HY VỌNG MỘT NGÀY MAI
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtNgồi thơ thẩn, lật lại bài viết cũ " Việt Nam Đi Về Đâu?", đọc lời bình bi quan:
" Đừng mơ toàn vẹn non sông
Nếu đảng vẹm còn đè đầu
Việt Nam chỉ có về tàu mà thôi!"
Bạn tôi thì trích dẫn mấy câu:
" Nước Việt bốn ngàn năm văn hiến, ngày nay tiêu điều đến thế sao?! Đâu rồi tuổi trẻ Việt Nam ngạo nghễ? Đâu rồi sĩ phu Đất Việt khí phách? Đâu rồi những anh hùng, hào kiệt Lê Lợi, Quang Trung? "
Rồi than thở:
" Sao nghe phảng phất " Hận Đồ Bàn " ?
Lòng buồn bả, vẳng nghe:
" Người xưa đâu?
Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào!
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu "
Có lẽ nào thế hệ Việt Nam mai sau đành ngậm ngùi ca lời thê lương:
Thăng Long đâu?
Thành quách xưa nay đã điêu tàn rồi
Lầu các đâu?
Gò Đống Đa nay đã sâu thành hào
Nhưng vừa rồi, đọc bản tin ngắn, trích thuật bài viết trên báo Pháp Le Monde của ký giả Bruno Philip với câu tựa thật phấn khởi:
ĐẤU TRANH ĐÒI ĐẤT, ĐÒI QUYỀN CÁ NHÂN ĐANG DẦN CHUYỂN THỂ THÀNH CHỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN ĐỘC TÀI
Ai cũng biết, trí thức Pháp, với khuynh hướng thiên tả, thường thiên về xã nghĩa vn mà nay cũng phải chấp nhận một thực tế như tiêu đề bài viết, cũng thấy công cuộc chống cọng sản độc tài ngày nay đã tiến bước khá xa.
Lần tay nhẩm tính:
Kể từ ngày lịch sử 5 tháng 6 năm 2011, ngày phát khởi cuộc biểu tình đầu tiên trong 11 cuộc biểu tình chống " tàu khựa " xâm lăng mùa hè năm ấy, cuộc trường chinh chống độc tài toàn trị cọng sản lướt đi như hia 7 dặm.
Trên hai đầu Đất Nước, Bến Nghé, Sài gòn – Thăng Long, Hà Nội, trẻ già trai gái phấn khởi biểu tình như trẩy hội. Từ Nhà thờ Đức Bà, đoàn con dân Đồng Nai, Xuân Lôc, Bà Rịa, Vũng Tàu hiệp cùng đồng bào Bến Nghé, Bình Chánh, Long An diễu hành ra chợ Bến Thành. Đầu tới chợ Bến Thành, đuôi vẫn còn ở nơi xuất phát Nhà thờ Đức Bà. Người cha trẻ cỏng con trên vai, vợ hiền kề cận một bên, cất cao lời hát " Việt Nam, Quê hương ngạo nghễ ." Người nhạc sĩ trẻ Việt Khang tiếp lời " Việt Nam Tôi Đâu?", ai đem bán cho tàu?
Tiếng rằng biểu tình chống tàu xâm lăng, đàng sau là ý chí đánh đổ bạo quyền việt cọng.
Thời thế còn chưa chìu lòng người, bước đi thứ nhất phát khởi bị cường quyền dùng bạo lực chận đứng, đành khựng lại.
Mùa Xuân năm sau, ngày 5 tháng giêng, 2012, nơi đất Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, tiếng súng hoa cải, tiếng bôm gas tự chế của gia đình nông dân/ kỷ sư Đoàn Văn Vươn nỗ vang rền, báo hiệu phong trào nông dân chống cường quyền " cưởng chế ", phá nhà, cướp ruộng đất phát khởi.
Từ đó mà đi, phong trào nông dân và thị dân chống cưởng chế nở rộ:
Văn Giang, Phụng Công, cánh đồng Chầu với lịch sử non hai ngàn năm, 700 trẻ già trai gái chống lại 3,000 côn an cơ động cưởng chế.
Vụ Bản, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Cái Răng mỗi nơi một bi kịch.
Bạc Liêu với bà mẹ Đặng thị Kim Liêng, thân mẫu Tạ Phong Tần thiêu thân!
Ngày nay, nông dân Văn Giang, Dương Nội vẫn tiếp tục kéo vào Hà Nội biểu tình thường xuyên.
Chủ đề đã chuyển sang một bước quyết định:
Đòi NÔNG DÂN CÓ RUỘNG CÀY
Tức là đòi QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT
Về phong trào công nhân, điểm son rực rở là từ khi bộ ba nam nữ ưu tú Đỗ Thị Minh Hạnh – Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – Đoàn Huy Chương phát động cuộc đình công đòi quyền lợi cho công nhân ở Trà Vinh mà chủ đề chính là đòi QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP tức là đòi TỰ DO NGHIỆP ĐOÀN.
Vì vậy mà bạo quyền cs kết án các em thật nặng. Có giai thoại rằng, sau khi bị kêu án, cả ba cất tiếng hô vang: Đả đảo cọng sản. Và bị chúng đánh đập dã man đến nỗi Huy Chương và Quốc Hùng đều mang thương tật.
Về phong trào sinh viên – thanh niên cho tới ngày xử án vụ gọi là tuyên truyền chống chính phủ xã nghĩa, chỉ có các hoạt động lẻ tẻ, yếu ớt.
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, ngày lịch sử trọng đại, trước pháp đình bạo quyền cọng sản, hai thanh niên nam nữ, đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, dõng dạc tuyên đọc TUYÊN NGÔN CHỐNG ĐỌC TÀI CỘNG SẢN:
Thanh niên Đinh Nguyên Kha lẫm liệt nói:
" Tôi trước sau vẫn là người yêu nước, yêu dân tộc tôi.
Tôi chỉ chống đảng cs, mà chống đảng thì không có tội "
Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên lấy máu hòa nước viết nên lời nguyền:
" Đi, chết đi, đảng csvn bán nước
Tàu khựa, hãy cút khỏi Biển Đông "
Hai câu trên viết từ Long An sánh ngang bằng hai lời nguyền Mê Linh:
" Một, xin trả sạch nước thù
Hai, xin thu lại nghiệp xưa họ hùng "
Các chiến sĩ mũ nâu Biệt Động Quân năm xưa, từ hải ngoại tuyên ngôn kêu gọi:
" Muốn chống tàu xâm lăng
Trước tiên diệt việt cọng "
Ngày nay, tuổi trẻ trong nước đứng lên đáp ứng. Trẻ già trong ngoài nước đồng một lòng vùng lên sát cọng. Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cọng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
Nguyễn Nhơn