Mỹ đưa tàu ngầm trang bị hỏa tiển Tomahawk đến vùng biển Đông
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người ViệtHành động này mới đây diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Hải quân Mỹ đã điều tới vùng Viễn Đông tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio có trang bị 154 hỏa tiển bay tìm mục tiêu Tomahawk.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio. |
Cơ quan thông tin của Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm thuộc biên chế của căn cứ hải quân Thái Bình Dương Kitsep (tiểu bang Washington) đã ghé thăm cảng Pusan của Hàn Quốc.
Thông báo này cũng cho biết đây là chuyến ghé thăm đã có trong kế hoạch. Hiện Hải quân Mỹ chỉ có tất cả 4 tàu ngầm tương tự được trang bị số lượng lớn hỏa tiển Tomahawk với tầm bắn 1.600 km.
Thông báo này cũng cho biết đây là chuyến ghé thăm đã có trong kế hoạch. Hiện Hải quân Mỹ chỉ có tất cả 4 tàu ngầm tương tự được trang bị số lượng lớn hỏa tiển Tomahawk với tầm bắn 1.600 km.
Hình ảnh hỏa tiển Tomahawk được phóng đi từ thân tàu ngầm. |
Sáng cùng ngày, bốn tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào hải phận của quần đảo Senkaku ở Biển Đông. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc liên quan đến vụ việc này.
oOo
Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?
Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài và Nhật Bản gọi là Senkaku bắt đầu từ lâu nhưng nó chỉ sôi sục khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người cánh hữu, khơi mào thế đối đầu với Trung Quốc bằng cách quyên tiền mua quần đảo này từ người chủ tư nhân.
Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã "ăn cắp" quần đảo này từ tay Trung Quốc.
Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là "nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản", nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng "cùng hội cùng thuyền" với ông Ishihara.
Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?
Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II – đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật.
Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Việc cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa được bầu làm ứng cử viên của đảng Dân chủ tự do (LDP) là ví dụ rõ nét.
Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe – người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng – kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ tình dục trong chiến tranh.
Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.
Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.
Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là "dị ứng về hạt nhân".
Ichiro Ozawa – người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với "sự bành trướng không ngừng" của Trung Quốc.
Theo nhà báo Hiusane Masaki "điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.
Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 "nguyên tắc về phi hạt nhân" bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không "chứa chấp" vũ khí hạt nhân.
Hiện Nhật Bản đang có lượng plutonium đủ để chế tạo khoảng 700 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo mang các đầu đạn này. Phần lớn các chuyên gia cho rằng Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 năm để chế tạo một quả bom.
Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản
Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là "Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh", một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.
Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và "kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường".
Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.
Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.
Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
"Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực do nếu dùng sẽ bị thua", ông Miyake nói.
Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã "ăn cắp" quần đảo này từ tay Trung Quốc.
Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là "nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản", nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng "cùng hội cùng thuyền" với ông Ishihara.
Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?
Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II – đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật.
Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Đội tàu của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản trong cuộc diễn tập hôm 14/10 ở vịnh Sagami. |
Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe – người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng – kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ tình dục trong chiến tranh.
Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.
Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.
Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là "dị ứng về hạt nhân".
Ichiro Ozawa – người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với "sự bành trướng không ngừng" của Trung Quốc.
Theo nhà báo Hiusane Masaki "điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.
Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 "nguyên tắc về phi hạt nhân" bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không "chứa chấp" vũ khí hạt nhân.
Thị trưởng Tokyo, một nhân vật cánh hữu, là người khơi mào cho cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc và là người vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom nguyên tử. |
Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản
Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là "Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh", một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.
Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và "kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường".
Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.
Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.
Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
"Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực do nếu dùng sẽ bị thua", ông Miyake nói.
Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.