TẦU CỘNG XUỐNG NƯỚC LÀM HÒA VỚI MỸ LẤN LƯỚT VIỆTNAM MƯU NUỐT Á CHÂU
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011 by: LTSA
Sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Tầu giữa tổng thống Hoakỳ Barack Obama và Hồ Cẩm Đào chủ tịch Tầucộng tại Hoa Thịnh Đốn từ 19 đến 21/01/2011, nhằm củng cố quan hệ Mỹ, Tầu vượt khỏi những ‘thăng trầm của chính trị’ thì pho tượng đức Khổng Tử cao 9.5m nặng 17 tấn được dựng trước Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Thiên An Môn Bắckinh vào đầu tháng Giêng năm nay, cho phù hợp với chủ trương ‘phát triển hài hòa’ của Hồ Cẩm Đào, bất ngờ đã biến mất trong đêm 22/04/2011. Kể từ năm 2004, Trungcộng đã mở cửa 300 Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Đối với quốc tế thì Trungcộng chứng tỏ, đây là lấy tinh thần ‘nhân ái trung dung’ của Khổng Tử để hóa giải chủ trương “kết hợp gữa Karl Marx và Tần Thủy Hoàng’ của Mao Trạch Đông. Trong hội nghị Bắc Đới Hà tháng 08/1958, họ Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể nói tới dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng”. Từ đó Trungcộng hết sức trung thành với chủ trương trên. Dù thời Đặng Tiểu Bình chủ trương đổi mới kinh tế, nhưng về chính trị vẫn không thay đổi.
Đối với người Trung Hoa thì Trungcộng chủ trương mị dân, đề cao tinh thần dân tộc độc tôn theo truyền thống của Đế Quốc Đại Hán, để cho dân chúng Trungghoa thỏa mãn tự ái dân tộc của các đấng ‘Con Trời’, quên đi cảnh đảng cộng sản Trunghoa cha truyền con nối, cấu kết với tư bản ngoại quốc, cỡi đầu, bóp cổ, bóc lột toàn dân. Vì khởi đi từ Hán Vũ Đế - 140-87 trước Tây Lịch, nhà Hán đã dùng Khổng Giáo làm phương tiện để truyền bá thuyết ‘chính danh: “Quân-thần, phụ-tử, phu-phụ” tạo thành nề nếp trật tự đẳng cấp xã hội và cơ chế tổ chức chính trị công quyền, mở rộng Đế Quốc Đại Hán, theo chế độ “quân chủ trung ương tập quyền” ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cõi Á Đông. Nay Hồ Cẩm Đào muốn dùng ảnh hưởng sẵn có đó của Khổng Giáo trong văn hóa Đông Phương, phối hợp với nền kinh tế đang lên, và sức mạnh quân sự hùng hậu để xây dựng ‘ thế bá chủ’ của Tầucộng trong khu vực Á Châu, đủ sức đương đầu, với hy vọng lấn vượt vị thế siêu cường Hoakỳ. Thế nhưng, ngày 22/07/2009 trước khi vào họp hội nghị Asean ở Tháilan, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton bỗng tuyên bố: “Hoakỳ đã trở lại châu Á, sẵn sàng tái tục và cũng cố quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”. Ngày 15/11/2009, tổng thống Mỹ Barack Obama gặp 10 nguyên thủ Assean, hai phía đã mở rộng và thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và Asean.
Từ đầu năm 2010 bang giao Mỹ, Tầu rẽ sang khúc ngoặt mới đầy sóng gió. Qua việc Mỹ quyết định tái tục bán vũ khi cho Đàiloan. Ngày 30/01/2010 bộ ngoại giao Mỹ ra thông báo: “Việc bán vũ khí sẽ góp phần cho an ninh và ổn định giữa Đàiloan và Trungquốc”. Lập tức Bắckinh phản pháo: “Sẽ ngưng trao đổi quốc phòng với Washington, xem xét lại việc hợp tác nhiều lãnh vực quan trọng, và cấm vận các công ty vũ khí của Mỹ”. Kể từ đó Trungcộng tăng cường hải lực nhằm thôn tính trọn biển Đông, đồng thời áp lực bọn Việtcộng tay sai Trungcộng phải trao quyền kiểm soát quân sự ở Hoàngsa, Trườngsa cho Trungcộng. Ngày 25/04/2010 Trungcộng bắt đầu tuần tra thường xuyên khu vực này. Hai quan chức Mỹ là Jeffrey Bader và James Steinberg giải thích: “Biển Đông nay là một trong các quan tâm chủ đạo về chủ quyền của Trungquốc bên cạch Tâytạng và Đàiloan”. Từ đấy Trungcộng mặc sức tung hoành, chiếm trên 80% diện tích vẽ thành hình ‘lưỡi bò’ trên biển Đông. An ninh không những toàn vùng Đông Nam Á lâm nguy, mà ngay an ninh của Nhậtbản cũng bị đe dọa. Ngày 05/06/2010, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố: “Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia chia sẻ nó, mà còn cho tất cả các nước quan tâm kinh tế, an ninh ở khu vực Châu Á Thái bình dương”. “Quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn chật với khu vực này”. “Nước Mỹ đang và sẽ luôn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”. Trong Diễn Đàn Hợp Tác An Ninh ASEAN họp tại Hànội ngày 23/07/2010, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Vì quyền lợi của quốc gia, Hoakỳ mong muốn thấy các quốc gia liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàngsa và Trườngsa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn hòa, tôn trọng các điều khỏan ghi trong công ước lãnh hải do LHQ soạn thảo”. Từ đấy các nước Á châu có khuynh hướng dựa vào Mỹ chống lại Tầu.
Trong khi đó, giới tài chánh quốc tế cố thổi nền kinh tế Trungquốc vượt lên trên Nhậtbản, và mới đây, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF công bố một dự báo đến năm 2016 sản lượng kinh tế Trungquốc sẽ vượt nước Mỹ. Đến như vậy thì giới lãnh đạo Trungcộng vốn thuộc truyền thống chính trị ‘mưu lược’ đệ tử của Tôn Tử với châm ngôn: “Biết người, biết mình”, phải hiễu rằng: Thế lực Tài Chánh Quốc Tế đang đẩy Trungquốc vào thế hứng chịu cuộc “Đại Chiến Thế Giới mới”, như giới tài phiệt quốc tế nhờ tay chính quyền Mỹ đã tiếp sức cho Hitler phục hồi kinh tế nước Đức năm 1933, đến năm 1939 Hitler phát động Đệ Nhị Thế Chiến. Mà trong thực chất và thực lực thì Trungcộng chỉ đủ sức hù doạ thiên hạ để được đứng ngang tầm với Mỹ mà thôi. Chính vì vậy, nên Trungcộng phải xuống nước. Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược giữa Hoakỳ và Trungquốc lần thứ 3 khai mạc ngày 09/05/2011, hồ sơ nhân quyền vẫn là mối bất hoà sâu đậm giữa 2 nước. Trong cuộc gặp giữa tổng thống Obama, hay cuộc họp với ngoại trưởng Clinton thì phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn và cố vấn Đới Bỉnh Quốc của Trungcộng dẫn đầu cũng bị phê bình mạnh mẽ về thái độ thiếu tôn trọng nhân quyền. Trên tờ The Atlantic bà Clinton tuyên bố: “Trungquốc đang tìm cách ngăn chặn lịch sử, một hành động vô ích của kẻ ngu xuẩn”. Thế nhưng Trungcộng lần đầu tiên đã cho một phái đoàn quân đội do tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, ngày 15/05/2011 chính thức viếng thăm Mỹ, họ sẽ tiếp xúc với hầu hết giới chức quốc phòng Mỹ, và thăm các căn cứ quân sự Hoakỳ. Với hy vọng ‘thể chế hoá’ quan hệ giữa 2 quân đội.
Xem ra 2 bên Mỹ và Tầu đang xích lại gần nhau hơn. Trong khi đó thì Trungcộng vẫn muốn nuốt cả Áchâu. Quyết liệt nắm chắc bọn cầm đầu Việtcộng, ép phải nhượng Hoàngsa, Trườngsa cho Tầu, phải để mặc cho Tầucộng tiêu diệt nguồn sống của dân tộc Việtnam. Cấm đánh cá ngoài biển, khai thác bauxit phá nát cao nguyên, thuê đất rừng phá hoại môi trường, xả chất thải làm chết sông Hồng, xây nhiều đập thượng nguồn để ngăn giòng nước Cửu Long làm chết vựa lúa đang xuất cảng gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Tràn người sang nhằm đồng hoá dân Việt…Trungcộng đang là động lực chia rẽ khối ASEAN. Chen chân vào gây xung đột giữa Ấnđộ và Pakistan. Phá vỡ thế liên hoàn giữa Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, NamHàn và ASEAN vốn có chủ trương Dân Chủ Hoá và phát triển toàn vùng, nhằm ngăn bành trướng Trungcộng. Để chống lại với chủ trương ‘nhượng bộ Mỹ nhằm phá chiến lược Mỹ của Trungcộng’ nêu trên, không thể làm khác hơn là phải có những biến cố ngoạn mục tại Áchâu, mà nơi đáng chọn đầu tiên không đâu khác vẫn là Việtnam. LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 17/05/2011.