VIỆT NAM CHE GIẤU NÚI NỢ XẤU KHỔNG LỒ

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

Tin Nha Trang - Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 doỦy ban Kinh tế nhà nước CSVN tổ chức trong hai ngày 5 và 6/4/2013 tại Nha Trang. Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cảnh cáo Việt Nam đang che giấu núi nợ xấu khổng lồ. Qua tường thuật của báo điện tửVNEconomy, con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, không mấy ai biết rõ và không mấy ai tin các con số được công bố trước đây là con số thật.

yttt-large-contentTheo ông Thiên, có những thứ còn xấu hơn cả nợ xấu bởi vì không có những con sốchính xác, đáng tin cậy. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp chủ lực của lực lượng tăng trưởng kinh tế đã chết. Theo ông Trịnh Quang Anh của Tập đoàn Đầu Tư Phát Triển Việt Nam phát biểu trong diễn đàn nói trên rằng: nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng, ương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP, mà theo ông là đáng sợ, và rất có thể còn trầm trọng hơn trong thời gian tới. Cuối năm ngoái, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đưa ra con số nói tính đến 30/9/2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 8.82% tổng dư nợtoàn hệ thống. Nếu tính tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay vào khoảng 2.8 triệu tỷ đồng thì nợ xấu vào khoảng 280,000 tỷ đồng .

Nhưng đầu Tháng Ba vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước lại hoan hỉ báo tin nợ xấu chỉ còn 6% hay dưới $10 tỉ. Nhiều viên chức nhà nước ở các cơ quan khác nhau cũng phải công nhận cái sự làm đẹp con số nợ xấu đó đáng sợ và đáng ngờ. Chế độ Hà Nội đã đưa ra một số đề án giải quyết cái núi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong đó có cả việc lập một công ty để giải quyết nợ xấu nhưng ngày 30/3/2013 mới đây, báo Đất Việt nói không được thông qua ở kỳ họp chính phủ Tháng Ba. Tập đòan đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu thủy Vinalines, nhiều công ty sản xuất xi măng hay thép nợ đầm đìa, sản phẩm bán không được mà đúng ra phải phá sản từ lâu nhưng nằmđó trong tình trạng chết lâm sàng

Filed under: