử như thế nào mà khiến cậu bé 13 tuổi sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình lao vào cuộc chiến. Vũ khí trang bị vào cuộc chiến là những câu chuyện về Thầy và Thầy luôn hiện diện „theo suốt chặng đường kháng chiến" như thể là „Thầy đang cùng chúng con hành quân" tương tự như bộ đội từ miền Bắc luôn tâm niệm „Bác đang cùng chúng cháu hành quân". Nhưng „Thầy đang cùng chúng con hành quân" có vẻ lợi hại hơn nhiều vì Thầy đã chịu đớn đau hy sinh mạng sống của chính mình để „cứu nhân độ thế", sự kiện này „Bác" không có được. „Những chuyện kể về Thầy" đã giúp người kháng chiến quân chịu đựng được mọi gian khổ và quyết chí „thà chết chớ lui [8]".   

3.    Xây dựng vững mạnh Mặt trận Giải phóng miền Nam để tiến tới „đại thắng mùa xuân" năm 1975

Thành viên bộ chính trị Lê Thanh Hải chiều ngày 23/05/2013 đã đến tượng đài Thích Quảng Đức dâng hương và đã „bày tỏ tình cảm và sự kính trọng đối với Bồ Tát Thích Quảng Đức, một tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì xương minh đạo pháp và độc lập trường tồn của dân tộc.[9]".

Tại chùa Long Sơn, Nha Trang, ông Bùi Hữu Dược -Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) khẳng định: "Sau 50 năm, xương máu và tâm linh của Bồ tát Thích Quảng Đức đã hòa quện cùng xương máu và tâm linh của bao nhiêu lớp người xả thân vì quê hương đất nước với hạnh nguyện và khát khao cho Độc lập - Tự do và hạnh phúc của nhân dân. Máu xương và tâm linh ấy đã hội tụ bồi đắp thêm cho hồn thiêng sông núi Việt Nam liền một dải[10]",

Hoà thượng Thích Trí Quảng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua lời tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức đã xác nhận lời tuyên bố của các đại diện đảng và nhà nước về thành quả của sự kiện Thích Quảng Đức. Ngoài ra Hoà thượng Thích Trí Quảng còn cho biết nguyên nhân chính của sự tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức không phải vì „việc đối xử bất công của chính quyền họ Ngô về chính sách tôn giáo" mà chính là „cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng ách thống trị" và „cuộc đấu tranh do Phật giáo khởi xướng … đã tác động rất lớn đến những hoạt động và thành quả của lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này":

 Sự kiện tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 11-6-1963 không chỉ vì việc đối xử bất công của chính quyền họ Ngô về chính sách tôn giáo mà nguyên nhân sâu xa chính là sự đày đọa và áp bức người dân Việt của bàn tay ngoại bang, nhằm thiết đặt việc bành trướng văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Vì thế, cuộc đấu tranh do Phật giáo khởi xướng không chỉ mang tính tôn giáo mà động lực sâu xa là cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng ách thống trị. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh này đã tác động rất lớn đến những hoạt động và thành quả của lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này4."

Hương Lam đã kết thúc bài viết „"Ngọn lửa Thích Quảng Đức" và bức ảnh từng chấn động thế giới" bằng câu t ổng kết thành quả của sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức như sau: „chính ngọn lửa này đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh dũng cảm của tăng ni phật tử, và bao lớp người yêu nước, thúc đẩy phong trào cách mạng của miền Nam đi đến thắng lợi to lớn.[11]".

4.    Chia rẽ Dân tộc

Mỗi lần nhắc đế sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức" và phong trào đấu tranh Phật giáo thì ng ười dân Việt lại chia ra làm hai phe cãi nhau kịch liệt. Họ dùng mọi phương tiện để mạt sát, hạ nhục và nếu có điều kiện có thể dẫn đến việc giết chết nhau. Sự kiện nêu trên không chỉ xảy ra giữa Phật tử và Công giáo mà còn xảy ra mãnh liệt giữa Phật tử với nhau. Trước sự kiện đau lòng đó Đại đức Thích Chân Tuệ ở Canada phải thốt lên trong bức điện thư đề ngày 24/07/2013 rằng:  „Chúng tôi quá chán nản trước cảnh những người gọi là yêu nước, lại cắn xé nhau như loài thú dữ, mạt sát miệt thị nhau và không từ bỏ bất cứ thủ đoạn đê tiện nào để triệt hạ đối phương, qua chiêu bài tôn giáo và lịch sử…

Giờ đây, đối phương ngồi cười cười, để nhìn bọn người … của 2 chế độ cộng hòa chửi bới nhau thậm tệ, coi nhau như chó mèo, thua loài súc vật..[12]."

Sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức" và cuộc đấu tranh của Phật giáo đã được ghi sâu đậm vào lịch sử Việt Nam và sẽ không bao giờ xoá bỏ đi được. Sự kiện này mãi là chất xúc tác gây bất hoà giữa con Dân nước Việt với nhau.

Kết luận

Mỗi thành viên của cộng đồng dân tộc không phân biệt Tôn giáo phải có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển Tổ quốc cùng nền văn hoá và đạo lý cổ truyền của Tiền nhân đã bao đời để lại. Những thành viên có những công lao đóng góp lớn lao phải được tuyên dương đời đời và các thế hệ sau phải nối tiếp những gương sáng đó.

Nếu XHCN là một chế độ ưu việt của loài người, nếu XHCN là một chế độ thực sự đem lại „Độc lập, tự do, hạnh phúc" cho Dân tộc Việt Nam, nếu chế độ XHCN luôn bảo vệ, phát triển nền văn hoá và đạo lý của Dân tộc Việt Nam, nếu XHCN luôn gìn giữ bảo vệ đất đai, sông, núi, biển mà Tổ tiên ngàn đời của Dân tộc Việt để lại, nếu XHCN là một xã hội luôn bảo vệ quyền lợi của mọi con dân Nước Việt trong mọi tình thế, mọi hoàn cảnh và nếu sự xích mích, hận thù giữa các thành viên của Dân tộc Việt đem đến quyền lợi cho Tổ quốc và quê hương Việt Nam… thì Bồ tát Thích Quảng Đức đích thực là một vị anh hùng vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Nếu nền đạo đức của xã hội Việt Nam ngày nay phù hợp với Phật pháp, nếu sự phân chia bất bình đẳng trong xã hội ngày nay phù hợp với triết lý Phật giáo, nếu bất hoà, chia rẽ là một trong những điều Đức Phật dậy, nếu Phật giáo thực sự là một phần của XHCN, một phần của xã hội cộng sản để Phật giáo Việt Nam phải thúc đẩy tăng ni Phật tử dấn thân đấu tranh chịu đựng mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức hầu „Giải phóng miền Nam" để Phật giáo được hân hạnh trở thành thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc VN và tự hào là được chịu sự „lãnh đạo sáng suốt" của „đảng CSVN vinh quang"  hầu Phật giáo có thể „hoàn thành tốt sứ mạng cao cả trên tinh thần "Tốt đạo, đẹp đời" của đạo Phật theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội"4 ".… thì Hoà thượng Thích Quảng Đức quả thực là một vị Bồ tát chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nguyễn Hội



[1] trích Thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật giáo VN trên trang www.kienthuc.net.vn

[2] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130524/tuong-niem-50-nam-bo-tat-thich-quang-duc-vi-phap-thieu-than-24-5-2013.aspx

[3] Những thành quả của giáo hội Phật giáo Việt Nam, (Báo Giác Ngộ số 40, năm 1992) http://www.chuahuenghiem.net/thu-vien/thu-vien-sach/tu-tuong-phat-giao-iii/nhung-thanh-qua-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam/#

[4] Mãi là ngọn đuốc thiêng liêng và bất diệt http://www.sggp.org.vn/xahoi/2013/5/319261/ (phần dưới)

[5] Xem „:Hòa thượng Thích Quảng Đức: Trái tim và ngọn lửa bất diệt„: http://www.baomoi.com/Hoa-thuong-Thich-Quang-Duc-Trai-tim-va-ngon-lua-bat-diet/122/11137080.epi

[6] "Ngọn lửa Thích Quảng Đức" và bức ảnh từng chấn động thế giới: http://ww2.doisongphapluat.com.vn/ngon-lua-thich-quang-duc-va-buc-anh-tung-chan-dong-the-gioi-a57051.html#.UfQWBo1M_RM  

[7] http://danviet.vn/140083p1c24/ky-niem-50-nam-bo-tat-thich-quang-duc-tu-thieu.htm

[8] Trích bài hát „đoàn giải phóng quân" của tác giả Phan Huỳnh Điểu

[10] http://soha.vn/xa-hoi/thanh-kinh-tuong-niem-50-nam-ngay-hoa-thuong-thich-quang-duc-tu-thieu-2013052814044942.htm 

[11] "Ngọn lửa Thích Quảng Đức" và bức ảnh từng chấn động thế giới: http://ww2.doisongphapluat.com.vn/ngon-lua-thich-quang-duc-va-buc-anh-tung-chan-dong-the-gioi-a57051.html#.UfQZTI1M_RM

[12] Email  Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ cutranlacdao.2010@gmail.com (Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA): những người gọi là yêu nước, lại cắn xé nhau như loài thú dữ… (phổ biến trên các diễn đàn Internet)  

Filed under: