SƯ ĐÒAN 18 và NHỮNG NGÀY TỬ CHIẾN TẠI XUÂN LỘC

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

Thiếu tướng Lê Minh Ðảo (T ư Lịnh S ư Ðoà n 18 B ộ Binh) Chiế n trường Xuân Lộc
1975

SUDOAN18Kính tặng Sư Ðòan 18BB, riêng Trung
Đoàn 43BB Và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế (TÐT/2/43)

Qua những tài liệu
lịch sử đã bật mí, nên ngày nay ai cũng biết, trong suốt cuộc chiến Đông Dương
lần thứ 2 (1960-1975), người Mỹ gần như cung cấp cho VNCH, tất cả vũ khí, quân
trang, tiền bạc và những hệ lụy của cuộc đời mà bi thảm nhất là sự mất nước vào
tạy cộng sản quốc tế.

... Theo sự chỉ trích gay gắt của Đô đốc Sharp,
trong cuốn 'Strategy for defeat', vị tư lệnh đầu tiên của Đồng Minh tại Thái
Bình Dương, thì sự thất trận tại VN vào ngày 30-4-1975, rõ ràng là cố ý, do
những tên đầu nảo dân sự, ngồi tại Hoa Thịnh Đốn, tự trói một tay của quân lực
Hoa Kỳ và Nam VN, trong khi họ đang tử chiến với khối cộng sản đệ tam quốc tế,
qua tấm bình phong, mang tên Bắc Việt. Trên tạp chí Encounter tháng 8-1981, ký
giả người Mỹ Robert Elegant, cũng đã hài tội bọn trí thức, khoa bảng và truyền
thông Tây phương thiên tả, đã dùng vũng bùn văn, báo, truyền hình của mình, để
giúp cộng sản đánh bại nước Mỹ. Ông đã chua chát nói thẳng với thế giới rằng:
'Bắc Việt đã thảm bại trên chiến trường nhưng cuối cùng ngày 30-4-1975, người
Việt quốc gia, đã phải mất nước tại Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước, Ba Lê, Luân Đôn, Huế
và Sài Gòn, vì trận giặc báo chí, từ những cái miệng thúi vô liêm sỉ, chuyên bẻ
cong ngòi bút, dựng đứng câu chuyện, để hại người. '

Ngày nay ai cũng
biết hết những thành tích của QLVNCH, qua thời gian tồn tại suốt 20 năm máu hận
(1955-1975) giữa biển thù trời lệ, giặc ngoài, giặc trong, giặc đâm sau lưng
chiến sĩ, ngay cả trong lời kinh tiếng kệ và những ngón tay lần hạt đỏ, đen.
Cũng nhờ người lính VNCH đã can trường anh dũng, trong suốt cuộc chiến, cho tới
giờ phút cuối cùng tháng 4-1975, bị Dương văn Minh quyền tổng tư lệnh, dùng kỷ
luật quân đội, bắt mọi người đầu hàng giặc, mới phải buông súng tan hàng. Nhờ
vậy, mà một thế hệ sau của VN ngày nay tại hải ngoại, mới có cơ hội ngẩng mặt
nhìn trời, lấy lại sự hãnh diện của cha anh trong cuộc sống lưu vong uất hận
trùng hằng.
Tóm lại như bình luận của Luật sư Lawrence L.O'Brien trên The
Wall Street Journal vào ngày 25-1-1983, chứng minh là từ sau ngày ký hiệp định
ngưng bắn tháng 1-1973, nước Mỹ và quốc hội Hoa Kỳ, do đảng dân chủ phản chiến
cầm chịch, kể cả cái gọi là Liên-Hiệp-Quốc, gần như ra mặt bưng bợ cộng sản. Bởi
vì phần lớn, họ đã bị Nixon, Kissinger và Việt Cộng , dụ gạt, lừa bịp, dễ dàng
như lừa con nít, qua cái thủ đoạn xảo quyệt, được tiếp tay công khai bởi bọn
nhân danh, khoa bảng, trí thức ăn hại, khôn nhà dại chợ của miền Nam lúc đó .
Năm 1944, người Mỹ điều động 5000 quân xa, để chuyển Lộ quân 1 và 2 của Đồng
Minh, xuyên nước Pháp, đánh Đức. Lúc đó và về sau, người Mỹ khoe là thành tích
vĩ đại, để cho ai cũng biết và khen ngợi.

Nhưng tại chiến trường Đông
Dương, từ 1960-1975, khối cộng sản quốc tế, đã dùng 10.000 xe bộ đội, để đưa 20
sư đoàn từ Bắc Việt vào xâm lăng Miền Nam VN, qua đường rừng Trường Sơn. Rồi nhờ
cái loa tuyên truyền của trí thức Miền Nam, đâm mù thế giới, nên rốt cục ai cũng
tin và bảo đó là lực lượng của quân cách mạng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tất
cả đều là thực chất của một cuộc chiến vừa đánh, vừa đàm hay đúng hơn là hành
động con buôn chính trị của siêu cường Mỹ, giờ chót bán đứng Đồng Minh VNCH cho
kẻ thù, đổi lấy sự liên kết chiến lược với Trung Cộng, gỡ lại lời vốn đã tiêu
phí tại chiến trường nhiều trăm tỷ đô la và ngàn ngàn sinh mạng. Phải biết như
vậy, chúng ta mới đánh tan được cái huyền thoại, tại sao Miền Nam sụp đổ chỉ có
55 ngày và cuối cùng, xin thương xót cho thân phận những người đã cầm súng chiến
đấu tại miền Nam suốt 20 năm qua, quanh quanh chỉ là kẻ thù và khung cảnh xã hội
vô ơn bạc bẽo. Đời sống của lính và vợ con, nhất là khi lính nằm xuống hay bị
thương đui, què, tàn phế, có thua gì kiếp sống của gia cầm, vậy mà cứ bảo Lính
mình đánh thuê cho giặc Mỹ ? Tồi tệ hơn hết khi đi tìm sự thật, là câu chuyện
người Mỹ trong lúc bỏ tháo chạy, đã dùng cái thủ đoạn 'ăn không được phải phá
nát bấy', khi đưa cái bã vật chất an toàn, làm mồi để dụ dỗ một số cấp chỉ huy
của QLVNCH, nhất là không quân, đào ngũ bỏ đơn vị, đem máy bay trả lại để được
tới Hoa Kỳ. Chính sự tồi tệ trên, đã góp phần phá hủy tinh thần chiến đấu của
quân lực VNCH, trong lúc nguy ngập. Sau rốt là việc sử dụng bom CBU đâu có trái
với qui ước chiến tranh đã ký kết. Theo hai ký gia người Pháp thân cộng là Jean
Lartégui và Pierre Darcourt, đã chứng kiến cảnh quân Bắc Việt bị chết ngạt tại
Xuân Lộc, vì bom này, đã viết: 'Miền Nam sẽ không mất, nếu Mỹ thả tiếp vài chục
trái CBU vào đoàn quân xâm lược, đang công khai di chuyển trên các quốc lộ, thế
nhưng Hoa Kỳ đã không làm '.

Mới đây, trong tác phẩm '55 days of the
fall of South Vietnam', tác giả Alan Dawson, có nhắc tới hai tiểu đoàn còn lại
của Nam VN, chừng 600 người, giữa trùng vây của Bắc Việt, sau khi QLVNCH được
lệnh rút bỏ Xuân Lộc. Chuyện có thật nhưng Alan viết sai dữ kiện, vì giờ chót
rút quân, không có một đơn vị nào, kể cả Nghĩa quân, bị buộc ở lại để bảo vệ
Xuân Lộc, lúc đó không còn giá trị chiến lược, vì Bắc Việt đã tìm đường khác để
tiến quân về Sài Gòn. Đơn vị bị kẹt lại, đó là Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, SD
18BB, do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong suốt những ngày tử
chiến tháng 4-1975, TD2/43/18 có nhiệm vụ đóng trên Núi Thị, ngoại ô thị xã Xuân
Lộc, để bảo vệ dàn pháo của Sư Đoàn. Khi Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Mặt Trận
Long Khánh, nhận lệnh của Bộ Tổng Thanm Mưu QLVNCH, qua lệnh trực tiếp của Trung
tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, ngay tại mặt trận, 'BỎ LONG KHÁNH'
và triệt thoái tất cả các đơn vị đang chiến đấu, gồm SD18BB, Tiểu Khu Long
Khánh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Biệt Động Quân... thì Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 43/SD18BB
là đơn vị cuối cùng, trong cuộc rút quân, vì còn có nhiệm vụ đánh nghi binh,
chận đường, để giúp đại quân an toàn trở về cõi sống, nên bị thiệt hại nặng nề.
Còn luật sư Nguyễn văn Chức thì dựa vào tài liêu của Hoàng Cơ Thụy và Frank
Snepp, nên nói trực thăng tới bốc 4 tiểu đoàn còn lại của SĐ18BB, trong đó có
Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo, Đại Tá Trung Đoàn Trưởng TrĐ43/18 là Lê Xuân Hiếu, vì
vậy bị 40.000 bộ đội Bắc Việt tràn ngập. Thật sự trong cuộc lui quân, từ tướng
xuống tới hàng binh sĩ, không có ai được trực thăng tới bộc về, mà tất cả đều
hành quân bộ. Lúc các cánh quân VNCH, hầu hết đã về gân như an toàn tại Bình
Giả, Phước Tuy,thì TD2/43'18BB, chỉ một mình còn trong biển giặc như Alan Dawson
mô tả. Sự thật là vậy đó, các nhân chứng như tướng Đảo, các Đại Tá Lược, Lến,
Hiếu. Dũng, Công... của SD18), Đại Tá Phạm Văn Phúc-Tỉnh Trưởng Long Khánh, Đại
Tá Đính, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, các Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SD18BB, có
tham dự trận đánh và cuộc lui quân như Nguyễn Phúc Sông Hương, Ý Yên-Phan Tấn
Mỹ, Đại Uý Lê Sơn, Chi Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, các Đại Uý Đặng Phúc
(Biệt Đội Quân Báo), Ngô Gia Hậu (Phóng Viên), Nguyễn Hào (Phòng 3.SD)... và
nhất là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/TrD43/SD18BB,
người từ cõi chết trở về, vào tù tại Bắc Việt và tới Mỹ qua diện HO... đều là
những nhân chứng sống, có đủ tư cách, để nói và viết những sự thật lịch sử.

Tóm lại, đến giờ này, sự đau đớn nhất của người Lính Miền Nam, là thấy
cái thân phận bọt bèo của chính mình, cứ bị đem ra mổ xẻ rao bán, bởi những
người không hề biết gì về thực chất của đời lính, dù họ có là lính. Nhưng lịch
sử vẫn là lịch sử, câu chuyện sử gia số 1 của nước Mỹ là giáo sư Joseph J.Ellis,
tại Đại Học Mount Holyoke, vừa bị nhà báo Walter V. Robinson, lột mặt nạ trong
bài báo 'Professors past in doubt ', đăng trên tờ Boston Globe ngày 18-6-2001,
về những đề tài có liên quan tới Chiến tranh VN và sự Ellis dù ở trong quân đội
Mỹ nhưng chỉ ngồi dạy học ở Hoa Kỳ, nên đã mao tôn cương, khi viết trận đánh
không có đại bàng. Mới đây là bài học thất cử của ứng cử viên tổng thống Mỹ,
thượng nghị sĩ John Kerry, cũng do chính khẩu nghiệp, đã làm hại thân mình. Việt
Cộng và những kẻ lừa đảo ngòi bút, đã đến lúc phải đối mặt với những tra vấn của
lương tâm, trong cuộc chiến VN vừa qua, vì cuộc chiến đấu thần thánh của QLVNCH,
trách nhiệm bảo vệ quê hương, trong đó có SD18BB, LD1 Dù, BDQ, DPQ và NQ Long
Khánh.. vào những ngày cuối tháng 4-1975, là câu chuyện lịch sử, trong dòng sinh
mệnh của Dân Tộc Hồng Lạc, miên viễn sẽ không bao giờ bị phủ nhận của bất cứ một
ai, qua thời gian hay miệng lưỡi nào, kể cả những lỗ miệng có gan có thép, nhổ
ra nuốt vào của bọn văn cộng giặc cộng.

1-THÂN
PHẬN NGƯỜI LÍNH VNCH TRONG 20 NĂM CHINH CHIẾN (1955-1975)

Sau ngày 30-4-1975, quê hương của người Việt quốc gia bị
cộng sản quốc tế dô hộ hoàn toàn từ nam ra bắc, mọi người mới sáng mắt thấy
rằng, không có một lãnh tụ nào của đảng, từ Hồ Chi Minh xuống tới chàng du kích,
biết coi trọng sinh mạng của người dân, bởi vì nguyên tắc thành công của cộng
sản, là chỉ có thẳng tay bắn giết , thì mới có sự phục tùng. Riêng chuyện dài
VN, vì chính người dân lúc trước tự xiềng xích mình, để chui vào thiên đàng xã
nghĩa, cho nên nay, cũng chỉ có người dân, tuy thầm lặng đứng bên vệ đường thời
gian, nhưng lại là động lực chính, bẻ gãy được khóa cổng thiên đường mù, để trở
về cuộc sống tự do no ấm của con người.

Ngày nay, mỗi lần đọc lại lịch
sử, cảm thấy ngùi ngùi và thương xót biết bao cho dân tộc mình, bỗng dưng trở
thành nhược tiểu, vì cả nước mù quáng nên bị Hồ Chí Minh, thắng một vụ lừa bịp
bẩn thỉu nhất, trong dòng sử Việt, từ vụ cướp chính quyền tháng 8-1945, cho tời
sự lãnh đạo của cộng sản trong chín năm kháng Pháp. Cũng từ đó, người Việt quốc
gia coi như đứng trước ngã ba đường sinh mệnh và dù có chọn lối nào chăng nữa,
rốt cục cũng chỉ dẫn tới địa ngục mà thôi.

Năm 1951, thống chế De
Lattre de Tassigny sau khi chận đứng Việt Minh tại Vĩnh Yên, Bắc Việt, đã lên
lớp người Việt lúc đó thụ động, hèn nhát, không chịu ra chiến trường để bảo vệ
quê hương mình. Trong cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1955-1975), thế giới bên
ngoài, qua tuyên truyền từ báo chí của VC và truyền thông Mỹ, Tây Phương, nên đã
đánh lận cuộc xâm lăng của cộng sản quốc tế, thành một tấn tuồng chống ngoại xâm
của Hà Nội. Nữ ký già Ý là Oriana Fallaci, trước trận mùa hè đỏ lửa 1972, khi
tới Hà Nội phỏng vấn, Võ Nguyên Giáp, mới biết Bắc Việt đã nướng trên 800.000
sinh mạng bộ đội tại Miền Nam, trong thời gian qua, trước khi tiếp tục nướng
trong trận hè đỏ lửa 1972 và địa ngục Xuân Lộc tháng 4-1975. Điều này cho thấy
là Cộng Sản không bao giờ thiếu nhân lực, tiếp tế lẫn tình báo. Ngược lại thì
mai mỉa biết bao, trong cách đối xử của người dân ta đối với phe mình, nhất là
những vùng bị giặc tạm chiếm hay là xôi đậu. Nói chung, Chính phủ VNCH trong
suốt 20 năm, cố gắng gần như tuyệt vọng, chỉ mong mang lại cơ hội sống tự do, no
ấm cho người dân, nhưng giống như ngày trước, vì quá khao khát độc lập, nên
người dân đã khoán trắng cho họ Hồ và đảng. Lần nữa, trong cuộc chiến, họ cũng
bỏ mất cơ hội cuối cùng. Nói như vậy để mọi người thấy rõ thân phận của người
Lính Miền Nam, qua tấm lòng hy sinh cao cả, trong gần một phần tư thế kỷ, phải
chiến đấu ở một chiến trường bất hạnh, thù nghịch, dù rằng những người Lính ấy,
đã phải đem cái mạng sống cùng với hạnh phúc của cá nhân và gia đình mình, bảo
vệ làng xóm, chùa nhà thờ và sinh mạng của người dân miền Nam, trong đó có nhiều
kẻ đang chực chờ giết hại Lính. Dù vậy, bao nhiêu xương máu của QLVNCH nói
chung, đã hy sinh vô cùng ý nghĩa, phần nào đã mang đến no âm tự do cho mọi
người, dù chính quyền quốc gia chưa được toàn hảo trọn vẹn như mong muốn, trong
thời gian 1955-1975.

Ra đời từ năm 1950 nhưng quân đội Quốc Gia VN,
coi như chỉ được chính thức nhìn nhận bằng văn kiện hành chánh, trong ngày Quân
Lực 19-6-1965. Sự nghịch lý này, phần nào nói lên những bất hạnh chồng chất, đã
và sắp tới với một quân đội mang đầy máu lệ, ngay từ ngày thành lập. Sự lộng
hành của báo chí và truyền thông Mỹ, gần như trong suốt cuộc chiến, đã trút hết
căm hờn lên quân đội VNCH, làm tác hại ghê gớm đến tinh thần chiến đấu của người
lính, đến nỗi nhà báo Mỹ là Robert Elegant phải ngao ngán viết rằng, chiến tranh
VN trước hết đã thua trong trận giặc miệng và nước bọt tại hậu phương.

Ngày 17-4-1961, tổng thống Mỹ John F Kenedy, nghe xúi dại của CIA, dưa
1000 quân đổ bộ lên đảo Cuba, lật đổ Trùm Fidel Castro nhưng kế hoạch Bay of
Pigs hoàn toàn thất bại, lực lượng đổ bộ bị bắt sống gần hết và Mỹ phải đem máy
cầy cùng xe ủi đất, chuộc tù binh về. Thua me gỡ bài cào, Kenedy đem con thiêu
thân Nam VN làm vật tế thần, gỡ thể diện. Sứ mệnh này, được giao cho Đại Tá
Lansdale, mở cuộc chiến tranh bí mật (The Secret War) tại miền bắc VN và Lào,
nói nôm na là màn đem con bỏ chợ. Tiếp tới là sự ngây thơ của Mỹ, dại dột ký
thỏa ước trung lập Lào, giúp Bắc Việt mượn đường xăm lăng miền Nam. Cuối cùng là
gởi 12.000 cố vấn sang Nam VN, sau khi bị Trùm đỏ Liên Xô là Khrushchev nhục mạ
tại bàn hội nghi thượng đỉnh. Tóm lại như Edward Weintal và CharleBarlett viết
trong 'Facing the Brink', thì Kenedy đã nghĩ rằng đưa vài chục ngàn cố vấn vào
VN, để buộc Hà Nội từ bỏ mộng cuồng xâm nhưng đó lại là sự điên rồ, để cho giặc
có cái cớ, gây chiến tranh xâm lược VNCH mà thôi. Máu VN bắt đầu đổ từ đó, bởi
sự ngông cuồng lếu láo của tổng thống Mỹ.

Với tổng thống Lyndon
Johnson, thì tình trạng VN càng thê thảm hơn, vì rõ ràng khi lên thế chức tổng
thống Hoa Kỳ, thay Kenedy bị ám sát, Johnson chỉ vì rất sợ bị đảng Cộng Hòa buộc
tội quá nhu nhược khi đương đầu với cộng sản, nên đã đưa nước Mỹ và Miền Nam VN
vào một cuộc chiến tranh kỳ lạ nhất trong lịch sử , với sách lược 'không cho
thắng'. Như John Fisher, đô đốc của Anh đã viết: 'thực chất của chiến tranh là
tàn bạo, đánh giặc mà cầm chừng là ngu xuẩn, nên muốn đạt chiến thắng, phải đánh
mạnh và đánh khắp nơi'. Theo các nhà quân sử, trong chiến tranh VN, Mỹ chỉ cần
phong tỏa đường biển, oanh tạc biên giới Việt-Hoa-Lào và cho lệnh QLVNCH tấn
công trả đũa vào Bắc Việt, thì giặc đã yên từ lâu. Nhưng Johnson thì làm ngược
lại, hạn chế tối đa các mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Việt, với lý do sợ chọc giận
Bắc Kinh. Tại Lào, các căn cứ của Bắc Việt được coi là bất khả xâm phạm, cấm tấn
công. Đồng thời Johnson đưa đề nghị viện trợ kinh tế, dụ Việt Cộng chấm dứt xâm
lăng Miền Nam, nên đã bị giặc Cộng khinh bỉ xem thường, vì đã biết được con bài
tẩy 'kém nhất' trong quân bài Domino, chính là siêu cường Hoa kỳ, mà khối cộng
sản lúc đó ngạo là con cọp giấy...

Với tổng thống đảng cộng hòa
Richard Nixon, ngoài bệnh chủ quan, tự tin, tự tôn của Kennedy, Johnson còn là
một tổng thống Mỹ liên hệ sâu đậm nhất trong chiến tranh VN, bị kết tội là kẻ
xảo quyệt, bội tín, bất nhân, nên dân chúng Mỹ ghét nhất. Do thành tích bán đứng
Nam VN cho cộng sản đệ tam quốc tế vào ngày 30-4-1975, cũng như tội đã liên kết
với trùm đỏ Mao Trạch Đông năm 1972, vì lợi lộc của Mỹ mà phản bội thế giới tự
do, nhân quyền, nên sau 25 từ chức tổng thống, được các nhà báo Mỹ xếp hạng, chỉ
đứng trên tổng thống trốn quân dịch là Bill Clinton.

Thành tích khôi
hài nhất của cặp Nixon-Kissinger là chủ thuyết 'Nixon', hay 'VN hóa chiến
tranh', thực chất là cuộc chạy làng, bỏ bạn, vô liêm sỉ của một siêu cường số 1
lúc đó và ngay cả bây giờ. Nói rõ hơn, Nixon chỉ vì quyền lợi cá nhân, nên tuyên
bố 'đơn phương' rút quân, trong lúc đang hợp đồng chiến đấu với nhiều quốc gia
khác. Đây là một sự lố bịch và còn tàn nhẫn đối với sự sống chết của VNCH. Trước
tin này, Hà Nội chỉ cần ngồi chờ để thừa cơ đánh lén. Riêng những màn dội bom và
đánh vào mật khu Mỏ Vẹt tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào 719 cũng là những trò
bịp, dùng máu xương của QLVNCH lót đường cho cặp Nixon-Kissinger, mua thời gian
cho quân Mỹ về nước sớm hơn hai năm, trước khi Nixon tái ứng cử vào năm 1972.
Trong hồi ký 'A Sldier's Report' của tư lệnh Mỹ tại VN, tướng Westmoreland đã vô
cùng cảm phục và thương xót người lính VNCH, tham dự trong chiến dịch Lam Sơn
719. Ông đánh giá cao QLVNCH, khi cho biết, chính kế hoạch này là của Kissinger,
định dùng 60.000 quân Mỹ nhưng rồi thấy không chắc thắng trận, nên đã bỏ ý định
và bắt ép tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thi hành. Theo sử liệu, trong trận này,
VNCH chỉ có 17.000 quân và dù bị tổn thất nặng, do Mỹ thất hứa không yểm trợ đủ
hỏa lực pháo và không yểm, nhưng Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng đã đạt được mục đích
cuối cùng, là đặt chân vào cứ điểm Tchepone như Nixon mong muốn.

Tóm
lại suốt cuộc chiến 1960-1975, người Mỹ lúc nào cũng muốn QLVNCH chiến thắng
cộng sản quốc tế, trong khi chính mình không làm được. Vô lý hơn là bó buộc
người lính Miền Nam phải chiến đấu, trong khi không cung cấp đầy đủ vũ khí, quân
dụng, kể cả việc ngăn cấm không cho tấn công giặc. Chưa hết, chỉ vài ngày sau
khi Nixon nhậm chức tổng thống lần 2, thì quốc hội đảng dân chủ Hoa kỳ, đã cắt
xén những hứa hẹn mà Nixon hứa với Nam VN trước khi VN hóa. Tồi bại nhất là quốc
hội của đảng dân chủ, đòi Nixon phải tiết lộ bí mật quốc phòng, để kịp báo cho
Hà Nội, tấn công VNCH. Cuối cùng lý do mà Việt Cộng phải ký với Mỹ tại Ba Lê
tháng 1-1973, nói chung là không còn chịu nổi những đợt oanh tạc khủng khiếp và
hàng rào thủy lôi quanh hải cảng Hải Phòng nhưng trên hết, theo tố cáo của nhân
chứng Stephen Young, vì cặp Nixon-Kissiger cam kết với VC, là sẽ không đòi quân
Bắc Việt rút về lại bên kia vỹ tuyến 17 như tinh thần hiệp định Genève 1954, nên
Hà Nội mới ký THỎA HIỆP BỊP, còn Mỷ thì ký BẢN KHAI TỬ VNCH.

Sau này
chính Stephen Young đích thân tới hỏi Nixon, có biết Kissinger tự ý sửa 'Bản đề
nghị ngưng bắn của đại sứ Mỹ ở VN là Bunker không', Nixon trả lời 'KHÔNG'. Một
điều bí mật khác, là Kissinger trong thời gian hành sử chức vụ Tổng Trưởng Ngoại
Giao và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho TT. Mỹ, đã hoàn toàn học theo đúng sách lược
của tên điệp viên Pháp thân cộng Jean Saintery (đại diện phe De Gaulle năm 1945
), một kẻ đã từng hợp tác với Hồ Chi Minh, để thực dân Pháp công khai trở lại
Bắc Việt năm 1946. Chính Saintery đã chỉ dậy bài bản, giúp Kissinger bán đứng
Nam VN cho Hà Nội, gián tiếp trả thù việc chính phủ VNCH theo Mỹ, hất chân thực
dân ra khỏi đất Việt.

Cũng liên quan tới Người Lính VNCH, qua tài liệu
của MACV mới phổ biến, cho biết, suốt cuộc chiến, Nam VN đã có nhiều binh sĩ đào
ngũ nhưng đó lại là một điều rất kỳ lạ, vì Lính đào ngũ không phải để đầu hàng
Việt Cộng, mà họ muốn trở về nguyên quán đầu quân vào các đơn vị địa phương, để
chiến đấu gần gia đình mình. Tình yêu quê hương của người Việt là vậy đó, chỉ
khi nào không còn con đường nào khác để lựa chọn, họ mới đành gạt lệ bỏ xứ mà
trong đau khổ. Cho nên đâu lạ, năm 1954, chia đôi đất nước, không riêng gì
300.000 binh sĩ và gia đình của Quân đội Quốc Gia, mà còn cả triệu người dân
bình thường khác, đứt ruột, lìa nơi chôn nhao cắt rún ở miền Bắc, để di cư vào
Nam, vì họ không muốn sống chung với cộng sản bạo tàn. Còn Dwight Owen cố vấn Mỹ
thì nói QLVNCH không có những thứ tối thiểu mà các quân đội nước khác có, từ
lương bổng, khẩu phần hành quân, nghĩ phép... tới tình thương làng xóm. Chính
những điều này làm giảm sút tinh thần và hiệu năng chiến đấu. Nhưng tất cả cũng
đều là phép lạ, khiến cho người lính Miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến giờ
phút cuối cùng tại Sài Gòn, trong khi Quân Đoàn 4 vẫn an toàn và chờ Chính phủ
trung ương di chuyển tới, để lại tiếp tục chiến đấu, thì có lệnh buông súng đầu
hàng giặc.

Tổng thống Nixon những ngày cuối đời, trong tác phẩm 'No
more Vietnams' nói rằng nếu tin vào báo chí Hoa kỳ, thì VNCH không còn tồn tại
sau khi Mỹ rút quân hoặc khi Mỹ chưa tới giúp. Điều này cho thấy QLVNCH rất anh
dũng, kiêu hùng và qua những bản phân tích quân sự khách quan, thì lính miền nam
giỏi gấp 10 lần bộ đội miền bắc về mọi mặt, kể cả nhân cách và tình người. Phân
tích gia Allan Goodman, năm 1983 trong cuộc hội thảo đề tài rút kinh nghiệm
chiến tranh VN, quy tụ 50 học giả, tại Smithsonian Hoa Kỳ, đã ca tụng tinh thần
chiến đấu anh dũng của người lính miền nam, họ đã tử trận trên 200.000 người và
hơn nửa triệu thương binh. Nhưng có lẽ mai mỉa nhất là lời của Lewis Walt, tướng
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã viết:

'Không phải
ngồi biểu tình, ăn chơi, trốn lính đi tu hay làm báo, viết văn, lấy Mỹ tại Sài
Gòn-Huế, mà có một con số chết và bị thương như vậy'.

2-SƯ ĐOÀN 18BB VÀ CÁC ĐƠN VỊ TĂNG
VIỆN,

TỬ CHIẾN VỚI
CỘNG SẢN QUỐC TẾ TẠI XUÂN LỘC THÁNG 4-1975:

Sau ngày Sài Gòn thất thủ, ngày 2-5-1975 Peter
Kahn chủ bút Wall Street Journal, giải báo chí Pulitzer, đã viết bài truy điệu
Nam VN đăng trên báo này 'Quả thật sau cùng, quân lực
VNCH đã rã ngũ vì tuân theo lệnh của tổng tư lệnh quân đội lúc đó, là tổng thống
hai ngày Dương Văn Minh. Nhưng đó không phải là một quân lực hèn nhát hoặc vô
dụng, vì có một vài phần tử quan quyền đào ngũ chạy theo Mỹ. Sự thật, quân đội
VNCH rất vững mạnh và chiến đấu dũng cảm khắp các mặt trận, đặc biệt là từ mùa
hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định và An Lộc. Đó là một quân đội
xứng đáng được biết ơn, ca tụng vì đã giữ được từng mảnh đất quê hương, trước
cuộc xâm lăng của cộng sản quốc tế, trong nhiều năm qua. Và cuối cùng vào những
tuần lễ chót của tháng tư, khi người Mỹ đã chấp nhận đầu hàng giặc, thì người
Lính VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu khắp nơi, và mặt trận XUÂN LỘC đã trở thành mồ
chôn tập thể của những kẻ xâm lăng, bạo tàn. Nhờ vậy, một số người, VN lẫn Mỹ
mới có cơ hội trốn chạy ra ngoại quốc, thoát được cảnh tù đầy địa ngục, chốn
nhân gian cùng khốn tận tuyệt của cõi đời, khi rợ Hồ từ miền Bắc vào Nam làm
chủ. Một số ít này, hiện nay, dù đã cuối đời nhưng vẫn không giữ nổi khí phách
và danh phận của đấng trượng phu, tướng lãnh, trí thức, khi đã quay lưng phản
bội dân tộc, bôi mặt hợp tác với giặc, đề dầy xéo thêm nỗi đau tận tuyệt của
đồng bào mình trong suốt 30 năm quốc hận, đối lấy chút hư danh cặn thừa trong
vũng bùn ô uế xã nghĩa. Đây là những hình nộm nói tiếng người, hằng ngày được VC
bêu xấu trên báo chí, để miệng đời bôi bác rủa trù, chẳng những riêng chúng, mà
lây xấu tới con cái dòng họ.

Tháng tư ở Long Khánh, trời
thường đổ những cơn mưa rào như trút nước, nhiều lúc lính đang hành quân trong
rừng, có cảm tưởng như mình đang lênh đênh bơi trong biển khổ của cuộc đời.

Và tháng tư năm 1975, trời hình như biết trước cơn bão táp của miền
Nam, nên đổ mưa rất sớm. Trong mưa có gió, nên khiến cho cả thị xã Xuân Lộc, đỏ
ối một màu vì xác hoa phượng vĩ ven đường, bị gió mưa dồn dập.

'... đêm nay Xuân Lộc, vầng trăng khuyết
như một vành tang
trắng đất trời
chân theo quân rút, hồn ta ở
nghe nước La Ngà cuồn cuộn
trôi

...em ơi tiếng tắc kè thê thiết
gọi giữa đêm dài quá lẽ
loi
chân bước, nửa hồn chinh chiến dục
nửa hồn Xuân Lộc, gọi quay
lui..'.

(thơ của Nguyễn Phúc Sông
Hương).

Xuân Lộc là chiếc nôi đầu đời, mà
người lính Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43 Biệt Lập, của Đại uý Ngô Văn Diệp, từ miền
xa cao nguyên Di Linh, tới hành quân và tru đóng vào giữa tháng 4-1964, coi như
là đơn vị tiền phương thành lập Sư Đoàn 10 bộ binh vào ngày 16-5-1965, gồm ba
Trung Đoàn biệt lập, kỳ cựu của quân lực VNCH là Trung Đoàn 43, 48 và 52.

Trung Đoàn 43 bô binh thoát thai từ Trung Đoàn 404 thành lập tại Phan
Thiết ngày 1-8-1954, trước khi biệt lập, trực thuộc SD5 khinh chiến, từng tham
dự các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ... tại Nam Phần vào năm 1955.
Trung Đoàn 48 bộ binh thoát thai từ Trung Đoàn 203 bộ binh, gồm các tiểu đoàn
47, 702 và 52.

Sau đó cải thành Trung đoàn 48 bộ binh, thuộc Sư Đoàn
16 khinh chiến, gồm các Trung Đoàn 46, 47 và 48. Năm 1958 qua đợt cải tổ, SD16
khinh chiến bị bãi bỏ, các Trung Đoàn 46,47 và 48 trở thành biệt lập. Sau này,
Trung Đoàn 47 bô binh cùng với Trung Đoàn 43 qua nhiều lần hoán đổi đơn vị, để
trực thuộc SD23 bộ binh, cuối cùng Trung Đoàn 46 thuộc SD25BB, Trung Đoàn 47
thuộc SD22 BB và Trung Đoàn 48 thuộc SD18 BB. Riêng Trung Đoàn 52 được thành lập
ngày 1-12-1954 tại Đệ 1 Quân Khu, gồm các Tiểu Đoàn 54 BVN, 704 và 713. Về Trung
Đoàn này, ngày 14-2-1968, tướng Wheeler, chủ tịch Liên quân Mỹ, khi trả lời với
báo chí, trong cuộc điều trần trước Hạ Viện Mỹ, là sáng nay tướng Westmoreland
có báo, là đã tới thăm Trung Đoàn 52 biệt lập, đóng ở phía nam Đà Nẳng, để chúc
mừng và tưởng thưởng cho Họ vì đã chận đứng được Sư Đoàn 2 Bắc Việt, trong mưu
toan chiếm Đà Nẳng, vào Tết Mậu Thân. Hai tiểu đoàn nổi tiếng nhất của SD18/BB
là TD2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và TD1/52 của Đại Uý Nguyễn Văn Út, nhiều
lần được vinh danh trước quân đội, vì thiện chiến và là đơn vị bắn cháy nhiều xe
tăng của Bắc Việt tại trận địa. Năm 1974, hai chiếc T54 và PT76 của Bắc Việt, bị
hai đơn vị trên bắn cháy, được kéo về làm kiểng trước sân Dinh Độc Lập, sau khi
mất nước, mới bị VC phi tang.

Sư Đoàn 10 BB sau đổi thành SD18BB vào
ngày 1-1-1967 qua đề nghị của Tư lệnh lúc đó là Chuẩn tướng Đổ Kế Giai. SĐ mang
phù hiệu Nỏ Thần, đang lướt trên hai nền màu xanh da trời đậm và lợt, tượng
trung cho bước chân của lính trong cõi mông mênh cùng tận, mà Nguyễn Cộng Trứ
khi đề cập tới chí nam nhi, đã viết: 'tang bồng hồ thỉ
nam nhi trái, làm cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh
tướng'.

Từ năm 1965-1969 qua các tư lệnh như
Đại Tá Nguyễn Văn Mạnh (16/5/1965-10-8-1965), Chuẩn Tướng Lữ Lan
(10/8/1965-15/9/1966), Đại Tá Đổ Kế Giai (15/9/66-20/8/69), trong giai đoạn này,
Sư Đoàn 18BB bao vùng Khu 31 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Bình Tuy, Long Khánh,
Biên Hòa, Phước Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu, thuộc Vùng III Chiến Thuật.

Từ ngày 20-8-1969 tới 4-4-1972, tư lệnh
là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, vì bị Quân Đoàn III, chia chặt thành từng mãnh,
tăng phái khắp nơi, dưới quyền của các SD5 và 25 BB, nên binh sĩ có mặc cảm là
đơn vị trừng giới, khiến cho SD18 BB, bị xếp hạng chót trong bảng xếp hạng đơn
vị thuộc QLVNCH...

Cá sống nhờ nước, lính chiến đấu giỏi khi gặp được
cấp chỉ huy tài ba, can trường, thương lính và trên hết phải biết lội với lính
trước súng đạn... Ngày xưa, qua huyền thoại, điển tích và sách vở, ta biết giai
nhân cùng danh sĩ, như có duyên nợ với nhau từ tiền kiếp. Dương Chí Hoán đời
Đường, nổi danh nhờ một ca kỷ hát bài Lương Châu Từ của mình. Tô Đông Pha làm
giúp một bài phú cho ca nhi Triệu Vân, mà lấy được một người vợ tài hoa ý hợp
nhưng cảm động hơn hết, có lẽ là Giang Châu Tư Mã-Bạch Cư Dị (772-846), trong
một đêm mưa rơi tầm tả, tiễn bạn trên Bến Tầm Dương, tình cờ gặp lại người ca kỷ
năm nào nổi danh tài sắc chốn Trường An, qua một bản đàn tuyệt diệu, Danh Sĩ đã
cảm hứng viết Trường Ca 'Tỳ Bà Hành' cổ kim bất hủ.

Trong đời binh
nghiệp cũng vậy, suốt cuộc chiến VN, những nguời lính nhảy dù, biệt kích, thủy
quân lúc chiến, biệt động quân... được đồng bào miền nam thân thương quen gọi là
các thiên thần, bởi vì hầu hết các đơn vị trên đã có nhiều cấp chỉ huy tài ba
can trường. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Đại Tá Ngô Tấn
Nghĩa... luôn hòa mình với thuộc cấp của mình tại các tiền đồn hẻo
lánh, bên những đơn vị nghĩa quân, cảnh sát dã chiến, xây dựng nông thôn và địa
phương quân tại chiến trường. Nhờ vậy hai tỉnh Chương Thiện-Bình Thuận, bị cộng
sản quậy phá nhiều nhất, lại là hai địa phương an ninh hạnh phúc cho tới
30-4-1975. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) dù bị lịch sử phán xét
thế nào cũng kệ nhưng rõ ràng nhất, ông là một cấp lãnh đạo can đảm, biết chia
xẻ gian lao, máu lệ với người chiến sĩ đang lăn xả trong bom đạn sa trường nguy
hiểm nhất, ngay lúc trận tuyến chưa im tiếng súng, tại Quảng Trị, KonTum, An
Lộc, Bình Định... Tương tự, những người lính Nỏ Thần Miền Đất Đỏ, đã tao
phùng-kỳ ngộ với một cấp chỉ huy năng động, thích hợp với những lính biệt lập
43, 48 và 52 đã từng bị đầy ải khắp mọi miền đất nước, đâu có khác gì các Đơn Vị
Biệt Động Quân Biên Phòng, Biệt Lập, không biết ai là Cấp Chì Huy tối cao của
mình. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt, đã vực dậy một Đại Đơn Vị
sắp quỵ vì quá nản phiền. Nhờ đó mà SD18 BB từ đội đít, lần lần dọc ngang và
cuối cùng, đứng ưỡn ngực với các Đơn Vị khác của Quân Lực trong bảng xếp hạng
cuối đời.

Ngày 4-4-1972, Đại Tá Lê Minh
Đảo làm Tư Lệnh SD18 BB, thế Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ. Gọi là Sư
Đoàn Trưởng cho oai, chứ lúc đó quân số còn lại của SD18BB vỏn vẹn chỉ có DD18
Trinh Sát, DD48 Trinh Sát và 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 48BB. Tất cả lính của Sư
Đoàn từ Thiết Đoàn 5 kỵ binh, Trung Đoàn 43, 48, 52 đều bị Quân Đoàn III xử
dụng, tận góc biển chân mây, khiến cho Tư Lệnh SD18BB lúc đó, thật ra còn thua
Tiểu Đoàn Trưởng, vì trong tay không còn một đơn vị nào thuộc về mình., để chỉ
huy xử dụng.

Khởi sự từ con số không, Tướng Đảo, một sĩ quan thường bị
cười nhạo là hành chánh vì quẩn quanh chỉ làm quận trưởng, tỉnh trưởng. Nhưng đó
là một nhận xét có ác ý ganh tỵ, vì qua kinh nghiệm lịch sử cận đại VN, không
thiếu gì những vị tá, tướng... một đời lăn xả ngoài trận mạc, vẫn không được đời
xưng tụng là tài giỏi.

Để chứng minh người thật việc thật, tri
hành phải hợp nhất, qua việc hành sử lúc ban đầu, với số đơn vị ít ỏi trong tay,
đã biết khôn khéo, cũng như bỏ cái quan niệm 'lính chính quy-lính bảo an', trong
việc phối hợp hành quân cùng các Đơn Vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Bình Định
Xây Dựng Nông Thôn, kể cả Cảnh Sát Dã Chiến (Lúc đó toàn là chủ lực quân biệt
phái hay thuyên chuyển về gần nhà)... tại các Tiểu Khu Long Khánh, Phước
Tuy, nên chỉ một thời gian ngắn đã bình định xong vùng này. Rồi thì lần lượt
Quân Đoàn III, trả lại các Trung Đoàn cơ hữu của SD18BB cho tướng Đảo. Lúc
đó,Trung Đoàn 52BB, đang hành quân tại Bình Long, Trung Đoàn 48BB trách nhiệm
giữ nhà, nên chỉ còn Trung Đoàn 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, cùng tư lệnh là
Đại Tá Đảo, xông pha hầu hết các miền đất dữ của VC lúc bấy giờ, dẹp tan chiến
khu Chà Rầy, Trung Lập, Củ Chi để giải vây cho quận Trảng Bàng. Tiếp đến, Trung
Đoàn 43 và Tướng Đảo lại vào Bến Súc, Dầu Tiếng, giải vây Đồn Điền Michelin, giữ
được con đường huyết mạch từ Bình Dương-Bến Cát, mà trong trận Mùa hè đỏ lửa 72,
quân tiếp viện của ta sử dụng để vào An Lộc.

Tới cuối tháng 6-1972,
SD5BB của Tướng Lê Văn Hưng, tuy vẫn giữ vững An Lộc nhưng đã bị tổn thất nặng
nề, nên được điều động ra khỏi trận địa. Các đơn vị tăng phái của Vùng 4 CT như
SD21BB, Trung Đoàn 15/SĐ9BB..cũng được trả về bản địa. Do trên, Quân Đoàn III,
sau khi hoàn lại đủ quân số cho Tướng Đảo, đã điều động toàn bộ SD18BB vào An
Lộc, phối hợp với Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân của Trung Tá Ngô Minh Hồng, chiếm
lại toàn vẹn lãnh thổ Bình Long. Tháng 12-1972, sắp đến ngày ký Hiệp Định Paris,
nên VC lại ồ ạt dành dân chiếm đất, vì vậy QDIII giao Bình Long-An Lộc cho Biệt
Động Quân và sử dụng SD18BB như một đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Đoàn. Thời Trung
Tướng Phạm Quốc Thuần thay Tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư Lệnh QDIII, ngày
7-11-1973 đã cho tái lập lại Lực Lượng 3 Xung Kích, trước sau vẫn do Chuẩn Tướng
Kỵ Binh Trần Quang Khôi, là một trong những tướng lãnh tài ba, anh hùng của
QLVNCH chỉ huy. Đại đơn vị này có bảng cấp số tương đương với một sư đoàn bộ
binh nhưng về hỏa lực có phần hùng mạnh hơn vì được phối hợp tác chiến giữa bộ,
thiết giáp và pháo binh, gồm 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp 315,318 và 322. Các Chiến
Đoàn đều tổ chức giống nhau, gồm 1 Tiểu Đoàn BDQ, 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa 113, 1
Chi Đoàn Chiến Xa M48, 1 pháo đội cơ động 105 ly gắn trên xe M548 và 1 Trung Đội
Công Binh. Đây là đơn vị trừ bị thứ 2 của QDIII, sau ngày ký hiệp định Ba Lê năm
1973. Từ đó chiến cuộc càng ngày càng tàn khốc, Bắc Việt ngoài số bộ đội có sẵn
được Mỹ cho ở lại, còn có nhiều sư đoàn khác cũng ào ạt vào Nam, vì đường mòn Hồ
Chí Minh coi như đã bị bỏ ngõ, tấn công khắp mọi nơi nhưng dữ nhất vẫn là những
địa danh sát nách Sài Gòn như Định Quán, Củ Chi, Tam Giác Sắt, Phước Tuy... hầu
hết những vùng trên đều thuộc trách nhiệm của SD18BB. Tóm lại, từ năm 1972 tới
đầu năm 1975, SD18BB dưới quyền của Tướng Lê Minh Đảo, gần như xông pha trăm
trận, nên đã hy sinh rất nhiều quân nhân các cấp. Nhờ vậy mà người lính Nỏ Thần
đã trưởng thành trong khói lửa, quân kỳ của Sư Đoàn được gắn nhiều anh dũng bội
tinh, mang giây biểu dương màu quân công bội tinh, nhờ niềm hãnh diện đó, dân và
lính miền đất đỏ, đã đánh một trận cuối cùng với giặc tại Xuân Lộc, vừa rửa hận
cho Dân-Nước, vừa lưu danh ngàn đời trong Việt Sử, chống ngoại xâm do Bắc Việt
mang từ Nga-Tàu về.

Tháng 4-1974, Thượng Viện Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ
cho Nam VN. Tại chiến trường, Bắc Việt xé bỏ hiệp ước vừa ký tại Ba Lê năm 1973,
tấn chiếm Thường Đức và Trại Tống Lê Chân. Ngày 9-8-1974, Nixon từ chức tổng
thống vì vụ Watergate mang theo hẹn hứa giúp VNCH xuống mồ, vì Ford lên thay
không bao giờ đếm xỉa tới., hoặc có muốn giúp miền Nam, thì nói cũng chẳng ai
nghe, vì ông không phải là vị tổng thống do dân bầu lên theo luật định.

Trước tình hình hỗn độn chính trị tại Mỹ, Bắc Việt tấn công và chiếm
tỉnh Phước Long nhưng Hoa Kỳ vẫn im lặng, còn Ford theo B.Paulmer trong 'The 25
th year war' năm 1984, đã tuyên bố là Hoa Kỳ dứt khoát không can thiệp vào chiến
tranh VN. Thế là Hà Nội hồ hởi xâm lăng Miền Nam. Ngày 10-3-1975 đánh thành phố
Ban Mê Thuột. Ngày 14-3-1975 rút bỏ cao nguyên bằng Liên tỉnh lộ 7, Pleiku-Phú
Bổn-Phú Yên. Ngày 20-3-1975 bỏ Huế, Quảng Trị. Nói chung hai cuộc lui quân, làm
hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, gia đình binh sĩ, chết và bị thương thảm thiết
vì hỏa lực của cộng sản, bắn nhắm vào những người dân lánh nạn, trong đó phần
lớn là người già, đàn bà, trẻ thơ vô tội. Tổng thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại
Tướng Cao Văn Viên... chỉ một phút quyết định ngắn ngủi tại Cam Ranh đã làm mất
2/3 lãnh thổ, hủy diệt một nửa lực lượng quân lực tinh nhuệ của VNCH, trong đó
có các Đại đơn vị ưu tú như SD Dù, Thủy Quân Lục Chiến, SD1, 23 BB và các Liên
Đoàn BDQ... Như vậy sau ngày 2-4-1975, Quân Đoàn 1 mất hẳn, QD2 chỉ còn Ninh
Thuận-Bình Thuận, nên sát nhập vào Quân Đoàn III. Phan Rang-Phan Thiết và Xuân
Lộc, trở thành vùng hỏa tuyến, vì là cửa ngỏ ( quốc lộ 1 – 20), để Bắc Việt vào
Sài Gòn.

Để tấn công Long Khánh –Xuân Lộc, cộng sản quốc tế Bắc Việt,
tung vào chiến trường Quân Đoàn 4, gồm 3 Sư Đoàn 6, 7 và 341 và Sư Đoàn 7 Việt
Cộng, do tướng Bắc Việt là Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiệp chỉ huy. Về VNCH, ngoài
SD 18 BB với các Trung Đoàn 43 của Đại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn 48 của Trung
Tá Trần Minh Công, Trung Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Thiết Đoàn 5 của Trung
Tá Nguyễn văn Nô, Tiểu Khu Long Khánh của Đại Tá Phạm văn Phúc và các Đơn vị
tăng phái như Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Ta Nguyễn văn Đỉnh, đặc biệt là Tiểu
Đoàn 82 BDQ, thuộc LD24BDQ, của Thiếu Tá Vương Mộng Long, từ Quảng Đức, Lâm Đồng
di tản về Xuân Lộc... cùng với các SD 3, 4 và 5 Không Quân, kể luôn các đơn vị
Truyền Tin, Công Binh, đã đánh với quân xâm lăng cộng sản quốc tế, một trận để
đời, như các trận Chí Lăng, Bạch Đằng, Chương Dương, Xuân Kỷ Dậu, Rạch Gầm Xoài
Mút, mà tổ tiên ta đã lưu lại nghìn đời muôn kiếp cho con cháu sau này, trong
dòng sử Việt...

Ngày nay đọc những trang sử trong cũng như ngoài nước,
từ người thương cho đến kẻ thù Việt Cộng, kể cả bọn ăn cơm quốc gia thờ Hồ tặc,
tất cả đều hớn hở hoặc cúi mặt, kính chào và ngưỡng mộ, cuộc chiến đấu thần
thánh của người lính VNCH, trong lúc đất nước đã tận tuyệt, gần hết cấp lãnh đạo
tối cao cõng vợ con và vàng bạc chạy theo Mỹ để cầu sinh, giữ chức. Giữa giờ thứ
25, trong lúc bên ngoài thì Đồng Minh phản bội, bên trong đầy rẫy bọn trí thức,
cha-sư, đầu hàng giặc Cộng, toa rập trù dập và đâm sau lưng người lính trí mạng.

Trong ' Đại thắng mùa xuân', Văn Tiến Dũng, tổng tư lệnh bộ đội cọng
sản Bắc Việt, đã thú nhận rằng ' Mặt trận Xuân Lộc vô
cùng ác liệt và đẫm máu ngay từ ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6,7,341 của ta, dù đã
tấn công nhiều lần vào thành phố Xuân Lộc, nhưng nhiều lần đều gặp phải sức
kháng cự mãnh liệt của Trung Đoàn 43 địch, nên bị tổn thất nặng nề...

... Các đơn vị pháo của ta, đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn
dược dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép bị bắn cháy, còn D.Todd người ký giả
Pháp thân cộng, trong tác phẩm ' Cruel April, the fall of Sai Gon', đã viết '
tinh thần binh sĩ tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền
tin rất tốt, các đơn vị Dù và BDQ đã đến, đường Sài Gòn được thông. Các Sĩ quan
QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác và nhanh chóng. Tình trạng
chiến đấu của họ, gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ.

Như vậy qua hai lời phê phán trên, ta biết mặt trận Xuân
Lộc vô cùng ác liệt và tinh thần chiến đấu của người lính VNCH dũng mãnh phi
thường. Được như vậy, trước hết theo lời của tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn
18 BB cũng là Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh – Xuân Lộc từ ngày 8-4-1975 tới ngày
20-4-1975, đó là tinh thần của người lính quyết tâm chiến đấu tới cùng vì từ
trên xuống dưới không một ai đào ngũ hay bỏ theo giặc. Thứ hai do ta chủ động
trận địa và sau rốt là tinh thần binh sĩ ổn định, khi thấy gia đình mình đã được
di tản về hậu phương an toàn tại Biên Hòa.

CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC

Chiến trường Xuân
Lộc gồm 3 mặt trận chính : Mặt trận Ngã ba Túc Trưng, thành phố Xuân Lộc và Khu
vực Núi Chứa Chan-Gia Ray. Do nắm được tình hình chính sự, biết chắc khi Phan
Thiết-Lâm Đồng thất thủ, Bắc Việt sẽ xuyên qua QL1 và 20 để về tấn chiếm Sài
Gòn. Do trên Xuân Lộc sẽ là chiến địa đẫm máu. Biết như vậy, cho nên tướng Đảo
sớm chuẩn bị trận địa để chờ. Trườc hết, khuyến khích dân
chúng có phương tiện, nên về lánh nạn binh lửa ở Biên Hoà hay Sài Gòn. Đồng thời
cho di chuyển trại gia binh, bệnh viện, thương bệnh binh cùng các phòng sở
chuyên môn về hậu cứ tại Long Bình, làm một đầu cầu tiếp vận từ Trung ương tới
Chiến trường. Tại Long Khánh, tướng Đảo cho sửa sang tất cả các phòng tuyến
trong cũng như ngoài thị xã, đào giao thông hào khắp nơi, để chuẩn bị chiến đấu
lâu dài.

Chiếm lại tất cả các vị trí cao quanh Xuân Lộc, để quan sát
địch từ mọi hướng. Đem tất cả pháo dấu trong các vị trí đào sẵn, một số câu lên
núi Thị và giao cho TD2/43 cuả Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế bảo vệ, chỉ để lại 2 khẩu
cho Tiểu Khu Long Khánh và 2 khẩu khác cho Chiến Đoàn 43 của Đại Tá Lê Xuân
Hiếu, trong thị xã Xuân Lộc sử dụng mà thôi. Lại đặt ba bộ chỉ huy Sư Đoàn, một
tại Xuân Lộc, một tại Tân Phong và một trên núi Thị có TD2/43 bảo vệ. Tất cả các
Bộ Tư Lệnh Hành Quân, đều giống nhau, được thiết kế đầy đủ máy móc truyền tin kể
cả đài siêu tầng số. Trong số này, BTL/HQ trên núi Thị giao cho Thiếu Tá Nguyễn
Hữu Chế, TDT/TD2/43 trách nhiêm, như một đài liên lạc giữa Tướng Đảo và Quân
Đoàn cũng như các cấp tại Trung Ương, nhờ máy móc siêu tần đặt trên núi cao nên
rất mạnh. Ngoài ra, nhờ có ba BTL/HQ nên tướng Đảo để di chuyển liên tục, tránh
phao địch. Về Truyền Tin của Ta cũng rất tài giỏi, nhờ thế nên đã bắt và giải mã
được tần số của giặc, gần như biết trước lệnh tấn công của các đơn vị Bắc Việt,
nên đã tránh được rất nhiều tổn thất. Riêng bộ tham mưu của SD18BB lúc đó gồm có
: Tướng Lê Minh Đảo là tư lệnh SD, Đại Tá Lê Xuân Mai tư lệnh phó, Đại Tá Huỳnh
Thao Lược - tham mưu trường SD, Đại Tá Hứa Yến Lến – tham mưu phó hành quân tiếp
vận và Đại Tá Dương Phun Sang – chánh thanh tra SD.

Theo tất cả các cấp chỉ huy thuộc
SD18BB còn sống, hiện đang ở Mỹ, hầu hết ai cũng xác nhận một sự thật rất quan
trọng, đó là khi quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Xuân Lộc, thì Tướng Lê Minh
Đảo đang có mặt tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của SD18BB tại căn cứ Long Bình và
chỉ một vài giờ sau đã bay vào biển máu bom đạn và xác người tại trận địa Xuân
Lộc. Trong lúc đó, đại úy Nguyễn Khiêm, trưởng ban ba của TrD43/18 vì công vụ
cũng có mặt tại Long Bình và chính Tướng Đảo đã ra lệnh cho phi công chiếc
C&C của TL, chở ông ta vào BTL/HQ tại Tân Phong.

Bốn ngày đầu chưa
có Lữ Đoàn 1 Dù tăng viện nhưng Chiến Đoàn 43 và các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân
thiện chiến của TK Long Khánh, cùng TD82 BDQ vẫn giữ được Xuân Lộc. Từ ngày
12/4/75, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Tá Đỉnh tăng viện, đảm trách mặt trận Gia
Ray-Chứa Chan, nên tướng Đảo đả dùng Trung Đoàn 48 và Thiết Đoàn 5 kỵ binh, làm
lực lượng tiếp ứng khắp nơi. Cũng theo tướng Đảo, trong trận Long Khánh, chỉ có
cứ điểm Ngã Ba Túc Trưng, do Chiến Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng trấn giữ, là
khó khăn và ác hiểm nhất nhưng quân ta dù lực lượng ít ỏi so với quân biển người
của Bắc Việt, vẩn anh dũng chống cự. Oanh liệt nhất là trận Đồi Móng Ngựa, chỉ
có hai đại đội của TD3/52 do Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ, tức nhà văn nổi tiếng Ý Yên
làm Tiểu Đoàn Trưởng, đã giữ vững vị trí từ ngày 10-4 tới 15-4-75, qua nhiều đợt
tấn công biển người, cấp Trung Đoàn của SD6 Bắc Việt. Trận tử chiến trên Đồi
Móng Ngựa cũng như hai trái bom con heo tại Dầu Giây –Túc Trưng, đều là những
huyền thoại đẹp nhất trên những trang cận sử vừa nở hoa vừa loang đỏ máu, mà sau
này mỗi khi đọc tới, chắc ai cũng không thể ngăn nổi giọt nước mắt muộn màng, để
khóc tủi cho những người lính trận năm nào, đã vì ai mà xả thân không tiếc hận.

Đánh mãi không lấy được Xuân Lộc,
Văn Tiến Dũng điều động Trần văn Trà thay Hoàng Cầm nhưng chiến trường vẫn không
thay đổi. Do trên Trà một mặt để SD7 VC ở lại cầm chân SD18 BB và Dù tại Xuân
Lộc, mặt khác tấn công biển người vào các vị trí của Chiến Đoàn 52, mở một đường
máu từ Túc Trưng xuyên qua Biên Hòa, đối mặt với các Đơn Vị phòng thủ của Lực
Lượng 3 Xung Kích, của tướng Trần Quang Khôi. Riêng Chiến Đoàn 52 của Đại Tá
Dũng, tuy bị tổn thất gần 1/2 quân số, nhưng cuối cùng vẩn mở được đường máu Từ
ngã ba Túc Trưng về Biên Hòa.

HAI TRÁI BOM
DAISY CUTTER VÀ CUỘC LUI QUÂN CỦA SD18

Trong 'Đứa con cầu
tự ', ông Nguyễn Cao Kỳ nguyên Thiếu tướng QLVNCH, cựu tư lệnh Không quân, cựu
chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH từ 1967-1971, có
viết rằng chính ông ta là nhân vật đã ra lệnh sử dụng bom con heo tại mặt trận
Xuân Lộc. Ai cũng biết từ sau năm 1972, ông Kỳ đã là một tướng lãnh bị phế thải,
ngồi chơi xơi nước, trong tay 'không quân, không đơn vị'. Cũng từ đó cho tới
ngày 29-4-1975 bay trốn ra biển để tới Mỹ hưởng vinh hoa phú quý, tướng Kỳ ngoài
việc trồng khoai mì tại đồn điền riêng ở Khánh Dương-Khánh Hòa, thì gần hết thời
gian quý báu còn lại của một tướng lãnh, chỉ lăn vùi trong rượu chè, mạt chược,
đá gà và bar-bung gái vợ. Như vậy, sức nào để ra lệnh cho KQ đánh bom, một sự
kiện quan trọng bậc nhất của an ninh quốc phòng quốc gia VNCH, lúc đó chỉ có
chính Tổng Thống, Thủ Tướng và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH mới có thẩm quyền
quyết định.

Bom Daisy Cutter, còn được gọi là bom con heo hay tiểu
nguyên tử, có chiều dài và chiều cao gần tương đương với lòng chiếc vận tải cơ
C130, trọng lượng là 7 tấn, gồm vỏ bọc và khối thuốc nổ 15.000 cân Anh TNT. Bom
dùng mở bãi đáp cho cấp sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào. Với con
người, bom có tầm sát hại trong vòng bán kính 5 dặm Anh, hút hết dưỡng khí, làm
cho người bị chết ngạt. Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, Mỹ có để lại cho
VNCH chừng 10 trái nhưng không có ngòi nổ. Trong trận Xuân Lộc, truyền tin của
Bắc Việt gần như bị ta giải mả hết, nên nhờ đó mà Bộ tư lệnh của SD18BB đều biết
trước. Nhờ vậy đã kịp thời xin không quân hay pháo binh, bắn hay giội bom vào
các vị trí của địch hay xe tăng một cách vô cùng chính xác. Ngày 15-4-75, khi
tướng Đảo nhận tin vị trí của Chiến đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, từ Ngã ba
Túc Trưng xuống tới Dầu Giây, bị hai sư đoàn Bắc Việt 6 và 341 tràn ngập, nên đã
xin tướng Nguyễn văn Toàn, tư lệnh QD3, trình Bộ TTM, sử dụng bom con heo, để
ngăn chận và giải cứu Chiến đoàn 52. Do trên, trong ngày 15-4-1975, Bộ TTM đã
dùng vận tải cơ C130A thả 2 trái bom khổng lồ này, xuống vị trí của Bắc Việt, từ
Túc Trưng về tới Dầu Giây, khiến cả một quân đoàn Bắc Việt, gồm người, tăng,
pháo như rối loạn trong ba ngày liền vì có quá nhiều thương vong. Vì Hà Nội la
làng, Mỹ vi phạm hiệp định ngưng bắn, dùng bom nguyên tử và trở lại VN, nên Hoa
Kỳ đã chở số bom con heo còn lại về Mỹ.

Ngày 16-4-1975, phòng tuyến
tại Phan Rang vở, các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Pham Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn
Thu Lương và hầu hết các sĩ quan cao cấp trong Bộ tư lệnh tiền phương của QD3,
vì đi bộ với lính (dù có máy bay), và Đại Tá Lương, lúc đó đã cùng với các tiểu
đoàn Dù về tới Cà Ná, nhưng ông cũng đã trở lại tìm hai tướng Nghi-Sang, nên đã
bị giặc Cộng bắt giữa chốn ba quân. May mắn nhất vẫn là tướng Trần văn Nhựt, Tư
lệnh SD2 BB đang tham chiến tại mặt trận, nhờ lanh lẹ, nên leo L19, chạy kịp
xuống tàu hải quân, đậu trong vịnh Ninh Chữ, sau đo cũng là một trong nhiều
tướng lãnh tới Mỹ sớm. Đêm 19-4-1975, Bình Thuận-Phan Thiết mất và Bình Tuy ngày
20-4-1975. Như vậy các tuyến phòng thủ trên QL1 và 20, dẫn về Long Khánh gần như
khai thông. Tướng Nguyễn Văn Toàn vì không muốn Xuân Lộc, lúc đó lại trở thành
một Điện Biên Phủ hay Khe Sanh, giữa trùng vây của hơn mấy vạn quân Bắc Việt như
trước. Hơn nữa, khi Trần Văn Trà thế Hoàng Cầm, đã dùng SD7 Bắc Việt cầm chân
quân ta, còn Lộ quân 4 thì tìm đường khác tại Ngã ba Túc Trưng về Biên Hoà. Ở
đó, chỉ có Lực lượng 3 Xung Kích của tướng Khôi, cùng Trung Đoàn 8 /SD5BB tăng
phái, nên không đủ quân chống giữa. Do trên tướng Toàn đã xin Bộ Tổng Tham Mưu,
chấp thuận bỏ Xuân Lộc, rút toàn bộ lực lượng đang chiến đấu tại đây gồm SD18BB,
TK Long Khánh, Lữ Đoàn Dù, BDQ về Phước Tuy, giữ Biên Hòa-Sài Gòn, và đã được
chấp thuận, dù lúc đó, quân ta còn đầy đủ đạn pháo và tinh thần chiến đấu. Tại
Gia Ray-Chứa Chan, Lữ Đoàn Dù-BDQ-Thiết Đoàn 5 và Trung Đoàn 48/18 đang gom SD7
Bắc Việt vào rọ, để tiêu diệt.
Theo tướng Đảo, thì vào lúc 9 giờ sáng ngày
20-4-1975, tướng Toàn thân hành bay trực thăng vào BTL SD18BB tại chiến trường
Xuân Lộc, ban lệnh RÚT QUÂN, BỎ LONG KHÁNH của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tới
Tướng Đảo và CUỘC RÚT QUÂN hoàn toàn bằng đường bộ, không có ai được máy bay tới
chở về. Quan trọng hơn hết, tất cả đều đi, không có 600 quân nào của Trung Đoàn
43, do Đại Tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại bán mạng, như một vài người đả vin
vào tài liệu Mỹ, viết sử. Cảm động vô cùng, là khi Lữ Đoàn 1 Dù của Đại Tá Đỉnh
rút quân, đồng bào công giáo ở các xã Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa... đã đồng
loạt rút theo, làm cho cánh quân này vì phải bảo vệ đồng nào tị nạn, nên bị
thiệt hại nhiều nhất.

Ngay khi nhận được lệnh, trong ngày 20-4-1975,
tướng Đảo ra lệnh cho Lữ Đoàn 1 Dù, tấn công tới tấp SD7 VC để nghi binh. Trên
núi Thị, rút hết pháo, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Đoàn 2/43 bắn cầm chừng, làm
giặc không biết đâu mà mò. Cuộc lui quân, bắt đầu, lúc 8 giờ đêm 20-4-1975, bằng
Liên Tỉnh lộ 2, Tân Phong-Long Giao-Bà Rịa. Đây cũng là một quyết định táo bạo,
đồng thời cũng là một yếu tố bất ngờ mà Bắc Việt không bao giờ đoán nổi. Vì Liên
tỉnh lộ 2 dài khỏng 40 km, từ khi quân Đồng Minh rút, đường đã bị bỏ hoang và
trở thành căn cứ địa cuả các lực lượng Du kích tỉnh cũng như Trung Đoàn 33 chính
quy Bắc Việt. Theo kế hoạch lui quân, Trung Đoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công
mở đường. Cánh 2 là đoàn cơ giới, pháo, chiến xa Thiết đoàn 5 của Trung Tá Nô.
Đặc biệt tướng Đảo, đã mang trả lại cho QD3 hai khẩu đại pháo 175 ly cho mượn,
có tầm bắn xa trên 30 km, đặt trên xe xích. Tất cả lực lượng này do Đại Tá Hứa
Yến Lến, tham mưu phó hành quân SD 18BB chỉ huy. Đơn vị kế tiếp là DPQ và NQ
Long Khánh của Đại Tá BDQ. Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh. Cánh quân này,
trong lúc rút bị đụng nặng, làm Trung Tá Tiểu Khu Phó tử thương. Còn Đại Tá Phúc
bị bắt và giải ngay ra Bắc, chịu nhiều năm tù khôc hận như các cấp Sĩ
quan/QLVNCH sau ngày 30-4-1975. Tướng Đảo đi bộ với cánh quân Trung Đoàn 43 của
Đại Tá Lê Xuân Hiếu, hiện ở Oregon. Và cuối cùng là Lữ Đoàn 1 Dù đoạn hậu. Theo
kế hoạch lui quân, Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Chế từ Núi Thị xuống sẽ đi trước
Lữ Đoàn Dù, nhưng vì trục trặc chiến thuật, nên cuối cùng lại trở thành đơn vị
cuối khi rời Long Khánh. Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công, nhờ có tổ
chức, kế hoạch và trên hết, chính tướng Đảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ
Tỉnh Trưởng Phạm văn Phúc, Đại tá Đỉnh, Lữ Đoàn trưởng Dù... đều đi bộ và tác
chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng ?

NGƯỜI VỀ TỪ ĐỊA NGỤC

Tiểu Đoàn Trưởng
TD2/Trung Đoàn 43/SD18BB là Nguyễn Hữu Chế, xuất thân từ khóa 13, sĩ quan trừ bị
Thủ Đức. Từ năm 1972 khi Đại Tá Đảo, về làm tư lệnh SD18BB, thay tướng Thơ, lúc
đó Trung Úy Nguyễn Hữu Chế ở TD2/43 nhưng sau những chiến công rền vang khắp các
mặt trận từ Chà Rầy-Trung Lập, tới Tam Giác Sắt - An Điềm, chỉ trong 1 năm, đã
được vinh thăng ngay tại mặt trận, Đại Uý rồi Thiếu Tá và giữ TDT.TD2/43 là một
đơn vị cùng với TD1/52 của Đại Uý Út, là hai đơn vị kiệt hiệt nhất của SD18BB.

Theo lời Thiếu Tá Chế, thì trong đêm lui quân 20-4-1975, lệnh hành
quân ghi rõ: kể từ 12 giờ đêm, TD2/43 sẽ trở về hệ thống liên lạc của sư đoàn.
Tiểu đoàn sẽ di chuyẻn trước, sau đó là Lữ Đoàn 1 Dù, theo lộ trình về hướng Đức
Thanh-Bà Rịa. Lệnh là vậy nhưng thực tế vô cùng khó khăn, vì khi Lữ Đoàn 1 Dù,
cho lệnh TD2/43 trở về với hệ thống của sư đoàn 18BB, thì lúc đó đã 3 giờ sáng.
Tiểu đoàn liền cho lệnh gom quân các tiền đồn về, trong đó có Trung Đội Biệt
Kích hoạt động tận núi Ma, cho nên tới 5 giờ sáng mơi hoàn tất việc thu quân. Vì
vậy khi xuống núi Thị, thì trời đã rạng đông. Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển theo
lộ trình rút quân, gần tới Căn cứ Long Giao, lúc đó đã 7 giờ sáng, thì Đại Tá
Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn Trưởng TrD52/18, bay trên chiếc C&C của Tư Lệnh,
chuyển lệnh của Tướng Đảo, ra lệnh cho TD2/43 phải hủy bỏ lộ trình cũ như lệnh
hành quân ban đầu và phải băng rừng, chuyển hướng về Long Thành, vì Bắc Việt đã
phát giác SD18BB lui quân, mà đơn vị cuối cùng là TD2/43 nên ra lệnh cho SD7 VC
phải truy sát cho tận tuyệt. Thật ra, lúc đó cũng còn một vài toán Địa Phương
Quân và Nghĩa Quân, lạc đàn chạy theo. Nhưng trong tình cảnh hiểm nguy đó, làm
sao biết được ai là bạn hay thù, hoặc có thể VC đã theo kíp họ, nên TD 2/43 đã
tìm cách đổi hương, để giữ mạng.

Khi rời núi Thị, quân số của TD2/43,
kể cả tăng phái trong đó có nhiều SQ, HSQ, và binh sĩ Pháo Binh, hơn 600 người.
Ngoài Hậu cứ của TD2/43 đã di chuyển trước với cánh quân của Trung Đoàn, Bộ Chỉ
Huy TD ngoài TDT Chế, còn có TDP là Đại Uý Nguyễn Tấn Chi (Khóa 12 SQTB/TD),
Trung Úy Võ Kim Thạch (DDT/DDCH), Trung Uý Nguyễn Văn Hào (DDT/DD1), Trung Uý Võ
Văn Mười (DDT/DD2), Trung Uý Nguyễn Văn Hùng (DDT/DD3), Trung Uý Hà Văn Dương
(DDT/DD4) cùng các Sĩ quan truyền tin, ban 2, ban 3, quân y, sĩ quan tiền sát
viên pháo binh...

Nhưng sau lần liên lạc được với Đại Tá Dũng, TD2/43
coi như lạc lõng trong rừng sâu từ giây phút đó. Vùng này bốn bề xưa nay đầy rẩy
các căn cứ cộng sản trong đó có mật khu Hắc Dịch nổi tiếng, đang có sự hiện diện
của SD341 Bắc Việt tân lập. Từ đó, TD2/43 không còn ai liên lạc, chẳng có pháo
binh, không quân hay thiết kỵ nào yểm trợ, vì mọi đơn vị bạn đều cách xa. Nhưng
cũng may, từ khi được thành lập tại Phan Rí, tỉnh Bình Thuận vào năm 1955, qua
danh xưng TD265, 84 sau đó là TD2/43 biệt lập cho tới ngày nay. Hầu hết các vị
Tiểu Đoàn Trưởng như Đại Uý Nguyễn Văn Hai, cố Trung Tá Hắc Long Đỗ văn Tân, cố
Trung Tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại và cuối cùng là Thiếu Tá Bảo Đinh Nguyễn Hữu
Chế, tất cả đều là những đơn vị trưởng tài giỏi, đầy kinh nghiệm hành quân trong
vùng, biết địa thế rõ như lòng bàn tay, mà không cần phải xem bàn đồ, nhờ vậy
mới không bị biển người cộng sản tiêu diệt. Từ 9 giờ sáng, TD2/43 đã bắt đầu
chạm địch ở phía tây căn cứ Long Giao, nhưng vì không có quân bạn yểm trợ, nên
Thiếu Tá Chế đã cố gắng đoạn chiến, đổi hướng nhiều lần lộ trình, vì không muốn
gây thương vong cho đơn vị. Đến chiều cùng ngày, khi TD2/43 vào tới bìa của một
khu rừng rậm, sau khi nghỉ ngơi, Thiếu Tá Chế chia TD làm hai cánh, một do Đại
Uý Chi TDP chỉ huy, để hành quân xuyên rừng về Long Thành. Cũng từ đó, TD chạm
địch liên miên, đến đổi cánh quân do Thiếu Tá Chế chỉ huy, chỉ còn vỏn vẹn có 28
người. Cũng trong đêm đó, toán người của Thiếu Tá Chế lại bị lọt vào vòng vây,
nhưng nhờ trong số này còn có Trung Đội Biệt kích thiện chiến nhất của TD, nên
cuối cùng anh em thoát được.
Đến ngày thứ tư, TD đến gần Long Thành nhưng
TT Chế vẫn không dám liên lạc truyền tin vì sợ lộ mục tiêu, dù lúc đó trên bầu
trời lúc nào cũng có phi cơ của SD18BB bay tìm kiếm TD2/43.

Tại căn cứ
Long Bình, tiền trạm của TD2/43 do Trung Uý Nguyễn Văn Thắng, SQ ban 1 chỉ huy
hậu cứ, điều động quân xa vào các bìa rừng ven Long Thành để đón lính TD2/43.,
đã vượt thoát được vòng vây, trở về cõi sống. Nói chung, cánh quân do Đại Uý
Chi, TDP chỉ huy gần như còn nguyên vẹn khi ra tới Long Thành. Nhưng trái lại,
cánh quân của Thiếu Tá Chế lại đụng độ rất nặng, nhưng nhiều quân nhân còn sống
sót, đã tìm được đường về điểm tập trung.

Dù đã liên lạc được với Đại
Tá Hiếu Trung Đoàn Trưởng TrD43 vào buổi chiều ngày 24/4/1975 nhưng tới 9 giờ
sáng hôm sau, bốn chiếc trực thăng của SD mới vào bốc người nhưng vẫn bị VC truy
sát, không buông tha.

Tại căn cứ Long Bình, Tiểu Đoàn tập hợp lại, bổ
sung và tiếp tục chiến đấu, sau khi thoát chết, để cùng với SD18BB và tướng Đảo,
cũng như tất cả các đơn vị trưởng, chiến đấu cho tới ngày 30-4-1975, mới phải
buông súng, rã ngũ vì lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Riêng Tiểu Đoàn Trưởng
TD 1/43 là Đại Uý Chu hiện ở Úc nhưng vào ngày 12-4-1975 được thay thế bởi Thiếu
Tá Tùng. Thảm nhất là Tiểu Đoàn Trưởng TD3/43, Đại Uý Du, ngày tan hàng về nhà,
thì bị giặc bất ngay, đem thủ tiêu mất xác.

Trong 'Đại thắng mùa
xuân', Văn Tiến Dũng, Tổng tư lệnh bộ đội miền Bắc, đã lấy lý do vì không kịp vẽ
bản đồ Long Khánh, nên đã bị bại trận Xuân Lộc. Thật sự trong 12 ngày ác chiến,
Bắc Việt đã tung vào chiến trường sáu Sư Đoàn, gồm 6, 7, 341, 325, 10 và 304 để
chọi với SD18BB, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, TD82BDQ và các TD.DPQ, Trung Đội NQ của tỉnh
Long Khánh. Kết quả có hơn 6000 cán binh bộ đội bị phơi thây tại chỗ và 37 chiến
xa đủ loại bị bắn cháy.

Để tưởng thưởng những quân nhân có công trong
trận Xuân Lộc, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng lúc đó là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên,
ban hành SVVT ân thưởng cho tất cả quân sự đã tham dự, được lên một cấp. Riêng
Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh kiêm TL.SD18BB, được chính
Tổng Thống Trần Văn Hương, vinh thăng Thiếu Tướng, đặc cách tại Mặt Trận từ ngày
25-4-1975.

Ba mươi năm qua, cuộc chiến đã tàn theo năm tháng nhưng hơn
80 triệu đồng bào trong nước vẫn không có đủ tự do để thở, cũng như có cơm ăn áo
mặc., khiến cho đất nước càng ngày càng thảm thê héo hận.

Ngày nay ai
có dịp được xuôi ngược trên các nẻo đường quê hương lửa khói xa xưa, từ cổng bắc
của Thị Trấn Hố Nai, qua Bầu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, Dầu Giây, lên Kiệm Tân,
Túc Trưng, Định Quán... hay về Xuân Lộc, Tân Phong, Long Giao, Gia Ray, không
hiểu họ có còn nhớ chăng những ngày bi thảm tận tuyệt của đất nước vào cuối
tháng 4-1975. Cũng chính tại Xuân Lộc, người dân cũng như lính tráng của miền
cao su-đất đỏ, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc cộng xâm lăng Bắc Việt, đã
phẫn nộ, tử chiến lần cuối cùng với rợ Hồ. Trong lúc tại Sài Gòn người ta tìm
đường trốn khỏi nước, thì tại Xuân Lộc, người lính từ quan cho tới cấp binh nhì,
binh sĩ quân dịch, từng giây lội trong hố máu, hầm xương, còn trên đầu thì đội
bom hứng đạn, giành nhau từng vách tường cháy, đống gạch vụn, các công sự phòng
thủ để giữ mạng. Tội nhất là những lính của TD2/43 đơn vị cuối cùng, đói khát
chết chóc trong rừng sâu, giữa chốn ba quân, để tìm đường về cõi sống.

Bỗng dưng thấy thật u uất ngậm ngùi, khi vô tình đọc được bài cổ thi
'Lưỡng Tây Hành' của Trần Đào thời Hậu Hán, nói lên thảm trạng chiến tranh, đến
nỗi xác của những người lính tại sa trường, đã trở thành 'đống xương vô định cao
hơn đầu', mà tại hậu phương những người thiếu phụ vẫn cứ mãi bên án trông chồng
ngoài quan tái. Hỡi ơi mới đó mà đã ba mươi năm đoạn trường máu lệ, tóc xanh
thành tóc bạc, bạn bè thân thương một còn, chín mất, lưu lạc khắp ngàn phương,
khiến mất cứ mãi ngóng tìm.

'ngày mai rồi có ngày nào,
theo chân voi trận, để vào
Thăng Long...

' Cái mộng năm xưa nay cũng còn là mộng, khiến giờ chỉ
còn biết:
'nghiêng bầu mà hỏi
thiên hạ mang mang
ai người tri
kỷ
lại đây cùng ta cạn một hồ trường
hồ trường, hồ trường
ta
biết rót về đâu ?

(thơ của Nguyễn Bá
Trác)

Xóm Cồn tháng
3-2005

HỒ ĐINH
TD1/43/18BB-kbc 4424

THAM KHẢO :

-
Chiến sử QLVNCH của Phạm Phong Dinh và Nguyễn Đức Phương.

- 55 ngày
cuối cùng của Chánh Đạo

- Những ngày cuối cùng của VNCH, của Nguyễn
Khắc Ngữ

- Tôn vinh Người Lính VNCH của Phạm Kim Vinh

- Nhật
báo Tiền Phong, KBC hải Ngoại

- Tài Liệu của Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh
SD18BB và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, TDT/TD2/43/SD18BB

Ðính Chánh một
số chi tiết :

Ngay khi bài viết SD18BB cuả Hồ Đinh được tờ Sài Gòn
Nhỏ ở CA đăng tải, đã có một số Anh Em thuộc đơn vị cũ, l/l giúp Hồ Đinh đính
chính lại, ít sơ sót nhỏ, khi trình sự thành lập cuả SD.

1- Về
TRUNG ĐÒAN 48 BB/Biệt lập:

Cũng giống như Trung đoàn 43 BB, trước
khi trở thành đơn vị cơ hữu cuả SD18BB, Trung đoàn đã nhiều lần thay đổi danh
hiệu từ 43 qua 47, nên lúc thì trực thuộc SD23BB, khi thì biệt lập, mãi tới
tháng khi là một đơn vị cuả SD18BB, mới chính thức mang số 43 tới khi tàn cuộc.

Như trường hợp cuả Trung Đoàn 43, Trung Đoàn 48BB, nguyên là Trung
đoàn 32 cuả SD21BB, vào ngày 6-3-1963, tại SVVT số 00326 cuả Bộ Tổng Tham Mưu
QLVNCH, chuyển đổi Trung Đoàn 32 thuộc SD 21BB, thành Trung Đoàn 48 BB-Biệt lập,
còn Trung đoàn 48 biệt lập lúc đó, gồm các Tiểu Đoàn 1/48 ( tiền thân là TD
5BVN), TD2/48 (Tiền thân là TD13BVN) và TD3/48 (tiền thân là TD19BVN) trở thành
Trung Đoàn 32,thuộc SD21BB.

Tháng 6/1965 SD18BB được tăng quân số, càc
Trung Đoàn cơ hửu đều có thêm Tiểu Đoàn 4, vì thế TD4/48/SD18BB cũng được tân
lập nhưng tới 2/1971 thì giải tán.

** Riêng Trung Đoàn 52/18BB được
cải tuyển từ Trung đoàn 135 Địa Phương cuả Tỉnh Gia Định. Đơn vị này, chẳng
những có TD2/52 được nổi tiếng, mà các TD1/52 và nhất là 3/52 cũng vang danh,
trong trận đánh cuối cùng vào tháng 4-1975 tại đồi Móng Ngựa (Kiệm Tân - Long
Khánh). ** Trong suốt thời gian từ 1965 tới ngày 30-4-1975, Trung Đoàn 48/18
trách nhiệm vùng Chiến Khu D (Bình-Phước Thành), Trung Đoàn 52/18 có tổng đàn
tại Đồi Phượng Vỹ (Núi Chưa Chan, ngả ba Ông Đồn). Riêng 43/18 túc trực tại Long
Khánh, để lưu động khắp vùng chiến thật trách nhiệm.

Thành thật cám ơn
Đại Tá Huỳnh Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng TrD48/SD18BB cũng là Tỉnh trưởng Bình
Tuy, từ ngày 13-1-1975 tới khi Bình Tuy bỏ ngõ vào ngày 23-4-1975.

Đây
cũng là một bi thảm của ngưòi lính VNCH. Trước đây theo hầu hết sử sách, đài BBC
Luân Đôn, thì Bình Tuy đã mất ngay khi Phan Thiết-Bình Thuận bị thất thủ vào
ngày 19-4-1975 nhưng theo lời Đại Tá Huỳnh Bá Thành, thì dù Bình Thuận đã thất
thủ, Xuân Lộc được lênh rút nhưng Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn (TLQD3) vẫn bắt
buộc Bình Tuy tử thủ với quân số lúc đó chỉ có 300 binh sĩ cuả 3 TD/DPQ.

Cũng may Bình Tuy sát biển, nên giờ cuối những chiến sĩ trên mới còn
mạng, để trở về cõi sống và nói lên sự u uất cuả kiếp lính miền Nam.

Filed under: