QUỐC HẬN 30.4: CHIẾN TUYẾN CHỐNG CỘNG MIỀN NAM TAN VỞ

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

1159
Ghi nhớ người lập ra chiến tuyến chống cộng miền Nam
Một hành trình đầy uất ức của chiến tuyến chống cộng Miền Nam
 Đã 36 năm rồi. Giờ đây, giở lại trang sử của chiến tuyến chống cộng Miền Nam, uất ức trước một tiến trình xem như một định mệnh tàn khốc và nghiệt ngã. TT Diệm, tướng tiên phong gục ngã vì bàn tay bạn Mỹ. Bao ép buộc tàn bạo và phản bội chưa từng thấy đã phá nát cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của Miền Nam. 
Hai con người, TT Diệm và TT Eisenhower, bốn bàn tay, một ý chí, đã tạo ra Miền Nam tự do và dân chủ: Tuyến đầu của khối tự do nhất quyết kháng cự cả khối Đệ III Quốc Tế CS.

Khối OTASE (SEATO) ra đời Vào thời điểm Điện Biên Phủ sắp thất thủ, Mỹ rơi vào thế bí. Đi với Pháp để cứu VN khỏi bành trướng CS không được. Vì Pháp sẽ còn ở lại và CSVN sẽ tiếp tục triển khai chiêu bài chống thực dân cứu nước. Không đi với Pháp. Pháp sẽ bỏ ra đi và Mỹ sẽ lẽ loi một mình trên trận địa. 
Mỹ một mình tham chiến tại VN xem là điều tối kỵ cho quốc hội Mỹ trước dư luận quần chúng. Vì chiến tranh Triều Tiên vừa chấm dứt. Khá tổn tẩm về nhân mạng và ngân qũy. Hơn nữa, TT Eisenhower, vừa lên nắm quyền vào tháng 01/1953, với kinh nghiệm trong cương vị của tổng chi huy quân đội đồng minh, đã đổ bộ tại Normandie vào năm 1944 để giải phóng Âu-Châu, không muốn can thiệp một mình tại Việt Nam, sau khi Pháp ra đi khỏi Việt Nam.
Nhưng phải chận bành trước CS tại Đông Nam Á. Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 07/05/1954, dẫn tới thỏa ước ngừng bắn Genève được ký vào ngày 21/0771954. Nếu VN rơi vào tay CS, cả vùng Đông Nam Á sẽ đổ theo. Phải ngăn chận CS (Endiguement) và bảo vệ VN. Thuyết Domino ra đời.
Đề phục vụ thuyết nầy, Mỹ xây vòng đai an ninh tại Đông Nam Á bằng thỏa ước OTASE (SEATO, Sud-East Asie Treaty Organisation) vào tháng 09/1954, để gián tiếp bảo Đông Dương. Thỏa ước nầy gồm các thành viên: Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Hồi Quốc, và Thái Lan. Tuy Việt Nam, Lào và Campuchia không phải là hội viên của tổ chức. Nhưng một văn kiện được thêm vào thỏa ước ghi chú: "Ba quốc gia ấy có thể được bảo vệ bởi các thành viên của thỏa ước OTASE ». Ký xong, OTASE lăn ra chết vì nhiều lý do.   Chiến tuyến chống cộng Miền Nam và TT Diệm Sau hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và CSVN, chính phủ Eisenhower muốn đạt "Mục tiêu Việt Nam". Xác nhận Miền Nam Việt Nam trên tất cả các địa bàn: Quốc gia, quốc tế, kinh tế, chính trị và quân sự.
Để thực hiện mục tiêu nầy, Nhà Trắng, dưới áp lực của Lobby Friends of Việt Nam, đặt tin tưởng vào người hùng Ngô Đình Diệm. 
Mỹ đánh giá cao phản thực và chống cộng của TT Diệm. Để khích lệ dân chủ hóa Việt Nam cũng như thuyết phục các nhà yếm thế, Mỹ đã phái tướng J.L. Collins và các cố vấn sang Việt Nam để yểm trợ. Chiến tuyến chống cộng miền Nam thành hình với TT Diệm trong tin tưởng và yềm trợ của TT Eisenhower. Điển hình qua việc dân chúng và chính phủ Eisenhower tiếp đón TT Diệm trên đuớng phồ và tại phi truờng thủ đô Wasington vào năm 1957.
Trong buổi thuyết trình tại lưỡng viện Hoa Kỳ, Không biết bao lần tất cả dân biểu và TNS đã đứng dậy vỗ tay hoan hô gần như sập mái nhà. Một hào quang cho vị nguyên thủ dân chủ Việt Nam đầu tiên và làm nức lòng chiến tuyến chống cộng Miền Nam.
Ổn định cho gần một triêu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam nuôi sống mầm tự do. Trang sử bất diệt của TT Diệm đã tạo cho VN sẽ còn sáng chói cho ngàn thu sau. 
Trong chạm trán giữa hai khối của chiến tranh lạnh, xây dựng lại quốc gia Việt Nam, Mỹ và Việt Nam của TT Diệm đã dự trù các giai đoạn sau đây:   1.- Một liên minh quốc tế đe dọa CS với mục đích làm nản lòng các lực lượng của chúng trong ý đồ xâm lăng bằng phương thức cổ điển, liên minh nầy có lực luợng nguyên từ Mỹ yểm trợ.
2.- Yểm trợ kinh tế các quốc gia bị đe dọa.
3.- Gửi các cố vấn Mỹ tới để giúp các đơn vị quân sự của Đông Dương.

Kennedy Bỏ Rơi khuyến Cáo của TT Eisenhower và thay đổi chiến lược

Tại Mỹ TT Kennedy chấp chánh (01/1961) với các đặc trưng như sau: Không chịu nghe theo kinh nghiệm của TT Eisenhower. Một chính phủ do dự và đầy dẫy trái ngược. TT Kennedy và các viên chức từ Harvard về không hiểu biết cái phức tạp của của cuộc chiến vừa quân sự và chính trị. Thiếu thông tin chính xác và lấy quyết định có tính cách trí thức tinh hoa giảng đường và vô hiệu nghiệm. Chính trị của của chính phủ Kennedy cho VNCH là một chính trị ngắn hạn, không có mục tiêu hẵn hoi. Các quyết định làm trầm trọng thêm vấn đề thay cho giải quyết. Để lại cho TT Johnson một di sản nặng trịu và bắt buộc TT Johnson phải dùng tới giải pháp quân sự.
Phê phán nghiêm khắc nhất mà các quan sát viên dành cho các quyết định của TT Kennedy: Ứng biến tùy khi (xem các công văn trao đổi giữa Washington và Đại Sứ Carbot Lodge! Hôm nay thế nầy. Mai thế nọ của năm 1963!). Từng hồi. Gián đoạn. Tất cả trái ngược của một chính trị có suy nghĩ và cương quyết. Trong thời kỳ của chính phủ Kennedy, thuyết nhị nguyên liên tại (dualisme persiste): "Their War-Our War". Cuộc chiến của chúng nó-Cuộc chiến của chúng ta.
Tại Việt Nam, đảng côn đồ và bạo lực CSVN bắt đầu xâm lăng (1959) với hổ trợ vô giới hạn của khối CS quốc tế. Từ tinh thần, truyền thông tuyên truyền phá hoại, và quân viện.  Hai sự kiện vừa kể đã đẩy những ngày vinh quang và bình an của chiến tuyến chống cộng miền Nam phải ra đi quá sớm. TT Eisenhower chủ trương bảo vệ Việt Nam từ Lào. Trước lúc ra đi, TT Eisenhover đã để lại như di chúc cho TT Kennedy lời khuyên sau đây: "Lào là vòm trời cho hòa bình tại Việt Nam. Có thể quân lực Mỹ phải tham chiến tại đó đề bảo vệ Miền Nam VN." Nhưng TT Kennedy không những đã không nghe theo, lại còn tập trung bảo vệ Việt Nam ngay tại Việt Nam. Từ đó tuyến chống cộng miến Nam liên tiếp lãnh năm nhát dao tàn bạo đầy oan nghiệt của hành pháp Mỹ và dây trói của lập pháp cũng của Mỹ. Cô đơn và lẽ loi trong tủi nhục. Chiến tuyến chống cộng Miền Nam đã trút linh hồn trong biển lệ và máu.

Phát dao thứ nhất: Trung lập Lào và xích mích giữa TT Diệm và Harriman.

Harriman chịu trách nhiệm soạn thảo chiến lươc Đông Nam Thái Bình dượng. Thay vì làm theo lời khuyên của TT Eisenhower, lại tìm thỏa ước trung lập cho Lào. Tại hội nghị quốc tế nhóm họp tại Genève, các nước sau đây: Gia Na Đãi, Mỹ, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam, Pháp, Ấn Độ, Trung Cộng, Ba Lan, VNCH, Campuchia, Thái Lan, Anh quốc, Miến Điện, Nga Xô, đã trân trọng tuyên bố bảo vệ trung lập cho Lào qua thoả ước ký ngày 23/07/1962. Thỏa ước nầy ra đời trong bầu không khí chiến tranh lạnh. 
TT Diệm thấy nguy cơ, phản đối và đập bàn, lời qua tiếng lại hơi nặng nề với Harriman. Từ đó, tuy là chuyện quốc sự giữa hai nước Mỹ và VNCH, nhưng Harriman không cùng quan điềm và tạo thành mối thù cá nhân đối với TT Diệm. CSVN, tuy có ký, đã và đang tự do dùng đất Lào để chuyển quân và vũ khí vào xâm lăng Miền Nam. Bước đầu của sai lầm chết người của TT Kennedy, sau biến cố của vịnh con heo tại Cuba. Một trong lý do căn bản hướng dẫn lựa chọn giải pháp trung lập Lào có lẽ tới từ lá thư của TBT Nikita Krouchtchev gửi cho TT Kennedy, hồi ấy giữa TT Kennedy và TBT Krouchchtchev thường trao đổi nhiếu văn thư có vẻ mặn nồng, bảo đảm sẽ dùng tất cả uy tín củ Liên Xô để ép CSVN phải ra khỏi Lào và không đựơc dùng Lào làm hành lang đáng phá miền Nam. Nhưng lời hứa của bất cứ tên CS nào có gía trị gì đâu! Nhất là sau đó 1984, Nikita Krouchtchev bị hạ bệ sau vụ Cuba.
Nhát dao thứ hai: Sát hại TT Diệm và cho tan nát Đệ I Công Hòa: Không quan tâm tới sự cương quyết xâm lăng của cộng sản Việt nam. Suốt chiều dài của nhiệm kỳ, TT Kennedy chỉ đối mặt với ba chọn lựa chính:  1.- Có nên nhúng tay vào Việt Nam để tránh cộng sản chiến thắng không?  2.- Có nên ủy thác quân bộ chiến Mỹ hoàn thành nhiệm vụ ấy không? 3.- Có nên dành ưu tiên cho giải pháp quân sự chống cộng sản hay cho giải pháp cải thiện chính trị cần thiết hầu được sự ủng hộ của dân chúng miền Nam không? Ngớ ngẫn về tinh thần chống cộng của Nam Việt Nam, bọn chính trị xà lông đã tạo ra sự nghi ngờ nầy cho chính quyền Kennedy.
Trong suốt 34 tháng của nhiệm kỳ, TT Kennedy trả lời bằng tăng con số cố vấn từ 685 người lên tới 16000 người và dẫn Mỹ nhập cuộc vào các mưu đồ đen tối cộng sản đội lốt thầy tu Thích Trí Quang, trí thức phản chiến và đảng phái có hành vi bất chính tại Nam Việt Nam. 
Trong lúc các cố vấn quân sự tại Nhà Trắng nghĩ rằng chỉ cần gửi 205' 000 quân bộ chiến vào tham chiến để Miền Nam Việt Nam có đà và có kiểu để chiến thắng CSVN. Ngoài ra, còn đe dọa oanh tạc để đặt Hà Nội và các thể chế cộng sản khác vào thế triệt địa, cả đến thất bại nữa! Trong khi Bộ trưởng quốc phòng McNamara đang sợ Hà Nội và Bắc Kinh can thiệp công khai vào một cuộc chiến xem như trường kỳ.
Nhưng tạm thời TT Kennedy không đồng ý gửi quân bộ chiến với số luợng ấy tới VNCH và đòi TT Diệm phải cải tổ chính phủ và đuổi cố vấn Ngô Đình Nhu đi ra khỏi nước. Cấm nhặt TT Diệm không được "mưu đồ" tự chế các đạn dược cho các tiểu liên và đại liên hầu có ít độc lập về quân viện thật như nắng mưa. 
Các lộng hành của ông Đại SứCarbot Lodge và các cố vấn Mỹ, cũng như các tuyên bố vô trách nhiệm của TT Kennedy tại nghị viện và các tính toán gửi quân bộ chiến của các cố vấn quân sự. Sau cùng là nhất định đòi cố vấn Nhu phải đi ra khỏi xứ, làm TT Diệm cương quyết chống đối vì chủ quyền quốc gia. Lợi dụng vụ Phật Giáo, các thành phần từ Harvard về như: Harriman, Hilsman, Balls, Forrestal lậm lờ với Carbot Lodge tìm được một đám tôi mọi tuớng lãnh đảo chánh và hạ sát TT Diệm và ông cố vấn Nhu. 
Từ đó, chiến tuyến chống cộng Miền Nam mất tuớng tiên phong và lãnh tụ có khả năng đối đầu với HCM. Bộ máy hành chánh của VNCH tan nát. Miền Nam rối loạn. Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Miền Nam đã mất từ ngày ấy."

Nhát dao thứ ba: TT Johnson bắt Miền Nam tự do ngồi chung với bọn áo ngọp MTGPMN tại hội đàm Paris: Tại Miền Nam, TT Diệm mất đi ngày 01/11/1963 và tình hình đâm ra rối loạn. CS lợi dụng đánh phá khắp nơi. QLVNCH chếnh vếnh. Tình thế hết sức nguy ngập. Tại Mỹ, TT Kennedy mất ngày 22/11/1963 và TT Johnson lên thay thế với một lộ hỗng chiến lược cho tuyến chống cộng Miền Nam.
Quân bộ chiến Mỹ được cấp tốc gửi tới Việt Nam, nhưng không có chiến lược cho cuộc chiến. TT Johnson phải lo vừa cho chiến tranh tại Việt Nam và vừa lo cho chính trị "Đại Xã Hội" Mỹ. Trận tấn công Mậu Thân 68 làm cho TT Johnson mất tinh thần và ông ra lệnh ngừng ném bom tại Bắc Việt và chuẩn bị cho hội đàm Paris.
Ngày 13/05/1968 tại Paris, Mỹ do Harriman cầm đầu, tên gốc Do Thái quốc tịch Mỹ đã chủ trương giết TT Diệm, cầm đầu phái đoàn Mỹ, mở các cuộc thương thảo thăm dò với Xuân Thủy cho hội đàm Paris sau nầy. Giết bạn TT Diệm rồi không biết phải làm gì nữa, nên đi nói chuyện với kẻ thù để tháo chạy.
Nhưng ngày 18/01/1969, tại hội đàm Paris, Mỹ đã ép buộc VNCH tới bàn hội nghị và MTGPMN là một trong bốn thành phần tham gia: Mỹ, Hà Nội, VNCH và MTGPMN. Một thất thế mà VNCH phải gánh chịu do ý chí của Mỹ sau khi đã làm tan nát miến Nam qua cú đảo chánh, làm chia rẽ và làm mất chính nghĩa của cuộc chiến đấu cho tự do. Trong khi đó, kẻ xâm lăng là Bắc Việt. Chính Bắc Việt phải đối đầu với VNCH. Chứ không phải MTGPMN.

Nhát dao thứ tư: Mỹ bắt VNCH ký hiệp định đầu hàng trá hình tại Paris năm 1973 TT Johnson ra đi và cặp Nixon và Kissinger bắt đầu đi đêm với Trung Cộng và CSVN. Màn phản bội các bạn chống cộng tại Á châu bắt đầu. TT Nixon của năm 1971 không còn là Nixon của những năm 60 nữa và quay đúng 180 độ với các lý luận sau đây: 1.- Trung Cộng có thể giúp Mỹ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam 2.- Trong một diễn văn tại luỡng viện vào năm 1971, TT Nixon tuyên bố: "Cho Trung Cộng vào LHQ. Phải hy sinh Trung Hoa Dân Quốc. Sự Mỹ nhình nhận chính phủ Tưởng Giới Thạch và sự kiện Mỹ ủng hộ chính phủ nầy cho tới thời điểm ấy là một chướng ngại to lớn cho Mỹ-Hoa nối liền."
Năm 1972, TT Nixon sang gặp Mao Trạch Đông và đã hoan hô với hổ hỡi một trình diễn mang mùi tuyên truyền CS của một gánh hát. Trong thông cáo chung, TT Nixon xác nhận Đài Loan thuộc về Trung Cộng và không ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập với Trung Cộng. Do sự liên hệ mới nầy, Mỹ tháo gỡ chiến lược Domino và sự hy sinh chiến tuyến chống cộng Miềm Nam xem đã rõ. Mỹ tháo chạy để tập trung lực luợng vào Trung Đông, cũng như chuyển quân viện từ truớc tới hồi ấy dành cho VN. Nay phải dành cho DoThái. Cho nên Mỹ sẽ chấm dứt quân viện cho tuyến chống cộng Miền Nam. Bản án tử hình cho tự do Việt Nam đã viết sẵn. Nhưng chưa ký.
Sau nhiều lần đi đêm với Lê Đức Thọ và áp đảo VNCH, hay hứa cuội, Kissinger đi tới thỏa hiệp đầu hàng CSVN và bất chấp người bạn VNCH. Hiệp định Paris được ký vào ngày 27/01/1973 gồm hai phần phần: quân sự và chính trị:
Phần quân sự:
1.- Ngừng bắn tại chổ.
2.- Mỹ rút lui hoàn toàn và chấm dứt hiện diện tại Đông Dương.
3.- Tù binh trở về sau hai tháng.
4.- Quân Bắc Việt ở lại Miền Nam.
Phần chính trị: Tiêu diệt chính phủ hợp pháp dân cử Miền Nam:
1.- Xác nhận thành lập tại Miền Nam một cơ thể lâm thời. Gọi là Hội Đồng Hòa Giải và Thuận Thảo chịu trách nhiệm tổ chức tuyển cử tự do để lập chính phủ mới. Ai hòa giải với ai? Không lẽ quân Bắc Việt tới bỏ phiếu với súng AK 47?
2.- Tổ chức một nghị quốc tế.
3.- Các quân ngoại quốc rút khỏi Lào và Campuchia.
4.- Mỹ và Hà Nội có liên lạc mới.
5.- Tái xác nhận quyền lãnh thổ cùa Miền Nam. Nhưng quân Bắc Việt đâu có rút lui về Bắc. Ông Dean Rusk, ngoại trường tuyên bố: As I saw it: "The accords were in effect a surrender. An agreement that left North Vietnamese troops in South Viet Nam meant the eventual take over of South Veitnam".
Sau phản bội của hành pháp Mỹ, lập pháp Mỹ tiếp tay trói VNCH để giao cho CSVN:
Hành pháp phản bội và bắt VNCH đầu hàng chưa đủ. Tới phiên hành pháp Mỹ nhảy vào trói tay VNCH. Để làm tiêu tan các "mầm mống" chống cự tới cùng của VNCH đối với CSVN. Lỡng viện Mỹ vào cuối tháng 06/1973 biểu quyết một số đạo luật cấm giúp đỡ quân sự cho VNCH. Cấm các chi phí cho các hoạt động quân sự tại Campuchia, Lào, Bắc và Nam Việt Nam. Mở màn cho trò chơi cắt toàn diện quân viện vào năm 1975. 
Mỹ đã cột tay chân và giao VNCH cho CSVN. Vì thế, Mỹ đã không tìm một giải pháp tối thiểu rút quân và cứu dân Miền Nam một cách nào đó là sự thường trong các cuộc chiến nếu có vấn đề rút lui theo lương tâm con người bắt buộc. Nhưng VNCH đã gặp một lương tâm tồi tàn. Lương tâm của tên Kissinger và có thể là của Nixon. Thắng tuyển cử của ông quan trọng hơn cái chết của 17 triệu sinh linh Miền Nam Việt Nam.

Nhát dao thứ năm: Mỹ tặng nhát ân huệ cho chiến tuyến chống cộng Miền Nam.

Ngày 10/03/1975, 15 sư đoàn CSVN, với dồi dào đại bác và chiến xa Nga, bắt đầu chiến dịch « Ho Chi Minh" chiếm Ban Mê Thuật. TT Ford xin USD 722' 000' 000 quân viện cho Miền Nam. Lưỡng Viện Mỹ từ chối. Cắt quân viện vào lúc dầu sôi lửa bỏng sau khi đã không hết lời phỉ nhổ quân dân Miền Nam. Chối bỏ các văn kiện ghi các lời hứa của TT Nixon gửi choVNCH.  Mỹ bắt ép TT Thiệu phải ra đi. Chỉ huy Miền Nam rối loạn. Đem một tên tôi mọị Dương Văn Minh, đã ra lệnh tàn sát TT Diệm năm 1963, ra để đầu hàng CSVN và "ra lệnh" cho Mỹ phải ra đi để cho Mỹ bớt mất mặt. Một cuộc tháo chạy nhục nhã. Nhưng luôn ngang tàng tuyển chọn một số người để đem đi. Rốt cuộc cũng tan hoang trong rối loạn.

Lời kết:
Tính từ năm 1975 tới nay, tuy đã 36 năm rồi. Nhưng luôn vẫn một uất hận và một niềm đau. Uất hận của 17 triệu người đã phải đầu hàng bọn xâm lăng CSVN sau khi đã chiến đấu với can truờng để bảo vệ tự do cũng như phải đối đầu cả khối quốc tế CS họp lại.
Đầu hàng không phải vì thiếu ý chí hay qúa giở. Trái lại quân dân Miền Nam đã đổ ra bao máu xuơng với thao lược trên khắp các chiến truờng từ 1959 tới 1975.
Nhưng quân dân nầy làm sao có thể sống được sau năm nhát dao thấu cáy và dây trói mà người bạn Mỹ đã hèn hạ phủ vào đầu và trói tay chân?  Một Tổng Thống tuyên khởi đã gục ngã khi cờ tiên phong đang còn trong tay.
Một triệu quân phải căm hận bỏ súng và xé chiến bào sau khi đã tống táng 245'000 xác bạn.

Miền Nam tan nát trong lệ nhòa. Miển Bắc mất hy vọng được giải phóng.
Chiến tuyến chống Miền Nam chỉ thua một trận vào năm 75. Cuộc chiến đấu cho tự do vẫn còn tiếp tục.
Ngọn cờ vàng, đã phải tạm bỏ nước ra đi vào tháng 4/1975 với đoàn con di tản của mẹ Việt Nam, tiếp tục bay trong gió và đợi ngày trở lại chốn xưa. Chốn của bao năm đã trấn giữ Miền Nam.

Filed under: