Gián Điệp TQ Tràn Ngập
Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtChỗ nào cũng có gián điệp Trung Quốc. Đó là lời báo động năm nào cũng được nghe, mỗi lần các bản phúc trình hàng năm về tình hình an ninh được thảo luận. Gián điệp Tàu không chỉ dòm ngó về quốc phòng, quân sự... nhưng cũng lấn chân ở mọi lĩnh vực có thể bước vào -- đặc biệt, là để trộm những bí mật kỹ thuật, kinh tế, thương mại.
Nhưng tại sao biết thế, mà nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn chấp nhận đưa các công đoạn sản xuất kỹ thuật sang Hoa Lục, hay là vẫn có cách giữ bí mật công nghệ bất kể các dây chuyền sản xuất phải đặt ở TQ cho rẻ tiền?
Thí dụ, chúng ta biết rằng công ty Apple có những sản phẩm độc đáo như Iphones, Ipods, Ipads... đang sản xuất ở Hoa Lục, và Apple đang kiện tụng với công ty Nam Hàn Samsung về tội trộm tác quyền khi các sản phẩm, thí dụ, như Galaxy trông y hệt iPad. Và có thể hình dung rằng trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ sản xuất máy tính bảng y hệt iPad, và điện thoại y hệt iPhone chỉ vì các dây chuyền sản xuất đặt ở Hoa Lục... như thế, hãng TQ trộm bí mật công nghệ Hoa Kỳ dễ hơn là hãng Nam Hàn kia nhiều... Và hàng Tàu sẽ bán rẻ hơn hàng Mỹ.
Tướng Michael Hayden, cựu Tư Lệnh các cơ quan tình báo hải ngoại CIA và an ninh quốc gia NSA, khi trả lời phỏng vấn của NBC tuần qua đã nói rằng gián điệp TQ trộm mọi thứ có thể nghĩ là bí mật trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Ông nói, "Đó chính là trộm sự thịnh vượng của Mỹ. Đó là trộm việc làm của dân Mỹ. Đó là trộm ưu thế cạnh tranh của Mỹ."
Những bình phẩm của Hayden cũng âm vang trong bản phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Hoa Kỳ với lời cảnh báo rằng 2 công ty viễn thông Trung Hoa, Huawei và ZTE, có thể đang chuyển những htông tin nhạy cảm về Bắc Kinh, và cảnh báo tất cả các công ty Mỹ phải tránh làm ăn với 2 công ty này.
Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Mike Rogers, Cộng Hòa-Mich., nói rằng người Hoa do thám mọi lĩnh vực kinh tế Mỹ.
Kể cả bản sơ đồ thế hệ kế tiếp của phụ tùng xe hơi, kể cả công thức thuốc trừ sâu rầy, công thức thuốc Tây, và các thông tin có thể giúp hãng Mỹ đạt ưu thế cạnh tranh trên toàn cầu.
Những màn trộm như thế thấy rõ qua những trận tin tặc dàn trận Internet để tấn công các trang web kỹ nghệ và kho dữ liệu các công ty Mỹ.
Hayden nói, "Tôi biết các quốc gia đều phải đi trộm bí mật. Đất nước chúng ta cũng đi trộm bí mật, chúng ta cũng giỏi lĩnh vực do thám, nhưng chúng ta tự hạn chế, chúng ta chỉ trộm các bí mật hữu dụng cho an ninh quốc phòng, cho sự bảo vệ tự do cho dân Mỹ và cho sự an toàn của thế giới."
Một trong những người đứng nơi tuyến đầu mặt trận gián điệp Internet về kinh tế Với TQ là Brian Shields, chuyên gia an ninh mạng cho Nortel, một công ty khổng lồ về viễn thông của Canada.
Ngay từ thời sơ khai Internet, công ty Nortel đã sản xuất thiết bị nối mạng điện toán và phụ kiện điện thoại di động. Nơi đỉnh cao, công ty có thuê tới 200,000 nhân viên tại Hoa Kỳ.
Shields kể rằng anh lần đầu nghe chuyện gián điệp Trung Quốc đột kích mạng Nortel là năm 2004. Một nhân viên làm việc trong bộ phận nghiên cứu kỹ thuật thấy có chuyện kỳ lạ nơi dàn máy chủ công ty. Hồ sơ trông như đang bị download bởi một giám đốc cao cấp tên là Brian McFadden, người làm việc ở một phân xưởng hoàn toàn khác.
Shields kể rằng, thực ra McFadden không hề download gì cả. Chỉ vì có tin tặc đột nhập mạng và sử dụng mật khẩu password của McFadden mà y trộm được. Shields kể là anh khám phá ra có 7 mật khẩu bị trộm, kể cả của Tổng Quản Trị lúc đó là Frank Dunn.
Shields không hề biết ai là tin tặc đó, nhưng anh dò ra rằng hoạt động trộm đó là từ các dàn máy chủ ở Trung Quốc, cụ thể là từ Thượng Haỉ và Hàng Châu.
Lúc đó, tổng cộng hơn 1,400 hhồ sơ bị trộm trong đó có thiết kế sản phẩm và thông tin về các khách hàng quan trọng, theo lời Shields.
Sau trận tấn công đó, Shields kể rằng anh nhìn thấy công ty dần dần mất thị trường, trong khi công ty đối thủ là Huawei tăng trưởng mạnh. Hãng Nortel khai phá sản năm 2009, và Huawei trở thành một trong những công ty viễn thông hàng đầu thế giới.
Shields nói, anh tin là Nortel sụp tiệm vì bị trộm bí mật công nghệ bởi các công ty như Huawei.
Huawei đã chối lá không hề trộm gì của Nortel hay công ty naò. Trong một bản văn gửi qua email cho NBC, phát ngôn nhân của Huawei nói công ty có sự "tôn trọng cao nhất cho bản quyền trí tuệ của công ty khác."
Trả lời bản phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Hoa Kỳ, phát ngôn nhân Huawei nói các cáo buộc chỉ là lời đồn.
Huawei đã và đang bán thiết bị cho hàng chục công ty viễn thông nhỏ tại Hoa Kỳ.
ZTE cũng chối tương tự.
Trả lời NBC, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ là Hong Lei nói không hề có chuyện hãng Tàu chôm bí mật hãng Mỹ, và còn thêm rằng chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của tấn công qua mạng.
Nhưng Tướng Hayden nói qua NBC rằng tới lúc phải buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm, "Đừng xem tôi như con nít. Chúng ta biết những gì họ làm. Chúng ta có chứng cớ về những gì họ làm. Và nếu họ cứ làm thế, chúng ta sẽ phản ứng và sẽ có hậu quả xảy ra."
Hãy hình dung rằng, trong khi hai anh em thân thiết như Bắc Kinh và Hà Nội, gián điệp Tàu ngồi từ xa ngàn dặm và lấy bí mật công nghệ của Mỹ về, vậy thì gián điệp Hà Nội có giỏi gì hơn không?
Chỉ biết rằng, có một gián điệp Hà Nội, mang quân hàm đạị tá công an, đã nổi tiếng thế giới, không phải là khả năng ngồi trước dàn máy tính, mà lả vang danh toàn cầu nhờ khả năng dìu em lên giường: đạị tá Lương Ngọc Anh đã gài bẫy sex đối với bà Elizabeth Masamune, ủy viên sở thương mại Austrade của Bộ Ngoại Thương Úc.
Chẳng thấy công ty viễn thông nào của Việt Nam hưởng lợi gì cả. Nhưng một điều biết chắc rằng, các phòng khách sạn Hà Nội mà đạị tá gián điệp này dìu bà Masamune vào đều có đặt máy quay phim tứ phía. Và các băng video này đang dùng làm bài học kinh điển cho các cơ quan gián điệp Hà Nội.
Việt Nam ngay cả khi học đàn anh Trung Quốc, cũng không bén gót nổi Huawei và ZTE, những cao thủ trong làng Diệu Thủ Thư Sinh. Chỉ vì, trong khi Bắc Kinh sử dụng cái đầu, thì Hà Nội lại học nhầm cái phần dưới thấp.
Trần Khải