Cuộc chiến 'phê và tự phê' sẽ đi đến đâu?
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt
Chính trường VN vẫn nằm trong tay và kiểm soát của Đảng CSCQ cho dù đấu đá, hay đấu tranh nội bộ đến đâu thì sự tồn tai của Đảng vẫn là điều tất cả các nhóm, phe phái dù muốn hay không vẫn phải giương cao ngọn cờ này. Đây là quyền lợi chính trị cũng như các đặc quyền khác mà tất cả các đồng chí lãnh đạo Đảng không bao giờ muốn từ bỏ.
Đồng chí nào chỉ cần lộ thiên cơ muốn dẹp bỏ Đảng là tiệt đường sống và trong thực tiễn tại thời điểm này không ai dại gì mà hô hào từ bỏ Đảng và CNXH bởi vì Trung cộng sẽ bằng mọi giá can thiệp vì VN có thay đổi gì thì thể chế chính trị vẫn phải có màu sắc Trung Quốc - Đây cũng là sự thuận lợi cho việc trong sạch Đảng mà ông Trọng và ông Sang khởi sướng nhưng cũng là điều đáng buồn nhất trong trang sử nước nhà.
Cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng mục đích cuối cùng là sự tồn vong của Đảng đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong chủ thuyết mà ông Trọng, ông Sang đang tiến hành. Nguyên tắc này thể hiện được tính công khai và sự đồng thuận mà không đồng chí nào dù không thích, có thể bác bỏ được, nó được đóng đinh trong cương lĩnh đại hội, và trong điều 4 hiến pháp.
Phương pháp tiến hành lại trên nguyên tắc tổ chức, và điều lệ Đảng về Phê và tự phê cũng làm cho các phe phái phải ngồi với nhau mà không thể phản ứng được. Ông Sang và ông Trọng đã biết dùng quyền lực được trao tiến hành làm trong sạch Đảng và đánh ông TT Dũng là bài bản, công khai và minh bạch.
Có thể nói phê và tự phê là đòn quyết định khiến ông Dũng chao đảo. Trước đại hội 11 ông Dũng đã thắng thế bằng các cuộc bỏ phiếu và sự vận động của đồng tiền. Nhưng giờ đây trước phê và tự phê ông Dũng sẽ chống đỡ sao đây. Ông Trọng, ông Sang cần tiền hay cần quyền lực. Ông Trọng, ông Sang đủ thông minh để biết rằng đó là quyền lực vì quyền lực tạo ra tất cả.
Trong phê và tự phê ông Dũng thất bại và chấp nhận chia sẻ quyền lực như một bước lùi, vì quyền lực thật sự sẽ tồn tại khi ông ta bảo toàn được lực lượng các cơ sở trọng yếu trong hệ thống tài chính, ngân hàng, và an ninh...
Ông Trọng và ông Sang cũng biết điều này nên quyết tâm đánh phá vào các hang ổ và đầu mối hoạt động của ông Dũng đặc biệt là tài chính, ngân hàng và các tập đoàn kinh tế. Đây là một khó khăn lớn nhất trong quá trình tác nghiệp của ông Trọng và ông Sang vì bộ máy Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước, công an kinh tế,an ninh chính trị nội bộ... đã bị ông Dũng kiểm soát và lũng đoạn từ lâu.
Vấn đề ở đây là ông Sang và Ông Trọng không sai lầm về đường lối cũng như chủ thuyết mà sự thành bại của các ông chính là khâu tổ chức thực hiện và tác nghiệp. Nhiều khi sự thất bại không phải là đường lối, phương pháp mà chính là ở khâu này.
Về mặt pháp lý các vụ bắt Bầu Kiên, Dương Chí Dũng... các sai phạm của tập đoàn kinh tế nhà nước chưa thể là cái cớ để đánh gục ông Dũng vì chưa ai trong số họ bị xét xử công khai tại tòa, chưa có bản cáo trạng và tuyên án thì mối quan hệ liên đới của ông Dũng khó mà sáng tỏ.
Từ trước cho đến nay trong cái cơ chế bùng nhùng Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ việc xảy ra các sai phạm mang tầm cỡ ngành, bộ, quốc gia chỉ có một vài cá nhân trực tiếp tép riu bị trảm, còn với cơ chế lãnh đạo tập thể, mọi thứ đều có báo cáo bộ chính tri, ban chấp hành trung ương thì kết án hoặc truy xét ông Dũng là điều khó xảy ra.
Các bằng chứng về mối quan hệ liên đới và trực tiếp để đánh gục ông Dũng là điều khó khăn nhất cho ông Trọng và ông Sang. Ông Dũng sẵn sàng hy sinh các đệ tử, các đầu mối bằng mọi cách thậm trí cả bằng luật "câm lặng" mà vẫn bảo toàn hệ thống và đường dây thì sẽ có cơ hội đảo ngược tình thế.
Ông Trọng, ông Sang muốn hoàn thành công cuộc cải cách việc đầu tiên là phải trong sạch bộ máy công quyền và nắm quyền điều hành tha được bộ máy này. Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước, công an kinh tế, an ninh chính trị nội bộ mà chưa trong sạch, hệ thống tòa án, viện kiểm sát vẫn còn nhiều bê bối thì sự thất bại của ông Sang và ông Trọng là tất nhiên.
Những khó khăn thách thức trên liệu có đẩy cuộc chiến nội bộ lên cao trào không lúc ấy vai trò của quân đội có được tính đến không.
Lợi thế của Ông Trọng và ông Sang là còn nắm được quân đội đó là điều quyết định knockout ông Dũng khi sức mạnh trọng hệ thống của ông Dũng không thể phá vỡ.
Việc đưa quân đội vào trong cuộc đấu đá nội bộ lại là một rào cản pháp lý rất lớn cho ông Trọng, ông Sang đẩy cao trào đến đâu để có thể đưa quân đội vào cuộc có lẽ là bài toán và giải pháp cuối cùng đem đến sự thành công trong công cuộc trong sạch Đảng của ông Trọng, ông Sang.
Hoàng Việt
danlambaovn.blogspot.com