912 người chết trong vụ sập nhà xưởng may ở Bangladesh
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt
Anh Vũ - Số người chết trong vụ tai nạn sập tòa nhà xưởng may hôm 24/04/2013 vừa qua ở Dacca tiếp tục gia tăng sau khi lực lượng cứu hộ phát hiện thêm nhiều thi thể chôn vùi trong đống đổ nát. Theo bảng thống kê được chính quyền Bangladesh công bố hôm nay 09/05/2013, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn kinh hoàng đã vượt quá con số 900 người.
Trung úy Sadiq Walid, phụ trách bộ phận kiểm tra điều phối chiến dịch thu dọn hiện trường vụ tai nạn cho AFP biết số người chết trong vụ này giờ đã lên tới 912 người. Trước đó người ta mới chỉ thống kê được 803 người thiệt mạng, nhưng trong đêm qua lực lượng quân đội đã phát hiện thêm hơn một trăm thi thể nạn nhân trong đống đổ nát của tòa nhà.
Trong lúc vụ tai nan tồi tệ nhất trong ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh chưa kịp được khắc phục hậu quả, đêm qua rạng sáng hôm nay một vụ hỏa hoạn lớn khác lại xảy ra ở một xưởng may công nghiệp của công ty Tung Hai nằm trên tầng ba của một tòa nhà 11 tầng ở Dacca đã làm ít nhất 8 người chết.
Chỉ huy lực lượng cứu hỏa Mahbubur Rahman cho biết các nạn nhân bị chết ngạt khói do kẹt trong cầu thang. Rất may vụ hỏa hoạn xảy ra về đêm, xưởng may không có công nhân làm việc. Trong số các nạn nhân bước đầu xác định gồm chủ công ty Tung Hai, bốn nhân viên và 2 cảnh sát. Hiện nạn nhân thứ 8 chưa xác định được danh tính.
Hôm qua, sau khi cam kết với Tổ chức lao động Thế giới (OIT) sẽ có ngay biện pháp để tăng cường an toàn nhà xưởng, Bangladesh đã phải thông báo đóng cửa 18 nhà máy dệt may ở Dacca và Chittagong, thành phố lớn thứ 2 ở nước này.
Với lợi thế giá nhân công rẻ, Bangladesh đã nhanh chóng trở thành nước gia công xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới. Công nghiệp may mặc là lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế có doanh số mỗi năm 29 tỷ đô la, chiếm 80% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua các tổ chức phi chính phủ nhiều lần báo động về điều kiện làm việc và chuẩn mực an toàn tại các nhà xưởng dệt may của Bangladesh là không bảo đảm. Cả nước Bangladesh có hơn 4500 xưởng dệt may. Hỏa hoạn vẫn thường xảy ra trong ngành công nghiệp này. Tháng 11 năm 2012, một vụ hỏa cháy lớn đã xảy ra trong một nhà máy dệt may làm 111 người bị chết.
Clean Clothes Campaign, một hiệp hội bảo vệ quyền lợi người lao động trong ngành dệt may có trụ sở tại Amsterdam khẳng định rằng từ năm 2006 đã có hơn 700 công nhân dệt may đã chết trong các vụ hỏa hoạn nhà xưởng ở Bangladesh.
Trong lúc vụ tai nan tồi tệ nhất trong ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh chưa kịp được khắc phục hậu quả, đêm qua rạng sáng hôm nay một vụ hỏa hoạn lớn khác lại xảy ra ở một xưởng may công nghiệp của công ty Tung Hai nằm trên tầng ba của một tòa nhà 11 tầng ở Dacca đã làm ít nhất 8 người chết.
Chỉ huy lực lượng cứu hỏa Mahbubur Rahman cho biết các nạn nhân bị chết ngạt khói do kẹt trong cầu thang. Rất may vụ hỏa hoạn xảy ra về đêm, xưởng may không có công nhân làm việc. Trong số các nạn nhân bước đầu xác định gồm chủ công ty Tung Hai, bốn nhân viên và 2 cảnh sát. Hiện nạn nhân thứ 8 chưa xác định được danh tính.
Hôm qua, sau khi cam kết với Tổ chức lao động Thế giới (OIT) sẽ có ngay biện pháp để tăng cường an toàn nhà xưởng, Bangladesh đã phải thông báo đóng cửa 18 nhà máy dệt may ở Dacca và Chittagong, thành phố lớn thứ 2 ở nước này.
Với lợi thế giá nhân công rẻ, Bangladesh đã nhanh chóng trở thành nước gia công xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới. Công nghiệp may mặc là lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế có doanh số mỗi năm 29 tỷ đô la, chiếm 80% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua các tổ chức phi chính phủ nhiều lần báo động về điều kiện làm việc và chuẩn mực an toàn tại các nhà xưởng dệt may của Bangladesh là không bảo đảm. Cả nước Bangladesh có hơn 4500 xưởng dệt may. Hỏa hoạn vẫn thường xảy ra trong ngành công nghiệp này. Tháng 11 năm 2012, một vụ hỏa cháy lớn đã xảy ra trong một nhà máy dệt may làm 111 người bị chết.
Clean Clothes Campaign, một hiệp hội bảo vệ quyền lợi người lao động trong ngành dệt may có trụ sở tại Amsterdam khẳng định rằng từ năm 2006 đã có hơn 700 công nhân dệt may đã chết trong các vụ hỏa hoạn nhà xưởng ở Bangladesh.