TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT CÓ THAY ĐỔI NHÂN SỰ LỚN.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

 

SC 1-large-contentTheo nguồn tin từ BBC, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định rằng sẽ có nhiều khả năng thay đổi nhân sự sau Hội nghị Trung ương và 'ai làm đúng tinh thần Nghị quyết 4 thì ở lại, ai sai thì phải đi'. Và những chuyện các đồn đoán hiện nay là thậm chí có thể thay đổi ở chức vụ thủ tướng, theo Giáo sư Thuyết, chỉ riêng việc phải chịu trách nhiệm về những vụ việc lớn như Vinashin, Vinalines cùng các tập đoàn khác, việc để cho ngân hàng bị lũng đoạn, những sự yếu kém của nền kinh tế, sự xuống cấp của văn hóa, xã hội... thì  khả năng thay đổi chắc là phải có. Tuy nhiên, các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày kết thúc Hội nghị, theo dự kiến là ngày 15/10. Hai nhà quan sát Việt Nam khác không muốn nêu tên cũng có suy nghĩ như Giáo sư Thuyết và một người nói bóng gió rằng hiện đang có "bão lớn".Một trong hai vị nói tình hình kinh tế Việt Nam chưa bao giờ bấp bênh như hiện nay kể từ khi tiến trình Đổi Mới bắt đầu từ năm 1986.
Từ singapore, nhà nghiên cứu Việt Nam David Koh của viện nghiên cứu Đông Nam Á cũng nhắc lại rằng các vị trí chủ chốt trong chính quyền hiện nay xuất phát từ các đánh giá tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 và từ đó tới nay thời gian chưa phải là dài, những gì được bàn kín tại Hội nghị Trung ương … trong đó vấn đề chỉnh đốn Đảng được chú trọng: "Ví dụ là có một cách nói của một số người bảo rằng Nghị quyết đó 'là chỉ "đổi việc chứ không đổi người,' Thể chế ở Việt Nam là Đảng lãnh đạo và người dân 'chỉ được đi theo'…Tiến sỹ Koh nói Việt Nam hiện đang cần có những thay đổi lớn nhưng cũng cảnh báo sự cải thiện sẽ không tới nhanh. Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử thì chuyện đợi chờ thêm 10 năm nữa để có thay đổi cũng không phải là chuyện gì lớn. Theo Tiến sỹ Koh, ở Việt Nam các chính trị gia có thể chuyển từ bảo thủ sang cải cách và ngược lại tùy nhận định của họ về sự cần thiết cũng như lợi ích mà các thay đổi mang lại. Trong khi đó một người từng cùng là phó Thủ tướng với ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu những năm 2000 mới đây cũng lên tiếng về chuyện ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm kinh tế vừa qua. Ông Vũ Khoan nói Việt Nam đang đứng trước các thách thức kinh tế mà "đã lâu rồi không gặp phải" trong khi đang có "sự phân tâm, lo lắng trong xã hội" và những thách thức đối ngoại cũng rất lớn. Ông Khoan từng được cho là một trong những đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào ghế thủ tướng nhưng ông đã rút lui.

Filed under: