VIỆT NAM BỊ TỐ BỎ RƠI TRẺ KHUYẾT TẬT
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013 by: Lý Tưởng Người ViệtTin tổng hợp - Phúc trình của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF công bố tại một hội nghị ở Đà Nẵng khẳng định rằng trẻ khuyết tật đang đối mặt với nhiều thách thức, bị kỳ thị, ít cơ hội đi học, không được săn sóc đầy đủ về y tế. Mượn diễn đàn thế giới để đề cập tình hình nuôi dưỡng 1.3 triệu trẻ khuyết tật ở Việt Nam, phúc trình trên xác nhận rằng các em khuyết tật đã bị kỳ thị; ít cơ hội được hưởng những dịch vụ săn sóc sức khỏe và giáo dục căn bản, cũng như các dịch vụ công cộng khác. So với bốn năm về trước, hoàn cảnh sống của trẻ khuyết tật ở Việt Nam hầu như không được cải thiện chút nào. Một phúc trình trước đó của UNICEF và Bộ Lao Động-Xã Hội của Cộng sản Việt Nam cho thấy, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được hưởng trợ cấp về giáo dục và y tế.
Phúc trình này nói rằng trẻ em khuyết tật thường không được đề cập đến trong chính sách, kể cả các tài liệu hoạt động xã hội. Vì vậy phúc trình kết luận các em trở thành những đối tượng đứn bên lề xã hội, nằm ngoài phạm vi phục vụ của các dịch vụ xã hội, không được hưởng quyền được săn sóc sức khỏe cũng như giáo dục, chưa kể nhiều trường hợp bị lãng quên và bị lạm dụng. Cũng theo phúc trình này, số trẻ khuyết tật sống cô đơn, thui thủi một mình chiếm tới 54%; tỉ lệ trẻ khuyết tật được đi học ở bậc tiểu học khoảng 66.5% và tỉ lệ biết chữ chưa tới 70%. Phúc trình này còn nhìn nhận rằng các cơ sở nuôi dưỡng trẻ khuyết tật không được trang bị tốt và thiếu cả những cán bộ có chuyên môn săn sóc, dạy dỗ các trẻ bất hạnh.
Thống kê cho thấy trẻ khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 4% trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, tương đương khoảng 1.3 triệu. Tuy nhiên có đến gần 1 triệu trẻ trong số này không được đi học. 64 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ xóa sổ vì hầu như không còn duy trì được hoạt động bình thường. Tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ tàn tật tọa lạc tại huyện Ba Vì, Hà Nội, người ta còn nhìn thấy những đứa trẻ gầy còm, xanh xao vì thiếu ăn, thiếu cả người săn sóc. Các em này không được mặc quần mà mặc khố làm từ những tấm chăn sờn rách, hoặc từ những bộ quần áo cũ mèm. Trong những năm gần đây, không hiếm hình ảnh trẻ khuyết tật bị đẩy ra đường, ở nơi công cộng xin ăn tại các thành phố lớn ở Việt Nam