“ĐÂY LÀ NƠI AN NGHỈ CỦA TÊN ĐẦU SỎ BÁN NƯỚC!”

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

BL 130113 BGCho đến nay thì quả thật Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, theo các phần mà tôi sẽ trình bày sau đây:

 

"-Tên: Không đúng, theo văn bản cho biết thì ông Hồ Chí Minh (HCM) ra đời và lớn lên là họ Nguyễn, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Vậy nhưng, nhiều tài liệu lịch sử lại phát hiện rằng ông là người họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này Đảng cố giấu, thì họ hàng nhà ông lấy làm hãnh diện lại khoe ra và đạp đổ công lao giấu diếm của Đảng.

 

-Tuổi: Không đúng, theo văn bản của Đảng và Nhà Nước, ông HCM sinh này 19/5/1890. Thế nhưng nhiều tài liệu chứng minh rằng ngày sinh này hoàn toàn không đúng, năm sinh càng không. 1 lá đơn ông xin vào học Trường Thuộc địa của Pháp - một ngôi trường đã sản sinh ra rất nhiều những tay sai bậc thầy cho thực dân Pháp - thì ông tự xác định ông sinh năm 1892.

 

-Gia đình, dòng họ: Không đúng, theo những gì Đảng và Nhà Nước tuyên truyền, thì ông HCM quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Thế nhưng nhiều tư liệu chứng minh rất rõ ràng ông lại có họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

 

Chính vì thế, chưa bao Đảng và Nhà Nước dám nói đến ông nội HCM là ai. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ông Nguyễn Sinh Sắc đã mang thai từ một ông đồ nho ở Quỳnh Lưu, và ông nội Nguyễn Sinh Nhậm ở Kim Liên, chỉ là người tô son, trát phấn lên bào thai ông Nguyễn Sinh Sắc khi bà được gã làm thiếp cho ông nông dân này mà thôi. Điều này được chứng minh bằng việc gần đây, có 1 video được đưa lên mạng về việc con cháu của vợ hai ông Nguyễn Sinh Sắc về Quỳnh Lưu nhận họ hàng. Vậy thì những điều ghi vào lý lịch ông HCM đâu có phải như Đảng đã nói, đây là sự mập mờ tiếp theo.

 

-Sự nghiệp: Theo Đảng vẽ ra, thì ông HCM "đã ra đi tìm đường cứu nước". Thế nhưng,  lá đơn xin học Trường Thuộc địa Pháp, hoàn cảnh ông khi ra đi làm bồi bếp trên tàu sang Pháp lại cho thấy ông ra đi vì hoàn cảnh gia đình quá túng quẫn. Nếu không hoàn cảnh cha nát rượu và bị án, mẹ chết và anh em tứ tán, thì "con đường đi tìm đuờng cứu nước" của ông Hồ sẽ đến đâu? Chưa nói là thực tế, cái cứu nước đó thực chất là đưa Việt Nam trở thành mắt xích trong phong trào Cộng sản quốc tế. Thậm chí, Đảng còn nói rằng ông HCM là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, nhưng thực tế điều này chỉ là sự dựng chuyện, bịa đặt mà không có thực.

 

-Vợ con: Cũng theo những tài liệu Đảng tuyên truyền, thì ông HCM không vợ, không con, không có gia đình… để chuyên tâm lo việc nước.

Vậy nhưng, nhiều tài liệu, những nhân chứng sống đã chỉ rõ không những có vợ và thậm chí có nhiều vợ. Những lời chứng minh của những người từng cùng sống, cùng làm việc và cả những nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định điều này. Việc ông có vợ cũng là điều bình thường nhưng dưới cái nhìn và nhất là để dựng lên "huyền thoại" Đảng ta đã cố công bóp méo và giấu nhẹm. Vậy đâu phải là sự thật.

 

-Ngày chết: Không đúng ngày ông HCM chết, Đảng và Nhà Nước công bố ngày ông chết, ngày để con cháu ông cúng giỗ ông là ngày 3-3-1969. Vậy rồi mấy chục năm sau Đảng mới công bố ngày 2-9.

 

-Di chúc: Cũng khi ông HCM chết, Đảng cho công bố cái gọi là di chúc theo ý Đảng, đến lúc nào đó thấy không có lợi, Đảng mới công bố là di chúc "dỏm" và công bố bản di chúc khác - chưa hẳn đã là di chúc thật." (Trích bài của Hà Minh Tâm, Nữ Vương Công Lý).

 

-Tư tưởng: Sau khi hệ thống Cộng sản thế giới sụp đổ, CSVN đưa ra cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh"; nhưng trong thực tế không có cái gọi là "tư tưởng HCM".

 

Theo lý thuyết gia Marxist Nguyễn Văn Trấn, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến khu IX trong kháng chiến chống Pháp, nguyên Phó bí thư Xứ ủy Nam kỳ, người cùng thời với lý thuyết gia Marxist Trần Văn Giàu. Ông này đã viết trong cuốn "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" về chuyện "tư tưởng HCM như sau:

 

"Trong tư cách Tổ trưởng Đại biểu Đảng CSVN năm 1951, lúc ấy vừa tái công khai dưới cái tên Đảng Lao động VN, ông đã gặp ông HCM.

"Tôi báo cáo tình hình, anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ đạo cho Đảng ta. Nhưng anh em giao là nói trong tổ cho nhau nghe thôi chớ không phát biểu ở hội trường. Và đã lỡ miệng nói ở đây một điều như vậy, trong quan hệ quốc tế này thì ngậm miệng đừng nói là hơn.".

HCM nhắm hí mặt như Staline khi gặp vấn đề khó nghĩ, vì tìm chữ. Tôi thưa tiếp: "Có đồng chí nói hay là ta viết 'tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh' có phải hay không!"       

Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ: "Không, tôi không có tư tưởng gì khác ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói "lạt mềm buộc chặt" đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng! Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Anghen, Lê-nin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác".

 

Ai đã từng đọc qua "Hồ Chí Minh toàn tập" chắc đều nhận thấy rằng đây chỉ là một tập hợp hổ lốn tất cả những bài nói, bài viết của HCM; mà trình độ nhiều bài đã làm cho nhiều người đọc phải ngượng đỏ mặt.

 

Một ví dụ nhỏ: khi có học viên trong lớp nghiên cứu chính trị dành cho các trí thức CS hỏi HCM: "Dân chủ tập trung là gì?" Hồ trả lời: "Như các cô, các chú có đồ đạc tài sản gì đó thì các cô chú là chủ, đó là dân chủ. Các cô chú không biết giữ, tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại, bỏ chìa khoá vào túi tôi đây. Đó là dân chủ tập trung!" (Nguyễn Văn Trấn, sđd).

 

-Sự nghiệp văn chương: Hai cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện"  T.Lan và quyển viết về "Đời họat động của Bác Hồ" ký tên Trần Dân Tiên cho thấy HCM là một tay đạo văn có "lai-sân".

 

Về thơ thì chỉ là thi ca hò vè và rất nặng mùi như các bài thơ:

 

"Hòn đá to, hòn đá nặng

Một người vác không đặng

Hòn đá to, hòn đá nặng

Hai người vác, vác phải đặng"

"Chị em phụ nữ ta ơi

Thi đua yêu nước ta thời tiến lên".

 

"Đau khổ chi bằng mất tự do

Đến khi buồn ỉa cũng không cho

Cửa tù rộng mở không đau bụng

Đau bụng thì không mở cửa tù."

 

Đó là chưa kể "chuyện "Bác" Hồ "thuổng" tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" của một bạn đồng tù và "đỡ nhẹ "Bản án chế độ thực dân Pháp" của ai đó.

*

Qua phần trình bày trên, mọi người đã thấy rõ HCM chỉ là huyền thoại do chính ông ta và Đảng CSVN tô son, trát phấn, và đến nay đã bắt đầu rệu rã.

 

Mới đây, qua bài "Bác Hồ mất giá", có thân hữu đề nghị với tôi là tiếp theo cái bảng ghi "Đây là nơi yên nghỉ của một người cộng sản thành thật", nên làm thêm tấm bảng:

 

"ĐÂY LÀ NƠI YÊN NGHỈ CỦA TÊN ĐẦU SỎ BÁN NƯỚC!"

 

Phía dưới tấm bảng nên cho đăng lại công hàm bán nước do Hồ Chí Minh sai Thủ Tướng VC Phạm Văn Đồng viết gửi với nội dung như sau:

 

"CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG QUỐC

 

Sáng ngày 21-9-1958, đồng chí Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Trung Quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bằng Phi, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

 

"Thưa đồng chí Chu Ân Lai,

Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa trên mặt biển.

Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG

Thủ tướng Chính phủ

nước Việt nam dân chủ cộng hoà".

 

Cũng xin đề nghị các vị đương kim lãnh đạo đảng CSVN là quý vị nên dịch CÔNG HÀM BÁN NƯỚC ra nhiều thứ tiếng để du khách đến viếng "Lăng Bác" có thể hiểu vì sao mà "Bác Hồ" đã được toàn dân "ngưỡng mộ tài bán nước" của "Bác" Hồ Chí Minh thời Việt Nam xã hội chủ nghĩa còn hơn cả Lê Chiêu Thống trong thời đại quân chủ phong kiến.

 

LÃO MÓC

Filed under: