Áo: Biểu tình lớn ủng hộ người dân Tây Tạng
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt
Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng tại Vienna, Áo ngày 25/05/2012.
REUTERS/Leonhard Foeger
Từ bục diễn đàn tại Quảng trường « Các Anh hùng » có treo biểu ngữ : « Tây Tạng đang cần các bạn, ngay bây giờ », lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã phát biểu khoảng 30 phút. Ngài nhấn mạnh đến việc tách bạch giữa lĩnh vực văn hóa và lĩnh vực tôn giáo trong đạo Phật và kêu gọi : « Cần phải gìn giữ văn hóa Phật giáo, môi trường và các quyền cơ bản ».
Trước đó, thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay tuyên bố rằng dân chủ mang tính phổ quát và nêu ra những ví dụ liên quan đến các thay đổi tại Libya, Ai Cập, Tunisia và cả trường hợp nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Cựu Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner cũng tham dự cuộc biểu tình theo lời mời của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông kêu gọi các lãnh đạo châu Âu hãy đồng hành với Tây Tạng, quan tâm đến vấn đề Tây Tạng hơn nữa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959. Ngày 30/05/2011, Ngài tuyên bố rút lui khỏi hoạt động chính trị.
Trong khuôn khổ chuyến công du Áo, từ ngày 17/05, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, ngày 25/05, đã gặp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Áo, ông Michael Spindelegger và hôm qua, thủ tướng Áo, Werner Fraymann đã tiếp Ngài.
Như thường lệ, chính quyền Bắc Kinh trước đó đã lên án các cuộc gặp và coi đó là những hành động « can thiệp vào công việc nội bộ » của Trung Quốc. Về phần mình, thủ tướng Fraymann tuyên bố rằng nước Áo luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh cho nhân quyền và ông tự quyết định lịch tiếp khách của mình.
Theo AFP, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có mối quan hệ đặc biệt với Áo, bởi vì từ năm 1946 đến 1951, một trong những thầy giáo của Ngài là vận động viên leo núi người Áo, ông Heinrich Harrer, qua đời năm 2006. Tuy nhiên, quá khứ của ông Harrer gây nhiều tranh cãi do các hoạt động thân phát xít của ông trong những năm 1930 và 1940.
Trước đó, thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay tuyên bố rằng dân chủ mang tính phổ quát và nêu ra những ví dụ liên quan đến các thay đổi tại Libya, Ai Cập, Tunisia và cả trường hợp nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Cựu Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner cũng tham dự cuộc biểu tình theo lời mời của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông kêu gọi các lãnh đạo châu Âu hãy đồng hành với Tây Tạng, quan tâm đến vấn đề Tây Tạng hơn nữa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959. Ngày 30/05/2011, Ngài tuyên bố rút lui khỏi hoạt động chính trị.
Trong khuôn khổ chuyến công du Áo, từ ngày 17/05, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, ngày 25/05, đã gặp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Áo, ông Michael Spindelegger và hôm qua, thủ tướng Áo, Werner Fraymann đã tiếp Ngài.
Như thường lệ, chính quyền Bắc Kinh trước đó đã lên án các cuộc gặp và coi đó là những hành động « can thiệp vào công việc nội bộ » của Trung Quốc. Về phần mình, thủ tướng Fraymann tuyên bố rằng nước Áo luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh cho nhân quyền và ông tự quyết định lịch tiếp khách của mình.
Theo AFP, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có mối quan hệ đặc biệt với Áo, bởi vì từ năm 1946 đến 1951, một trong những thầy giáo của Ngài là vận động viên leo núi người Áo, ông Heinrich Harrer, qua đời năm 2006. Tuy nhiên, quá khứ của ông Harrer gây nhiều tranh cãi do các hoạt động thân phát xít của ông trong những năm 1930 và 1940.