SAU GẦN 40 NĂM, VẪN CÒN DÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

Tin Tổng Hợp  – Gần bốn chục năm sau khi hàng trăm ngàn người Việt Nam rời bỏ đất nước trốn chạy Cộng Sản trên những chiếc tàu mỏng manh, ngày nay số người  ra đi bằng đuòng biển vẫn còn đang gia tăng. Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay đã có 460 người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con đến bờ biển Australia, nhiều hơn tổng số 5 năm trước. Sự kiện bất ngờ này thu hút sự chú ý về tình trạng nhân quyền đang xấu đi của chế độ Hà Nội, dù rằng kinh tế yếu kém cũng có thể là lý do giải thích vì sao nhiều di dân đã quyết định chọn đi vào hành trình đầy rủi ro ấy. iSA 1  4 -large-content copy copy copy

Gần đây nhất, theo lời kể lại của những nhân chứng, một chiếc tàu đánh cá  sơn bảng số đăng ký ở tỉnh Kiên Giang, chở những người Việt vượt qua hải trình 1,400 dặm đến Christmas Island, hải đảo gần Indonesia hơn là lục địa Australia. Nhiều thuyền nhân Việt đến Australia đã bị giam giữ không có liên lạc. Chính quyền không cho biết những chi tiết về tôn giáo, quê quán của họ ở Việt Nam, hai điều ấy có thể khiến hiểu được lý do họ đi tỵ nạn. Một số người Việt đến Australia bằng đường qua Indonesia, theo hành trình mà một số rất nhiều dân tị nạn Đông Nam Á và Trung Đông mở ra từ hơn một thập kỷ.

Qua những tuyên bố riêng rẽ, chính quyền Australia và Việt Nam đều nói rằng đại đa số những người này là di dân kinh tế có nghĩa là họ không đủ tiêu chuẩn để được hưởng quyền tạm dung. Nhiều nhà hoạt động ở các cộng đồng người Việt tại Australia và các luật sư đại diện dân tị nạn Đông Nam Á không chấp nhận cách xếp loại ấy hoặc nêu lên những nghi vấn về thủ tục thanh lọc mà Australia áp dụng. Họ cũng nêu lên mối quan tâm về số phận của những dân tị nạn mà Australia không muốn giữ lại và Việt Nam không muốn nhận về.

Hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia với chế độ độc đảng và hạn chế nhiều quyền tự do, những người đối lập phê phán chính quyến, các bloggers hay nhà hoạt động tôn giáo có thể bị lãnh án tù nhiều năm. Những quốc gia lân cận Việt Nam như Cambodia vẫn tiếp tục tiếp nhận một số nhỏ người tìm đường tị nạn từ thập niên 1990. Mặt khác hàng ngàn người Việt rời đất nước ra làm việc ở các nước Á Châu hay nơi khác, kể cả bất hợp pháp và với tư cách lao động xuất khẩu, nhiều người đã không hồi hương khi mãn hợp đồng

Filed under: